Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu, đánh giá ứng dụng phần mềm vilis express 2.0 xây dựng hồ sơ địa chín...

Tài liệu Nghiên cứu, đánh giá ứng dụng phần mềm vilis express 2.0 xây dựng hồ sơ địa chính dạng số tại xã vân hội huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc

.PDF
62
956
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU,ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS EXPRESS 2.0 XÂY DỰNG HSĐCDẠNG SỐ TẠI XÃ VÂN HỘI, HUYỆN TAM DƢƠNG, TỈNHVĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Lớp : K43 - QLĐĐ - N01 Khóa học : 2011 - 2015 Giảng viên hƣớng dẫn : Ths. Nguyễn Huy Trung THÁI NGUYÊN – 2015 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và rất quan trọng của mỗi sinh viên, nó là thời gianđể sinh viên tiếp cận với thực tế, củng cố và vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khóa học em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc với đề tài: “Nghiên cứu,đánh giá ứng dụng phần mềm Vilis Express 2.0 xây dựng HSĐCdạng số tại xã Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnhVĩnh Phúc”. Em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, nơi đã đào tạo,giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên, người đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn chúng em, đặc biệt là thầy giáo Ths. Nguyễn Huy Trung, giảng viên khoa Quản lý Tài nguyên, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn tới các bác, cô chú, anh chị đang công tác tại sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đã nhiệt tình và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 04 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Ánh ii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Bảng Excel thể hiện thông tin thửa đất .......................................... 24 Bảng 4.1: Sổ địa chính .................................................................................... 33 Bảng 4.3: Sổ cấp GCN .................................................................................... 34 Bảng 4.2: Sổ mục kê ....................................................................................... 34 iii DANH MỤC HÌNH Hình3.1: Quy trình xây dựng HSĐC số .......................................................... 15 Hình 3.2: Quy trình xác định biến động và chỉnh sửa biến độngtrên bản đồ . 16 Hình 3.3: Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa chính số ............ 18 Hình 3.4 : Tạo topology cho bản đồ ............................................................... 20 Hình 3.5: Gán dữ liệu từ nhãn ......................................................................... 21 Hình 3.6: Kết quả thay đổi .............................................................................. 22 Hình 3.7: Giao diện sửa .................................................................................. 22 Hình 3.8: trích lục thửa đất ............................................................................. 23 Hình3.9: Sơ đồ xây dựng CSDL thuộc tính .................................................... 23 Hình 3.10: Chuyển dữ liệu từ Excel ............................................................... 25 Hình 4.3: Bản đồ địa chính xã Vân Hội .......................................................... 35 Hình 4.10: Kết quả trang GCN ....................................................................... 41 iv DANH MỤC VIẾT TẮT HSĐC Hồ sơ địa chính TNMT Tài nguyên môi trường CSDL Cơ sở dữ liệu CMT Chứng minh thư CGN Giấy chứng nhận v MỤC LỤC Phần 1:MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu cụ thể: .......................................................................................... 2 1.4. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2 1.5. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 Phần 2:TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU......................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 2.1.1. Các văn bản quy định việc thành lập và quản lý Hồ sơ địa chính .......... 4 2.1.2. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. ............................................. 5 2.2. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 6 2.2.1. Hệ thống hồ sơ địa chính ........................................................................ 6 2.2.2. Các loại tài liệu về hồ sơ địa chính. ........................................................ 7 2.2.3. Đăng kí đất đai ........................................................................................ 8 2.2.4. Một số khái niệm khác. ........................................................................... 8 2.3. Tổng quan một số phần mềm liên quan tới đề tài ...................................... 8 2.3.1. Phần mềm Microstation SE..................................................................... 8 2.3.2. Phần mềm Famis. .................................................................................... 9 2.3.3. Phần mềm Vilis Express 2.0. ................................................................ 10 2.4. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai............... 11 2.4.1. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai trên thế giới................................................................................................................... 11 2.4.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở Việt Nam. ....................................................................................................... 12 vi 2.4.3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở địa phương. .................................................................................................... 13 Phần 3:ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 14 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 14 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 14 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 14 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 14 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xãVân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................................. 14 3.3.2. Xây dựng CSDL địa chính dạng số. ..................................................... 14 3.3.3. Khả năng khai thác và sử dụng CSDL bằng phần mềm Vilis Express2.0 trong quản lí đất đai......................................................................................... 14 3.3.4. Đánh giá ưu-nhược điểm và một số giải pháp cho phần mềm Vilis Express 2.0. ..................................................................................................... 14 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 14 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp ...................................... 14 3.4.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ................................................. 15 3.4.3.Phương pháp xây dựng CSDL ............................................................... 15 3.4.3.3. Xây dựng dữ liệu thuộc tính............................................................... 23 Phần 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 26 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................................. 26 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 26 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 27 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................ 28 vii 4.2 Hiện trạng sử dụng đất và tình hình sử dụng và quản lý đất đai tại xã Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. ....................................................... 29 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất .......................................................................... 29 4.2.2. Tình hình quản lý đất đai tại địa phương .............................................. 30 4.3. Kết quả xây dựng CSDL địa chính số bằng hệ thống phần mềm Vilis Express 2.0 tại xã Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. .................. 31 4.3.1 Xây dựng CSDL thuộc tính tại xã Vân Hội, huện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. ................................................................................................................ 31 4.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính không gian ...................................... 35 4.4. Ứng dụng trong quản lí đất đai ................................................................ 36 4.4.1. Quản lý và khai thác HSĐCbằng phần mềm Vilis Express 2.0 tại địa phương ...................................................................................................... 36 4.4.2. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập HSĐC........................ 38 4.5. Đánh giá ưu-nhược điểm và giải pháp đối với phần mềm Vilisexpress2.0 ......................................................................................................................... 42 4.5.1 Đánh giá ưu điểm ................................................................................... 42 4.5.2. Đánh giá nhược điểm ............................................................................ 46 4.5.3. Giải pháp sử dụng cho phần mềm ......................................................... 48 Phần 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 51 5.1. Kết luận .................................................................................................... 51 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Con người không ngừng vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin vào trong đời sống, là công cụ phục vụ đắc lực cho nhiều ngành nghề lĩnh vực kinh tế xã hội. Trong đó công tác quản lý đất đai cũng đã và đang ứng dụng các thành tựu đạt được của khoa học kỹ thuật. Do đất đai ngày càng biến động mạnh mẽ để lại cho cán bộ quản lý một khối lượng hồ sơ khổng lồ mà phải làm việc thủ công trên hồ sơ địa chính(HSĐC). Vì vậy công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận(GCN)quyền sử dụng đất,cập nhập chỉnh lý biến động, lập và quản lý HSĐCngày càng khó khăn và phức tạp. Để quản lý đất đai có hiệu quả thì HSĐCcó một vai trò hết sức quan trọng vì đây là cơ sở pháp lý để thực hiện các công tác quản lý Nhà nước về đất đai như: đăng ký cấp giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất, đăng ký biến động,…Tầm quan trọng của HSĐC đã được khẳng định. Tuy nhiên thực trạng hệ thống HSĐC của nước ta nói chung vẫn còn nhiều bất cập và bức xúc cần giải quyết. Hệ thống HSĐC không đầy đủ, không có tính cập nhật nên công tác quản lý đất đai của nước ta trong một thời gian dài từ trước đến nay gặp rất nhiều khó khăn. Xuất phát từ những mục đích đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu, đánh giá,ứng dụng phần mềm Vilis Express 2.0 xây dựng hồ sơ địa chính dạng số tại xã Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”. 2 1.2. Mục tiêu tổng quát - Xây dựng HSĐC số bằng công nghệ phần mềm Vilis Express 2.0 tại xã Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc 1.3. Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng CSDL địa chính dạng số taị xã Vân Hội, huyện Tam Dương phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai. - Đánh giá khả năng ứng dụng CSDL địa chính số trên phần mềm ViLIS Express2.0 trong công tác quản lý đất đai tại xã Vân Hội. - Phân tích những ưu, nhược điểm, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi trong việc xây dựng và ứng dụng CSDL địa chính số trên ViLIS Express2.0. 1.4. Yêu cầu của đề tài - Việc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng dữ liệu địa chính phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, thống nhất và thực hiện theo quy định hiện hành về HSĐC, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. - CSDL địa chính phải được xây dựng theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. - Thông tin đất đai được sử dụng trong công tác đăng ký đất đai, lập HSĐC, cấp GCN quyền sử dụng đất... - Là nguồn dữ liệu cơ bản để quản lý sử dụng đất hiệu quả. 1.5. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Tìm hiểu và nắm vững các kiến thức về luật đất đai nói chung, công tác quản lý HSĐC tại địa phương nói riêng. - Giúp cho sinh viên gắn lí thuyết với thực tiễn để củng cố thêm cho bài học trên lớp. 3 - Qua nghiên cứu sẽ giúp so sánh tính ưu việt cũng như hạn chế của một số phần mềm khác có tính năng tương tự. * Ý nghĩa thực tiễn - Tìm hiểu thực tế và nghiên cứu ứng dụng hệ thống phần mềm Vilis Express 2.0 tại địa phương giúp tạo ra môi trường làm việc mới, hiện đại và quản lý đồng bộ đất đai. - Nắm rõ được quy trình lưu trữ, cập nhật, chỉnh lí HSĐC tại địa phương. 4 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Các văn bản quy định việc thành lập và quản lý Hồ sơ địa chính  Các văn bản luật: - Luật đất đai 2003 - Luật đất đai 2013 - Luật nhà ở 2011  Các văn bản dưới luật (các văn bản pháp quy) Các văn bản dưới luật của chính phủ - Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003. - Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. - Nghị định 149/2004/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chính trong quản lý đất đai. - Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/8/2007 của chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất. Các văn bản dưới luật của bộ, liên bộ: - Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Thông tư số 28/2004/TT_BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 5 - Thông tư 09/2007/TT_BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. - Thông tư liên tịch 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Bộ Tài Chính, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-Cp ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, trình tự , thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. - Thông tư 09/2011/TT_BTNMT quy định đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước về đo đạc đất đai phục vụ cấp giấy chứng nhạn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất. - Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 01/07/199 của thủ tướng chính phủ về một số biện pháp đấy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn. - Quyết định 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 của bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành thành lập bản đồ địa chính tỉ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000,… 2.1.2. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Tại khoản 2 điều 6 Luật đất đai 2003 có quy định 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai như sau[7]: - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. - Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 6 - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Đănng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Thống kê, kiểm kê đất đai. - Quản lý tài chính về đất. - Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai. - Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai. - Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. 2.2. Cơ sở lý luận của đề tài 2.2.1. Hệ thống hồ sơ địa chính  Khái niệm: HSĐC bao gồm hệ thống tài liệu, bản đồ, sổ sách,… chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội và pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính đăng ký ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp GCN quyền sử dụng đất[10].  Nội dung: HSĐC mang những nội dung, thông tin về sử dụng và quản lý đất đai, gồm ba lớp thông tin cơ bản: Các thông tin về điều kiện tự nhiên, các thông tin về kinh tế - xã hội, các thông tin về cơ sở pháp lý. Các thông tin này được thể hiện từ tổng quan đến chi tiết cho từng thửa đất trên toàn lãnh thổ [10]. 7  Vai trò: - HSĐC có vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý đất đai, nó được thể hiện thông qua sự trợ giúp của hệ thống đối với các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai[10]. - Hệ thống HSĐC trợ giúp cho các nhà quản lý trong quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai và tổ chức thi hành các văn bản đó[10]. - Hệ thống HSĐC trợ giúp cho công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất[10]. - Hệ thống HSĐC trợ giúp công tác quy hoạch sử dụng đất[10]. - Hệ thống HSĐC còn giúp tạo lập kênh thông tin giữa Nhà nước và nhân dân[10]. 2.2.2. Các loại tài liệu về hồ sơ địa chính.  Bản đồ địa chính: Là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Bản đồ địa chính cung cấp các thông tin không gian và thông tin thuộc tính quan trọng của thửa đất và tài sản gắn liền với đất, gồm hai loại: Bản đồ địa chính cơ sở và bản đồ địa chính chính quy[10].  Sổ địa chính: Là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi người sử dụng đất, các thửa đất của người đó đang sử dụng và tình trạng sử dụng đất của người đó[10].  Sổ mục kê: Là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi các thửa đất, đối tượng có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ và các thông tin có liên quan đến quá trình sử dụng đất[10].  Sổ theo dõi biến động đất đai: Là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để theo dõi các trường hợp có thay đổi trong sử dụng đất[10]. 8  Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Là sổ được lập để theo dõi các trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và chủ sử dụng đất đã đến nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất[10]. 2.2.3. Đăng kí đất đai Đăng kí đất đai là một thủ tục hành chính nhằm xác định mối quan hệ pháp lí đầy đủgiữa nhà nước với người sử dụng đất được tổ chức thực hiện trong phạm vi ranh giới phường,xã,thị trấn nhằn tạo cơ sở thiết lập HSĐC đầy đủ và thong tin thửa đất liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được thể hiện trên GCN,HSĐC[10]. Đăng kí đất đai dược chia làm 2 giai đoạn:  Đăng kí ban đầu: Được thực hiện lần đầu tiên trên phạm vi cả nước để thiết lập HSĐC và cấp GCN đủ điều kiện cho chủ sử dụng đất.  Đăng kí biến động: Được thực hiện tại các địa phương đã hoàn thành đăng kí đất đai ban đầu có nhu cầu thay đổi HSĐC. 2.2.4. Một số khái niệm khác.  Biến động đất đai:Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin không gian và thuộc tính của thửa đất sau khi xét duyệt cấp GCN sử dụng đất và lập HSĐC ban đầu[1].  Chỉnh lí biến động:Chỉnh lí biến động là chỉnh sửa những thay đổi về không gian và thuộc tính của thửa đất so với đăng kí đất đai ban đầu[1].  Giấy chứng nhận qyền sử dụng đất:Giấy chứng nhận qyền sử dụng đất là chứng thư pháp lí xác nhận quyền hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất[1]. 2.3. Tổng quan một số phần mềm liên quan tới đề tài 2.3.1. Phần mềm Microstation SE. Theo Tổng cục Địa Chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) Microstation là phần mềm phụ trợ giúp thiết kế đồ (CAD) và là môi trường đồ 9 họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ, Microstation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như Geovec, IrasB, MSFC, MRF Clean, MRS Flag chạy trên đó. Các công cụ của Microstation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh (Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. Microstation còn cung cấp công cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồ họa từ các phần mềm khác qua các file (*.dxf) hoặc (*.dwg) sang dạng (*.dgn) [9]. 2.3.2. Phần mềm Famis. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường phần mềm thích hợp đo vẽ và lập bản đồ địa chính Famis (Field Work and Cadastral Mapping Intergraph Software) là phần mềm thành lập và quản lý BĐĐC. Famis có khả năng thực hiện các công đoạn từ xử lý các số liệu đo ngoại nghiệp đến hoàn chỉnh sản phẩm BĐĐC. Nó liên kết với cơ sở dữ liệu HSĐC để dùng chung một dữ liệu thống nhất. Phần mềm Famis là phần mềm chuẩn được sử dụng trong ngành địa chính, nhằm mục đích tiến tới chuẩn hóa hệ thống thông tin đo đạc bản đồ và tài nguyên đất. Mọi hệ thống bản đồ và HSĐC đã được lập theo hệ thống phần mềm khác cần phải được chuẩn hóa theo hệ thống phần mềm này để quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương[9]. Nguyên lý sử dụng phần mềm Famis: Các dữ liệu đầu vào tuân theo các dạng file chuẩn mà phần mềm có thể liên kết. Cơ sở dữ liệu trị đo và cơ sở dữ liệu bản đồ được Famis quản lý theo file chuẩn (seed file). File bản đồ được định dạng (*.dgn), nó chứa đựng dữ liệu không gian nằm trong hệ quy chiếu, kinh tuyến trung ương và hệ tọa độ trắc địa quốc gia. Quản lý CSDL (cơ sở dữ liệu) dữ liệu trị đo và cơ sở dữ liệu bản đồ là Foxpro nó được lưu dưới dạng file (*.dbf) thuộc dạng dữ liệu phi không gian[9]. 10 Famis tích hợp với phần mềm GCN 2006 là phần mềm phục vụ in Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập và quản lý HSĐC. Phần mềm tuân theo các quy định của Luật Đất đai 2003. Phần mềm Famis có hai nhóm chức năng lớn: - Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất:  Quản lý khu đo;  Đọc và tính toán tọa độ của số liệu trị đo;  Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo;  Công cụ tính toán;  Xuất số liệu;  Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ. - Các chức năng làm việc với bản đồ địa chính:  Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau.  Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn;  Tạo vùng tự động tính diện tích;  Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ;  Đăng ký sơ bộ (qui chủ sơ bộ);  Thao tác trên bản đồ địa chính;  Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất;  Xử lý bản đồ;  Liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ Địa chính. 2.3.3. Phần mềm Vilis Express 2.0. Phần mềm Vilis Express 2.0 là một chương trình độc lập dùng để kê khai đăng kí và lập HSĐC một cách hiệu quả và nhanh chóng. Vilis Express 2.0 được xây dựng từ nền tảng phần mềm Vilis Enterprise 2.0 với những chức năng được vận hành rộng rãi trên các tỉnh thành trong cả nước về kê khai 11 đăng kí lập HSĐC theo đúng quy định tại thông tư 17-2010/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009, nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 về cấpGCN quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà và tài sản khác trên đất, thông tư 20/2010/TT-BTNMT ngày 22 tháng 10 năm 2010[13]. Phần mềm này được xây dựng trên công nghệ hiện đại thích hợp cho nhiều hệ điều hành phổ biến như: Windows XP, Winvista, Windows 7, Windows Server……… 2.4. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai 2.4.1. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai trên thế giới. Trên thế giới có rất nhiều các quốc gia, các tổ chức, các cơ quan đã đưa CNTT để xây dựng và quản lý dữ liệu đất nói riêng và đất đai nói chung. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thì ngành địa chính hiện nay cũng phát triển không ngừng. Tiêu biểu là hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information System) và hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System). Việc quản lý đất đai ở nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt đến mức độ tương đối hoàn thiện như Thụy Điển, Úc, Trung Quốc. Các nước phát triển như Mỹ, Anh, Canada,… từ năm 1996 đến nay đã tiến hành nghiên cứu khả thi về hệ thống CSDL không gian thống nhất toàn cầu, với khả năng thu nhận, lưu trữ, truy cập, xử lý phân tích và cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, hầu hết các nước châu Á đang tham gia chương trình “Cơ sở hạ tầng về thông tin địa lý khu vực châu Á - Thái Bình Dương do Liên Hiệp Quốc chủ trì”. Bộ TNMT được Chính phủ cho phép là cơ quan đại diện cho Việt Nam tham gia các chương trình hoạt động quốc tế này. Điều này cho thấy việc áp dụng công nghệ GIS để xây dựng Hệ thống thông tin đất đai (LIS - Land Information System) là nhu cầu rất lớn và được nhiều nước quan tâm[2]. 12 2.4.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở Việt Nam. Tại Việt Nam những năm gần đây, công tác quản lý đất đai trở lên hiệu quả hơn nhờ việc ứng dụng tin học để quản lý thông tin về đất đai, nhiều phần mềm đang được ứng dụng tại các cơ quan. Ứng dụng công nghệ thông tin là một trong các định hướng quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn hiện nay. Việc ứng dụng công nghệ thông tin là bắt buộc để đáp ứng các mục tiêu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường theo hướng phát triển bền vững và thực hiện chủ trương kinh tế hóa ngành. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai đã đạt được một số thành tựu nhất định, tuy nhiên còn nhiều bất cập cần phải có một chiến lược dài hạn với các mục tiêu và phương pháp cụ thể để có thể có được một cơ sở dữ liệu đất đai theo quy mô hiện đại, thông suốt từ trung ương đến địa phương và là một trong những công cụ quản lý chính của ngành[2]. Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành tài nguyên và môi trường nói chung và ngành quản lý đất đai nói riêng trước năm 2004 chưa có các cơ sở pháp lý. Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin cho lĩnh vực quản lý đất đai trước năm 1994 cũng đã có một số với các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, vốn ODA không hoàn lại và một số các tỉnh, thành phố với ngân sách địa phương[2]. Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 179/2004/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Trong đó việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường nói chung và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nói riêng là một trong các nhiệm vụ cơ bản nhất.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng