Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Tài chính doanh nghiệp Thuc trang quan tri rui ro giao dich...

Tài liệu Thuc trang quan tri rui ro giao dich

.DOCX
5
267
74

Mô tả:

THỰC TRẠNG RỦI RO TỶ GIÁ NGOẠI HỐI TRONG GIAO DỊCH TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Rủi ro tỷ giá hối đoái luôn tồn tại và nó là một nhân tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua còn chưa quan tâm đến tác động này, vì tỷ giá vẫn được Nhà nước “bảo hộ”. Mặc dù đồng USD có nhiều biến động trên thị trường thế giới nhưng trong một thời gian dài tỷ giá tại Việt Nam được giữ ở mức ổn định tương đối với biến động bình quân 1 năm chỉ khoảng 1%. Sự ổn định đó làm mờ nhạt đi những rủi ro về tỷ giá, thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngay cả khi đồng USD là đồng tiền chiếm khoảng 80% trong thanh toán. Khi mà quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu ngày càng trở nên sâu rộng và thực chất thì hội nhập về tỷ giá là điều không thể tránh khỏi. Sự “bảo hộ” tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong tương lai sẽ dần nới lỏng. Cơ chế tỷ giá từng bước được thả nổi đã dần hiện hữu khi vào cuối năm 2005 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chính thức công nhận VN thực hiện hoàn toàn việc tự do hóa các giao dịch vãng lai. Năm 2006, thị trường ngoại hối của Việt Nam bắt đầu chịu áp lực thực sự của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Lượng ngoại tệ đổ vào Việt Nam bắt đầu tăng mạnh. Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã sớm cảnh báo về việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần tăng cường sự linh hoạt của tỷ giá trong bối cảnh nguồn vốn đổ vào Việt Nam ngày càng lớn. Sự can thiệp về tỷ giá hối đoái kịp thời sẽ góp phần giảm áp lực trong điều hành tiền tệ của NHNN. Do đó, việc nới rộng biên độ tỷ giá là yêu cầu tất yếu. Nếu quan sát thường xuyên những diễn biến phương thức điều hành tỷ giá của NHNN trong khoảng thời gian gần đây, chúng ta dễ cảm nhận về một sự chuyển động khá âm thầm nhưng không kém phần mạnh mẽ. Cụ thể: - Ngày 1/7/2002 biên độ tỷ giá được mở rộng từ +/-0,1% lên +/-0,25% , - Ngày 2/1/2007, tức là sau khoảng 5 năm không thay đổi, biên độ tỷ giá được mở rộng lên thành +/0,5%, Trên thị trường tài chính nói chung và thị trường hối đoái nói riêng các chuyên gia thường dùng 2 cách phân tích sau đây để dự báo giá: phân tích kỹ thuật (Technical analysis) và phân tích cơ bản (Fundamental analysis). - Ngày 24/12/2007, cách lần thay đổi gần nhất gần 1 năm, biên độ tỷ giá được điều chỉnh lên thành +/0,75%, - Sau đó hơn 2 tháng, ngày 10/3/2008 vừa qua, biên độ lại được đưa lên mức +/-1%. Sự can thiệp của Nhà nước vào tỷ giá rõ ràng là ngày càng suy giảm và dường như đang theo một cơ chế truyền động có chủ đích để tiến tới bước đi cuối cùng là xóa bỏ tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Đây có lẽ chính là điểm khởi sự đầu tiên cho một chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý một cách thực chất, theo hướng tỷ giá phải linh hoạt hơn nữa theo khuyến cáo của IMF và phù hợp với việc Việt Nam là thành viên của WTO. Khi cơ chế tỷ giá linh hoạt, thì rủi ro tỷ giá sẽ xẩy ra thường xuyên hơn, mức độ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ lớn hơn. Thời gian gần đây trên báo chí những tiêu đề như “ảnh hưởng của biến động tỷ giá” hay “khó khăn về tỷ giá”, “thiệt đơn thiệt kép vì USD”... xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Điều đó chứng tỏ ảnh hưởng của biến động tỷ giá đã bắt đầu được các doanh nghiệp quan tâm. Nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các ngân hàng và các thành viên tham gia thị trường ngoại hối phải nâng cao khả năng phòng ngừa biến động tỷ giá. QUẢN TRỊ RỦI RO GIAO DỊCH CỦA CÁC CÔNG TY MNCs Để quản lý rủi ro giao dịch, các hợp đồng tài chính mà các doanh nghiệp thường sử dụng là hợp đồng kỳ hạn (forward), quyền chọn (option), hoán đổi (swap) và hợp đồng tín dụng. Các kỹ thuật hoạt động có thể sử dụng là lựa chọn tiền tệ để ghi hóa đơn, netting và chiến lược lead/lag. Bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn Ngày nay, giao dịch kỳ hạn đã phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trên thị trường ngoại hối. Giao dịch kỳ hạn rất hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đối với công ty khi tham gia xuất nhập khẩu, vay nợ nước ngoài hay thực hiện đầu tư nước ngoài. Thị trường kỳ hạn còn là nơi hoạt động tích cực của các nhà đầu cơ để kiếm lời. Hợp đồng kỳ hạn được sử dụng phổ biến để bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong kinh doanh quốc tế. Nếu doanh nghiệp có một khoản phải thu, một tài sản hay một thu nhập trong tương lai định giá bằng ngoại tệ (gọi tắt là tài sản định giá bằng ngoại tệ), giá ngoại tệ đang có xu hướng giảm xuống, doanh nghiệp có thể bảo hiểm rủi ro này bằng cách tạo ra một tình trạng đóng (offsetting) cho tài sản này thông qua thị trường kỳ hạn. Cụ thể là doanh nghiệp sẽ bán kỳ hạn tài sản này. Do tỷ giá trên hợp đồng kỳ hạn được xác định vào ngày ký kết hợp đồng nên dù tỷ giá hối đoái trên thị trường giao ngay thay đổi như thế nào, giá trị của tài sản tính bằng đồng bản tệ vẫn không thay đổi. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có một khoản nợ định giá bằng ngoại tệ, doanh nghiệp sẽ mua kỳ hạn ngoại tệ để tạo ra một trạng thái đóng bằng đòng bản tệ cho khoản nợ của mình. Nếu doanh nghiệp dự đoán tỷ giá giao ngay vào thời điểm thanh toán lớn hơn tỷ giá kỳ hạn, doanh nghiệp nên thực hiện bảo hiểm. Ngược lại, nếu tỷ giá giao ngay được đự đoán là sẽ nhỏ hơn tỷ giá kỳ hạn, thì doanh nghiệp không nên thực hiện bảo hiểm. Tuy nhiên, do doanh nghiệp không thể dự đoán chính xác tỷ giá nên có thể doanh nghiệp thực hiện bảo hiểm nhưng giá giao ngay thực tế lại nhỏ hơn tỷ giá kỳ hạn. Trong trường hợp này, thiệt hại trên hợp đồng kỳ hạn được xem là chi phí bảo hiểm của doanh nghiệp. Bảo hiểm thông qua thị trường tiền tệ Để bảo hiểm cho khoản phải trả/thu bằng ngoại tệ của mình, doanh nghiệp có thể vay và cho vay trên thị trường tiền tệ trong nước và thế giới. Theo ngang giá lãi suất (IRP), lợi tức của hợp đồng kỳ hạn và lợi tức có được từ kinh doanh chênh lệch lãi suất là như nhau. Vì thế, hai hình thức bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn và bảo hiểm thông qua thị trường tiền tệ không có gì khác biệt. Tuy nhiên, nếu IRP bị chệch, hiệu quả của hai hình thức bảo hiểm này là không giống nhau. Khi thị trường tài chính thế giới là thị trường hiệu quả và cạnh tranh hoàn hảo, IRP không bị chệch. Bảo hiểm bằng hợp đồng quyền chọn Một trong những nhược điểm của bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn và thị trường tiền tệ là cả hai phương thức này đều triệt tiêu toàn bộ rủi ro giao dịch. Điều này có nghĩa là khi tỷ giá hối đoái biến động ngược với dự đoán ban đầu, doanh nghiệp bị thua lỗ trên hợp đồng kỳ hạn, khoản thua lỗ này khó có thể dự đoán trước. Hay nói cách khác, chi phí bảo hiểm không xác định trước được. Hợp đồng quyền chọn cho phép doanh nghiệp có thể hạn chế được nhược điểm này. Do việc sở hữu quyền chọn cho phép doanh nghiệp quyền được lựa chọn thực hiện hợp đồng hay không nên hợp đồng quyền chọn rất thích hợp với bảo hiểm những rủi ro ngẫu nhiên (contingent exposure). Để bảo hiểm rủi ro giao dịch, doanh nghiệp còn có thể sử dụng đồng thời hai hợp đồng quyền chọn (collar). Bảo hiểm bằng collar tốt hơn do phí rẻ hơn và mức biến động của giá mua cũng thấp hơn. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi đúng theo dự đoán của doanh nghiệp, bảo hiểm bằng nghiệp vụ kỳ hạn có lợi hơn cho doanh nghiệp nhưng nếu ngược lại, tỷ giá biến động ngược chiều với dự đoán của doanh nghiệp, chi phí bảo hiểm tối đa mà doanh nghiệp phải gánh chịu trên hợp đồng quyền chọn là xác định trước và rẻ hơn so với hợp đồng kỳ hạn. Nếu doanh nghiệp đang phải đương đầu với rủi ro ngẫu nhiên, bảo hiểm bằng hợp đồng quyền chọn là sự lựa chọn phù hợp. Bảo hiểm bằng collar quyền chọn có thể xem là sự lựa chọn tốt nhất do phí bảo hiểm rẻ và mức độ biến động của giá mua thấp. Bảo hiểm rủi ro hiện tại hóa bằng hợp đồng hoán đổi Hợp đồng hoán đổi là công cụ bảo hiểm tốt nhất đối với những dòng tiền mặt hiện tại hóa của DN. Hợp đồng hoán đổi là một sự thỏa thuận đổi một đồng tiền này lấy tiền tệ khác ở một tỷ giá xác định trước (tỷ giá hoán đổi) vào những ngày trong tương lai. Có nghĩa là, hợp đồng hoán đổi là một danh mục các hợp đồng kỳ hạn với những ngày đáo hạn khác nhau. Số tiền mà doanh nghiệp phải trả mỗi năm không phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, với hợp đồng Swap dài hạn, mức giá được áp dụng cho mỗi hợp đồng thường kỳ hạn không giống nhau và không phải lúc nào các hợp đồng forward dài hạn cũng sẵn có. Bảo hiểm chéo rủi ro tiền tệ những đồng tiền không phổ biến (tiền tệ yếu) Nếu doanh nghiệp có một khoản phải trả, hay phải thu định giá bằng một đồng tiền không phổ biến trên thị trường tiền tệ thế giới như đồng Won của Hàn Quốc, đồng Bhat của Thái Lan, doanh nghiệp không thể sử dụng các hợp đồng phái sinh của những tiền tệ này để bảo hiểm. Trong trường hợp này, doanh nghiệp buộc phải thực hiện bảo hiểm chéo. Kỹ thuật bảo hiểm chéo là thực hiện một hợp đồng phái sinh bằng một tiền tệ có hệ số tương quan cao với đồng tiền phải bảo hiểm. Chẳng hạn như Công ty lương thực Việt Nam bán hàng sang Thái Lan, nhận đồng Bhat theo phương thức trả chậm. Thay vì bán kỳ hạn số tiền bằng bhat sẽ được nhận, doanh nghiệp sẽ bán kỳ hạn JPY với một số lượng tương ứng. Do giá bhat và JPY bằng VND có mối tương quan thuận cao nên nếu giá Bhat xuống giá, doanh nghiệp có lợi từ hợp đồng kỳ hạn và khoản lợi này sẽ bù đắp được sự thiệt hại của doanh nghiệp trên hợp đồng xuất khẩu do bhat lên giá. Tuy nhiên, hiệu quả của bảo hiểm chéo phụ thuộc vào mức độ tương quan giữa hai đồng tiền. Hệ số tương quan càng cao, hiệu quả của bảo hiểm càng cao. Hợp đồng phái sinh của JPY rất hiệu quả trong bảo hiểm chéo đối với các loại tiền tệ yếu ở châu Á như Won của Hàn Quốc, Peso của Philippine, Bhat của Thái Lan. Tương tự, các hợp đồng phái sinh đồng Mark của Đức có thể sử dụng để bảo hiểm cho các tiền tệ ở trung tâm và miền tây của châu Âu như Koruna của Czech, Kroon của Estonia, Forint của Hungary. Hợp đồng tương lai hàng hóa (commodity future contracts) cũng có thể sử dụng để bảo hiểm cho những tiền tệ không phổ biến. Chẳng hạn như Mexico là nước chiếm 5% thị trường dầu mỏ thế giới, đồng Peso của Mexico tương quan thuận với giá dầu thế giới. Vì vậy, có thể sử dụng hợp đồng tương lai dầu mỏ để bảo hiểm cho hợp đồng định giá bằng Peso của Mexico. Tương tự, chúng ta có thể thực hiện hợp đồng tương lai của cà phê, đậu nành, tiêu để bảo hiểm cho đồng Real của Brazin. Các kỹ thuật bảo hiểm hoạt động Bên cạnh việc sử dụng các hợp đồng phái sinh để bảo hiểm, doanh nghiệp còn có thể sử dụng các kỹ thuật hoạt động để bảo hiểm như ghi hóa đơn bằng bản tệ, áp dụng chiến lược lead/lag (đẩy mạnh việc thanh toán hay làm chậm quá trình thanh toán) và netting. Ghi hóa đơn bằng bản tệ thì doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không phải gánh chịu rủi ro giao dịch nữa nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể thực hiện được điều này do còn phụ thuộc vào người mua. Nếu đồng tiền thanh toán đang bị xuống giá, doanh nghiệp nhập khẩu nên trì hoãn thanh toán (lag) còn doanh nghiệp xuất khẩu nên đẩy nhanh thanh toán do hợp đồng đang bị mất giá. Ngược lại, nếu đồng tiền thanh toán đang lên giá, doanh nghiệp nhập khẩu nên đẩy nhanh thanh toán còn doanh nghiệp xuất khẩu nên trì hoãn thanh toán. Netting là biện pháp mà doanh nghiệp thực hiện một giao dịch với trạng thái đối nghịch trạng thái ngoại tệ hiện tại của doanh nghiệp. Mặc dù các kỹ thuật hoạt động đơn giản hơn việc sử dụng các hợp đồng phái sinh, việc áp dụng các kỹ thuật này phụ thuộc rất nhiều vào tương quan giữa người mua và người bán do hệ quả của các giải pháp này là đẩy rủi ro giao dịch cho đối tác (trừ kỹ thuật netting).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan