Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tieu luan trung cap...

Tài liệu Tieu luan trung cap

.DOC
17
331
132

Mô tả:

thực trạng và giải pháp thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu: Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng năm 1975 đất nước ta bước vào giai đoạn kiến thiết đất nước và dần ổn định cuộc sống, công cuộc đổi mới và dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đến nay đã mang lại nhiều biến đổi trên các lĩnh vực đời sống xã hội. đất nước ta là một đất nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn với trình dộ dân trí canh tác còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp tình trạng đói nghèo còn diễn ra khắp khu vực. vấn đề đói nghèo đã được đảng ta hết sức quan tâm để người nghèo thoát nghèo là nhiệm vụ mục tiêu chính trị - xã hội, đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề đói nghèo, nhưng việc triển khai thực hiện xoá đói giảm nghèo còn một số hạn chế thiếu thông tin cũng như nhận thức chưa đầy đủ tình trạng nghèo đói hiện nay. Xoá đói giảm nghèo là một trong những vấn đề cấp bách nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiếu số, vùng sâu, vùng xa. Qua thời gian đi thực tế tại cơ sở xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập,Tỉnh Bình Phước và lĩnh vực công tác của cá nhân, theo Quyết định 32/QĐ-TCT ngày 19/01/2016 của Trường Chính trị tỉnh Bình Phước về việc tổ chức cho học viên lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính (khoá 49 học tại trường) hệ vừa làm vừa học, đi nghiên cứu thực tế cuối khoá, tôi đăng ký viết bài thu hoạch thuộc phần I. Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tên đề tài: Công tác xoá đói giảm nghèo. 2. Mục đích: Khảo sát thực tế đánh giá thực trạng xoá đói giảm nghèo của xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, tìm ra những nguyên nhân. Trên cơ sở đó có thể đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác xoá đói giảm nghèo có hiệu quả. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài hướng vào các hộ nghèo tại xã Đắk Ơ để làm đối tượng nghiên cứu của mình. 1 4. Phương pháp ngiên cứu: Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như điều tra thực tế, phỏng vấn, thống kê, tổng hợp nguồn tư liệu tại xã. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được kết cấu theo ba phần: Chương I. Cơ sở lý luận. Chương II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Chương III. Giải pháp. 2 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Cơ sở lý luận công tác xoá đói giảm nghèo: Xoá đói giảm nghèo là làm cho một bộ phận dân cư có mức sống nghèo đói được nâng cao, từng bước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, biểu hiện ở tỷ lệ và người nghèo giảm xuống, ở góc độ người nghèo xoá đói giảm nghèo là quá trình tác động tạo điều kiện của cộng đồng xã hội, giúp đỡ người nghèo có khả năng tiếp cận nguồn lực nhanh nhất, trên cơ sở đó có nhiều lựa chọn hơn. Quan niệm về đói nghèo ở nước ta hiện nay: Đói: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo về nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là một bộ phận dân cư hằng năm thiếu ăn từ một đến hai tháng phải vay nợ của cộng đồng để duy trì mức sống và không có khả năng chi trả. Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư không có điều kiện thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên tất cả các phương diện. Vấn đề đói nghèo thường đi liền với vấn đề thu nhập và bất công xã hội. Vì vậy, vấn đề xóa đói, giảm nghèo có liên quan mật thiết với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tóm lại, nghèo đói là một phạm trù lịch sử, có tính tương đối. Tính chất và đặc trưng của nghèo đói phụ thuộc vào điều kiện địa lý tự nhiên, nhân tố chính trị, văn hóa và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền, quốc gia, khu vực. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn, là cơ sở của việc tìm kiếm đồng bộ các giải pháp xóa đói giảm nghèo ở nước ta, nhất là vùng dân cư nông nghiệp và nông thôn hiện nay. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xóa đói giảm nghèo: Sau cách mạng tháng 8/1945 chính quyền thuộc về tay nhân dân Hồ Chí Minh đã chỉ rõ kẽ thù của đất nước ta, của nhân dân ta lúc bấy giờ là “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” trong đó Bác nhấn mạnh chống giắc đói là đặt trên hàng đầu của chính phủ, tiến tới làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá, người giàu thì giàu thêm. Bác đã phát động nhiều phong trào như: tuần lễ 3 vàng, nhường cơm sẽ áo… và đã thu được sự ủng hộ của toàn bộ nhân dân trong cả nước góp phần vào công tác chống giặc dốt. Hiện nay cả nước đang hoạt động và phát triển nề kinh tế nhiều thành phần, cùng với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang trên đà phát triển. được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác xói đói giảm nghèo đã hình thành và sâu rộng trong đại bộ phận dân cư, sự tham gia ủng hộ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài nước. nối cầu truyền hình giữa các vùng Bắc, Trung, Nam như “nối vòng tay lớn, nghĩa tình trường sơn, xoa dịu nỗi đau chất độc gia cam, tặng bò cho các hộ nghèo”… và nhiều phong trào khác. 3. Quan điểm chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: Theo Quyết định số 59/QĐ-TTG ngày 19 / 11 / 2015 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho gia đoạn 20162020 theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ ở vùng như sau: - Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. - Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 900.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Xóa đói giảm nghèo là chủ trưởng phù hợp nhằm giúp hộ khó khăn thoát khỏi ngưỡng cữa nghèo, cần có thông tin về thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình với độ tin cậy cần thiết làm căn cứ cho Đảng, Nhà nước có chủ trương phát triển kinh tế -xã hội. 4 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. Đặc điểm tình của xã Đắk Ơ: Xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập,Tỉnh Bình Phước được thành lập năm 01/01/1976 phía bắc giáp vườn quốc gia Bù Gia Mập. phía nam giáp xã Phú Nghĩa. phía đông giáp xã Phú Văn, xã Bù Gia Mập. phía tây Campuchia. có đường biên giới đất liền với Campuchia 16,5km, cách trung tâm huyện Bù Gia Mập 22km. Một xã miền núi có diện tích tự nhiên 24.934 ha trong đó đất nông nghiệp 10.876 ha, đất lâm nghiệp 13.089 ha., tổng dân số 3.744 hộ, 17.257 nhân khẩu. trong đó có 13 dân tộc anh em sinh sống với 1.265 hộ, 5704 khẩu chiếm 33,05% được phân bổ trên 12 thôn ấp (dân tộc bản địa Stiêng 921 hộ 4.335 khẩu) trong đó 7 thôn chiếm tỷ lệ trên 50%. Hộ nghèo trên địa bàn hiện nay là 436 hộ 1.939 khẩu (tính đến cuối năm 2015), trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 334 hộ, 1528 khẩu; hộ cận nghèo 185 hộ 871 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 132 hộ, 680 khẩu. Nền kinh tế của xã thu nhập từ nông nghiệp như trồng điều, tiêu, cao su và các loại cây ngắn ngày khác, phương thức canh tác còn thô sơ, thời gian nông nhàn chiếm tỷ lệ cao và còn chịu ảnh hưởng của thiên tai, sản phẩm thu nhập từ nông nghiệp khó tiêu thụ hoặc giá thấp và bị tiểu thương ép giá. Tuy nhiên nhờ chú trọng đầu tư, chỉ đạo tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tổ chức thâm canh, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên nền kinh tế có bước phát triển và tiến bộ hơn so với trước. 2. Công tác xoá đói giảm nghèo: Trong thời gian vừa qua thực hiện các chủ trương của Đảng, nhà nước trong chương trình phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao trình độ dân trí, lồng ghép với mục tiêu của chương trình 134, 135 và sự hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong tỉnh, huyện, xã; đồng bào các dân tộc được trợ, cấp giúp đỡ trong sản xuất và đời sống như đầu tư dụng cụ sản xuất, nhà ở, cấp đất sản xuất, phân bón, giống cây trồng, lương thực… và sự cố gắng nổ lực của bà con trong việc trồng trọt chăn nuôi, làm vườn , đông bào dân 5 tộc thiểu số đã dần vuơn lên trong cuộc sống, chấm dứt tình trạng chạy ăn từng bữa như trước đây. Chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt. hệ thống đường sá giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng, thông tin văn hoá đã đến với từng hộ gia đình, tỷ lệ học sinh khá giỏi càng tăng. A, Những kết quả đạt được: Từ những chính sách, chương trình xã Đắk Ơ đã thực hiện xói đói giảm nghèo từ năm 2011 đến nay kết quả giảm nghèo tại địa phương như sau: Năm 2011-2015 Năm Hộ nghèo Hộ thoát nghèo Phát sinh nghèo Tỷ lệ 2011 997 236 109 20% 2012 870 215 4 17,4% 2013 655 175 132 12,8% 2014 523 214 80 10,3% 2015 436 163 95 10% Như vậy hiện nay trên toàn xã hiện còn 436 hộ nghèo với 1.939 khẩu cần phải thoát nghèo trong thời gian tới. B, Những thành tựu đạt được và nguyên nhân đạt được: Thành tựu: Công tác giảm nghèo tại địa phương trong những năm qua đã được cấp ủy đảng và chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn thể hệ thống chính trị. Sự quan tâm của cấp trên về các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia đã thúc đẩy nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm cơ bản đã được đầu tư nâng cấp, tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia trên 90%. Hàng năm đảng bộ, HĐND xã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội, trong đó gắn với công tác xóa đói giảm nghèo, đảng bộ còn ban hành chương trình hành động số 06/Ctr/ĐU ngày 10/12/2012 về quy hoạch đất trên địa bàn gắn với giải quyết vấn đề di dân tự do, ổn định dân cư gắn với bảo vệ rừng, HĐND xã ban hành Nghị quyết số 06/2013/NQQ-HĐND ngày 22/01/2013 về tăng cường thực hiện các biện pháp giảm nghèo bền vững trên 6 địa bàn xã giai đoạn 2012-2015 hướng đến 2020 giao cho IBND xã tổ chưc thực hiện. Các chính sách được hỗ trợ như: Chính sách về Y tế: 100% hộ nghèo được cấp thẻ BHYT đã hưởng chế độ y tế theo quy định. Chính sách hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm: đến nay địa phương đã phối hợp với Hội nông dân, các cơ quan chức năng tổ chức đào tạo nghề cho hơn 200 lao động thuộc diện hộ nghèo, trong đó 120 là lao động thuộc đồng bào dân tộc thiểu số; phối hợp với các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tuyển dụng 607 lao động thuộc diện hộ nghèo. Tuy nhiên một số lao động thuộc diện đồng bào dân tộc thiểu số không chịu tham gia lao động mà chỉ muốn làm thuê theo thời vụ. Chính sách vay vốn: phối hợp với ngân hàng chính sách huyện, địa phương đã lập danh sách các hộ có đủ điều kiện được vay vốn sản xuất giải ngân theo đúng quy định. Chính sách hỗ trợ nhà ở, điện, nước sinh hoạt: Về nhà ở: thực hiện Quyết định 167 của chính phủ địa phương đã tổ chức xây dựng được 79 căn nhà cho hộ nghèo. Về hỗ trợ tiền điện: các hộ sử dụng điện đến nay đã hộ nghèo tại địa phương đã nhận tiền hỗ trợ với tổng số kinh phí 901,756 triệu đồng trang trải tiền điện. Về hỗ trợ nước sinh hoạt: Tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước sạch trên địa bàn đạt khoảng 60%, cấp 128 triệu đồng cho 70 hộ cải tạo giếng đào từ nguồn vốn vay ngân hàng chính sách, cấp 10 bồn nước sinh hoạt cho 10 cụm trong khu dân cư để sử dụng. Hỗ trợ giao đất sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ bò sinh sản, chăn nuôi dê… Nguyên nhân đạt được: Chính quyền địa phương đã thực hiện tốt các chủ trường, đường lối của đảng, nhà nước trong công tác xóa đói giảm nghèo. 7 Thời tiết đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất luôn được mùa và không bị thiên tai, lũ lụt tàn phá. Về lao động đã đáp ứng được trong việc sản xuất, không phải thuê nhân công. Về vốn đã chủ động được vốn trong sản xuất như ngân hàng, các chương trình cho vay không lấy lãi… C, Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế: + Những hạn chế: - Hiện nay trình độ của các hộ nghèo trên địa bàn xã không đồng đều, thiếu kinh nghiệm sản suất, thiếu công cụ sản xuất, thiếu vốn sản xuất; ngoài những nguyên nhân trên còn phải kể đến như nhiều gia đình nghèo do đông con, ốm đau, già cả, neo đơn, nghèo đói do tư tưởng để lại, trông nhờ vào nsự hỗ trợ của các tổ chức, tập thể, các ngồn vốn dự án, cách nghĩ cách làm chưa phù hợp với cách làm mới; Vấn đề di dân tự do đến trên địa bàn để lập nghiệp đang còn cao chưa thực sự kiểm soát được, các hộ chưa có công ăn việc làm ổn định. - Trung tâm học tập cộng đồng được cấp trên quan tâm đầu tư xây dựng tại xã và đưa vào hoạt động nhưng việc thu hút lao động theo học còn gặp nhiều khó khăn do lao động nghèo thường đi làm thuê để kiếm sống không có thời gian để tham gia học tập. - Chưa có chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn đầu tư xây dựng các cơ sở xí nghiệp nên công tác giải quyết việc làm cho lao động còn gặp nhiều khó khăn; Số người thất nghiệp hiện còn cao, đa phần là lao động có thu nhập thấp, chưa ổn định, không đảm bảo cho cuộc sống. + Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế: - Nghèo đói liên quan trực tiếp đến cuộc sống của con người từ cá nhân, gia đình đến cộng đồng xã hội. Vì vậy, để giải quyết vấn đề giảm nghèo cần xem xét đầy đủ các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, do đặc thù xã dân tộc, miền núi, trình độ dân trí chưa đồng đều, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của xã hội, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nguồn nội lực yếu, tranh thủ nguồn ngoại lực còn hạn chế chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế để phát triển; Hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ 8 cao có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến. Trong đó, có một vài nguyên nhân cụ thể như sau: - Ban xoá đói giảm nghèo khi mở các lớp đào tạo nghề cho lao động chưa xây dựng được mô hình xoá nghèo; Quá trình lãnh chỉ đạo của cấp Ủy Đảng -UBND xã có đề ra kế hoạch, chỉ tiêu, Nghị Quyết, chương trình hành động để thực hiện nhưng khâu giám sát, đôn đốc, nhắc nhở chưa thường xuyên nên kết quả đạt được chưa cao, các ấp chưa theo dõi và cập nhật thường xuyên những đối tượng xã hội, hộ nghèo để đề xuất về trên có hướng hỗ trợ giúp đỡ. Từ đó, hộ thoát nghèo chưa thật sự giảm nghèo đạt theo yêu cầu kế hoạch đề ra. - Trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung, nhất là trong đồng bào dân tộc stiêng nên còn thiếu hiểu biết về các chính sách giúp đỡ của Nhà Nước cũng như của cộng đồng, những hộ gia đình dân tộc không chịu tích luỹ vốn để làm kinh tế gia đình mà thường xuyên đem đi cúng chùa để tạo phước đã gây khó khăn cho cuộc sống lao động hàng ngày. - Công tác quản lý việc làm cho hộ nghèo còn nhiều mặt hạn chế chưa có chương trình dự án mở rộng sản xuất, số lao động được đào tạo nghề tự đi tìm việc làm là chính. - Trong lĩnh vực chuyển đổi cây trồng có triển khai nhưng chưa đồng bộ, nông dân chưa dám thực hiện do chưa nắm rõ kỹ thuật; công tác vận động tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn do trình độ cán bộ không đồng đều, số cán bộ được đào tạo còn rất ít, phương tiện về thông tin tuyên truyền còn hạn chế thiếu thông tin thị trường. Hầu như thông tin thị trường chưa đến với người nghèo, chưa góp phần định hướng sản xuất của người dân (sản xuất như thế nào, bán cho ai, giá bao nhiêu…) 9 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP 1. Các giải pháp và kiến nghị: a. Giải pháp về nhận thức: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, nhiệm vụ của công tác dân tộc trong tình hình mới. xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, ngang tầm với nhiệm vụ, phát huy vai trò của trưởng thôn, trưởng bản trong quản lý địa bàn dân cư. Nhà nước cần có chính sách đầu tư các lĩnh vực KT-XH, kết cấu hạ tầng phát triển, nâng cao dân trí. Đây là chìa khoá để bà con các dân tộc thiểu số có thể tự xoá đói, giảm nghèo phát triển đi lên. Tuyên truyền, giáo dục các chủ trương, chính sách dân tộc của đảng, nhà nước cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi cho đồng bào các dân tộc thiểu số. b. Giải pháp về lãnh đạo tổ chức: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền về phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần gắn với thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. c. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các chủ trương xóa đói giảm nghèo đến mọi tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức tuyên truyền, nhằm làm cho họ hiểu và đồng tình với chủ trương lớn của Đảng. Đặc biệt là việc nêu gương những nỗ lực quyết tâm làm ăn thoát nghèo, gương người tốt việc tốt, nông dân sản xuất giỏi, mô hình điểm, tiên tiến,… d. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp + Về lĩnh vực nông nghiệp: Tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, tăng giá trị sản xuất cây công nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá trong sản xuất, công nghệ sinh học, khuyến nông, bảo vệ thực vật, hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật cho nông dân một cách hợp lý; thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; mở rộng diện 10 tích sản xuất; quy hoạch lại vùng sản xuất chuyên canh; Đồng thời, xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả như tổ liên kết sản xuất đảm bảo tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, đặc biệt tập trung đầu tư cho đồng bào dân tộc. + Về công tác xây dựng cơ sở hạ tầng: Đầu tư có trọng điểm các công trình, hệ thống giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá, vận động nhân dân đóng góp đầu tư nâng cấp đường liên ấp, liên thôn nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển vật tư, hàng hoá góp phần giảm giá thành trong sản xuất. Phát triển điện lưới quốc gia, hệ thống cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân đạt tỷ lệ 100% . Tiếp tục nâng cấp chợ trung tâm xã đáp ứng nhu cầu giao lưu, tiêu thụ hàng hoá của nhân dân, mở rộng các loại hình dịch vụ ở nông thôn. Tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hoá đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng chợ trật tự vệ sinh. Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nghèo trên địa bàn: Huy động các nguồn lực tham gia xoá đói giảm nghèo: 2. Kiến nghị : Để công tác xoá đói giảm nghèo đạt hiệu quả cao và mang tính bền vững. Bản thân xin kiến nghị một số nội dung cần quan tâm thực hiện trong thời gian tới: - Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý điều hành, tổ chức thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo thông qua tập huấn nghiệp vụ hàng năm cho lực lượng làm công tác xoá đói giảm nghèo để kịp thời nắm bắt thông tin giúp cho lãnh đạo thông suốt trong quá trình lãnh chỉ đạo. - Cần có những chính sách hợp lý cho cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo nhất là về chế độ tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. - Cần có những chính sách ưu đãi kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp kinh doanh trên địa bàn huyện hoặc xã giải quyết việc làm tại chổ cho lao động. 11 - Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đến từng lao động để tham gia học nghề thường xuyên, đầy đủ, đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó cần có những chính sách hỗ trợ phù hợp, kịp thời tạo điều kiện cho lao động tích cực học tập nhất là gia đình nghèo và đồng bào các dân tộc. - Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa các chính sách hỗ trợ hộ nghèo như QĐ 134, 135, 167 của chính phủ,…và các chính sách an sinh xã hội khác. - Liên kết ba nhà: Nhà nước, nhà nông và nhà doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm do nông dân sản xuất ra để không bị các tiểu thương ép giá để ổn định đời sống sản xuất. . - Cần có chính sách khen thưởng đối với các đơn vị làm tốt công tác xoá đói giảm nghèo để khích lệ, động viên cho đơn vị nhằm đẩy mạnh tiến độ thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo từ nay đến 2020. Bài học kinh nghiệm Thứ nhất, phải xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của xã là mục tiêu hàng đầu của các mục tiêu thiên niên kỷ. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo phải hướng vào những vùng còn tỷ lệ hộ nghèo cao: về chủ trương, phải đúng trọng tâm, đúng trọng điểm; về chỉ đạo, phải quyết liệt, biết khối lượng công việc, lực lượng thực hiện, thời hạn hoàn thành; về chủ trì, phải gương mẫu, tận tụy, sâu sát, dân chủ, sáng tạo nhưng đúng pháp luật của Nhà nước. Thứ hai, xây dựng lộ trình thực hiện các chính sách, phải tích cực giải quyết việc làm cho người lao động, gắn với đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động ở nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp nhằm nâng cao kiến thức tay nghề, đủ điều kiện tham gia thị trường lao động chất lượng cao. Thứ ba, xã hội hóa các hoạt động xóa đói, giảm nghèo, phát động phong trào quần chúng sâu rộng trong toàn xã. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống. Phấn đấu thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững thông qua việc 12 đẩy mạnh các chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, các chương trình hỗ trợ về sản xuất và đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. Thứ tư, hằng năm, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo và xóa nhà ở tạm; kịp thời khen thưởng để động viên nhân tố tích cực, khắc phục những yếu kém, tồn tại để tổ chức thực hiện chương trình tốt hơn cho những năm tiếp theo. C. KẾT LUẬN Trong những năm qua, xã Đắk Ơ đã tích cực thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm tạo cơ hội cho người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo khó, hòa nhập cộng đồng, cùng cộng đồng tham gia xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xã đã đầu tư ngày càng nhiều hơn cho chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện hỗ trợ ngày càng thiết thực và có hiệu quả hơn về mọi mặt cho các hộ nghèo, hộ khó khăn. Với quan điểm những vấn đề xã hội phải được giải quyết bằng các phương thức xã hội, việc xây dựng và triển khai chương trình xóa đói giảm nghèo với nhiều biện pháp sáng tạo nhằm giúp đỡ hộ nghèo thoát khỏi khó khăn như: tạo điều kiện cho hộ nghèo vay vốn tín dụng từ ngân hàng Chính sách - xã hội, tập huấn kiến thức, hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho hộ nghèo, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, miễn giảm học phí cho con em hộ nghèo, đào tạo nghề... đã góp phần hỗ trợ hộ nghèo sớm thoát khỏi cuộc sống khó khăn, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng. Thời gian qua, công tác xóa đói giảm nghèo của xã Đắk Ơ đạt được khá nhiều thành tựu làm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm từ 20% năm 2011 xuống còn 10% năm 2015 là nhờ vào việc thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của xã Đắk Ơ về xóa đói giảm nghèo. Mặt khác, xóa đói giảm nghèo là mục tiêu quan trọng của phát triển kinh tế - xã hội bền vững của xã, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách giàu nghèo ở địa phương cho nên cần phải nâng cao trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên của cả hệ 13 thống chính trị, nhất là phải tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nghèo, đẩy mạnh giáo dục nâng cao trình độ dân trí, chăm lo sức khoẻ cộng đồng, có kế hoạch xây dựng mô hình làm ăn thiết thực cho quần chúng nhân dân góp phần tăng thêm thu nhập cho cuộc sống từng bước giảm nghèo, tăng hộ khá giàu cho nhân dân, thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo. Trên đây là bài thu hoạch nghiên cứu cuối khoá chương trình lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính K49, năm học 2014-2016 của bản thân. Rất mong được sự đóng góp và hướng dẫn của quý thầy cô để bản thân được tiếp thu và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế tại địa phương được tốt hơn nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo. Chân thành cảm ơn! 14 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu: trang 1 2. Mục đích: trang 1 3. Đối tượng nghiên cứu: trang 1 4. Phương pháp ngiên cứu: trang 2 5. Kết cấu của đề tài: trang 2 Chương I. Cơ sở lý luận. trang 2 Chương II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. trang 2 Chương III Giải pháp.trang 2 B. PHẦN NỘI DUNG trang 3 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN trang 3 1. Cơ sở lý luận công tác xoá đói giảm nghèo: trang 3 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xóa đói giảm nghèo: trang 3 3. Quan điểm chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: trang 4 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. Đặc điểm tình của xã Đắk Ơ: trang 5 2. Công tác xoá đói giảm nghèo: trang 5 A, Những kết quả đạt được: trang 6 B, Những thành tựu đạt được và nguyên nhân đạt được: trang 6 C, Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế: trang 8 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP 1. Các giải pháp và kiến nghị: trang 10 a. Giải pháp về nhận thức: trang 10 b. Giải pháp về lãnh đạo tổ chức: trang 10 d. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp: trang 10 c. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: trang 10 2. Kiến nghị : trang 11 - Bài học kinh nghiệm trang 12 KẾT LUẬN trang 13 15 UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ BÀI THU HOẠCH Nghiên cứu thực tế cuối khoá Chương trình trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính : CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CHỦ ĐỀ Họ tên học viên: Trần Tiến Lực Lớp: Khoá 49 Đơn vị công tác: Quỹ Phát triển đất 16 Bình Phước, năm 2016 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng