Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Tài chính doanh nghiệp Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI tại Việt Nam...

Tài liệu Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI tại Việt Nam

.DOCX
28
373
102

Mô tả:

nêu lên thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam từ năm 2014 đến 6 tháng đầu năm 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ---***--- TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ Tên đề tài: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam Người thực hiện: Đoàn Diệu Linh Lớp K23A TCNH Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Thị Lý Hà Nội, 2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ...........................................................................................................................2 1.1. Một số khái niệm...................................................................................2 1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)........................................................2 1.1.2. Các hình thức FDI.................................................................................4 1.2. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI ở một số quốc gia..................................5 1.2.1. Kinh nghiệm của Trung quốc................................................................5 1.2.2. Kinh nghiệm của Singapore..................................................................7 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt nam.......................................................7 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM......................................................................9 2.1. Phân tích thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam......9 2.1.1. Năm 2014:.............................................................................................9 2.1.2. Năm 2015:...........................................................................................12 2.1.3. Năm 2016:...........................................................................................15 2.1.4. Năm 2017:...........................................................................................18 2.2. Các giải pháp thu hút vốn FDI............................................................21 2.2.1. Về mặt luật, chính sách.......................................................................21 2.2.2. Về thủ tục hành chính.........................................................................22 2.2.3. Về quản lý nhà nứoc đối với hoạt động FDI.......................................23 2.2.4. Về kết cấu hạ tầng...............................................................................23 2.2.5. Vể đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư.................................................24 KẾT LUẬN.....................................................................................................25 MỞ ĐẦU Trong xu hướng hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng hiện nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của bất kỳ quốc gia hoặc địa phương nào. Đối với Việt Nam, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại càng có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong 35 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt nam đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, trình độ kỹ thuật và công nghệ; đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, phát triển kinh tế thị trường đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao mức sống người lao động. Tuy nhiên hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực đến nền kinh tế như: Vấn đề chuyển giá gây thiệt hai cho nền kinh tế, khả năng chuyển giao công nghệ hạn chế và nguy cơ về vấn đề ô nhiễm môi trường, phân hóa xã hội, khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội tăng cao ... Trước những lý do trên, em chọn đề tài “Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” làm đề tài tiểu luận môn học. Đề tài nhằm phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, những kết quả, hiệu quả đạt được, đồng thời nêu ra những mặt hạn chế còn tồn tại, đưa ra một số nguyên nhân chính và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn FDI cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế. 1 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1. Một sốố khái niệm 1.1.1. Đầầu tư trực tếốp nước ngoài (FDI) 1.1.1.1. Khái niệm FDI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Foreign Firect Investment” và được dịch sang tiếng Việt nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có nhiều khai niệm về FDI như sau:  Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.  Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước *nước chủ đầu tư) có được tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.  Theo Luật Đầu tư Việt Nam (2005): FDI là hình thức đầu tư do nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy luật này và các quy định khác có liên quan. Như vậy FDI là một loại hình đầu tư quốc tế, trong đó chủ đầu tư của một nền kinh tế đóng góp một số vốn hoặc tài sản đủ lớn vào một nền kinh tế khác 2 để sở hữu hoặc điều hành, kiểm soát đối tượng họ bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích lợi nhuận hoặc mục đích kinh tế khác. Hay cũng có thể nói FDI là sự di chuyển vốn, tài sản,công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi. 1.1.1.2. Các đặc trưng của vốn đầu tư nước ngoài FDI - Về vốn góp, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng một lượng vốn tối thiểu theo quy định của mỗi nước nhận đầu tư để có quyền trực tiếp tham gia điều phối, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh; - Về quyền điều hành quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào mức vốn góp, nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn thì quyền hành hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý; - Về phần chia lợi nhuận, dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lãi lỗ, đều được phân chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định sau khi đã trừ các khoản đóng góp. Từ những quan niệm trên có thể hiểu FDI là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý... nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm chủ yếu sau: Gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tư, tức là tiền và các loại tài sản khác giữa các quốc gia, hệ quả là làm tăng lượng tiền và tài sản của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư và làm giảm lượng tiền và tài sản nước đi đầu tư. 3 Được tiến hành thông qua việc bỏ vốn thành lập các doanh nghiệp mới (liên doanh hoặc sở hữu 100% vốn), hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua lại các chi nhánh hoặc doanh nghiệp hiện có, mua cổ phiếu ở mức khống chế hoặc tiến hành các hoạt động hợp nhất và chuyển nhượng doanh nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tư hoặc cùng sở hữu vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất định đủ mức tham gia quản lý trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp. + Là hoạt động đầu tư của tư nhân, chịu sự điều tiết của các quan hệ thị trường trên quy mô toàn cầu, ít bị ảnh hưởng của các mối quan hệ chính trị giữa các nước, các chính phủ và mục tiêu cơ bản luôn là đạt lợi nhuận cao. + Nhà đầu tư trực tiếp kiểm soát và điều hành quá trình vận động của dòng vốn đầu tư. + FDI bao gồm hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào trong nước và đầu tư từ trong nước ra nước ngoài, do vậy bao gồm cả vốn di chuyển vào một nước và dòng vốn di chuyển ra khỏi nền kinh tế của nước đó. + FDI chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia thực hiện. Các đặc điểm nêu trên mang tính chất chung cho tất cả các hoạt động FDI trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam, quá trình tiếp nhận FDI diễn ra đã được 20 năm và những đặc điểm nêu trên cũng đã thể hiện rõ nét. Chính những đặc điểm này đòi hỏi thể chế pháp lý, môi trường và chính sách thu hút FDI phải chú ý để vừa thực hiện mục tiêu thu hút đầu tư, vừa bảo đảm mối quan hệ cân đối giữa kênh đầu tư. 1.1.2. Các hình thức FDI 1.1.2.1. Các hình thức phân theo bản chất đầu tư  Đầu tư phương tiện hoạt động 4 Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào  Mua lại và sát nhập Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào 1.1.2.2. Các hình thức đầu tư phân theo tính chất dòng vốn  Vốn chứng khoán Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty  Vốn tái đầu tư Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.  Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. 1.2. Kinh nghiệm thu hút vốốn FDI ở một sốố quốốc gia 1.2.1. Kinh nghiệm của Trung quốốc. Kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách cải cách mở cửa năm 1978 đến nay, nền kinh tế Trung Quốc đã có sự biến đổi mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm, GDP tăng bình quân 9,5%. Trong các yếu tố tác động 5 tạo ra mức tăng trưởng cao như vậy có sự đóng góp quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với 40-45 tỷ USD/năm những năm 1990-2000 và 53 tỷ USD năm 2005 (gần 60% lĩnh vực sản xuất và 24% là lĩnh vực bất động sản), Trung Quốc đã trở thành nước tiếp nhận FDI khoảng 30% tổng các luồng FDI vào tất cả các nước đang phát triển. Tuy vẫn còn một số tác động tiêu cực, nhưng về cơ bản FDI đã có những tác động tích cực đến kinh tế – xã hội của Trung Quốc. Tận dụng được FDI, Trung Quốc có điều kiện để cải cách cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, hiện đại hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách với thế giới về khoa học – công nghệ, thúc đẩy cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế. Năm 2001, khu vực FDI đóng góp 1/3 tổng sản lượng công nghiệp, 1/5 giá trị gia tăng công nghệ cao, 51,5% xuất khẩu, thu hút gần 23 triệu lao động. Các khu vực kinh tế vốn lạc hậu ở phía Trung và Tây Trung Quốc, nhờ FDI đã dần dần phát triển trên cơ sở phát huy các ưu thế về lao động và tài nguyên dồi dào của Trung Quốc. Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc phát huy tác dụng tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của FDI đối với phát triển KT-XH ở Trung Quốc như sau: - Sự thống nhất nhận thức về vai trò của FDI với phát triển kinh tế từ trung ương đến địa phương và là kết quả của những nỗ lực không ngừng đối với việc cải tiến hệ thống chính sách. - Chiến lược mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế theo vùng lãnh thổ tuân thủ qui hoạch đã được xây dựng. - Thực hiện đa dạng hóa các nguồn huy động vốn, kết hợp có hiệu quả việc sử dụng FDI với các nguồn vốn tín dụng huy động trong và ngoài nước. Tìm kiếm các nguồn tín dụng từ bên ngoài với các điều kiện vay có lợi nhất và sử dụng một phần đáng kể vốn từ nguồn vay này cho các dự án xây dựng cơ sở hạ 6 tầng.Đồng thời từng bước hạn chế dần việc vay nợ nước ngoài , cố gắng tăng nhanh huy động vốn từ các nguồn trong nước & FDI. - Có chính sác thỏa đáng để mở rộng việc thu hút các nà đầu tư người Hoa ở nước ngoài chuyển vốn về đầu tư tại Trung quốc .Mở rộng địa bàn hoạt động, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, sử dụng các chính sách ưu đãi phù hợp với yêu cầu phát triển của từng thời kì ,đa dạng hóa các hình thức và chủ đầu tư. 1.2.2. Kinh nghiệm của Singapore. - Chúng ta đã biết Singapore nổi lên là một trong 4 con rồng châu Á với nền kinh tế phát triển, GDP bình quân đầu người cao trên 24000 $ ,phát triển các ngành dịch vụ và tài chính.Có được thành công đó một phần không nhỏ là từ nguồn FDI . - Chính phủ ít khống chế số lĩnh vực đầu tư đối với các dự án có vốn FDI trong đó các ngành thu hút mạnh là thăm dò, khai thác và chế biến dầu mỏ, chế tạo máy, sửa chữa đóng mới tàu biển, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch, tài chính & buôn bán quốc tế. - Hình thành một thị trường động bộ, đa dạng tự do hóa. - Thực hiện chính sách hạn chế việc vay vốn cho các dự án đầu tư - Chính phủ dự kiến trước và đưa ra bảng phân loại các xí nghiệp, các ngành sản xuất cần gọi vốn đầu tư và đi cùng với nó là các chế độ ưu đãi cụ thể về miễn thuế lợi nhận, thuế nhập khẩu, tự do chuyển lợi nhuận về nước,đào tạo lao động. 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt nam. - Nhận thức về chiến lược cũng như về chính sách thu hút đầu tư hợp lí, có qui hoạch rõ ràng và cân đối giữa phát triển sản xuất với xây dựng cơ sở hạ tầng… nắm bắt thời cơ, thuận lợi, thấy rõ được những khó khăn, thách thức từ bên trong cũng như bên ngoài để kịp thời đề ra được chủ trương, đường lối đúng 7 đắn, tập trung lực lượng, giải quyết dứt điểm các vấn đề nảy sinh. Chủ trương, đường lối khi đã đề ra phải được quán triệt thông suốt, đầy đủ từ trung ương đến địa phương và phải được cụ thể hóa thành pháp luật, cơ chế, chính sách một cách đồng bộ kịp thời, tạo ra sự thống nhất và quyết tâm cao trong việc tổ chức thực hiện để đảm bảo thành công. - Đa dạng hóa nguồn huy động vốn, kết hợp các nguồn tín dụng trong nước ngoài nước, FDI, hạn chế vay nợ nước ngoài. Khuyến khích mạnh các nguồn vốn trong nước cùng tham gia đầu tư với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài .Có chính sách thu hút hơn nữa nguồn vốn, công nghệ, chất xám từ bộ phận Việt kiều tham gia đầu tư vào Việt nam. - Cho phép mở rộng hơn nữa các lĩnh vực đầu tư. - Quản lí đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. công tác chỉ đạo, điều hành phải thông suốt, thống nhất, có nền nếp, kỷ cương trong bộ máy công quyền, tạo niềm tin và độ tin cậy đối với nhà đầu tư, đặc biệt đối với người đứng đầu. Phải luôn luôn hướng về nhà đầu tư và doanh nghiệp để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Mọi thủ tục hành chính phục vụ cho hoạt động đầu tư phải đơn giản, gọn nhẹ, không làm tăng chi phí, không gây phiều hà, sách nhiễu cho nhà đầu tư. 8 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 2.1. TT 1 2 2.1 2.2 2.3 3 3.1 3.2 3.3 4 4.1 4.2 5 Phần tch thực trạng vốốn đầầu tư trực tếốp nước ngoài tại Việt Nam Chỉ tiêu Vốn thực hiện Vốn đăng ký* Đăng ký cấp mới Đăng ký tăng thêm Góp vốn, mua cổ phần Số dự án* Cấp mới Tăng vốn Góp vốn mua cổ phần Xuất khẩu Xuất khẩu (kể cả dầu thô) Xuất khẩu (không kể dầu thô) Nhập khẩu Đơn vị tính triệu USD triệu USD triệu USD triệu USD triệu USD 12 tháng năm 2014 12,500 21,922 16,504 5,418 12 tháng năm 2015 14,500 22,757 15,578 7,180 12 tháng năm 2016 15,800 24,373 15,182 5,765 3,425 So sánh cùng kỳ 20142015 116.0% 110.0% 99.0% 143.5% So sánh cùng kỳ 20152016 109.0% 107.1% 97.5% 80.3% dự án lượt dự án dự án 1,843 749 2,013 814 2,556 1,225 2,547 115.0% 122.6% 127.0% 150.5% triệu USD 101,218 114,267 125,901 112.9% 110.2% triệu USD triệu USD 93,989 84,193 110,557 97,226 123,554 102,201 117.7% 115.5% 111.8% 105.1% 1.2.4. Năm 2014: Trong năm 2014, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 12,5 tỷ USD, tăng 8,7 % với cùng kỳ năm 2014. - Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) trong 12 tháng đầu năm 2014 đạt 101,21 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 67,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 93,98 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ 2013 và chiếm 62,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. - Nhập khẩu của khu vực ĐTNN năm 2014 đạt 84,19 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 56,9% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 12 tháng năm 2014, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 17,02 tỷ USD. Tính đến 31/12/2014 đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 17.768 dự án, tổng vốn đăng ký 252,715 tỷ USD. Đầu tư tập trung 9 nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 9.600 dự án, vốn đăng ký 141,4 tỷ USD, chiếm 54% số dự án và 56% tổng vốn đăng ký, tiếp theo là lĩnh vực KD bất động sản, xây dựng, dịch vụ lưu trú,…. Về đối tác đầu tư, Hàn Quốc là đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 37,72 tỷ USD, chiếm 14,9%, tiếp theo là các đối tác Nhật Bản, Singapore, Đài Loan. Về địa bàn đầu tư, ĐTNN đã có mặt tại 62 tỉnh trong cả nước (trừ tỉnh Điện Biên), trong đó dẫn đầu là TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội và Đồng Nai. Theo báo cáo của các địa phương trong cả nước tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 cả nước có 1.843 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 16,5 tỷ USD, tăng 14 % so với cùng kỳ năm 2013 và 749 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,41 tỷ USD, bằng 68,8% so với cùng kỳ năm 2013. Tính chung trong năm 2014 tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 21,92 tỷ USD, bằng 98,1% so với cùng kỳ năm 2013. Năm 2014 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 880 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 15,5 tỷ USD, chiếm 70,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,83 tỷ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,08 tỷ USD. Trong 12 tháng của năm 2014 đã có 63 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với số tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 7,7 tỷ USD, chiếm 35,1% tổng vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam; Hồng Kông đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng 10 thêm là 3,03 tỷ USD, chiếm 13,9% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,89 tỷ USD, chiếm 13,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong năm 2014, không kể dầu khí ngoài khơi, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 56 tỉnh thành phố. Thái Nguyên là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,35 tỷ USD, chiếm 15,3% vốn đăng ký. TP Hồ Chí Minh đứng thứ hai với 3,26 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 14,9% tổng vốn đầu tư. Đồng Nai đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 1,83 tỷ USD, chiếm 8,4% vốn đăng ký. Trong 6 Vùng kinh tế của cả nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài dẫn đầu là vùng Đông Nam Bộ với tổng vốn cấp mới và tăng vốn là 7,79 tỷ USD chiếm 35,7% tổng vốn đầu tư, đứng thứ hai là vùng Đồng bằng Sông hồng với tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 6,98 tỷ USD chiếm 32% tổng vốn đầu tư cả nước, đứng thứ 3 là vùng Trung du và miền núi phía Bắc với 3,73 tỷ USD cấp mới và tăng thêm. Tây Nguyên là vùng có ít dự án đầu tư nhất cả nước, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm chỉ đạt 34,03 triệu USD chiếm 0,2% tổng vốn đầu tư. Trong năm 2014 đã cấp được 4 dự án cấp mới với số vốn lớn trên 1 tỷ USD, tổng vốn đầu tư 4 dự án là 6,65 tỷ USD chiếm 30,5% tổng vốn đầu tư năm 2014. Trong 1.843 dự án cấp mới năm 2014, đã cấp được 4 dự án cấp mới với số vốn lớn trên 1 tỷ USD, tổng vốn đầu tư 4 dự án là 6,65 tỷ USD chiếm 30,5% tổng vốn đầu tư năm 2014. Còn lại 69,5% vốn đầu tư là những dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ, trong đó dự án có vốn đầu tư trên 10 triệu USD chỉ chiếm 11,5% số dự án và 47,5% 11 vốn đầu tư. Riêng những dự án có vốn đầu tư với quy mô vốn nhỏ dưới 1 triệu USD chiếm 56% số dự án đăng ký nhưng chỉ chiếm 2% vốn đầu tư. * Một số dự án lớn được cấp phép trong năm 2014 - Dự án Tổ hợp công nghệ cao Sam Sung Thái Nguyên – giai đoạn 2 nhà đầu tư Công ty TNHH Sam Sung Electronics Việt Nam Thái Nguyên – Hàn Quốc, dự án đầu tư tại KCN Yên Bình I, tỉnh Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư đăng ký 3 tỷ USD; dự án được đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và gia công các sản phẩm điện, điện tử. - Dự án Công ty TNHH điện tử Samsung CE Complex do nhà đầu tư Samsung Asia Pte.Ltd – Singapore đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,4 tỷ USD; dự án đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu sản phẩm, thiết bị điện tử công nghệ cao, các sản phẩm phần mềm tiên tiến. - Dự án Công ty TNHH Dewan International do nhà đầu tư Hồng Kông đầu tư tại Khánh Hòa với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,25 tỷ USD; dự án với mục tiêu đầu tư vào lĩnh vực xây dựng,phát triển toàn bộ khu vực bãi biển chính của Tp Nha Trang - Dự án Công ty TNHH SamSung Display Bắc Ninh do nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư tại Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư đăng ký 1 tỷ USD; dự án đầu tư sản xuất lắp ráp gia công, tiếp thị hoặc bán các loại màn hình Smartphone, máy tính bảng. - Dự án Công ty TNHH Thành phố Công nghệ xanh Hà Nội, do nhà đầu tư Vương Quốc Anh đầu tư tại Hà Nội với tổng vốn đầu tư đăng ký 302 triệu USD; dự án với mục tiêu đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản. - Dự án Công ty TNHH khoa học công nghệ Texhong Ngân Hà, được đầu tư bởi nhà đầu tư Hồng Kông đầu tư tại Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư đăng 12 ký 300 triệu USD; dự án đầu tư xây dựng một chuỗi dây chuyền dệt may tập trung hiện đại quy mô lớn. 1.2.5. Năm 2015: Trong 12 tháng năm 2015, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) trong 12 tháng năm 2015 đạt 115,1 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 70,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN 12 tháng năm 2015 đạt 97,9 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 59,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 12 tháng năm 2015, khu vực ĐTNN xuất siêu gần 17,15 tỷ USD. Theo số liệu của hệ thống thông tin về Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2015 cả nước có 2.013 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 15,578 tỷ USD, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2014. Có 814 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,18 tỷ USD, tăng 56,5% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung trong 12 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22,757 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2014. Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 955 dự án đầu tư đăng ký mới và 517 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 15,23 tỷ USD, chiếm 66,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với hai với 9 dự án đăng ký cấp mới và 8 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,8 tỷ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là lĩnh vực Kinh doanh bất động sản với 34 dự án đầu tư mới và 12 lượt dự án 13 tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,39 tỷ USD chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư. Đã có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với 702 dự án cấp mới và 260 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 6,72 tỷ USD, chiếm 29,6% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Malaysia đứng vị trí thứ hai với số vốn là 2,47 tỷ USD chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư, Nhật Bản đứng vị trí thứ ba với số vốn đầu tư là 1,84 tỷ USD chiếm 8,1% tổng vốn đầu tư, Đài Loan vươn lên vị trí thứ tư với số vốn đầu tư là 1,39 tỷ USD chiếm 6,1% tổng vốn đầu tư, Trong 12 tháng năm 2015 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 51 tỉnh thành phố, trong đó Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,46 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,32 tỷ USD, chiếm 14,6%. Bình Dương đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 2,95 tỷ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trà Vinh và Đồng Nai với tổng vốn đầu tư lần lượt là 2,52 tỷ USD và 1,94 tỷ USD. Một số dự án lớn được cấp phép trong 12 tháng năm 2015 là: - Dự án Cty SamSung Display Việt Nam với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD; dự án này được cấp phép năm 2014 với số vốn đầu ban đầu là 1 tỷ USD; dự án được đầu tư tại KCN Yên Phong 1, Bắc Ninh với mục tiêu sản xuất, lắp ráp, gia công, tiếp thị hoặc bán các loại màn hình. - Dự án Nhà máy điện Duyên Hải 2 với tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD do Công ty Janakuasa Sdn. Bhd – Malaysia đầu tư tại tỉnh Trà Vinh với mục tiêu Thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất khoảng 1.200 MW (bao gồm hai tổ máy với công suất thiết kế 600 MW mỗi tổ máy). 14 - Dự án Cty TNHH liên doanh thành phố Đế Vương tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD do Cty cổ phần bất động sản Tiến Phước và Cty TNHH bất động sản Trần Thái Liên doanh với nhà đầu tư Denver Power Ltd - Vương quốc Anh dự án đầu tư tại TP Hồ Chí Minh vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản. - Dự án NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY CÔNG TY TNHH CHENG LOONG BÌNH DƯƠNG PAPER tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD do nhà đầu tư Samoa đầu tư tại Khu công nghiệp Bình Dương với mục tiêu sản xuất giấy công nghiệp và giấy tiêu dùng. - Dự án Cty TNHH Hyosung Đồng Nai tổng vốn đầu tư 660 triệu USD do nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư tại Khu công nghiệp Đồng Nai với mục tiêu sản xuất và gia công các loại sợi. 1.2.6. Năm 2016: Tính đến ngày 26/12/2016, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2015, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay. Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong năm 2016 ước đạt 125,9 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 71,55% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong năm ước 2016 đạt 123,55 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ 2015 và chiếm 70,2% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tính trong năm 2016 ước đạt 102,2 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 58,9% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong năm 2016, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 23,7 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 21,35 tỷ USD không kể dầu thô. Theo số liệu của Hệ thống thông tin quốc gia về Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 26 tháng 12 năm 2016 cả nước có 2.556 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 15,18 tỷ USD, tăng 27% về số dự án và bằng 97,5% về 15 vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Có 1.225 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,76 tỷ USD, tăng 50,5% về số dự án và bằng 80,3% về vốn tăng thêm so với cùng kỳ. Cũng trong năm 2016, có 2.547 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần với tỷ lệ vốn lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện với tổng vốn đầu tư là 3,425 tỷ USD Như vậy, tính chung đến 26/12/2016, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần đạt 24,4 tỷ USD. Trong năm 2016, số dự án cấp mới và tăng vốn vẫn tăng mạnh so với năm 2015. Về vốn đầu tư đăng ký và tăng thêm có giảm hơn so với cùng kỳ năm 2015 do trong năm 2016 không có nhiều dự án quy mô lớn được cấp GCNĐKĐT (năm 2016 chỉ có một dự án có quy mô trên 1 tỷ USD, đó là Dự án LG Display Hải Phòng, cấp phép ngày 15/4/2016, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD do LG Display Co.,ltd (Hàn Quốc) đầu tư). Đồng thời theo dự kiến năm 2016 có 2 dự án lớn là dự án điện BOT Nghi Sơn 2, vốn 2,5 tỷ USD và dự án điện Vũng Áng 2, vốn 2,5 tỷ USD được cấp GCNĐKĐT, tuy nhiên 2 dự án này không có khả năng cấp phép trong năm nay mà phải sang năm 2017. Trong khi trong năm 2015 chỉ tính riêng các dự án quy mô trên 1 tỷ USD đã đóng góp tới 6,6 tỷ USD. Trong năm 2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 1.020 dự án đầu tư đăng ký mới, 861 lượt dự án điều chỉnh vốn và 290 dự án, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, tổng số vốn cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 15,53 tỷ USD, chiếm 63,7% tổng vốn đầu tư đăng ký trong cả năm. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy đứng thứ 2 với 505 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 1,899 16 tỷ USD, chiếm 7,79% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 1,68 tỷ USD, chiếm 6,9% tổng vốn đầu tư.. Tháng năm 2016 có 95 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, vốn tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần là 7 tỷ USD, chiếm 28,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 2,58 tỷ USD, chiếm 10,62% tổng vốn đầu tư đăng ký; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 2,41 tỷ USD, chiếm 9,9% tổng vốn đầu tư. Trong năm 2016, không kể dầu khí ngoài khơi các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 56 tỉnh thành phố, trong đó TP Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 836 dự án cấp mới, 222 lượt dự án điều chỉnh vốn và 1.935 dự án, tổ chức có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần, tổng số vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm là 3,42 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 2,98 tỷ USD, chiếm 12,26%. Tiếp theo là Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai với tổng số vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần lần lượt là 2,79 tỷ USD, 2,36 tỷ USD và 2,23 tỷ USD. Một số dự án lớn được cấp phép trong năm 2016 là: - Dự án LG Display Hải Phòng, cấp phép ngày 15/4/2016, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD do LG Display co.,ltd (Hàn Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất và gia công sản phẩm màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động như điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng.... - Dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng, tổng vốn đầu tư đăng ký 550 triệu USD do LG Innotek Co.,Ltd (Hàn Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất mô đun camera tại Hải Phòng. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan