Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Tài chính doanh nghiệp Tổng quan về ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long và công...

Tài liệu Tổng quan về ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh thăng long và công tác thẩm định các dự án đầu tư p1

.PDF
50
173
98

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I . TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ I. TỔNG QUAN VỀ NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM , CHI NHÁNH THĂNG LONG 1. Khái quát chung về lịch sử hình thành , phát triển 1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long gọi tắt là Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thăng Long tiền thân là chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Cầu Giấy được thành lập ngày 03/03/2003 là chi nhánh cấp II thuộc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam . Đến 18/12/2006 được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.Đến 01/08/2007 chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thăng Long đổi tên thành Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long theo quyết định số 567/QĐ NHNT TCCB ĐT ban hành ngày 11/07/2007 và có hiệu lực kể từ ngày 01/08/2007. Từ đó đến nay Ngân hàng hoạt động với tên giao dịch chính thức tiếng Việt là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long - Tên giao dịch tiếng Anh là : Joint stock commercial bank for foreign Trade of Vietnam – Thăng Long Branch. - Trụ sợ chính : số 98 đường Hoàng Quốc Việt Cầu Giấy Hà Nội 1.2.Sơ đồ bộ máy tổ chức Mô hình tổ chức hiện tại của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long là mô hình hiện đại , việc phân chia các phòng ban chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm . Có thể khái quát mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long theo sơ đồ sau : Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 1.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi nhánh Thăng Long Giám đốc Phó giám đốc P . Hành chính nhân sự P.Kế toán và thánh toán dịch vụ PGD. Kim Liên – Ô chợ Dừa P.Ngân quỹ P.Khách hàng PGD. Lê Văn Lương PGD. Phố Vọng Tổ kiểm tra nội bộ Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long gồm 4 phòng nghiệp vụ, một tổ kiểm tra và bốn phòng giao dịch trực thuộc : Các phòng nghiệp vụ gồm tại trụ sở chính chi nhánh gồm: - Phòng hành chính nhân sự - Phòng kế toán và thanh toán dịch vụ - Phòng quan hệ khách hàng - Phòng ngân quỹ - Tổ kiểm tra nội bộ Các phòng giao dịch trực thuộc : - Phòng giao dịch Kim Liên – Ô Chợ Dừa Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp - Phòng giao dịch Lê Văn Lương - Phòng giao dịch Phố Vọng - Phòng giao dịch Lạc Long Quân Khi mới thành lập đội ngũ cán bộ công nhân viên của Chi nhánh gồm 14 người đến nay toàn bộ chi nhánh có trên 100 người.Cán bộ công nhân viên của chi nhánh 95% có trình độ học vấn Đại học trở lên, còn lại là cao đẳng và trung cấp . 1.3.Các phòng ban chức năng Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long luôn cố gắng duy trì sự phối hợp chặt chẽ trong tác nghiệp giữa các phòng ban, bộ phận tạo nên tính đồng bộ của toàn bộ hệ thống. 1.3.1.Phòng hành chính nhân sự * Chức năng : Phòng hành chính nhân sự là phòng chuyên môn thuộc Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Thăng Long có chức năng tham mưu và giúp giám đốc chi nhánh trong công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, công tác quản lý hành chính tại chi nhánh theo luật lao động, theo các quy định hiện hành của NHNN và NHNTVN * Nhiệm vụ : Tham mưu cho Ban Giám đốc chi nhánh về công tác cán bộ, công tác tổ chức, quản lý nhân sự và xây dựng kế hoạch tiền lương, xây dựng kế hoạch tiền lương, xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo của chi nhánh . Thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương , về phụ cấp , trợ cấp và các chế độ đãi ngộ khác với cán bộ Chi nhánh. Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác quản lý hành chính , xây dựng cơ bản, sửa chữa và xây dựng nhỏ của chi nhánh … Xây dựng kế hoạch và lập đề án phát triển mạng lưới các phòng giao dịch, điểm giao dịch. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ và các báo cáo đột xuất khác . Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp 1.3.2.Phòng kế toán và thanh toán dịch vụ * Chức năng : Tham mưu giúp Ban Giám Đốc chi nhánh trong việc triển khai thực hiện chế độ kế toán , chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán tại chi nhánh . Phục vụ khách hàng là tổ chức và cá nhân có quan hệ giao dịch với chi nhánh . Phát hành và thanh toán các loại thẻ Quốc Tế, thẻ Vietcombank Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Quản lý hồ sơ tín dụng, thực hiện việc thu nợ gốc, lãi các hợp đồng vay vốn của khách hàng. Thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu và dịch vụ đối ngoại liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu của đơn vị trong nước với nước ngoài qua chi nhánh. Cân đối nguồn ngoại tệ, đề xuất các lãi xuất đầu vào đầu ra của chi nhánh . Lập và duyệt các báo cáo thồng kê gửi NHNN, NHNTVN . * Nhiệm vụ : Tổng hợp số liệu kế toán, lập các bảng cân đối kế toán định kỳ, bảng tôngr kết tài sản và kết quả kinh doanh hàng tháng, quý, năm của chi nhánh . Theo dõi quản lý chi tiêu tài chính tại chi nhánh . Hạch toán và quản lý tiền lương, thưởng và quản lý các quỹ của chi nhánh . Hạch toán và theo dõi tình hình dự trữ bắt buộc, phí bảo hiểm tiền gửi . Tổ chức thanh toán liên hàng nội bộ NHNT, thanh toán liên ngân hàng qua NHNN. In, chấm, đối chiếu, quản lý sổ phụ nội bảng và ngoại bảng, các tài khoản nội bộ của chi nhánh, tài khoản tiền gửi, tài khoản tiền vay của khách hàng. Đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ hàng tháng, quý, năm . Hạch toán tiền gửi cho khách hàng, thu nợ gốc, lãi tiền vay của khách hàng. Thẩm định khách hàng, xác định hạn mức tín dụng, hoàn tất hồ sơ và thủ tục với phòng thẻ Vietcombank TW để phát hành thẻ cho khách hàng . Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Theo dõi hoạt động các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ đề phòng, ngăn ngừa thẻ giả mạo hoặc giao dịch giả mạo.Tiếp cận khách hàng, quảng bá tính ưu việt của sản phẩm thẻ VCB, đẩy mạnh việc phát hành thẻ. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ của khách hàng bao gồm nghiệp vụ thư tín dụng, chuyển tiền, nhờ thu . Thực hiện nghiệp vụ phát hành thông báo thư bảo lãnh, mở L/C trả chậm đối với nước ngoài, các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước đối với trường hợp ký quỹ 100%. Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan. Thực hiện các nghiệp vụ lấy, duyệt, cập nhật thông báo, công bố, lưu hồ sơ tỷ giá hàng ngày . 1.3.3. Phòng khách hàng Phòng trước kia có tên là phòng quan hệ khách hàng nhưng theo quyết định số 958?QĐ.NHNT.TCCB-DDT của Hội Đồng Quản Trị Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ban hành ngày 15/8/2008 đã đổi tên thành phòng Khách hàng. * Chức năng Lá đầu mối duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng Phân tích rủi ro và thẩm định giới hạn tín dụng,cấp tín dụng đối với khách hàng * Nhiệm vụ Xây dựng kế hoạch kinh doanh: thường xuyên thu thập và đánh giá thông tin từ thị trường để xác định thị trường kinh doanh mục tiêu ( theo ngành theo lĩnh vực, khu vực địa lý, nhóm khách hàng, nhóm sản phẩm ) và các biện pháp thực hiện. Lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển khách hàng định kỳ hàng năm . Xây dựng triển khai Chính sách khách hàng ; Đầu mối xây dựng chính sách khách hàng hàng năm đối với từng khách hàng / nhóm khách hàng, bao gồm việc xác định các loại sản phẩm dịch vụ, giá trị từng loại sản phẩm dịch vụ dự kiến cung ứng đến khách hàng, đề xuất các chính sách ưu đãi cần áp dụng, các biện pháp cần thực hiện.Tổ chức việc đánh giá thực hiện chính sách khách hàng định kỳ nhằm kịp Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp thời đề xuất điều chỉnh chính sách hoặc điều chỉnh biện pháp triển khai có hiệu quả hơn. Thiết kế các các sản phẩm phù hợp với khách hàng và triển khai các biện pháp Marketing tới khách hàng. Là đầu mối xử lý các yêu cầu liên quan đến khách hàng trên tất cả các lĩnh vực: Duy trì liên lạc thường xuyên với khách hàng, nắm bắt thông tin mới phát sinh, đầu mối giải quết các vướng mắc, các yêu cầu của khách hàng. Cung cấp kịp thời các thông tin có liện quan đến khách hàng theo yêu cầu của các phòng ban khác. Đàm phán ký kết các Hợp đồng cung ứng dịch vụ đến Khách hàng . Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, thẩm định tín dụng, thực hiện và quản lý các khoản tín dụng theo quy trình, quy định hiện hành .Tiếp nhận hồ sơ tín dụng của khách hàng, tiếp nhận và xử lý, theo dõi việc xử lý các nhu cầu rút vốn vay theo Hợp đồng tín dụng, nhu cầu sử dụng nghiệp vụ tài trợ thương mại, thấu chi, bao thanh toán và các nhu cầu tín dụng khác của khách hàng. Đề xuất cung ứng các loại sản phẩm dịch vụ tín dụng tín dụng áp dụng đối với từng loại khách hàng. Cho điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Thẩm định rủi ro tín dụng ( Giới hạn tín dụng, cấp tín dụng ) và đánh giá các loại rủi ro trong giao dịch tín dụng với khách hàng, bao gồm tính pháp lý, năng lực tài chính của khách hàng , tính khả thi và hiệu quả của từng khoản cấp tín dụng, thẩm định và định giá TSCĐ ( nếu có ) …Thực hiện ký kết các loại hợp đồng cam kết đối với khách hàng trong phạm vi quy định. Là đầu mối chuẩn bị tài liệu và thu xếp thực hiện quy trình phê duyệt tín dụng theo quy định. Kiểm tra các điều kiện rút vốn và chỉ thị các phòng tác nghiệp có liên quan thực hiện giải ngân cho khách hàng ( trừ trường hợp cấp phê duyệt có quy định khác).Thực hiện quản lý tín dụng / khách hàng trong quá trình cấp tín dụng bao gồm kiểm tra vốn vay, tài sản đảm bảo, đôn đốc khách hàng trả nợ, phối hợp với các phòng ban liên quan thu hồi nợ vay đầy đủ và đúng hạn.Thực hiện quản lý và xử lí các khoản tín dụng có vấn đề. Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng và quản lý danh mục khách hàng.Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Đảm bảo dư nợ theo từng nhóm khách hàng, theo tổng mức giới hạn đã được phê duyệt. Kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro, nhóm khách hàng, ngành hàng, lĩnh vực đầu tư có vấn đề, đề xuất điều chỉnh tổng giới hạn tín dụng đối với các khoản mục nếu cần thiết. Cung cấp thông tin về khách hàng cho Phòng / Bộ phận QLN để thực hiện báo cáo và tờ trình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng . Giao đầy đủ, cập nhật hồ sơ tín dụng theo quy định tại quy trình tín dụng cho Phòng/ bộ phận QLN để lưu giữ và cập nhật thông tin trên hệ thống. Chịu trách nhiệm chính về chất lượng tín dụng và chỉ tiêu lợi nhuận được giao đối với khách hàng . Tại chi nhánh không có Phòng Đầu tư dự án, phòng khách hàng đảm nhận cả chức năng và nhiệm vụ của phòng Đầu tư dự án Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc / Giám đốc giao. 1.3.4. Phòng ngân quỹ * Chức năng Phòng ngân quỹ có chức năng triển khai thực hiện công tác quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, giấy tờ coi như có giá, ấn chỉ quan trọng tại chi nhánh, thu chi tiền mặt VNĐ về ngoại tệ và đảm bảo đúng quy định, quy trình nghiệp vụ, chế độ quản lý kho quỹ của nhà nước, của NHNN và NHNTVN. * Nhiệm vụ Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tiền mặt đảm bảo sẵn sàng các loại tiền mặt để thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng phục vụ khách hàng và nội bộ Ngân hàng . Là đầu mối tiếp nhận và lưu giữ các loại tài liệu về kho quỹ, thông tin về tiền thật, tiền giả, tiền mất cắp…Có trách nhiệm xử lý thông tin, lưu giữ cung cấp thông tin nhận được hoặc phát hiện được cho tất cả các phòng ban có liên quan biết để phối hợp thực hiện, phòng ngừa rủi ro nhưng phải đảm bảo đúng chế độ quy định . Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Thực hiện thu chi tiền mặt ngoại tệ, séc là các ngoại tệ tự do chuyển đổi mà NHNTVN quy định mua từng thời kỳ, giám định tiền giả, tiền thật . Thực hiện nghiêm túc và đúng quy định về việc thu nộp tiền giả VNĐ và ngoại tệ. Trực tiếp quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp cầm cố chứng từ có giá, ấn chỉ quan trọng chưa sử dụng. Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động ngân quỹ. Đảm bảo mức tồn quỹ tiền mặt ĐVN, ngoại tệ phục vụ hoạt động của chi nhánh có hiệu quả. Xử lý tiền mặt đã hết hạn lưu hành hoặc không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo chế độ quy định. 1.3.5.Tổ kiểm tra nội bộ * Chức năng Tổ kiểm tra nội bộ có chức năng tham mưu và giúp cho Ban Giám Đốc trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện các văn bản pháp luật của nhà nước, quy chế, quy định của NHNN và NHNTVN nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tín dụng của chi nhánh, bảo vệ lợi ích của nhà nước của Ngân hàng và khách hàng tại chi nhánh. * Nhiệm vụ Lập kế hoạch định ký hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm soát nội bộ trình Giám đốc chi nhánh duyệt và tiến hánh kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định của NHNNVN và các quy chế, quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 2.Tình hình hoạt động của Chi nhánh 2.1.Hoạt động huy động vốn Bản chất của Ngân hàng là cho vay để đi vay, là kinh doanh tiền tệ, lợi nhuận của ngân hàng chính là phần chênh lệch giữa lãi suất tiền cho vay và lãi suất tiền gửi. Cho vay là hoạt động sinh lời cao, vì thế ngân hàng thường sử dụng những chính sách nhằm huy động vốn ở mức cao. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Thăng Long chủ yếu thông qua các hình thức : tiền gửi, tiền vay và phát hành các giấy tờ có giá trong đó chủ yếu là huy động vốn thông qua huy động tiền gửi từ các cá nhân và tổ chức kinh tế, lượng vốn huy động được thông qua hoạt động này chiếm trên 90% tổng số vốn huy động. Năm 2007 chi nhành NHNT Thăng Long được nâng cấp thành chi nhánh trực thuộc NHNT Việt Nam. Với những nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên Chi Nhánh, hoạt động kinh doanh trong năm 2007 đã đạt những kết quả khả quan, tăng cao so với năm 2006. Năm 2008, thị trường tài chính thế giới có nhiều biến động. với diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với sự sụp đổ của nhiều cường quốc kinh tế lượng vốn huy động được của Chi nhánh tính đến ngày 31/12/2008 tổng nguồn vốn huy động được đạt 2050 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã tạo dựng được lòng tin của khách hàng. Trước các biến động về tỷ giá, ngân hàng đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường, tích cực cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay – huy động và cải thiện cán cân thanh toán dựa trên hệ thống thông số an toàn và phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới ( chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bảo an…). Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh từ năm 2006 đến năm 2008 Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 1.2 : Nguồn vốn huy động của Chi nhánh giai đoạn 2006 – 2008 Đơn vị tính : tỷ đồng , triệu USD Năm 2006 2007 2008 887,7 1135,26 1855,66 - Của các TCTD 200 258 405 - Tiền gửi của khách hàng 280 356,23 649,23 400,7 512,03 813,43 7 9 12 80,136 54,81 79,13 25 15 20 - Vay các TCTD 55,136 39,81 59,13 3.Phát hành giấy tờ có giá( tỷ đồng ) 32,164 69,93 115,21 4.Tổng ( tỷ đồng ) Trong đó : 1000 1260 2050 - Ngoại tệ ( Triệu USD ) 30 39 54 - VNĐ ( tỷ đồng ) 520 640 1230 Chỉ tiêu 1.Tiền gửi ( tỷ đồng ) - Tiền gửi tiết kiệm - Tiền kỹ quỹ 2.Tiền vay ( tỷ đồng ) - Vay NHNN Nguồn : Báo cáo tài chính , NHNT Chi nhánh Thăng Long Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng vốn mà Chi nhánh đã huy động liên tục tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2008 lượng tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tiền gửi của khách hàng, tiền gửi tiết kiệm, tiền ký quỹ tăng 63,47% so với năm 2007 và tăng 109,04% so với năm 2006. Lượng tiền vay từ ngân hàng nhà nước và vay của các tổ chức tín dụng năm 2008 giảm so vơi năm 2006 nhưng so với năm 2007 lại tăng chứng tỏ năm 2008 bất chấp cuộc đổ bộ của khủng hoảng tài chính toàn cầu , hoạt động của ngân hàng vẫn phát triển. Lượng vốn huy động được tăng chứng tỏ các công cụ huy động vốn mà ngân hàng sử dụng: tăng lãi suất tiền gửi, các chương trình khuyễn mãi, các chương trình mở thưởng đã đem lại hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng Các chỉ tiêu trong cơ cấu huy động gia tăng đồng bộ đảm bảo cung cấp đủ vốn cho nhu cấu kinh doanh của chi nhánh . Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp 2.1.Hoạt động cho vay Thực hiện chủ trương của Ban lãnh đạo NHNT Việt Nam: tập trung phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời tập chung phát triển các doanh nghiệp đã có thương hiệu và vị thế trên thị trường. Bên cạnh đó mảng tín dụng thể nhân cũng được quan tâm phát triển đáp ứng nhu cầu cho vay tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình . Cho vay là hoạt động đặc biệt quan trọng của Ngân hàng, lợi nhuận thu được từ chênh lệch giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay vì thế phải xác định đúng hiệu quả của các dự án vay vốn và lựa chọn được các dự án hiệu quả . Giai đoạn 2006 – 2008 dư nợ tín dụng có sự tăng trưởng mạnh. Năm 2008 là năm khó khăn của nền kinh tế toàn cầu khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xuất hiện, tuy vậy dư nợ tín dụng của Chi nhánh vẫn tăng cao, điều đó chứng tỏ ngân hàng đã tạo dựng được uy tín của mình với khách hàng và đồng thời cũng chứng tỏ các biện pháp, các công cụ cũng như chính sách tín dụng mà ngân hàng đặt ra đem lại kêt quả tốt. Việc sử dụng lãi suất linh hoạt theo từng thời kỳ đã đóng vai trò không nhỏ trong thành công này .số vốn sử dụng là 2700 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư tín dụng là 1755 tỷ quy VNĐ chiếm 65%, tiền gửi tại NHTW là 945 tỷ quy VNĐ chiếm 35% tổng số vốn sử dụng. Kết quả năm 2008, hoạt động tín dụng của Chi nhánh Thăng Long có sự tăng trưởng mạnh mẽ, dư nợ cho vay đạt 1755 tỷ quy VNĐ tăng 60% so với năm 2007 và vượt 40% kế hoạch TW giao. Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 1.3 : Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2006 – 2008 Đơn vị tính : tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 1.Tổng vốn sử dụng : 1023,85 1980 2700 - Vốn đầu tư tín dụng 514,69 1305 1755 - Tiền gửi tại NHTW 509,16 675 945 2.Dư nợ cho vay : 550,46 1200 1755 - Cho vay ngắn hạn 429,53 640 930 - Cho vay trung dài hạn 120.93 560 825 Chỉ tiêu Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 , NHNT Chi nhánh Thăng Long . 2.3.Hoạt động kinh doanh dịch vụ Năm 2008, cùng với việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại với mức phí dịch vụ hợp lý, Chi nhánh Thăng Long đã thu hút được lượng lớn khách hàng mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng. Năm 2008, số lượng tài khoản thanh toán 30.000 tài khoản tăng 78,2% so với năm 2007, trong đó tài khoản của tổ chức kinh tế đạt 1200 tài khoản tăng 72% , tài khoản cá nhân đạt 28.800 tài khoản tăng 78,5% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ ngày càng có nhiều khách hàng tin tưởng mở tài khoản tại ngân hàng và dùng ngân hàng làm trung gian cho việc thanh toán.Doanh thu thu được từ công tác kinh doanh dịch vụ đóng góp đáng kể vào doanh thu chung của ngân hàng . Chi nhánh đã phát hành được 17.000 thẻ ghi nợ trong nước bao gồm thẻ ATM vá SG24, tăng 90% so với năm 2007, đạt 133% chỉ tiêu TW giao cho Chi nhánh . Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế đạt 2.200 thẻ, tăng 185% so với năm 2007, đạt 190% chỉ tiêu TW giao cho Chi nhánh . 2.4.Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu ,kinh doanh mua bán ngoại tệ Năm 2008, doanh số xuất nhập khẩu tại Chi nhánh đạt 140 triệu USD, đạt 140 % so với năm 2007, vượt 33% kế hoạch chỉ tiêu TW giao . Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 1.4 : Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ của Chi nhánh giai đoạn 2006 – 2008 Đơn vị tính : triệu USD Năm 2006 2007 2008 70 110 140 32 50 63 48 60 77 44 120 152 - Mua ngoại tệ 20 54 120 - Bán ngoại tệ 24 66 32 Chỉ tiêu 1. Tổng kim ngạch thanh toán XNK : - Thanh toán NK - Thanh toán XK 2. Doanh số mua bán ngoại tệ : Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh 2008 , NHNT Chi nhánh Thăng Long Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu mà ngân hàng đã thanh toán ngày càng tăng qua các năm, măn 2006 giá trị này là 70 triệu USD, năm 2007 là 110 USD và năm 2008 tăng lên 140 triệu USD.Giá trị này tăng cao chứng tỏ ngân hàng đã có tiến bộ vượt bậc trong công tac thanh toán xuất nhập khẩu. Doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh tăng trưởng khá cao đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng. Tổng doanh số mua ngoại tệ đạt 120 triệu USD tăng 126% so với năm 2007, chủ yếu phục vụ đối tượng thanh toán hàng nhập và trả nợ tiền vay . 2.5 Công tác ngân quỹ Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thu chi tiền mặt đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng, đảm bảo đưa ra lưu thông các loại tiền đủ tiêu chuẩn, tuyển chọn và nộp các loại tiền kịp thời, tồn quỹ hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2008, lượng thu chi tiền mặt qua quỹ như sau ; Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp - Thu VNĐ đạt 4.800 tỷ, tăng 113% so với cùng kỳ năm 2007 - Chi VNĐ đạt 4.750 tỷ, tăng 114% so với cùng kỳ năm 2007 - Thu ngoại tệ ( quy USD ) đạt 75 triệu USD, bằng 135% so với năm 2007 - Chi ngoại tệ ( quy USD ) đạt 75 triệu USD, bằng 137% so với năm 2007 Doanh số thu chi qua quỹ trung bình đạt 39,8 tỷ đồng và 0,625 triệu USD/ngày . Ngoài ra tổng thu chi EURO, séc du lịch cũng như các ngoại tệ khác tăng mạnh. - Lượng tiền giả thu được: 35.040.000VNĐ Sự gia tăng lượng tiền mặt qua quỹ thể hiện sự lớn mạnh của quỹ, sự hoạt động có hiệu quả của quỹ cùng với đó là hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng lớn. Kết quả kinh doanh Năm 2008: - Tổng thu nhập : 250 tỷ đồng - Tổng chi phí : 209,3 tỷ đồng - Lãi ròng : 40,7 tỷ đồng 2.6. Hoạt động đầu tư Ngoài hai hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng là huy động vốn và cho vay thì ngân hàng còn tiến hành các hoạt động kinh doanh, đầu tư khác như đông tài trợ cho vay, góp vốn liên doanh liên kết và đông tài trợ cho vay . Bảng 1.5 : Hoạt động đầu tư của chi nhánh Đơn vị : Triệu đồng Hình thức đầu tư Số tiền Góp vốn liên doanh , liên kết : 25.000 - Quỹ thành viên 15.000 - Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán 10.000 Vietcombank Nguồn : Phòng kế toán , VCB Thăng Long Hoạt động đầu tư góp vốn của Chi nhánh Thăng Long nhìn chung đã đảm bảo danh mục đầu tư có chất lượng tốt, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của NHNN và đảm bảo tuân thủ về quản lý góp vốn đầu tư . Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động đầu tư góp vốn, liên doanh liên kết của Chi nhánh cũng được đánh giá là đạt hiệu quả cao. Việc sớm nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này cũng như duy trì sự phát triển ổn định của mảng kinh doanh này đặc biệt là trong thời gian vùa qua đã đem lại cho Chi nhánh Thăng Long một danh mục đầu tư có chất lượng . II.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM , CHI NHÁNH THĂNG LONG 1.Những quy định của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long về cho vay theo dự án đầu tư 1.1.Các nguyên tắc chung trong chính sách tín dụng của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam . Chính sách cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh Thăng Long nói riêng do Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương phê duyệt và ban hành là khuôn khổ pháp lý chung hướng dẫn hoạt động cho vay của các chi nhánh và cán bộ tín dụng. Nội dung của chính sách cho vay được soạn thảo trên cơ sở : - Quy chế về đảm bảo tiền vay do chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành - Quy chế cho vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành - Chiến lược, định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam . Chính sách cho vay của Ngân hàng Ngoại thương có thể sẽ được sửa đổi hoặc thay thế theo từng thời kỳ phù hợp với thực tế và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chính sách này được đưa ra nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng của Hội sở chính và các Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương cho khách hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây : Tuân thủ pháp luật Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Tất cả các cán bộ nhân viên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam co trách nhiệm phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định khác có liên quan. Một số văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp là : - Luật tổ chức tín dụng -Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước về Quy chế cho vay với khách hàng. - Nghị định số 178/1999 NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay các tổ chức tín dụng. - Nghị định số 85/2002/CP ngày 25/10/2002 về sửa đổi bổ sung nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về đảm bảo tiền vay các tổ chức tín dụng . - Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/05/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số quy định về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng . Quy định của Ngân hàng Ngoại thương : - Quyết định số 407/QĐ-NHNT-HĐQT ngày 29/03/2002 của Hội đồng quản trị NHNT về quy chế cho vay đối với khách hàng - Quyết định số 133/QĐ-NHNT ngày 31/12/2001 của Tổng giám đốc quy định khu vức đầu tư của Chi nhánh NHNT - Quyêt định số 19/QĐ NHNT ngày 05/02/2002 của Tổng giám đốc NHNT điều chỉnh khu vực đầu tư của Chi nhánh . - Quyết định số 30/QĐ –NHNT- QLTD ngày 21/02/2002 của Tổng giám đốc quy định mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với Chi nhánh NHNT . - Quyết định số 408/QĐ-NHNT ngày 29/03/2002 của Tổng giám đốc xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng . - Quyết định 100/QĐ-NHNT ngày 12/06/2002 của Tổng giám đốc về diều chỉnh thẩm quyền duyệt giới hạn tín dụng . - Công văn số 1418/NHNT –QLTD ngày 22/11/2002 của Tổng Giám đốc về việc thực hiện một số điểm tại quyết định 408/QĐ-NHNT về xác định GHTD. Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp - Quyết định số 49/QĐ-NHNT ngày 12/04/2002 của Tổng giám đốc về hạn mức phán quyết trong một lần cho vay dự án đầu tư cấp bảo lãnh và mở L/C miễn ký quỹ. - Công văn số 1180/NHNH-QLTD ngày 12/09/2002 về mức phán quyết bảo lãnh , mở L/C miễn ký quỹ . Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của NHNT Việt Nam, không được phép lợi dụng tài sản và uy tín của NHNT vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng . Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong từng thời kỳ . Hoạt động tín dụng là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ đạo và được kết hợp hài hòa trong chiến lược kinh doanh chung của NHNT Việt Nam, vì thế việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh doanh tùng thời kỳ và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống NHNT Việt Nam đặc biệt là các bộ phận nguồn vốn, thanh toán, khách hàng. Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc Chi nhánh vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng . Chính sách tín dụng của NHNT Việt Nam vừa chú trọng tính an toàn tín dụng song cũng vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, dành cho các chi nhánh khả năng nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu định hướng kinh doanh trong từng giai đoạn. Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng . Trong cấp tín dụng, NHNT Việt Nam thực hành thống nhất khách hàng , không phân biệt thành phần kinh tế , hình thức sở hữu ( ngoại trừ trường hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính phủ , Ngân hàng Nhà nước ) phù hợp với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường. Các ưu đãi trong tín dụng, nếu có chỉ căn cứ vào năng lực tài chính, uy tín mức độ rủi ro và thiện chí trả nợ của bản thân khách hàng. Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp Việc giao dịch với khách hàng được xây dựng theo mô hình một đầu mối giao dịch. Tất cả các giao dịch tín dụng của một khách hàng sẽ do một bộ phận tín dụng chịu trách nhiệm phục vụ. Đề cao trách nhiệm cá nhân Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Các cá nhân được giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình 1.2.Quy định về đối tượng cho vay Chính sách cho vay của Ngân hàng Ngoại thương không giới hạn vào một đối tượng cụ thể và hạn chế đưa ra nhiều loại chính sách khác nhau cho các loại đối tượng khác nhau . Để đảm bảo tính bình đẳng, chính sách cho vay được áp dụng với tất cả các đối tượng vay vốn. Đối tượng cho vay của Chi nhánh bao gồm :các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cá nhân tổ chức khác có đủ điều kiện tai điều 94 của Bộ luật dân sự. Khách hàng vay vốn của Ngân hàng có thể là các cá nhân trong hay ngoài nước, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế …Thực hiện công việc này ngân hàng đã làm đúng chức năng là kênh dẫn vốn, điều tiết vốn trong nền kinh tế. 1.3.Quy định về nguyên tắc vay vốn Việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động của mình, tuy nhiên cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Nói chung khách hàng vay vốn của Ngân hàng Ngoại thương phải đảm bảo hai nguyên tắc chính sau đây: - Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay sau này. Do vậy, về phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp khách hàng đồng thời phải kiểm tra xem xét khách hàng có sử dụng vốn vay như mục đích đã cam kết hay không. Điều này rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hồi nợ cho vay sau này . Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Từ đó nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này. - Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Hoàn trả nợ gốc và lãi vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là nguồn vốn mà ngân hàng huy động từ tiền gửi của khách hàng, do đó sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại tiền gửi cho khách hàng. Hơn nữa, bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi . 1.4 Quy định về điều kiện cho vay Mặc dù khi cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc như ở trên đã nêu nhưng trên thực tế không phải khách hàng nào cũng có thể tuân thủ đúng các nguyên tắc này. Do vậy, để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Các điều kiện vay vốn khách hàng cần có bao gồm: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật . - Có mục đích vay vốn hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết . - Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả . - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D Chuyên đề tốt nghiệp 1.5. Quy định về hạn mức cho vay Trong chính sách cho vay , Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không quy định cố định mức cho vay mà giao quyền cho các Giám đốc chi nhánh tự quyết định mức cho vay căn cứ theo nhu cầu vay vốn, khả năng hoàn trả lại nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn của ngân hàng Ngoại thương và quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng, ngân hàng khi cho khách hàng vay phải tuân theo các giới hạn: - Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì ngân hàng có thể cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. - Trong trường hợp đặc biệt, ngân hàng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay theo quy định vừa nêu khi được thủ tướng Chính phủ cho phép đồi với từng trường hợp cụ thể . - Việc xác định vốn tự có của các ngân hàng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . 1.6.Quy định về mức lãi suất cho vay Ngân hàng Ngoại thương thực hiện chính sách cho vay linh hoạt. Hội sở chính không áp dụng biện pháp quản lý lãi suất cho vay đối với đối với chi nhánh. mà thông qua công cụ lãi suất cho vay vốn và các hướng dẫn không mang tính bắt buộc. Các hướng dẫn này thay đổi theo từng thời kỳ và nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về về tình hình lãi suất trong toàn hệ thống cũng như trên thị trường, qua đo giúp chi nhánh chủ động đưa ra một mức lãi suất có lợi cho mình . Việc áp dụng các mức lãi suất cho từng khoản vay cụ thể do chi nhánh và khách hàng thỏa thuận . Nguyền Thị Hồng Nhung Đầu tư 47 D
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan