Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giao trinh tai chinh tien te

.DOCX
480
356
143

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẨU Lý thuyêt Tài chính - Tiền tệ là khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về Tài chính, Tiền tệ, Ngân hàng, Thị trường tài chính,... Qua môn học Tài chính - Tiền tệ giúp sinh viên và những người quan tâm hiểu biết những nguyên lý cơ bản về: Bản chất chức năng tài chính, tiền tệ, lý thuyết về cung cầu tiền, hệ thông tài chính và vai trò của tài chính và tiền tệ trong phát triển kinh tế - xã hội, thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian, các lĩnh vực tài chính công, tài chính doanh nghiệp, tài chính các hộ gia đinh, các quan hệ tài chính quốc tế, vai trò của :húng trong phân bổ những nguồn lực tài chính, lý thuyết về rụ„ ro và quản lý rủi ro tài chính trong phân bổ các nguồn lực khan hiếm,... Đây là những vấn đề lý luận rất phong phú và phức tạp, từ trước đến nay đã được nghiên cứu trong các đề tài khoa học, các giáo trình của các trường đại học; trong lần biên soạn giáo trình TÀI CHÍNH - TIỂN TỆ lẫn này, nhóm tác giả gồm: - PGS.TS. Phạm Ngọc Dũng, đồng chủ biên và trực tiếp biên soạn chương 01; - PGS.TS. Đinh Xuân Hạng, đồng chủ biên và biên soạn các chương 01, 02, 05; - PGS.TS. Phạm Ngọc Ánh, nguyên Phó Giám đốc Học viện Tài chính, biên soạn chương 6; - Thạc sĩ Phạm Thị Hằng, biên soạn chương 03; - Tiến sĩ Lê Thu Huyền, biên soạn các chương 7, 10; - Tiến sĩ ĐỖ Đình Thu, biên soạn chương 04; - Thạc sĩ Nguyễn Thuỳ Linh, trực tiếp biên soạn chương 8 và đồng biên soạn chương 7; - Thạc sĩ Nguyễn Thu Hương, đồng biên soạn chương 7; - Thạc sĩ Nguyễn Văn Lộc, Thạc sĩ Nguyễn Thanh Giang, đồng biên soạn chương 9; - Thạc sĩ Lương Ánh Hoa, đồng biên soạn chương 01. Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã cô' gắng tiếp cận nhiều kiến thức cơ bản, hiện đại của thế giới, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các lần biên soạn giáo trình trước đây, tiếp thu những ý kiến tư vấn của các chuyên gia để xây dựng giáo trình “Tài chính - Tiền tệ” vừa mang tính hiện đại, vừa phù hợp với Việt Nam, với chất lượng cao nhất nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Học viện Tài chính. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý từ các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu khoa học để giáo trình “Tài chính - Tiền tệ” ngày càng hoàn thiện và có chất lượng cao hơn. Học viện Tài chính chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong và ngoài Học viện, gồm: GS.TS. Ngô Thế Chi; TS. Nguyễn Việt Cường; PGS.TS. Lê Quốc Lý; TS. Hà Minh Sơn; TS. Bạch Đức Hiển; PGS.TS. Trần Xuân Hải; TS. Phạm Văn Khoan (hội đồng nghiệm thu năm 2010) đã có nhiều ý kiến đóng góp trong quá trình nghiệm thu và hoàn thiện giáo trình góp phần nâng cao chất lượng khoa học của giáo trình này, Hà Nội, tháng 03 năm 20 ĩ ĩ BAN QUẢN LÝ KHOA HỌC HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
GIAO TRINH TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ HỌC VIỆN TÀI CHÍNH GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ ■ CHỦ BIÊN: PCS.TS. PHẠM NGỌC DŨNG PGS.TS. ĐINH XUÂN HẠNG HÀ NỘI -2011 Lòi mỏ đổu LỜI MỞ ĐẨU Lý thuyêt Tài chính - Tiền tệ là khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về Tài chính, Tiền tệ, Ngân hàng, Thị trường tài chính,... Qua môn học Tài chính - Tiền tệ giúp sinh viên và những người quan tâm hiểu biết những nguyên lý cơ bản về: Bản chất chức năng tài chính, tiền tệ, lý thuyết về cung cầu tiền, hệ thông tài chính và vai trò của tài chính và tiền tệ trong phát triển kinh tế - xã hội, thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian, các lĩnh vực tài chính công, tài chính doanh nghiệp, tài chính các hộ gia đinh, các quan hệ tài chính quốc tế, vai trò của :húng trong phân bổ những nguồn lực tài chính, lý thuyết về rụ„ ro và quản lý rủi ro tài chính trong phân bổ các nguồn lực khan hiếm,... Đây là những vấn đề lý luận rất phong phú và phức tạp, từ trước đến nay đã được nghiên cứu trong các đề tài khoa học, các giáo trình của các trường đại học; trong lần biên soạn giáo trình TÀI CHÍNH - TIỂN TỆ lẫn này, nhóm tác giả gồm: - PGS.TS. Phạm Ngọc Dũng, đồng chủ biên và trực tiếp biên soạn chương 01; - PGS.TS. Đinh Xuân Hạng, đồng chủ biên và biên soạn các chương 01, 02, 05; - PGS.TS. Phạm Ngọc Ánh, nguyên Phó Giám đốc Học viện Tài chính, biên soạn chương 6; - Thạc sĩ Phạm Thị Hằng, biên soạn chương 03; - Tiến sĩ Lê Thu Huyền, biên soạn các chương 7, 10; - Tiến sĩ ĐỖ Đình Thu, biên soạn chương 04; Học viện Tài chính 3 - Thạc sĩ Nguyễn Thuỳ Linh, trực tiếp biên soạn chương 8 và đồng biên soạn chương 7; - Thạc sĩ Nguyễn Thu Hương, đồng biên soạn chương 7; - Thạc sĩ Nguyễn Văn Lộc, Thạc sĩ Nguyễn Thanh Giang, đồng biên soạn chương 9; - Thạc sĩ Lương Ánh Hoa, đồng biên soạn chương 01. Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã cô' gắng tiếp cận nhiều kiến thức cơ bản, hiện đại của thế giới, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các lần biên soạn giáo trình trước đây, tiếp thu những ý kiến tư vấn của các chuyên gia để xây dựng giáo trình “Tài chính - Tiền tệ” vừa mang tính hiện đại, vừa phù hợp với Việt Nam, với chất lượng cao nhất nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Học viện Tài chính. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý từ các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu khoa học để giáo trình “Tài chính - Tiền tệ” ngày càng hoàn thiện và có chất lượng cao hơn. Học viện Tài chính chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong và ngoài Học viện, gồm: GS.TS. Ngô Thế Chi; TS. Nguyễn Việt Cường; PGS.TS. Lê Quốc Lý; TS. Hà Minh Sơn; TS. Bạch Đức Hiển; PGS.TS. Trần Xuân Hải; TS. Phạm Văn Khoan (hội đồng nghiệm thu năm 2010) đã có nhiều ý kiến đóng góp trong quá trình nghiệm thu và hoàn thiện giáo trình góp phần nâng cao chất lượng khoa học của giáo trình này, Hà Nội, tháng 03 năm 20 ĩ ĩ BAN QUẢN LÝ KHOA HỌC HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ l. NHỮNG VẤN ĐỀ CO BẢN VỀ TI EN TỆ 1.1. Sự ra đời, phát triển và các định nghĩa về tiển tệ 1.1.1. Sự ra đời của tiền tệ Kinh tế chính trị học đã khẳng định nguồn gốc của tiền tệ là từ sự hình thành và phát triển của các quan hệ trao đổi hàng hoá. Chính vì vậy việc đi tìm sự ra đòi của tiền tệ phải bắt đầu bằng phân tích quá trình hình thành và phát triển của các quan hệ trao đổi, Khi nghiên cứu về quá trình ra đời của tiền tệ, c. Mac chỉ ra rằng: “Trình bày nguồn gốc phát sinh của tiền tệ, nghĩa là phải khai triển các biểu hiện của giá trị, biểu hiện bao hàm trong quan hệ giá trị của hàng ho á, từ hình thái ban đầu giản đòn nhất và ít thấy rõ nhâ^t cho đến hình thái tiền tệ là hình thái ai nấy đều thấy” (C. Mác, Tư Bản, Quyển I, Tập I, trang 75, NXB Sự thật - Hà Nội 1963). Quá trình ra đời của tiền tệ được trải qua bôn hình thái giá trị: - Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên Hình thái này xuất hiện khi cộng đồng nguyên thuỷ bắt đầu tan rã, giữa các công xã phát sinh quan hệ trao đổi trực tiếp một hàng hoá này lấy một hàng hoá khác (rất lẻ tẻ, không thường xuyên, mang tính ngẫu nhiên). Phương thức trao đổi được thể hiện bằng phương trình: X hàng hoá A = y hàng hoá B hay 5 đấu thóc = 1 tấm vải GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Hàng hoá A trao đổi được với hàng hoá B là do hao phí lao động để tạo ra X hàng hoá A tương đương với hao phí lao động đê tạo ra y hàng hoá B. Trong phương trình trao đổi trên hàng hoá A và hàng hoá B có vị trí và tác dụng khác nhau: hàng hoá A là vật chủ động trong trao đổi và là vật tương đối nó biểu hiện giá trị ở hàng hoá B, hàng hoá B là vật bị động trong trao đổi và là vật ngang giá, làm chức năng của hình thái ngang giá. - Hình thái mở rộng Cuộc phân công lao động xã hội lần thứ nhất xuất hiện (chăn nuôi tách khỏi trồng trọt), năng suất lao động tăng lên, có sản phẩm dư thừa để trao đổi. Cộng đồng nguyên thuỷ tan rã, hình thành gia đình, chế độ tư hữu, đòi hỏi phải tiêu dùng sản phẩm của nhau. Từ hai điều kiện đó lúc này có nhiều hàng hoá tham gia trao đổi và được thể hiện dưới hình thái mở rộng. Hình thái này được mô phỏng bằng phương trình trao đổi sau: 5 đấu thóc = 1 tấm vải = 2 các cốc = 1 con cừu... Trong hình thái mở rộng có nhiều hàng hoá tham gia trao đổi, nhưng vẫn là trao đổi trực tiếp. Mỗi hàng hoá là vật ngang giá riêng biệt của một hàng hoá khác (chưa có VNG chung), nên những người trao đổi khó đạt được mục đích ngay. - Hình thái chung Cuộc phân công lao động xã hội lần thứ hai xuất hiện (thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp), năng suất lao động tăng lên, trao đổi trỏ thành hiện tượng kinh tế phổ biến. Từng vùng, khu vực hình thành chợ (thị trường) trao đổi hàng hoá, đòi hỏi tách ra một hàng hoá để trao đổi nhiều lần vối các hàng hoá khác. Hàng hoá đó phải có thuộc tính: gọn, nhẹ, dễ bảo quản, dễ chuyên chỏ và phù hợp với tập quán trao đổi của từng địa phương. Khi đạt được các tiêu chuẩn trên hàng hoá sẽ trỏ thành vật 6 Học viện Tài chính Chương 1: Tổng quan vể Tài chính và Tiền tệ ngang giá chung. Hình thái này được thể hiện bằng phương trình trao đổi sau: 5 đấu thóc = 1 tấm vải 2 cái cuốc = 1 con cừu = 1, 2 gr vàng = Trong phương trình trao đổi trên chỉ có một hàng hoá đóng vai trò vật ngang giá chung, giá trị mọi hàng hoá đều được biểu hiện ở vật ngang giá chung, và trao đổi chỉ thực hiện qua hai lần bán và mua. Tuy nhiên, vật ngang giá chung còn mang tính chất địa phương và thời giàn nhất định. Cho nên hình thái này còn cản trở đến việc mở rộng trao đổi hàng hoá giữa các địa phương, đặc biệt giữa các quốc gia với nhau. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, khi có một hàng hoá đóng vai trò vật ngang giá chung để trao đổi nhiều lần vối các hàng hoá khác, thì lúc đó tiền tệ đã xuất hiện, và vật ngang giá chung đó chính là tiền của vùng, của khu vực đó. Tuy nhiên, c. Mác lại cho rằng, hàng hoá làm tiền tệ phải có giá trị cao, là vật ngang giá chung cho cả thế giới hàng hoá. - Hình thái tiền tệ . ( Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá, sự mở rộng nhanh chóng của thị trường dân tộc và thị trường thế giối, đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất. Kim loại vàng do những thuộc tính ưu việt của ,mình đã giữ được vị trí vật ngang giá chung cho cả thế giới hàng hoá và hình thái tiền tệ ra đời. Phương trình trao đổi của hình thái tiền tệ được thể hiện: 5 đấu thóc = 0,2 gr vàng 2 cái cuốc = Học viện Tài chính 7 GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH - TIỂN TỆ 1 con cừu = 1 tấm vải = v.v... Kim loại vàng là vật ngang giá chung cho cả thế giối hàng hoá. Lúc này, thế giới hàng hoá được chia thành 2 bên: một bên là hàng hoá tiền tệ, một bên là hàng hoá thông thường. Việc biểu hiện giá trị của mọi hàng hoá được cố’ định vào vàng. Như vậy, quá trình phát triển của quan hệ trao đổi đã dẫn đến sự xuất hiện những vật ngang giá chung. Vật ngang giá chung là những hàng hoá có thể trao đổi nhiều lần vói các hàng hoá khác. Lúc đầu là những hàng hoá thông thường, như: vải, vỏ ốc, vòng đá... sau cùng được cố định vào kim loại vàng. Vàng được gọi là kim loại tiền tệ hay nói cách khác vàng chính là hình thái tiển tệ của giá trị hàng hoá. Nó là sản phẩm của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá. 1,1.2, Sự phát triển của tiền tệ Tiền tệ được phát triển qua các hình thức sau: Tiên bằng HH Tiển Tiền đúc bằng ^ Tiền Tiền chuyển thông thường vàng kim loại kém giá giấy khoản (1) Tiền bằng hàng hoá thông thường Những hàng hoá được sử dụng làm tiền thường phải đáp ứng các điều kiện sau: - Những hàng hoá đóng vai trò vật ngang giá chung để trao đổi nhiều lần với hàng hoá khác. 8 Học viện Tài chính Chương 1: Tổng quan vể Tài chính và Tiến tệ - Hàng hoá đó là quý, hiếm, gọn, nhẹ, dễ bảo quản, dễ chuyên chỏ và phù hợp với tập quán trao đổi từng địa phương. - Hàng hoá tiển tệ là: da thú, vỏ sò, vòng đá, muối, vải... (2) Tiền vàng Trong thực tiễn lưu thông hoá tệ kim loại, vàng là loại tiền tệ được sử dụng phổ biến và lâu dài nhất, các kim loại khác thường được sử dụng thay thế khi thiếu vàng, sỏ dì như vậy là do những đặc tính ưu việt của vàng so vối các loại hàng hoá khác trong khi thực hiện chức năng tiền tệ, đó là: - Vàng là loại hàng hoá được nhiều người ưa thích, vì vậy, việc dùng vàng làm tiền dễ được chấp nhận trên phạm vi rộng. - Những đặc tính lý hoá của vàng rất thuận lợi trong việc thực hiện chức năng tiền tệ. Vàng không thay đổi vể màu sắc và chất lượng dưới tác động của môi trường. Vàng có thể dễ chia nhỏ hay hợp nhất, rất tiện cho việc trao đổi hàng hoá. - Giá trị của vàng ổn định trong thời gian tương đôi dài, ít chịu ảnh hưởng của sự tăng năng suất lao động xã hội, từ đó làm cho tiền vàng luôn có được giá trị ổn định, đây là điều kiện cần thiết để vàng có thể thực hiẹn tốt các chức năng của tiền. Trong giai đoạn đầu, tiền vàng thưòng tồn tại dưối dạng nén và thỏi. Về sau để tiện cho việc trao đổi, tiền vàng được đúc thành những đồng xu với khối lượng và độ tinh khiết, hình dáng hoa văn nhất định. Theo các nhà nghiên cứu, tiền đúc đầu tiên xuất hiện ỏ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, sau thâm nhập sang Ba Tư, Hy lạp,... Có thể thấy các đồng tiền vàng của các nưóc châu Âu như: đồng Livrơ của Pháp hay đồng Pound sterling của Anh,... Thực tế cho thấy, tiền vàng đã được sử dụng rất có hiệu quả trong nền kinh tế và tuy có những đặc điểm rất thích hợp cho việc dùng làm tiền tệ, nhưng tiền vàng cũng tồn tại những nhược điểm của nó, từ đó việc sử dụng tiền vàng trỏ nên bất tiện, do đó dẫn đên tiền vàng bị Học viện Tàl chính 9 GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH - TIẾN TỆ loại bỏ khỏi lưu thông theo đúng quy luật: tiền “xấu” đuổi tiền “tốt” có các lý do là: - Quy mô và trình độ sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, khối lượng hàng hoá đưa ra trao đổi ngày càng tăng, trong khi đó khối lượng vàng sản xuất ra không đủ đáp ứng về tiền tệ. - Giá trị tương đôi của vàng so vối các hàng hoá khác tăng lên do nảng suất lao động trong ngành khai thác vàng không tăng theo kịp năng suất lao động chung của các ngành sản xuất hàng hoá khác. Điều đó dẫn đến việc giá trị của vàng trở nên quá lón, không thể đáp ứng nhu cầu làm vật ngang giá chung đối vối những hàng hoá có giá trị nhỏ và ngược lại, những giao dịch có giá trị lốn thì tiền vàng lại trỏ nên quá cồng kềnh. - Mặt khác, việc sử dụng tiền tệ hàng hoá bị các nhà kinh tế xem là sự lãng phí những nguồn tài nguyên vốn đã khan hiếm, vì vậy, việc sử dụng vàng làm tiền đã làm mất đi cơ hội sử dụng vàng cho nhiều việc khác, mặt khác, khi sử dụng tiền vàng trong lưu thông sẽ làm hao mòn các đồng tiền vàng, như vậy đã làm lãng phí một bộ phận kim loại quý hiếm của xã hội. Ngày nay, vàng được đưa vào dự trữ cho các quốc gia và cá nhân, đồng thòi nó được sử dụng trong thanh toán quốc tế cho một số’ trường hợp: xuất nhập khẩu hàng hoá tiểu ngạch, trả tiền mua hàng khi quốc gia đó không được vay nợ, số chênh lệch trong thanh toán Clearing... (3) Tiền đúc bằng kim loại kém giá - Tiền đúc bằng các thứ kim loại thường: đồng, chì, kẽm, nhôm... - Lưu thông chủ yếu trong các triều đại phong kiến, do nhà vua giữ độc quyền phát hành. ■ Ngày nay, nhiều nước vẫn dùng tiền đúc lẻ, do Ngân hàng Trung ương phát hành. Việc đưa tiển đúc kim loại kém giá vào lưu thông có ý nghĩa rất lớn đôi vối quá trình phát triển kinh tế xã hội, đó là: - Tránh được việc phải dùng vàng để làm tiền, tiết kiệm của cải xã hội. 10 Học viện Tàl chính Chưong 1: Tổng quan vế Tài chính và Tiền tệ - Có thể phát hành khối lượng lón, đáp ứng nhu cầu phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. - Các đồng tiền được đúc với các mệnh giá khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu trong trao đổi, thanh toán hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, bên cạnh đó tiền đúc kim loại kém giá cũng tồn tại những nhược điểm nhất định, như: giá trị nội tại rất nhỏ, dễ hỏng, dễ làm giả, nặng, vận chuyển và kiểm đếm phức tạp, ít được người dân ưa chuộng,... (4) Tiền giấy Tiền giấy xuất hiện đầu tiên dưới dạng các giấy chứng nhận có khả năng đổi ra bạc hoặc vàng do các ngân hàng phát hành (gold certificate, silver certificate). Đây là các cam kết cho phép người nắm giữ giấy này có thể đến ngân hàng rút ra số lượng vàng ghi trên giấy. Do có thể đổi được ra vàng và bạc nên các giấy chứng nhận này cũng được sử dụng trong thanh toán như vàng hay bạc. Sự ra đòi những giấy chứng nhận như vậy đã giúp cho việc giao dịch với những khoản tiền lớn cũng như việc vận chuyển chúng trở nên gọn nhẹ và dễ dàng hơn rất nhiều. Từ sự phát hiện này cùng với những mặt trái của hoá tệ, dần dần các giấy chứng nhận được chuẩn hoá thành các tờ tiền giấy có in mệnh giá và có khả năng đổi ra vàng một cách tự do theo hàm lượng vàng quy định cho đồng tiền đó. Ví dụ, ở Vương Quốc Anh trước đây bên cạnh những đồng tiền vàng còn lưu hành đồng Bảng Anh bằng giấy do các ngân hàng phát hành và được tự do đổi ra vàng Học viện Tài chinh 11 GIẢO TRÌNH TẢI CHÍNH - TlỂN TỆ theo tỷ lệ 1 Bảng Anh tương đương 123,274 grain (tương đương 7,32238 gram) vàng nguyên chất. Việc đổi từ tiền giấy ra vàng được thực hiện tại các ngân hàng phát hành ra nó. Loại tiền này được gọi là tiền giấy hay giấy bạc ngân hàng và việc sử dụng tiền ngân hàng lúc này hoàn toàn mang tính tự nguyện. Sau Đại chiến Thế giởi lần thứ nhất, các ngân hàng lạm dụng phát hành tiền giấy để cho vay và thanh toán, dẫn đến những hỗn loạn trong phát hành và lưu thông tiền giấy. Để siết chặt trong việc quản lý phát hành tiền giấy và ổn định giá trị đồng tiền, nhiều quốc gia đã cấm các ngân hàng thương mại phát hành giấy bạc. Từ đó, việc phát hành chỉ do một ngân hàng duy nhất thực hiện (được gọi là Ngân hàng Trung ương). Hàm lượng vàng của giấy bạc ngân hàng trong thời gian này được quy định theo luật pháp của từng nước. Ví dụ, hàm lượng vàng của đồng Đô la Mỹ công bố tháng 01 năm 1939 là 0,888671 gram vàng. Ngày nay, tiền giấy chỉ còn là các giấy nợ (IOU) của NHTW đối với người sỏ hữu chúng. Nhưng không như hầu hết các giấy nợ khác, giấy nỢ NHTW là lời hứa trả cho người nắm giữ chỉ bằng các tờ tiền giấy khác, tức là NHTW thanh toán các “giấy nợ” này bằng các “giấy nợ” khác. Khi phát hành tiền giấy thì tiền giấy trỏ thành tài sản của người sở hữu chúng, nhưng đối với NHTW chúng lại là một khoản nợ về giá trị của lượng tiền đã phát hành. Chính vì vậy, khi phát hành ra một lượng tiền bao giờ lượng tiền này cũng được ghi vào mục Tài sản nỢ trong bảng tổng kết tài sản của NHTW. Nghiên cứu quá trình xuất hiện tiền giấy cho thấy, tiền giấy ra đời vói tư cách là dấu hiệu của tiền vàng, được phát hành ra để thay thế cho tiền kim loại trong việc thực hiện chức năng tiền tệ nhằm khắc phục những nhược điểm của tiền kim loại. Chính vì vậy mà tiền giấy vẫn được sử dụng với giá tri như giá trị tiền kim loại mà nó đại diện, mặc dù giá trị thực của nó thấp hơn nhiều. Tiền giấy ngày nay không còn khả năng đổi ngược trở lại ra vàng như trước nữa. Việc xã hội chấp nhận sử dụng tiền giấy mặc dù giá trị của nó thấp hơn nhiều so 12 Học viện Tàl Chĩnh Chương 1: Tổng quan vể Tài chính và Tiền tệ với giá trị mà nó đại diện, vì tiền giấy được pháp luật của các nước quy định (vì vậy tiền giấy còn được gọi là tiền pháp định) là phương tiện trao đổi, vì mọi người tin tưởng vào cơ quan phát hành, và vì người ta thấy sử dụng tiền giấy là tiện dụng. Tiền giấy có những ưu điểm sau đây: - Tiền giấy rất gọn nhẹ, dễ vận chuyển, cất trữ. - Tiền giấy được in đủ các loại mệnh giá, tiện lợi cho mọi loại giao dịch từ lớn đến nhỏ, đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội. - Đốỉ với chính phủ, việc in tiền giấy mang lại những lợi ích rất lốn, do chi phí in tiền giấy nhỏ hơn nhiều so vối những giá trị mà nó đại diện, khoản chênh lệch đó mang ỉại những nguồn thu rất lón cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, tiền giấy cũng có những nhược điểm: - Tiền giấy thường không bền. - Có thể bị làm giả. - Chi phí lưu thông vẫn còn lốn, phiền phức trong kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản vối khôi lượng lớn. - Dễ rơi vào tình trạng bất ổn. (5) Tiền chuyển khoản - Hình thức tiền tệ này được sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách kế toán của ngân hàng và khách hàng (còn gọi là bút tệ hay tiền ghi sọ). - Tiền chuyển khoản xuất hiện lần đầu tiên tại nước Anh vào giữa TK 19. Lúc này do để tránh những quy định chặt chẽ trong việc phát hành giấy bạc ngân hàng. Nhà nưốc quy định: để phát hành 1 GBP giấy, phải có 1 GBP vàng dự trữ tại Ngân hàng trung ương. Trong khi đó, dự trữ vàng của các ngân hàng có hạn, do đó dẫn đến tình trạng trong lưu thông thiếu tiền. Từ đó, các ngân hàng Anh đã phát minh ra hệ Học viện Tài chính 13 GIẢO TRÌNH TÀI CHÍNH ■ TlỂN TỆ thống thanh toán trong sổ sách ngân hàng, tiền chuyển khoản đã xuất hiện. - Do tiền chuyển khoản thực chất chỉ là những con số ghi trên tài khoản tại ngân hàng, cho nên có thể nói tiền chuyển khoản là đồng tiền phi vật chất và nó cũng là loại tiền mang dấu hiệu giá trị như tiền giấy. Để sử dụng tiền chuyển khoản, những người chủ sở hữu phải sử dụng các lệnh thanh toán để ra lệnh cho ngân hàng nơi mình mỏ tài khoản thanh toán hộ mình và phải thông qua các công cụ thanh toán sau đây: .. , . , Giấy tờ thanh toán v Thẻ thanh toán . IBTT X ** / k- -1' - Tn X (Séc, UNC, NPTT...) (ghi nạ, ký quỹ, TD...) Thanh toán tức thời _ ■" y _ _ ' (qua hê thống máy ^ - Ngày nay, tiền chuyển khoản chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 80%) trong tổng phương tiện thanh toán. 1,1,3. Các định nghĩa về tiền tệ Từ lúc xuất hiện đến khi phát triển thành một thực thể hoàn chỉnh, bản chất của tiền tệ đã được hiểu không đồng nhất. Tuỳ theo cách tiêp cận ỏ những góc độ khác nhau về công dụng của tiền tệ mà các nhà kinh tế học từ cổ điển đến hiện đại đã đưa ra những định nghĩa về tiền theo quan niệm riêng của mình. Căn cứ vào quá trình phát triển biện chứng của các quan hệ trao đổi, các hình thái giá trị và tư duy logic về bản chất của tiền tệ, giáo trình này đưa ra các định nghĩa về tiền sau đây: Định nghĩa 1, theo quan điểm của c. Mác: Tiên tệ ỉà một hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung đề đo giá trị của các hàng hoá khác và là phương tiện thực hiện quan hệ trao đổi. 14 Học viện Tài chính Chưong 1: Tổng quan về Tài chính và Tiền tệ Sự xuất hiện của tiền tệ trong nền kinh tế hàng hoá đã chứng minh rằng tiền tệ là một phạm trù kinh tế - lịch sử, là sản phẩm của nền kinh tế hàng ho á. Tiền tệ xuất hiện, tồn tại và phát triển cùng vối sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Điều đó có nghĩa là ỏ đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá, thì ở đó chắc chắn phải có tiền. Quá trình này đã chứng minh rằng cùng vối sự chuyển hoá chung của sản phẩm thành hàng hoá, thì hàng hoá cũng chuyển hoá thành tiền” (C.Mác, Tư Bản, Quyển I, Tập I, trang 127, NXB Sự thật Hà nội 1963). Tiển tệ - kim loại vàng là sản phẩm của lao động con ngưòi có đầy đủ hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Nhưng là hàng hoá đặc biệt, bởi lẽ tiền có giá trị sử dụng đặc biệt, dùng nó ngưòi ta có thể trao đổi với bất cứ hàng hoá nào. Vấn đề này c. Mác đã chỉ ra: “Giá trị sử dụng của hàng hoá bắt đầu từ lúc rút ra khỏi lưu thông còn giá trị sử dụng của tiền tệ với tư cách là phương tiện lưu thông lại chính là sự lưu thông của nó” (C.Mác: “Góp phần phê phán chính trị kinh tế học” NXB Sự thật, Hà Nội 1964). Định nghĩa 2, theo quan điểm các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền là bất cứ môt phương tiện nào được xã hôi chấp nhận làm phương tiên trao đổi vôi moi hàng hoáy dịch vụ và các khoản thanh toán khác trong nền kinh tể. Do nền kinh tế hàng hoá là một thực thể đầy biến động. Nó tồn tại và phát triển bị chi phối bởi nhiều quy luật khách quan. Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến giai đoạn cao, nền kinh tế thị trường được hình thành theo đúng nghĩa của nó thì quá trình phi vật chất của tiền tệ cũng đồng thời diễn ra một cách tương ứng. Nghĩa là vai trò của tiền vàng theo xu hướng giảm dần và tăng cường sử dụng các loại dấu hiệu trong lưu thông. Cho nên, định nghĩa trên là phù hợp vối lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế thị trường phát triển. 1.2. Các chức năng của tiển tệ 1.2.1. Chức năng đơn vị định giá Học viện Tài chính 15 GIẢO TRÌNH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Đơn vị định giá là chức năng đầu tiên và là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ. Thực hiện chức năng này, giá trị của tiền tệ được sử dụng làm thước đo để so sánh vối giá trị của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ. Khái niệm: Tiền được dùng để đo giá trị trong nền kinh tế. Chức nàng đơn vị định giá được thể hiện: Giá trị hàng hoá. Đơn vi đinh giá Giá trị dịch vụ ---------------——► Giá cả (Giá tri của tiền) Giá trị sức lao động Khi thực hiện chức năng Đơn vị định giá, tiền đã chuyển giá trị thành giá cả. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Để thực hiện chức năng đơn vị định giá đòi hỏi tiền phải có đủ những điều kiện sau: - Tiền phải có giá trị danh nghĩa pháp định. - Tiền phải quy định bằng đơn vị (tiền đơn vị) Tiền đơn vị là chuẩn mực của thưốc đo, được biểu hiện bằng 01 đơn vị. Ví dụ: 1USD (Mỹ), 1AUD (Oxtraylia), 1VND (Việt Nam)... - Khi thực hiện chức năng đơn vị định giá chỉ cần tiền tưởng tượng, không phải là tiền thực. Khi thực hiện chức năng đơn vị định giá, tiền tệ có những ý nghĩa quan trọng sau: - Dùng chức năng này xác định được giá cả hàng hoá để thực hiện trao đổi. - Giảm được số giá cần phải xem xét, do đó giảm được chi phí và thời gian trao đổi. - Dùng tiền tệ để xác định các chỉ tiêu giá trị trong công tác quản lý nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp, đơn vị và thu chi bằng tiền của cá nhân. 1,2.2. Chức năng phương tiện trao đổi 16 Học vỉện Tài chính Chương 1: Tổng quan vể Tài chính và Tiền tệ Phương tiện trao đổi là chức năng thứ hai của tiền tệ, nhưng lại là chức nãng rất quan trọng, vì nó đã chuyển tiền từ “ý niệm” thành hiện thực. Khái niệm: Tiền tệ làm môi giới trung gian trong quá trình trao đổi hàng hoá (có nghĩa là tiền được dùng để chi trả, thanh toán lấy hàng hoá). Trao đổi có thể xảy ra 2 trường hợp: • Lấy tiền ngày: H - T - H • Bán chịu hàng hoá, thanh toán tiền sau: H->... ….<-T Khi thực hiện chức năng phương tiện trao đổi, tiền có những đặc điểm sau: - Có thể sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán không dùng tiền mặt (tiền chuyển khoản). - Có thể sử dụng tiến vàng hoặc tiền dấu hiệu. - Chuẩn mực của tiền: Nó phải được tạo ra hàng loạt. Phải được chấp nhận một cách rộng rãi. Có thể chia nhỏ được để đổi chác. Dễ chuyên chở. Không bị hư hỏng. Học viện Tàl chính 17 GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH - TIEN TỆ Khôi lượng tiền trong lưu thông là chỉ tât cả các phương tiện được chấp nhận làm trung gian traỏ đổi với mọi hàng hoá, dịch vụ và các khoản thanh toán khác tại một thị ■trường và trong một thời gian nhất định. Khối lượng tiền trong lưu thông được ký hiệu là Ms. Các bộ phận của khối lượng tiền trong lưu thông bao gồm: - MI: Được gọi là khối tiền tệ giao dịch, gồm những phương tiện có “tính lỏng” cao nhất, bao gồm: + Tiền mặt (tiền vàng, GBNH, tiền đúc lẻ) + Tiền gửi không kỳ hạn. - M2: Được gọi là khối tiền tệ giao dịch mồ rộng, bao gồm: + M1 + Tiền gửi có kỳ hạn. - M3: Khối tiền tệ tài sản, có tính lỏng thấp nhất, bao gồm: + M2 + Tiền trên các chứng từ có giá (Thương phiếu, tín phiếu,...) ■ Ms: Khối lượng tiền trong lưu thông, bao gồm: + M3. + Các phương tiện thanh toán khác (giấy chấp nhận ngân hàng,...) So sánh giữa Ms và Mn có thể xảy ra một trong ba trường hợp: ,, Ms Tỷ sô (1):——— = 1-> Tiền và hàng cân đối Mn Tỷ số (2):—< 1 -> Hiên tương thiểu phát Mn ,^ Ms Tỷ số (3):——” > 1-> Hiên tương lam phát Mn Các tỷ số trên được kiểm chứng thông qua “tín hiệu thị trường” như chỉ số’ giá hàng tiêu dùng, tỷ giá hối đoái, giá vàng... để nhà nưóc điều chỉnh Ms xích lại gần Mn. 20 Học viện Tài chính Chương 1: Tổng quan về Tài chính và Tiền tệ 1.4. Cung và cầu tiển tệ 1,4.1. Cầu tiền tệ Khái niệm: Tổng nhu cầu tiền tệ được xác định bởi nhu cầu tiền tệ của các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế. Đây là số lượng tiền được giữ lại cho mục đích nào đó. Cầu tiền tệ là sốỉượng tiền mà các pháp nhân và thế nhân cần để thoả mãn nhu cầu chi dùng. Nó được xác định bằng khôi lượng tiền cần thiết cho lưu thông (Mn). - Các loại cầu tiền tệ: • Nhu cầu tiền cho giao dịch Hoạt động giao dịch của các pháp nhân và thể nhân (gọi chung là tác nhân) diễn rá thường xuyên, Mọi giao dịch đều cần phải sử dụng tiền, như: trả công lao động (trả lương), mua nguyên vật liệu, thanh toán nợ, mua vật phẩm tiêu dùng... Các khoản chi này hợp thành Tổng cầu tiền cho giao dịch. • Nhu cầu tiền cho tích luỹ Ngoài các khoản chi thường xuyên cho giao dịch, các tác nhân còn phải tích luỹ một khoản tiền nhất định cho các nhu cầu đã dự định trưốc, như: mua sắm tài sản, đầu tư, cho kỳ du lịch sắp đến... Giá trị của các khoản này chưa đến "độ sử dụng", chúng ở trong quỹ của các tác nhân dưới dạng tiền nhàn rỗi. Khi lãi suất tiền gửi thấp, thì số tiền danh cho nhu cầu tích luỹ với các mục đích trên sẽ cao. Nhu cầu tích luỹ phụ thuộc vào mức thu nhập và mục đích của các tác nhân. Thời gian sử dụng tiền càng cấp bách thì đòi hỏi tác nhân tích luỹ càng nhanh. Giá trị khoản chi càng lốn thì phải tích luỹ càng nhiều. Học viện TỒI chính 21 GIẮO TRÌNH TÀI CHÍNH - TIEN TỆ Mức cung tiền (1) Hệ số mở rộng Tiền gửi (m) 1 1 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 10% =10 = 1 00 x1 0 = 1000 - Các tác nhân tham gia quá trình cung ứng tiền cho lưu thông: + Ngân hàng Trung ương. + Các Ngân hàng Thương mại và Tổ chức tín dụng. + Khách hàng gửi tiền. + Khách hàng vay tiền. Mỗi tác nhân có một vai trò, vị trí khác nhau trong quá trình cung ứng tiền tệ, trong đó ngân hàng Trung ương có vai trò quan trọng nhất. Bởi lẽ, ngân hàng Trung ương là cơ quan độc quyển phát hành tiền mặt, tham gia cung ứng tiền chuyển khoản và quản lý chặt chẽ lượng tiền chuyển khoản được tạo ra. 1.5. Các chế độ lưu thông tiển tệ 2.5.2. Chê đô lưu thông tiền tê - Định nghĩa: Chế độ lưu thông tiền tệ là phương thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia hay tổ chức quốc tế trong phạm vi không gian và thời gian nhất định. Trong đó, các yếu tổ hợp thành của chế độ lưu thông tiền tệ được kết hợp thống nhất hằng các đạo luật và văn bản quy định. - Các yếu tô' cơ bản của chế độ lưu thông tiền tệ * Bản vị tiền tệ: Đây là yếu tố cơ sở của chế độ tiền tệ, nó là căn cứ để xác định giá trị đồng tiền luật định. 24 Học viện Tài Chĩnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan