Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tin thế giới...

Tài liệu Tin thế giới

.DOC
10
351
63

Mô tả:

Tin thế giới: 1/Chuyên gia Mỹ kêu gọi cứng rắn với Trung Quốc ở biển Đông Ba chuyên gia về luật hàng hải và biển Đông kêu gọi Mỹ thể hiện lập trường cứng rắn hơn đối các hành động bất hợp pháp của Trung Quốc tại vùng biển quốc tế này. Theo trang tin USNI ngày 22-9, các chuyên gia đến từ Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ (NWC) và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã thống nhất tại một phiên điều trần của Ủy ban Quân lực Hạ viện rằng Washington phải thể hiện lập trường cứng rắn hơn ở biển Đông cũng như đẩy mạnh hoạt động tự do hàng hải. Mục đích nhằm nhấn mạnh việc tuân thủ luật hàng hải ở vùng biển quốc tế này không chỉ quan trọng đối với an ninh khu vực mà còn có ý nghĩa trong việc duy trì luật biển ở những nơi khác trên thế giới. 2/Chiến đấu cơ Mỹ rơi tại bờ biển Nhật Bản hiến đấu cơ Mỹ AV8B Harrier II rơi tại đảo Okinawa, phía Nam Nhật Bản, truyền thông địa phương cho biết hôm 22-9.Chiến đấu cơ Mỹ AV8B Harrier II. Lực lượng tuần duyên đã phái trực thăng và thuyền tuần tra tìm kiếm chiếc máy bay.Giới chức lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết chiếc chiến đấu cơ rơi sau khi cất cánh tại căn cứ không quân Kadena của Mỹ trên đảo Okinawa. Nhật báo Ryukyu Shimpo của Nhật cho biết phi hành đoàn đã được cứu sống. Hiện lực lượng tuần duyên vùng 11 đang tìm kiếm chiếc máy bay mất tích. 2/ Tin trong nuoc - Kinh tế” Cá chết hàng loạt ở Thanh Hóa do thủy triều đỏ - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cá chết hàng loạt ở Nghi Sơn, theo đó nguyên nhân cá chết bất thường là do tảo nở hoa (còn gọi thủy triều đỏ).Ngày 10-9, UBND tỉnh Thanh Hóa văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo tình hình cá chết hàng loạt bất thường tại vùng biển xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia. Cá lồng chết ở xã đảo Nghi Sơn - Thanh Hóa được người dân mổ thịt phơi khô làm thức ăn Trong công văn nêu rõ trong các ngày từ mùng 5 và 6-9, ngư dân xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, khi đánh bắt hải sản tại vùng biển gần bờ (phía sau Dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn), đã phát hiện một số loài hải sản như ghẹ, cá bơn, cá thèn… chết bất thường và trôi dạt vào bờ. Khu vực biển này cách bờ từ 300 - 500 m. Số cá tự nhiên chết được thu gom khoảng 100 kg. Đến ngày 8-9, tại khu vực bờ biển thôn Bắc Yến, xã Hải Yến (huyện Tĩnh Gia), cũng phát hiện cá chết trôi dạt vào bờ, số lượng thu được khoảng 2 tạ. Cùng ngày 8-9, cá nuôi lồng ở xã đảo Nghi Sơn bất ngờ chết hàng loạt, đã có 21 hộ với tổng số 207 lồng cá chết, với số lượng hơn 47 tấn cá. - Năm 2017 chỉ có một kỳ thi quốc gia thống nhất cả nước Ngày 22/9/2016, trên một số phương tiện thông tin phát đi bản tin cho biết Thành phố Hồ Chí Minh đã có đề án thi quốc gia riêng gửi xin ý kiến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tin này, cùng với việc thành phố Hồ Chí Minh từng xin làm sách giáo khoa riêng lập tức gây chú ý. Nhiều chuyên gia giáo dục bày tỏ lo ngại về một "quốc gia giáo dục riêng" ở thành phố phương Nam này. Liên quan đến vấn đề này, trả lời phóng viên Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Ngày 07/6/2016, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc với lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục và đào tạo Thành phố. Kết luận buổi làm việc, hai bên thống nhất Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh sẽ ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển giáo dục và đào tạo thành phố, đồng thời chỉ đạo UBND Thành phố xây dựng Đề án tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Sau buổi làm việc với thành phố Hồ Chí Minh và kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và công bố dự thảo phương án thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2017. Theo đó, năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thống nhất trong cả nước nhằm mục đích xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tăng cường phân cấp cho các địa phương thực hiện hầu hết các khâu trong tổ chức thi và xét tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2017 dưới sự giám sát, hỗ trợ của Bộ, đảm bảo độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh 3/  Các cơ sở giáo dục phải rà soát trình độ ngoại ngữ của giáo viên xem đạt chuẩn chưa, lên kế hoạch bồi dưỡng, gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước 31/10. Gần 200 giáo viên tiếng Anh ‘đạt chuẩn’ phải đi học lại / Phát âm sai, giáo viên tiếng Anh bị học trò phàn nàn Sáng 17/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2016-2020. Đề án đưa ra lộ trình đạt chuẩn đối với giáo viên tiếng Anh các cấp học phổ thông quy định theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bââc dùng cho Viêât Nam. Năm 2016 là 45% giáo viên tiểu học, 55% giáo viên trung học cơ sở, 65% giáo viên THPT. Từ năm 2017-2019, tỷ lệ đạt chuẩn mỗi năm tăng thêm 10% đối với giáo viên các bậc học. Mục tiêu năm 2020 đạt chuẩn 100% giáo viên các bậc học. Đối với giảng viên đại học, cao đẳng, đề án đưa ra lộ trình năm 2018 phải đạt chuẩn 100%. 3/ Thời sự trong huyện Lễ hội Katê năm 2016 của đồng bào Chăm (Bình Thuận) sẽ diễn ra từ ngày 29/9 30/9/2016, tại di tích Tháp Chăm Pô Sah Inư Phan Thiết (khu phố 5, phường Phú Hài, TP Phan Thiết) với nhiều hoạt động đặc sắc. Với ý nghĩa giới thiệu và phát huy vốn quý văn hóa, nghệ thuật truyền thống dân tộc Chăm, tạo thêm sự kiện phục vụ du lịch, Lễ hội Katê 2016 có nhiều phần lễ và phần hội phong phú và hấp dẫn. Chương trình tổ chức nghi thức lễ Katê sẽ do các chức sắc tôn giáo người Chăm huyện Hàm Thuận Bắc trực tiếp điều hành theo đúng phong tục, tập quán truyền thống. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1) Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị. 2) Trong các bài đọc văn bản, ở phần tiếp sau văn bản được trích hoặc nguyên văn, thường có phần chú thích. Chủ yếu các chú thích là nhằm giảng nghĩa của các từ lạ, từ khó. Ví dụ: - tập quán: thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc, v.v...) được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo. - lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm. - nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa. 3) Cấu tạo của mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận? Mỗi chú thích gồm hai bộ phận: phần từ cần chú thích và phần nghĩa của từ được chú thích (sau dấu hai chấm). 4) Trong ba trường hợp chú thích trên, nghĩa của từ được giải thích theo hai kiểu: - Giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị (tập quán); - Giải thích bằng các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ được giải thích (lẫm liệt, nao núng). Đây cũng là hai cách thông thường để nắm được nghĩa của từ. 5) Từ là đơn vị có tính hai mặt trong ngôn ngữ: mặt nội dung và mặt hình thức. Mặt nội dung chính là nghĩa của từ. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1) Đọc các chú thích dưới đây và cho biết cách giải thích nghĩa của từng trường hợp. - Ghẻ lạnh: thờ ơ, nhạt nhẽo, xa lánh đối với người lẽ ra phải gần gũi, thân thiết. - Quần thần: các quan trong triều (xét trong quan hệ với vua). - Sứ giả: người vâng mệnh trên (ở đây là vua) đi làm một việc gì ở các địa phương trong nước hoặc nước ngoài (sứ: người được vua hay nhà nước phái đi để đại diện; giả: kẻ, người). - hoảng hốt: chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt. - Tre đằng ngà: giống tre có lớp cật ngoài trơn, bóng, màu vàng. Gợi ý: các từ quần thần, sứ giả, tre đằng ngà được giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị; các từ ghẻ lạnh, hoảng hốt được giải thích bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa, trái nghĩa. 2) Hãy điền các từ học hỏi, học tâp, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu dưới đây sao cho phù hợp: - …: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng. - …: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo. - …: tìm tòi, hỏi han để học tập. - …: học văn hoá có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát). Gợi ý: Theo thứ tự các câu cần điền các từ: học hành, học lỏm, học hỏi, học tập. 3) Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống trong các chú thích sau sao cho phù hợp. - .....: ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp. - .....: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,... - .....: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già. (trung bình, trung gian, trung niên) 4) Giải thích các từ sau theo những cách đã biết: - giếng - rung rinh - hèn nhát Gợi ý: giếng là hố đào thẳng đứng, sâu và lòng đất, thường để lấy nước; rung rinh là rung động nhẹ và liên tiếp; hèn nhát là thiếu can đảm đến mức đáng khinh. 5*) Nhận xét về cách hiểu nghĩa của từ mất của nhân vật Nụ trong truyện sau: Thế thì không mất Cô Chiêu đi đò với cái Nụ. Cái Nụ ăn trầu, lỡ tay đánh rơi ống vôi bạc của cô Chiêu xuống sông. Để cô Chiêu khỏi mắng mình, nó rón rén hỏi: - Thưa cô, cái gì mà mình biết nó ở đâu rồi thì có thể gọi là mất được không, cô nhỉ? Cô Chiêu cười bảo: - Cái con bé này hỏi đến lẩm cẩm. Đã biết là ở đâu rồi thì sao gọi là mất được nữa! Cái Nụ nhanh nhảu tiếp luôn: - Thế thì cái ống vôi của cô không mất rồi. Con biết nó nằm ở dưới đáy sông đằng kia. Con vừa đánh rơi xuống đấy. (Truyện tiếu lâm Việt Nam) Gợi ý: Hãy so sánh và tự rút ra nhận xét: - mất hiểu theo ý của nhân vật Nụ là: không biết ở đâu (vì không mất tức là "biết nó ở đâu rồi"). - mất: không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình nữa. 2 – Từ phức được chia thành 2 loại : từ ghép và từ láy . Ví dụ : -Từ ghép : chăn nuôi ,trồng trọt ,bánh chưng ,bánh giầy -Từ láy : lấp lánh ,ngọt ngào thênh thang ,xanh xanh A . Sai B .Đúng 3_ Ca dao sau đây những từ nào là từ mượn: Làng ta phong cảnh hữu tình Dân cư giang khúc như hình con long A. Làng ta phong cảnh . B. phong cảnh hữu tình. C. Dân cư giang long. D. phong cảnh hữu tình. Dân cư giang long 4_ Từ nào là từ mượn ? A. Núi sông. B. Biển nước . C. Sông núi. D. Giang sơn Câu 1: Từ "véo von" trong câu "Cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von." thuộc loại từ nào?  A. Từ ghép đẳng lập.  B. Từ láy.  C. Từ ghép chính phụ.  D. Từ đơn. Câu 2: Trong các câu sau, câu nào có từ được dùng theo nghĩa chuyển?  A. Đừng nghe lời nói ngọt của nó  B. Con gái tóc dài trông rất dễ thương  C. Khi nó cười, miệng rộng ngoác Câu 3: Nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc gọi là?  A. Nghĩa bóng  B. Nghĩa mới  C. Nghĩa chuyển Câu 4: Giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển của một từ có mối quan hệ nào không?  A. Không có mối quan hệ nào  B. Không nhất thiết có quan hệ gì  C. Luôn có mối quan hệ nhất định Câu 5: Trong các câu sau, câu nào có từ được dùng theo nghĩa chuyển?  A. Nước cạn đến tận đáy hồ rồi.  B. Thằng này to gan nhỉ?  C. Nghe tiếng chuông, tôi mắt nhắm mắt mở ngồi dậy. Câu 6: Số lượng nghĩa chuyển của một từ có thay đổi không?  A. Có thể giảm đi  B. Có thể tăng lên  C. Không bao giờ thay đổi Câu 7: Nghĩa của từ "hiền lành" là gì?  A. Dịu dàng, ít nói.  B. Sống hòa thuận với mọi người.  C. Hiền hậu, dễ thương.  D. Sống lương thiện, không gây hại cho ai. Câu 8: Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa?  A. Hai nghĩa  B. Một nghĩa duy nhất  C. Nhiều nghĩa Câu 9: Một từ có thể có bao nhiêu nghĩa?  A. Chỉ có một nghĩa  B. Có 2 nghĩa  C. Có thể có một hoặc nhiều nghĩa Câu 10: Nghĩa gốc của từ "ngọt" là: A. Vị ngọt của thực phẩm (bánh ngọt)   B. Sự tác động êm nhẹ nhưng vào sâu, mức độ cao (lưỡi dao ngọt)  C. Sự êm tai, dễ nghe của âm thanh (đàn ngọt)  D. Sự nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ làm xiêu lòng của lời nói (nói ngọt) Như chúng ta đã biết, ngoài lây truyền qua đường máu và đường tình dục thì lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường chính lây truyền HIV/AIDS. Khi mang thai, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con chiếm khoảng 25 40%. Qua nghiên cứu của WHO trên 100 bà mẹ mang thai có HIV (không được can thiệp) cho thấy 9 trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai, 17 trẻ bị nhiễm trong giai đoạn chuyển dạ và 10 trẻ bị nhiễm HIV trong giai đoạn bú mẹ. Điều này có nghĩa, cứ 100 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV thì có khoảng 36 trẻ bị lây nhiễm. Tại Hà Giang, tính đến ngày 30/5/2013, tỷ lệ phụ nữ mang thai (PNMT) được tư vấn và xét nghiệm là 83%, trong đó 95,4% PNMT được xét nghiệm lúc mang thai và xét nghiệm lúc chuyển dạ là 4,6%; Hiện đã có 53 PNMT nhiễm HIV được điều trị dự phòng Quá trình lây truyền HIV từ mẹ sang con xảy ra theo các con đường sau: 1. Lây truyền qua nhau (rau) thai khi người mẹ mang thai. Nhau thai có cấu tạo hết sức đặc biệt, nó giúp vận chuyển chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, kháng thể…từ cơ thể mẹ sang thai nhi để nuôi dưỡng bào thai và ngăn không cho vi khuẩn, virut xâm nhập gây hại đến thai nhi. Tuy nhiên, khi bánh nhau bị nhiễm khuẩn hoặc bề dày của nó giảm đi vào nửa sau thai kỳ sẽ tạo điều kiện cho virut dễ dàng đi vào cơ thể bé. Tình trạng virut HIV từ máu của mẹ sang thai nhi qua nhau thai có thể xảy ra rất sớm, ngay khi người mẹ mang thai được 8 tuần và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. 2. Lây truyền khi sinh con. Virut HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo xâm nhập vào thai nhi qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc lớp da bị sây sát của trẻ trong thời gian chuyển dạ khi sinh, lúc này trẻ phải tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo của mẹ hoặc sự trao đổi giữa mẹ và thai nhi khi chuyển dạ. 3. Lây truyền trong quá trình cho con bú. Sau khi sinh, trẻ vẫn có thể nhiễm HIV trong quá trình bú sữa mẹ, vì lúc này virut HIV dễ dàng truyền sang cơ thể bé qua các vết nứt ở núm vú của người mẹ khi trẻ đang mọc răng, bị tổn thương ở niêm mạc miệng hay HIV trong sữa mẹ có thể lây sang con theo đường tiêu hóa. Thời gian bú mẹ càng dài, trẻ càng có nhiều nguy cơ nhiễm HIV hơn. Do vậy, phụ nữ nhiễm HIV nên nuôi con bằng sữa thay thế. Để phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, tất cả phụ nữ mang thai cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và tiến hành xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt để biết mình có bị nhiễm HIV hay không và nếu bị nhiễm HIV sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc dự phòng sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con Đối với phụ nữ đã bị nhiễm HIV cần lưu ý: - Đến cơ sở Y tế để được tư vấn và xét nghiệm theo chỉ dẫn của cán bộ chuyên môn và biết tình hình bệnh đang giai đoạn nào để quyết định sinh con hay không. - Nếu thai nhi chưa nhiễm HIV thì cần có kiến thức để chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng và tiếp nhận phác đồ điều trị dự phòng để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. - Tuân thủ đúng phác đồ điều trị: vì nếu uống thuốc dự phòng đầy đủ từ tuần thứ 28 kết hợp không cho con bú thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ giảm xuống chỉ còn 2 - 5% hoặc cao nhất là 10%. Theo thầy Trịnh Quỳnh, với đề thi căn bản, đòi hỏi thí sinh phải viết đủ ý, sáng tạo, ngắn gọn, hệ thống logic trong thời gian 120. Trong phương án thi chính thức của Bộ GD&ĐT, môn Ngữ văn ít có sự thay đổi. Tuy nhiên, thời gian làm bài sẽ giảm từ 180 phút xuống còn 120 phút. Để hoàn thiện bài thi tốt, thầy Trịnh Quỳnh - giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định) giới thiệu phương pháp học văn bằng sơ đồ tư duy. Cấu trúc thay đổi Theo phán đoán của tôi, sự thay đổi lớn nhất trong đề thi Ngữ văn 2017 là phần nghị luận xã hội. Có thể, phần này chỉ chiếm 2/10 điểm, đồng nghĩa với việc chỉ yêu cầu thí sinh viết khoảng 200 chữ. Vấn đề nghị luận xã hội sẽ được lấy ngữ liệu từ chính văn bản đọc hiểu. Với đề thi dạng 180 phút, nhiều em có thói quen viết dài và lan man. Tuy nhiên với 120 phút, dung lượng viết sẽ giảm đáng kể. Phương pháp tối ưu dành cho các em là lập ý bằng sơ đồ tư duy. Phần câu hỏi đọc hiểu, học sinh cần nắm vững lý thuyết về phương thức, phong cách, chủ đề và các biện pháp nghệ thuật của văn bản. Câu số 4 của phần đọc hiểu trả lời thật ngắn gọn, đảm bảo đủ 3 ý: Nhận thức, thái độ và hành động cần phải có. Học sinh có thể tập giải bài đọc hiểu bằng sơ đồ, sau đó so với đáp án để đảm bảo viết ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng, khiến giám khảo dễ dàng tìm ý cho điểm. Về nghị luận xã hội, nếu đề yêu cầu chỉ viết trong 200 chữ, thí sinh cần thực hiện ngắn gọn, không lặp mà vẫn đủ ý. Học sinh chỉ cần trả lời 4 câu hỏi: Cái gì (giải thích), ai (nêu dẫn chứng), tại sao (phân tích), làm thế nào (bài học cho bản thân). Nếu trả lời đầy đủ 4 câu hỏi trên, học sinh hoàn toàn có thể đạt điểm tối đa. Như vậy, 5/10 điểm hoàn toàn không phụ thuộc chủ quan của người chấm. Học sinh cũng hoàn toàn không phải học thuộc hay ghi nhớ kiến thức. Thậm chí, học sinh chọn ban tự nhiên có thể không cần rèn luyện nhiều, chỉ cần tư duy mạch lạc là tự tin lấy điểm trọn vẹn nội dung này. Phần nghị luận văn học để phân hóa học sinh, trong đó lưu ý đề thi có thể đòi hỏi tổng hợp các thao tác nghị luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận và so sánh. Học sinh phải nhận diện được yêu cầu và đảm bảo đầy đủ các thao tác nghị luận. Nhiều học sinh quá chú trọng thao tác phân tích mà quên mất các thao tác khác dẫn đến mất điểm. Với phương pháp sơ đồ hóa, đề bài yêu cầu viết 600 chữ hay 200 chữ (180 phút hay 120 phút), cách học sẽ không khác nhau. Để viết đoạn văn ngắn, học sinh không cần phải diễn đạt thêm vẫn đảm bảo nội dung đầy đủ và không lặp ý. Khi viết bài văn dài, các em chỉ cần diễn đạt theo khung có sẵn, sẽ có bài văn hoàn chỉnh với bố cục rõ ràng. Lộ trình ôn tập Năm nay dự kiến kỳ thi diễn ra sớm hơn một tháng, nhiều em lựa chọn dự thi nhiều môn, vì thế các sĩ tử phải có lộ trình ôn thi thích hợp. Giai đoạn 1, học sinh cần hệ thống hóa toàn bộ kiến thức phần đọc hiểu, rà soát các văn bản đọc hiểu trong sách giáo khoa từ văn bản chính khóa đến văn bản đọc thêm. Các em nên tổng hợp lại các chủ đề nghị luận xã hội căn bản trong sách giáo khoa như sống đẹp, lý tưởng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, thông điệp phòng chống AIDS, vấn đề giao thông… Giai đoạn 2, học sinh luyện các chủ đề nâng cao, chú ý những vấn đề xã hội mang tính thực tiễn. Nghị luận văn học, ngoài thao tác phân tích, phải rèn luyện thêm các thao tác lập luận giải thích, chứng minh, bình luận và so sánh. Giai đoạn 3 là thời điểm sau khi đã hoàn thành chương trình, bắt đầu ôn tập theo chuyên đề như chuyên đề thơ, truyện, nghị luận một ý kiến bàn về văn học, so sánh các văn bản. Giai đoạn 4 cần luyện đề tổng hợp, mở rộng đọc hiểu các văn bản ngoài sách giáo khoa. Khi nắm vững kiến thức căn bản, học sinh bắt đầu làm đề thi thử để đánh giá năng lực của mình. Read more: http://luyenthithptquocgia.com/phuong-phap-hoc-ngu-van-cho-bai-thi-120-phuta856.html#ixzz4M1xZODxV
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng