Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Tài chính doanh nghiệp Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Cát Lợi - CLC...

Tài liệu Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Cát Lợi - CLC

.DOCX
40
1242
133

Mô tả:

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Công ty Cổ phần Cát Lợi Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Duy Sửu Nhóm: 20 - Trần Hoàng Phúc B1400189 - Đinh Lê Thanh Hằng B1400064 TP.HCM, tháng 11 năm 2015 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Tp.HCM, tháng 11 năm 2015 Giảng viên hướng dẫn 2  Bảng Phân Công Công Việc: STT HỌ VÀ TÊN CÔNG VIỆC GHI CHÚ - Tổng quan về CTCP Cát Lợi - Tổng quan ngành và 1 Đinh Lê Thanh các công ty tiêu biểu Hằng trong ngành - Đánh giá tổng quan 100 % Hoàn Thành tình hình tài chính của công ty - Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 2 Trần Hoàng - Phân tích hiệu quả Phúc hoạt động kinh doanh - Phân tích hiệu quả kinh doanh cho nhà đầu tư 3 100 % Hoàn Thành KÍ TÊN MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY------------------------------5 1.1 Thông tin khái quát------------------------------------5 1.2 Quá trình hình thành & phát triển---------------------5 1.3 Ngành nghề kinh doanh & hoạt động chính-----------5 1.4 Cơ cấu sỡ hữu------------------------------------------6 2. TỔNG QUAN NGÀNH-----------------------------------7 2.1 Tổng quan ngành---------------------------------------7 2.2 Các công ty tiêu biểu trong ngành---------------------8 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH---10 3.1 Phân tích cơ cấu tài sản------------------------------10 3.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn--------------------------16 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN19 4.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn----------------------19 4.1.1 Kỳ thu tiển bình quân----------------------------21 4.1.2 Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho---------------22 4.2 Khả năng thanh toán dài hạn------------------------23 4.2.1 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát-----------23 4.2.2 Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay---------24 5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 25 5.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản------------------25 5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn--------------28 5.3 Giải pháp tăng ROA và ROE--------------------------30 6. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CHO NHÀ ĐẦU TƯ TÀI LIỆU THAM KHẢO-----------------------------------35 4 31 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1.1. Thông tin khái quát Tên giao dịch: Công ty Cổ Phần Cát Lợi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4103002106 ngày 19 tháng 2 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh cấp và đăng ký thay đổi lần 7 vào ngày 08/08/2008. Vốn điều lệ 31/12/2014: 131.038.300.000 VND Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 131.038.300.000 VND Địa chỉ: 934D2, Đường D, Khu CN Cát Lát, P. Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp.HCM. Điện thoại: 08 3742 1118 Fax: 08 3742 0923 Website: www.catloi.com.vn Mã cổ phiếu: CLC 1.2. Quá trình hình thành & phát triển Xí nghiệp In Bao bì và Phụ liệu Thuốc lá được thành lập từ năm 1992, là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, chuyên sản xuất kinh doanh bao bì và phụ liệu thuốc lá cung cấp cho các đơn vị sản xuất thuốc lá trong khắp cả nước. Năm 2003, Xí nghiệp In Bao bì và Phụ liệu Thuốc lá thực hiện cổ phần hóa theo Quyết định 14/2003/QĐ-TT ngày 20/01/2003 của Thủ tướng Chính Phủ. Đến cuối năm 2003, theo quyết định 184/2003/QĐ-BCN ngày 13/11/2003 của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp, Xí nghiệp In Bao bì và Phụ liệu Thuốc lá chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Cát lợi kể từ ngày 01/03/2004. Công ty đã được niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ngày 18/10/2006 theo Giấy phép số 64/UBCKGPNY do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp với mã cổ phiếu là CLC. Vốn điều lệ ban đầu: 100.799.490.000 VND. 1.3. Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính Công ty CP Cát Lợi kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như: - Sản xuất, mua bán vật tư phục vụ công nghiệp; Môi giới thương mại; Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu; Cho thuê nhà, xưởng, kho bãi, văn phòng; 5 - Mua bán hóa chất (trừ hóa chất độc hại mạnh), giấy, màng PO-PP, hàng kim khí điện máy, máy móc thiết bị cơ khí, nguyên liệu sản xuất đầu lọc thuốc lá. Nhưng hoạt động chính của công ty là sản xuất cây đầu lọc cho thuốc lá và sản phẩm in nhãn thuốc, bao bì và giấy sáp. Sản phẩm của công ty cung cấp chủ yếu cho Tổng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam (chiếm khoảng 80% tổng doanh thu). Điểm mạnh của Cát Lợi là công ty hoạt động trong lĩnh vực đang được độc quyền tại Việt Nam, với sản phẩm đầu ra được bảo đảm tiêu thụ bởi Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Vì thế Cát Lợi không phải chịu nhiều sức ép cạnh tranh trong kinh doanh. 1.4. Cơ cấu sở hữu 43.74% 51.00% 5.26% Cổ đông Nhà nước Cổ đông nước ngoài Cổ đông khác Cơ cấu sở hữu Công ty Cổ phần Cát Lợi với 51% thuộc sở hữu Nhà nước chính là do Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam nắm giữ. Thuộc sở hữu khác trong đó có 2 cổ đông lớn sau Tổng công ty là Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn và Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long với tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu lần lượt là 6,38% và 4,07%. Còn lại là do Công đoàn và các cổ đông khác như Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát, cá nhân trong và ngoài công ty, tổ chức trong nước. Các cổ đông 6 là cá nhân ngoài công ty có tỷ lệ nắm giữ cổ phần cao nhất (26,69%) trong loại hình cổ đông khác. Cổ đông nước ngoài gồm cổ đông là cá nhân và tổ chức nắm giữ lần lượt 1,65% và 3,61% cổ phần. 7 2. TỔNG QUAN NGÀNH 2.1. Tổng quan ngành  Mối quan hệ với sự phát triển của nền kinh tế Là ngành sản xuất phụ trợ cho ngành thuốc lá nên hoạt động kinh doanh của CTCP Cát Lợi phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của ngành thuốc lá Việt Nam và đặc biệt là Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (chiếm đến hơn 50% tổng doanh thu của công ty Cát Lợi)  Các chính sách ưu đãi cho ngành: Nhà nước kiểm soát chặt chẽ nguồn cung ứng sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trên thị trường, thực hiện kiểm soát tiêu thụ cả trong bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá. Tổng Công ty Thuốc lá giữ vai trò nòng cốt thực hiện chủ trương này. Ngoài ra, ngành phải chịu thêm sự cạnh tranh do Nhà nước cho phép nhập khẩu thuốc lá điếu khi Việt Nam gia nhập WTO.  Thị trường thuốc lá thế giới Các công ty Việt Nam hợp tác nhập máy móc và các phụ gia cho ngành thuốc lá Việt Nam, đồng thời tìm kiếm nguồn cầu cho sản phẩm mới, trở thành nhà cung cấp các sản phẩm và phụ gia cho các công ty quốc tế này như Philip Morris hay BAT (British Americn Tobaccco).  Sự phát triển của công nghệ Đa phần những máy móc đều phải nhập khẩu. Với công nghệ sản xuất thuốc lá điếu hiện nay, có thể sản xuất được các sản phẩm có hàm lượng nicotine thấp hơn rất nhiều so với trước. Ngày nay người tiêu dùng cũng đòi hỏi phải có các sản phẩm thuốc lá cao cấp, đặc biệt là sản xuất cây đầu lọc có hàm lượng menthol ổn định và ít độc hại. Do vậy công nghệ sản xuất cũng phải thích ứng với xu hướng này.  Mối quan hệ với các ngành công nghiệp liên quan Acetate Tow, nguyên liệu chính trong sản xuất cây đầu lọc là sản phẩm hóa dầu nên chịu tác động lớn từ sự biến động của giá dầu trên thị trường thế giới. Ngành thuốc lá trong nước chủ trương mở rộng quan hệ với các đối tác cung cấp nguyên liệu, theo dõi sát tình hình thị trường thế giới để có kế hoạch dự trữ thích hợp, tránh bị thiếu hụt nguyên vật liệu.  Dự báo phát triển thị trường Theo thống kê, 72% thị phần tiêu thụ thuốc lá trong nước thuộc về các công ty nội địa, tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá nước ngoài chỉ chiếm 15-18% do giá cả của những loại này quá cao so với thu nhập người dân. Biến động giá dầu và thay đổi tỷ giá EUR/VNĐ, ngành thuốc lá cần cải tiến liên tục để hạ giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm thuốc lá nội. Môi trường kinh tế sẽ là ngày càng khắt khe cho các quy định về cấm hút thuốc và nhưng thay đổi mới về việc in ấn bao bì bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên thị trường sẽ thêm sôi động do sự xuất hiện của các tập đoàn thuốc lá nước ngoài và triển vọng phát triển của ngành thuốc lá vẫn là rất lớn. 2.2. Các công ty tiêu biểu trong ngành Hiện tại chỉ có ba công ty kinh doanh trong ngành thuốc lá đã thực hiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán trong đó có Công ty Cổ phần Cát Lợi, sau đây là hai công ty tiêu biểu còn lại:  Công ty cổ phần Hòa Việt (HJC) Công ty cổ phần Hòa Việt (HJC) được thành lập năm 2004 với số vốn điều lệ ban đầu là 107,2 tỷ đồng. Tính đến 2014, vốn điều lệ của công ty là 128,53 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất chính của công ty là trồng trọt, thu mua, chế biến nguyên liệu thuốc lá. Công ty có chín chi nhánh trải dài từ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ngoài ra, công ty còn sở hữu dây chuyền chế biến hiện đại có công suất 24.000 tấn/năm. Doanh thu năm 2014 của công ty là 824 tỷ đồng. Cơ cấu sở hữu với 82,6% thuộc sở hữu Nhà nước. Mặt hàng cạnh tranh: chế biến và tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá.  Công ty cổ phần tập đoàn Hoàng Long (HLG) Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Long (HLG) thành lập tháng 10 năm 1999 với vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng. Trải qua nhiều lần tăng vốn, vốn điều lệ hiện tại là 287.687.110.000 tỷ đồng. Công ty hoạt động trong năm lĩnh vực chính là lĩnh vực kinh doanh thuốc lá; lĩnh vực đầu tư xây dựng, san lấp mặt bằng, thi công hạ tầng; lĩnh vực khai thác khoáng sản; lĩnh vực vận tải; các linh vực khác. Trong lĩnh vực kinh doanh thuốc lá: hiện tại công ty có năm mặt hàng thuốc lá gói bao gồm Bastion đỏ, Bastion trắng, Bastion tím, Donagol, Cửu Long Vàng phân phối cho toàn bộ các tỉnh miền Tây thông qua 40 đại lý. Về lĩnh vực đầu tư xây dựng hai hoạt động chính mang lại nguồn thu lớn cho Hoàng Long là việc thi công công trình và chuyển quyền sử dụng đất (đất công nghiệp và dân cư). Đầu tháng 8/2007, Hoàng Long đã đưa vào hoạt động 300 đầu xe taxi với thương hiệu Sài gòn Hoàng Long để đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân. Ngoài ra, Hoàng Long còn đưa ra loại hình taxi VIP thuê tháng với dòng xe mới Mercedes C180 Sport Model 2007. Mặt hàng cạnh tranh: kinh doanh nguyên liệu, hương liệu và thuốc lá điếu. Một số chỉ số tài chính của hai công ty đối thủ: HJC HLG ROA 3,2% 0,9% ROE 10,8% 7,3% EPS -42,3% 0% P/E 6,0 13,0 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. Việc phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nội dung:  Phân tích cơ cấu tài sản  Phân tích cơ cấu nguồn vốn  Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Trong đó, cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn và chính sách huy động vốn, còn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính sách huy động, sử dụng vốn của một doanh nghiệp, một mặt phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh; mặt khác, quan trọng hơn, chính sách này có quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ đo, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, khi tiến hành phân tích cấu trúc tài chính chính là phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Cát Lợi. Qua đó, chúng ta sẽ biết được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản đó đồng thời tìm hiểu được nhà quản lý của công ty này đã đưa ra những chính sách huy động và chính sách sử dụng vốn nào. Từ đó tiếp tục xem xét liệu doanh nghiệp này có cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và có khả năng tránh được những rủi ro trong kinh doanh không? Đồng thời, nội dung phân tích này còn góp phần củng cố cho những nhận định mà chúng ta rút ra được khi đánh giá khái quát tình hình hình tài chính. 3.1. Phân tích cơ cấu tài sản Bên cạnh việc tổ chức, huy động vốn cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng số vốn đã huy động một cách hợp lý và có hiệu quả. Điều này được thể hiện qua việc: số vốn đã huy động được đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh hay bộ phận tài sản nào. Do đó để có thể phân tích được tình hình sử dụng vốn, trước hết chúng ta phải tiến hành phân tích cơ cấu tài sản của công ty Cát Lợi. Sau khi phân tích xong, chúng ta sẽ biết được tình hình đầu tư số vốn mà công ty đã huy động, cũng như việc sử dụng số vốn này có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của công ty hay không. Biểu đồ Tổng Tài Sản 2010 - 2014 800 700 600 500 4 00 300 200 100 0 2010 2011 2012 Tài sản ngắn hạn 2013 2014 Tài sản dài hạn Đầ u tiên chúng ta sẽ xem qua tình hình biến động tăng giảm cũng như tỷ trọng Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn qua biểu đồ khái quát cơ cấu tài sản của công ty Cát Lợi 5 năm gần đây nhất: Qua biểu đồ trên ta có thể dễ dàng thấy được tỷ trọng Tài sản dài hạn chiếm rất cao, dao động từ thấp nhất là 85% (năm 2012) đến cao nhất 91,9% (năm 2010) trên tổng tài sản của doanh nghiệp, còn Tài sản dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Biến động tài sản ngắn hạn 2010 - 2014 600 500 Tiền & tương đương tiền Đầu tư ngắn hạn Khoản phải thu Hàng tồn kho TSNH khác 400 300 200 100 0 2010 2011 2012 2013 2014 S au đây là tình hình biến động cụ thể các chỉ tiêu bên trong cơ cấu Tài sản của doanh nghiệp: Biến động tài sản dài hạn 2010 - 2014 80 70 60 50 Bất động sản đầu tư Đầu tư tài chính dài hạn TSDH khác 40 30 20 10 0 2010 2011 2012 2013 2014 Nhìn chung ở cả hai biểu đồ thì đa phần các chỉ tiêu về tài sản thay đổi không nhiều qua các năm. Đáng chú ý nhất là hai chỉ tiêu Hàng tồn kho và Tài sản cố định vì có sự biến động tăng giảm không nhỏ. Để đánh giá rõ hơn về tình hình hiện tại của công ty, ta tiến hành phân tích sâu hơn vào hai năm 2013 và 2014. 2013 Chỉ tiêu 2014 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 508.129 88,02% 658.208 90,88% 150.079 29,5% I. Tiền & tương đương tiền 22.649 3,92% 6.679 - - - III. Phải thu ngắn hạn 210.057 36,39% 155.690 21,50% (54.367) -25,9% IV. Hàng tồn kho 269.900 46,75% 490.479 67,72% 220.579 81,7% V. Tài sản ngắn hạn khác 5.524 0,96% 5.359 0,74% (165) -3,0% B. TÀI SẢN DÀI HẠN 69.138 11,98% 66.016 9,12% (3.122) -4,5% I. Phải thu dài hạn - - - - - - II. Tài sản cố định 49.011 8,49% 45.032 6,22% (3.979) -8,0% - - - - - - 19.197 3,33% 20.054 2,77% 857 4,5% V. Tài sản dài hạn khác 930 0,16% 930 0,13% - 0% TỔNG TÀI SẢN 577.267 100% 724.223 100% 146.956 25,5% II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Bất động sản đầu tư IV. Đầu tư tài chính dài hạn 0,92% (15.970) -70,5% - - 0% Tổng tài sản năm 2014 tăng 25,5% so với năm 2013 chủ yếu do những nguyên nhân sau đây: Đầu tiên là về Tài sản ngắn hạn: tăng 29,5% tương ứng 150,1 tỷ khiến tỷ trọng này của năm 2014 tăng lên đến gần 91%. Thực chất bên trong chỉ tiêu này có rất nhiều biến động đáng lưu ý:  Tiền và các khoản tương đương tiền: giảm tận 70,5% tương ứng 15,97 tỷ. Lí do là công ty dùng khoản này để trả các khoản nợ vay ngân hàng. Công ty cũng không có nhu cầu dự trữ tiền mặt nên mới trả nợ một khoản lớn như vậy.  Đầu tư tài chính ngắn hạn: trong hai năm 2013 và 2014 công ty không có khoản đầu tư nào. Do ở năm 2013 công ty đã bán hết tất cả cổ phiếu đầu tư Đạm Phú Mỹ và sang năm 2014 không quyết định đầu tư vào chứng khoán khác.  Phải thu ngắn hạn: giảm 25,9% tương ứng 54,37 tỷ do các khách hàng của công ty thanh toán đúng hạn. Về khoản này có thể thấy công ty đã áp dụng các chính sách thu tiền, chiết khấu thanh toán hợp lí cùng với quản lí khoản phải thu chặt chẽ. Yếu tố quan trọng nhất là vì sự hợp tác của khách hàng trong việc thu hồi công nợ, chứng tỏ mối quan hệ của công ty với các khách hàng rất tốt.  Hàng tồn kho: đây là điểm đáng chú ý nhất trong mục tài sản ngắn hạn, bởi vì hàng tồn kho trong năm 2014 của doanh nghiệp tăng rất cao, lên đến 81.7% tức 220.58 tỷ đồng. Lí do khiến chỉ tiêu này tăng mạnh như vậy là vì lượng dự trữ vật tư của công ty đã tăng so với năm 2013. Một số nguyên do chính yếu mà các nhà quản lý quyết định tăng dự trữ hàng tồn kho là: - Hai quý cuối năm 2014, giá xăng dầu lẫn ngoại tệ EUR giảm mạnh nên công ty đã chủ động nhập số lượng lớn những mặt hàng mua từ châu Âu về nhằm tiết kiệm phần nào chi phí vận chuyển và ngoại tệ. Điều này đã làm nên thời điểm thuận lợi nhất trong năm, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất kinh doanh và góp phần mang lại lợi nhuận cho công ty. - Tình hình năm 2014 có diễn biến ngoài dự kiến của công ty. Đó là đầu năm sản lượng cây đầu lọc giảm vì gặp phải khó khăn nhập khẩu nguyên liệu Tow đầu vào, do nguồn cung hạn chế và nhiều khách hàng yêu cầu triển khai những sản phẩm với nguyên liệu hoàn toàn mới, làm cho công tác chuẩn bị vật tư gặp chút khó khăn. Nhận thấy trở ngại trước mắt nên công ty đã tích cực dự trữ vật tư, nguyên liệu, tránh ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh vào những quý cuối năm 2014. - Sản lượng nhãn in cũng giảm sút do khách hàng bỏ sử dụng tút giấy in và Luật phòng chống thuốc lá được áp dụng, việc cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh khiến cho các sản phẩm in thay đổi liên tục – đây là khó khăn lớn nhất của công ty. Công ty phải tập trung thay đổi toàn bộ mẫu mã các sản phẩm in theo yêu cầu của khách hàng, đồng thời cũng phải chỉnh sửa những thiết kế các sản phẩm chủ lực. Hiện tại trên mỗi gói thuốc lá nào cũng có những hình ảnh hút thuốc lá có hại cho phổi, không tốt cho sức khỏe, v…v…, khiến cho lượng hàng nhãn in trước đó  không thể tiêu thụ được, dẫn đến lượng hàng tồn kho ứ đọng tăng. Tài sản ngắn hạn khác: biến động không nhiều và cũng chiếm tỷ trọng rất thấp, năm 2014 chỉ có 0,74% so với tổng tài sản và giảm 3% tương ứng 165 triệu đồng so với năm 2013. Tiếp đến là Tài sản dài hạn: giảm 4,5% tương ứng 3,12 tỷ đồng khiến tỷ trọng năm 2014 giảm xuống từ 11,98% (2013 ) còn 9,12% so với tổng tài sản.  Phải thu dài hạn: từ năm 2010 đến 2014 công ty không có khoản phải thu dài hạn cũng như các khoản nợ khó đòi dài hạn nào. Điều này cũng khá hợp lí bởi vì công ty chủ yếu kinh doanh trên các mặt hàng có tính lưu động cao, thời gian hoạt động dưới một năm như cây đầu lọc thuốc lá, in bao bì, giấy sáp.  Tài sản cố định: giảm 8,1% tương ứng 3,98 tỷ. Chỉ tiêu này gồm có mua mới tài sản cố định và khấu hao. Trong năm 2014 nhận thấy tình hình kinh doanh về cây đầu lọc và in bao bì gặp khó khăn, còn sản phẩm giấy sáp vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng, tiêu thụ khá tốt so với kế hoạch đề ra, công ty đã nhanh chóng thuê một máy cắt và mua mới một máy đục lỗ giấy sáp với công nghệ mới để cho ra sản phẩm giấy sáp nhiều màu và giấy sáp đục lỗ cao cấp, được thiết kế sắc sảo hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh để có thể tăng trưởng về mặt hàng này mạnh hơn nữa, bù đắp cho sự sụt giảm của hai mặt hàng chính yếu kia. Việc làm này đã cho thấy nhận định và đánh giá của các nhà quản lí của doanh nghiệp hết sức linh hoạt, xoay chuyển tình thế rất nhanh chóng và kịp thời. Nguồn lực bổ sung máy móc thiết bị đã nêu trên có giá là 22,9 tỷ, tuy nhiên mức khấu hao trong năm 2014 lên đến 27,1 tỷ đồng mới dẫn đến việc chỉ tiêu tài sản cố định trong năm 2014 giảm đi 8,1%.  Đầu tư tài chính dài hạn: bằng tổng đầu tư dài hạn khác với dự phòng giảm giá đầu tư. Thực chất từ năm 2010 đến 2014 công ty luôn duy trì một mức đầu tư ổn định là 20,25 tỷ, nhưng qua mỗi năm mức dự phòng của công ty mỗi giảm trừ ít đi và đến năm 2014 chỉ giảm 196 triệu, ít hơn so với năm 2013 (1,05 tỷ), điều đó mới khiến cho mức đầu tư tăng lên dẫn đến giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2014 cao hơn 2013 là 4,5% tương ứng 0,86 tỷ. Tóm lại: Tỷ trọng Tài sản dài hạn chiếm rất thấp là liên quan đến tài sản cố định, vì chỉ tiêu này phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty Cát Lợi chủ yếu kinh doanh trên ba sản phẩm chính là đầu lọc thuốc lá, in bao bì và giấy sáp, đều là những tài sản có tính lưu động cao, thời gian hoạt động dưới một năm; tài sản cố định chủ yếu là máy móc, thiết bị, kho bãi, … và công ty không có nhu cầu đầu tư tài chính dài hạn dẫn đến không có khoản phải thu dài hạn nào, cho nên giá trị tài sản dài hạn sẽ thấp hơn tài sản ngắn hạn là tất yếu. Vậy xét cho cùng thì tuy khá lạ nhưng tỷ trọng giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty này khá là hợp lí. 3.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Doanh nghiệp có thể huy động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, hai nguồn chính là Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả. Doanh nghiệp có trách nhiệm xác định số vốn cần huy động, nguồn, thời gian, chi phí huy động, … sao cho vừa bảo đảm đáp ứng nhu cầu về vốn cho kinh doanh, vừa tiết kiệm chi phí huy động và chi phí sử dụng vốn, vừa bảo đảm an ninh tài chính cho doanh nghiệp. Vì thế, qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, chúng ta sẽ biết được cơ cấu vốn huy động, trách nhiệm của Công ty Cát Lợi đối với nhà cho vay, nhà cung cấp, người lao động, … về số tài sản tài trợ bằng nguồn vốn của công ty. Ngoài ra, chúng ta còn nắm được mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động. Cũng giống như tình hình Tài sản, trước khi đi vào phân tích, chúng ta sẽ xem qua tình hình biến động tăng giảm cùng với tỷ trọng giữa Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu trong năm năm gần đây nhất: Biểu đồ Tổng Nguồn Vốn 2010 - 2014 800 700 600 500 4 00 300 200 100 0 2010 2011 2012 Nợ phải trả 2013 2014 Vốn chủ sở hữu Qu an sát sơ qua biểu đồ trên, ta thấy nợ phải trả giảm dần từ năm 2010 với mức tỷ trọng là 66,6% xuống còn 51,8% (2013), đến năm 2014 tăng lại ở mức 58,2%. Sau đây là biểu đồ tăng giảm cụ thể những chỉ tiêu bên trong Nguồn vốn: Biến động cơ cấu nguồn vốn 2010 - 2014 450 400 350 300 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu 250 200 150 100 50 0 2010 2011 2012 2013 2014 Qua biểu đồ này ta có thể thấy được rõ hơn là Vốn chủ sở tăng dần qua các năm từ 2010 đến 2014. Nợ phải trả giảm mạnh trong giai đoạn 2011 – 2013, tuy nhiên đến năm 2014 tăng vượt lên cao hơn mức nợ ở năm 2010. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn ở hiện tại, chúng ta sẽ tiến hành phân tích sâu vào giai đoạn 2013 – 2014. 2013 Chỉ tiêu A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu II. Kinh phí & quỹ khác Số tiền 2014 Tỷ trọng Số tiền Chênh lệch Tỷ trọng Số tiền % 299.111 51,82% 421.475 58,2% 122.364 40,9% 299.111 58,2% 122.364 40,9% - 51,82% 421.475 - - - 0% 278.157 48,19% 302.748 41,8% 24.591 8,8% 278.157 41,8% 24.591 8,8% - - 0% - - 48,19% 302.748 - - TỔNG NGUỒN VỐN 577.267 100% 724.223 100% 146.956 25,5% Công ty Cát Lợi không có nợ dài hạn và nguồn vốn huy động từ các quỹ, nguồn kinh phí khác, cho nên khoản Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu của công ty lần lượt bằng chính nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu. Tương tự với tổng tài sản thì tổng nguồn vốn của Cát Lợi năm 2014 cũng tăng 25,5%. Cụ thể những biến động bên trong như sau:  Nợ phải trả: tăng 40,9% tương đương 122,36 tỷ là do lượng tài sản lưu động của công ty tăng. Ngoài ra trong năm 2014, lãi suất ngân hàng đã ổn định và giảm giá khá nhiều so với những năm trước, nên công ty đã quyết định đi vay để tài trợ cho tài sản ngắn hạn.  Vốn chủ sở hữu: tăng ít 8,8% tương ứng 24,59 tỷ. Do khoản nợ phải trả chủ yếu là khoản vay Ngân hàng thương mại và công ty được hỗ trợ tín dụng của ngân hàng, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn rủi ro khi công ty tăng trưởng doanh thu và đầu tư mở rộng sản xuất. Vì vậy để giảm bớt rủi ro do phải phụ thuộc vào nguồn vốn vay, công ty đã tiếp tục bổ sung thêm vốn chủ sở hữu dưới hình thức tích lũy một phần lợi nhuận để đầu tư và phát hành thêm chứng khoán nhằm bảo đảm an toàn và chủ động nguồn vốn hơn cho việc ổn định và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tóm lại: Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty Cát Lợi không quá cách xa nhau. Do hình thức kinh doanh những mặt hàng có tính lưu động cao nên công ty chỉ huy động nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ, điều này là rất hợp lí. Các nhà quản lý của công ty cũng nắm bắt tình hình rất tốt, tại thời điểm lãi suất ngân hàng thấp và ổn định đã chủ động vay tiền để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời cũng tích cực huy động và tích lũy để tăng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty lên nhằm giảm thiểu được những rủi ro nhất định. 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN: Để đánh giá chất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động của CTCP Cát Lợi ta phân tích về tình hình và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng như trong dài hạn của công ty. Do tỉ lệ sử dụng Nợ của công ty khá cao và cao hơn Vốn chủ sở hữu nên việc đánh giá về khả năng thanh toán sẽ giúp ta tìm hiểu rõ về hoạt động của công ty. 4.1.Khả năng thanh toán ngắn hạn: Nợ ngắn hạn là các khỏan nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn dưới 1 năm kể từ ngày phát sinh. Đối với CTCP Cát Lợi, nợ ngắn hạn của công ty qua các năm từ 2010 2014 chủ yếu là Vay ngắn hạn, Phải trả nhà cung cấp ngắn hạn, Tạm ứng của khách hàng, Các khoản phải trả về thuế, Phải trả người lao động, Chi phí phải trả, Phải trả nội bộ, Phải trả về xây dựng cơ bản và Phải trả khác. Trong đó Vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất so với các khoản còn lại. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của CTCP Cát Lợi ta lần lượt xét các chỉ tiêu tài chính sau: Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 1. Hệ số khả năng thanh toán tức 0,17 0,21 0,05 0,08 0,02 thời 2. Hệ số khả năng thanh 0,65 0,67 0,52 0,78 0,39 toán nhanh 3. Hệ số khả năng 1,38 1,35 1,44 1,70 1,56 thanh toán Nợ NH Nhìn chung qua các năm. các chỉ số của công ty tăng giảm biến động khá nhiều. để đánh giá rõ hơn ta xét riêng về 2 năm 2013 và 2014: Hệ số khả năng thanh toántức thời Tiền Nợ quá hạn và đến hạn Qua bảng phân tích ta thấy hệ số khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp năm 2014 giảm so với năm 2013 là 0.06 lần, tuy nhiên hệ số này tại 2 thời điểm đều thấp, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp không có đủ lượng tiền để thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn và quá hạn, chỉ tiêu này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng tài chính của Cát Lợi.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan