Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn luận văn ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng...

Tài liệu Luận văn luận văn ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống dưa chuột vic19 vụ thu đông năm 2019 tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ, tp. hà nội

.PDF
53
1
95

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN *** ----------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT VIC19 VỤ THU ĐÔNG NĂM 2019 TẠI THỊ TRẤN XUÂN MAI, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, TP. HÀ NỘI NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ NGÀNH : 7620110 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Bùi Thị Cúc Sinh viên thực hiện : Dương Thị Linh Chi Mã sinh viên : 1653130348 Lớp : K61 – Khoa học cây trồng Khóa học : 2016 - 2020 Hà Nội, 2020 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Lãnh đạo Viện Quản lý đất đai và PTNT, Thầy cô Bộ môn Khuyến nông và Khoa học cây trồng, đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong thời gian học tại Trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Bùi Thị Cúc đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Với điều kiện thời gian nghiên cứu và khả năng của bản thân còn những hạn chế nhất định nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Thầy cô và các bạn để bản khóa luận được hoàn thành và có ý nghĩa thực tiễn hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, Ngày 09 tháng 5 năm 2020 Sinh viên Dương Thị Linh Chi i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i MỤC LỤC ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. viii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ix DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... x ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu ........................................................ 3 1.1.1. Nguồn gốc ................................................................................................... 3 1.1.2.Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột ................................................. 4 1.1.3. Yêu cầu sinh thái ........................................................................................ 5 1.1.4. Cơ sở khoa học để xác định mật độ........................................................... 6 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 7 1.2.1. Những nghiên cứu về chế độ canh tác dưa chuột trên thế giới .............. 7 1.2.2. Những nghiên cứu về chế độ canh tác dưa chuột ở Việt Nam .............. 10 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 12 2.1.1. Mục tiêu chung ......................................................................................... 12 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 12 2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 12 2.3. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................... 12 2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 12 2.5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 12 2.5.1. Kế thừa tài liệu thứ cấp ............................................................................ 12 2.5.2. Bố trí thí nghiệm đồng ruộng .................................................................. 12 2.5.3. Quy trình thực hiện thí nghiệm ............................................................... 13 2.5.4. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................. 15 2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 16 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 17 ii 3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột VIC19 ............................................................................................... 18 3.2.Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm sinh trưởng của cây dưa chuột VIC19 ....................................................................................................... 20 3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao của cây dưa chuột VIC19 ......... 20 3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ ra lá của cây dưa chuột VIC19. ..... 22 3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ phân nhánh của cây dưa chuột VIC19.23 3.2.4. Kết quả nghiên cứu sâu bệnh hại cây dưa chuột VIC19 ....................... 24 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây dưa chuột VIC19.................................................................................. 25 3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến yếu tố cấu thành năng suất của cây dưa chuột .................................................................................................................... 25 3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của cây dưa chuột VIC19 ......... 27 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 31 PHỤ LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Viết đầy đủ 1 BNN&PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 3 MĐ1 Mật độ 1 4 MĐ2 Mật độ 2 5 MĐ3 Mật độ 3 6 CTĐC Công thức đối chứng 7 OTN Ô thí nghiệm 8 NSLT Năng suất lý thuyết 9 NSTT Năng suất thực thu 10 NSCT Năng suất cá thể iv DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu của khu vực nghiên cứu. ...................................... 17 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của cây dưa chuột VIC19 trong vụ đông năm 2019 ............................................ 19 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây của cây dưa chuột VIC1920 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ ra lá của cây dưa chuột VIC19 .... 22 Bảng 3.5 Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ phân nhánh của cây dưa chuột VIC19 ...................................................................................................... 23 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ đến sự ra hoa và đậu quả của dưa chuột ... 25 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây dưa chuột VIC19 ..................................................................................... 26 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của cây dưa chuột VIC19 ...... 28 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ đến hiệu quả kinh tế của cây dưa chuột VIC19 . 29 v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao của cây dưa chuột VIC19 .................21 Hình 3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ ra lá của cây dưa chuột VIC19 ...............22 Hình 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của cây dưa chuột VIC19 .................28 vi ĐẶT VẤN ĐỀ Dưa chuột có tên khoa học Cucumis sativus L. thuộc họ bầu bí được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước. Ở Việt Nam dưa chuột không chỉ để giải quyết vấn đề thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày mà còn mang tính thương mại. Dưa chuột có chứa lượng dinh dưỡng và năng lượng thấp nhưng có hàm lượng vitamin và chất khoáng cao nên được người tiêu dùng trên thế giới cũng như ở Việt Nam rất ưa chuộng. Ngày này dưa chuột được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn dưới dạng quả tươi, sào, trộn salat, cắt lát, muối chua, đóng hộp. Dưa chuột có vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày của con người như: cung cấp nước cho cơ thể, giải độc, giảm cholesterol máu, chống táo bón, tốt cho thận, giúp điều hòa huyết áp , tốt cho da và đặc biết rất tốt cho những ai muốn giảm cân với chế độ ăn kiêng. Trong những năm gần đây dưa chuột được trồng phổ biến ở nước ta nhưng năng suất và chất lượng còn thấp một phần do người dân sử dụng giống địa phương độ đồng đều không cao, mẫu mã kém do chế độ canh tác chưa hợp lý như giống dưa chuột Tam Dương, Phú Thịnh, Yên Mỹ, Nam Hà… với năng suất thấp (15-25 tấn/ha) quả nhỏ lại chóng ngả màu vàng, dễ nhiễm sâu bệnh hại. Đồng thời các giống này lại được người dân tự sản xuất và để giống trong một thời gian dài nên rất dễ bị thoái hoá. Một vài năm gần đây, việc chuyển sang trồng giống dưa chuột ưu thế lai F1 đã khắc phục được những nhược điểm của các giống địa phương nhưng giá thành giống rất đắt và không thích ứng rộng với các thời vụ trồng và các vùng sinh thái khác nhau. Việc nghiên cứu để chọn tạo bộ giống dưa chuột có năng suất cao chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn cho chế biến là yêu cầu cấp thiết của sản xuất. Do đó cần đưa những giống dưa chuột lai thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng suất cao phù hợp với điều kiện môi trường và có khả năng chống chịu được một số loại sâu bệnh và xây dựng quy trình thâm canh phù hợp để đạt năng suất và chất lương tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Giống dưa chuột VIC19 là giống dưa chuột lai F1 được tạo từ tổ hợp lai G9 x RC1 có thể cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện canh tác của nhiều địa phương. 1 Việc xác định khoảng cách trồng thích hợp là những biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng, ra hoa, đậu quả, sâu bệnh hại và năng suất của dưa chuột. Khi nghiên cứu về mật độ trồng dưa chuột, Schvambach (2002) đã đưa ra kết luận rằng trồng dày làm giảm hàm lượng chất khô tích lũy trong quả dưa chuột. Kết quả nghiên cứu của Schleicher (2003) và Abubaker (2010) còn cho thấy khi trồng dưa chuột với mật độ dày làm tăng khả năng tích lũy nitrate (NO3) trong quả, ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ trước đến nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây dưa chuột và quy trình sản xuất dưa chuột. Tuy nhiên, nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố mật độ, hàm lượng Đạm đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây dưa chuột còn nhiều hạn chế. Xuân Mai nói riêng và Chương Mỹ nói chung vụ Thu Đông diện tích rau màu sản xuất với hơn 1.300ha (năm 2018) trong đó diện tích trồng dưa chuột được trồng nhiều. Do vậy việc chọn tạo giống đưa những giống tốt vào để canh tác cho năng suất cao, khả năng chống chịu tốt với điều kiện sinh thái của từng vùng là cấp thiết và chọn ra thời vụ tốt nhất để trồng dưa chuột vụ Thu Đông đạt năng suất cao. Xuất phát từ nhu cầu thực tế cần có thời vụ hợp lý để trồng dưa chuột có hiệu quả tốt nhất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống dưa chuột VIC19 vụ Thu Đông năm 2019 tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội”. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu 1.1.1. Nguồn gốc Cây dưa chuột được biết đến trong kinh thánh Ấn Độ cách đây 3.000 năm, rồi được đưa đến Italia, Hy Lạp và sau đó chúng được đưa đến Trung Quốc. Ở Trung Quốc dưa chuột đã được trồng rất sớm có thể 100 năm hoặc hơn trước công nguyên (Tạ Thu Cúc, 2007). Từ kết quả qua các cuộc thám hiểm cùng với sự nghiên cứu của mình, nhà thực vật Vavilop (1926), Tatlioglu (1993) cho rằng Trung Quốc là trung tâm khởi nguyên thứ hai của cây dưa chuột. Nhiều tài liệu cổ của Trung Quốc cho rằng dưa chuột được trồng từ khoảng 100 năm trước công nguyên. Từ thế kỷ 16, người Tây Ba Nha đã phát hiện ra cây dưa chuột ở các thuộc địa bị họ thống trị (Tạ Thu Cúc, 2007) (De Candolle, 1984), (Robinson, Decker, 1999). Dưa chuột là loại rau truyền thống. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng dưa chuột có nguồn gốc ở Việt Nam. Hiện nay, có nhiều giống dưa chuột trồng và dưa chuột hoang dại còn tồn tại ở nước ta, nhiều giống dưa chuột bản địa được gây trồng và giữ giống qua rất nhiều năm. Các giống dưa này mang nhiều đặc tính quý như quả to, có khả năng chống chịu tốt, cùi dày, thơm, ngon… Tuy nhiên, dù là các giống dưa đặc sản, có giá trị kinh tế cao nhưng do người dân tự để giống, biện pháp canh tác thô sơ, trồng xen với ngô, lúa… nên năng suất rất thấp, chất lượng quả không đồng đều. Trong những năm qua, kết quả về sự phân loại, chọn lọc những giống dưa lai tạo giống dưa chuột lai F1 có lượng hoa cái nhiều, cho năng suất cao, khả năng chống bệnh tốt và chất lượng mẫu mã quả đẹp. Cây dưa chuột hiện nay được trồng ở nhiều nước trên thế giới các nhà khoa học đã tạo ra nhiều giống dưa cho năng suất cao, chất lượng tốt từng bước thay thế các giống địa phương năng suất và chất lượng thấp để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho nông dân. Giống dưa chuột VIC19 là một trong những giống dưa chuột lai F1 có giá trị kinh tế cao, rất nhiều ưu điểm 3 trong việc tăng năng suất, đem lại lợi nhuận cao, thời gian cho thu hoạch dài, được tạo từ tổ hợp lai G9 x RC1 có ưu thế lai về sinh trưởng, dạng quả, chất lượng tốt và năng suất đạt 45-65 tấn/ha. 1.1.2.Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột + Hệ rễ : Dưa chuột có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm ướt nên hệ rễ cây dưa chuột nhìn chung yếu hơn rễ của các cây bí ngô, dưa hấu và dưa thơm. Hệ rễ ưa ẩm, không chịu khô hạn, cũng không chịu ngập úng. Hệ rễ dưa chuột có thể ăn sâu dưới tầng đất 1m, rễ nhánh và rễ phụ có thể vươn rộng tới 60- 90 cm, tùy thuộc vào giống, đất đai, độ ẩm…(chủ yếu là các giống dưa chuột bán hoang dại). Các giống dưa chuột trồng hiện nay bộ rễ phát triển yếu hơn, ăn nông hơn thường phát triển ở phạm vi 15-20 cm. Sau mọc 5-6 ngày rễ phụ phát triển, thời kỳ cây con rễ sinh trưởng yếu. Mức độ phát triển của bộ rễ ban đầu là tiên đề cho năng suất sau này (Tạ Thu Cúc, 2007). + Thân: Thuộc dạng thân leo, trên thân chính hình thành nhánh cấp 1 và cấp 2. Độ dài thân chính khoảng 2-3 m, trên thân có cạnh và có lông cứng và ngắn, thân mảnh, nhỏ, chiều cao thân phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. + Lá: Lá dưa chuột gồm 2 lá mầm và lá thật, 2 lá mầm mọc đối xứng qua trục thân. Lá thật mọc xen kẽ, đơn lẻ, hình tim có 5 cánh, chia thùy nhọn hoặc có dạng chân vịt, có dạng lá tròn, trên lá có lông cứng, ngắn. Màu sắc lá thay đổi theo giống xanh vàng hoặc xanh thẫm. Sự phát triển của lá về số lá, diện tích lá thật của dưa chuột ở thời kỳ cây con rất chậm, sau đó tăng dần và đạt tối đa vào thời kỳ thu quả và giảm đi ở giai đoạn già cỗi (Lê Thị Khánh, 2009). + Tua cuốn: Tua cuốn của dưa chuột mọc đơn lẻ tại các nách lá, chúng không phân nhánh, đặc điểm của tua cuốn là cuộn lại để giúp cho cây leo lên giàn và giữ cây không bị đổ. + Hoa: Hoa dưa chuột cây dưa chuột có hoa thuộc dạng đơn tính cùng gốc tức là trên cây có hoa đực và hoa cái riêng biệt (monoecious) trong quá trình tiến hóa lâu dài và do tác động của con người trong công tác giống, dưa chuột xuất 4 hiện nhiều dạng hoa mới. - Cây hoàn toàn hoa cái (gynoecious) - Cây có hoa lưỡng tính (hermaphroditus) - Cây có hoa lưỡng tính và đơn tính cùng gốc (gynoandromonoecious) Trong các dạng hoa nói trên, cây hoàn toàn hoa cái và hoa lưỡng tính có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn tạo và sản xuất hạt lai F1. Hoa dưa chuột có 4-5 đài, 4-5 cánh hợp, màu vàng. Hoa đực mọc đơn lẻ hoặc từng trùm nhỏ hơn hoa cái, có 4-5 nhị đực hợp nhau. Hoa cái bình thường có 3-4 noãn, núm nhụy phân nhánh hoặc hợp. + Quả: quả dưa chuột thuộc loại quả mọng, thuôn dài, cuống dài từ 13cm. Hình dạng, màu sắc và kích thước quả tùy thuộc vào giống. Quả non được bao phủ bởi 1 lớp lông dày. Quả có 3 múi, hạt đính vào giá noãn. + Hạt: hạt dưa chuột hình ô van, dẹt, nhẵn và có màu vàng nhạt hoặc màu trắng. 1.1.3. Yêu cầu sinh thái + Nhiệt độ: Dưa chuột rất mẫm cảm với sương giá đặc biệt là nhiệt độ thấp dưới 100C. Vì vậy dưa chuột cần khí hậu ấm áp để sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho hạt dưa chuột nảy mầm từ 15,5 – 350C. Nhiệt độ thích thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển là 25- 300C. Ở 50C dưa chuột có nguy cơ bị chết rét còn ở 400C cây ngừng sinh trưởng, hoa cái không xuất hiện. Hầu hết các giống dưa chuột đều thông qua giai đoạn xuân hóa ở nhiệt độ 20 – 220C (Nguyễn Thúy Hà và cs, 2010). Khi nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển, ra hoa mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như quá trình thụ tinh thụ phấn. Theo Yoshihari Ono hoa bắt đầu nở ở nhiệt độ 150C (sáng sớm) và bao phấn mở ở nhiệt độ 170C. Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt phấn 17-240C, nhiệt độ quá cao, hay quá thấp so với ngưỡng nhiệt độ này đều làm giảm sức sống hạt phấn, đó cũng chính là nguyên nhân gây giảm năng của giống. + Ánh sáng: Dưa chuột thuộc nhóm cây ngày ngắn. Cây sinh trưởng và phát dục thích hợp ở độ dài chiếu sáng 10 -12 giờ/ngày. Rút ngắn số giờ chiếu sáng sẽ thúc đẩy quá trình ra hoa, làm tăng số lượng hoa cái trên cây và tăng 5 năng suất. Cường độ ánh sáng thích hợp cho cây dưa chuột là 15.000 – 17.000 lux (Nguyễn Văn Hiển, 2000). + Độ ẩm: Do bộ rễ kém phát triển nên dưa chuột kém chịu hạn và chịu úng. Độ ẩm đất thích hợp cho cây dưa chuột là: 85-90%, độ ẩm không khí: 9095%. Trong giai đoạn ra quả yêu cầu lượng nước là cao nhất (Tạ Thu Cúc và cs). + Đất và dinh dưỡng: Dưa chuột có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới ẩm nên thích nghi với các điều kiện dinh dưỡng cao có sẵn trong đất. Phân tích nồng độ các nguyên tố trong dung dịch dưa chuột cho thấy N: 2.000 – 3.500ng/kg dịch; P: 160 – 225mg/kg; K: 4.500 – 6.000 mg/kg; Mg: 3.000 – 4.000 mg/kg; Cl: 2.000kg. Dinh dưỡng khoáng không đủ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Ở thời kỳ đầu sinh trưởng cây cần đạm và lân, cuối thời kỳ sinh trưởng cây không cần nhiều đạm, nếu giảm đạm sẽ làm tăng thu hoạch một cách rõ rệt. Trong đó 3 yếu tố NPK, dưa chuột sử dụng cao nhất là kali, tiếp đến là đạm và ít nhất là lân, khi bón N:60, P205:60, K20:60 thì dưa chuột sử dụng 92% đạm, 33% lân và 100% kali (Nguyễn Văn Hiển, 2000). - Kali và lân có vai trò quan trọng trong việc tạo quả có chất lượng, còn đạm làm màu quả đẹp. Ở thời kì đầu của sự sinh trưởng cây dưa chuột cần nhiều đạm và lân, ở giai đoạn cuối cây không cần nhiều đạm, nếu giảm cung cấp đạm sẽ làm tăng thu hoạch một cách đáng kể. Sự thiếu hụt một vài yếu tố dinh dưỡng ở dưa chuột đã được nghiên cứu và rút ra kết luận như sau: - Thiếu đạm cây bắt đầu có màu xanh nhạt, sinh trưởng chậm, lá già có màu trắng bợt bắt đầu từ mép lá hướng vào trong. - Thiếu kali: cây sinh trưởng chậm, lá xanh nhạt bề mặt lá xuất hiện những đám màu xanh, trắng xen kẽ nhau, mép lá xoăn lại, lá non mất diệp lục. - Thiếu lân: Cây sinh trưởng chậm, lá chuyển từ màu xanh đậm sang màu ghi làm lá khô và chết. 1.1.4. Cơ sở khoa học để xác định mật độ Việc xác định mật độ khoảng cách hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất về đất đai, dinh dưỡng, ánh sáng để đạt năng suất cao nhất. Khi xác định mật độ 6 cần dựa vào các cơ sở sau (Tạ Thu Cúc, 2007) + Giống: Nếu giống tốt có thời gian sinh trưởng dài, phân nhánh nhiều, lá tốt thì trồng thưa. Ngược lại giống có thời gian sinh trưởng ngắn, phân cành ít thì trồng dày. + Thời vụ trồng: Vụ nào có điều kiện khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng) thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây dưa chuột thì trồng thưa hơn. + Đất đai: Đất giàu dinh dưỡng trồng thưa hơn đất nghèo dinh dưỡng. Đất chủ động độ ẩm trồng thưa hơn đất khô hạn, đất thịt nhẹ phù sa ven sông thường trồng thưa hơn đất bạc màu, đất nghèo dinh dưỡng và chua. + Khả năng thâm canh: trong điều kiện có đủ phân bón, chủ động tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh tốt đầu tư cao thì trồng thưa và tăng vụ, nếu đầu tư thấp thì trồng dày. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Những nghiên cứu về chế độ canh tác dưa chuột trên thế giới Dưa chuột là cây trồng quan trọng xếp vào hàng thứ 6 trên thế giới vì vậy công tác nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột đã sớm được nhiều khoa học trên thế giới quan tâm. Chọn giống dưa chuột là sự tạo ra tiến hóa có định hướng làm thay đổi các vật liệu có sẵn trong tự nhiên theo ý muốn của con người, hình thành nên kiểu di truyền mới đạt năng suất và chất lượng cao. Theo Catherine E. Bach and Allan J. Hruska, sinh trưởng, phát triển dưa chuột được đánh giá qua thí nghiệm mật độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh trưởng, phát triển của dưa chuột bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mật độ, nó ảnh hưởng đến diện tích lá, chiều dài thân chính, số hoa và năng suất của dưa chuột. Ở mật độ quá cao làm giảm năng suất của dưa chuột, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Donald (1963) cho rằng sinh trưởng của cây dưa chuột giảm nhiều mật độ cao và Shimozaki và Kira (1956) cho thấy mối quan hệ giữa khối lượng cây và mật độ trồng. Ở Liên Xô cây dưa chuột được xếp là cây rau đứng thứ 3 sau cải bắp và cà chua. Trong các nhà ấm trồng rau, diện tích dưa chuột lên tới 80-90%. Ngay từ đầu thành lập Viện cây trồng liên bang Nga xúc tiến kế hoạch nghiên cứu và thu 7 nhập các nguồn gen dưa chuột trên khắp thế giới. Viện sỹ Vavilov và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và lai tạo ra những loại hình dưa chuột có ưu điểm tốt để phổ biến trong sản xuất. Nhà chọn tạo nổi tiếng Teachenko (1967) đã sử dụng tập đoàn dưa chuột của Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc trong công tác chọn tạo giống. Tạp chí Journal of Applied Horticulture (2005) các tác giả Pant; Bhatt; Bhoj; Kumar. Nghiên cứu mật độ trồng phù hợp cho sản xuất dưa chuột thủy canh trong điều kiện nhà kính. Thí nghiệm nghiên cứu xác định mật độ cây phù hợp bao gồm các công thức: 2, 4, 6, 8, 10 cây/m2 với giống dưa chuột Green Long trong hệ thống thủy canh tuần hoàn. Tăng mật độ từ 2-6 cây/m2 làm tăng đáng kể năng suất, nhưng nếu tăng tiếp mật độ lên trên 6 cây/m2 sẽ làm giảm số lượng quả/cây và năng suất. Chỉ số diện tích lá và hiệu suất quang hợp cũng khác nhau rất rõ rệt. Hiệu suất quang hợp và thoát hơi nước tối đa khi mật độ cây duy trì ở mức 6 cây/m2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng dưa chuột cũng được các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới quan tâm, nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Xiaohui Yang, Yuxiang Huang, Shuquinli và Sheng Huang. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón cho dưa chuột sản xuất trong nhà kính và phân tích hiệu quả các loại phân bón cho dưa chuột ở các giai đoạn. Kết quả cho thấy bón cân đối NPK cho năng suất thu được cao nhất. Theo Nguyễn Xuân Đính (2003), một số khuyến cáo sử dụng phân bón ở một số nước: Tại Senegal khuyến cáo là trên đất nhẹ ở vùng bán khô hạn bón 20 tấn/ha phân hữu cơ, 130 kg N, 95 kg P2O5 và 200 kg K2O/ha. Trước khi gieo rải toàn bộ lượng phân hữu cơ và lân và 1/3 N và K. Số phân còn lại chia đều làm 2 lần bón vào lúc 30 và 50 ngày sau trồng. Tại Brazil thì lượng phân khuyến cáo chung cho 1ha là: 100 kg N, 200 kg P2O5, và 200 kg K2O. Bón lót 50 kg N, 200 kg P2O5 và 150 kg K2O vùi vào đất trước khi gieo. Lượng phân còn lại chia đều làm hai lần bón vào lúc 15 và 30 ngày sau gieo. Năng suất sẽ đạt được cao hơn bằng cách bón vùi 20 tấn/ha phân hữu cơ vào lúc 2 tuần trước gieo. 8 Ruiying Guo (2007), sau hai năm tiến hành thí nghiệm trong nhà lưới để xác định ảnh hưởng của mùa vụ đến năng suất và khả năng hấp thụ N của dưa chuột, kết quả cho thấy: mùa vụ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hấp thụ phân bón. Vụ đông xuân, cây dưa chuột hấp thụ N nhiều hơn và cho năng suất cao hơn so với vụ thu đông vì nhiệt độ không khí vụ đông xuân thấp hơn vụ thu đông trong suốt thời kỳ chín của quả. Sự hấp thu N và mất N khi giảm cường độ ánh sáng từ 40-78% và 33-48% không làn giảm năng suất ở cả bốn thời vụ nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu không đưa ra đề nghị về lượng đạm khác nhau cần bón cho cây dưa chuột ở các thời vụ khác nhau mà chỉ đề cập đến nhu cầu về N ở các vụ trồng khác nhau. Theo George Hochuth và Ed Hanlon, tại Florida, có rất nhiều nghiên cứu về nhu cầu N với sự sinh trưởng, phát triển của dưa chuột. Hầu hết các nghiên cứu đều đề nghị mức N phù hợp nhất đối với dưa chuột là 150 kg N/ha. Dưa chuột trồng 2 hàng/luống và cây cách cây 40 cm. Không có nghiên cứu nào đánh giá sự rửa trôi N và chất dinh dưỡng qua tưới nước. Phần lớn kiết quả nghiên cứu cho thấy năng suất dưa chuột tăng lên tối đa khi hàm lượng N 150-175 kg N, nhưng năng suất giảm đi rất nhiều khi tăng N lên 200 kg N/ha. Tháng 12/1997, một nghiên cứu ảnh hưởng của N lên giống dưa chuột Poung tại trường đại học Kasetsart, Kamphaengsaen, Nakhon Pathom, Thái Lan. Thí nghiệm gồm có 6 nghiệm thức kết hợp các mức độ N (0, 130, 100, 150) kg/ha và K (0, 23, 150, 100) kg/ha. Kết quả cho thấy với mức N 100 kg/ha và K 100 kg/ha thì năng suất dưa chuột cao nhất là 18.46 tấn/ha. Tuy nhiên, nồng độ N và K không ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ tiêu nông học khác như số hoa, đường kính hoa, ngày nở hoa. Các nhà nghiên cứu ở Sở Nông nghiệp Pakistan (Kashif Waseem, 2006) đã tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của các nồng độ N khác nhau lên sự tăng trưởng và năng suất dưa leo (Cucumis sativus L.) Thí nghiệm gồm có 6 mức N là 0, 20, 40, 60, 80 và 100 kg/ha. Kết quả cho thấy ở mức là 100 kg/ha thì sự tăng trưởng đáng kể về chiều dài quả (19,43 cm), khối lượng quả đạt cao nhất 9 (152,2 g). Tuy nhiên, ở mức 80 kg/ha thì cây rút ngắn thời gian ra hoa (38,56 ngày), số quả cao nhất (15.22) và năng suất quả đạt 13.9 tấn/ha. 1.2.2. Những nghiên cứu về chế độ canh tác dưa chuột ở Việt Nam Dưa chuột là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, là cây rau truyền thống nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thông dụng của nhiều nước. Công tác nghiên cứu về cây dưa chuột đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, đặc biệt là công tác chọn tạo giống đã thu hút được sự tham gia của một số lượng khá lớn các nhà khoa học. Ở Việt Nam, mật độ trồng dưa chuột có khác nhau ở các vùng miền và theo từng giống dưa chuột cụ thể. Theo quy trình kỹ thuật trồng dưa chuột của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mật độ trồng dưa chuột ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ là 60 x 30 cm (tương đương 33.000 cây/ha). Đối với giống dưa chuột lai PC4 của Viện Cây lương thực - cây thực phẩm, các tác giả của giống đã đưa ra quy trình kỹ thuật trồng với mật độ là 75 x 40 cm (tương đương 32.000 cây/ha). Viện Nghiên cứu Rau quả đã chọn tạo được giống dưa chuột lai CV5 và nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất, chất lượng giống dưa chuột này. Các tác giả đã nghiên cứu ở 4 mật độ khác nhau là: 70 x 20 cm; 70 x 30 cm; 70 x 40 cm; 70 x 50 cm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: ở khoảng cách trồng 70 x 50 cm giống dưa chuột lai cho năng suất cao nhất đạt 46,23 tấn/ha. Trong những năm gần đây, Viện Nghiên cứu rau quả đã chọn tạo được nhiều giống dưa chuột lai mới phục vụ ăn tươi và chế biến. Trong đó phải kể đến giống dưa chuột CV11, giống có thời gian sinh trưởng 70-80 ngày, sức sinh trưởng tốt, năng suất đạt 44,7 tấn/ha, chịu bệnh phấn trắng và bệnh sương mai tốt. Viện Nghiên cứu Rau quả cũng đã tiến hành thí nghiệm xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cho giống dưa này. Sau khi nghiên cứu mật độ trồng và liều lượng phân bón, nhóm tác giả đã kết luận: khoảng cách trồng 70 x 30 cm; 70 x 35 cm thích hợp cho sản xuất giống dưa chuột CV11 trong điều kiện vụ đông và 70 x 40 cm trong điều kiện vụ xuân. Với lượng phân bón 120 N và 120 K2O là thích hợp 10 cho sản xuất giống dưa chuột CV11. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất, chất lượng dưa chuột, Việt Nam đã có rất nhiều công trình Đối với cây dưa chuột bản địa, theo Phạm Quang Thắng và Trần Thị Minh Hằng (2012): mật độ trồng giống dưa này tại vùng Tây Bắc là: 40 x 70cm (tương ứng với mật độ 3,6 vạn cây/ha) và tác giả cũng kết luận bón phân NPK với tỷ lệ 15:10:15 cho dưa chuột bản địa vùng Tây Bắc trên đất bằng với lượng 800kg/ha (ứng với 120N:80P2O5:120K2O) thích hợp nhất cho cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cá thể và năng suất thực thu cao nhất (90,12 tấn/ha). Trường Đại học Đà Lạt đã nghiên cứu trồng dưa chuột trên giá thể trong nhà có mái che. Lượng phân bón thích hợp nhất trong sản xuất dưa chuột trên giá thể là 132kg N – 121kg P2O5 – 198 K2O cho một ha. Thí nghiệm được tiến hành từ 26/02/2009 đến 26/04/2009 trên giống Amata 765, có nguồn gốc từ Thái Lan. Diện tích ô thí nghiệm 2,1m2 trồng 15 cây. Sử dụng phân NPK (12 – 11 – 18) do hãng Yara Mila TM của Nauy sản xuất để bón cho cây thí nghiệm ở các mức sau (tính cho 1.000m2): CT1: 70kg NPK/ha tương đương ( 84kg N – 77kg P2O5 – 126kg K2O/ha) CT2: 90kg NPK/ha tương đương ( 108kg N – 99kg P2O5 – 162kg K2O/ha) CT3: 110kg NPK/ha tương đương (132kg N – 121kg P2O5 – 198kg K2O/ha) CT4: 130kg NPK/ha tương đương ( 156kg N – 143kg P2O5 – 234kg K2O/ha) CT5: 150kg NPK/ha tương đương ( 180kg N – 165kg P2O5 – 270kg K2O/ha) Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng phân bón thích hợp nhất trong sản xuất dưa leo trên giá thể là 132kg N – 121kg P2O5 – 198kg K2O/ha. 11 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống dưa chuột VIC19 làm cơ sở đề xuất mật độ phù hợp với giống dưa chuột VIC19 tại địa điểm nghiên cứu. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống dưa chuột VIC19 tại địa điểm nghiên cứu. - Lựa chọn được mật độ trồng phù hợp tại địa điểm nghiên cứu. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Tại vườn ươm Trường Đại học Lâm nghiệp - Thời gian: thực hiện nghiên cứu vụ Thu Đông 2019 - Thí nghiệm được thực hiện trong nhà lưới có mái che 2.3. Vật liệu nghiên cứu - Giống cây trồng: giống dưa chuột VIC19 - Phân bón: đạm ure, lân supe, kali clorua, phân gà ủ hoai, vôi bột, phân vi sinh. - Vật tư khác: que cắm giàn, dây dẫn nước, cuốc, thước đo… 2.4. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống dưa chuột tại địa điểm nghiên cứu. - Đề xuất mật độ trồng phù hợp cho giống dưa chuột tại địa điểm nghiên cứu. 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Kế thừa tài liệu thứ cấp - Thu thập số liệu và phân tích tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, khí hậu của khu vực nghiên cứu. - Các tài liệu, tạp chí, báo cáo liên quan vấn đề nghiên cứu . 2.5.2. Bố trí thí nghiệm đồng ruộng - Công thức thí nghiệm 12 + CT1: 3,5 vạn cây/ha (CTĐC) khoảng cách 70 x 40 cm + CT2: 4,0 vạn cây/ha khoảng cách 70 x 35 cm + CT3: 4,5 vạn cây/ha khoảng cách 70 x 30 cm Diện tích ô thí nghiệm : 5m2 / 1 OTN, kích thước OTN: 5m x 1m. - Khoảng cách giữa các ô thí nghiệm là 0,3m. - Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ Dải bảo vệ Lần lặp 1 CT1 CT2 CT3 Lần lặp 2 CT2 CT3 CT1 Lần lặp 3 CT3 CT1 CT2 Dải bảo vệ Dải bảo vệ 2.5.3. Quy trình thực hiện thí nghiệm  Giá thể gieo hạt: 40% đất phù sa + 45% xơ dừa, trấu hun + 15% mùn mục + 5gam đạm Ure +15gam Supe lân/100kg hỗn hợp giá thể. Giá thể này được xử lý nấm bệnh và côn trùng trước khi sử dụng 10 ngày bằng thuốc Validacin 5SL.  Xử lý hạt giống: Hạt giống được ngâm trong nước sạch và ấm 35- 400C khoảng 4-5 giờ, ủ nứt nanh thì đem gieo trong túi bầu, 1 hạt/bầu, gieo xong phủ kín hạt, tưới nước đủ ẩm cho hạt nảy mầm.  Làm đất - Vườn ươm: cây con được để ở trong nhà có mái che - Dọn sạch tàn dư thực vật - Rắc vôi khử trùng đất, xử lý đất trước khi trồng bằng RidomilGold. - Lên luống cao 25-30cm, mặt luống rộng 1m, khoảng cách giữa các ô thí nghiệm là 30cm để tiện đi lại và chăm sóc. - Khi cây con cao 7-8cm, có 1-2 lá thật, thân cứng, mập, lá xanh đậm, không bị sâu bệnh hại thì đem trồng. - Bón lót: phân gà ủ hoai mục, kail, super lân, phân vi sinh.  Cách bón phân 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng