Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Lâm nghiệp Giáo trình mô đun nuôi cá nước lợ mặn (nghề nuôi trồng thủy sản trình độ trung...

Tài liệu Giáo trình mô đun nuôi cá nước lợ mặn (nghề nuôi trồng thủy sản trình độ trung cấp)

.PDF
72
1
114

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: NUÔI CÁ NƯỚC LỢ MẶN NGÀNH/NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÌNH ĐỘ: Trung cấp (Lưu hành nội bộ) Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của………………………………. Bạc Liêu, năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Do đó việc xây dựng và biên soạn bài giảng/giáo trình giảng dạy là vô cùng cần thiết. Tài liệu này biên soạn dựa vào chương trình chi tiết mô đun, chương trình đào tạo nghề Nuôi trồng thủy sản trình độ cao đẳng. Mô đun Nuôi cá nước lợ mặn trang bị những kỹ năng của nghề về chuẩn bị ao, chọn giống, chăm sóc, quản lý cá nuôi và thu hoạch. Trong quá trình biên soạn tài liệu, tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh, mô hình và công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Do nhiều nguyên nhân, nên chắc chắn cuốn tài liệu này còn nhiều khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả, đặc biệt là các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy chuyên ngành để tài liệu hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả! Lã Thị Nội 2 MỤC LỤC TRANG Lời giới thiệu.............................................................................................. 01 Mục lục ...................................................................................................... 02 Danh mục hình ........................................................................................... Danh mục bảng .......................................................................................... Bài 1. Chọn địa điểm nuôi ....................................................................... 05 1. Khảo sát điều kiện tự nhiên và xã hội .................................................. 05 2. Chọn chất đất ........................................................................................ 06 3. Khảo sát nguồn nước ............................................................................ 08 Bài 2. Xây dựng và cải tạo ao .................................................................. 16 1. Đắp ao nuôi ........................................................................................... 16 2. Xây dựng cống ...................................................................................... 17 3. Cải tạo ao .............................................................................................. 18 Bài 3. Chọn và thả giống ......................................................................... 37 1. Lựa chọn cá giống ................................................................................ 37 2. Thả giống .............................................................................................. 41 3. Đánh giá kết quả thả giống ................................................................... 45 Bài 4. Chăm sóc và quản lý ao cá ........................................................... 47 1. Chăm sóc cá .......................................................................................... 47 2. Quản lý ao nuôi ..................................................................................... 49 Bài 5. Phòng và trị bệnh cho cá .............................................................. 53 1. Những vấn đề chung ............................................................................. 53 2. Phòng và trị một số bệnh cá ................................................................. 55 Bài 6. Thu hoạch cá.................................................................................. 61 1. Thu tỉa ................................................................................................... 61 2. Thu tổng thể .......................................................................................... 63 3. Đánh giá hiệu quả nuôi ......................................................................... 65 3 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Nuôi cá nước lợ, mặn Mã mô đun: MĐ03 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Nuôi cá nước lợ mặn là một mô đun chuyên môn nghề, là mô đun bắt buộc của chương trình khung trình độ trung cấp nghề nuôi trồng thủy sản, được giảng dạy cho người học sau khi đã học các môn học/mô đun kỹ thuật cơ sở. - Tính chất: Nuôi cá trong ao nước lợ mặn là mô đun chuyên nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn về các mô hình nuôi thương phẩm các loài cá nước lợ mặn có giá trị kinh tế. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Nêu được đặc điểm sinh học của một số loài cá nuôi nước lợ, mặn phân bố tại địa phương. + Mô tả được quy trình kỹ thuật nuôi một số loài cá nuôi nước lợ, mặn phân bố tại địa phương. - Về kỹ năng: + Thực hiện được công việc chuẩn bị ao, cải tạo ao nuôi cá. + Lựa chọn được cá giống đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. + Thực hiện được các công việc thả cá, cho cá ăn và quản lý môi trường ao nuôi cá, cách phòng và trị bệnh cho cá nuôi. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Độc lập trong học tập, nghiên cứu tài liệu nuôi cá nước lợ mặn. + Phối hợp thực hiện các thao tác trong quy trình kỹ thuật nuôi cá nước lợ mặn. + Tuân thủ nghiêm ngặt các bước kỹ thuật của mặn nuôi cá nước lợ mặn. 4 Nội dung của môn học/mô đun: bao gồm 6 bài: Số TT Tên các bài trong mô đun 1 Thời gian (giờ) Thực hành, Tổng Lý thí nghiệm, số thuyết thảo luận, bài tập 5 2 3 Kiểm tra 0 Bài 1. Chọn địa điểm nuôi 1. Khảo sát điều kiện tự nhiên và xã hội 2. Chọn chất đất 3. Khảo sát nguồn nước 2 3 4 5 6 Bài 2. Xây dựng và cải tạo ao nuôi 1. Đắp ao 2. Xây dựng cống 3. Cải tạo ao Bài 3: Chọn và thả giống 1. Lựa chọn giống 2. Thả giống 3. Đánh giá kết quả thả giống Bài 4: Chăm sóc và quản lý ao cá 1. Cho cá ăn 1.1. Xác định loại thức ăn 1.2. Tính khẩu phần ăn 1.3. Cho cá ăn 2. Quản lý môi trường ao nuôi 2.1. Màu nước 2.2. Độ trong 3.2. Quản lý các yếu tố môi trường Bài 5: Phòng và trị bệnh 1. Những vấn đề chung 2. Phòng và trị một số bệnh cá Bài 6: Thu hoạch 1. Thu tỉa 2. Thu hoạch tổng thể 3. Đánh giá hiệu quả nuôi Tổng 5 10 3 7 0 5 2 3 10 3 6 1 8 2 5 1 7 3 4 0 45 15 28 2 BÀI 1: CHỌN ĐỊA ĐIỂM NUÔI Giới thiệu: Chọn địa điểm nuôi có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nuôi cá nói chung và nuôi cá nước lợ mặn nói riêng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động. Mục tiêu: - Mô tả được cách chọn địa điểm nuôi cá nước lợ, mặn thương phẩm. - Tìm hiểu được thông tin điều kiện tự nhiên, giao thông vùng nuôi. - Kiểm tra được điều kiện môi trường vùng nuôi. - Chọn được vùng nuôi. - Rèn luyện tính cẩn, thận chính xác. A. Nội dung: 1. Khảo sát điều kiện tự nhiên và xã hội 1.1. Khảo sát điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động. Vì vậy vùng đất xây dựng trại phải đạt được một số tiêu chí sau: - Vùng đất phải bằng phẳng và cao trình vị trí trại không nên cao quá 3 – 4 m so với mực nước triều cực đại. Nếu cao trình vùng nuôi quá lớn sẽ gây khó khăn cho việc bơm nước và tăng chi phí sản xuất. - Có nguồn nước ngọt đảm bảo cho sinh hoạt, vệ sinh trại và hạ độ mặn khi cần thiết, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nguồn nước không bị ô nhiễm, không nhiễm phèn… - Diện tích mặt bằng xây dựng trại không nên quá hẹp, tối thiểu ở mức 300 – 100m 2 , đảm bảo tiêu chuẩn và bố trí các hạng mục công trình và hơn nữa là quan tâm tới khả năng mở rộng công trình sản xuất trong tương lai. - Chọn vùng nuôi có cá lợ, mặn tự nhiên xuất hiện nhiều. 1.2. Khảo sát điều kiện xã hội nơi nuôi Vùng nuôi nên tránh xa khu vực đông dân cư đặc biệt là nguồn nước thải sinh hoạt. 6 Giao thông thuận tiện, nguồn điện năng ổn định. Vùng nuôi nằm trong hệ thống quản lý về tài nguyên, môi trường của địa phương. Vùng nuôi phải đảm bảo về an ninh trật tự. Hình 1.1. Địa điểm nuôi cá 2. Chọn chất đất 2.1. Thu mẫu - Xác định vùng đất cần thu mẫu: + Vùng đất cần thu mẫu là vùng được xác định thông qua bản đồ, bình đồ vùng miền, điạ phương để tiến hành thăm dò, khảo sát. + Tiến hành thăm dò, khảo sát bằng các nghiệp vụ chuyên môn (trắc địa, thổ nhưỡng…) để lựa chọn xây dựng ao nuôi cá. + Xác định được vùng thu mẫu thong qua kết quả thăm dò khảo sát để tiến hành thu mẫu đất. - Thu mẫu đất: + Chuẩn bị thiết bị thu mẫu: khoan thổ nhưỡng, xẻng, cuốc, túi nilong, xô chậu, găng tay, nhiên liện điện, xăng, dầu… + Tiến hành thu mẫu đất: Bước 1. Xác định điểm thu mẫu đất: tùy theo diện tích vùng thu mẫu mà số điểm thu mẫu ít hay nhiều. Thường từ 5- 10 điểm được phân bố đều trên toàn bộ diện tích vùng đất thu mẫu. Các điểm được xác định cắm mốc và đánh số thứ tự. 7 Bước 2. Thu mẫu: đất được thu bằng khoan thổ nhưỡng chuyên dụng để lấy được nhiều tầng đất hơn. Nếu thổ nhưỡng vùng miền tương đối đồng đều thì dung cuốc, xẻng đào lấy mẫu từ tầng mặt xuống khoảng 50cm. Bước 3. Đánh dấu mẫu đất: đất sau khi thu được cho vào túi nilong hoặc xô chậu và tiến hành đánh số theo các điểm đã xác định. Mẫu đất được chuyển đi xác định loại đát nào hoặc đánh giá trực tiệp loại đất ở thực địa. 2.2. Xác định loại đất - Chỉ tiêu các loại đất: + Đất cát: là loại đất trong đó cát chiếm hơn 70% trọng lượng. Đất cát dễ thấm nước, giữ nước kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh, dễ nóng, dễ lạnh. Đất cát nghèo chất dinh dưỡng và các chất keo kết, dễ bị xói mòn. + Đất sét: Đất sét là loại đất chứa hơn 65% sét. Nó có tính chất ngược lại hoàn toàn đất cát. Khó thấm nước, giữ nước tốt, đất sét chặt. Đất sét khó nóng lên nhưng lâu nguội sét chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn đất cát. + Đất thịt: Mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì nó có tính chất ngả về đất cát, đất thịt nặng thì có tính chất ngả về đất sét. Bảng 1. Phân loại các loại đất Loại đất Cát Thịt Thịt nặng Sét Cấp hạt, tên gọi % trọng lượng Cát Bụi Sét (2-0,02mm) (0,02-0,002mm) (<0,002mm) Đất cát 85 -100 0-15 0-15 Đất pha cát 55-85 0-45 0-15 Đất thịt pha cát 40-45 30-45 0-15 Đất thịt nhẹ 0- 45 45-100 0-15 Thịt trung bình 55- 85 0-35 15-25 Thịt nặng 30- 55 20-45 15-25 Sét nhẹ 0- 40 45-75 15-25 Sét pha cát 55- 75 0- 20 45 8 Sét pha thịt 0- 30 0- 45 25- 45 Sét trung bình 10- 55 0- 45 25- 45 Sét 0- 55 0- 55 45- 65 Sét nặng 0- 25 0- 35 65- 100 - Tiến hành xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng: + Chuẩn bị thiết bị: bình đựng thủy tinh trong suốt, nước sạch, que tre, thước đo, kính núp + Tiến hành: gồm các bước sau: • Bước 1. Cho đất vào bình đựng với lượng đất chiếm 1/3 thể tích bình đựng. • Bước 2. Cho nước sạch vào bình với lượng chiếm khoảng 2/3- 3/4 bình đựng. • Bước 3. Dùng que tre khoáng đều để đất được hòa tan trong bình. • Bước 4. Để đất sa lắng hoàn toàn trong bình. • Bước 5. Quan sát, kiểm tra thành phần cát, đất trong bình để xác định loại mẫu đất (đất cát, đất sét hoặc đất thịt) 2.3. Đánh giá kết quả - Đánh giá việc xác định vùng đất cần thu mẫu. (đánh giá ntn?chỉ tiêu dánh giá - Đánh giá việc thu mẫu đất. - Đánh giá việc xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng. - Đánh giá việc xác định loại đất. Kết luận: Chọn loại đất ntn cho phù hợp. 3. Khảo sát nguồn nước 3.1. Khảo sát lượng nước Nguồn nước quyết định đến diện tích có thể xây dựng trại. Kiểm tra nguồn nước để nắm được sự biến động hàng năm, trong năm có đủ cung cấp cho ao nuôi cá (tiến hành kiểm tra vào mùa khô). 3.2. Kiểm tra chất nước Yêu cầu về chất lượng nước cho từng thông số: 9 3.2.1. Kiểm tra lượng ôxy hòa tan - Tiến hành lấy mẫu hàng loạt tại các vị trí trong ao nuôi (góc, bề mặt, đáy). - Khi thu mẫu tại mỗi vị trí lấy khoảng 0,5 lít. Đưa vào chai đựng, đánh dấu xác định. - Thao tác sử dụng bộ kít của hãng Sera – Đức để xác định hàm lượng ôxy hòa tan Hình 1.2. Bộ thử nhanh Sera O2 Test Kit – Germany + Bước 1: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy mẫu nước đến mép lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 + 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra, đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ), lắc đều, sau đó mở nắp lọ ra. + Bước 3: Làm sạch trong và ngoài lọ thuỷ tinh bằng nước ngọt sạch trước và sau mỗi lần kiểm tra. Hình 1.3. Các bước sử dụng bộ kít đo ôxy hòa tan + Bước 4: Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ ôxy (mg/l). Nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu. 10 Hình 1.4. So màu các chỉ số ôxy hòa tan Kết luận Oxy bao nhiêu là phù hợp.? 3.2.2. Kiểm tra độ pH nước - YÊU CẦU VỀ THÔNG SỐ THÍCH HỢP - Thu mẫu nước tương tự với thu mẫu đolượng ôxy hòa tan. - Thao tác sử dụng bộ kít để đo độ pH Hình 1.5. Bộ thử nhanh độ pH Sera pH Test Kit – Đức + Bước 1: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ,lắc nhẹ rồi mở nắp ra. + Bước 3: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Hình 1.6. Các bước sử dụng bộ kít đo pH + Bước 4: So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng. 11 Hình 1.7. So màu các chỉ số pH 3.2.3. Kiểm tra hàm lượng NH3 - Tiến hành lấy mẫu hàng loạt tại các vị trí trong ao nuôi (góc, bề mặt, đáy). - Khi thu mẫu tại mỗi vị trí lấy khoảng 0,5 lít. Đưa vào chai đựng, đánh dấu xác định. - Thao tác sử dụng bộ kít của hãng Sera – Đức để xác định hàm lượng NH3 Hình 1.8. Bộ thử nhanh Sera NH4 + Bước 1: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng. + Bước 2: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 3: Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thuỷ tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều. + Bước 4: Mở nắp, cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra. + Bước 5: Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ, lắc đều. Chú ý: Nếu mẫu thử là nước ngọt thì chỉ dùng 3 giọt ở mỗi chai thuốc thử 1,2,3. 12 + Bước 6: Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu. Chú ý: Ở bảng so màu, a biểu thị mẫu nước ngọt, b biểu thị mẫu nước mặn + Bước 7: Đối chiếu giá trị NH4+ với giá trị pH để kiểm tra độc tố NH3 có trong nước ao. Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em. Chú ý: Thuốc thử số 3 có chứa sodium hydroxide và sodium hypochlorite dễ cháy, rất hại cho mắt. Tránh tiếp xúc trực tiếp vào mắt, da và quần áo. Trường hợp thuốc thử này tiếp xúc với mắt, nên rửa ngay với thật nhiều nước và nên làm theo lời khuyên của bác sĩ. 3.2.4. Kiểm tra hàm lượng NO2 - Tiến hành lấy mẫu hàng loạt tại các vị trí trong ao nuôi (góc, bề mặt, đáy). - Khi thu mẫu tại mỗi vị trí lấy khoảng 0,5 lít. Đưa vào chai đựng, đánh dấu xác định.Thao tác sử dụng bộ kít của hãng Sera – Đức để xác định hàm lượng NO2 Hình 1.9. Bộ thử nhanh Sera NO2 Test Kit – Germany + Bước 1: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. + Bước 2: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 3: Nhỏ 5 giọt thuốc thử số1 và 5 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra. + Bước 4: Đóng nắp lọ và lắc nhẹ. Mở nắp ra. + Bước 5: Chờ 3 - 5 phút, sau đó đem đối chiếu với bảng so màu. Nên thực hiện việc so màu với ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. 13 Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em. 3.2.5. Kiểm tra độ mặn - Thu mẫu nước tương tự với thu mẫu khi xác định hàm lượng ôxy - Các thao tác sử dụng khúc xạ kế để đo độ mặn. Hình 1.10: khúc xạ kế - Bước 1: Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch cần đo lên lăng kính Hình 1.11. Nhỏ dung dịch vào lăng kính - Bước 2: Đậy tấm chắn sáng Hình 1.12. Đậy nắp chắn sáng 14 - Bước 3: Nước phải phủ đều trên lăng kính Hình 1.13. Kiểm tra nước trên lăng kính - Bước 4: Đưa lên mắt ngắm Hình 1.14. Đưa lên ngắn - Bước 5: Đọc số trên thang đo. Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất. Hình 1.15. Đọc chỉ số độ mặn - Bước 6: Lau khô bằng giấy thấm mềm 15 Hình 1.16. Vệ sinh khúc xạ kế Ghi chú: không được làm ướt khúc xạ kế. Hình 1.17. Không để khúc xạ kế bị ướt Ghi chú: Khi nồng độ muối của dung dịch quá cao, trên màn hình quan sát chỉ xuất hiện màu trắng. 3.3. Đánh giá kết quả - So sánh các chỉ số các yếu tố môi trường nước đo được ở nguồn nước với tiêu chuẩn chất lượng nước đòi hỏi trong nuôi cá thương phẩm. (có bảng kiến thức về tiêu chuẩn chất lượng nước của một số loài cá nuôi thương phẩm). B. Bài tập thực hành của học viên. CÂU HỎI: BÀI THỰC HÀNH: Bài 1. Kiểm tra hàm lượng ôxy, NH 3, NO 2, độ mặn, độ pH ở nguồn nước chuẩn bị sử dụng nuôi cá kèo. Bài 2. Lập bảng ghi các chỉ số hàm lượng ôxy, NH3, NO2 , độ mặn, độ pH ở nguồn nước chuẩn bị sử dụng nuôi cá. STT Các yếu tố môi trường 1 Ôxy hòa tan (mg/l) 2 NH3 (mg/l) 3 NO2 (mg/l) 4 pH 5 Độ mặn (‰) Chỉ số 16 Đánh giá (phù hợp/không phù hợp) BÀI 2. XÂY DỰNG VÀ CẢI TẠO AO Mục tiêu: - Đắp được bờ ao, làm cống cấp và thoát nước - Mô tả được các thao tác tháo cạn nước ao, tu sửa bờ, cống và đáy ao, bón vôi và cấp nước cho ao. - Cải tạo được ao nuôi đúng kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận trong việc tẩy dọn ao. A. Nội dung chính: 1. Đắp ao nuôi 1.1. Lựa chọn diện tích ao Diện tích ao phụ thuộc vào quy mô sản xuất, điều kiện tự nhiên,… diện tích ao được thiết kế sao cho phù hợp với trình độ và quy mô sản xuât. Diện tích ao tốt nhất là từ 300 – 1000m 2 , độ sâu 0,8 – 1,2m. Hình 2.1. Ao nuôi cá 1.2. Thiết kế bờ ao Bờ có chiều rộng đáy 3m, mặt bờ 1 – 1,5m và cao 1 – 1,5m, cao hơn mức triều cường ít nhất là 0,5m. Xung quanh bờ phải rào kỹ bằng đăng tre, tấm nhựa và lưới cước. Đặt hơi nghiêng vào ao góc 450C 17 Hình 2.2. Đào ao và đắp bờ 2. Xây dựng cống 2.1. Thiết kế cống - Là công tác quan trọng liên quan đến quá trình thiết kế vì địa điểm tốt hay xấu có ảnh hưởng đến tuổi thọ, giá thành công trình, khả năng cấp thoát nước, vì vậy cần chú ý: + Khống chế được toàn bộ khu vực cấp hay tiêu nước + Tim cống trùng với hướng dòng chảy để tránh hiện tượng nước đổi dòng đột ngột gây xói lở lòng kênh + Tranh các đoạn sông cong vì nước bị đổi hướng gây hư hỏng nền cống + Chọn nền thích hợp + Tránh các lòng sông cũ. 2.2. Xây cống Hình 2.3. Cống ao nuôi cá 18 - Nền cống: phần đất nằm dưới đáy cống, gánh chịu toàn bộ trọng lượng cống và kiến trúc vật khác như cầu giao thông, người, xe cộ qua lại,…do đó nền dễ bị lún. Trong thiết kế phải tính toán để độ lún nằm trong giới hạn cho phép. Nếu đất xấu chịu tải kém phải xử lý để tăng khả năng chịu tải của nền. - Kiến trúc vật dưới cống + Tấm đáy: là bộ phận nối liền giữa thân với nền cống có tác dụng truyền áp lực cản tải trọng phân bố đều trên nền cống để tránh hiện tượng lún không đều. Ngoài ra lực ma sát giữa đáy và nền còn có tác dụng chống lại sự chuyển trượt do áp lực nước gây ra + Chân khay: là bộ phân nối liền giữa tấm đãy với nền và ăn sâu vào nền cống, có tác dụng kéo dài đường nước thẩm thấu làm giảm áp lực thảm thấu và tăng khả năng chống trượt của đáy cống + Ván cừ: là những tấm gỗ được gia công thành những cọc đóng xuống nền cống tạo thành bức tường gỗ có tác dụng như chân khay. + Bể tiêu năng: là bể được xây dựng liền với tấm đáy và kéo dài về phía hạ lưu. Tác dụng tiêu hao một phần dộng năng của dòng chảy khi qua cống để đảm bảo an toàn cho lòng kênh và đáy cống + Sân trước, sân sau: xây liền với tấm đáy ở trước và sau cống , có tác dụng chống xói lở lòng kênh, đảm bảo an toàn cho nền cống. 3. Cải tạo ao - Mục tiêu của việc cải tạo ao là cung cấp cho đối tượng nuôi một ao nuôi sạch với chất lượng nước ổn định. Những hoạt động cần thực hiện trước khi tiến hành nuôi cá theo trình tự sau: 19 Sơ đồ 1. Quy trình cải tạo ao nuôi Làm cạn Xử lý đáy ao Tu sửa bờ cống và đăng chắn Cấp nước Gây màu Kiểm tra ao nuôi trước khi thả giống 3.1. Làm cạn nước ao 3.1.1. Tìm hiểu nguyên tắc làm cạn nước ao Trong quá trình cải tạo ao, làm cạn nước ao thường kết hợp với thời điểm thu hoạch tổng thể cá trong ao của chu kỳ nuôi trước để tiết kiệm chi phí và thời gian. Có thể làm cạn nước ao bằng cách tháo qua cống thoát nước hoặc dùng máy bơm nước. Khi tháo nước qua cống thoát, nếu không tháo cạn được hết nước cần kết hợp sử dụng máy bơm nước. Khi sử dụng máy bơm điện cần đảm bảo an toàn điện. Đối với máy bơm xăng, dầu cần cẩn thận tránh cháy, nổ. Trong quá trình làm cạn nước ao, cần sử dụng bảo hộ lao động: quần áo lội nước, mũ, khẩu trang và găng tay. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan