Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây con ở giai đ...

Tài liệu Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây con ở giai đoạn vườn ươm tại huyện thạch an, tỉnh cao bằng

.PDF
83
14
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN MINH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CHÍNH CÂY CON Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP THÁI NGUYÊN, NĂM 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN MINH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CHÍNH CÂY CON Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 8.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. ĐẶNG KIM TUYẾN 2. TS. VŨ VĂN ĐỊNH Thái Nguyên, năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân, các số liệu nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Học viên Nguyễn Văn Minh ii LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Nông lâm và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tôi đã được trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo. Nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy trong nhà trường đồng thời vận dụng lý luận đã được trang bị để nghiên cứu, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân được sự nhất trí của Nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa Sau Đại học, Khoa Lâm nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Đặng Kim Tuyến và TS. Vũ Văn Định tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây con ở giai đoạn vườn ươm tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng". Trong quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận văn, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các Thầy, Cô giáo trong Khoa Lâm nghiệp và Khoa Sau Đại học, cùng với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Lãnh đạo Trung tâm Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô giáo trong Khoa Lâm nghiệp, Khoa Sau Đại học. Đặc biệt là TS. Đặng Kim Tuyến và TS. Vũ Văn Định là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo Trung tâm Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và các cán bộ, nhân viên của Trung tâm Bảo vệ rừng đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin cám ơn tập thể Lãnh đạo, nhân viên của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Thạch an, tỉnh Cao Bằng đã cung cấp số liệu thực tế và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến quya báu của các thầy, cô giáo để bản luận văn được hoàn thiện hơn, nhằm áp dụng có hiệu quả vào trong thực tiễn sản xuất. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020 Học viên Nguyễn Văn Minh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU ................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................... viii MỞ ĐẦU................................................................................................. 1 Chương 1 . TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................... 5 1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu và phòng trừ bệnh cây ............................ 5 1.2. Cơ sở khoa học của việc điều tra thành phần bệnh hại ....................... 8 1.3. Cơ sở khoa học của việc phòng chống dịch hại tổng hợp .......................... 9 1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................... 12 1.4.1. Những nghiên cứu về bệnh trên thế gới ........................................ 12 1.4.2. Những nghiên cứu về bệnh ở trong nước ...................................... 15 1.5. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu cứu ............ 26 1.5.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................... 26 Chương 2 . NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 31 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 31 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 31 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 31 2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...................................................... 31 2.2.1. Địa điểm ...................................................................................... 31 2.2.2. Thời gian tiến hành ...................................................................... 31 2.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 31 2.3.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh đối với cây Keo lai và cây Mỡ trong vườn ươm .............................................................................................. 31 2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học bệnh hại chính ở vườn ươm đối với cây Keo lai và cây mỡ ........................................................................... 32 iv 2.3.3. Nghiên cứu các biện pháp phòng bệnh hại chính cây Keo lai, mỡ ở vườn ươm .............................................................................................. 32 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 32 2.4.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh đối với cây Keo lai và cây Mỡ ở giai đoạn vườn ươm ..................................................................................... 32 2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học bệnh hại chính ở vườn ươm đối với cây Keo lai và cây mỡ ........................................................................... 40 2.4.3. Nghiên cứu các biện pháp phòng bệnh hại chính cây Keo lai, mỡ ở vườn ươm .............................................................................................. 41 Chương 3 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 43 3.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh đối với cây Keo lai và cây Mỡ trong vườn ươm .............................................................................................. 44 3.1.1. Điều tra đánh giá tỷ lệ và mức độ bị hại đối với cây Keo lai và cây Mỡ ở giai đoạn vườn ươm ..................................................................... 44 3.1.2. Phân lập nấm gây bệnh, xây dựng danh mục thành phần loài bệnh hại, xác định bệnh hại chính .................................................................. 45 3.1.3. Gây bệnh nhân tạo đối với bệnh hại chính cây Keo lai và cây mỡ.. 49 3.1.4. Giám định nấm gây bệnh bằng biện pháp sinh học phân tử ........... 50 3.2. Đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh .............................................. 54 3.3. Các biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây Keo lai, mỡ ở vườn ươm ....... 59 3.3.1 Các biện pháp phòng trừ đối vứi từng loài cây .............................. 59 KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 66 KẾT LUẬN ........................................................................................... 66 TỒN TẠI ................................................................................................ 67 KIẾN NGHỊ............................................................................................ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 68 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU Chữ viết tắt/ký hiệu Giải nghĩa đầy đủ BNN &PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CT Công thức D1.3 Đường kính ngang ngực Do Đường kính gốc ĐC Đối chứng Hvn Chiều cao vút ngọn Hdc Chiều cao dưới cành OTC Ô tiêu chuẩn P% Tỷ lệ bị sâu/bệnh R Cấp bị sâu/bệnh TCN Tiêu chuẩn ngành TLS Tỷ lệ sống vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Điều tra bệnh hại cây Keo lai và cây Mỡ tại một số điểm ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng…...……………………………………..44 Bảng 3.2: Danh mục thành phần loài bệnh hại Keo lai ........................... 46 Bảng 3.3: Danh mục thành phần bệnh hại cây Mỡ ở giai đoạn vườn ươm .............................................................................................................. 48 Bảng 3.4: Tính gây bệnh của hai chủng nấm Fusarium oxysporum ........ 50 Bảng 3.5: Khả năng gây bệnh của các chủng nấm C. gloeosporioides trong phòng thí nghiệm ................................................................................... 53 Bảng 3.6: Khả năng gây bệnh của các chủng nấm C. gloeosporioides đối với Cây mỡ trong giai đoạn vườn ươm ................................................... 53 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hệ sợi nấm F. oxysporum .............................................................................................. 54 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của ẩm độ đến sinh trưởng của hệ sợi nấm F. oxysporum ............................................................................................. 56 Bảng 3.9: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hệ sợi nấm ........ 57 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của ẩm độ đến sinh trưởng của hệ sợi nấm ......... 58 Bảng 3.11: Kết quả phòng trừ bệnh hại do nấm gây hại trên cây Keo lai bằng biện pháp Lâm sinh, thủ công ........................................................ 59 Bảng 3.12: Hiệu lực phòng trừ bệnh hại rễ Keo lai do nấm Fusarium oxysporum bằng chế phẩm sinh học ở ngoài vườn ươm .......................... 60 Bảng 3.13: Hiệu lực phòng trừ bệnh hại rễ do nấm bằng chế phẩm MF1 và chế phẩm NTV - N0.2 ở ngoài vườn ươm ............................................. 61 Bảng 3.14: Hiệu lực thuốc hóa học đối với sự ức chế sinh trưởng của hệ sợi nấm ....................................................................................................... 62 vii Bảng 3.15: Kết quả thử nghiệm 2 loại thuốc hóa học ở vườn ươm .......... 63 Bảng 3.16: Hiệu lực của thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh do nấm C. gloeosporioides ..................................................................................... 64 Bảng 3.17: Kết quả thử nghiệm 2 loại thuốc hóa học ở vườn ươm .......... 65 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Phân lập nấm gây bệnh ở rễ bằng phương pháp bẫy ...................... 36 Hình 3.1. Điều tra bệnh hại cây Keo lai ở giai đoạn vườn ươm ..................... 45 Hình 3.2. Điều tra bệnh cây Mỡ ở giai đoạn vườn ươm ................................. 45 Hinh 3.3a. Đại bào tử vô tính .......................................................................... 49 Hinh 3.3b. Tiểu bào tử .................................................................................... 49 Hinh 3.3c. Sợi nấm .......................................................................................... 49 Hình 3.4. Khối bào tử vô tính ......................................................................... 51 Hình 3.5. Bào tử nấm C. gloeosporioides gây bệnh ....................................... 51 Hình 3.6. Hệ sợi chủng nấm CB1 .................................................................. 52 Hình 3.7. Sinh trưởng của hệ sợi nấm F. oxysporum ở các thang nhiệt độ khác nhau ......................................................................................................................... 55 Hình 3.8. Ảnh hưởng của ẩm độ đến sự sinh trưởng của hệ sợi nấm ............. 59 Hình 3.9. Sử dụng thuốc hoa học phòng trừ nấm gây bệnh ............................ 62 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của mọi quốc gia trên Thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Nó có tác dụng rất lớn đối với sự tồn tại, phát triển của các sinh vật trên trái đất, đặc biệt là con người. Từ xưa đến nay, rừng không chỉ cung cấp các loại thức ăn, gỗ, củi và các lâm sản khác cho con người mà nó còn đóng vai trò quan trọng không thể thay thế trong việc bảo vệ môi trường, điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái và bảo tồn nguồn gen. Tuy nhiên trong nhiều thập kỷ gần đây cùng với quá trình công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng trên toàn cầu thì diện tích rừng và đất rừng trên thế giới đang ngày một suy giảm. Bên cạnh các nguyên nhân khách quan gây nên hiện tượng mất rừng như: cháy rừng, lũ lụt, hạn hán… thì nguyên nhân chủ quan phần lớn vẫn là từ phía con người như chặt phá rừng bừa băi, đốt nương làm rẫy… Cùng với sự suy giảm về số lượng thì chất lượng rừng cũng ngày một giảm sút, khả năng cung cấp các giá trị kinh tế và môi trường ngày càng kém. Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ đã kịp thời có những giải pháp cấp bách trong việc phục hồi lại những diện tích rừng đã mất. Thực hiện Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015; Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020, Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 -2020 và các Chương trình khác; tuy nhiên khi trồng rừng thuần loài trên diện tích lớn chúng ta đã gặp phải không ít khó khăn do sự phát triển và gây hại của các loại sâu, bệnh ở cây rừng gây nên. Thực tế cho thấy những tổn thất do bệnh hại đối với rừng ra còn gấp nhiều lần so với những nguyên nhân gây hại khác. Khi rừng trồng thuần loài trên diện tích lớn rất dễ bị sâu, bệnh hại 2 phát sinh phát triển. Để đạt được kết quả tốt của việc trồng rừng thì điều quan trọng nhất ở đây là phải tạo được nhiều cây giống tốt, khoẻ mạnh, không bị sâu hại và không có mầm bệnh. Muốn có được như vậy thì ngoài việc chọn được giống tốt, bảo quản hạt giống đối với những cây có khả năng tái sinh bằng hạt, những phương pháp xử lý trước khi gieo ươm th ì việc phòng trừ sâu, bệnh hại ở giai đoạn vườn ươm là không thể thiếu được, nếu thực hiện được vấn đề đó thì tổn thất do bệnh hại gây ra sẽ giảm xuống một cách đáng kể. Sản xuất cây con các loài như thông, keo, bạch đàn, Mỡ... đã có rất nhiều dịch bệnh xảy ra, cây con bị chết hàng loạt do bệnh thối cổ rễ, bệnh rơm lá thông, bệnh phấn trắng hại keo....Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và ảnh hưởng của môi trường đến sự phát sinh, phát triển bệnh cây từ đó đề ra các biện pháp phòng trừ bệnh cho cây con ở vườn ươm trên nguyên tắc phòng trừ dịch hại tổng hợp là rất cần thiết. Cao Bằng là một tỉnh miền núi có tổng diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho 3 loại rừng là 533.715,04 ha, tổng diện tích có rừng là 373.285 ha: diện tích rừng tự nhiên 353.259 ha, diện tích rừng trồng là 20.026 ha. Các loài cây trồng chính bao gồm: thông, hồi, keo, mỡ, lát, quế, sa mộc...trong đó cây keo và cây mỡ là 2 loài có diện tích trồng lớn. Theo thống kê tính đến tháng 9 năm 2020 toàn tỉnh hiện có diện tích trồng cây keo là 2.617,82 ha và cây mỡ là 1.279,28 ha. Để góp phần sản xuất cây con đạt chất lượng cao phục vụ cho công tác trồng rừng tại Cao Bằng thì việc chăm sóc, điều tra xác định nguyên nhân gây bệnh, nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của bệnh và đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh hại cây giai đoạn vườn ươm là không thể thiếu vừa có ý nghĩa khoa học và có ý nghĩa thực tiễn lớn khi hiện nay Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang chỉ đạo ngành Nông nghiệp & PTNT thực hiện Kết 3 luận số 451/KL-TTg ngày 07/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng đó là: “Trồng rừng và phát triển các nghề dưới tán rừng, trong đó chú trọng chế biến gỗ xuất khẩu. Phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp tầm cỡ và chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất các mặt hàng đồ gỗ gia dụng phục vụ xuất khẩu”. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với nguyện vọng đóng góp một phần của bản thân trong nghiên cứu khoa học về bệnh hại cây rừng nói chung và bệnh hại cây con vườn ươm nói riêng, tôi tiến hành thực hiện đề tài:: "Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây con ở giai đoạn vườn ươm tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng". 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Đánh giá thực trạng nhiễm bệnh cây Keo lai và cây Mỡ tại vườn ươm huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh và đề xuất biện pháp phòng trừ hiệu quả. 2.2. Yêu cầu Xác định được các loài nấm gây bệnh cây Keo lai và cây Mỡ tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Điều tra, đánh giá được tình hình bệnh hại cây con giai đoạn vườn ươm đối với cây Keo lai và cây Mỡ. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật trong phòng trừ và quản lý dịch bệnh hại. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 3.1. Ý nghĩa khoa học Bổ sung những cơ sở khoa học về bệnh hại cây Keo lai và cây Mỡ, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng cây giống ở giai đoạn vườn ươm. 4 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh đối với cây Mỡ và cây Keo lai ở giai đoạn vườn ươm. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu và phòng trừ bệnh cây Theo cách hiểu thông thường, bệnh cây là khoa học nghiên cứu về cây bị bệnh, sinh trưởng và phát triển không bình thường vì những lý do sinh vật cũng như không phải sinh vật. Bệnh cây là kết quả tác động của 3 yếu tố: nguồn bệnh, cây trồng và điều kiện bên ngoài. Cách hiểu trên giúp chúng ta nắm được nội dung và thực chất của bệnh cây ở mức độ từng cá thể. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất cách hiểu trên đây chưa cho phép giải quyết một cách có cơ sở những trường hợp cụ thể về bệnh cây. Trong hoạt động thực tế của mình, người làm công tác bệnh cây phải giải quyết các nhiệm vụ có liên quan đến những tập đoàn có cây lớn, vi sinh vật gây bệnh, trong những khoảng không gian nhất định, thường là khá rộng lớn, với tác động của nhiều yếu tố khí hậu, đất đai khác nhau. Khoa học bệnh cây có các nhiệm vụ chính.. Khoa học bệnh cây được hình thành và phát triển do đòi hỏi của nhu cầu cầu sản xuất cây nông nghiệp và do quá trình đấu tranh giữa thiên nhiên và con người, giữa ý thức hệ duy tâm và duy vật.Ngay từ đầu của lịch sử trồng trọt, nhân dân lao động thông qua thực tế sản xuất và những kinh nghiệm của mình đã phát hiện và phòng trừ một số bệnh hại nguy hiểm (Trần Văn Mão,1997). Nghiên cứu bệnh hại cây trên cơ sở đó xác định các biện pháp bảo vệ cây làm cho năng suất cây trồng ở mức cao và ổn định. Góp phần phát huy tác dụng của giống cây có năng suất cao và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt tiên tiến: Bón phân, chế độ nước, mật độ cao…Trong sản xuất không để bệnh hại phát triển và gây thành dịch. 6 Giải quyết vấn đề bệnh cây góp phần tạo điều kiện cho việc hình thành các vùng chuyên canh, nhất là những cây có giá trị kinh tế lớn (Đường Hồng Dật, 1979). Để có thể hoàn thành được các nhiệm vụ trên đây, khoa học bệnh cây có các nội dung: Nghiên cứu và xác định nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân gây bệnh thường rất nhiều và rất phức tạp, trong thực tế nhiều trường hợp cùng một nguyên nhân nhưng gây ra những biểu hiện bệnh rất khác nhau, ngược lại có những trường hợp nhiều nguyên nhân cùng gây ra một triệu chứng bệnh rất giống nhau. Một biểu hiện bệnh có thể có một hoặc một số nguyên nhân chủ yếu và một số nguyên nhân thứ yếu. Nhầm lẫn vai trò và vị trí các loại nguyên nhân có thể dẫn đến những kết luận và hành động sai lầm. Có xác định đúng nguyên nhân gây bệnh thì các công việc tiếp tục sau đó mới có cơ sở chắc chắn và chính xác. Muốn phòng trừ bệnh, bảo vệ cây có hiệu quả, tránh lãng phí và các hậu quả tiêu cực khác, không thể không xác định nguyên nhân gây bệnh (Đường Hồng Dật, 1979). Phát hiện các quy luật phát sinh, phát triển và hình thành của dịch của bệnh cây: Bệnh cây phát sinh và phát triển theo những quy luật nhất định. Các quy luật đó phụ thuộc vào tình trạng và đặc điểm của tập đoàn vi sinh vật gây bệnh, cây chủ và điều kiện bên ngoài. Khoa học bệnh cây phải nắm được các quy luật đó. Công tác dự tính, dự báo và phòng trừ bệnh đều phải dựa trên quy luật này mới đảm bảo kết quả tốt được (Đường Hồng Dật, 1979). Tìm hiểu bản chất, đặc điểm và các quy luật chống chịu của bệnh cây: Nói chung, khi cây bị nguồn bệnh xâm nhập thường có những biểu hiện phản ứng và hoạt động chống lại để tự vệ. Trong tự nhiên hiện tượng này thường xảy ra và đó là kết quả của quá trình thích ứng lâu dài giữa vi 7 sinh vật gây bệnh và cây chủ. Nắm được các đặc điểm chống chịu bệnh của cây ta có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau để không ngừng củng cố, làm tăng lên để ngăn ngừa mọi tác hại của bệnh, đồng thời tìm cách đưa ra các đặc điểm đó vào các giống cây mới. Các đặc điểm chống chịu bệnh thường chỉ được phát huy trong những điều kiện chăm sóc, kỹ thuật canh tác và khí hậu, đất đai nhất định. Công tác chọn lọc, lai tạo các gống chống bệnh cũng như tiến hành các biện pháp phòng trừ chỉ có thể đạt kết quả thật tốt khi nắm được các quy luật này (Đường Hồng Dật, 1979). Nghiên cứu, xác định các phương pháp phòng trừ bệnh: Phòng trừ bệnh cây có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau, mỗi cách có những ưu điểm và nhược điểm của nó. Vì vậy, mỗi phương pháp thường chỉ pháp huy tác dụng cao nhất trong những điều kiện nhất định. Trong thực tế sản xuất, những biện pháp riêng rẽ thường không đảm bảo, bảo vệ tốt cây chống bệnh và cần phải phối hợp nhiều biện pháp khác nhau mới giải quyết được bệnh. Nhiệm vụ của khoa học bệnh cây là tìm ra các hệ thống tổng hợp các biện pháp bảo vệ cây chống bệnh (Đường Hồng Dật, 1979). Thực chất công tác phòng trừ bệnh cây không chỉ nhằm tiêu diệt nguồn bệnh. Việc làm đó chỉ có ý nghĩa khi bảo vệ được cây, góp phần làm tăng năng suất, giữ năng suất cây ở mức cao nhất và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Phương hướng chủ yếu của công tác bảo vệ thực vật là tác động các biện pháp khác nhau trong một hệ thống hợp lý có cơ sở và căn cứ đầy đủ, nhằm điều khiển toàn bộ sinh quần đồng ruộng, rừng cây, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng tốt nhất, bệnh hại không thể phát triển được, đảm bảo tạo ra khối lượng nông lâm sản cao nhất, có phẩm chất tốt nhất. Cho đến nay, khoa học bệnh cây đã đạt được nhiều kết quả lớn, và đã có hệ thống kiến thức có khả năng hạn chế đến mức thấp những tác hại của bệnh cây. Tuy nhiên, những kiến thức đó chỉ có thể trở thành sức mạnh thực tế, 8 khi những người trực tiếp sản xuất nắm vững được nó, và vận dụng tốt trong hoạt động sản xuất hàng ngày (Đường Hồng Dật, 1979). 1.2. Cơ sở khoa học của việc điều tra thành phần bệnh hại Bệnh cây rừng là một loại tác hại tự nhiên vô cùng phổ biến. Bệnh hại thường làm cho cây rừng sinh trưởng kém, lượng sinh trưởng của cây gỗ hàng năm giảm xuống, một số bệnh hại có thể làm cây chết, thậm chí có thể gây chết hàng loạt. Nước ta đã từng xảy ra các loại bệnh hại như bệnh khô cành bạch đàn ở Đồng Nai làm cho 11.000 ha cây bị khô, ở Thừa Thiên Huế 5800 ha, ở Quảng Trị trên 50 ha. Bệnh khô xám thông, bệnh khô ngọn thông, bệnh thối cổ rễ thông, bệnh vàng lá sa mu, bệnh khô ngọn thông, bệnh chổi xể tre luồng, bệnh tua mực quế… đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất lâm nghiệp ở nước ta. Hàng năm chúng gây ra những tổn thất lớn cho nền kinh tế, không những thế chúng còn gây ra ảnh hưởng đến môi trường sinh thái (Trần Văn Mão, 2003). Ở giai đoạn vườn ươm, cây con đang trong thời gian sinh trưởng mạnh và cây con còn bị ảnh hưởng lớn từ môi trường bên ngoài nên thời gian này cây dễ bị nhiễm bệnh. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho cho nấm mốc và các vi sinh vật phát triển. Trong quá trình bị bệnh cây bị biến đổi về các mặt sinh lý, giải phẫu và hình thái gây ra những tác hại đối với cây con vườn ươm, rừng trồng và rừng tự nhiên, sự thay đổi đó diễn ra liên tục. Cây bị bệnh, quá trình thay đổi về sinh lý là nguyên nhân của sự thay đổi về giải phẫu, hình thái và sự thay đổi về hình thái cũng chính là bệnh thể hiện ở triệu chứng. Mỗi một loại bệnh cây đều có những đặc trưng triệu chứng riêng biệt và là một căn cứ quan trọng để chuẩn đoán bệnh cây (Trần Văn Mão, 2003). 9 Do thực vật và vật gây bệnh đều chịu tác động của môi trường xung quanh nên cả hai bị môi trường khống chế. Tính chống chịu của cây và tính xâm nhiễm của vật gây bệnh tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường. Trong quá trình tác động lẫn nhau giữa cây và vật gây bệnh nếu điều kiện môi trường có thuận lợi cho cây chủ và không có lợi cho vật gây bệnh quá trình gây bệnh có thể kéo dài hoặc ngưng lại. Ngược lại, nếu môi trường thuận lợi cho vật gây bệnh, quá trình gây bệnh mới có thể phát triển thuận lợi. Cây chủ, vật gây bệnh và môi trường luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau và là cơ sở của sự phát sinh phát triển bệnh cây, ba nhân tố này luôn biến động theo thời gian và không gian cho nên mối quan hệ tương hỗ giữa chúng không ngừng phát triển. Chỉ cần tìm hiểu sâu sắc mối quan hệ động thái của 3 nhân tố trên mới có thể nắm vững quy luật phát sinh phát triển của bệnh cây và mới có thể đề ra được giải pháp phòng trừ chính xác (Trần Văn Mão, 2003). 1.3. Cơ sở khoa học của việc phòng trừ bệnh hại tổng hợp Mục đích cuối cùng của khoa học bệnh cây là tìm ra những biện pháp có hiệu quả, có lợi về mặt kinh tế nhằm hạn chế tác hại của bệnh, bảo vệ cây, làm cho cây sinh trưởng, phát triển cho năng suất và phẩm chất tốt. Trên ý nghĩa đó, công tác phòng trừ bệnh cây không thể chỉ nhằm tiêu diệt nguồn bệnh mà việc tiêu diệt nguồn bệnh chỉ có ý nghĩa khi làm cho năng suất cây trồng không bị ảnh hưởng, giải phóng được nguồn bệnh và giữ được mức ổn định trong mọi trường hợp (Weber, 1973). Phòng trừ bệnh cây phải được thực hiện trên nguyên tắc tổng hợp, toàn diện và chủ động. Biện pháp tổng hợp là áp dụng nhiều phương pháp khác nhau trong một hệ thống hoàn chỉnh và hợp lý. Trong hệ thống đó các biện pháp bổ sung cho nhau, phát huy kết quả lẫn nhau tạo nên những tác động và sức mạnh tổng hợp phát huy mức cao nhất các đặc điểm có ích của 10 cây, loại trừ tác hại của bệnh. Tổng hợp còn nhằm phát huy đến mức cao mọi điều kiện có thể có ở các cơ sở sản xuất, không tự giới hạn trong những loại biện pháp nhất định nào đó. Do tính chất và chiều hướng tác động của các biện pháp khác nhau cho nên khi áp dụng một hệ thống gồm nhiều biện pháp sẽ nhằm tác động lên vi sinh vật gây bệnh, tác động lên cây, tác động lên môi trường sống của cây và vi sinh vật gây bệnh. Hệ thống biện pháp tổng hợp bảo vệ cây chống bệnh cần được áp dụng một cách phân hóa phù hợp với điều kiện cụ thể từng nơi và từng lúc. Áp dụng phân hóa trên cơ sở khoa học, có phân tích đầy đủ các yếu tố và quy luật sinh thái của từng địa phương, đảm bảo cho hệ thống tổng hợp nâng cao được hiệu quả kinh tế và thiết thực (Đường Hồng Dật,1979). Phòng trừ bệnh cây bao gồm nhiều biện pháp khác nhau. Có những biện pháp có tác dụng phòng, bảo vệ cây, có biện pháp có tác dụng trừ một loại bệnh cụ thể. Chúng bao gồm 6 biện pháp chủ yếu: Kỹ thuật lâm nghiệp (gồm các biện pháp canh tác, tổ chức và quản lý kinh doanh rừng), chọn giống cây chống chịu bệnh, kiểm dịch thực vật, sinh vật học, vật lý cơ giới và hoá học (Đặng Vũ Cẩn và cs, 1992). Hệ thống tổng hợp phòng trừ bệnh cây phải mang tính chất toàn diện. Tuy nhiên, từng thời gian, ở từng địa phương thường có một số loại bệnh hại giữ vị trí chủ yếu, gây hại lớn nhất. Vì vậy cần xác định các loại bệnh chủ yếu và hệ thống tổng hợp các biện pháp phải tập chung giải quyết các loại bệnh chủ yếu, đồng thời kết hợp giải quyết các loại bệnh hại khác một cách hợp lý, khoa học. Tính chất toàn diện không những không thể hiện ở đối tượng tác động mà các biện pháp bảo vệ cây không những đòi hỏi phải tiến hành ngoài đồng mà còn phải được thực hiện ở cả trong kho tàng, trong quá trình cất trữ, chế biến bảo quản, chuyên chở… Các biện pháp bảo vệ cây không những phải tiến hành trực tiếp trên cây mà còn phải thực hiện cả
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng