Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận “Giải quyết tranh chấp đất đai kéo dài do lấn chiếm trái phép của hộ g...

Tài liệu Tiểu luận “Giải quyết tranh chấp đất đai kéo dài do lấn chiếm trái phép của hộ gia đình”

.DOC
23
489
80

Mô tả:

Tiểu luận “Giải quyết tranh chấp đất đai kéo dài do lấn chiếm trái phép của hộ gia đình”
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1 PHẦN I GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG.............................................................3 I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI................................................................................3 II. DIỄN BIẾN TÌNH HUỐNG......................................................................3 PHẦN II PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ..............................6 I. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG......................................................................6 II. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH HUỐNG:........................................8 1. Khách quan:.............................................................................................8 2. Chủ quan:.................................................................................................9 III. HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG:...........................................................9 PHẦN III............................................................................................................10 MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG....................................................10 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................10 II. MỤC TIÊU CHUNG:..............................................................................12 III. MỤC TIÊU XỦA VIỆC XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:...............................12 PHẦN IV............................................................................................................13 XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG .............................................................................................................................13 I. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN......................................................................13 1. Phương án 1:..........................................................................................13 2. Phương án 2:..........................................................................................13 3. Phương án 3:..........................................................................................14 II. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN.....................................................................14 PHẦN V...............................................................................................................17 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG..............................................................................................................17 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................19 I. KẾT LUẬN.................................................................................................19 II. KIẾN NGHỊ..............................................................................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................22 LỜI NÓI ĐẦU Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất, đặc biệt là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai là mục tiêu và đòi hỏi chính đáng mà dân tộc Việt Nam đã tạo lập, bảo vệ và phát triển bằng mồ hôi, nước mắt và cả xương máu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân với mục đích trọng tâm là giành lại đất đai về tay người lao động. Đất đai đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng, ổn định chính trị, đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Những năm trước đây, nhất là trước khi có Luật Đất đai năm 1993, việc giao đất trái thẩm quyền, tình trạng lấn chiếm đất đai diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, mặt dù Luật đất đai đã có hiệu lực nhưng tình trạng đó vẫn không giảm. Nhiều vi phạm xảy ra nhưng chính quyền cơ sở xử lý không nghiêm, thiếu dứt điểm, thậm chí làm sai quy định. Nguyên nhân là do công tác quản lý đất đai ít quan tâm đến, có thể nói là bị buông lỏng trong một thời gian dài, các hồ sơ lưu trữ không phản ánh đúng, không phản ánh kịp thời những biến động đất đai, đo đó khi giải quyết một vụ việc tranh chấp đất đai thường phức tạp và kéo dài. Việc tuyên truyền pháp luật đất đai chưa được coi trọng đúng mức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân chưa nghiêm. Đặc biệt là những năm trở lại đây, đất đai thực sự có giá và có giá trị cao, đem lại lợi ích, lợi nhuận lớn cho người sử dụng đất. Chính vì vậy mà nảy sinh các mâu thuẫn trong quá trình sử dụng đất, những vụ tranh chấp đất đai, đòi lại đất xảy ra thường xuyên làm mất đi tình đoàn kết trong thôn, xóm, có khi cả trong cha con, anh chị em ruột... Mặt khác, việc đầu tư kinh phí, nhân lực cho công tác quản lý đất đai chưa tương xứng với việc đổi mới cơ chế trong quản lý phát triển kinh tế - xã -1- hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn chỉnh hệ thống tư liệu địa chính phục vụ cho công tác quản lý đất đai, nhất là việc xử lý những trường hợp sử dụng đất bất hợp pháp đã làm nảy sinh những vấn đề khiếu nại, tố cáo tranh chấp đất đai kéo dài nhiều năm. Tiểu luận “Giải quyết tranh chấp đất đai kéo dài do lấn chiếm trái phép của hộ gia đình” được viết trên cơ sở điều tra nghiên cứu sự việc ở phường Việt Hưng - quận Long Biên - thành phố Hà Nội có tốc độ đô thị hoá nhanh. Việc bức xúc kiện tụng của các chủ hộ về việc tranh chấp đất đai cũng như cách giải quyết khiếu nại của các cấp, các ngành đã rút ra được những bài học quý báu và ngày càng hoàn thiện cho công tác quản lý, quy hoạch và sử dụng đất đai. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, Tôi chỉ xin được đề cập đến một số vấn đề gặp phải trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai kéo dài do lấn chiếm trái phép của các hộ gia đình, trình tự xử lý đơn thư khiếu nại của công dân, mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng phức tạp của vụ việc là do những người thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước theo pháp luật nhưng do chủ quan, hạn chế về năng lực và kinh nghiệm công tác, không nắm vững các quy định hiện hành về lĩnh vực công việc được giao, đây cũng là một bài học cho bản thân tôi và góp một phần nhỏ về kinh nghiệm quản lý hành chính nhà nước, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước nắm vững pháp luật và các văn bản dưới luật. -2- PHẦN I GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI Trước năm 1993 hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng được Ủy ban nhân dân xã Việt Hưng - huyện Gia Lâm (nay là phường Việt Hưng - quận Long Biên) cấp 300,0 m2 đất để làm nhà ở (Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 15/4/1989 tại tổ 7, phường Việt Hưng, quận Long Biên. Hộ gia đình ông Nguyễn Đức Hùng được Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm cấp 300,0 m 2 đất đại tổ 7, xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm để làm nhà ở (Quyết định số 462/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 1989) như vậy hai hộ có khuôn viên đất liền kề nhau. Trong quá trình sử dụng (khoảng từ năm 1995 - 1996) thì hai hộ gia đình nói trên tự khai hoang, lấn chiếm thêm 800,0 m2 để canh tác. Những năm trước đây, hai gia đình này sống rất đoàn kết với tình làng nghĩa xóm cao đẹp “Bán bà con xa, mua láng giềng gần”, “Lá lành đùm lá rách”. Nhưng từ năm 2003 tách huyện Gia Lâm thành quận Long Biên và huyện Gia Lâm, xã Việt Hưng trở thành phường Việt Hưng quận Long Biên, tốc độ đô thị phát triển mạnh. Với sự đầu tư, quản lý, quy hoạch xây dựng của Nhà nước, nhất là ở những khu vực được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đất đai trở nên có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao hơn. Vì lợi ích cá nhân khi mảnh đất trở nên có giá và lợi dụng những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý của chính quyền địa phương mà họ đã quên đi tình cảm của họ vốn có từ trước đến nay để đổi lấy những lợi ích vật chất gây nên vụ kiện kéo dài không đáng có. II. DIỄN BIẾN TÌNH HUỐNG Xuất phát từ những bất đồng trong cuộc sống giữa hai hộ gia đình cũng như từ lợi ích cục bộ cá nhân mà hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng và hộ gia đình ông Nguyễn Đức Hùng đã để xẩy ra mâu thuẫn nội bộ dẫn đến tranh chấp đất đai không thể tự giải quyết được cho nên hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng -3- đã làm đơn gửi lên Ủy ban nhân dân phường Việt Hưng đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ ông Hoàng Chí Dũng và hộ ông Nguyễn Đức Hùng (15/11/2005). Nội dung đơn của ông Hoàng Chí Dũng trình bày là trước đây 2 hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng và ông Nguyễn Đức Hùng được Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm (nay là quận Long Biên) cấp cho mỗi hộ là 300,0 m 2 đất tại tổ 7, phường Việt Hưng để làm nhà ở (Quyết định số 461, 462). Trong quá trình sử dụng thì 02 hộ gia đình nói trên tự khai hoang lấn chiếm thêm 800,0 m 2 đất (ngoài phần đất mà Ủy ban nhân dân huyện giao cho làm nhà ở). Trong thời gian khai hoang đó thì hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng có số lao động nhiều hơn số lao động của gia đình ông Nguyễn Đức Hùng và thực tế khi khai hoang thì hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng khai hoang nhiều hơn nhưng khi sử dụng thì hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng không sử dụng hết mà để cho ông Nguyễn Đức Hùng sử dụng. Vì tình làng nghĩa xóm nên 2 gia đình chấp thuận sử dụng như nhau (mỗi bên 400,0 m2). Nay gia đình ông Hoàng Chí Dũng có đông nhân khẩu hơn nên muốn sử dụng phần đất khai hoang đó nhiều hơn (theo thực tế khai hoang) cụ thể là 500,0 m2, còn gia đình ông Nguyễn Đức Hùng chỉ được sử dụng 300,0 m2 với lý do trước đây trong thời gian khai hoang hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng có số công góp nhiều và khai hoang nhiều hơn hộ gia đình ông Nguyễn Đức Hùng. Sau khi nhận đơn khiếu kiện của hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng, Ủy ban nhân dân phường Việt Hưng đã tiến hành thành lập Hội đồng hoà giải gồm: Cán bộ Địa chính phường, đại diện mặt trận, Hội phụ nữ, Hội nông dân, cán bộ Tư pháp, cán bộ tổ dân phố. Hội đồng hoà giải đã tiến hành thu thập tình hình thực tế cũng như tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của quá trình diễn biến dẫn đến vụ khiếu kiện tranh chấp đất đai và đã gặp gỡ 2 gia đình để hoà giải. Trong quá trình hoà giải, Hội đồng hoà giải đã phân tích những điều hơn lẽ phải và mong muốn 2 hộ gia đình tự giải quyết trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng nhau và đúng với quy định của pháp luật đế giữ vững ổn định trật tự xã hội và tình đoàn kết -4- của 2 gia đình. Đồng thời đề nghị hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng rút đơn khiếu kiện và nên sử dụng phần đất này theo hiện trạng từ trước đến nay. Nhưng hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng không chấp thuận (hoà giải không thành). Sau khi hoà giải không thành, Ủy ban nhân dân phường Việt Hưng đã làm tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân quận Long Biên giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai của hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng và hộ gia đình ông Nguyễn Đức Hùng theo Luật định. Sau khi tiếp nhận Tờ trình của Ủy ban nhân dân phường Việt Hưng và Đơn khiếu nại tranh chấp đất đai của hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng, Uỷ ban nhân dân quận Long Biên đã thành lập Tổ thẩm định nghiên cứu Tờ trình thực tế và quá trình sử dụng đất của 02 hộ gia đình nói trên và tình hình sử dụng đất ở địa phương. Tháng 12 năm 2005 Uỷ ban nhân dân quận Long Biên ra Quyết định giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai là giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất của 02 hộ gia đình và cho phép mỗi hộ được sử dụng 400,0 m 2 đất khai hoang để làm đất canh tác (Quyết định số 1352/QĐ-UB). Tuy đã được các cấp chính quyền hoà giải, thuyết phục, giải thích và tạo điều kiện cho 02 hộ gia đình được tiếp tục sử dụng mảnh đất nói trên. Nhưng mối bất hoà giữa hai hộ gia đình vẫn không được cải thiện vì thiếu hiểu biết, ích kỷ hẹp hòi cá nhân, do đó đến tháng 02 năm 2006 hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng lại tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên Ủy ban nhân dân thành phố về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng và hộ ông Nguyễn Đức Hùng của Uỷ ban nhân dân quận Long Biên là không thoả đáng và thiên vị cho hộ gia đình ông Nguyễn Đức Hùng. Sau khi nhận đơn, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có Công văn số 2854/UBND-NC về việc giải quyết kiến nghị của công dân, trong đó giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm tra, xác minh, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết việc tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng và hộ gia đình ông Nguyễn Đức Hùng theo quy định của pháp luật. -5- PHẦN II PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ I. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG Việc khiếu kiện tranh chấp đất đai của hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng và hộ gia đình ông Nguyễn Đức Hùng là tranh chấp về quyền sử dụng đất đối với phần đất mà họ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Như vậy theo điểm a khoản 2 Điều 136 Luật đất đai năm 2003 thì Uỷ ban nhân dân quận Long Biên có trách nhiệm giải quyết tranh chấp đất đai nói trên và cũng theo khoản 1 điều 135 Luật đất đai năm 2003 thì Nhà nước khuyến khích việc hoà giải các tranh chấp đất đai trong nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội nông dân, các tổ chức thành viên khác của mặt trận, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế ở cơ sở và công dân hoà giải các tranh chấp đất đai. Trên cơ sở tôn trọng sự thoả thuận của các bên, phát huy truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong nội bộ nhân dân tránh thiệt hại, lãng phí của cải vật chất phát sinh do tranh chấp gây ra. Trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân phường Việt Hưng đã tiến hành hoà giải nhưng không thành do chưa đạt được sự thoả thuận, tự nguyện của hai bên vì cán bộ làm công tác hoà giải ở cơ sở chưa nắm vững các quy định của Luật Đất đai, chưa có quy định trong công tác dân vận. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở cơ sở chưa được chặt chẽ, chưa xử lý dứt điểm các vụ vi phạm pháp luật đất đai như mua bán, chuyển nhượng đất trái phép, xây dựng lấn chiếm đất trái phép… ý thức tôn trọng và chấp hành luật đất đai trong nhân dân trên địa bàn chưa nghiêm. Do đó việc hoà giải ở cơ sở không thành nên toàn bộ hồ sơ cũng như sự việc tranh chấp của 2 hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng và hộ gia đình ông Nguyễn Đức Hùng được chuyển lên Uỷ ban nhân dân quận Long Biên giải quyết theo luật định. Sau khi nhận được Đơn khiếu nại tranh chấp đất đai của hộ gia đình ông -6- Hoàng Chí Dũng và Tờ trình của Ủy ban nhân dân phường Việt Hưng, Uỷ ban nhân dân quận Long Biên đã tiến hành giải quyết theo đúng trình tự thủ tục của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Đất đai quy định. Uỷ ban nhân dân quận Long Biên đã tiến hành lập Tổ thẩm định tìm hiểu kỹ nguyên nhân chính của việc bất đồng dẫn đến tranh chấp, thu thập chứng cứ từ người khiếu kiện và người bị khiếu kiện, xác minh thực tế hồ sơ đất đai tại địa phương, tiến hành đối chất giữa các đương sự cũng như tình hình sử dụng đất của các hộ gia đình ở địa phương là phần nhiều hộ gia đình đều sử dụng đất vượt hạn mức quy định cũng như sử dụng đất chưa có giấy tờ hợp lệ. Uỷ ban nhân dân quận Long Biên cũng đã tiến hành hoà giải trên cơ sở giúp đỡ thuyết phục các bên tranh chấp thoả thuận tự nguyện giải quyết tranh chấp trên cơ sở đảm bảo công bằng và đúng pháp luật. Nhưng các bên tranh chấp vẫn không chấp thuận hoà giải buộc Ủy ban nhân dân Thành phố ra quyết định giải quyết là giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất của hai hộ gia đình và cho phép hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng được sử dụng 400,0 m2 đất tự lấn chiếm vào mục đích nông nghiệp và hộ ông Nguyễn Đức Hùng được sử dụng 400,0 m2 đất tự lấn chiếm vào mục đích nông nghiệp. Đề nghị các bên liên quan chấp hành quyết định này và các cơ quan chức năng có trách nhiệm phân định ranh giới cắm mốc giao đất tại thực địa và làm các hồ sơ thủ tục để giao đất cho hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng và hộ gia đình ông Nguyễn Đức Hùng sử dụng. Như vậy, việc giải quyết của Uỷ ban nhân dân quận Long Biên đã có vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật cũng như tình hình thực tế sử dụng đất ở địa phương để giải quyết theo hướng có lợi cho các đương sự, cụ thể là đất của hai hộ gia đình nói trên là lấn, chiếm trái phép, đương sự không có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp nhưng có văn bản của Ủy ban nhân dân phường Việt Hưng cho biết rõ là việc sử dụng đất đó của hai đương sự là không vi phạm quy hoạch và thuộc trường hợp có thể xem xét để giao quyền sử dụng đất theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. -7- Mặc dù được vận dụng giải quyết theo hướng có lợi cho mình, nhưng mối bất hoà lớn trong cuộc sống của hai hộ gia đình cũng như sự ích kỷ, nhỏ nhen trong cuộc sống và sự thiếu hiểu biết về pháp luật nên hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng vẫn không chấp hành quyết định giải quyết của Uỷ ban nhân dân quận Long Biên mà tiếp tục làm đơn gửi lên Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết. Sau khi nhận đơn của hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng, Ủy ban nhân dân thành phố đã yêu cầu các ngành chức năng xem xét tham mưu Uỷ ban nhân dân thành phố giải quyết. Sau khi được Uỷ ban nhân dân thành phố giao nhiệm vụ, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã nghiên cứu hồ sơ (đơn của hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng; hồ sơ giải quyết của Uỷ ban nhân dân quận Long Biên), kiểm tra tình hình thực tế sử dụng đất ở địa phương gặp gỡ đương sự để đối chất và hoà giải. Qua nghiên cứu tình hình thực tế sử dụng đất của hai hộ gia đình cũng như tình tiết của vụ khiếu kiện và quá trình giải quyết của Uỷ ban nhân dân quận Long Biên cho thấy rằng việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng và ông Nguyễn Đức Hùng của Uỷ ban nhân dân quận Long Biên là đã hợp tình, hợp lý phù hợp với tình hình thực tế sử dụng đất đai ở địa phương, với mục tiêu hàng đầu là ổn định trật tự xã hội, nhưng người khiếu kiện không chịu tiếp thu. Do đó Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố giải quyết. II. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH HUỐNG: 1. Khách quan: - Do cơ chế thị trường, đất đai ngày một có giá, các hộ gia đình, cá nhân muốn đòi quyền lợi cho riêng mình. - Do sự tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật chưa đi sâu vào quần chúng; cách thức giải quyết của Chính quyền địa phương chưa rõ ràng, dứt khoát, thiếu bài bản; công tác vận động, hoà giải chưa thuyết phục. - Việc quản lý đất đai chưa được chặt chẽ: Hồ sơ địa chính chưa cập nhật thông tin một cách thường xuyên, chính xác. -8- 2. Chủ quan: - Trách nhiệm của người sử dụng đất đối với Nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ: Chưa làm đầy đủ thủ tục đăng ký với cơ quan Nhà nước, chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế... - Do người dân và một số cơ quan Nhà nước không nắm rõ các quy định của pháp luật nói chung và Luật Đất đai nói riêng. III. HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG: - Tình huống khiếu nại đòi lại quyền sử dụng đất dẫn đến việc tranh chấp đất đai đã làm xảy ra mâu thuẫn giữa các hộ gia đình, cá nhân trong Tổ dân phố, làm mất tình đoàn kết trong Tổ dân phố. - Làm tốn nhiều công sức của cán bộ, nhân dân trong phường và của các cơ quan Nhà nước; tốn kém nhiều giấy mực... -9- PHẦN III MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Theo quy định của Pháp luật hiện hành thì giải quyết các tranh chấp khiếu nại về đất đai theo 02 hệ thống đó là cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp. Điều 136 Luật đất đai năm 2003 quy định những tranh chấp đất đai không có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp thì do cơ quan hành chính giải quyết; những tranh chấp đã có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì do toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân hộ gia đình với nhau, giữa cá nhân hộ gia đình với tổ chức thuộc quyền quản lý của mình. Uỷ ban nhân dân thành phố, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết các tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức, giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân nếu tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân đã giải quyết tranh chấp đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. Quyết định của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành. Nhưng theo Điều 30 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 thì người khiếu nại muốn khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp thì phải khiếu nại với Ủy ban nhân dân đã ra quyết định giải quyết tranh chấp, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì mới khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên. Hiện nay, việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy đỏ) của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất đó thì do Toà án giải quyết. Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày -10- 03 tháng 01 năm 2002 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) hướng dẫn về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Về nguyên tắc đất đai do Nhà nước thống nhất quản lý cho nên mặc dù các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất có các quyền dân sự đối với phần đất được giao như chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê, góp vốn… nhưng trên thực tế đất đai mang tính quan hệ hành chính giữa Nhà nước với công dân, giữa chủ thể quản lý với đối tượng bị quản lý vì vậy tranh chấp đất đai là tranh chấp dân sự không thuần khiết. Việc giải quyết tranh chấp đất đai thường được tiến hành theo 2 giai đoạn. Trước hết là tiến hành hoà giải tại cơ sở - Điều 135 Luật đất đai 2003 đã nêu rõ: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai. Cũng tại điều 5 Luật khiếu nại năm 2011: Nhà nước khuyến khích việc hòa giải tranh chấp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó. Thực tế việc hòa giải thành có ý nghĩa rất lớn trong giải quyết tranh chấp đất đai, bảo vệ tình làng, nghĩa xóm và an ninh trật tự tại địa phương. Người Việt Nam ta vẫn có quan niệm "một trăm cái lý không bằng một tí cái tình". Trong trường hợp không hòa giải thành, theo quy định của pháp luật thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai được phân thành 2 loại: Một là: Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết; Hai là: Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy -11- chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 được giải quyết như sau: - Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng; - Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng. II. MỤC TIÊU CHUNG: - Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ cương phép nước; - Bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích chính đáng của cơ quan Nhà nước, tổ chức và công dân; - Đảm bảo hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. III. MỤC TIÊU XỦA VIỆC XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: - Nhằm giải quyết đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi pháp của hộ gia đình, cá nhân. - Xử lý tốt tình huống trên cũng là việc làm của chính quyền hướng tới phục vụ nhân dân. - Làm cho người khiếu nại, người bị khiếu nại hiểu đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật. - Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cũng như sự hiểu biết pháp luật cho cán bộ, nhân dân và chính quyền địa phương. -12- PHẦN IV XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG I. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN 1. Phương án 1: Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố giải quyết với nội dung sau: - Công nhận việc tranh chấp đòi lại đất của ông Hoàng Chí Dũng, vì gia đình ông Dũng có số lao động đã tham gia khai hoang nhiều hơn. - Yêu cầu Uỷ ban nhân dân quận Long Biên thu hồi phần đất đang tranh chấp do ông Nguyễn Đức Hùng đang sử dụng để trả lại cho ông Hoàng Chí Dũng, ông Hoàng Chí Dũng phải bồi thường tài sản có trên đất cho ông Nguyễn Đức Hùng. * Ưu điểm: Chấm dứt việc khiếu kiện kéo dài của ông Hoàng Chí Dũng. * Nhược điểm: - Phương án này không đúng với quy định của pháp luật đất đai; - Dễ xảy ra khiếu kiện do ông Nguyễn Đức Hùng thấy chưa thỏa đáng, thiệt hơn so với ông Hoàng Chí Dũng; - Làm tăng mối bất hoà giữa các đương sự. 2. Phương án 2: Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố giải quyết với nội dung sau: Ban hành quyết định giải quyết không công nhận việc tranh chấp đòi lại đất của ông Hoàng Chí Dũng, giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất của hai hộ gia đình và cho phép hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng được sử dụng 400,0 m 2 đất tự lấn chiếm vào mục đích nông nghiệp và hộ ông Nguyễn Đức Hùng được sử dụng 400,0 m2 đất tự lấn chiếm vào mục đích nông nghiệp (theo Quyết định giải quyết của Uỷ ban nhân dân quận Long Biên). * Ưu điểm: - Giải quyết theo hướng có lợi cho nhân dân địa phương; - Tránh làm tăng mối bất hoà giữa các đương sự, ổn định trật tự xã hội. * Nhược điểm: -13- - Xảy ra khiếu kiện kéo dài, vượt cấp do ông Hoàng Chí Dũng cho là không thỏa đáng. - Tốn nhiều công sức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 3. Phương án 3: Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố giải quyết với nội dung sau: - Không công nhận việc tranh chấp đòi lại đất của ông Hoàng Chí Dũng. - Yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận Long Biên huỷ bỏ Quyết định về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông Hoàng Chí Dũng và ông Nguyễn Đức Hùng. - Tiến hành lập thủ tục thu hồi toàn bộ 800,0 m 2 đất lấn chiếm trái phép của 2 hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng và ông Nguyễn Đức Hùng đang sử dụng làm đất vườn để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. * Ưu điểm: - Phù hợp với pháp luật hiện hành cũng như quá trình, tình tiết giải quyết tranh chấp đất đai của hai hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng và ông Nguyễn Đức Hùng ở địa phương; - Tránh được phát sinh khiếu kiện vượt cấp, đỡ tốn nhiều công sức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; - Tránh làm tăng mối bất hoà giữa các đương sự, ổn định trật tự xã hội. * Nhược điểm: Gây thiệt hại cho các đương sự. II. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN Tranh chấp đất đai giữa hai hộ gia đình thực tế đang sử dụng đất đó chưa được Nhà nước giao cho ai sử dụng. Đây là tranh chấp xác định ai là người sử dụng đất hợp pháp nhưng người sử dụng đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo điều 136 của Luật Đất đai và hướng dẫn tại Thông tư số 01/2002/TTLT-TANDTC-TCĐC ngày 03 tháng 01 năm 2002 của Toà án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao - Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) thì khi giải quyết tranh chấp này có thể được Nhà nước giao đất, hoặc cho thuê đất, hoặc được hợp thức hóa, hoặc bị thu hồi đất -14- theo pháp luật đất đai hiện hành. Về thẩm quyền thu hồi đất này thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố vì mặc dù đất này đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhưng theo quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt khu đất này thuộc dân cư đô thị (Nghị định 88/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994). - Việc ông Hoàng Chí Dũng tranh chấp đòi lại đất vì cho rằng gia đình ông có số lao động nhiều hơn số lao động của gia đình ông Nguyễn Đức Hùng nên đã khai hoang nhiều hơn là không có cơ sở, vì: + Ông Hoàng Chí Dũng không có các loại giấy tờ để chứng minh là diện tích đất trên (100 m2 gia đình ông Nguyễn Đức Hùng đang sử dụng) thuộc quyền sử dụng của gia đình mình. + Mặt khác, từ khi khai hoang đến nay ông Hoàng Chí Dũng không có ý kiến gì. + Việc sử dụng đất của ông Nguyễn Đức Hùng là công khai, liên tục từ khoảng thời gian 1995 - 1996 đến trước ngày 15 tháng 11 năm 2005. Qua ba lần hoà giải không thành, việc Uỷ ban nhân dân quận Long Biên ra Quyết định giải quyết khiếu nại theo hướng có lợi cho nhân dân địa phương (tiếp tục cho sử dụng phần đất lấn chiếm trái phép) là không hợp lý. Tuy nhiên, trải qua một thời gian dài công tác quản lý đất đai bị buông lỏng dẫn đến hiện tượng sử dụng đất lấn chiếm trong nhân dân có nhiều, nhưng đối với trường hợp này đã qua nhiều lần hoà giải, thuyết phục giải thích nhưng đương sự không chấp thuận thì Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Uỷ ban nhân dân thành phố thu hồi phần đất lấn chiếm trái phép của hai hộ gia đình này để giao cho các hộ gia đình khác sử dụng làm nhà ở, tránh được phát sinh khiếu kiện vượt cấp, đỡ tốn nhiều công sức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, việc Uỷ ban nhân dân thành phố ra quyết định thu hồi 800,0 m 2 đất của hai hộ gia đình nói trên để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật là hoàn toàn phù hợp với pháp luật hiện hành cũng như quá trình, tình tiết giải quyết tranh chấp đất đai của hai hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng và ông Nguyễn Đức Hùng ở địa phương. -15- Trên cơ sở phân tích những ưu, nhược điểm của từng phương án cũng như quá trình giải quyết tranh chấp đất đai của hai hộ gia đình ông Hoàng Chí Dũng và ông Nguyễn Đức Hùng, đồng thời đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, tránh phát sinh khiếu kiện vượt cấp, đỡ tốn nhiều công sức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, lựa chọn Phương án 3 là phương án giải quyết. -16- PHẦN V KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Khi mới phát sinh việc tranh chấp đất đai ở cơ sở thì trước tiên tổ dân phố phải có trách nhiệm, tìm hiểu nguyên nhân, gặp mặt các bên tranh chấp. Nên chọn những người có uy tín nhất trong khu phố, am hiểu pháp luật đất đai cũng như tâm tư nguyện vọng của các bên đứng ra thuyết phục vận động các bên tự dàn xếp và giải quyết với nhau trong nội bộ, giải thích cho các bên thấy được điều hơn lẽ phải để tự giải quyết không nên để phát sinh mâu thuẫn làm tổn hại đến tình cảm của 2 bên, cũng như vấn đề an ninh trật tự trong khu phố. Khi có đơn khiếu nại của đương sự thì Ủy ban nhân dân phường phải có trách nhiệm phối hợp với mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức cá nhân có liên quan hướng dẫn giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt thoả thuận tự nguyện giải quyết trên cơ sở đảm bảo công bằng, đúng pháp luật. Những người tham gia hoà giải là người thường sống trong cùng một tổ dân phố, gần gũi với các bên tranh chấp để tìm hiểu kỹ các nguyên nhân chính của việc bất đồng dẫn đến tranh chấp, từ đó mới có thể trực tiếp đối chất cũng như đưa ra được những phương pháp vận động, thuyết phục các bên tranh chấp đạt kết quả tốt. Đồng thời những người trong Hội đồng hoà giải am hiểu pháp luật để giải thích cho các bên hiểu để tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật đất đai, cũng như việc quản lý sử dụng và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai trong nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương phép nước đảm bảo đúng bản chất Nhà nước của ta là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quản lý Nhà nước trên cơ sở pháp luật, buộc mọi người phải hiểu và tuân thủ pháp luật, pháp chế. Có như vậy thì việc tiến hành hoà giải đạt kết quả tốt, ít tốn thời gian, hạn chế tranh chấp kéo dài giảm bớt khiếu kiện vượt cấp. Sau khi hoà giải thành, tình cảm làng xóm láng giềng vẫn được giữ trọn có khi hiểu nhau thông cảm hơn và gắn bó hơn. Khi giải quyết khiếu kiện tranh chấp đất đai phải thực hiện đúng quy trình, trình tự và thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Quá trình giải quyết -17- phải thẳng thắn, trung thực công minh, bình đẳng áp dụng pháp luật chính xác, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật, tạo cho nhân dân trong địa phương có ý thức tôn trọng và chấp hành tốt pháp luật đất đai. -18- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Đất đai chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và trong quá trình phát triển của đất nước. Đây là một nguồn tài nguyên khan hiếm, cố định về diện tích và vị trí nhưng khả năng thì vô tận vì vậy việc quản lý phải chặt chẽ, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả. Công tác quản lý đất đai trong mọi thời kỳ, giai đoạn lịch sử và tương lai luôn luôn được chú trọng. Đặc biệt là khu vực đô thị, nơi trung tâm chính trị, văn hoá xã hội và an ninh - quốc phòng của một vùng lãnh thổ. Đây là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức, các hộ gia đình và mỗi người sử dụng đất sẽ góp phần tích cực và quyết định vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, có tốc độ đô thị hoá nhanh từ đó kéo theo sự phức tạp, khó khăn trong công tác quản lý đất đai nó luôn là điểm nóng và nhạy cảm. Do trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, công tác quản lý Nhà nước về đất đai một thời gian dài bị buông lỏng, việc tuyên truyền pháp luật chưa được chú trọng, ý thức chấp hành pháp luật đất đai trong nhân dân chưa nghiêm do đó đã làm nảy sinh những vấn đề khiếu nại tranh chấp đất đai. Vụ việc khiếu nại đòi lại đất của ông Hoàng Chí Dũng tại phường Việt Hưng, quận Long Biên xảy ra từ cuối năm 2005, đã được Ủy ban nhân dân phường Việt Hưng quan tâm giải quyết, đã có nhiều buổi họp để hoà giải, đã được sự tham gia, đóng góp ý kiến của nhân dân. Tuy nhiên, nhận thức chưa đầy đủ của ông Dũng, cũng như phương thức giải quyết của Ủy ban nhân dân phường chưa phù hợp, chưa bài bản và đúng quy định của pháp luật nên để vụ việc kéo dài làm mất nhiều thời gian, công sức của nhân dân và cơ quan Nhà nước. Uỷ ban nhân dân quận Long Biên cũng đã quan tâm giải quyết, song việc giải quyết còn chưa cương quyết, dứt điểm, cách thức giải quyết cũng chưa đúng -19-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng