Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tổ chức du lịch sự kiện của các doanh nghiệp du lịch tại hưng yên lu...

Tài liệu Nghiên cứu tổ chức du lịch sự kiện của các doanh nghiệp du lịch tại hưng yên luận văn ths. du lịch học

.PDF
120
627
94

Mô tả:

§¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n BïI THÞ MINH H»NG NGHI£N CøU Tæ CHøC DU LÞCH Sù KIÖN CñA C¸C DOANH NGHIÖP DU LÞCH T¹I H¦NG Y£N Chuyên ngành: Du lịch học (Chƣơng trình đào tạo thí điểm) luËn v¨n th¹c sÜ du lÞch NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ĐỨC THANH Hµ Néi, 2013 LỜI CẢM ƠN Cùng với sự phát triển rộng rãi của ngành du lịch nói chung, các loại hình du lịch ngày một phong phú hấp dẫn, đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của du khách. Một trong các loại hình du lịch có thể kể đến là du lịch sự kiện. Du lịch sự kiện là một ngành dịch vụ đang đƣợc quan tâm phát triển ở nƣớc ta trong những năm gần đây và hiện còn nhiều vấn đề cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu, tổng kết. Cho đến nay, ở Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu một cách hệ thống về du lịch sự kiện. Đƣợc sự động viên khích lệ của Thầy Trần Đức Thanh em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài này. Em xin đặc biệt cảm ơn PGS. TS. Trần Đức Thanh đã đóng góp những ý kiến quí báu trong suốt quá trình em viết bài và tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn. Em xin cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Du lịch- Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em và các Công ty du lịch Hƣng Yên đã cung cấp cho em số liệu để em hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã rất cố gắng nhƣng vì điều kiện và trình độ, khả năng hạn chế, kinh nghiệm chƣa nhiều nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý, phê bình của các Thầy, Cô giáo và các bạn. Hưng Yên, ngày 31 tháng 10 năm 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 5 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 6 3. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 11 6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 12 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC DU LỊCH SỰ KIỆN .... 13 1.1. Một số khái niệm ................................................................................. 13 1.1.1. Doanh nghiệp du lịch ..................................................................... 13 1.1.2. Sự kiện ............................................................................................ 14 1.1.3. Du lịch sự kiện................................................................................ 14 1.1.4. Tổ chức sự kiện............................................................................... 16 1.2. Phân loại sự kiện ................................................................................ 17 1.2.1. Phân loại theo quy mô.................................................................... 18 1.2.2. Phân loại theo hình thức và nội dung ............................................ 19 1.3. Vai trò của sự kiện đối với du lịch .................................................... 20 1.3.1. Tạo dựng vị thế của điểm đến ........................................................ 21 1.3.2. Góp phần giãn sức ép của tính mùa vụ .......................................... 21 1.3.3. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng ............ 21 1.3.4. Kích thích phát triển hoạt động dịch vụ ......................................... 22 1.4. Quy trình tổ chức sự kiện .................................................................. 22 1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức sự kiện ......................................................... 22 1.4.2. Thực hiện tổ chức sự kiện .............................................................. 31 1.4.3. Sau sự kiện...................................................................................... 34 Tiểu kết chương 1......................................................................................... 35 1 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TẠI HƢNG YÊN ........................................................ 36 2.1. Giới thiệu về các doanh nghiệp du lịch tổ chức sự kiện tại Hƣng Yên .. 36 2.1.1. Giới thiệu chung về Hưng Yên ....................................................... 36 2.1.2. Giới thiệu các doanh nghiệp trong tỉnh Hưng Yên ........................ 38 2.1.3. Giới thiệu các doanh nghiệp ngoài tỉnh Hưng Yên ....................... 40 2.2. Phân loại sự kiện của các doanh nghiệp du lịch tại Hƣng Yên ...... 41 2.2.1. Sự kiện có tính chất thương mại..................................................... 41 2.2.2. Sự kiện hội thảo, hội họp................................................................ 42 2.2.3. Sự kiện nghệ thuật .......................................................................... 42 2.2.4. Sự kiện thể thao .............................................................................. 43 2.2.5. Lễ hội .............................................................................................. 43 2.2.6. Festival ........................................................................................... 44 2.3. Thực trạng tổ chức sự kiện của các doanh nghiệp du lịch tại Hƣng Yên.. 45 2.3.1. Hoạt động chung của các doanh nghiệp du lịch về tổ chức sự kiện tại Hưng Yên ............................................................................................. 45 2.3.2.Quy trình tổ chức sự kiện của các doanh nghiệp du lịch tỉnh ........ 49 2.4. Đánh giá về tổ chức sự kiện của các doanh nghiệp du lịch Hƣng Yên.... 65 2.4.1. Đánh giá chung .............................................................................. 65 2.4.2. Đánh giá về mặt nhân sự................................................................ 69 2.4.3. Đánh giá về mặt kỹ thuật ............................................................... 70 2.4.4. Đánh giá về công tác quản lý ......................................................... 70 Tiểu kết chương 2......................................................................................... 71 CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SỰ KIỆN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TẠI HƢNG YÊN . 72 3.1. Giải pháp cho các doanh nghiệp du lịch tổ chức sự kiện tại Hƣng Yên .. 72 3.1.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp ........................ 72 3.1.2. Nâng cao trình độ tổ chức sự kiện cho đội ngũ nhân viên............. 72 2 3.1.3. Nâng cao trình độ công tác tổ chức quản lí ................................... 73 3.1.4. Phát triển thêm một số dịch vụ tổ chức sự kiện của các doanh nghiệp ... 74 3.1.5. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tổ chức sự kiện..... 76 3.1.6. Nâng cao quy trình tổ chức sự kiện ............................................... 80 3.2. Giải pháp phát triển du lịch sự kiện tại Hƣng Yên ......................... 81 3.2.1. Giải pháp về chính sách đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng ............. 81 3.2.2. Giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp du lịch ....................... 84 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý và đào tạo nguồn nhân lực .................................................................................................... 85 3.2.4. Giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng ....... 88 3. 2. 5. Giải pháp tuyên truyền, quảng bá các tài nguyên du lịch của tỉnh........ 88 3.3. Một số kiến nghị .................................................................................. 89 3.3.1. Đối với các cơ quan trung ương .................................................... 89 3.3.2. Đối với chính quyền địa phương và doanh nghiệp ........................ 90 Tiểu kết chương 3......................................................................................... 91 KẾT LUẬN .................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 99 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Danh mục những hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho tổ chức sự kiện thƣờng có trong dự toán. ................................................................................. 24 Bảng 1.2. Xác định thời gian và các hạng mục công việc. ............................. 25 Bảng 2.1. Dự toán ngân sách về một sự kiện thƣơng mại của Công ty du lịch Á Đông tại Hƣng Yên ..................................................................................... 51 Bảng 2.2. Danh mục những hàng hóa, dịch vụ thƣờng có trong tổ chức sự kiện của doanh nghiệp du lịch Hƣng Yên ....................................................... 53 Bảng 2.3. Bảng lập kế hoạch công việc về một sự kiện Khai trƣơng của công ty du lịch Thăng Long tại Hƣng Yên .............................................................. 54 Bảng 2.5. Số khách tham dự sự kiện tại Hƣng Yên ........................................ 57 Bảng 2.6. Danh mục đồ uống thƣờng có trong sự kiện Hƣng Yên ................ 61 Bảng 2.7. Kích cỡ bàn tiệc theo số ngƣời ngồi tại Hƣng Yên ........................ 62 Bảng 2.8. Số nhân viên phục vụ theo lƣợng khách tại Hƣng Yên .................. 62 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu khách du lịch đến Hƣng Yên giai đoạn 2008-2012 ....... 38 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ mô tả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch .......................... 45 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sự kiện của doanh nghiệp du lịch ................ 47 Biểu đồ 2.2. Đánh giá về việc sử dụng hình thức truyền thông tại Hƣng Yên59 Biểu đồ 2.3. Điểm bình quân cho các doanh nghiệp du lịch đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng .................................................................................. 64 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu doanh thu dịch vụ tổ chức sự kiện của các doanh nghiệp du lịch năm 2012 ............................................................................................. 66 Biểu đồ 2.5. Đánh giá mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp du lịch Hƣng Yên.. 68 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nƣớc phát triển mà còn ở cả các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đánh giá đƣợc vai trò quan trọng của ngành du lịch, Đảng và nhà nƣớc đã có những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích đầu tƣ phát triển du lịch. Nghị quyết Đại hội Trung ƣơng Đảng lần thứ IX và X đều khẳng định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc. Cùng với sự phát triển rộng rãi của ngành du lịch nói chung, các loại hình du lịch ngày một phong phú, hấp dẫn, đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của du khách. Một trong các loại hình có thể kể đến là du lịch sự kiện.Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hoạt động tổ chức du lịch sự kiện đã không ngừng phát triển và đang là mối quan tâm của xã hội. Hiện nay và trong những năm tới hoạt động du lịch sự kiện càng mở rộng và trở thành một bộ phận văn hóa không thể thiếu đƣợc trong lĩnh vực du lịch. Do đó nhu cầu tổ chức du lịch sự kiện rất phong phú, đa dạng, kinh tế văn hóa xã hội càng phát triển nhu cầu tổ chức sự kiện càng lớn. Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức (gia đình, cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp v.v…) đều có những sự kiện trong năm với mục đích cụ thể phải đƣợc thực hiện. Đây thật sự đã trở thành thị trƣờng lớn và ngày càng phát triển ở nƣớc ta đòi hỏi phải có sự thỏa mãn. So với quảng cáo, thị trƣờng tổ chức du lịch sự kiện có thể có quy mô nhu cầu lớn hơn nhiều, không những bao gồm nhu cầu của các tổ chức xã hội, phi chính phủ, các doanh nghiệp mà còn bao gồm nhu cầu của các gia đình, các cá nhân. Kinh tế xã hội càng phát triển, nhu cầu về tổ chức sự kiện càng cao. Vì thế, du lịch sự kiện không những trở thành cái móc câu lợi nhuận mà còn mang lại nhiều tác động tích cực cho nhiều quốc gia. Ngoài việc thu hút nhiều khách đến nơi diễn ra sự kiện vào nhiều thời điểm khác nhau, thúc đẩy nhu cầu du lịch của con ngƣời, du lịch sự kiện còn 5 là phƣơng thức quảng bá hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời của quốc gia, địa phƣơng tới du khách quốc tế. Các doanh nghiệp cũng coi việc tổ chức các sự kiện là một chiến lƣợc quan trọng góp phần tạo dựng thƣơng hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp. Ngoài ra, du lịch sự kiện còn khai thác đƣợc nguồn tài nguyên sẵn có của địa phƣơng vào phục vụ du khách. Là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, là thƣơng cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài vào thời Trịnh- Nguyễn, Hƣng Yên là một tỉnh có bề dày các di tích lịch sử văn hóa. Hƣng Yên có điều kiện địa lý thuận lợi có quốc lộ số 5 chạy qua, nối Hà Nội - Hải Phòng, nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Bắc bộ nên Hƣng Yên có nhiều ƣu thế để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Hiện nay Hƣng Yên là một trong những tỉnh phát triển công nghiệp nhanh và mạnh nhất của miền Bắc. Chính những yếu tố đó cũng tác động mạnh vào nhu cầu tổ chức sự kiện, làm qui mô nhu cầu tăng cao hơn. Mỗi năm có tới hàng trăm sự kiện lớn nhỏ có nhu cầu tổ chức. Đã có một số doanh nghiệp hoạt động tổ chức sự kiện mang tính chuyên nghiệp để thỏa mãn nhu cầu đó. Tuy nhiên khả năng cung ứng hiện nay là có hạn, hoạt động cung ứng tổ chức du lịch sự kiện chƣa sôi động, chất lƣợng dịch vụ còn thấp, chi phí cao và thiếu tính chuyên nghiệp. Trong bối cảnh trên việc “Nghiên cứu tổ chức du lịch sự kiện của các doanh nghiệp du lịch tại Hƣng Yên” nhằm đƣa những giải pháp cơ bản cho tổ chức du lịch sự kiện tại Hƣng Yên. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn “ Nghiên cứu tổ chức du lịch sự kiện của các doanh nghiệp du lịch tại Hƣng Yên” là nhằm tổ chức sự kiện một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Trên cơ sở này rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm, các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực và hiệu quả của các doanh nghiệp trong quá trình tổ chức các sự kiện ở Hƣng Yên, trong 6 bối cảnh tỉnh đang coi đây nhƣ một loại hình du lịch có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch của tỉnh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch sự kiện. - Phân tích thực trạng tổ chức sự kiện của các doanh nghiệp tại Hƣng Yên. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả về việc tổ chức các sự kiện của doanh nghiệp du lịch tại Hƣng Yên. 3. Lịch sử nghiên cứu Nghiên cứu trên thế giới Hiện nay, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến du lịch sự kiện nói chung. Tiêu biểu nhƣ Donald Getz (1991) “Festivals, special events and Tourism”, Johnny Allen (2005) “Festival and Special event management”, Sarrivaara Emmi, Klemm Paivi, Anttonen Roosa (2005) “Exploring event tourism strategies”, Donald Getz (2008) “Tourism Management”, Donald Getz (2010) “Event tourism, Pathways to competitive advantage”, Vukasin Susic, Dejan Dordevic (2011) “The place and role of events in the tourist development of the Southwest Serbia Cluster”, Glenn Bowdin, Johnny Allen, Rob Harris, Ian McDonnell, William O’Toole (2011) “Events Management”. Về du lịch sự kiện, có nhiều quan niệm khác nhau, theo quan niệm của các tác giả Sarrivaara Emmi, Klemm Paivi, Anttonen Roosa “Du lịch sự kiện giống nhƣ phân khúc thị trƣờng bao gồm những ngƣời đi du lịch để tham dự các sự kiện hoặc những ngƣời có thể đƣợc thúc đẩy để tham dự các sự kiện trong khi xa nhà” [49, tr.3]. Còn theo các tác giả Vukasin Susic, DeJan Dordevic “Du lịch sự kiện là một trong những sản phẩm du lịch hàng đầu thế giới với một giới hạn, tiềm năng, trong đó chủ yếu liên quan với sự trƣởng thành của nƣớc sở tại trong việc lập kế hoạch sáng tạo và thực hiện các sự kiện và biểu diễn thông qua quan hệ đối tác công-tƣ.” [52, tr.70]. Tuy nhiên 7 các quan niệm này còn chung chung mới phản ánh đƣợc bản chất của sự kiện đối với du lịch. Theo tác giả Donald Getz “Du lịch sự kiện là hệ thống lập kế hoạch, phát triển và tiếp thị các sự kiện theo kế hoạch cũng nhƣ là các điểm thu hút khách du lịch và mang lại lợi ích cho việc tiếp thị tại điểm đến, tạo nên hình ảnh và sự phát triển” [45, tr.3]. Đây là một khái niệm về du lịch sự kiện khá đầy đủ và rõ ràng phù hợp với nghiên cứu du lịch sự kiện của các doanh nghiệp. Về tổ chức du lịch sự kiện, theo các tác giả Sarrivaara Emmi, Klemm Paivi, Anttonen Roosa tổ chức du lịch đƣợc thành lập ở các cấp độ không gian khác nhau từ địa phƣơng đến quốc tế tạo thành một hệ thống phân cấp của các mạng mà bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố môi trƣờng rộng lớn hơn nhƣ bối cảnh chính trị xã hội và các đặc điểm của du lịch trong nƣớc [49, tr.6]. Theo tác giả Donald Getz tổ chức du lịch sự kiện có thể đƣợc thực hiện bởi các văn phòng du lịch quốc gia, tổ chức tiếp thị điểm đến (Destination Marketing Organization) hoặc tổ chức quản lý điểm đến (Destination Management Organization- DMO) hiện tại [44, tr.13]. Còn theo Johnny Allen thì tổ chức sự kiện có thể là cơ quan cụ thể, tổ chức tại nƣớc chủ nhà hoặc các đội dự án trong các công ty đƣợc đặt trên các sự kiện. [47, tr.18]. Các tác giả Glenn Bowdin, Rob Harris, Ian McDonnell, William O’Toole cũng giống quan điểm về tổ chức sự kiện của Johnny Allen. Về phân loại các sự kiện du lịch, theo tác giả Doanald Getz phân biệt là:  Lễ hội văn hoá- lễ hội, các sự kiện tôn giáo, diễu hành, kỷ niệm lịch sử.  Nghệ thuật và giải trí- các buổi hoà nhạc và các buổi biểu diễn công cộng khác, triển lãm, lễ trao giải.  Kinh tế thƣơng mại- hội chợ, thị trƣờng chứng khoán, hội chợ ngƣời tiêu dùng, các bài thuyết trình, các cuộc họp, hội nghị, các sự kiện công khai, sự kiện từ thiện. 8  Sự kiện thể thao- chuyên nghiệp, nghiệp dƣ.  Giáo dục và Khoa học- hội thảo, hội nghị, các sự kiện nghệ thuật trình diễn.  Giải trí- trò chơi và thể thao để giải trí, giải trí.  Chính trị và Chính phủ- lễ nhậm chức, hội nghị đầu tƣ, thăm VIP, các cuộc họp, hội nghị.  Sự kiện cá nhân- ngày kỷ niệm, họp mặt bên gia đình. [ 42, tr.31] Cách phân loại này nhìn một cách tổng thể thì chung chung khó phân biệt. Khi phân loại theo quy mô, kích cỡ thì cả Donald Getz và Johnny Allen đều thống nhất phân loại là: Siêu sự kiện, sự kiện đánh dấu, sự kiện chính, sự kiện địa phƣơng và cộng đồng. Còn phân loại theo nội dung và hình thức là: lễ hội, sự kiện thể thao và các sự kiện khác. Về quy trình tổ chức sự kiện, theo các tác giả Glenn Bowdin, Johnny Allen, Rob Harris, Ian McDonnell, William O’Toole gồm 9 bƣớc sau: Lập kế hoạch và xác định ngân sách; Tổ chức và thời gian sự kiện; Vị trí tổ chức sự kiện; Phƣơng tiện giao thông; Khách đến sự kiện; Yêu cầu đón tiếp; Xác định những quyết định quan trọng; Thức ăn và đồ uống; Những vấn đề khác. Nghiên cứu trong nước Tổ chức sự kiện là một chuyên ngành mới ở Việt Nam nên tài liệu còn rất hạn chế, một số tài liệu mới chỉ nghiên cứu về loại hình sự kiện (nhƣ Festival), còn về tổ chức sự kiện mới chỉ có một vài công trình tiêu biểu nhƣ Lƣu Văn Nghiêm (2009) “Tổ chức sự kiện”, Cao Đức Hải (2011) Quản lý lễ hội và sự kiện. Theo tác giả Lƣu Văn Nghiêm “Tổ chức sự kiện là một quá trình bao gồm sự kết hợp các hoạt động lao động với các tƣ liệu lao động cùng với việc sử dụng máy móc thiết bị, công cụ lao động thực hiện các dịch vụ đảm bảo toàn bộ các công việc chuẩn bị và các hoạt động sự kiện cụ thể nào đó trong 9 một thời gian và không gian cụ thể nhằm chuyển tới đối tƣợng tham dự sự kiện những thông điệp truyền thông theo yêu cầu của chủ sở hữu sự kiện và thoả mãn nhu cầu của khách tham dự sự kiện”. [9, tr. 9] Về quy trình tổ chức sự kiện theo tác giả Lƣu Văn Nghiêm (2009) gồm 10 bƣớc sau: Xác định mục tiêu, mục đích của tổ chức sự kiện; Dự toán ngân sách tổ chức sự kiện và lập kế hoạch tổ chức sự kiện; Tính toán thời gian; Danh sách khách mời; Địa điểm tổ chức sự kiện; Tổ chức đƣa đón khách; Khách tới sự kiện; Không gian thực hiện sự kiện; Tổ chức ăn uống trong sự kiện; Những vấn đề quan tâm khác. Theo tác giả Lƣơng Hồng Quang, quy trình tổ chức sự kiện gồm lập kế hoạch, thực hiện, báo cáo sau sự kiện và phƣơng pháp đề án sự kiện Theo tác giả Cao Đức Hải “ Tổ chức lễ hội và sự kiện đƣợc hiểu nhƣ sự huy động- sự tổ chức và điều hành các nguồn lực nhằm tạo ra một sản phẩm lễ hội và sự kiện đáp ứng các mục tiêu đã xác định trƣớc của tổ chức có tƣ cách pháp nhân sở hữu sự kiện.” [5, tr.19]. Theo tác giả Cao Đức Hải, quy trình tổ chức lễ hội và sự kiên gồm: Định hình sự kiện; Lập kế hoạch tổ chức sự kiện; Dàn dựng sự kiện; Kết thúc sự kiện. Nhìn chung các công trình chuyên khảo trên chƣa nghiên cứu về tổ chức du lịch sự kiện của các tỉnh một cách toàn diện và hệ thống. Do đó việc tiếp cận tổ chức du lịch sự kiện của các tỉnh là rất quan trọng và cần thiết và có ý nghĩa không chỉ đối với Hƣng Yên mà có thể áp dụng với các tỉnh khác trong cả nƣớc. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động tổ chức du lịch sự kiện của các doanh nghiệp du lịch tại Hƣng Yên. 10 4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung chủ yếu nghiên cứu việc tổ chức sự kiện của các doanh nghiệp du lịch tại Hƣng Yên. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu dựa vào cách tiếp cận truyền thống, trong đó coi du lịch sự kiện là một thành phần hoạt động du lịch chung của một tỉnh, phụ thuộc vào các điều kiện phát triển kinh tế xã hội, phát triển du lịch. Du lịch sự kiện có thể là bƣớc đột phá để du lịch Hƣng Yên phát triển, dựa trên tiềm năng kinh tế, văn hoá, xã hội ở tỉnh Hƣng Yên. Phƣơng pháp phân tích: Phƣơng pháp này có tác dụng trong nghiên cứu tiếp cận tổ chức sự kiện. Các hoạt động sự kiện đƣợc phân tích chi tiết, các hoạt động trong công tác chuẩn bị và trong thời gian thực hiện sự kiện đều đƣợc phân tích đánh giá kỹ để có đƣợc những quyết định giới hạn về thời gian, quy mô và ngân sách cho các hoạt động đó. Phƣơng pháp tổng hợp: Hoạt động sự kiện còn sử dụng phƣơng pháp khái quát tổng hợp. Phƣơng pháp này đòi hỏi phải khái quát từ hiện tƣợng bề ngoài để đi đến cái chung, cái bản chất của sự vật hiện tƣợng, khái quát những hiện tƣợng riêng biệt thành cái chung cái phổ biến tổng hợp chúng, phát hiện tính quy luật của hiện tƣợng sự vật. Phƣơng pháp liên hệ thực tế: Trong quá trình nghiên cứu tổ chức sự kiện tác giả tăng cƣờng liên hệ với thực tế. Với thực tế đó đối chiếu so sánh từ đó tiến hành phân tích đánh giá, vạch ra những nguyên nhân những điểm khác nhau. Liên hệ với thực tế để tiếp cận các nội dung khoa học nhanh hơn với những phƣơng pháp sáng tạo hơn. Ngoài ra luận văn còn đề cập đến một số phƣơng pháp có thể sử dụng trong nghiên cứu tổ chức sự kiện nhƣ: phƣơng pháp thống kê, so sánh. 11 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc cấu trúc gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cở sở lý luận về tổ chức du lịch sự kiện Chƣơng 2. Thực trạng tổ chức sự kiện của các doanh nghiệp du lịch tại Hƣng Yên Chƣơng 3. Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ sự kiện của các doanh nghiệp du lịch tại Hƣng Yên 12 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC DU LỊCH SỰ KIỆN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Doanh nghiệp du lịch Doanh nghiệp du lịch có thể là một tổ chức, một cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Khoản 1, điều 40 của Luật du lịch ghi “ Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch phải thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Nhƣ vậy, theo Luật du lịch thì doanh nghiệp du lịch gắn liền với hoạt động kinh doanh du lịch. Theo điều 38 của Luật du lịch Việt Nam thì kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ bao gồm các ngành, nghề sau: (1) Kinh doanh lữ hành; (2) Kinh doanh lƣu trú du lịch; (3) Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; (4) Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; (5) Kinh doanh dịch vụ du lịch khác. Ngoài các hoạt động kinh doanh nêu trên, trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ nhƣ kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí; tuyên truyền, quảng cáo du lịch; tƣ vấn đầu tƣ du lịch, v.v…Khoản 11, điều 4 của Luật du lịch đã khẳng định, “ Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hƣớng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.” Cùng với xu hƣớng phát triển ngày càng đa dạng những nhu cầu của khách du lịch, sự tiến bộ của khoa học- kỹ thuật và sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du lịch thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ này ngày càng có xu hƣớng phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. 13 1.1.2. Sự kiện Theo từ điển Bách khoa, sự kiện là việc quan trọng xảy ra. Về khía cạnh văn hoá- xã hội, sự kiện là cách gọi ngắn gọn của thuật ngữ “tổ chức sự kiện” hay “ sự kiện đặc biệt”. Thuật ngữ “sự kiện đặc biệt” đƣợc dùng để mô tả các nghi lễ đặc biệt, giới thiệu các buổi trình diễn hay các lễ kỷ niệm đƣợc lập kế hoạch và đƣợc tạo ra để đánh dấu những dịp đặc biệt hoặc để đạt đƣợc những mục đích văn hoá- xã hội, hoặc mục đích hợp tác. Các sự kiện quan trọng có thể bao gồm các ngày và các dịp lễ hội quốc gia, các dịp quan trọng của ngƣời dân, những buổi biểu diễn văn hoá độc đáo, những cuộc thi đấu thể thao quan trọng, hoạt động chức năng của tổ chức, phát triển thƣơng mại và giới thiệu sản phẩm. Đôi khi có cảm giác rằng các sự kiện đặc biệt có mặt ở khắp mọi nơi, nó đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển. Bất kỳ một lễ hội hay một hội nghị, hội họp, hội chợ, hay triển lãm thì đều đƣợc coi là một sự kiện đặc biệt. Nó diễn ra khác với chƣơng trình hoạt động thông thƣờng của các đơn vị chủ thể. Sự kiện đặc biệt diễn ra thu hút đông đảo ngƣời xem cổ vũ và tham gia. Vậy sự kiện là các chƣơng trình có quy mô, tầm cỡ không cố định, nó diễn ra một lần hoặc theo chu kỳ và thu hút sự quan tâm, chú ý của một lƣợng lớn các đối tƣợng khác nhau nhằm đạt đƣợc các mục đích cụ thể nhƣ xúc tiến quảng bá hay tôn vinh một giá trị nào đó… thông qua đó cũng đạt đƣợc mục tiêu về phát triển du lịch. 1.1.3. Du lịch sự kiện Đây là một khái niệm còn tƣơng đối mới ở Việt Nam. Thuật ngữ “du lịch sự kiện” đã không đƣợc sử dụng rộng rãi trƣớc năm 1987 cho đến khi The Tourist New Zealand và Publicity Department (1987) báo cáo: “Tổ chức du lịch sự kiện là một phần quan trọng và phát triển nhanh chóng của ngành du lịch quốc tế …”. Theo Donald Getz (1991) trƣớc đây là bình thƣờng để nói về sự kiện đặc biệt, các sự kiện trọng đại, các sự kiện lớn và các loại sự kiện 14 cụ thể khác. Bây giờ nói chung du lịch sự kiện đƣợc công nhận là đã bao gồm tất cả các sự kiện theo kế hoạch trong một cách tiếp cận thích hợp để phát triển và tiếp thị. Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về du lịch sự kiện nhƣng theo quan niệm khá đầy đủ của Donald Getz “Du lịch sự kiện là hệ thống lập kế hoạch, phát triển và tiếp thị các sự kiện theo kế hoạch cũng nhƣ là các điểm thu hút khách du lịch và mang lại lợi ích cho việc tiếp thị tại điểm đến, tạo nên hình ảnh và sự phát triển”. [45, tr.3] Nhƣ với tất cả các hình thức du lịch đặc biệt khác, du lịch sự kiện phải đƣợc nhìn từ hai phía: bên nhu cầu và bên cung cấp. Trong cách tiếp cận về phía cầu là đánh giá giá trị của các sự kiện trong việc thúc đẩy một hình ảnh tích cực điểm đến, nơi tiếp thị nói chung và hợp tác thƣơng hiệu với các điểm đến. Về phía cung tạo điều kiện và thúc đẩy sự kiện của tất cả các loại để đáp ứng nhiều mục đích, để thu hút khách du lịch (đặc biệt là trong mùa thấp điểm), đóng vai trò nhƣ một chất xúc tác (cho đổi mới đô thị, và để nâng cao cơ sở hạ tầng và năng lực du lịch các điểm đến), để nuôi dƣỡng một hình ảnh điểm đến tích cực và đóng góp cho nơi tiếp thị nói chung (bao gồm cả đóng góp cho quê hƣơng một nơi tốt hơn để sống, làm việc và đầu tƣ). Theo quan điểm điểm đến về du lịch sự kiện, sự kiện là một động lực quan trọng của du lịch và nổi bật trong kế hoạch phát triển và tiếp thị của hầu hết các điểm đến. Vai trò và tác động của các sự kiện theo kế hoạch trong ngành du lịch đã đƣợc ghi nhận, và ngày càng quan trọng đối với khả năng cạnh tranh điểm đến. Mục tiêu của du lịch sự kiện là tạo ra hình ảnh tích cực, cải thiện chất lƣợng cuộc sống và môi trƣờng, thu hút dân cƣ địa phƣơng và các nhà đầu tƣ tham gia, thu hút khách du lịch, mở rộng nhu cầu và tăng chi tiêu cho du khách và thời gian lƣu trú. Du lịch sự kiện tạo ra hình ảnh đối với các điểm tham quan, khu du lịch và các điểm đến, nó là chất xúc tác khuyến khích phát 15 triển cơ sở hạ tầng, kinh doanh buôn bán, hỗ trợ đổi mới đô thị và các điểm tham quan khác. Đồng thời du lịch sự kiện cổ vũ du khách đến lần đầu tiên và sẽ lặp lại tại các cơ sở vật chất, khu du lịch hấp dẫn. Trên cơ sở các quan điểm trên, trong luận văn này dựa trên quan niệm của Getz thì du lịch sự kiện đƣợc hiểu là tất cả các sự kiện đã đƣợc lập kế hoạch tạo nên hình ảnh và sự phát triển tại điểm tiếp thị. 1.1.4. Tổ chức sự kiện Có nhiều quan điểm khác nhau về tổ chức sự kiện, theo tác giả Johnny Allen sự kiện đƣợc tổ chức có thể là cơ quan cụ thể, tổ chức tại nƣớc chủ nhà hoặc các đội dự án trong các công ty đƣợc đặt trên các sự kiện. [47, tr.18]. Theo ông, công ty quản lý sự kiện là các nhóm chuyên nghiệp hoặc cá nhân tổ chức sự kiện trên một hợp đồng cơ bản đại diện cho khách hàng của họ. Các công ty chuyên gia thƣờng xuyên tổ chức một số sự kiện đồng thời phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng và nhà cung cấp của họ. Những nhà cung cấp có thể làm việc trong lĩnh vực liên quan đến sự kiện trực tiếp nhƣ dàn dựng, sản xuất âm thanh, ánh sáng, sản phẩm nghe nhìn, giải trí và ăn uống, hoặc họ có thể làm việc trong các lĩnh vực liên quan, chẳng hạn nhƣ giao thông vận tải, thông tin liên lạc, an ninh, dịch vụ pháp lý và các dịch vụ kế toán. Theo tác giả Lƣu Văn Nghiêm “Tổ chức sự kiện là một quá trình hoạt động. Quá trình này có sự kéo dài về thời gian, từ các công việc chuẩn bị tới các hoạt động sự kiện tiếp theo đến không gian cụ thể…” [9, tr.9]. Thực tế ở nƣớc ta, hoạt động cung ứng tổ chức sự kiện hiện nay chƣa thành một ngành dịch vụ độc lập. Số công ty chuyên nghiệp kinh doanh tổ chức sự kiện là rất ít. Các hoạt động tổ chức sự kiện thƣờng đƣợc các doanh nghiệp ngành khác kết hợp thực hiện nhƣ khách sạn, các trung tâm hội nghị, các doanh nghiệp quảng cáo lớn. Các sự kiện cá nhân nhƣ: đám cƣới, đám tang là việc hiếu hỷ cũng phản ánh tính chất của các sự kiện dạng này. Sự kiện dành cho cá nhân của một ngƣời bao gồm đám cƣới, đám tang , sinh 16 nhật, kỷ niệm một dịp nào đó hay ăn mừng điều gì đó. Sự kiện cá nhân ở các nƣớc phƣơng Tây đã đƣợc nâng tầm lên khá chuyên nghiệp, có những công ty chuyên lo đám cƣới, có những công ty nhận tổ chức những buổi tang lễ hoành tráng. Ở Việt Nam, lĩnh vực này còn khá sơ khai, có rất ít công ty chuyên nghiệp đứng ra đảm nhận, có chăng là một vài đám cƣới lớn do những ngƣời nhiều tiền thực hiện. Trên thực tế, một sự kiện có thể là tổng hòa của các sự phân loại trên. Ví dụ, một Fashion show ngoài mang mục đích giải trí có thể mang mục đích gây quỹ từ thiện, hay một ngày hội “Vì môi trƣờng” có thể là dịp để một công ty nào đó khuếch trƣơng thƣơng hiệu của mình. Sự kiện mang tính Nhà nƣớc, Chính phủ thƣờng do các cơ quan, đoàn thể tổ chức, mang mục đích chính trị nhƣ các buổi hội nghị lớn, các festival tầm địa phƣơng, quốc gia, các lễ tranh cử, tổng tuyển cử…Sự kiện cộng đồng thƣờng do các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ thực hiện, hoặc do các công ty thực hiện, mà mục đích hƣớng tới xã hội. Những sự kiện lớn có tầm quốc gia, quốc tế nhƣ lễ Quốc khánh, Seagames, APEC, những ngày hội tôn giáo…Đó là những sự kiện dài ngày diễn ra trên phạm vi không gian rộng, có cơ chế tổ chức riêng biệt là Ban tổ chức. Ban tổ chức gồm nhiều thành phần khác nhau đƣợc hình thành để triển khai và tổ chức hoạt động một sự kiện thuộc loại trên. Khi sự kiện đƣợc tổ chức hoàn tất thì Ban tổ chức cũng hoàn thành nhiệm vụ và tự giải thể. Với tính không chuyên nghiệp nhƣ vậy nên việc tổ chức các sự kiện trở nên rất tốn kém và lãng phí. 1.2. Phân loại sự kiện Sự kiện đƣợc coi nhƣ là một sản phẩm du lịch ngày càng quan trọng đối với du lịch thế giới. Đó là biểu hiện tích cực nhất thông qua các xu hƣớng mới trong việc cung cấp khách du lịch với mục tiêu là quan tâm tìm hiểu về nền văn hoá, phong tục và truyền thống của các quốc gia và khu vực khác nhau. Ngày nay sự kiện giữ vị trí trung tâm trong văn hoá và có một vai trò nổi bật trong xã hội. 17 Mặc dù tất cả các loại sự kiện đều có tiềm năng du lịch, thậm chí là đám cƣới hoặc cuộc hội ngộ nhỏ nhƣng các sự kiện lớn chiếm ƣu thế hơn trong phát triển du lịch sự kiện. 1.2.1. Phân loại theo quy mô Sự phân loại thƣờng là Mega- events (siêu sự kiện), Hallmark-events (sự kiện đánh dấu), Major- events (sự kiện chính), và local or community evetnts (sự kiện địa phƣơng hoặc cộng đồng). Mega-events (siêu sự kiện), là những sự kiện lớn ảnh hƣởng đến toàn bộ nền kinh tế và đem lại tiếng vang trên phƣơng tiện thông tin toàn cầu nhƣ: Worl Cup, Thế vận hội Olympic và Hội chợ thế giới, nhƣng thật khó đƣa các sự kiện khác vào loại sự kiện này. Theo Donald Getz (2005) “Lƣợng ngƣời tham gia vƣợt qua con số trên một triệu khách thăm quan, chi phí vốn ít nhất là 500 triệu USD, với danh tiếng là sự kiện “phải xem”. Các siêu sự kiện với qui mô và ý nghĩa của nó, là những sự kiện tạo mức độ cao vƣợt bậc trong du lịch, đăng tải trên phƣơng tiện thông tin, uy tín, tác động của nó đối với kinh tế và cộng đồng chủ nhà hoặc nơi tổ chức.” Hallmark-events (sự kiện đánh dấu), là những sự kiện độc đáo chỉ gắn với một địa danh, diễn ra tại một địa điểm, địa phƣơng, quốc gia cụ thể. Sự kiện thể hiện tinh thần hoặc đặc tính của một địa phƣơng, thành phố hoặc khu vực và chúng đồng nhất với tên địa danh, đƣợc thừa nhận và quan tâm ở phạm vi lớn. Sự kiện diễn ra một lần hoặc các sự kiện xảy ra liên tiếp trong khoảng thời gian nhất định, đƣợc chủ yếu phát triển nâng cao nhận thức, thu hút sự quan tâm và đem lại lợi nhuận cho điểm đến du lịch trong thời gian ngắn hoặc trong thời gian dài. Sự thành công của các sự kiện này dựa trên tính độc đáo, vị thế, hoặc ý nghĩa thời sự để tạo ra mối quan tâm và thu hút sự chú ý. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan