Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế nhà máy sản xuất mứt dứa...

Tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất mứt dứa

.DOCX
73
1
82

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM - - -- - - HỌC PHẦN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ VÀ NHÀ MÁY THỰC PHẨM NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỨT DỨA GVHD: Phan Thế Duy SVTH: Nhóm 4 TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2021 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM - - -- - - HỌC PHẦN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ VÀ NHÀ MÁY THỰC PHẨM NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỨT DỨA GVHD: Phan Thế Duy SVTH: Nhóm 4 TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2021 MỤC LỤC 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN........................................................................1 1.1. Lập luận kinh tế.........................................................................................1 1.2. Căn cứ thực tiễn.........................................................................................4 2. PHƯƠNG ÁN SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN......................................................5 2.1. Nhu cầu thị trường trong nước..................................................................5 2.2. Giới thiệu về mứt jam dứa.........................................................................5 2.2.1. Giới thiệu chung.................................................................................5 2.3. Thị trường cạnh tranh................................................................................8 3. PHƯƠNG ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU..........................................................9 4. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH......................................................10 4.1. Giới thiệu KCN Long Giang (tỉnh Tiền Giang)......................................10 4.2. Vị trí địa lí................................................................................................11 ........................................................................................................................11 4.3. Nguồn lao động........................................................................................13 4.4. Cơ sở hạ tầng...........................................................................................13 4.4.1. Hệ thống cấp nước............................................................................13 4.4.2. Hệ thống xử lý nước thải..................................................................14 ....................................................................................................................14 4.5. Nguồn điện...............................................................................................14 4.6. Chính sách thuế hấp dẫn..........................................................................14 4.7. Nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào......................................................14 5. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHỆ.....................................................15 5.1. Quy trình sản xuất mứt dứa.....................................................................15 5.2. Thuyết minh quy trình sản xuất mứt dứa.................................................17 5.2.1. Phân loại – Lựa chọn........................................................................17 5.2.2. Rửa....................................................................................................17 5.2.3. Cắt gọt...............................................................................................17 5.2.4. Chần..................................................................................................18 5.2.5. Xay nghiền........................................................................................19 5.2.6. Phối trộn 1.........................................................................................20 5.2.7. Phối trộn 2.........................................................................................20 5.2.8. Rót nóng – đóng nắp.........................................................................21 5.2.9. Tạo đông...........................................................................................21 6. CÁC PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN DÂY CHUYỀN TIẾT BỊ........................22 7. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ NHU CẦU DIỆN TÍCH XÂY DỰNG.................................................................................................................33 7.1. Kho chứa nguyên liệu dứa.......................................................................34 7.2. Khu nhà xưởng đặt dây chuyền phân loại và rửa, cắt gọt........................34 7.3. Khu nhà xưởng đặt dây chuyền chần, xay nghiền, phối trộn, chiết rót, ghép mí, dán nhãn (khu nhà xưởng chính).....................................................34 7.4. Khu rửa chai lọ chuẩn bị cho công đoạn chiết rót...................................34 7.5. Kho đặt nguyên liệu phụ..........................................................................34 7.6. Kho bao bì................................................................................................35 7.7. Kho thành phẩm.......................................................................................35 7.8. Phòng điều hành......................................................................................35 7.9. Nhà để xe.................................................................................................35 7.10. Nhà ăn....................................................................................................35 7.11. Khu thể thao...........................................................................................35 7.12. Chốt bảo vệ............................................................................................36 7.13. Nhà vệ sinh............................................................................................36 7.14. Đường sân..............................................................................................36 7.15. Khu thu gom rác....................................................................................36 7.16. Tổng diện tích phân xưởng....................................................................37 8. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT..........................................................................38 9. DỰ KIẾN VỐN ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG............................39 10. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐÔNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG..................40 Nếu nước và khí thải khi thải ra môi trường mà không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.........................................................................40 11. TÍNH DIỆN TÍCH PHÂN XƯỞNG............................................................40 11.1. Khái niệm về công trình xây dựng........................................................40 11.2. Giải pháp xây dựng................................................................................41 12. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ...........................................................................................41 12.1. Các giải pháp kỹ thuật hạ tầng...............................................................41 12.1.1. Hệ thống đường giao thông nội bộ và xung quanh nhà máy..........41 12.1.2. Hệ thống thoát nước mưa...............................................................42 12.1.3. Nền móng công trình......................................................................42 12.1.4. Kết cấu thân công trình...................................................................42 12.1.5. Hệ thống thông gió nhà xưởng.......................................................43 12.1.6. Hệ thống xử lý nước thải................................................................43 12.1.7. Tính toán điện năng tiêu thụ...........................................................43 12.2. Giải pháp phòng chống cháy, nổ...........................................................47 12.2.1. Hệ thống báo cháy dạng thường (zone):.........................................48 12.2.2. Hệ thống báo cháy – PCCC địa chỉ:...............................................48 12.2.3. Thi công Hệ thống chữa cháy – PCCC bằng nước:........................49 12.2.4. Thi công Hệ thống chữa cháy – PCCC tự động Sprinkler:............50 12.2.5. Hệ thống PCCC – chữa cháy FM 200:...........................................50 12.2.6. Chữa cháy bằng bình xách tay bột hoặc khí:..................................51 13. TIẾN HÀNH THỰC HIỆN DỰ ÁN............................................................51 14. TỔ CHỨC SẢN XUẤT, VẬN HÀNH, KHAI THÁC DỰ ÁN...................55 15. PHƯƠNG ÁN THỊ TRƯỜNG.....................................................................58 16. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH............................................................................61 17. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................66 MỤC LỤC ẢN Hình 1: Mứt được dùng kèm với bánh mì sandwich............................................1 Hình 2: Tình hình tiêu thụ các sản phẩm mứt trên phạm vi toàn cầu.................2 Hình 3: Tình hình tiêu thụ mứt ở châu Âu giai đoạn 2012-2016........................2 Hình 4: Tình hình trồng cây ăn quả từ năm 2015-2017 (Nguồn: Bộ NN&PTNT)...........................................................................................................3 Hình 5: Tình hình tiêu thụ các loại mứt trong năm 2015-2016 ở Kenya............4 Hình 6: Khu công nghiệp Long Giang..............................................................11 Hình 7: Diện tích khu công nghiệp....................................................................11 Hình 8: Hệ thống giao thông.............................................................................13 Hình 9: Hệ thống thoát nước.............................................................................14 Hình 10: Băng tải..............................................................................................23 Hình 11: Thiết bị cắt gọn dứa............................................................................24 Hình 12: Thiết bị chần.......................................................................................25 Hình 13: Thiết bị nghiền xé...............................................................................26 Hình 14: Thiết bị phối trộn................................................................................27 Hình 15: Máy dán nhãn.....................................................................................28 Hình 16: Thiết bị rửa lọ.....................................................................................29 Hình 17: Thiết bị đóng thùng.............................................................................30 Hình 18: Băng tải..............................................................................................31 Hình 19: Bồn chứa nguyên liệu phụ..................................................................32 Hình 20: Thiết bị chiết rót và đóng nắp............................................................33 Hình 21: Hệ thống báo cháy dạng thường........................................................48 Hình 22: Hệ thống báo cháy – PCCC địa chỉ...................................................49 Hình 23: Hệ thống chữa cháy – PCCC bằng nước...........................................50 Hình 24: Hệ thống chữa cháy – PCCC tự động Sprinkler................................50 Hình 25: Hệ thống PCCC – chữa cháy FM 200...............................................51 Hình 26: Chữa cháy bằng bình xách tay bột hoặc khí......................................51 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN 1.1. Lập luận kinh tế Hiện nay, bên cạnh bánh kẹo là sản phẩm được yêu thích thì mứt đông là một trong những sản phẩm mới dễ dàng tìm thấy trong các siêu thị ở Việt Nam do mức độ ưa chuộng của người tiêu dùng về sản phẩm này dần tăng lên. Mứt đông là sản phẩm chế biến từ nước quả trong, puree hay miếng quả nấu với nước đường đế nồng độ chất khô 65-70% và được tạo đông bằng pectin hoặc hỗn hợp agar và pectin. Sản phẩm này có đặc điểm nổi bật là vị ngọt mạnh và có hương vị tự nhiên của quả. Mứt đông được chia làm ba loại như sau: - Mứt trong Jelly: chế biến từ nước quả trong với đường, pectin, acid thành sản phẩm có trạng thái đông đặc và trong suốt. - Mứt nhuyễn Jam: chế biến từ puree quả, có thể dùng riêng một chủng loại hoặc hỗn hợp nhiều loại quả. - Mứt miếng Marmalade: Chế biến bằng cách nấu miếng quả với đường có pha thêm axit thực phẩm và pectin. Trong đó, mứt nhuyễn vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng rất cao. Mứt nhuyễn được dùng để phết lên bánh mì ăn trong bữa điểm tâm, ăn tráng miệng, dùng làm nhân bánh kem, bánh quy, bánh bông lan hoặc cho thêm vào nước đá uống như nước giải khát. Sản phẩm này rất phù hợp với những người bận rộn với công việc không có nhiều thơi gian, những người yêu thích ăn ngọt đặc biệt là trẻ em hay những binh lính trong quân đội… Hình 1: Mứt được dùng kèm với bánh mì sandwich Dưới đây là biểu đồ thống kế tình hình tiêu thụ jam trên thế giới (Hình 2). Preserve Hình 2: Tình hình tiêu thụ các sản phẩm mứt trên phạm vi toàn cầu Theo hình 2, sản phẩm jam chiếm tỉ lệ cao nhất với Jamhơn 50% trong tổng ba loại sản phẩm. Jelly Hình 3: Tình hình tiêu thụ mứt ở châu Âu giai đoạn 2012-2016 Về mặt giá trị, mức tiêu thụ của mứt đông tăng lên với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 2%. Tiêu thụ đã tăng từ 3,1 tỷ euro trong năm 2012 lên 3,36 tỷ euro trong năm 2016 (Hình 3). Tiêu thụ lớn nhất ở châu Âu là ở Pháp, chiếm khoảng 39% tổng tiêu thụ của châu Âu. Các nước tiêu thụ đáng kể khác là Đức, Anh, Ý và Tây Ban Nha. Hiện nay, mứt chủ yếu được làm từ nhiều loại trái cây khác nhau như cam, bưởi, táo, dâu tây, chanh dây…. Và một sản phẩm được xem là tương đối mới ở Việt Nam đó là mứt dứa. Mứt dứa được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trong đó phổ biến nhất vẫn là ở các nước châu Âu. Ở Việt Nam, hiện nay sản phẩm này còn mới nên hiện chưa được quan tâm nhiều từ phía người tiêu dùng. Dứa là một trong những loại quả dễ trồng và sản lượng sản xuất hàng năm rất lớn nên ngoài việc bán tươi thì chế biến mứt dứa là một trong những tiềm năng rất lớn. Trái dứa có giá trị kinh tế rất cao vì dễ trồng, không đòi hỏi đất tốt, có thể trồng trên các vùng đồi sỏi đá lẫn các vùng đất phèn có pH = 3-3.5 mau thu hoạch, năng suất cao, từ khi trồng đến khi ăn trái khoảng 12 -14 tháng, năng suất turng bình trên 80 tấn/ha, giá trị dinh dưỡng cao và có chứa nhiều bromelin, một loại protease có nhiều ứng dụng trong công nghiệp dược và thực phẩm. Ở nước ta, dứa được trồng từ Bắc đến Nam, diện tích trồng dứa trên cả nước hiện nay khoảng 40.000 ha với sản lượng khoảng 500.000 tấn/năm trong đó phía Nam là vùng trồng dứa nhiều nhất trong cả nước. Các tỉnh trồng dứa nhiều ở miền Nam là Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Long An… miền Bắc có Thanh Hóa, Ninh Bình, Tuyên Giang, Phú Thọ… miền Trung có Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định, … Năng suất quả bình quân một năm ở các tỉnh phía Bắc khoảng 10 tấn, phía Nam 15 tấn/ha/năm. Hình 4: Tình hình trồng cây ăn quả từ năm 2015-2017 (Nguồn: Bộ NN&PTNT) Hình 5: Tình hình tiêu thụ các loại mứt trong năm 2015-2016 ở Kenya Ở Kenya, sự tăng trưởng và suy giảm của các loại mứt là khác nhau. Bên cạnh loại mứt tăng đáng kể như mứt cam, mứt đào, mứt dứa… thì các loại mứt dâu, mứt mận đỏ… có tỉ lệ tiêu thụ giảm. Trong đó, mứt dứa có sự tăng trưởng rõ rệt trên thị trường mứt dứa so với các loại mứt khác, cụ thể là từ 6,46% năm 2015 lên 7,69% năm 2016 (Hình 5). 1.2. Căn cứ thực tiễn Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã có hơn 16.000 ha đất trồng khóm với sản lượng khoảng 260.000 tấn/năm. Đây là địa phương đứng nhất, nhì cả nước về diện tích cây khóm. Đặc biệt, huyện đã áp dụng quy trình sản xuất dứa theo tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo chất lượng, sức khỏe và an toàn lao động đối với người sản xuất và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã cấp văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể số 178303 cho sản phẩm Khóm Tân Lập. Với diện tích và chất lượng dứa ở huyện Tân Phước, Tiền Giang sẽ đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào sẵn sàng đáp ứng với quy mô của nhà máy sản xuất các sản phẩm từ dứa và tạo điều kiện ổn định giá cho người nông dân an tâm sản xuất. .3. Sự cần thiết của dự án  Tạo ra nhiều sản phẩm mới như mứt hay kẹo từ nguyên liệu chính là trái dứa, nâng cao chất lượng cũng như giá trị hay sự đa dạng hóa của sản phẩm để cạnh tranh với nhiều sản phẩm từ dứa khác: dứa tươi, dứa khoanh ngâm đường đóng hộp, nước dứa ép,..; với các doanh nghiệp khác thì nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như thương hiệu của doanh nghiệp.  Không những giúp doanh nghiệp cạnh tranh trong thị trường, đầu tư dự án này sẽ giúp cho nhiều người có thêm thu nhập trong cuộc sống hơn.  Dứa là một loại trái cây có nguyên liệu dồi dào ở Việt Nam và là một trong những loại quả dễ trồng và sản lượng sản xuất hàng năm rất lớn nên ngoài việc bán tươi thì chế biến mứt hay sản xuất kẹo dứa là một trong những tiềm năng rất lớn.  Trái dứa có giá trị kinh tế rất cao vì dễ trồng, không đòi hỏi đất tốt, có thể trồng trên các vùng đồi sỏi đá lẫn các vùng đất phèn.  Xu hướng tiêu dùng đồ ăn tiện dụng, giá cả hợp lí mà vẫn đảm bào an toàn vệ sinh, chất lượng của người tiêu dùng lại ngày càng tăng cao.  Sản phẩm phù hợp với nhiều lứa tuổi và thành phần trong xã hội.  Trong các sản phẩm mà nhà máy sản xuất có sản phẩm mứt dứa là nột sản phẩm khá mới trong thị trường tiêu dùng Việt Nam. 2. PHƯƠNG ÁN SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 2.1. Nhu cầu thị trường trong nước Hiện nay, bên cạnh bánh kẹo là sản phẩm được yêu thích thì mứt đông là một trong những sản phẩm mới dễ dàng tìm thấy trong các siêu thị ở Việt Nam do mức độ ưa chuộng của người tiêu dùng về sản phẩm này dần tăng lên. 2.2. Giới thiệu về mứt jam dứa 2.2.1. Giới thiệu chung  Quả dứa có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp calo khá lớn, có đủ các loại vitamin ngoại trừ vitamin D, giàu khoáng, nhất lá Kali, enzyme Bromelin giúp tiêu hoá tốt protein nên người ta hay trộn dứa với các món ăn khai vị hoặc dùng làm mềm thịt trong y học, dứa được chỉ dẫn làm thuốc trong các trường hợp thiếu máu, thiếu khoáng chất. Nó giúp sự sinh trưởng và dưỡng sức, dùng khi ăn uống không tiêu, khi bị ngộ độc, bị xơ cứng động mạch, viêm khớp, thống phong, sỏi than và trị chứng béo phì.  Jam dứa hay còn gọi là Mứt nhuyễn chế biến từ purê quả, có thể dùng riêng một chủng loại hoặc hỗn hợp nhiều loại quả, có thể dùng purê quả tươi hay purê quả bán chế phẩm gia nhiệt với nồng độ đường cao.  Vị chua chua ngọt ngọt của mứt dứakhông làm chúng ta ngán như những loại mứt khác. Màu của dứa lại vàng tươi rất đẹp mà không cần dùng thêm phẩm màu.  Mứt dứa cung cấp nhiều chất đường (từ đường cát và đường trong quả dứa), chất xơ và vitamin C. 100g mứt dứa (không tính bao bì) cung cấp khoảng 250-300 Kcal (tương đương 1,5 chén cơm trắng hay bốn trái chuối xanh)  Với vị hương vị dễ ăn mứt dứa là món ăn phù hợp cho tất cả lứa tuổi từ trẻ đến lớn , đặc biệt phù hợp với những người không có thời gian chuẩn bị cho mình một buổi ăn sáng như học sinh sinh viên, nhân viên văn phòng.Chỉ cần có một hủ mứt dứa và vài lát bánh mì họ sẽ có một bữa ăn vừa tiện lợi vừa ngon miệng.  Năng suất ước tính của sản phẩm là 365 tấn/ năm  Tiêu chuẩn của sản phẩm jam dứa: Quy cách chất lượng cho sản phẩm jam dứa được xây dựng dựa trên TCVN 10393:2014 cho mứt nhuyễn, mứt đông và mứt từ quả có múi.  Tiêu chuẩn cảm quan:  Màu sắc: vàng mật, có thể hơi sậm, đồng nhất.  Mùi vị: Mùi thơm của dứa, không có mùi lạ.  Vị: có vị chua dễ chịu, vị của đường không lấn át vị của dứa.  Cấu trúc: đặc, sệt, không lỏng, không vữa. Đồng nhất về độ mịn, không có các miếng dứa, xơ to, tạp chất.  Tiêu chuẩn hóa lý:  Nồng độ chất khô: 65%  pH: 2.8-3  Canxi propionate: < 1 ppm  Tiêu chuẩn vi sinh: Bảng 1: Chỉ tiêu vi sinh sản phẩm mứt dứa Vi sinh vật Tổng số vi khuẩn hiếu khí Coliform E. coli Tổng số bào tử nấm men, nấm mốc CFU/g 100 10 0 10  Giá trị dinh dưỡng: Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng trong 25g mứt dứa Thành phần Giá trị Năng lượng 61 kcal Cacbohydrate tổng 16g Đường 14g Chất béo 1g Hàm lượng Na 40 mg Theo bảng trên, ta có thể thấy được thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất (16g) đó là carbohyrate. Carbohyrate có vai trò rất quan trọng trong việc dự trữ, cung cấp năng lượng và vai trò cấu trúc của các hợp chất sinh học. Ngoài ra, carbohydrate còn có vai trò bảo vệ cơ thể, vận chuyển các chất, thông tindi truyền…. Bromelain được biết đến như là một enzyme phân giải protein (tiêu hóa protein) có trong dứa tươi, kích thích hóa chất hoạt động trong cơ thể. Bằng cách phá bỏ fibrin, bromeain giúp ngăn ngừa đông máu và cải thiện lưu thông máu. Hoạt động của enzyme còn ngăn ngừa sự tích tụ của các mảng bám trong động mạch và làm chậm quá trình đông máu của tiểu cầu. Đó là lý do tại sao người Mỹ không chỉ dùng dứa làm trái cây tráng miệng mà còn dùng để chữa bệnh. Trong 5 năm nghiên cứu trên 200 người, chất bromelain được tìm thấy trong dứa có hiệu quả trong việc làm chậm sự tăng trưởng của prostaglandin. Prostaglandin được tìm thấy gần mô của cả nam giới và phụ nữ. Prostaglandin có mối liên hệ với nhiều chức năng từ làm đông máu đến tái sản xuất máu. Khi lượng prostaglandin quá cao sẽ dẫn đến các tác động tiêu cực bao gồm viêm nhiễm, sưng tấy và kèm theo sốt. Dưới đây là một số tác dụng của Bromelain: + Trong một số nghiên cứu, bromelain đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm sưng như thuốc ibuprofen, naprofen, diclofenac và piroxicam. Bromelain ngoài giúp chống viêm cũng có thể làm giảm đau và cải thiện hoạt động ở những bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay. + Bromelain còn được sử dụng để điều trị viêm phế quản, viêm xoang và các bệnh khác liên quan đến viêm đường hô hấp, điều trị các bệnh liên quan đến máu như đau thắt ngực, huyết khối. + Bromelain giúp làm giảm chứng khó tiêu và đau dạ dày, bằng cách phá vỡ các protein. Nó đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với enzym tiêu hóa carbohydrate và chất béo. Bromelin chỉ tác động lên trên lớp niêm mạc đã chết, ít tác động lên lớp niêm mạc còn sống. Chính vì vậy, ăn nhiều dứa, bạn có cảm giác rát lưỡi vì đã bị enzym này bào mòn hết các niêm mạc chết ở ngoài. Nhờ công dụng này, khi bôi lên vết thương, vết bỏng, các tổ chức tế bào chết tiêu đi, tế bào mầm phát triển, vết thương mau lành sẹo.  Cách thức bảo quản, thời gian lưu kho: + Loại kho: Kho mát + Điều kiện bảo quản:  Nhiệt độ trong kho: 20oC  Độ ẩm trong kho: 80-85% + Thời gian: 2 ngày + Cách sắp xếp trong kho: sản phẩm sẽ được xếp trên các pallet nhựa 2.3. Thị trường cạnh tranh Theo thống kê, hiện nay nước ta có khoảng 11 nhà máy chế biến da và các sản phẩm từ dứa để xuất khẩu. Nổi trội lên trong những nhà máy chế biến dứa này là Công ty NaFoods, Công ty chế biến dứa xuất khẩu Bắc Giang. Đây là 2 nhà máy đi đầu trong việc thu mua và chế biến sản phẩm dứa xuất khẩu. Một vài trong sốcác nhà máy hoạt động có lãi, còn lại đều làhoạt động cầm chừng hoặc không hoạt động. Các nhà máy tập trung khá nhiều khu vực Thanh Hoá, NGhệAn, Hà Tĩnh. Thịtrường cho sản phẩm dứa ởnước ta hiện còn rất tiềm năng. Vì như đã nói ở trên, các nhà máy sản phẩm dứa hiện nay đều cho ra những sản phẩm dứa cót hời gian bảo quản kém, chất lượng chưa được đầu tưtối đa. Vì thế, khi nhà máy đi vào hoạt động với lợi thếđánh mạnh là chất lượng và thời gian bảo quản lâu, nhất định sẽcó những nhiều bạn hàng. Các đối thủcạnh tranh chính.  Nhà máy chếbiến dứa NhưThanh – Thanh Hóa  Nhà máy được xây dựng năm 2003, công suất thiết kế là 7 tấn nguyên liệu/ giờ.  Nhà máy dứa NghệAn – NAFOODS NAFOODS là một trong những công ty chếtrái cây hàng đầu của Việt Nam. Công ty có vùng nguyên liệu 5000 ha và một dây chuyền chếbiến Dứa, Vải dưới dạng puree, cô đặc. Công nghệ tiên tiến của Italia và Đức với công suất 10 tấn nguyên liệu/giờ. 3. PHƯƠNG ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU Tân Phước – một con huyện nhỏ nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, mệnh danh là vùng trung tâm đất phèn thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang, được thành lập vào năm 1994. Sau khi huyện được thành lập là quá trình di dân vào khai hoang phát triển. Lúc này bà con nông dân đã đưa một số loại cây ăn trái như: xoài, mít, dừa… vào trồng thử nghiệm, nhưng do bị nhiễm phèn nặng, tầng sinh phèn cạn nên các loại cây trồng trên không thể thích nghi và tăng trưởng tốt trên vùng đất này. Duy chỉ có cây dứa (khóm), thích nghi và sinh trưởng mạnh mẽ trên vùng đất hoang sơ ngập phèn này. Trước đây, khi huyện Tân Phước mới thành lập, cây khóm chỉ xuất hiện rải rác ở các xã Mỹ Phước, Thạnh Mỹ, Hưng Thạnh… nhưng đến nay, hầu hết các xã, thị trấn trong huyện đều có mặt cây dứa. Do có hiệu quả kinh kế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nên dứa được tỉnh Tiền Giang xác định là một trong những loại trái cây chủ lực để phát triển kinh tế lâu dài. Diện tích trồng dứa luôn gia tăng theo từng năm, nhờ sự cần cù lao động và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều nông dân huyện Tân Phước đã trồng và xử lý dứa đạt năng suất, chất lượng cao, làm thay đổi diện mạo vùng đất rốn phèn này. Hiện nông dân trồng dứa trên địa bàn huyện đang sử dụng giống dứa Queen với 3 dạng trái cơ bản là hình trụ đều, ngắn - mập và hình chóp. Trong đó, cây dứa có dạng trái hình trụ là giống dứa có chất lượng tốt nhất, bởi cây dứa dạng này cho trái to, đẹp và cho năng suất cao. Dứa được trồng theo 2 mùa vụ trong năm: + Mùa thuận: từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch. + Mùa nghịch: từ tháng 7 đến tháng 3 dương lịch. Năm 2021, huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã có hơn 16.000 ha đất trồng khóm với sản lượng khoảng hơn 300.000 tấn/năm. Đây là địa phương đứng nhất, nhì cả nước về diện tích cây khóm. Đặc biệt, huyện đã áp dụng quy trình sản xuất dứa theo tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo chất lượng, sức khỏe và an toàn lao động đối với người sản xuất và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã cấp văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể số 178303 cho sản phẩm Khóm Tân Lập. Tổng lượng nguyên liệu ước tính cần thiết cho hoạt động 1 năm của nhà máy: Nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất là dứa: dứa tươi để chế biến thành sản phẩm mứt dứa 300 tấn sản phẩm/1 năm. Vậy nguyên liệu cần sử dụng ước tính 330 tấn/năm 4. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Lựa chọn địa điểm là một việc hết sức quan trọng vì khi xây dựng thì không có khả năng thay đỗi địa nữa. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy như: Vị trí địa lý, vị trí so với nguồn nguyên liệu và nơi phân phối sản phẩm đầu ra, giao thông, đường xá, giá nhân công, nguồn nước, nơi thoát nước, xử lý chất thải, an ninh, …. Ngày nay các phân xưởng thường được đặt trong các khu công nghiệp vì có nhiều lợi ích như: xây dựng trong các khu này thì quy hoạch diện tích xây dựng tốt hơn, thu hút nguồn lao động, nhân công… Địa điểm đặt phân xưởng: Khu công nghiệp Tân Phước tỉnh Tiền Giang 4.1. Giới thiệu KCN Long Giang (tỉnh Tiền Giang) Hình 6: Khu công nghiệp Long Giang - Địa điểm: xã Tân Lập 1 huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang - Khu công nghiệp Long Giang (LJIP) được thành lập vào tháng 11 năm 2007 với thời hạn dự án là 50 năm. LJIP tọa lạc tại xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. 4.2. Vị trí địa lí Hình 7: Diện tích khu công nghiệp - Diện tích:  Đất dành cho công nghiệp: 357,59 ha  Đất dành cho công trình kỹ thuật: 13,37 ha  Đất dành cho đường nội bộ: 64,13 ha  Đất dành cho cây xanh cảnh quan: 70,18 ha  Đất dành cho kho bãi: 20,94 ha  Đất dành cho dịch vụ, giải trí: 13,79 ha  Vị trí thuận lợi: LJIP nằm sát cạnh đường Cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh, sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn, cảng Hiệp Phước khoảng 50km, cách cảng Bourbon khoảng 35 km và cách trung tâm Tp. Mỹ Tho 15 km.  Giao thông thuận lợi:  Đường bộ: Từ LJIP đến Tp. Hồ Chí Minh có thể đi bằng Quốc lộ 1A và đường Cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương;  Đường thủy: LJIP có bến thủy, sà lang khoảng 500 - 600 tấn vận chuyển hàng hóa đi từ LJIP đến Cảng Mỹ Tho và Cảng Hiệp Phước. Hình 8: Hệ thống giao thông 4.3. Nguồn lao động - Dân số tỉnh Tiền Giang khoảng 1,7 triệu người, dân ở độ tuổi lao động chiếm 68% dân số của tỉnh, ngoài ra nhiều lao động cũng đến từ các tỉnh lân cận thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Phần lớn lao động trẻ, năng động, cần cù. 4.4. Cơ sở hạ tầng 4.4.1. Hệ thống cấp nước - KCN Long Giang tự cung cấp nước cho các nhà máy trong KCN về chất lượng nước được khoan lên từ các giếng nước ngầm và được xử lý theo tiêu chuẩn giốc gia đối với nước sinh hoạt. Các mẫu nước được gửi đi kiểm tra ở Viện pasteur Tp. Hồ Chí Minh theo quy định kỳ hàng tháng để luôn đảm bảo chất lượng nước. Nguồn nước theo tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT với công suất 48.000m3/ngày. 4.4.2. Hệ thống xử lý nước thải - Nhà máy xử lý nước thải với công suất hoạt động 40.000 m 3/ngày và hệ thống xử lý nước thải được thiết kế có hệ thống kiểm tra hàm lượng chất thải có trong nước trước khi thải ra đường thoát nước công cộng. Hình 9: Hệ thống thoát nước 4.5. Nguồn điện - Nguồn điện theo tiêu chuẩn TCVN 1985 - 1994. - Tổng công suất điện lên đến là 40 MVA được cấp từ hai trạm điện trung thế (22KV) là Trạm Tân Hưng cách KCN Long Giang 5km và Trạm Mỹ Tho cách KCN Long Giang 12km. 4.6. Chính sách thuế hấp dẫn - Thuế thu nhập doanh thu 15 năm ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp từ khi có doanh thu với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 15%, bao gồm 04 năm miễn thuế từ khi có thu nhập chịu thuế, 09 năm tiếp theo được giảm 50% trên số thuế phải nộp. -Thuế nhập khẩu: Nhà đầu tư đầu tư vào LJIP được miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị tạo tài sản cố định vàđược miễn 5 năm thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và bán thành phẩm mà trong nước chưa sản xuất được.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan