Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số kỹ thuật nhân giống cây phay từ hạt (duabanga grandis flora ro...

Tài liệu Nghiên cứu một số kỹ thuật nhân giống cây phay từ hạt (duabanga grandis flora roxb.ex dc) tại viện nghiên cứu lâm nghiệp vùng núi phía bắc trường đại học nông lâm thái nguyên

.PDF
58
181
116

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN THỊ DỊU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY PHAY TỪ HẠT (Duabanga grandis flora Roxb.ex DC) TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÙNG NÚI PHÍA BẮC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khoá : 2011 – 2015 Thái Nguyên, 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN THỊ DỊU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY PHAY TỪ HẠT (Duabanga grandis flora Roxb.ex DC) TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÙNG NÚI PHÍA BẮC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K43 – LN N02 Khoa : Lâm nghiệp Khoá : 2011 – 2015 Giảng viên HD : ThS. Lê Sỹ Hồng Thái Nguyên, 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Khóa luận đã được giáo viên hướng dẫn xem và sửa. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015. Giảng viên hướng dẫn Sinh viên Th.S Lê Sỹ Hồng Phan Thị Dịu Giảng viên phản biện (ký và ghi rõ họ tên) ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian dài học tập tại trường, ngoài những kiến thức về lý thuyết, mỗi sinh viên rất cần có cơ hội làm quen với thực tế để sau khi ra trường làm việc đỡ bỡ ngỡ. Chính vì vậy, thực tập tốt nghiệp cuối khóa là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với kiến thức khoa học. Xuất phát từ quan điểm đó, được sự đồng ý của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và đặc biệt là sự giúp đỡ của Th.s Lê Sĩ Hồng em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số kỹ thuật nhân giống cây Phay từ hạt (Duabanga grandis flora Roxb.ex DC) tại viện nghiên cứu lâm nghiệp vùng núi phía Bắc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Trong thời gian thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, cán bộ, công nhân viên trung tâm nghiên cứu giống cây lâm nghiệp vùng núi phía Bắc – trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt là thầy giáo Lê Sỹ Hồng đã hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đề tài. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo, các phòng ban và gia đình, bạn bè đã giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này. Do thời gian và trình độ có hạn, nên chắc chắn đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng năm 2015 Sinh viên Phan Thị Dịu iii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất ..................................................................... 10 Bảng 3.1: Theo dõi quá trình nảy mầm .................................................................. 17 Bảng 3.2: Mẫu bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai 1 nhân tố .... 19 Bảng 3.3: Mẫu bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA ............................... 22 Bảng 4.1: Mức độ trương nước của hạt Phay ......................................................... 24 Bảng 4.2: Kết quả về tỷ lệ nảy mầm ...................................................................... 26 Bảng 4.3: sắp xếp các chỉ số quan sát tỷ lệ nảy mầm trong phân tích phương sai một nhân tố................................................................................................. 29 Bảng 4.4: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố đối với tỉ lệ nảy mầm ................... 30 Bảng 4.5: Bảng sai dị từng cặp xi − xj cho tỷ lệ nảy mầm..................................... 31 Bảng 4.6: Kết quả về tỷ lệ nảy mầm ...................................................................... 33 Bảng 4.7: Sắp xếp các chỉ số quan sát tỷ lệ nảy mầm trong phân tích phương sai một nhân tố................................................................................................. 36 Bảng 4.8: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố đối với tỉ lệ nảy mầm ................... 38 Bảng 4.9: Bảng sai dị từng cặp xi − xj cho tỷ lệ nảy mầm..................................... 38 Bảng 4.10: Kết quả về tỷ lệ nảy mầm dưới ảnh hưởng của độ dày lấp đất.............. 40 Bảng 4.11: Sắp xếp các chỉ số quan sát tỷ lệ nảy mầm trong phân tích phương sai một nhân tố................................................................................................. 42 Bảng 4.12: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố đối với tỉ lệ nảy mầm ................. 43 Bảng 4.13: Bảng sai dị từng cặp xi − xj cho tỷ lệ nảy mầm. .................................. 44 iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn quá trình trương nước của hạt Phay theo thời gian ngâm nước ....................................................................................................... 25 Hình 4.2:Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nảy mầm của hạt Phay dưới ảnh hưởng cuả thời gian ngâm nước khác nhau ............................................................................. 26 Hình 4.3: Cây mầm của cây Phay ở công thức 5 .................................................... 32 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nảy mầm của hạt Phay dưới ảnh hưởng cuả nhiệt độ xử lý khác nhau ...................................................................................... 33 Hình 4.5: Cây mầm của cây Phay ở công thức 8 .................................................... 39 Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nảy mầm của hạt Phay dưới ảnh hưởng cuả độ sâu lấp hạt khác nhau .................................................................................... 40 Hình 4.7: Cây mầm của cây Phay ở công thức 1 .................................................... 44 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTTN : Công thức thí nghiệm CT : Công thức ∑ : Tổng số PTPSMNT : Phân tích phương sai một nhân tố vi MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v MỤC LỤC ............................................................................................................. vi Phần 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 1.2 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 3 Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 4 2.1 Cơ sở khoa học .................................................................................................. 4 2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ................................................ 6 2.2.1 Những nghiên cứu trên thế giới....................................................................... 6 2.2.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................... 7 2.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu .......................................................................... 9 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 12 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 12 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................... 12 3.2.1 Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................... 12 3.2.2 Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 12 3.3 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 12 3.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 12 3.4.1 Phương pháp ngoại nghiệp ............................................................................ 13 3.4.2. Phương pháp nội nghiệp .............................................................................. 18 vii PHẦN 4: KẾT QUẢ ............................................................................................ 24 4.1 Đặc trưng hút ẩm của hạt cây Phay .................................................................. 24 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt trong nước đến tỷ lệ nảy mầm và tốc độ nảy mầm của cây Phay. ............................................ 25 4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý đến tỷ lệ nảy mầm và tốc độ nảy mầm của cây Phay ..................................................................... 32 4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ sâu lấp hạt đến tỷ lệ nảy mầm và tốc độ nảy mầm của cây Phay ..................................................................... 39 PHẦN 5: KẾT LUẬN .......................................................................................... 45 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 45 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 47 PHỤ LỤC 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng. Giá trị của rừng được thể hiện qua giá trị về các mặt như kinh tế, văn hóa giáo dục và môi trường. Nhưng hiện nay rừng đang bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng do hậu quả chiến tranh, nạn khai thác rừng bừa bãi trái phép, tập tục du canh du cư, cháy rừng, quá trình đô thị hóa ồ ạt,... đồng nghĩa với việc các giá trị của rừng cũng bị suy giảm theo. Việc phục hồi và nâng cao chất lượng tài nguyên rừng là một quá trình lâu dài đòi hỏi phải đầu tư về mặt thời gian, nhân lực, vật lực và những nghiên cứu về tài nguyên rừng là công việc góp phần tích cực vào công cuộc đó. Trong đó việc tạo giống là một công việc rất quan trọng để phục vụ xây dựng và tái thiết những khu cảnh quan môi trường phục vụ đời sống con người do đó việc tạo giống là một khâu hết sức cần thiết. Hiện nay có 2 phương pháp tạo giống phổ biến: Phương pháp nhân giống vô tính và phương pháp nhân giống hữu tính. Nhân giống hữu tính phù hợp với đặc tính của nhiều loài cây trồng, nhân giống hữu tính đem lại hiệu quả cao mà giá thành thấp, dễ tiến hành, cây con được tạo ra có sức sống cao thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong thời gian qua. Cây Phay (Duabanga grandis flora Roxb.ex DC), Họ: Bần (Sonneratiaceae) Cây gỗ cao tới 35m, đường kính 80 - 90cm, gốc có bạnh nhỏ. Vỏ nhẵn màu xám hồng. Cành ngang đầu rủ xuống. Lá đơn, mọc đối, hình thuỗn, đuôi hình tim, đầu có mũi tù, dài 12 - 17cm, rộng 6 - 12cm. Cuống ngắn, khoảng 0,5cm, mép lá cong. Lá kèm nhỏ. 2 Cụm hoa chùy ở đầu cành. Hoa lớn màu trắng. Cánh đài 4 - 7, chất thịt dày, màu xanh. Cánh tràng 4 - 7, mỏng, màu trắng hay trắng vàng. Nhị nhiều, xếp thành vòng, chỉ nhị quăn, màu trắng. Bầu hình nón, gắn liền với đài, có 6 - 8 ô, mỗi ô nhiều noãn; quả nang hình cầu, màu nâu đen, nứt 4 - 8 mảnh. Hạt nhỏ nhiều, 2 đầu có đuôi dài. Cây mọc rộng khắp các tỉnh miền Bắc. Thường mọc ở chân núi, ven khe suối, ven các khe ẩm, ưa đất sâu mát hoặc đất có lẫn đá. Mọc lẫn với các loài: Vàng anh, Vả, Dâu da đất.. Cây sinh trưởng nhanh, tái sinh hạt tốt. Hoa tháng 5 - 6. Gỗ rắn, nặng, tỷ trọng 0,458g/cm3. Lực kéo ngang thớ 17kg/cm2, lưc nén dọc thớ 343kg/cm2, lực uốn tĩnh 869kg/cm2, hệ số co rút 0,24 - 0,37, dùng trong kiến trúc, đóng đồ dùng gia đình.[14] Hiện nay cây Phay ít thấy tái sinh tự nhiên. Việc trồng cây bằng hạt gần như là không có, cây hầu hết chỉ mọc ngoài tự nhiên do quả chín rơi rụng và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì mọc thành cây tuy nhiên cây chỉ mọc với số lượng ít, chất lượng cây không cao và thường khó xác định địa điểm cây tái sinh mọc do hạt Phay nhỏ dễ bị gió cuốn đi xa. Bên cạnh đó hiện nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể cũng như chưa có một bản hướng dẫn nào về việc gieo ươm loài cây này. Xuất phát từ việc muốn tìm hiểu về phương pháp nhân giống cây Phay tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu một số kỹ thuật nhân giống cây Phay (Duabanga grandis flora Roxb.ex DC) tại trung tâm nghiên cứu vùng núi phía Bắc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. 1.2 Mục đích nghiên cứu Góp phần tạo giống cây Phay bằng phương pháp nhân giống từ hạt. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu - Tìm ra được phương pháp xử lý kích thích hạt thích hợp. - Xác định được độ dầy lấp hạt. 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài -Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học + Củng cố lại kiến thức đã học. + Giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất, biết áp dụng lý thuyết vào thực tế, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân để áp dụng vào công việc sau này. + Biết được phương pháp xử lý, kích thích hạt giống. + Giúp bản thân tôi nắm vững được kiến thức đã học về gieo ươm. + Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo và xây dựng quy trình kĩ thuật gieo ươm cây phay. -Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả nghiên cứu vận dụng vào sản xuất để nhân giống cây Phay bằng hạt. 4 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học Nhân giống là bước cuối cùng của một chương trình cải thiện giống để cung cấp hạt hoặc hom cành cho trồng rừng trên quy mô lớn và cho các bước cải thiện giống theo các phương thức sinh sản thích hợp. Nhân giống bằng hạt là phương pháp nhân giống đem lại hiệu quả cao và đã được áp dụng phổ biến cả trong và ngoài nước trong suốt thời gian qua. Mặt khác trong công tác gieo ươm việc xử lý hạt giống là một khâu quan trọng, tùy vào đặc điểm sinh lý, cấu tạo vỏ hạt của mỗi hạt giống khác nhau thì việc xử lý hạt cũng khác nhau. Xử lý kích thích hạt giống là tác động đồng loạt lên lượng hạt giống cần gieo nhằm diệt mấm mống sâu bệnh có trong lô hạt, giảm thiệt hại quá trình gieo ươm đồng thời làm tăng tỉ lệ nảy mầm của hạt giống. Có nhiều phương pháp xử lý kích thích hạt giống khác nhau như là xử lý bằng nhiệt độ, bằng thuốc hóa học, bằng tia phóng xạ, bằng cơ giới,… Nhưng hiện nay người ta thường sử dụng phương pháp nhiệt độ. Phương pháp này vừa đơn giản mà lại an toàn có hiệu quả cao: nhiệt độ làm cho vỏ hạt nứt nẻ hoặc mềm ra, tạo điều kiện cho nước và không khí thấm qua vỏ vào trong hạt, tăng cường quá trình hoạt động sinh lý trong nội bộ hạt mạnh hơn. Có nhiều hình thức tạo nhiệt như dùng nước nóng, đốt hạt...tùy theo cấu tạo của vỏ hạt và thành phần các chất chứa trong hạt mà sử dụng nhiệt độ cao, thấp, thời gian dài ngắn khác nhau. Ví dụ: hạt có vỏ dày, cứng hoặc khó thấm nước như: Trám, Lim, Xoan, Ràng ràng mít,Keo lá tràm, Keo tai tượng, Muồng đen ...có thể ngâm nước nóng 95 – 1000 C trong thời gian 6 – 8 giờ. Hạt có vỏ mỏng tương đối dễ thấm nước như một số loại Thông, một số loại Bạch đàn,...ngâm nước nóng 40 – 450 C trong thời gian 6 – 12 giờ. Các loại hạt có dầu như: Quế, Mỡ, Bồ đề,... Ngâm nước ấm 35 – 400 C trong thời gian 6 giờ. Hạt có vỏ mỏng dễ thấm nước như Cốt khí, Đậu thiều,... Có thể ngâm nước thương 20 – 250 C trong thời gian 1 – 2 giờ.[1] 5 Quá trình nảy mầm của hạt giống chia ra làm 3 giai đoạn gối nhau: + Giai đoạn vật lý: Hạt hút nước và trương lên làm cho vỏ hạt nứt ra, dấu hiệu đầu tiên của nảy mầm ( tất cả các hạt lép, hạt chết đều hút nước). + Giai đoạn sinh hóa: Dưới tác dụng của nhiệt và ẩm hoạt tính men, hô hấp và đồng hóa tăng lên, các chất dự trữ được sử dụng và chuyển đến vùng sinh trưởng. + Giai đoạn sinh lý: Sự phân chia và lớn lên của các tế bào làm cho rễ mầm và chồi mầm đâm ra ngoài hạt thành cây mầm. Các loại hạt khác nhau thì phương pháp xử lý kích thích khác nhau căn cứ vào độ dày của vỏ hạt, tinh dầu trong hạt để lựa chọn phương pháp xử lý. Phay là cây có vỏ hạt mỏng do vậy nước và không khí rất dễ thấm vào trong nên khi xử lý hạt cần có phương pháp xử lý thích hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá trình gieo ươm hạt giống cây cần chú ý đảm bảo độ dày lấp đất thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi, thích hợp nhất cho quá trình nảy mầm của hạt giống. Khi rễ mầm và chồi mầm đâm ra ngoài hạt sẽ tiếp xúc với đất, tùy vào loại hạt mà chồi mầm lớn hay nhỏ và có sức đâm chồi xuyên qua lớp đất mặt lớn , nhỏ khác nhau. Nếu lấp đất quá dày so với yêu cầu thì hạt sẽ khó đâm chồi lên được ngược lại quá mỏng mầm hạt dễ bị côn trùng tấn công hoặc bị nhiệt độ làm hỏng. Xác định độ sâu lấp đất cho một loại hạt phải căn cứ vào tổng hợp nhiều nhân tố: Thời tiết, tính chất đất, kỹ thuật chăm sóc, thời kỳ nhú mầm...Song tốt nhất phải dựa vào kích thước của hạt, thường độ sâu lấp đất bằng 2 – 3 lần đường kính của hạt.[1] Các loại hạt khác nhau thì độ dày lấp đất cũng khác nhau. 6 2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 2.2.1 Những nghiên cứu trên thế giới Tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu và khu vực đã làm cho môi trường ô nhiễm, rừng suy giảm về diện tích và chất lượng, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sức khoẻ con người. Đứng trước tình hình đó các nhà khoa học về lĩnh vực nông lâm nghiệp đặc biệt là sự đóng góp của các nhà khoa học lâm nghiệp đã và đang lỗ lực để tìm ra những phương pháp tạo giống cây mới đóng góp vào ngân hàng giống ngày càng chất lượng. Từ thế kỉ XVIII - XIX đã có những ý tưởng về nghiên cứu giống cây lâm nghiệp và sản xuất giống cây rừng cũng như nhân giống sinh dưỡng. Đầu thế kỉ XX các nước ở Bắc Âu như Đức, Thuỵ Điển, Đan Mạch là những nước có nền Lâm Nghiệp phát triển mạnh cũng đã xuất hiện những công trình nghiên cứu về khảo nghiệm xuất xứ, chọn giống, lai giống, xây dựng vườn giống bằng cây gép cho các loại Thông, Dương và Sồi Dẻ. Trong những năm 1950 có hàng loạt cuốn sách về chọn giống cây rừng đã được xuất bản ở nhiều nước trên thế giới trong đó có cuốn “ Chọn giống cây rừng đại cương” 1951 của Syrach Lasen được đánh giá là công trình có giá trị nhất lúc đó (Lê Đình Khả, 1996). Khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trưởng của cây gỗ non, Ekta và Singh (2000)[12] đã nhận thấy rằng, cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt tới sự nảy mầm, sự sống sót và quá trình sinh trưởng của cây con. Gallardo và đồng nghiệp đã bắt đầu một phân tích proteomic của quá trình nảy mầm hạt giống cây Arabidopsis bằng cách sử dụng ecotype Landsberg erecta [13]. Nghiên cứu về số lượng và kích cỡ hạt trái cây nảy mầm bằng gỗ Tếch ( Tectona grandis L.) được tổ chức tại Mae Tha vườn giống, Mae Tha quận, 7 của Lampang tỉnh và phòng thí nghiệm hạt giống, Cục Lâm nghiệp Hoàng gia, Bangkok. Nghiên cứu về ảnh hưởng của presowing phương pháp điều trị hạt giống nảy mầm của 10 loài cây lâm nghiệp, sau khi lưu trữ cho 1 năm, được thực hiện nhằm tăng tỷ lệ nảy mầm của những hạt giống bằng cách xem xét giá trị nảy mầm. Năm presowing phương pháp điều trị khác nhau được sử dụng, bao gồm cả cắt hạt giống vào cuối đối diện để rể nhỏ, ngâm hạt giống trong conc. Axit sulfuric trong 15 phút, ngâm hạt trong nước sôi ở 980 C và để lại cho họ mát trong 24 giờ và kiểm soát [14]. 2.2.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam Việt Nam là một nước có diện tích đất đồi núi chiếm 3/4 tổng diện tích đất trên cả nước. Với đặc điểm trên thì nước ta có điều kiện để phát triển mạnh ngành lâm nghiệp song có nhiều vấn đề tồn tại cần được khắc phục. Rừng ở nước ta chải dài trên diện tích rộng lớn, cây rừng sống lâu năm, trình độ cơ giới hoá trong sản xuất, nhân lực, vốn đầu tư có hạn. Rừng sau khi trồng ít có điều kiện chăm sóc, do đó công tác giống có tầm quan trọng đặc biệt. Có thể nói giống là một trong những khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến sản lượng, chất lượng rừng trồng. Những năm trước thời kì đổi mới chúng ta chưa đánh giá đúng tầm quan trọng và vai trò to lớn của công tác giống trong sản xuất lâm nghiệp. Sự quan tâm của công tác giống lúc bấy giờ chủ yếu là làm sao có đủ số lượng giống cho rừng trồng, hầu như chưa coi trọng đến chất lượng giống. Sử dụng giống không rõ nguồn gốc xuất sứ, thu hái sô bồ, dẫn đến rừng trồng có chất lượng kém, năng xuất thấp phổ biến chỉ đạt 5 - 10m3/ha/năm. Đến những năm gần đây chúng ta mới bắt đầu chú trọng đến khâu sản xuất giống. Năng xuất, chất lượng rừng đã tăng lên 30 - 70m3/ha/năm. Năm 1998 Bộ Lâm nghiệp (cũ) đã cho quyết định ban hành: quy phạm xây dựng rừng giống và vườn 8 giống . Trong đó có quy định rõ các tiêu chuẩn về chọn lọc giống xuất xứ giống và cây giống cũng như các phương thức khảo nghiệm giống và xây dựng rừng giống, vườn giống. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có chương trình tăng cường năng lực giống cây trồng, vật nuôi và lâm nghiệp. Công tác tuyển chọn, lai tạo, nhân giống bằng mô, hom được phát triển giảm dần việc trồng rừng bằng giống xô bồ, không rõ nguồn gốc, tăng tỉ lệ giống có chất lượng cao. Nguyễn Minh Đường [5] và nhiều tác giả khác từ năm 1980 – 1985 cũng có những nghiên cứu chi tiết về gieo ươm và trồng rừng Sao dầu ở rừng ở miền Đông Nam Bộ. Từ những năm 2000 trở về đây nước ta đẩy mạnh các công trình nghiên cứu về kĩ thuật lâm sinh nhằm mang lại hiệu quả vốn rừng cùng các chính sách hợp lý của nhà nước. Nguyễn Tuấn Bình (2002)[2] Khi nghiên cứu về gieo ươm Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre), nhận thấy độ tàn che 25% - 50% là thích hợp cho sinh trưởng của Dầu song nàng 12 tháng tuổi. Luận án tiến sĩ về đề tài phương pháp nhân giống cây thân gỗ nhiệt đới mới tại Đại học Sunshine Coast (USC - Úc) của Cao Đình Hùng. Ông gọi đó là những hạt nhân tạo “kiểu mới” và chúng có rất nhiều ưu điểm so với những hạt “kiểu cũ”: Cho chất lượng gỗ tốt, sức tăng trưởng nhanh, chịu được sâu bệnh và khí hậu lạnh. Các chuyên gia thuộc Viện Ứng dụng công nghệ vừa nhân giống thành công hai loài lan hài quý: Hài Hằng (đặc hữu VN) và Hài Tam Đảo (đặc hữu Đông Dương) bằng phương pháp gieo hạt trong ống nghiệm. Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Tây Bắc xây dựng hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm từ khâu thu hái hạt giống, bảo quản hạt giống, xử lý hạt giống, kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây con. 9 Cuốn sách “ Giống cây rừng”, “Lâm sinh 1”, “ Lâm sinh 2”, “ Hướng dẫn kĩ thuật trồng cây nông, lâm nghiệp cho đồng bào miền núi”, “Tổ chức gieo ươm cây bản địa phục vụ mục tiêu phục hồi rừng”… Và hàng loạt các bài luận văn, luận án, đề tài, chuyên đề nghiên cứu về nhân giống về gieo ươm. Những cuốn sách này có nói về các khâu chính và các kĩ thuật cần thiết trong công tác gieo ươm từ khâu xây dựng vườn ươm, khảo nghiệm giống, bảo quản hạt giống và hàng loạt các nghiên cứu về cách thức xử lý ở mỗi loại hạt giống khác nhau. Nghiên cứu tỉ lệ nảy mầm của mỗi loại hạt, công thức phân phù hợp… Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật gieo ươm tới sinh trưởng cây con Giổi bắc ( Michelia macclurel dandy ) của Trần Văn Đô, Trần Lâm Đồng, Nguyễn Toàn Thắng, Nguyễn Bá Văn thuộc phòng nghiên cứu kỹ thuật lâm sinh – Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã kết luận các biện pháp kỹ thuật gieo ươm đã có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ sống và sinh trưởng cây con Giổi bắc giai đoạn vườn ươm cây. Hiện nay có một số nghiên cứu mới: Đề tài tốt nghiệp của Lý Thị Minh Kết khóa 39 Lâm nghiệp :“ Tìm hiểu kỹ thuật gieo ươm cây Lim xanh tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”[ 8 ]. Nguyễn Thị Huyền Trang “Tìm hiểu kỹ thuật nhân giống cây Dâu da xoan (Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf) từ hạt tại Lâm trường Chợ Mới - Bắc Kạn”[11]. Tất cả đều nhằm mục đích tìm ra phương pháp gieo ươm thích hợp nhất cho mỗi loại cây đạt hiệu quả tốt cả về chất lượng, số lượng và thu được lợi nhuận cao lại nhanh nhất. Ngoài ra còn đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu, thử nghiệm cho công tác nghiên cứu áp dụng khoa học tiên tiến. 2.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.4.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu 2.4.1.1. Vị trí địa lí *Vị trí địa lí 10 Đề tài được tiến hành tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, căn cứ vào bản đồ địa lý Thành phố Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau: - Phía Bắc giáp với phường Quán Triều. - Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán. - Phía Tây giáp với xã Phúc Hà. - Phía Đông giáp với khu dân cư trường ĐHNL Thái Nguyên. * Địa hình Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung bình 10 - 15, độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây bắc xuống Đông Nam. * Đặc điểm đất đai: Vườn ươm của khoa Lâm Nghiệp thuộc khu trung tâm thực hành thực nghiệm của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là loại đất feralit phát triển trên đá sa thạch. Do vườn ươm mới chuyển về đây nên đất lấy để hoạt động đóng bầu gieo cây là đất mặt ở đồi tương đối tốt. Theo kết quả phân tích mẫu đất của trường thì ta nhận thấy: - Độ pH của đất thấp điều đó chứng tỏ đất ở đây chua. - Đất nghèo mùn, hàm lượng N, P2O5 ở mức thấp. Chứng tỏ đất nghèo dinh dưỡng. Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất Độ sâu Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất Chỉ tiêu tầng đất (cm) Mùn N P2O5 K2O N P2O5 K2O PH 1 – 10 1.766 0.024 0.241 0.035 3.64 4.56 0.90 3.5 10 – 30 0.670 0.058 0.211 0.060 3.06 0.12 0.12 3.9 30 – 60 0.711 0.034 0.131 0.107 0.107 3.04 3.04 3.7 (Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNL Thái Nguyên) 11 * Đặc điểm khí hậu Do vườn ươm nằm trong khu vực của thành phố Thái Nguyên nên nó mang đầy đủ tính chất chung của khí hậu thành phố. Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên cho thấy xã Quyết Thắng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa; Xuân – Hạ – Thu – Đông, song chủ yếu là 2 mùa chính; Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, cụ thể: - Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1588 giờ. Tháng 5 – 6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 – 180 giờ). - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 – 230C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 – 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 37oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3oC. - Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2007 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9)chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất. - Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 – 17%. - Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Quyết Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. * Thuỷ văn Quyết Thắng không có sông lớn chảy qua địa bàn do vậy chủ yếu chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn hệ thống kênh đào Núi Cốc, Suối và hồ, ao trên địa bàn, phục vụ cơ bản cho nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng