Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sinh trưởng của cây chùm ngây (moringa oleifera lam.) tại phường lươn...

Tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng của cây chùm ngây (moringa oleifera lam.) tại phường lương châu thị xã sông công, tỉnh thái nguyên

.PDF
60
145
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN QUANG DŨNG NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY (MORINGA OLEIFERA LAM.) TẠI PHƯỜNG LƯƠNG CHÂU, THỊ XÃ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành : Chính quy : Lâm nghiệp Khoa Khoá : Lâm nghiệp : 2011 – 2015 Thái Nguyên, 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN QUANG DŨNG NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY (MORINGA OLEIFERA LAM.) TẠI PHƯỜNG LƯƠNG CHÂU, THỊ XÃ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành : Chính quy : Lâm nghiệp Lớp Khoa : LN – N01 : Lâm nghiệp Khoá Giảng viên HD : 2011 – 2015 : TS. Vũ Văn Thông Thái Nguyên, 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 30 tháng 01 năm 2015 XÁC NHẬN CỦA GVHD Đồng ý cho bảo vệ kết quả Người viết cam đoan trước Hội đồng khoa học! TS: Vũ Văn Thông Trần Quang Dũng ii LỜI NÓI ĐẦU Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại những khiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Vũ Văn Thông tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) tại phường Lương Châu thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên”. Để có được kết quả này em xin gửi lời cảm ơn UBND Phường Lương Châu cùng toàn thể nhân dân trong xã đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình về địa phương. Đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS. Vũ Văn Thông đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành một các tốt nhất khoá luận thực tập trong thời gian qua. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 30 tháng 01 năm 2015 Sinh viên Trần Quang Dũng iii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 4.1: Sinh trưởng về đường kính cổ rễ cây Chùm ngây ......................... 29 Bảng 4.2: Sắp xếp số liệu tính toán kết quả trung bình của các lần nhắc lại ..................................................................................................... 31 Bảng 4.3: Bảng sai dị từng cặp Xi − xj cho sự sinh trưởng về đường kính. ... 32 Bảng 4.4: Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn của cây Chùm ngây ............... 33 Bảng 4.5: Sắp xếp số liệu tính toán kết quả trung bình của các lần nhắc lại Hvn ............................................................................................... 35 Bảng 4.6: Bảng sai dị từng cặp Xi − Xj cho sự sinh trưởng về chiều cao vút ngọn.............................................................................................. 37 iv DANH MỤC HÌNH Trang Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng về đường kính cây Chùm ngây ở các tháng tuổi khác nhau ............................................................... 30 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng về chiều cao của cây Chùm ngây ở các tháng tuổi khác nhau ............................................................... 35 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Chữ viết hoàn chỉnh 1 Hvn 2 CT1,2,3 Công thức mật độ 3 D00 Đường kính cổ rễ 4 STT Số thứ tự 5 N Số cây 6 TB Trung bình Chiều cao vút ngọn vi MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v MỤC LỤC .................................................................................................... vi PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 4 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 4 1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 4 Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 6 2.1. Trên thế giới ............................................................................................ 6 2.2. Tại Việt Nam ........................................................................................... 9 2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh lý, sinh thái............................................. 9 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu.............................................................. 12 2.3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 12 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 15 2.3.3. Tình hình sản xuất .............................................................................. 17 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 20 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 20 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................. 20 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20 vii 3.4. Phương pháp tiến hành .......................................................................... 20 3.4.1. Công tác chuẩn bị ............................................................................... 20 3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp ................................................................. 20 3.4.3. Phương pháp nội nghiệp ..................................................................... 22 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........ 27 4.1. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học cây Chùm ngây ........................... 27 4.1.1. Đặc điểm sinh vật học ........................................................................ 27 4.1.2. Đặc điểm sinh thái học ...................................................................... 28 4.2. Sinh trưởng về đường kính ở các công thức mật độ trồng........................... 28 4.3. Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn ở các công thức mật độ trồng. ............... 33 4.4. Nghiên cứu về tình hình sâu bệnh hại cây Chùm ngây tại khu vực nghiên cứu ............................................................................................................... 38 4.5. Đề xuất một số biện pháp cho cây Chùm ngây trên địa bàn. .................. 38 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 40 5.1. Kết luận ................................................................................................. 40 5.2. Tồn tại ................................................................................................... 42 5.3. Kiến nghị ............................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 43 PHỤ LỤC 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khác nhau giữa các địa phương…. Nhờ có yếu tố về địa hình và khí hậu đa dạng, do vậy nước ta có thảm thực vật phong phú và nguồn cây làm thuốc dồi dào. Ngay từ thuở nguyên sơ, khi còn ở thời đại đồ đá, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, bệnh tật bảo vệ cuộc sống, người xưa đã biết dùng cây cỏ quanh mình để làm thuốc và biết sáng tạo ra những cách chữa bệnh không dùng thuốc. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng về công dụng làm thuốc của các cây cỏ hiện có ở nước ta, chúng tôi chọn một loài cây có nhiều giá trị kinh tế, đặc biệt dùng làm thuốc, là cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) trong họ Chùm ngây (Moringaceae R. Br. ex Dumort.) để nghiên cứu. Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) vừa là nguồn dược liệu vừa là nguồn thực phẩm phong phú và quý hiếm. Lá, hoa, trái, thân, vỏ, rễ của cây chứa chất khoáng, chất đạm, vitamin, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất khác. Ngoài khả năng thanh lọc nước và giá trị dinh dưỡng cao, cây Chùm ngây (Moringa Oleifera Lam.) còn là nguồn dược thảo quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị rất nhiều căn bệnh, các bộ phận của cây có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống ung bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống oxy hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm… Các nhà khoa học đã thống kê ở nước ta có 3.948 loài thực vật và phần lớn được dùng làm thuốc, thuộc 307 họ của chín ngành thực vật khác nhau. Trong đó có 52 loài tảo biển, 22 loài nấm, 4 loài rêu và 3.870 loài thực vật có 2 mạch. Mỗi loài lại có bộ gen đa dạng riêng của mình. Ðiều này làm cho kho tàng nguồn gen cây thuốc ở Việt Nam vô cùng đa dạng, từ cấp hệ sinh thái đến cấp loài và trong loài. Phần lớn số loài cây thuốc ở nước ta được ghi nhận dựa trên tri thức và kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng dân tộc ở khắp các địa phương trên toàn quốc. Mặc dù có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và kinh nghiệm sử dụng dược liệu làm thuốc từ xa xưa, nhưng hiện tại hệ thống bảo tồn, gìn giữ, xây dựng và phát triển nguồn gen và giống cây thuốc mới phát hiện chưa được quản lý chặt chẽ, đa số các cây thuốc quý hiếm lại đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trong khi đó, theo số liệu của các cơ quan chức năng, thì trên 50% nguyên dược liệu của nước ta nhập về từ nước ngoài... Cây Chùm ngây (Moringa Oleifera Lam.) hiện được 80 quốc gia trên thế giới, những quốc gia tiên tiến sử dụng rộng rãi và đa dạng trong công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát dinh dưỡng và thực phẩm chức năng. Mỹ: Hiện nay là nước nhập nguyên liệu Moringa thô nhiều nhất, sử dụng trong công nghê mỹ phẩm cao cấp, nước uống và quan trong hơn là chiết suất thành nguyên liệu tinh cung ứng cho công nghiệp dược phẩm, hóa chất. Ấn Độ: Chùm ngây được gọi là sainjna, mungna (Hindi, Asam, Bengal..) Phạn ngữ: Shobhanjana. Là một trong những cây thuốc “dân gian” rất thông dụng tại Ấn Độ. Vỏ thân được dùng trị nóng sốt, đau bao tử, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc, trị đau trong cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen, rễ củ Dioscorea oppositifolia), trị kinh phong (dùng chung với thuốc phiện). 3 Pakistan: Cây được gọi là Sajana, Sigru. Cũng như tại Ấn, Chùm ngây được dùng rất nhiều để làm các phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ngoài các cách sử dụng như tại Ấn độ, các thành phần của cây còn được dùng như: Lá giã nát đắp lên vết thương, trị sưng và nhọt, đắp và bọng dịch hoàn để trị sưng, trộn với mật ong đắp lên mắt để trị mắt sưng đỏ. Trung Mỹ: Hạt Chùm ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán. Saudi Arabia : Hạt được dùng trị đau bụng, ăn không tiêu, nóng sốt, sưng tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông… Không chỉ được nghiên cứu và phát triển trên thế giới mà ngày nay cây Chùm ngây còn được trồng rất nhiều ở Việt Nam. Rễ Chùm ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thông máu huyết, làm dễ tiêu hóa, tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau. Hoa có tính kích dục. Hạt làm giảm đau. Nhựa (gomme) từ thân có tác dụng làm dịu đau. Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) có khả năng sống từ vùng rừng ẩm, cận nhiệt đới khô hay ẩm cho đến vùng nhiệt đới rất khô, chịu lượng mưa từ 480 - 4000 mm/năm, nhiệt độ 18,7 - 28,50C và độ pH 4,5 – 8, chịu được hạn và có thể sinh trưởng tốt trên đất cát khô (rất phù hợp với khí hậu nước Việt Nam ta). Chùm ngây phân bố chủ yếu ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai, An Giang. Theo điều tra sơ bộ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tri Ôn - An Giang thì hiện nay trên các núi thuộc quần thể Thất Sơn có khoảng 20 cây chùm ngây cổ thụ và khoảng vài héc-ta cây chùm ngây còn nhỏ. Ngoài các tỉnh miền trung thì ở miền bắc nước ta Chùm ngây đã được gây trồng rải rác trên địa bàn các tỉnh thành như: Bắc Giang, Thái Nguyên với quy mô nhỏ hẹp. 4 Đây là một loài cây có giá trị kinh tế cao, nhiều nhà hoạch định chiến lược còn cho rằng đây có thể gọi là “cây xóa nghèo”. Là loài cây có thể thích ứng với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau, không chỉ cho hiệu quả về kinh tế, cải thiện đời sống người dân tại các vùng đất bạc màu, phát triển cây Chùm ngây còn góp phần phủ xanh những vùng đồi khô hạn, cải tạo đất, bảo vệ môi trường (Tường, 2006, Satish, 2006). Không những vậy, đây là cây dễ trồng và chăm sóc nên việc tiếp cận của người dân là dễ dàng, việc mở ra một hướng mới trong phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm nâng cao thu nhập là hoàn toàn có cơ sở. Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) tại phường Lương Châu, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nhằm xác định tình hình sinh trưởng của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) tại Phường Lương Châu, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển loài cây này ở Phường Lương Châu, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định khả năng sinh trưởng về chiều cao và đường kính cổ rễ của cây Chùm Ngây ở các công thức trồng khác nhau, trên cơ sở đó đề xuất gây trồng cây Chùm ngây với công thức trồng hợp lý. - Bước đầu đề xuất giải pháp phát triển loài cây này ở Phường Lương Châu, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. 5 + Qua quá trình thực hiện đề tài tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học, giải quyết vấn đề khoa học ngoài thực tiễn. + Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài cụ thể. + Học tập và hiểu biết thêm kinh nghiệm, kĩ thuật trong thực tiễn tại địa bà nghiên cứu. - Về mặt thực tiễn + Trang bị cho sinh viên cách tiếp cận thực tiễn những vấn đề trong sản xuất, kinh doanh rừng nâng cao tính bền vững của hệ sinh thái. + Giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn cơ sở đề ra những biện pháp lâm sinh trong tái tạo rừng. + Là cơ sở khoa học để đề xuất kĩ thuật trồng cây Chùm ngây tại khu vực nghiên cứu. 6 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Cây Chùm ngây có tên khoa học là (Moringa oleifera Lam.), thuộc chi Chùm ngây (Moringa Adans), họ Chùm ngây (Moringaceae R. Br. ex Dumort.), đã được biết đến và dùng nhiều hơn nghìn năm nay ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ. Nó có nguồn gốc ở Bắc Ấn Độ, Pakistan, và Nepal. 2.1. Trên thế giới Chùm ngây được xem là một cây đa dụng, rất hữu ích tại những quốc gia nghèo, vì vậy nó được nghiên cứu rất nhiều về trồng trọt, thu hái, cũng như nghiên cứu về các hoạt tính y dược học, giá trị dinh dưỡng... Đa số các nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ, Philippines, và Châu Phi. Nghiên cứu nhiều nhất về giá trị của (Moringa oleifera Lam.) được thực hiện tại Đại Học Nông Nghiệp Falsalabad- Pakistan. Theo nghiên cứu tại Đại học Nông Nghiệp Falsalabad- Pakistan: Moringa oleifera Lam. (Moringaceae) vừa là một nguồn dược liệu vừa là một nguồn thực phẩm rất tốt. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, và là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamin, beta - carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics… Nghiên cứu tại Institute of Bioagricultural Sciences, Academia Sinica, Đài Bắc: dịch chiết từ lá và hạt Chùm ngây có các hoạt tính diệt được nấm gây bệnh loại Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Epidermophyton floccosum và Microsporum canis, dầu trích từ lá Chùm Ngây có đến 44 hóa chất (Bioresource Technology Số 98-2007). Nghiên cứu tại ĐH Baroda, Kalabhavan, Gujarat (Ấn Độ): Kết quả cho thấy Chùm ngây có tác dụng gây hạ cholesterol, phospholipid, triglyceride, 7 làm tăng sự thải loại cholesterol qua phân (Journal of Ethnopharmacology Số 86 - 2003). Nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên cứu Kỹ Thuật (CEMAT) tại thủ đô Guatemala, nước Guatemala ở phía Nam Mêhicô: Dịch trích bằng nước nóng của hoa, lá, rễ, hạt..vỏ thân Chùm ngây có hoạt tính chống co giật, hoạt tính chống sưng và tác dụng lợi. Nước trích từ hạt cho thấy tác động ức chế khá rõ sự co giật gây ra bởi acetylcholine ở liều ED50 = 65.6 mg/ml môi trường, tác động ức chế phụ gây ra do carrageenan được định ở 1000mg/kg và hoạt tính lợi tiểu cũng ở 1000 mg/kg. Nước trích từ rễ cũng cho một số kết quả (Journal of Ethnopharmacology Số 36 - 1992). Một số các hợp chất, các chất gây đột biến gen đã được tìm thấy trong hạt Chùm Ngây rang chín: Các chất quan trọng nhất được xác định là 4 (alpha Lrhamnosyloxy) phenylacetonitrile, 4 - hydroxyphenylacetonitrile và 4 – hydroxyphenyl - acetamide(Mutation Research Số 224-1989). Nghiên cứu tại ĐH Jiwaji, Gwalior (Ấn độ) về các hoạt tính estrogenic, kháng estrogenic, nước chiết từ rễ Chùm ngây có tác dụng ngừa thai(Journal of Ethnopharmacology Số 22 - 1988). Hạt Chùm ngây có chứa một số hợp chất “đa điện giải” (polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước. Jed W. Fahey (2005) [18]. Kết quả thử nghiệm lọc nước: Nước đục (độ đục 15 - 25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp 280-500 cfu ml (-1), khuẩn coli từ phân 280-500 MPN 100 ml (-1)) dùng hạt Chùm ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn 0.3 - 1.5 NTU, vi khuẩn tạp còn 5 - 20 cfu, và khuẩn coli còn 5-10 MPN..) Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông thôn của các nước nghèo và được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn độ (Journal of Water and Health Số 3 - 2005). 8 Thử nghiệm tại ĐH Dược K.L.E.S, Nehru Nagar, Karnakata (Ấn Độ) ghi nhận dịch chiết bằng nước và alcohol rễ cùng lõi gỗ Chùm ngây làm giảm rõ rệt nồng độ oxalate trong nước tiểu bằng cách can thiệp vào sự tổng hợp oxalate trong cơ thể. Đây được xem như một một biện pháp phòng ngừa bệnh sạn thận. Dr. Reyes, 1990: đã nghiên cứu trồng trọt bằng hạt để thu hái làm dược liệu theo phương pháp luân phiên như sau: mỗi cây con trồng cách nhau từ 10 đến 50 cm, sau 75 ngày thu hái lá và cành non ở phía trên bằng cách cắt ngang thân cây cách gốc 20 - 30 cm, sau đó chăm sóc tiếp và thu hái, cây sẽ cho ra nhánh và cành non sau đó. Trung bình mỗi năm thu hoạch được 4 lần, năng xuất trung bình thu được 100 tấn/1 hecta/năm đầu tiên và 57 tấn /hecta/ năm thứ hai. Jed W. Fahey (2005) [18]. Theo J.S. Siemonsma and Kasem Pilauek et al (1994), người ta có thể thu hái quả non làm rau sau 55 - 70 ngày kể từ ngày hoa nở và quả chín sau 100 - 115 ngày . Ứng dụng của cây Chùm ngây trên thế giới Mỹ hiện nay là nước nhập nguyên liệu Moringa thô nhiều nhất, sử dụng trong công nghệ mỹ phẩm cao cấp, nước uống và quan trọng hơn là chiết suất thành nguyên liệu tinh cung ứng cho công nghiệp dược phẩm, hóa chất. Ấn Độ: Chùm ngây được gọi là sainjna, mungna (Hindi, Asam, Bengal..), Phạn ngữ: Shobhanjana, là một trong những cây thuốc “dân gian” rất thông dụng tại Ấn Độ. Vỏ thân được dùng trị nóng sốt, đau bao tử, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc, trị đau trong cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen, rễ củ Dioscorea oppositifolia), trị kinh phong (dùng chung với thuốc phiện), trị đau quanh cổ (thoa chung với căn hành của Melothria heterophylla, Cocci nia cordifolia, hạt mướp (Luffa) và hạt Lagenaria vulgaris), trị tiểu ra máu, trị thổ tả (dùng chung với vỏ thân Calotropis gigantea, Tiêu đen, và Chìa vôi. Hoa dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu. Quả giã kỹ với gừng và lá Justicia gendarussa để làm thuốc 9 đắp trị gẫy xương. Lá trị ốm còi, gây nôn và đau bụng khi có kinh. Dầu từ hạt để trị phong thấp. Lahjie, A. M.; Siebert, B.,(1987) [19]. Pakistan: Cây được gọi là Sajana, Sigru. Cũng như tại Ấn, Chùm ngây được dùng rất nhiều để làm các phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ngoài các cách sử dụng như tại Ấn độ, các thành phần của cây còn được dùng như: Lá giã nát đắp lên vết thương, trị sưng và nhọt, đắp và bọng tinh hoàn để trị sưng và trộn với mật ong đắp lên mắt để trị mắt sưng đỏ.. .Vỏ thân dùng để phá thai bằng cách đưa vào tử cung để gây giãn nở. Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai. Rễ tươi của cây non dùng trị nóng sốt, phong thấp, gout, sưng gan và lá lách…Nhựa từ chồi non dùng chung với sữa trị nhức đầu, sưng răng. Lahjie, A. M.; Siebert, B.,(1987) [19]. Trung Mỹ: Hạt Chùm ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán. Saudi Arabia: Hạt được dùng trị đau bụng, ăn không tiêu, nóng sốt, sưng tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông. 2.2. Tại Việt Nam 2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh lý, sinh thái Theo Võ Văn Chi (1997), (2003) [3], [4] viết về cây Chùm ngây như sau: Tên khoa học (Moringa oleifera Lam.), là một lọai cây gỗ nhỏ, nửa rụng lá, thuộc họ Moringaceae. Cây Chùm ngây có dạng sống là cây phân cành thấp, cao từ 10 – 12 m. Hệ thống rễ phát triển mạnh, nếu được trồng từ hạt, rễ cái phình to như củ, màu trắng với hệ thống những rễ bên thưa, dài, đâm sâu, lan rộng. Nếu trồng bằng cách giâm cành, hệ thống rễ sẽ không được như vậy. Thân có vỏ màu trắng xám, dày, mềm, sần sùi nứt nẻ, gỗ mềm và nhẹ. Khi bị thương tổn, thân rỉ ra nhựa màu trắng, sau chuyển dần thành nâu. Lá kép lông chim 3 lần, lá trưởng thành có thể dài đến 45 cm, rộng 20 – 30 cm. Các lá phụ dài khoảng 1.2 - 2.5 cm, rộng 0.6 - 1 cm. 10 Cụm hoa to, dạng hơi giống hoa đậu, tràng hoa gồm 5 cánh, màu trắng, vểnh lên, rộng khoảng 2,5 cm. Bộ nhị gồm 5 nhị thụ xen với 5 nhị lép. Bầu noãn 1 buồng do 3 lá noãn, đính phôi trắc mô. Hoa có mùi thơm thoang thoảng. Quả dạng nang treo, dài 20 – 50 cm, có quả dài đến 1 m nhưng rất hiếm, rộng 2 – 2.5 cm, khi khô mở thành 3 mảnh dày. Hạt nhiều (khoảng 26 hạt/trái), tròn dẹp, màu nâu hoặc đen, đường kính khoảng 1 cm, mỗi hạt có 3 góc cạnh với những cánh mỏng màu hơi trắng, trọng lượng mỗi hạt khác nhau, trung bình khoảng 3.000 - 9.000 hạt/kg. Cây Chùm ngây thuộc loài mọc nhanh, phát triển nhanh chóng ở những vùng có điều kiện thuận lợi, có thể tăng trưởng chiều cao từ 1 - 2 m/năm trong vòng 3 đến 4 năm đầu. Tuy nhiên, trong một thử nghiệm ở Tanzania, cây trồng từ hạt có thể đạt được chiều cao trung bình 4,1 m trong năm đầu tiên.. Cây bắt đầu cho quả từ thân và nhánh sau 6 đến 8 tháng trồng, quả sẽ chín sau khi hoa nở khoảng 3 tháng. Theo Phạm Hoàng Hộ (1999) [6] cây Chùm ngây có khả năng phân bố rộng từ vùng cận nhiệt đới khô đến ẩm cho đến vùng nhiệt đới rất khô đến vùng rừng ẩm. Chịu lượng mưa từ 480 - 4000 mm/năm, nhiệt độ 18,7 28,5oC và độ pH 4,5 - 8. Chịu được hạn và có thể sinh trưởng tốt trên đất cát khô ở Việt nam, Chùm ngây có thể sống và phát triển tốt trên nhiều loại đất, từ loại đất đỏ bazan ở Tây Nguyên đến đất sét pha cát hoặc trên đất cát của vùng ven biển (Trung bộ, Nam Trung bộ). Theo Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật, vào những năm cuối thế kỉ 20, Đại sứ Hoàng gia Anh đã tài trợ cho Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long nghiên cứu trồng cây Chùm ngây dùng làm rau xanh và thuốc nam tại Ô Môn và một số tỉnh ở Nam bộ. Giống cây Chùm ngây đã nghiên cứu là Moringa Oleifera Lam. được nhập nội từ Ấn Độ, Hà Lan….[21]. 11 Kỹ sư Nguyễn Hữu Thành và cộng sự (1997) nghiên cứu và có kết luận cây Chùm ngây là cây dễ trồng, có thể trồng bằng hạt hay bằng cách giâm cành, cây tăng trưởng nhanh: Cao từ 4 – 5 m, đường kính cổ rễ từ 5 – 6 cm sau 1 năm trồng và ra hoa kết trái ngay trong năm đầu tiên và cao từ 7 – 8 m, đường kính cổ rễ từ 7 – 9 cm khi cây được 2 năm tuổi [23]. Theo nghiên cứu của Lương y Nguyễn Công Đức và Lương Y Vũ Quốc Trung( 2006), lá Chùm ngây có chứa vitamin C gấp 7 lần trong trái cam, 4 lần vitamin A trong cà rốt, gấp 4 lần canxi trong sữa, gấp 0.75 lần hàm lượng sắt trong cải bó xôi, gấp 2 lần lượng đạm trong sữa, gấp 3 lần lượng kali trong trái chuối. Theo [21], [22], qua điều tra khảo sát, tháng 2/2009 ngành kiểm lâm An Giang đã phát hiện cây Chùm ngây ở các vườn rừng đồi núi hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, một số vườn nhà vùng đông đồng bào Khmer cư trú có trồng cây Chùm ngây nhưng chỉ là để làm hàng rào chứ không biết được đặc tính quí hiếm của cây. Từ đây đã mở ra một hướng mới cho đời sống của người dân hai huyện này. Theo [24], hội Làm Vườn & Trang Trại TPHCM với nguồn kinh phí của hội và sự đóng góp của một số chủ trang trại đã thực hiện dự án nhỏ “ Phát triển cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) trong các hộ dân xã Tân Phú Trung - Huyện Củ Chi làm nguồn rau xanh dinh dưỡng”. Dự án có sự tham gia của 144 hộ dân trồng 1002 cây Chùm ngây và đã kết thúc giai đoạn đầu rất thành công. Hiện Hội đang tìm nguồn kinh phí ðể hỗ trợ ngýời dân nhân rộng mô hình mỗi hộ dân trồng cây Chùm ngây sử dụng trong gia đình. Trạm khuyến nông liên quận 12 - Gò Vấp đã xây dựng mô hình trình diễn “Trồng cây Chùm ngây” tại phường Thạnh Xuân và phường Thạnh Lộc quận 12 từ tháng 8/2009 đến tháng 5/2010. Tại Tỉnh Đồng Nai, Chùm ngây đã được gia đình Thạc sĩ - Dược sĩ Phạm Quang Vinh (trường ĐH Dược-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng