Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Lâm nghiệp Tài liệu Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây mai vàng Yên Tử...

Tài liệu Tài liệu Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây mai vàng Yên Tử

.PDF
22
1201
104

Mô tả:

Tài liệu Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây mai vàng Yên Tử Tài liệu giới thiệu chung về cây mai vàng Yên Tử, một số yêu cầu về điều kiện đất, nước, thời vụ trồng mai, kỹ thuật trồng mai vàng Yên Tử, cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây.
UBND THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH ************** QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ Uông Bí, tháng 9/2013 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Căn cứ xây dựng Qui trình kĩ thuật: Quyết định số 273/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015; Quyết định số 797/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt bổ sung danh mục sản phẩm nông nghiệp xây dựng thương hiệu thuộc ‘Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015’; Quyết định số 2919/QĐ- UBND ngày 08 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Dự án ‘Xây dựng, quản lý và phát triển Chỉ dẫn địa lý Mai vàng Yên Tử cho sản phẩm mai vàng của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; Kết quả thực hiện Đề tài ‘Nghiên cứu bảo tồn, lưu giữ và phát triển giống hoa mai vàng Yên Tử’ năm 2010 do Viện Nghiên cứu Rau quả thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện; Kết quả khảo sát thực trạng nhân giống, trồng, chăm sóc và điều tiết nở hoa được thực hiện tại các xã, phường của thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh; Kết quả hội thảo góp ý, hoàn thiện qui trình kĩ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và điều tiết nở hoa được thực hiện tại thành phố Uông Bí ngày 27 tháng 7 năm 2012; Công văn số 1920/NN&PTNT ngày 24 tháng 9 năm 2013, của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh xác nhận Quy trình kỹ thuật tạm thời trồng cây Mai Vàng Yên Tử. Theo đó, Quy trình kĩ thuật này được tạm thời ứng dụng để phát triển Chỉ dẫn địa lý ‘Mai Vàng Yên Tử” trên địa bàn thành phố Uông Bí và hàng năm cần tổng kết, chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện. 2. Phạm vi áp dụng: Kỹ thuật chăm sóc cây Mai Vàng Yên Tử được áp dụng cho cây mai vàng trồng tại các xã, phường nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý bao gồm: xã Thượng Yên Công, phường Bắc Sơn, phường Vàng Danh, phường Phương Đông, phường Thanh Sơn và 1 phường Quang Trung thuộc địa phận Thành phố Uông Bí và xã Bình Khê và xã Tràng Lương thuộc địa phận huyện Đông Triều. 3. Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng là các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trồng Mai Vàng Yên Tử tại các khu vực tương ứng với chỉ dẫn địa lý ‘Mai Vàng Yên Tử”. PHẦN II. GIỚI THIỆU 1. Giới thiệu chung về cây mai vàng Yên Tử Cây hoa mai vàng Yên Tử có từ lâu đời ở vùng núi Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) và được các chuyên gia Viện nghiên cứu Rau quả, nghiên cứu từ năm 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây mai vàng Yên Tử có các đặc điểm khác với mai vàng miền Nam ở các đặc tính: Búp và lá non màu xanh non, mọc chụm đầu cành, sau chuyển sang màu xanh đậm, có nhiều nụ hoa, được sắp vào trong 1 cụm hoa. Khi đến độ tuổi thành thục, cụm hoa bung ra, bên trong có rất nhiều nụ hoa. Các cụm hoa phân bố ở đỉnh cành, ở các nách của lá trên cành và cả từ mầm ngủ trên thân, nên trên cây có rất nhiều cụm hoa, hoa nở thành từng chùm, cả chùm hoa tạo thành 1 hình cầu, có đường kính 15-20cm, hoa có 5 cánh, cánh hoa màu vàng chanh tươi, hình dẻ quạt, viền cánh hoa lượn sóng và xếp thưa, tách rời nhau; hoa có mùi thơm dịu nhẹ, dễ chịu, đài hoa xanh, sau chuyển sang màu đỏ, quả màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím đen, trông rất đẹp mắt, vì vậy cây mai không chỉ đẹp khi hoa nở mà còn đẹp cả khi hoa tàn, quả hình thành và chín. 2. Một số yêu cầu về điều kiện đất, nước, thời vụ trồng mai. 2.1. Yêu cầu về đất: Cây mai vàng Yên Tử không quá kén đất trồng. Các loại đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi... vẫn trồng mai được. Cây mai không sinh trưởng được trên vùng đất bị úng, đất thường xuyên bị ngập lụt, vì rễ cái của mai rất dài nên nước ngập lâu ngày rễ sẽ bị thối khiến cây bị úa héo và chết dần. Ở những vùng đất tơi xốp, thoát nước tốt, mai vàng sinh trưởng mạnh hơn những vùng đất chặt, bí, có mực nước ngầm cao. 2 2.2. Yêu cầu về nước: Nước sử dụng để tưới là nước sạch, không bị nhiễm bẩn hay nhiễm độc; Nước có thể được lấy từ các nguồn cơ động như sông, suối, ao, hồ, giếng.. (những nguồn nước này không bị ô nhiễm); Nước có nồng độ pH = 7- 7,2 (trung tính), không bị nhiễm chua, mặn; Những vùng có lượng mưa TB/năm đạt 1.500-2.000mm thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây mai. 2.3. Yêu cầu về nhiệt độ, thời vụ: Nhiệt độ thích hợp cho cây mai sinh trưởng từ 22-300C, ở nhiệt độ 370C, cây dễ bị cháy lá, sinh trưởng phát triển chậm, nhiệt độ <100 C, cây gần như ngừng sinh trưởng; Mai vàng Yên tử có thể trồng quanh năm, nhưng thời điểm tốt nhất để trồng là mùa xuân, từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch. Thời gian này nhiệt độ vùng Yên Tử đã ấm lên, bắt đầu có mưa phùn, rất thích hợp cho sự phát triển của cây mai vàng. PHẦN III. KỸ THUẬT TRỒNG MAI VÀNG YÊN TỬ 1. Kỹ thuật trồng mai vàng Yên Tử Quy trình trồng cây mai vàng Yên Tử bao gồm 4 bước, cụ thể sau: Bước 1: Chọn cây đem trồng Có thể sử dụng 3 loại cây sau đây để trồng: 1, Cây giống nhân bằng phương pháp gieo hạt 12 tháng tuổi: Loại cây này phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: (i) Cây gieo hạt được 1 năm tuổi; (ii) Có chiều cao từ 40-60cm; (iii) Đường kính thân 0,3-0,5 cm; (iv) Cây khỏe mạnh, không có biểu hiện sâu bệnh. 2, Cây nhân giống bằng phương pháp ghép 6 tháng tuối (cây con), loại cây này phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: (i) Mắt (cành) ghép là mai vàng Yên Tử thuần chủng; 3 (ii) Phần ghép và gốc ghép đã liền sẹo, phát triển tốt; (iii) Cây khỏe mạnh, không có biểu hiện sâu bệnh; (iv) Chiều cao cành ghép > 30cm, lá chuyển sang bánh tẻ. Tốt nhất là sử dụng cây giống được trồng trong túi bầu ni lon để tránh đứt rễ. 3, Cây nhân giống bằng phương pháp ghép 24 tháng tuổi (cây to), loại cây này phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: (i) Mắt (cành) ghép là mai vàng Yên Tử thuần chủng; (ii) Đường kính gốc từ 1,5 – 2,0 cm; (iii) Cây đã phân cành, trên 1 cây có trên 3 cành; (iv) Cây có khả năng cho hoa ổn định; (v) Cây khỏe mạnh, không có biểu hiện sâu bệnh. Bước 2: Chuẩn bị trước khi trồng B2.1.Chuẩn bị đất (trong trường hợp trồng trực tiếp vào đất): Đối với cây giống nhân bằng phương pháp gieo hạt 12 tháng tuổi và cây nhân giống bằng phương pháp ghép 6 tháng tuổi:  Lên luống rộng 1,5 m, chiều cao luống 30cm, rãnh luống rộng 50cm;  Trên luống đào hố 30 x 30 x 30cm;  Khoảng cách trồng 1,5m x 1m 1,0 m, (tương đương mật độ 6.000 cây/ha). Đối với cây nhân giống bằng phương pháp ghép 24 tháng tuổi:  Lên luống rộng 1,5 m, chiều cao luống 30cm, rãnh luống rộng 50cm;  Trên luống đào hố 50 x 50 x 50cm;  Khoảng cách trồng 1,5m x 1,5 m (tương đương 4.000 cây/ha);  Nếu là đất thịt nặng, trộn thêm các loại tro, vỏ trấu, vỏ lạc (xỉ than) để nâng cao độ tơi xốp của đất;  Cho phân chuồng và NPK tổng hợp xuống 2/3 hố. Với hố trồng cây 6 tháng tuổi, bón 2kg phân chuồng hoai mục + 0,1kg NPK tổng hợp. Với hố trồng cây to (2 năm tuổi), lượng phân bón lót tăng gấp 2 lần so với cây nhỏ;  Chuẩn bị cọc tre để sau khi trồng giữ cây không bị lay, đổ. 4 B2.2. Chuẩn bị giá thể, chậu trồng (trong trường hợp trồng chậu): - Chuẩn bị giá thể:  Giá thể sử dụng là hỗn hợp gồm có: Đất thịt + phân chuồng hoai mục+ xỉ than các thành phần này được trộn với tỉ lệ 3:1:1;  Bổ sung thêm phân vi sinh và lân trộn theo tỷ lệ: 0,5kg phân vi sinh + 2kg lân/100kg giá thể. - Chuẩn bị chậu trồng:  Chủng loại, kích thước chậu dùng để trồng: o Cây nhân giống bằng phương pháp ghép 6 tháng tuổi, dùng loại chậu có kích thước 30 x 20cm hoặc 35 x 20cm; o Cây nhân giống bằng phương pháp ghép 24 tháng tuổi, dùng loại chậu có kích thước: 50 x 35cm. Tuy nhiên tùy vào dáng thế và kích thước rễ từng cây để điều chỉnh đường kính chậu sao cho hợp lí (thông thường đường kính chậu nên tương đương đường kính tán cây).  Vị trí đặt chậu: Tùy vào diện tích nơi đặt để sắp xếp phân bố chậu sao cho hợp lý, cụ thể: o Chậu được đặt cách mặt đất trên 10cm (bằng cách lót gạch/đôn ở đáy chậu) để tránh việc úng nước và tránh giun/sâu bọ chui vào làm ảnh hưởng tới sự phát triển của bộ rễ. o Để chậu ở nơi không bị cớm nắng, khoảng cách tối thiểu giữa chậu nhỏ là 50 cm, đối với chậu to là 80 cm, sao cho tán lá không bị lợp nên nhau. Bước 3: Thao tác trồng cây Có 2 phương thức trồng: a) Trồng cây xuống luống đất:  Đặt bầu cây vào giữa hố, dùng dao sắc cắt dây bó hay túi bọc bầu (nếu có); 5  Đổ đất xung quanh cây sao cho cổ rễ thấp hơn mặt luống khoảng 1,5 -  Dùng tay hoặc các dụng cụ khác lèn đất tương đối chặt để cây có thể 3cm; đứng vững;  Cố định cây theo cách: o Đối với cây mai nhỏ, sử dụng 1 cọc tre nhỏ đóng cạnh và buộc cố định cây vào cọc tre đó bằng dây; o Đối với cây mai lớn, sử dụng 3 cọc tre có kích thước phù hợp đóng xung quanh, cách gốc 30cm, nghiêng 45 độ. Sau đó dùng dây (lạt) cố định cây vào 3 cọc này.  Ngay sau khi trồng, dùng ô doa hoặc vòi nước tưới đẫm gốc. b) Trồng cây vào chậu:  Trước khi trồng cây vào chậu, cho 2/3 giá thể đã chuẩn bị sẵn vào chậu;  Đặt bầu cây vào giữa chậu, cắt dây bó hay túi bọc bầu (nếu có);  Đổ giá thể xung quanh sao cho cổ rễ thấp hơn mặt chậu 2 - 3cm; dùng tay hoặc các dụng cụ khác lèn giá thể chặt; và tưới ướt đẫm gốc;  Cắm cọc giữ cây như với trồng trên luống đất. Bước 4: Chăm sóc cây ngay sau khi trồng Cây mai từ sau khi trồng đến lúc được 2 tháng, không được bón phân hóa học tổng hợp hay phân chuồng, nếu bộ rễ cây dễ bị hỏng, thối; Sau khi trồng có thể phun phân bón lá và chế phẩm kích thích ra rễ như: HVP, N3M, An tonik...với tỉ lệ 10gm hoặc 10ml/10 lít nước sạch. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày; phun vào sáng sớm hoặc chiều muộn. B4.1. Tưới nước Cần được tưới nước thường xuyên, giai đoạn đầu 1 ngày/lần, sau khi cây ổn định tưới 2-3 ngày/lần, tùy theo điều kiện thời tiết và độ ẩm xung quanh gốc cây. Tưới vào lúc sáng sớm và chiều muộn, sao cho lớp đất xung quanh bộ rễ luôn đảm bảo độ ẩm là 70-75% 6 Có thể tưới bằng nhiều cách khác nhau như tưới thủ công (bình tưới); hoặc bằng hệ thống tưới tự động, tưới nhỏ giọt. Chú ý mỗi lần tưới một lượng nước vừa đủ (đất đủ ẩm), không nên tưới nhiều vừa gây lãng phí, vừa gây úng cây, rửa trôi chất màu. B4.2. Bón phân 1. Các loại phân bón: Phân bón cho cây mai vàng Yên Tử chia làm 3 loại chính: + Phân chuồng: Phân chuồng gồm nhiều loại phân khác nhau, nhưng cơ bản và thông dụng nhất chia làm 2 nhóm: Phân lợn, gà (hàm lượng NPK cao, ít chất xơ, ít tơi xốp); và phân trâu,bò/phân xanh (hàm lượng NPK thấp, nhiều xơ, rất tơi xốp); Khi bón tùy vào chủng loại phân có sẵn để điều chỉnh lượng sao cho hợp lý; Nếu sử dụng phân trâu, bò/phân xanh thì khối lượng cần bón cao hơn phân lợn, gà 1,5 lần; Đối với cây mai nhỏ từ 1-3 năm tuổi, 1 năm bón 2 lần, mỗi lần bón 2- 3kg phân lợn, gà hoai mục/1 gốc; Đối với cây mai trưởng thành > 3 năm tuổi, 1 năm bón 2 lần, mỗi lần bón 510kg phân lợn, gà hoai mục/1 gốc. + Phân đa, vi lượng: Sử dụng phân NPK 30-10-10 + TE để bón thúc, giúp cây mai vàng Yên Tử phát triển mạnh, phân cành nhanh, lá to, cây khỏe mạnh; Sử dụng phân NPK 20-20-15 + TE để bón thúc giúp cây mai vàng Yên Tử kết nhiều nụ, cho hoa nhiều và chất lượng hoa cao. + Phân bón lá: Cây mai vàng Yên Tử là một giống mai có lá khá to và nhiều lá nên khả năng hấp thụ phân qua lá cao hơn nhiều lần qua rễ, và cao hơn so với các giống mai khác. Sử dụng phân bón lá đều đặn sẽ tiết kiệm được đáng kể lượng phân bón qua gốc, vừa có hiệu quả giảm chi phí sản xuất vừa bảo vệ môi trường. Các loại phân bón lá thông dụng là: Chế phẩm Đầu Trâu 502, chế phẩm NSpray-Grow (hoặc Nutri Flower) 7 2.Cách bón phân Có thể sử dụng một trong các cách sau để bón phân cho cây mai: - Bón trực tiếp vào gốc: xới nhẹ xung quanh gốc, chú ý không làm ảnh hưởng đến các rễ tơ trên mặt đất rồi bón phân xung quanh gốc. Bón 2 lần trong năm vào tháng 2 và tháng 8. - Bón kết hợp tưới: ngâm, pha loãng phân với nước, tưới 1-2 lần trong tháng, đặc biệt sau mỗi đợt ra lộc non. - Phun phân bón qua lá: pha 10g phân bón lá với 10 lít nước, phun ướt đều lên lá vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn. Chú ý không phun trước khi tưới nước, hoặc trước khi trời mưa. 3. Lịch bón phân + Bón phân cho cây mai vàng Yên Tử loại nhỏ Cây mai vàng Yên Tử nhỏ chưa ra hoa cần có chế độ dinh dưỡng riêng biệt. Chế độ dinh dưỡng này giúp cây sinh trưởng nhanh, ra nhiều lá, chồi, phát triển mạnh về chiều cao lẫn kích thước thân/cành. Loại phân bón Phân chuồng Thời gian bón 1 2 3 4 5 6 7 8 Phân lợn/gà x x 10 11 12 x Phân trâu, bò 9 x hoai mục (chọn 1 trong 2 loại) Phân đa vi lượng NPK 30-10-10 +TE x x x x x x Phân bón lá Đầu Trâu 502 x x x x x x + Bón phân cho cây mai vàng Yên Tử đã trưởng thành đến tuổi ra hoa. Cây mai đã trưởng thành đến tuổi ra hoa hoặc cây Mai vàng Yên Tử ghép cần có chế độ dinh dưỡng riêng giúp cây vừa sinh trưởng mạnh vừa cho nhiều hoa; hoa lâu tàn, màu sắc hoa tươi sáng; hoa thơm hơn. 8 Thời gian bón Loại phân bón Phân chuồng Phân lợn/gà hoai mục (chọn xanh 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 phân trâu, bò/phân 1 trong 2 loại) 1 x x NPK 30-10-10 + TE x x x x x Phân đa vi lượng NPK 20-20-15 + TE x x x Đầu Trâu 502 Phân bón lá x x Đầu Trâu 702 x x x x x x x Đầu Trâu 902 x x x B4.3. Làm cỏ, xới xáo, che phủ gốc ` - Làm cỏ thường xuyên giúp cây mai vàng Yên Tử sinh trưởng và phát triển tốt, việc làm cỏ sẽ làm giảm sự canh tranh về dinh dưỡng của cây mai, khiến cây không bị còi cọc, thiếu chất. - Xới xáo làm cho đất tơi xốp hơn, rễ cây hô hấp tốt, giúp cây hấp thụ tốt dinh dưỡng và khỏe mạnh. Việc làm cỏ và xới xáo nên được thực hiện khoảng 1 tháng 1 lần kết hợp với việc bón phân (nếu có). - Che phủ gốc để tránh sự thoát hơi nước, giữ ẩm, làm mát rễ cây, vật liệu che phủ là rơm, rạ, cỏ mục hoặc lá cây, che kín gốc. 2. Phòng trừ sâu bệnh A. Sâu hại mai Yên tử 1.Sâu ăn lá (Delias aglaia) Họ: Pieridae - Bộ: Lepidoptera Triệu chứng Sâu non gặm nhấm làm khuyết lá, khi lớn chúng nhả tơ kéo vài lá non lại với nhau, rồi nằm bên trong cắn phá, làm cho lá bị khuyết, nếu nặng lá có thể bị cắn phá đến phân nửa, đôi khi chỉ còn trơ lại một đoạn gân chính ở gần cuống lá. 9 Đặc điểm hình thái Chiều dài cơ thể khoảng 20 - 25mm, sải cánh rộng 60 - 70mm. Thân và cánh mầu đen, trên cánh có nhiều đốm mầu trắng và mầu vàng hình bầu dục. Trưởng thành là một loài bướm, thường hoạt động ban ngày. Trứng được đẻ rải rác trên các đọt non, lá non. Sâu non hình ống, thân màu xanh trong, đầu màu nâu đen. Khi đẫy sức sâu dài khoảng 25 – 28mm. Sâu non thường nhả tơ kéo vài lá non lại với nhau làm tổ để sống và hóa nhộng ở trong đó. Ảnh: Sâu ăn lá mai Yên tử Sâu thường gây hại nhiều trong mùa mưa, là mùa cây mai ra nhiều đợt đọt non, lá non. Biện pháp phòng trừ Dùng tay bắt giết khi phát hiện thấy tổ sâu ở những đọt non. Nếu mật độ sâu lớn, có thể dùng một trong những loại thuốc sau: Delfin, Abamectin hoặc một số thuốc gốc cúc tổng hợp như Fastac, Sec Saigon, Sumi-Alpha. Phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì thuốc… 2. Bọ trĩ (Thrips sp.) Họ: Thripidae - Bộ: Thysanoptera Triệu chứng Bọ trĩ trưởng thành và ấu trùng đều chích hút dinh dưỡng ở lá non, biểu hiện: Dưới mặt lá non là 2 vệt màu xám song song với gân chính. Đọt non bị hại thường sần sùi, cứng và Ảnh: Triệu chứng bọ trĩ hại mai 10 giòn, hai mép lá và chóp lá cong lên. Khi bị hại nặng lá bị vàng và dễ bị rụng, cây phát triển kém. Đặc điểm hình thái - Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, dài 1-2 mm. - Trưởng thành dạng thon, có mầu vàng đậm hoặc nâu đen - Ấu trùng hình dạng giống trưởng thành có mầu trắng vàng đến vàng. - Trưởng thành và ấu trùng thường sống tập trung ở đọt non, gân lá non, ít di chuyển. - Khi những lá bị hại chuyển sang giai đoạn bánh tẻ và già, thức ăn không còn phù hợp, chúng lại di chuyển sang những lá non khác để chích hút và gây hại. Ảnh: Bọ trĩ trưởng thành - Bọ trĩ thường gây hại nặng trong mùa khô, khi mùa mưa đến bọ trĩ gây hại nhẹ hơn. Biện pháp phòng trừ Khi tưới nước cho cây mai, dùng loại máy bơm có áp suất mạnh xịt thẳng vào những nơi cư trú của bọ trĩ để rửa trôi bớt chúng; mặt khác cũng sẽ làm giảm bớt được mật độ của một số đối tượng dịch hại khác đang gây hại trên cây mai như nhện đỏ, rệp sáp… Khi mật độ bọ trĩ cao có thể sử dụng một số loại thuốc như: Malvate 21EC, Trebon 10EC, Confidor 100SL, Admire 50EC, Regent 5SC, Vimite 10ND, Bifentox 30ND, Virigent 800WG…Về liều lượng và cách pha chế nên theo khuyến cáo có in sẵn trên nhãn thuốc. Khi phun, chú ý phun tập trung vào mặt dưới của lá non, đọt non. Ngoài ra, để hạn chế tác hại của bọ trĩ, nên trồng thưa để vườn mai luôn được thông thoáng. 11 3. Nhện đỏ (Tetranychus sp.) Lớp Nhện : Arachnida - Bộ: Acarina Triệu chứng Nhện trưởng thành và nhện non đều ăn biểu bì và chích hút dịch của lá từ khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi, tạo ra những đốm lá trắng vàng có thể dễ nhận ra ở mặt trên của lá; còn ở mặt dưới của lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám. Khi bị hại nặng bộ lá bị cằn lại, thô cứng và sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình Ảnh : Nhện đỏ gây hại mai thường của cây mai. Đặc điểm hình thái, sinh thái Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ (khoảng 0,3 - 0,4mm), hình bầu dục và có 8 chân. Khi mới nở nhện có màu vàng nhạt, khi lớn chúng chuyển dần sang màu hồng Nhện thường tập trung thành từng đám ở mặt dưới các lá già, chích hút nhựa. Đôi khi nhện còn tập trung ở các mắt thân làm lá vàng và rụng. Chúng thường gây hại nặng trong các tháng mùa nắng. Biện pháp phòng trừ Không nên trồng hoặc đặt các chậu mai quá sát nhau để luôn tạo độ thông thoáng cho vườn mai. Thường xuyên kiểm tra bộ lá mai (nhất là những lá từ giai đoạn bánh tẻ trở đi) để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời. Dùng kính lúp kiểm tra hoặc ngắt những lá mai nghi ngờ có nhện đặt vào giữa hai tờ giấy trắng rồi lấy tay vuốt nhẹ phía ngoài tờ giấy, nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ màu vàng xanh, hồng hay đỏ thì lá đó đang có nhện gây hại, những chấm này càng nhiều thì chứng tỏ mật độ của nhện càng cao. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Comite 73EC; Pegasus 500SG; Ortus 5SC; Nissuran 5EC; Sirbon 5EC…Chú ý phải sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và luân phiên các loại thuốc để tránh nhện đỏ kháng thuốc. 12 4. Rệp sáp ( Dysmiccocus sp.) Họ: Pseudococcidae - Bộ: Homoptera Rệp hút nhựa cây làm đọt xoăn lại, lá vàng, cây sinh trưởng kém. Cây có rệp thường có kiến và nấm bồ hóng đen xuất hiện. Rệp còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây Đặc điểm hình thái - Rệp trưởng thành cái không cánh, có thân mềm hình bầu dục dài khoảng 3 mm, bên ngoài phủ một lớp bột sáp trắng và có những sợi sáp trắng hai bên mình, cuối bụng có một cặp đuôi ngắn. - Rệp đực trưởng thành có một cặp cánh Ảnh: Con trưởng thành cái và ấu trùng mỏng, cơ thể dài khoảng 2 mm, màu xám nhạt. trưởng thành đực của rệp sáp Rệp non giống trưởng thành cái nhưng nhỏ hơn. - Rệp non thường tìm chỗ cây non để sống, thường là kẽ lá, chùm hoa. - Khí hậu nóng và ẩm là điều kiện thích hợp cho rệp phát triển. Rệp sáp dysmicoccus sinh sống phá hại trên nhiều loại cây. Biện pháp phòng trừ Phát hiện kịp thời và dùng tay giết rệp. Có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc sau: Pyrinex, Supracide, Polytrin, Monster, phun theo nồng độ hướng dẫn trên bao bì. 5. Sâu đục thân, ngọn mai. Tên khoa học: Cydia sp, Họ: Olethreutidae; Bộ: Lepidoptera. 13 Triệu chứng : Sâu hại trên các ngọn chồi non từ mùa xuân đến cuối thu. Trưởng thành là 1 loại bướm nhỏ, màu nâu đen, xuất hiện vào cuối xuân, đẻ trứng vào các cuống lá mới nhú ở các chồi ngọn, chồi nách. Sâu non màu hồng nhạt, đục vào ngọn, chồi gây héo hàng loạt, giảm số lượng cành dăm, hoa kém. Ở những chỗ sâu đục có dịch Ảnh Sâu đục ngọn mai nhựa chảy và các hạt như mùn cưa đùn ra. Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên theo dõi để phát hiện sâu hại, khi phát hiện có sâu đã đục vào cành, thân dùng sợi thép nhỏ hoặc gai mây luồn theo lỗ đục để diệt sâu, sau đó dùng bông hoặc đất sét trộn với Basudin 10H (hoặc các loại thuốc phun phòng ở trên), bịt kín lỗ đục của sâu, dùng thuốc hoá học để bơm vào đó. Nếu không theo dõi được sâu, có thể phun định kỳ vào các tháng 3- 6 là thời điểm sâu đục thân thường xuất hiện. Các lần phun cách nhau 1 tháng, dùng các loại thuốc như Basudin, Padan, Basa... liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.. ở những vườn thường xuyên bị hại nặng, dùng thuốc Regent 800 WG, Pegasus 500 SC theo nồng độ khuyến cáo, phun hai lần vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè, sau mỗi đợt tỉa cành, có nhiều lộc non mới nhú. 14 B. Bệnh hại mai Yên tử 1. Bệnh đốm lá Nguyên nhân: do nấm Pestalotia palmarum gây nên Triệu chứng Đầu tiên bệnh xuất hiện chỉ là một chấm nhỏ li ti, sau đó vết bệnh lan nhanh cả lá, viền vết bệnh có mầu nâu đậm, chỗ tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khoẻ có quầng mầu vàng nhạt. Bệnh nặng lá bị vàng rồi cháy lỗ chỗ, nhất là bìa lá, làm lá quăn queo. Bệnh thường xuất hiện trên những lá già rồi lan dần đến lá non, đọt non. Ở nhánh non bị bệnh làm lá bị rụng, đọt bị cháy khô, cây chậm phát triển. Ảnh: Triệu chứng bệnh đốm lá trên mai Biện pháp phòng trừ - Trồng với mật độ vừa phải để cây mai được thông thoáng. - Vệ sinh vườn bằng cách cắt tỉa thu gom lá bị bệnh tiêu huỷ để tránh lây lan. - Bón phân cân đối, tăng cường bón thêm phân hữu cơ và kali giúp cây kháng bệnh. - Dùng thuốc hoá học: Viben C, phun ướt đều cả hai mặt lá, cần lập lại 2-3 lần, sau 5-7 ngày để trị bệnh. Phun từ 10-15 ngày/ lần để phòng trừ bệnh. 15 2. Bệnh cháy lá Nguyên nhân: do nấm Pestalotia funereal Lớp nấm bất toàn : Deuteromycetes Triệu chứng Bệnh hại chủ yếu trên lá, xuất hiện đầu tiên ở chóp và mép lá tạo thành vệt màu nâu, lan dần vào phiến lá thành mảng lớn, màu nâu xám, phân biệt rõ với phần xanh của lá, mảng cháy có khi chiếm trên 1/2 diện tích lá. Trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ là ổ bào tử. Lá bệnh nặng chuyển màu vàng và rụng. Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá già. Ảnh: bệnh cháy lá mai Biện pháp phòng trừ Bón phân đầy đủ, cân đối NPK, ngắt bỏ lá bệnh, định kỳ phun thuốc gốc đồng và phân bón lá cho cây. 3. Bệnh đốm đồng tiền Nguyên nhân : do địa y gây nên Triệu chứng: Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm rất nhỏ 2-3 mm, sau đó phát triền dần lên có đường kính 35 cm. Vết bệnh đa số có dạng hình tròn hoặc hơi tròn như đồng tiền, màu xám trắng hay xám xanh. Nếu nặng nhiều vết bệnh sẽ liên kết lại thành mảng lớn có hình dạng bất định, loang lổ, cứ thế nhiều lớp chồng chất lên nhau làm cho lớp vỏ của cây dày lên, có độ xốp giống như một lớp nhung bao quanh gốc cây mai. Ảnh: Địa y hại mai 16 Biện pháp phòng trừ - Không nên trồng hoặc sắp xếp những chậu mai trong vườn quá dày, để vườn mai được thông thoáng, khô ráo, dưới tán, dưới gốc cây nhận được thêm ánh sáng mặt trời. - Thiết kế mặt liếp để trồng mai (hoặc để đặt chậu mai) theo hình mai rùa, xẻ rãnh thoát nước để nước không đọng lại trên mặt vườn trong mùa mưa - Định kỳ hàng năm phun 2-3 lần, phun ướt đều thân cây bằng các thuốc gốc đồng như: Bordeaux, CoC 85, Funguran… - Đối với những gốc mai đã bị bệnh: dùng thuốc Norshield 86.2 WG (3 g/lít nước). Quét ướt đều thân, cành và gốc liên tục 3-5 đợt, mỗi đợt cách nhau 7-10 ngày. 4. Bệnh vàng lá Nguyên nhân: do sinh lý gây nên Triệu chứng Lá non có màu vàng nhạt hoặc trắng bạc, các gân lá còn xanh, phiến lá hơi bị cong. Triệu chứng thường xuất hiện từ lá già và đi dần lên trên. cây sinh trưởng chậm lại. Điều kiện phát sinh phát triển Thường xuất hiện vào những tháng gần cuối năm, nguyên nhân chủ yếu do cây Ảnh: Triệu chứng bệnh vàng lá tập trung dinh dưỡng để tạo búp hoa. Cây mai trồng trong chậu, đất xấu, ít được bón phân, thường bị bệnh vàng lá và bệnh cháy lá. Biện pháp phòng trừ Bón đầy đủ phân khi có hiện tượng vàng lá, ngoài bón phân nên kết hợp phun phân bón lá có chất vi lượng, cây sẽ mau hết bệnh. 17 5. Bệnh mốc cam Nguyên nhân: do nấm: Coniothyrium fuckelli. Lớp Nấm nang: Ascomycetes Triệu chứng Bệnh hại chủ yếu trên cành và lá non; vết bệnh lúc đầu là những đốm mầu hồng (hơi giống màu đỏ đồng), sau đó vết bệnh cứ phát triển rộng dần ra bao quanh hết cả đọan cành, đồng thời cũng phát triển lên cả phía trên và phía dưới của chỗ bị bệnh. Khi vết bệnh đã bao quanh kín hết cả một đọan cành thì đa số những lá mai phía trên chỗ bị bệnh sẽ có mầu vàng, xanh loang lổ, rồi bị rụng dần, khúc cành phía trên chỗ bị bệnh trở lên khô nứt, giòn dễ gẫy. Bệnh nặng làm cành khô và chết. Điều kiện phát triển bệnh Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25-30oc và ẩm độ cao. Bệnh thường gây hại nặng giai đoạn đầu và Ảnh: Triệu chứng bệnh mốc cam giữa mùa mưa. Biện pháp phòng trừ Định kỳ tỉa cành, cắt bỏ các cành bị gẫy hoặc bị bệnh. Sau khi tỉa cành phun thuốc Daconil, Zineb, COC 85, phun theo chỉ dẫn ghi trên bao bì… 18 6. Bệnh rỉ sắt Nguyên nhân: do nấm Phragmidium mucronatum Lớp nấm đảm: Basidiomycetes Triệu chứng Bệnh hại chủ yếu trên lá, đôi khi có trên cành non. Vết bệnh là những đốm nhỏ màu vàng cam hơi đỏ, xung quanh có viền nhạt màu. Đốm bệnh nổi lên trên có lớp bột màu vàng. Bị năng, nhiều đốm bệnh chi chít mặt dưới lá, làm lá vàng và rụng sớm. Trên cành bệnh làm cành teo tóp lại, chồi phát Ảnh: Triệu chứng bệnh rỉ sắt triển kém và có thể héo khô. Điều kiện phát triển bệnh Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 32 - 35oc. Bệnh thường gây hại nặng giai đoạn đầu và giữa mùa mưa. Biện pháp phòng trừ Tỉa bỏ các cành lá bệnh tập trung tiêu huỷ. Bón lân và kali tăng sức chống bệnh cho cây. Tưới nước vừa phải. Khi bị bệnh nặng có thể phun một trong những loại thuốc sau: Bayfidan, Score, Anvil, Bumber, phun theo chỉ dẫn ghi trên bao bì thuốc. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan