Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch văn hóa tại các làng cổ bắc bộ ( nghiên cứu làng cổ đường lâm...

Tài liệu Phát triển du lịch văn hóa tại các làng cổ bắc bộ ( nghiên cứu làng cổ đường lâm, làng cổ bát tràng)

.PDF
121
1024
59

Mô tả:

§¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n Hoµng thÞ thu lan Ph¸t triÓn du lÞch v¨n hãa t¹i c¸c lµng cæ b¾c bé (Nghiªn cøu lµng cæ §-êng L©m, lµng cæ B¸t Trµng) Chuyªn ngµnh: Du lÞch (Ch-¬ng tr×nh ®µo t¹o thÝ ®iÓm) luËn v¨n th¹c sÜ du lÞch ng-êi h-íng dÉn khoa häc: ts. TrÇn thóy anh Hµ Néi, 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu (Ph¸t triÓn du lÞch v¨n hãa t¹i c¸c lµng cæ B¾c bé (Nghiªn cøu lµng cæ §-êng L©m, lµng cæ B¸t Trµng) là một công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Hoàng Thị Thu Lan MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 6 2. Mục đích chọn đề tài................................................................................ 7 3. Nhiệm vụ của đề tài ................................................................................. 7 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ..................................................................... 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 12 6. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 13 7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................... 13 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................................................................................... 14 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch ...................................................................... 14 1.1.1. Khái niệm du lịch ........................................................................... 14 1.1.2. Du lịch văn hóa .............................................................................. 15 1.1.3. Văn hóa du lịch. ............................................................................. 16 1.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch văn hóa ................... 17 1.1.5. Mối quan hệ giữa cộng đồng dân cư và hoạt động du lịch văn hóa........ 18 1.2. Làng cổ Bắc Bộ.................................................................................... 20 1.2.1. Khái quát về làng cổ Bắc Bộ .......................................................... 20 1.2.2. Các loại hình làng cổ Bắc Bộ ........................................................ 21 1.2.3. Tiêu chí đánh giá làng cổ. .............................................................. 25 1.2.4. Giá trị vật thể của làng cổ Bắc Bộ ................................................. 26 1.2.5. Giá trị phi vật thể của làng cổ Bắc Bộ ........................................... 30 1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ ở một số địa phƣơng khác ............................................................................................... 32 1.3.1. Làng Đông Hòa Hiệp- Tỉnh Tiền Giang ........................................ 32 1.3.2. Làng cổ Phước Tích- Tỉnh Thừa Thiên Huế .................................. 32 Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 34 1 Chƣơng 2. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI LÀNG CỔ BẮC BỘ NGHIÊN CỨU TẠI LÀNG ĐƢỜNG LÂM VÀ LÀNG BÁT TRÀNG ................................................ 35 2.1. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ Bắc Bộ, làng cổ Đƣờng Lâm và làng cổ Bát Tràng ............................................................ 35 2.1.1 Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ Đường Lâm....... 35 2.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ Bát Tràng.......... 44 2.2. Hiện trạng hoạt động du lịch tại các làng cổ Đƣờng Lâm và làng Bát Tràng.................................................................................................... 49 2.2.1. Lượng khách du lịch ....................................................................... 49 2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động phát triển du lịch ....... 53 2.2.3. Thực trạng về nguồn nhân lực ....................................................... 56 2.2.4.Thu nhập từ hoạt động du lịch. ....................................................... 57 2.2.5.Thực trạng về môi trường ............................................................... 59 2.2.6. Thực trạng về công tác quản lý. ..................................................... 60 2.2.7. Sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các tổ chức nước ngoài................................ 63 2.3. Hƣớng dẫn du lịch .............................................................................. 64 2.3.1. Đến làng cổ Bát Tràng .................................................................. 64 2.3.2. Đến làng cổ Đường Lâm. ............................................................... 65 2.4. Một số chƣơng trình tour du lịch tham quan làng cổ Đƣờng Lâm và làng cổ Bát Tràng.................................................................................. 66 2.4.1. Chương trình du lịch tại làng cổ Đường Lâm ............................... 66 2.4.2. Chương trình du lịch tại làng gốm Bát Tràng ............................... 69 2.5 Một số sản phẩm du lịch đặc trƣng của làng cổ Đƣờng Lâm và làng cổ Bát Tràng ............................................................................................... 72 2.5.1 Sản phẩm du lịch tại làng cổ Đường Lâm ...................................... 72 2.5.2 Sản phẩm du lịch tại làng cổ Bát Tràng ......................................... 73 2.6. So sánh thực trạng hoạt động du lịch tại làng cổ Đƣờng Lâm và làng cổ Bát Tràng....................................................................................... 74 2.6.1. Giống nhau. .................................................................................... 74 2.6.2. Khác nhau....................................................................................... 75 Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 75 2 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI LÀNG CỔ BẮC BỘ ................................................................................................... 78 3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch văn hóa tại các làng cổ Bắc Bộ...................................................................................... 78 3.1.1. Thuận lợi ........................................................................................ 78 3.1.2. Khó khăn......................................................................................... 78 3.2. Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại các làng cổ Bắc Bộ.......... 82 3.2.1. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch ...................................... 82 3.2.2. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ........ 83 3.2.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ............................................. 84 3.2.4. Giải pháp về phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá du lịch ...... 84 3.3. Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ Đƣờng Lâm........ 86 3.3.1. Bảo tồn các nhà cổ ......................................................................... 86 3.3.2. Phát triển du lịch văn hóa dựa trên lợi ích của người dân........... 88 3.3.3. Phát triển chất lượng nguồn nhân lực ........................................... 89 3.3.4. Quảng bá hình ảnh du lịch làng cổ Đường Lâm ........................... 90 3.4. Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ Bát Tràng........... 91 3.4.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ... 91 3.4.2. Giải pháp về quản lý và quy hoạch phát triển du lịch ................... 93 3.4.3. Phối hợp liên kết giữa các công ty du lịch ..................................... 93 3.4.4. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch ................................................ 94 3.4.5. Tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh của du lịch Bát Tràng ....... 94 3.4.6. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch .................. 95 Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 96 KẾT LUẬN .................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99 PHỤ LỤC 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQLDT Ban quản lý di tích DLVH Du lịch văn hóa ĐH Đại học HDV Hướng dẫn viên ICOMOS Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích KHXH Khoa học xã hội LHQ Liên Hợp Quốc NXB Nhà xuất bản UBND Ủy ban nhân dân UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới TTDL Trung tâm Du lịch VHTT Văn hóa Thể thao 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU 1. Danh mục bảng Bảng 2.1 : Lịch lễ hội ở làng cổ Đường Lâm( theo âm lịch) .......................... 42 Bảng 2.2: Thống kê số lượng nhà nghỉ tại thị xã Sơn Tây ............................. 54 Bảng 2.3: Thống kê một số chỉ tiêu tổng hợp của Đường Lâm ...................... 57 Bảng 2.4: Đánh giá tổng hợp chỉ tiêu phát triển bền vững ở làng cổ Đường Lâm......................................................................................... 60 2. Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1: Lượng khách du lịch đến làng cổ Đường Lâm, 2006-2012 ....... 51 Biểu đồ 2.2: Lượng khách du lịch đến làng nghề Bát Tràng, 2006-2012....... 52 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Làng cổ Bắc Bộ bao đời nay là nơi cư trú, lao động, sản xuất và sinh hoạt của cư dân Việt, là lãnh thổ khép kín được bao bọc bởi lũy tre làng. Do vậy giữa các làng dường như rất ít có mối quan hệ với nhau về mặt tín ngưỡng văn hóa. Người xưa từng nói: “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Vì thế mà mỗi làng đều có những nét văn hóa phi vật thể khác nhau như: Thành Hoàng làng, lệ làng, hội hè đình đám vào riêng một ngày không làng nào giống làng nào. Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu thể chung như đình làng, chùa làng... mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức. Văn hóa làng chính là các phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo tổng hợp thành hệ thống các giá trị tinh thần đi vào ký ức người Việt trở nên gần gũi và thân quen.. Trước kia, làng là một tập hợp người sống dựa trên nhiều nguyên lý khác nhau nên là một tập hợp gồm nhiều tổ chức: theo lĩnh vực cư trú có tổ chức là xóm và ngõ; theo quan hệ huyết thống là tổ chức tộc họ và gia đình; theo lớp tuổi của nam giới là tổ chức giáp; theo nghề nghiệp và sở thích là các tổ chức phường và hội; theo hệ thống hành chính là các tổ chức xã và thôn. Dù nhỏ, làng vẫn là một cộng đồng dân cư đa chức năng, lo đi phu, đi lính, đóng thuế cho triều đình trung ương. Còn các việc khác( tranh chấp nội bộ, tang ma, cưới xin- lệ nộp cheo, lễ hội…) thì có tính tự trị, không cần kiện cáo thưa bẩm trước cửa quan [3, tr. 145]. Ngày nay, làng vẫn là một tổ chức tập hợp trong đó có nhiều tổ chức khác nhau, tuy không hoàn toàn đồng tâm nhưng vẫn gắn bó với nhau trong cộng đồng làng xã và đều đặn dưới sự quản lý của tổ chức làng xã. Thực tế cho thấy, các làng cổ Bắc Bộ có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa. Từ giá trị vật chất đến giá trị tinh thần, từ các công trình 6 kiến trúc đến văn hóa tâm linh, từ cảnh quan làng xóm đến sinh hoạt cuộc sống thường ngày đều là những tiềm năng có thể khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch. Với sự đa dạng phong phú về tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa, các làng cổ Bắc Bộ đang ngày càng thu hút du khách đến tham quan du lịch cùng nhiều loại hình: du lịch làng quê, du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm, du lịch làng nghề, du lịch tâm linh, du lịch lễ hội… Điều này không những tạo thêm công ăn việc làm cho cư dân địa phương mà còn giới thiệu hình ảnh của các làng cổ Bắc Bộ đến với bạn bè trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay đời sống dân cư tại các làng cổ Bắc Bộ vẫn còn chưa cao, nhận thức về môi trường xã hội vẫn còn hạn chế nên việc khai thác các giá trị văn hóa sẵn có tại các làng cổ Bắc Bộ vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Bên cạnh đó nhiều làng cổ Bắc Bộ khai thác giá trị văn hóa cho hoạt động du lịch nhưng không chú trọng đến gìn giữ và bảo tồn các giá trị này đã làm cho những giá trị văn hóa tại đây ngày càng bị mai một đi. Trên cơ sở đó tác giả lựa chọn đề tài ”Phát triển du lịch văn hóa tại các làng cổ Bắc Bộ” qua khảo sát hai làng cổ cụ thể là Đường Lâm và Bát Tràng làm luận văn cao học của mình nhằm phát triển hoạt động du lịch văn hóa tại các làng cổ Bắc Bộ nói chung cũng như đối với làng cổ Đường Lâm và làng cổ Bát Tràng nói riêng. 2. Mục đích chọn đề tài Đề tài khoa học này giới thiệu các giá trị vật chất và giá trị tinh thần của các làng cổ Bắc Bộ cũng như các tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa. Bên cạnh đó, đề tài cũng phân tích thực trạng hoạt động du lịch và đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động du lịch tại các làng cổ Bát Tràng và làng cổ Đường Lâm. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Giới thiệu tổng quan các kiến thức cơ bản về cơ sở lý luận liên quan đến du lịch văn hóa, mối quan hệ giữa văn hóa và cộng đồng dân cư địa 7 phương, các khái niệm liên quan đến làng cổ Bắc Bộ. Những bài học từ kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch văn hóa tại một số nước Châu Á và địa phương khác trong nước. - Phân tích, nghiên cứu các tiềm năng để phát triển du lịch tại các làng cổ Bắc Bộ và làng cổ Bát Tràng, làng cổ Đường Lâm. - Nghiên cứu, phân tích hiện trạng hoạt động du lịch văn hóa tại một số làng cổ Bát Tràng và làng cổ Đường Lâm. - Đưa ra các giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ Bắc Bộ, làng cổ Đường Lâm và làng cổ Bát Tràng. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Hiện nay đã có nhiều công trình khoa học, luận văn nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch văn hóa tại nhiều vùng và địa phương ở các mức độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau: Luyện Hồng Anh( 2012), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sỹ Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội. Vũ Thị Thúy( 2010), Nghiên cứu phát triển du lịch làng gốm Phù Lãng ở Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội; Trần Thành Công( 2012), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội; Nguyễn Quang Dũng ( 2012), Phát triển du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng giáp Hà Nội góp phần thu hút khách du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, Luận văn Thạc sỹ Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội. Nguyễn Thị Thu Thủy( 2012), Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sỹ Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội. 8 Lê Thị Hải Lý( 2013), Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa- những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sỹ Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội. Trần Thị Kim Oanh( 2013) Phát triển du lịch văn hóa tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sỹ Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội; Lê Trung Thu( 2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội. Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu dựa vào những tiềm năng sẵn có, những tài nguyên của từng vùng, từng địa phương được các tác giả khai thác và giới thiệu tới khách du lịch. Những tiềm năng, tài nguyên này có thể là giá trị vật chất hay giá trị tinh thần khác nhau đều nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động du lịch. Các tác giả đã đi sâu vào khai thác những tài nguyên tự nhiên như tài nguyên địa hình, khí hậu, sinh vật, cảnh quan để thấy được những giá trị nổi bật của từng vùng, địa phương, từ đó tìm ra những khác biệt độc đáo để có thể phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch. Bên cạnh những tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn cũng được tìm tòi và nêu ra để thấy được những giá trị phi vật thể quý giá cần phải được khai thác và bảo tồn. Ngoài ra, các đề tài trên còn phân tích hiện trạng hoạt động du lịch tại vùng và địa phương như: hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, công tác quản lý của chính quyền, nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, tác động của môi trường đến hoạt động du lịch đến vùng, địa phương được nghiên cứu…Từ những tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch, các tác giả xác định giải pháp phù hợp cho từng vùng và từng địa phương cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch văn hóa nói riêng. Những giải pháp này có thể là giải pháp trước mắt cần được ưu tiên hoặc cũng có thể là giải pháp lâu dài tiến hành trong nhiều năm về sau. Dù là giải pháp trước mắt hay lâu dài thì những 9 giải pháp này đều có những ưu điểm góp phần trong việc đẩy mạnh hoạt động du lịch văn hóa tại khu vực đó nhằm thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến tham quan và khám phá. Mặc dù đề tài phát triển du lịch văn hóa tại các địa phương, các vùng hay các ngành nghề truyền thống có khá nhiều nhưng hiện nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu về phát triển hoạt động du lịch văn hóa tại các làng cổ tại Bắc Bộ. Có thể nói khi nhắc tới làng cổ Bắc Bộ chúng ta sẽ cảm nhận được sự thanh bình, yên lành và trong mát. Chỉ khi được đắm mình vào không gian ấy, chúng ta dường như được trở về với tuổi thơ, về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Hình ảnh làng cổ Bắc Bộ bao đời nay như cây đa, bến nước, sân đình…đã ăn sâu vào tâm trí của bao người nhất là những người con xa quê. Theo GS. TS. Phạm Đình Việt nhận diện một ngôi làng được coi là làng cổ khi có các yêu tố sau: Thứ nhất căn cứ những yếu tố vật chất còn tồn tại một cách rõ rệt. Đó là: cấu trúc không gian cảnh quan, các công trình kiến trúc. Thứ hai các yếu tố phi vật thể như: lối sống( tập tục), tín ngưỡng, lễ hội. - Cấu trúc không gian của làng thể hiện ở hệ thống đường xá của làng. Vấn đề này theo các nhà nghiên cứu thì nổi bật là hệ thống đường xương cá. Trong làng có một số đường chính và tư đây có các đường nhánh chia vào các cụm nhà( các nhánh này thường là nhánh cụt). Lũy tre bao quanh làng cũng là một dạng tạo nên cấu trúc đặc trưng của làng Bắc Bộ; những cụm nhà nằm ngoài lũy tre thường gọi là trại hoặc ấp đây là nơi cư trú của người được làng cho ra ở hoặc cấp thêm đất. Trong làng còn gặp những ao nhỏ kề với nhà ở, đây là dấu tích còn lại khi người dân lấy đất để đắp nền nhà đồng thời tạo ra một mặt nước nhỏ để nuôi cá và trữ nước tưới vườn- nét đặc trưng của lối sống tự cung cấp ngày xưa. - Cảnh quan của làng được thể hiện ở lũy tre hàng rào giếng nước, cây đa cây gạo bến nước, cổng làng. Những yếu tố này tạo nên hình ảnh chung 10 của một làng quê Bắc Bộ nhưng nó cũng rất riêng cho từng làng vì những chi tiết của nó. - Các công trình kiến trúc của làng là cổng làng đình làng, nhà thờ họ nhà ở ngoài ra một số làng còn có các công trình tín ngưỡng như nhà thờ chùa miếu. Những yếu tố này càng rõ nét thì giá trị của làng về phương diện quy hoạch và kiến trúc sẽ cao. Các yếu tố phi vật thể đến nay đã có nhiều thay đổi, nhiều hủ tục bị bãi bỏ để cuộc sống phù hợp với sự phát triển. Nhưng những hoạt động mang tính cộng đồng nặng về biểu hiện của văn hóa lịch sử cần được duy trì như hội làng, thờ những người anh hùng các vị có công với nước với dân. Bên cạnh đó tình làng nghĩa xóm- lối sống này là nét đẹp của người nông dân nên cần lưu giữ vì nó sẽ tạo nên nhịp sống của nông thôn. [ 53] Với những nét đẹp và giá trị truyền thống vô cùng quý báu đó, những người dân tại các làng quê Bắc Bộ vẫn đang hàng ngày gìn giữ và bảo tồn để con cháu về luôn thấy tự hào và trân trọng. Thực tế hiện nay cho thấy, du khách trong nước đặc biệt là du khách nước ngoài đang có xu hướng thích đi du lịch và tìm hiểu những vùng đất vẫn giữ được nét cổ truyền độc đáo đó. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch tại các làng cổ Bắc Bộ vẫn đang còn mang tính tự phát do các cá nhân hay hộ gia đình đơn lẻ tự kinh doanh du lịch như phục vụ ăn uống tại chỗ cho du khách khi có nhu cầu hay cải tạo một vài vị trí trong gia đình để làm nơi lưu trú cho khách du lịch hay chỉ đơn giản là buôn bán một vài sản phẩm vùng quê cho du khách. Vì vậy, tác giả chọn và nghiên cứu đề tài” Phát triển du lịch văn hóa tại các làng cổ Bắc Bộ( nghiên cứu làng cổ Đường Lâm, làng cổ Bát Tràng) để mong muốn giới thiệu những giá trị vật chất, giá trị tinh thần đẹp đẽ cần được khai thác và bảo tồn tại các làng cổ Bắc 11 Bộ . Ngoài ra, đề tài cũng như đưa ra một số giải pháp mang tính chất kịp thời để hoạt động du lịch tại các làng cổ ngày càng có hiệu quả. Trong rất nhiều làng cổ Bắc Bộ, tác giả chọn nghiên cứu làng cổ Đường Lâm và làng cổ Bát Tràng vì đó có thể coi là hai trong số những ngôi làng cổ nhất ở Bắc Bộ. Làng cổ Đường Lâm tiêu biểu cho nền văn hóa cổ xưa khi làng vẫn còn giữ được hình ảnh của làng quê Việt cổ. Hình ảnh những ngôi nhà, ngôi chùa, mái đình đến những kiến trúc độc đáo hay những phong tục tập quán vẫn luôn được người dân làng Đường Lâm hàng ngày gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp. Còn khi nói đến làng Bát Tràng chắc không ai là không biết tới đó là một làng nghề truyền thống cổ xưa vẫn còn được tồn tại đến ngày nay. Những sản phẩm gốm nơi đây tuy có nhiều cải tiến và thay đổi nhưng cách làm gốm, quy trình chọn đất, nặn, vẽ, nung gốm thì vẫn còn giữ đến ngày nay. Bên cạnh những thuận lợi mà tự nhiên và con người nơi đây có được, những khó khăn, những hạn chế cũng được đề tài đề cập đến để chúng ta có cái nhìn toàn diện trong việc phát triển du lịch văn hóa tại các làng cổ Bắc Bộ. Điều này không những thu hút khách du lịch đến với các làng cổ Bắc Bộ ngày càng nhiều hơn mà còn tạo ra những lợi ích trước mắt và lâu dài cho chính cộng đồng dân cư nơi đây. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đây là một đề tài nghiên cứu về hoạt động du lịch văn hóa nên tác giả đã sử dụng một số phương pháp nguyên cứu sau nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đề tài: - Phương pháp liên ngành: Đây là sự kết hợp của nhiều ngành học, nhiều môn học khác nhau trong nghiên cứu khoa học như xã hội học, lịch sử, văn hóa, địa lý… để giải quyết một cách toàn diện, khách quan và hiệu quả nhất những vấn đề liên quan đến đề tài. 12 - Phương pháp phân tích tổng hợp: Đề tài có sử dụng những phân tích số liệu thu thập được trong chương 2 để đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch của hai làng cổ Đường Lâm và Bát Tràng rồi tổng hợp lại nhằm xây dựng các giải pháp cho phát triển du lịch văn hóa. - Phương pháp điều tra xã hội học: Từ các cuộc khảo sát, tiếp xúc nói chuyện với các cá nhân đoàn thể của làng cổ, tác giả đã đưa ra và thu thập về các phiếu điều tra khảo sát để có được những đánh giá khái quát về hiện trạng du lịch và ý kiến những người trong cuộc cũng như của khách du lịch đến tham quan tại hai làng cổ Đường Lâm và Bát Tràng. 6. Đối tƣợng nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu chung về không gian các làng cổ Bắc Bộ cũng như tại hai làng cổ Đường Lâm và Bát Tràng phục vụ cho phát triển du lịch văn hóa. - Về thời gian: Những giá trị vật chất và giá trị tinh thần tại hai làng cổ Đường Lâm và Bát Tràng từ xưa đến nay phục vụ cho phát triển hoạt động du lịch văn hóa. Số liệu sử dụng trong luận văn từ năm 2005 đến năm 2013. - Về nội dung: Giới thiệu, nghiên cứu các giá trị vật chất, tinh thần, phân tích thực trạng cũng như đề ra các giải pháp cho phát triển du lịch văn hóa tại các làng cổ Bắc Bộ nói chung và nghiên cứu cụ thể tại làng cổ Bát Tràng và làng cổ Đường Lâm. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, luận văn có cấu trúc 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và các khái niệm liên quan đến đề tài Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tại làng cổ Bắc Bộ nghiên cứu tại làng Đường Lâm và làng Bát Tràng Chương 3: Giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa tại các làng cổ Bắc Bộ. 13 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch 1.1.1. Khái niệm du lịch Du lịch là một khái niệm có nhiều định nghĩa khác nhau. Trước đây chúng ta vẫn định nghĩa“du” có nghĩa gốc là lá cờ hoặc tua cờ để trang trí, sau thêm bộ Thủy là hàm ý chuyển động như nước chảy, như chân đi lại và tạm dịch là chơi, đi chơi, rong chơi. Chữ” lịch” có nghĩa là trải nghiệm, trải qua. Vậy “du lịch” nhìn chung là đi chơi và trải nghiệm. Theo Luật Du lịch, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới( World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên hiệp quốc: du lịch gồm tất cả các hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành với mục đích kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. Hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma- Italia ngày 21/8/1963, các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Năm 1985, I.I Pirogionic đưa ra khái niệm “ du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu 14 lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. Như vậy, du lịch là một khái niệm có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung đều mang lại cho con người sự nghỉ ngơi và hưởng thụ ngoài những việc làm thường xuyên hàng ngày của mình. 1.1.2. Du lịch văn hóa Theo Luật Du lịch, du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống [29, tr.12] Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống của dân tộc kể cả những phong tục tín ngưỡng… để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa của như khách quốc tế. Với những khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Tổ chức Du lịch Thế giới( UNWTO) định nghĩa du lịch văn hóa bao gồm các hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương. Theo quan niệm của Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích( ICOMOS) thì du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn, tôn tạo. Loại hình này trên thực tế đã chứng minh cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa- kinh tế- xã hội. Ở Việt Nam, hoạt động du lịch văn hóa thường được tổ chức dựa trên những đặc điểm vùng miền: Du lịch Điện Biên( Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết 15 hợp sự kiện chính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ); con đường Di sản miền Trung( Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận)… là những hoạt động của du lịch văn hóa thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Ngoài ra, du lịch văn hóa còn là đi tham quan thắng cảnh tự nhiên kết hợp tham quan di tích- di sản văn hóa. Ví dụ: Du lịch Lào Cai ngoài đến SaPa du khách vẫn kết hợp khám phá văn hóa nhiều dân tộc như H’Mông, Dao Đỏ, Thái…, mua thổ cẩm, thăm cửa khẩu Hà Khẩu; đến Quảng Ninh du khách sẽ tham quan hang Đầu Gỗ, núi Bài Thơ, tìm hiểu về sự hình thành Vịnh Hạ Long. Tóm lại, du lịch văn hóa chính là một loại hình của du lịch và được dựa trên việc khai thác các tài nguyên nhân văn để phục vụ cho hoạt động du lịch. 1.1.3. Văn hóa du lịch. Văn hóa du lịch được coi là hệ thống những ứng xử trong hoạt động khai thác và kinh doanh du lịch dựa trên các nguyên tắc giao tiếp, ứng xử trong hoạt động du lịch. Đó chính là văn hóa do du khách và người làm công tác du lịch tích lũy được trong hoạt động du lịch. Tính văn hóa của du lịch được thể hiện ở quá trình thưởng thức du lịch. Ý thức của khách du lịch đối với nhu cầu du lịch thể hiện rõ trình độ văn hóa nhất định và nhu cầu xã hội về nhiều mặt của mọi người. Những quan niệm về giá trị, hình thức tư duy, tính thẩm mỹ, tính cách, tình cảm… sẽ được bộc lộ trong hoạt động du lịch và nó phản ánh tâm lý dân tộc. Ngoài ra nó còn được thể hiện qua hành vi du lịch biết hướng tới cái đẹp, trân trọng và nâng niu cái đẹp. Tính văn hóa trong du lịch còn được thể hiện qua các giá trị mà tài nguyên du lịch có thể cung cấp cho du khách, những giá trị về thẩm mỹ vệ sinh, môi trường về khả năng nâng cao thể chất và tri thức cho du khách. Ví dụ một tài nguyên du lịch là một di tích lịch sử văn hóa, giá trị thẩm mỹ ở đây là phải trân trọng tính xác thực, việc trùng tu, tôn tạo làm biến dạng di tích, làm mất đi vẻ đẹp nguyên sơ ban đầu của nó, vi phạm tính nguyên gốc lịch sử 16 của di tích đó có thể được coi là một hành vi không văn hóa. Điều đó không thu hút được khách du lịch đồng thời còn làm tổn hại đến hình ảnh của điểm du lịch, hình ảnh chung về nền văn hóa của quốc gia. Văn hóa du lịch và một phạm trù rộng, thể hiện những giá trị văn hóa của toàn bộ hoạt động du lịch. Tất cả các sản phẩm du lịch cũng như hoạt động trong quá trình tạo dựng đều hướng tới nét đặc trưng riêng mang bản sắc văn hóa dân tộc, điều đó sẽ giúp hình thành nên một văn hóa du lịch đặc trưng cho đất nước. 1.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch văn hóa Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa nhân văn luôn giữ vai trò quan trọng trong việc đón tiếp khách du lịch. Đó là lòng hiếu khách của người làm du lịch và cư dân địa phương, các phong tục tập quán , di sản văn hóa, kiến trúc địa phương, lễ hội, ẩm thực, chợ địa phương… Quỹ thời gian nhàn rỗi của dân cư: Hiện nay quỹ thời gian nhàn rỗi của dân cư và người lao động đang có xu hướng tăng lên bởi Nhà nước ở hầu hết các nước đều thừa nhận quyền được nghỉ phép năm đối với người lao động. Người dân cũng có xu hướng sử dụng hữu ích thời gian nhàn rỗi tạo điều kiện đi du lịch nhiều hơn. Yếu tố kinh tế- xã hội: Khi thu nhập cá nhân ngày càng tăng lên sẽ cho phép người dân đi du lịch ngày càng nhiều hơn và con người luôn mong muốn tìm hiểu cái hay, cái tốt bên ngoài xã hội. Yếu tố dân số: Nơi định cư, tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, số lượng con cái… chi phối đáng kể việc quyết định các kỳ nghỉ và lựa chọn loại hình du lịch. Yếu tố sở thích: Mỗi một lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn… lại có những sở thích du lịch khác nhau: thanh niên thích du lịch mạo hiểm, khám phá; người trung niên thích du lịch kết hợp công việc; người già thích du lịch 17 nghỉ dưỡng, chăm sóc đặc biệt; càng trình độ học vấn cao thì nhu cầu du lịch càng rõ. Cơ sở hạ tầng du lịch: gồm những công trình xây lắp ngầm như hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thải, cáp điện…, những công trình xây lắp nổi trên mặt đất như đường cao tốc sân bay, đường bộ, đường xe lửa… Các khu nghỉ mát và khách sạn là yếu tố cũng quan trọng trong cơ sở hạ tầng du lịch. Chúng cần phải được quy hoạch và xây dựng sao cho hài hòa với cảnh quan tự nhiên, với kiến trúc địa phương. Các loại hình vận chuyển du khách: máy bay, tàu, thuyền, ô tô, tàu hỏa và những phương tiện khác. Tổ chức, xúc tiến du lịch nơi nhận khách: Phát triển du lịch văn hóa, Nhà nước không chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt như thu nhập của ngành du lịch và nguồn thuế thu được từ du lịch mà còn quan tâm đến sự phát triển du lịch dài hạn như tiến hành công tác quy hoạch du lịch, lập quỹ phát triển du lịch, tham gia đào tạo nghề nghiệp du lịch, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng du lịch; kiểm soát hoạt động du lịch trong mối quan hệ với tài nguyên du lịch và bản sắc văn hóa dân tộc. 1.1.5. Mối quan hệ giữa cộng đồng dân cư và hoạt động du lịch văn hóa. 1.1.5.1. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 đã nêu rõ về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch [ 29, tr.15] Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch. Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan