Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thử nghiệm ương cá trê vàng lai giai đoạn từ bột lên hương với các loại thức ăn ...

Tài liệu Thử nghiệm ương cá trê vàng lai giai đoạn từ bột lên hương với các loại thức ăn khác nhau

.PDF
39
282
70

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 THƯ NGHIỆM ƯƠNG CÁ TRÊ VÀNG LAI GIAI ĐOẠN BỘT LÊN HƯƠNG VỚI CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU Sinh viên thực hiện LÊ VĂN MÃI MSSV: 0753040054 LỚP: NTTS K2 Cần thơ, 2011 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 THƯ NGHIỆM ƯƠNG CÁ TRÊ VÀNG LAI GIAI ĐOẠN BỘT LÊN HƯƠNG VỚI CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện PGs. Ts. NGUYỄN VĂN KIỂM LÊ VĂN MÃI MSSV: 0753040054 LỚP: NTTS K2 Cần thơ, 2011 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ TIỂU LUẬN 2 TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tiểu luận: Thử nghiệm ương cá trê vang lai giai đoạn từ bột lên hương với các loại thức ăn khác nhau. Sinh viên thực hiện: LÊ VĂN MÃI Lớp: Nuôi trồng thủy sản K2 Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo vệ tiểu luận đại học Khoa Sinh Học Ứng Dụng,- Trường Đại học Tây Đô. Cần thơ, ngày…….tháng……năm 20…… Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện (Chữ ký) (Chữ ký) ……………………………… …………………………. PGs. Ts. NGUYỄN VĂN KIỂM LÊ VĂN MÃI CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Chữ ký) …………………………………. LỜI CẢM TẠ 3 Sau khoản 2 tháng thực tập từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 6 năm 2011, tại khu dân cư Hưng Phú, quận Cái Răng – TP. Cần Thơ, áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm thực tế, nay luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành. Trước hết em xin chân thành cảm tạ Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Tây Đô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy PGs. Ts Nguyễn Văn Kiễm đã tận tình chỉ dạy cho em trong quá trình học tập đã hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn đến tât cả các quý Thầy Cô – Khoa Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đề tài được hoàn thành, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau này. Cuối cùng em xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè, cùng tập thể lớp thủy sản K2 đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ! Cần thơ, ngày ……tháng……năm 20…. Sinh viên thực hiện LÊ VĂN MÃI TÓM TĂT 4 Cá trê vàng lai hay còn gọi là cá trê lai có đặc điểm dể nuôi, mau lớn, ít bệnh, ăn tạp, sống được trong môi trường nước tù hãm. Thịt cá thơm ngon gần giống như thịt cá trê vàng, được thị trường trong nước tiêu thụ rất mạnh và gần đây còn được thu mua xuất khẩu dưới dạng phi lê đông lạnh (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2006). Nhờ khả năng chịu đựng tốt với điều kiện môi trường mà cá trê vàng lai được chú ý và ngày càng phát triển rộng rãi. Nhằm ngày càng hoàn thiện quy trình ương nuôi và nhu cầu con giống ngày càng cao của người dân, đề tài ương cá trê vàng lai với các loại thức ăn khác nhau giai đoạn từ bột lên hương được thực hiện với 3 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm được thực hiện với 3 nghiệm thức khác nhau về thức ăn (trùn chỉ, tép xay, thức ăn công nghiệp 38% đạm). Cả 3 nghiệm thức đều được cho ăn moina 1 tuần đầu và 4 tuần tiếp theo cho ăn hoàn toàn trùn chỉ ở nghiệm thức I, thức ăn tép xay ở nghiệm thức II, thức ăn công nghiệp ở nghiệm thức III. Kết quả sừ dụng thức ăn là trùng chỉ trong quá trình ương đạt kết quả tỉ lệ sống (89,03 ± 6,00) và tốc độ trăng trưởng (0,039 mm/ngày ; 0,039 gam/ngày) tốt nhất. Thức ăn là tép xay và thức ăn công nghiệp trong quá trình ương có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau nhưng ở thức ăn công nghiệp cá ương có tỷ lệ sống cao hơn ở thức ăn tép xay. Từ khóa: Cá trê vàng lai, thức ăn, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống. CAM KẾT KẾT QUẢ 5 Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dung cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Ngày …..tháng…..năm 20…. (Chữ ký) LÊ VĂN MÃI MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ…………………………………..……………………………...i 6 TÓM TẮT………………………………………..……………………………ii CAM KẾT KẾT QUẢ………………………….……………………………iii MỤC LỤC………….……………………...…….……………………………iv DANH SÁCH BẢNG……….………………….……………………………..vi DANH SÁCH HÌNH……….……………...………………………………...vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……..………..……………………………….viii CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ…...…..…………...…………………………….1 1.1. Giới thiệu chung……………………………………..................1 1.2. Mục tiêu của đề tài……………………………………………..2 1.3. Nội dung nghiên cứu…………………………………………...2 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU……...……..…...…………………..3 2.1. Đặc điểm hình thái phân loại………………….………………..3 2.1.1. Sơ lược đặc điểm cá trê…………….…………………3 2.2. Đặc điểm sinh học cá trê vàng lai………………………………5 2.2.1. Môi trường sống..………………………….………….5 2.2.2. Đặc điểm dinh dưỡng…………………………………6 2.2.3. Đặc điểm sinh trưởng…………………………………6 2.2.4. Đặc điểm sinh sản………………………….………….6 2.3. Các loại thức ăn sử dụng trong quá trình ương nuôi....…………7 2.3.1. Trùn chỉ……….…………………………………….....8 2.3.2. Tép………………………………………………...…..9 2.3.3. Thức ăn công nghiệp…………………………..…….10 2.3.4. Moina…………………………………...……..……..10 2.4. Một số kết quả nghiên cứu về sinh sản và lai tạo cá trê……..11 CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………12 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………..……….. ……….12 3.2. Vật liệu nghiên cứu……………………………………………12 3.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………...………12 3.3.1. Bố trí thí nghiệm……………………..………………12 3.3.2. Thực nghiệm ương………….………..………………13 3.3.3. Quản lí bể ương………….……………...……………14 3.3.4. Phương pháp thu và phân tích mẫu……..….………...14 CHƯƠNG 4: KÊT QUẢ VÀ THẢO LUẬN…………………….………….17 7 4.1. Thí nghiệm ương cá trê vàng lai với các loại thức ăn ………..17 4.1.1. Các yếu tố môi trường…………………….………….17 4.1.2. Tăng trưởng về chiều dài………………….………….20 4.1.3. Tăng trưởng về trọng lượng……………….………….22 4.1.4. Tỉ lệ sống…………………………………..………….23 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……………...….…...…………..25 5.1. Kết luận……………………………………………...…………25 5.2. Đề xuất………………………………………………………….25 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………..………………...….…………….26 PHỤ LỤC ...……...…………………...…………..……….………………..…A DANH SÁCH BẢNG Trang 8 Bảng 3.1: Phương pháp bố trí thời gian và số lần cho ăn của 3 nghiệm thức……….13 Bảng 3.2: Thức ăn qua các tuần...................................................................................13 Bảng 4.1: Biến động các yếu tố môi trường trong thí nghiệm.....................….……...17 Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài cá trê vàng lai ………………….…….…20 Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng cá trê vàng lai……………….………..22 Bảng 4.4: Tỷ lệ sống của cá..........................................................................................23 DANH SÁCH HÌNH Trang 9 Hình 2.1: Hình dạng ngoai cá trê vàng………………………………………..…….…3 Hình 2.2: Hình dạng ngoai cá trê phi…………………………………………....….….4 Hình 2.3: Hình dạng ngoài cá trê lai...............................................................................5 Hình 2.4: Hình phân biệt đực cái ở cá trê……………………………………..…...….7 Hình 2.5: Trùn chỉ được rửa sạch...................................................................................8 Hình 2.6: Tép được rửa sạch..........................................................................................9 Hình 2.7: Moina được thu và rửa sạch.........................................................................10 Hình 4.1: Tăng trưởng chiều dài qua các ngày ương…...……………………………21 Hình 4.2: Tăng trưởng khối lượng qua các ngày ương cá…..………………………..23 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVNLTS: Bảo Vệ Nông Lâm Thủy Sản 10 DLG: Daily Lenght Gain DWG: Daily Weight Gain HUFA: Highly Unsaturated Fatty Acid K2: Khóa 2 KTSX: Kỹ Thuật Sản Xuất NT: Nghiệm thức NXB: Nhà Xuất Bản PGs. Ts: Phó Giáo Sư, Tiến Sỉ SR: Survival Rate TP: Thành Phố TPHCM: Thành Phố Hồ Chí Minh VND: Việt Nam Đồng 11 Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Thiên nhiên đã dành cho đất nước Việt Nam nguồn tài nguyên tiềm tàng và phong phú, nguồn tài nguyên này đã góp phần rất lớn vào sự phát triển của nước ta. Trong đó phải kể đến sự đóng góp của tài nguyên thủy sản. Từ lâu thủy sản đã được xem là kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đồng bằng sông Cửu Long là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm quan trọng nằm ở cực Nam tổ quốc, Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng lớn nhất Việt Nam cả về thủy sản mặn, lợ ven biển và thủy sản nước ngọt. Năm 2006, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của vùng 699.200 ha, sản lượng thủy sản trong vùng đạt 2.016.642 tấn (Tổng cục thống kê, 2007). Với diện tích mặt nước lớn nhất cả nước và hệ thống sông ngòi chằng chịt Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế rất lớn để phát triển thủy sản đặc biệt là thủy sản nước ngọt. Đồng băng sông Cửu Long là vùng đất thấp rộng gần 4 triệu ha, chiếm 71% tổng diện tích châu thổ sông Mê-kông, hằng năm sông Cửu Long mang theo khoảng 5 tỷ m3 nước ngọt cùng với một lượng lớn phù sa góp phần làm màu mỡ và mở rộng đồng bằng này, song song với nó là sự sinh sôi và phát triển của nuôi trồng thủy sản trong vùng hạ lưu sông, đa phần các loài thủy sản ở hạ lưu sông Mê-kông có vòng đời khép kín, ít di cư. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho cộng đồng dân cư ở khu vực hạ lưu sông Mê- kông cải thiện đời sống, tăng thu nhập, làm giàu cho quê hương đất nước nếu nuôi trồng thủy sản ở đây có sự quản lý, khai thác bền vững và định hướng phát triển tôt nhất (Lê Xuân Sinh, 2005). Trong những năm vừa qua nuôi trồng thủy sản đã phát triển ở nhiều giống loài trong đó có tên không thể thiếu là cá trê lai. Cá trê lai đã được nuôi nhiều ở một số vùng Châu Á như Thái Lan, Đài Loan, Ân Độ, Philippines, Trung quốc. Ở Việt Nam phong trào nuôi cá trê vàng lai đã phát triển khá mạnh trên cả nước ta, nhất là ở các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ, khu vực ngoại thành phố Hồ Chí Minh là do việc nuôi cá trê vàng lai đem lại thu nhập đáng kể cho kinh tế gia đình. Gần đây, phong trào nuôi cá trê vàng lai cũng đã lan rộng đến một số tỉnh ở phía Bắc. Cá trê vàng lai hay còn gọi là cá trê lai có đặc điểm dể nuôi, mau lớn, ít bệnh, ăn tạp, sống được trong môi trường nước tù hãm. Thịt cá thơm ngon gần giống như thịt cá trê vàng, được thị trường trong nước tiêu thụ rất mạnh và gần đây còn được thu mua xuất khẩu dưới dạng phi lê đông lạnh. (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2006). Chính những ưu điểm trên mà cá trê lai phổ biến rộng rãi và có giá trị trên thị trường. Tuy nhiên thực tế, tỷ lệ sống của cá trê vàng lai trong việc sản xuất giống và ương giống loài nay không cao. Điều này do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố di truyền, mật độ, 12 thức ăn, chất lượng nước,… Trong đó thức ăn cũng đóng vai trò quyết định đến sự thành công của người ương, do đó việc tìm và xác định loại thức ăn thích hợp là yếu tố cần thiết nhằm nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng cá giống nhầm phục vụ nhu cầu người nuôi. Xuất phát từ nhu cầu đó, đề tài “Thử nghiệm ương cá trê vàng lai giai đoạn bột lên hương với các loại thức ăn khác nhau” được tiến hành với mục đích tìm ra loại thức ăn thích hợp nhất, làm tăng hiệu quả của quá trình ương nuôi. 1.2. Mục tiêu của đề tài Sơ bộ xác định được loại thức ăn có tác dụng tốt đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng lai khi ương ở diện tích nhỏ. Rèn luyện kỹ năng ương nuôi cá. 1.3. Nội dung nghiên cứu So sánh ảnh hưởng của 3 loại thức ăn (trùn chỉ, thức ăn công nghiệp và tép) lên sự sinh trưởng, tỷ lệ sống cá trê vàng lai. 13 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm hình thái phân loại 2.1.1 Sơ lược đặc điểm của cá trê Cá trê vàng Hình 2.1: Hình dạng ngoai cá trê vàng (Nguồn: http://www.vietnamangling.com.vn) Tên khoa học: Clarias macrocephalus (Gunther, 1864) Tên tiếng anh: Yellow catfish Đặc điểm hình thái: Thân thon dài, dẹp dần về phía đuôi. Đầu to, rộng, dẹp đứng. Xương gốc có chẩm hình tròn. Miệng to, mắt nhỏ. Khoảng cách hai ổ mắt rộng. Răng xương lá mía là một dải hình lưỡi liềm. Có 4 đôi râu, dài gần đến gốc hoặc quá gốc vây ngực. Vây lưng và vây hậu môn dài, không có gai cứng và không liền với vây đuôi. Vây bụng nhỏ. Vây ngực có một gai cứng mang răng cưa ở mặt sau. Vây đuôi tròn. Lưng và đỉnh đầu màu đen, bụng vàng nhạt. Hai bên thân có những chấm trắng tạo thành các hàng thẳng đứng. Vây có màu đen, điểm các đốm thẫm. Cá trê vàng có kích thước nhỏ, da trơn nhẵn, đầu rộng và dẹp. Thân có màu vàng xám, hình trụ và dẹp dần về phía đuôi. Miệng 4 râu, mắt nhỏ. Hai bên mình có nhiều hàng chấm nhỏ màu trắng. Đầu có 2 lỗ thóp, xương sọ nổi lển rỏ ràng, u lồi xương chẩm hình chử V( Đoàn Khăc Độ, 2008) Cá phân bố ở Các thuỷ vực nước ngọt như: Thái Lan, Lào, Campuchia, Philipin, Malaixia. Ở Việt Nam cá được bắt nhiều ở đồng bằng Nam Bộ. 14 Cá trê phi Hình 2.2: Hình dạng ngoai cá trê phi (Nguồn: http://www.zandvleitrust.org.za) Tên khoa học: Clarias gariepinus (Burchell, 1815) Tên tiếng Anh: African catfish Đặc điểm hình thái: Thân thon dài, dẹp ngang thuôn dần về phía đuôi. Đầu dài dẹp cứng. Gốc chẩm hình chữ M. Trên xương hộp sọ có nhiều mấu gai xương nhỏ xếp thành từng dải. Mõm tù rất dẹp. Miệng rộng, ở dưới, hình cung. Mắt rất nhỏ, bằng 2/5 chiều dài mõm. Có 4 đôi râu: râu hàm trên kéo dài chỉ đến giữa chiều dài vây ngực, râu mũi đến giữa mắt và gốc vây ngực, râu cằm ngoài tới gốc vây ngực, râu cằm trong tới khoảng cách gốc của nó và gốc vây ngực. Khoảng cách 2 mắt rộng. Đỉnh đầu có rãnh lõm dọc, dài hơn 1/3 khoảng cách mắt. Khe mang mở rộng, mở ra ở mặt dưới của đầu. Vây lưng và vây. hậu môn dài, không có tia cứng và không liền với vây đuôi. Khởi điểm vây lưng cách đỉnh chấm bằng 1/5 chiều dài đầu. Vây ngực có 1 gai cứng mang răng cưa ở mặt trước. Vây bụng vượt quá lỗ hậu môn. Vây đuôi tròn, lỗ hậu môn nằm trước vây hậu môn một ít. Cá đực có gai giao cấu. Đường bên rõ chạy giữa chiều cao thân. Đầu và lưng xám sẫm. Toàn bộ mặt bụng trắng nhạt. Gốc vây đuôi hơi trắng. Các vây xám, phần ngọn hơi nhạt hơn. Viền vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi có viền trắng. U lồi xương chẩm có hình gần tương tự là hình chữ M rất nhọn, rõ nét. Cá phân bố ở khu vực nhiệt đới, châu Phi, Ấn Độ, Philippin, Thái Lan, Việt Nam. (Nguồn: http://vietinfoline.com cập nhật 6/02/2010). 15 Cá trê vàng lai Hình 2.3: Hình dạng ngoai cá trê lai (Nguồn:http://khuyennonghue.org.vn) Tên tiếng anh: Hybrid catfish Tên địa phương: Cá trê vàng lai, cá trê lai. Cá trê vàng lai có ngoại hình tương tự như cá trê vàng, da trơn nhẵn, đầu dẹp, thân hình trụ, dẹp ở phía đuôi. Thân có màu vàng xám hoặc nâu vàng xám, phần bụng màu vàng nhạt, trên thân lớm đốm nhiều hình bong cẩm thạch và nhiều chấm trắng nhỏ theo chiều đứng (thẳng góc với thân cá). Miệng to, mắt nhỏ. Khoảng cách hai ổ mắt rộng. Răng xương lá mía là một dải hình lưỡi liềm. Có 4 đôi râu, dài gần đến gốc hoặc quá gốc vây ngực. Vây lưng và vây hậu môn dài, không có gai cứng và không liền với vây đuôi. Vây bụng nhỏ. Vây ngực có một gai cứng mang răng cưa ở mặt sau. U lồi xương chẩm có hình gần tương tự như chữ M với các cạnh tròn trong khi ở cá trê vàng là hình chữ V còn ở cá trê phi là hình chữ M rất nhọn, rõ nét (Nguồn: http://www.haiduongdost.gov.vn). Đầu cá nhỏ, tỷ lệ đầu/chiều dài thân gần tương tự như cá trê vàng khi cá còn nhỏ, kích thước từ 100-300 gam/con. Khi cá đã lớn, trong lượng đạt trên 500 gam/con thì có thể rõ ràng phân biêt với trê vàng do thân cá mập, ngắn (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2006). 2.2 Một số đặc điểm sinh học cá trê 2.2.1 Môi trường sống Cá sống được trong môi trường nước hơi phèn và trong điều kiện nước hơi lợ (độ mặn < 5%). Cá phát triển tốt trong môi trường nước có độ pH trong khoảng từ 5,5 – 8,0. Do cá có cơ quan hô hấp phụ nên cá trê vàng lai sống được trong ao, đìa nước tù, chịu đựng được cả những khi hàm lượng oxy trong nước xuống thấp (1-2mg/l) (Bạch Thị Quynh Mai, 2006) 16 2.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng. Cá trê có đặc tính ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật. Trong tự nhiên cá trê ăn côn trùng, giun ốc, tôm cua, cá, ... Cá bột mới nở từ trứng do có túi noãn hoàng nên không ăn thức ăn bên ngoài. Sau khi nở được 48 giờ cá mới tiêu thụ hết noãn hoàng. Cá bột từ ngày thứ 3 trở đi bắt đầu ăn được bobo hay còn gọi là trứng nước (moina). Sau vài ngày chúng đã ăn được trùng chỉ. ngoài ra trong điều kiện ao nuôi, giai đọan cá con, cá trê ăn chủ yếu là động vật phù du. Đạt cỡ 4-6 cm cá có thể ăn được ruốc. tép, côn trùng, các phụ phế phẩm như đầu vỏ tôm ruột sò, điệp và các thức ăn tinh khác như cám, bắp, bột cá, thức ăn công nghiệp… 2.2.3 Đặc điểm sinh trưởng Cá trê vàng lai có khã năng thích ứng rất cao, có thể sống trong môi trường nước hơi phèn hoặc hơi lợ. Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá có thể sống được trong ao, đìa nước tù, chịu đựng được môi trường có nhiệt độ từ 11 đến 390C, độ pH từ 3,5 đến 10,5, hàm lượng oxy hòa tan thấp (1 – 2 mg/l). Nhờ khã năng thích ứng với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, mà cá trê có thể nuôi được ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Cá trê vàng tăng trọng rất nhanh, nếu nuôi với mật độ thích hợp cùng với chế độ cho ăn và chăm sóc tốt thì sau 3 – 4 tháng nuôi, cá sẽ đạt trọng lượng trung bình từ 150 đến 200g/con (Đoàn Khắc Độ, 2008). 2.2.4 Đặc điểm sinh sản Phân biệt đực cái Các loài cá trê con đực thành thục có gai sinh dục (lồi hẳn ra ngoài và có đầu nhọn) nên dễ phân biệt với cá cái không có đặc điểm này. Lỗ sinh dục cá cái hình tròn hơi cương nhưng không dài và nhọn. Ở tất cả các loài cá trê hiện có ở nước ta, cơ quan sinh dục ngoài của con đực và con cái có sự khác biệt về hình thái tương đối rõ. Phần cuối của ống dẫn niệu sinh dục của cá đực phía ngoài thân giống như gai nhọn. Ở cá cái lỗ sinh dục hình tròn. Những cá đực thành thục tốt có "gai sinh dục" phát triển nổi bật, có tập tính hung hăng. Mỗi khi bị chạm vào, những cá đực thường quẫy mạnh và nhiều hơn các cá khác. 17 Hình 2.4: Hình phân biệt đực cái ở cá trê: cá đực bên trái có đoạn cuối của ống dẫn tinh hình gai nhọn (Nguyễn Tường Anh. KT SX giống một số loài cá nuôi - NXB Nông nghiệp). Tập tính sinh sản Cá trê vàng lai không cho sinh sản được, chỉ có thể cho sinh sản nhân tạo giữa cá trê vàng và cá trê phi. 2.3 Các loại thức ăn sử dụng trong quá trình ương Thức ăn là vật chất chứa đựng chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn, tiêu hóa và hấp thu được các chất dinh dưỡng đó để duy trì sự sống, xây dựng cấu trúc cơ thể (Trần Thị Thanh Hiền, 2009). Hiện nay trong thủy sản có rất nhiều loại thức ăn được sử dụng và được chia làm các loại thức ăn chủ yếu: Thức ăn tự nhiên, thức ăn tươi sống, thức ăn nhân tạo, thức ăn tươi. Mỗi loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, nhưng nhìn chung đều có các thành phần hóa học như: nước, chất đạm, chất béo, tinh bột cùng vitamin và muối khoáng tuy nhiên chúng có sự khác nhau về hàm lượng và chất lượng các yếu tố cấu tạo nên thức ăn. Vì vậy nên dùng phối hợp nhiều loại thức ăn để hỗ trợ và bổ sung cho nhau nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho đối tượng nuôi. Thức ăn cho động vật thủy sản được chia làm thành các nhóm sau: Thức ăn giàu chất đạm (Protid), thức ăn giàu chất béo (Lipid), thức ăn giàu tinh bột (Glucid), thức ăn cung cấp chất khoáng và vitamin. 18 2.3.1 Trùn chỉ Hình 2.5 Trùn chỉ được rửa sạch (Nguồn:http://sieulang.byethost9.com) Trùn chỉ hay còn gọi là giun đỏ là động vật đáy thuộc nhóm giun it tơ (Oligochaeta), sống ở nơi có dòng chảy, nhiều chất hửu cơ dơ bẩn. Thân có hình ống, màu đỏ, dài 1,5 – 3cm, đường kính 0,1 – 0,3mm. Trùn chỉ sống thành từng “nùi” tại những nơi ao tù nước đọng, có khi còn gặp chúng sống ở đáy song, tìm ăn những chất hưu cơ thối rửa tản mạn trong lớp bùn đất (Việt Chương và Nguyễn Sô, 2009). Theo Phạm Văn Trang (1983), (trích dẫn bởi Phước Cường, 2010) thành phần dinh dưỡng của trùng chỉ là: đạm 8,62%, béo 2%, vật chất khô 13,46%, năng lượng 0,5 – 0.7 Kcal. Nếu tính theo phần trăm trọng lượng khô thì trùn chỉ có giá trị dinh dưỡng rất cao: proteins 56,67%, glucid 10%, lipid 5%, tro 9,17%. Khi cho cá ăn tùy thuộc vào đặc tính của cá, có thể cho xuống đáy bề hoặc tát đều trên mặt nước. Thức ăn là trùn chỉ nếu dư sẽ không làm dơ môi trường nuôi, chúng sẽ tập trung thành đám trên nền đáy và tiếp tục làm thức ăn cho cá. Theo Davis (1964), (Trích dẫn bởi Phước Cường, 2010). Để bảo quản trùn chỉ có thể giữ trong điều kiện nước chảy nhẹ liên tục hoặc cho vào một vật chất chứa bằng phẳng, không để trùng chỉ dày quá 1cm, cho một ít nước vào cho ngang với bề dày của trùn, để nơi mát, ngày thay nước 2 lần (Phước Cường, 2008). 19 2.3.3 Tép Hình 2.6: Tép được rửa sạch (Nguồn: http://caucaquangbinh.com Cập nhật 14/04/2010) Giá trị dinh dưỡng của tôm, tép khá cao. Trong các loài tôm, tép, có hai loài được nhân dân ta dùng phổ biến nhất, đâu đâu cũng có là tôm đồng và tép gạo. Về thành phần hóa học của tép gồm: 10,56% Protein, 5,03% Lipid, 2,33% Tro, 81,60% Nước (Nguyễn Thị Lệ Hoa, 2009). 2.3.4 Thức ăn công nghiệp Thức ăn công nghiệp cân bằng dinh dưỡng thường chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu đạm, mỡ, đường, vitamin và khoáng chất đáp ứng nhu cầu sinh trưởng tối ưu cho cá nuôi. Hầu hết các loại thức ăn chế biến hiện nay nông dân sử dụng điều thuộc loại thức ăn này. Hàm lượng protein thường chiếm 18 – 50%, chất béo 10 – 25%, đường 15 – 20%, tro nhỏ hơn 8,5%, phốt pho tổng số nhỏ hơn 1,5%, độ ẩm nhỏ hơn 10% ngoài ra còn bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Cá nuôi trong điều kiện thâm canh mật độ cao đòi hỏi thức ăn có chất lượng tốt, đầy đủ dinh dưỡng nhằm đảm bảo sinh trưởng nhanh và khỏe mạnh (Nguyễn Văn Tiến, 2008) (Nguồn:http://fishviet.com Cập nhật 25/02/2010). Thức ăn bổ sung cung cấp một phần dinh dưỡng cho cá, bù đắp sự thiều hụt từ nguồn thức ăn (thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy, ấu trùng con trùng, mùn bã hưu cơ...). Thức ăn bổ sung thông thường không chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cá mà chi cung cấp nhũng chất dinh dưỡng mà từ nguồn thức ăn tự nhiên cá nuôi thiếu hụt, thông thường là protein, chất béo và đường (Nguyễn Văn Tiến, 2008). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan