Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài muồng trắng (zenia insignis) làm cơ sở ...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài muồng trắng (zenia insignis) làm cơ sở cho việc bảo t ồn tại khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén tỉnh cao bằng

.PDF
66
67
118

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN THỊ LIÊN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LOÀI MUỒNG TRẮNG (ZENIA INSGNIS) LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PHIA OẮC – PHIA ĐÉN TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm Nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2011 – 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN THỊ LIÊN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LOÀI MUỒNG TRẮNG (ZENIA INSGNIS) LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PHIA OẮC – PHIA ĐÉN TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm Nghiệp Lớp : 43 LN - N02 Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2011 – 2015 Giáo viên hướng dẫn : Th.S NGUYỄN TUẤN HÙNG Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, năm 2015 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Th.S. Nguyễn Tuấn Hùng Phan Thị Liên XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên) ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp tôi đã có dịp hệ thống lại vốn kiến thức đã được học ở trường trong những năm qua, đồng thời đã rút ra được những kinh nghiệm thực tế. Để hoàn thành được bản luận văn tốt nghiệp này trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Hùng trong thời gian qua thầy đã tận tình chỉ bảo phương pháp nghiên cứu, phân tích kết quả thí nghiệm và tạo điều kiện để tôi thực hiện báo cáo tốt nghiệp này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, cùng các thầy, các cô đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt 4 năm qua. Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn toàn thể thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, các cấp chính quyền và bà con nhân dân Huyện Nguyên Bình, Ban giám đốc và lực lượng kiểm lâm KBT Phia Oắc Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã giúp tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Thái Nguyên, năm 2015 Sinh viên thực hiện Phan Thị Liên iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Thống kê sự hiểu biết của người dân về loài cây Muồng trắng ..... 26 Bảng 4.2:Bảng đo đếm kích thước trung bình của thân, lá, hoa, quả............. 27 Bảng 4.3. Tổng hợp độ tàn che của các OTC có Muồng trắng phân bố ........ 30 Bảng 4.4. Công thức tổ thành sinh thái tầng cây gỗ ...................................... 30 Bảng 4.5. Công thức tổ thành cây tái sinh .................................................... 31 Bảng 4.6. Nguồn gốc tái sinh của loài Muồng trắng ..................................... 32 Bảng 4.7. Mật độ tái sinh của loài Muồng Trắng tại khu vực điều tra .......... 33 Bảng 4.8. Chất lượng cây tái sinh ................................................................. 34 Bảng 4.9. Bảng tổng hợp độ che phủ TB của cây bụi nơi có loài Muồng trắng phân bố ......................................................................................... 35 Bảng 4.10. Bảng tổng hợp độ che phủ TB của thảm tươi nơi có loài Muồng trắng phân bố ................................................................................ 36 Bảng 4.11. Đặc điểm phân bố đai cao của loài Muồng trắng ........................ 37 Bảng 4.12. Đặc điểm phân bố của Muồng trắng theo trạng thái rừng ........... 37 Bảng 4.13. Tần suất xuất hiện của loài Muồng trắng trong OTC .................. 38 Bảng 4.14. Phẫu diện đất của loài Muồng trắng............................................ 39 Bảng 4.15. Tổng hợp số liệu tác động của con người và vật nuôi ................. 40 Bảng 4.16. Mức độ chặt phá các loài cây gỗ quý hiếm như: ......................... 41 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Hình ảnh thân Muồng trắng .......................................................... 28 Hình 4.2. Hình ảnh lá Muồng trắng .............................................................. 28 Hình 4.3. Hình ảnh hoa Muồng trắng ........................................................... 29 Hình 4.4. Hình ảnh quả Muồng trắng ........................................................... 29 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VQG Vườn quốc gia ĐDSH Đa dạng sinh học IUCN Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên ( International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) BTTT Bảo tồn thiên nhiên OTC Ô tiêu chuẩn ODB Ô dạng bản QLBVR Quản lý bảo vệ rừng NC Nghiên cứu CTTTTS Công thức tổ thành tái sinh CTTT Công thức tổ thành vi MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 1.2.. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ............................................. 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất .................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 4 2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu .......................................................................... 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam................................................ 7 2.2.1. Lịch sử phát triển và tình hình nghiên cứu trên thế giới ................. 7 2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam................................................................. 8 2.3. Điều kiện cơ sở của địa phương nơi tiến hành chuyên đề ...............................10 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ....................................... 10 2.3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội .............................................. 13 2.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp................................................... 14 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU18 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................18 3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................18 3.3.1. Phương pháp kế thừa ................................................................... 18 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể................................................... 19 3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................................21 3.4.1. Tổ thành tầng cây gỗ ................................................................... 21 3.4.2. Tổ thành cây tái sinh ................................................................... 23 3.4.3. Nguồn gốc tái sinh....................................................................... 24 3.4.4. Mật độ cây tái sinh ...................................................................... 24 vii 3.4.5. Chất lượng cây tái sinh ................................................................ 24 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU ...................................25 4.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài Muồng trắng ..........25 Muồng Trắng là cây gỗ nhỡ ....................................................................................26 4.2. Đặc điểm về phân loại của loài trong hệ thống ................................................26 4.3.Một số đặc điểm hình thái nổi bật của loài cây Muồng trắng. ........................27 4.3.1. Đặc điểm hình thái loài cây Muồng trắng .................................... 27 4.3.2 Một số đặc điểm sinh thái nơi loài Muồng trắng phân bố ............. 29 4.4. Đặc điểm phân bố của loài ................................................................................36 4.4.1. Đặc điểm phân bố theo đai cao .................................................... 37 4.4.2. Đặc điểm phân bố theo trạng thái rừng ........................................ 37 4.4.3 Tần suất xuất hiện của loài Muồng trắng trong OTC .................... 38 4.4.4. Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố. ........................... 38 4.5. Sự tác động của con người và vật nuôi đến khu vực nghiên cứu về loài cây Muồng trắng .............................................................................................................40 4.6 Đề xuất biện pháp kĩ thuật phát triển và bảo tồn loài ........................................41 4.6.1. Biện pháp quản lý sử dụng: ......................................................... 41 4.6.2. Đề xuất biện pháp bảo tồn ........................................................... 42 PHẦN 5. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .............................................................44 5.1. Kết luận..............................................................................................................44 5.2. Kiến nghị ...........................................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................46 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén thuộc địa phận các xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Vũ Nông, Hưng Đạo, Ca Thành và thị trấn Tĩnh Túc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, được xác lập tại Quyết định số 194/CT ngày 09 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc Quy định các khu rừng cấm, trong đó có rừng Phia Oắc – Phia Đén. Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén là nơi lưu giữ đa dạng sinh học cao và là nơi phục hồi, lưu giữ các nguồn gen động thực vật phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất đai chống xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững trong khu vực. Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài chưa được quy hoạch nên chưa điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của vùng, các chương trình, dự án về bảo tồn và phát triển bền vững chưa được thực hiện, những tác động bất lợi tới rừng, chặt phá rừng diễn ra ngày một mạnh hơn, đa dạng sinh học đã và đang bị suy giảm đáng kể cả về số lượng và chất lượng, nhiều loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Rừng trở nên nghèo về trữ lượng và tổ thành thực vật, khu hệ động vật đã bị xâm hại một cách nghiêm trọng trong thời gian dài từ năm 1986 đến nay. Các loài thú lớn, các loài động vật đặc hữu không còn thấy xuất hiện. Do đó, việc quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén là rất cần thiết nhằm đánh giá chính xác thực trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đa dạng sinh học; xác định và khoanh vùng các hệ sinh thái, các loài động, thực vật quý hiếm, 2 đặc hữu đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Đề xuất các giải pháp, hoạch định công tác bảo tồn, bảo vệ những giá trị đa dạng sinh học. Việt Nam là một trong 10 quốc gia ở Châu Á và một trong 16 quốc gia trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một thực trạng rất đáng lo ngại đó là sự suy thoái nghiêm trọng về môi trường và tài nguyên đa dạng sinh học, đe dọa cuộc sống của các loài sinh vật và cuối cùng là ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ngăn ngừa sự suy thoái ĐDSH ở Việt Nam đã tiến hành công tác bảo tồn và hiện nay cả nước có khoảng 219 khu bảo tồn. Mặc dù các loài thực vật được bảo tồn cao như vậy, nhưng những nghiên cứu về các loài thực vật ở Việt Nam hiện nay còn rất thiếu. Phần lớn các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức mô tả đặc điểm hình thái, định danh loài mà chưa đi sâu nghiên cứu nhiều về các đặc tính sinh học, sinh thái học, gây trồng và bảo tồn loài. Vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp : Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài Muồng trắng (Zenia insignis) làm cơ sở cho việc bảo tồn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén tỉnh Cao Bằng. 1.2.. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh thái của cây Muồng trắng (Zeniainsignis) tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén tỉnh Cao Bằng. Làm cơ sở đề xuất một số biện pháp bảo tồn loài Muồng trắng. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ giúp tôi làm quen được với công việc nghiên cứu khoa học, bên cạnh đó còn củng cố được lượng kiến thức chuyên môn đã học, có thêm cơ hội kiểm chứng những lý thuyết đã học trong nhà trường đúng theo phương châm học đi đôi với hành. Nắm được các phương pháp nghiên cứu, bước đầu tiếp cận và áp dụng kiến thức đã được học 3 trong trường vào công tác nghiên cứu khoa học. Qua quá trình học tập và nghiên cứu đề tài tại khu bảo tồn Phia Oắc – Phia Đén tỉnh Cao Bằng, tôi đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong việc gieo ươm cây giống. Đây sẽ là những kiến thức rất cần thiết cho quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc sau này. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất Việc nghiên cứu và đánh giá đặc điểm sinh học của một số loài Muồng trắng nhằm đề xuất một số biện pháp bảo tồn loài. Thành công của đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển loài cây Muồng trắng quý này góp phần vào phát triển nền kinh tế - xã hội của huyện Nguyên Bình , tỉnh Cao Bằng cũng như toàn bộ khu vực miền núi phía bắc. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài nguyên ĐDSH trên thế giới cũng như của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần. Yêu cầu đặt ra là phải tìm hiểu, nghiên cứu các đặc điểm sinh học của các loài động thực vật để từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn chúng một cách có hiệu quả. ∗Về cơ sở sinh học Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài hết sức cần thiết và quan trọng, đây là cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường...là cơ sở khoa học xây dựng mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên. ∗Về cơ sở bảo tồn Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH cần phải giải quyết như quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững hoặc tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH. Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của sách đỏ thế giới, chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam [3], để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các qui định, luật pháp của 5 Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Các loài được xếp vào 9 bậc theo các tiêu chí về mức độ đe dọa tuyệt chủng như tốc độ suy thoái (rate of decline), kích thước quần thể (population size), phạm vi phân bố (area of geographic distribution), và mức độ phân tách quần thể và khu phân bố (degree of population and distribution fragmentation). + Tuyệt chủng (EX): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy định trong Sách đỏ IUCN. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết. + Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW): là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những thời gian thích hợp (theo ngày, mùa, năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của loài đều không ghi nhận được cá thể nào. Các khảo sát nên vượt khung thời gian thích hợp cho vòng sống và dạng sống của đơn vị phân loại đó. Các cá thể của loài này chỉ còn được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh nhân tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của con người. + Cực kì nguy cấp (CR): là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc nòi được coi là cực kỳ nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần. + Nguy cấp (EN): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài bị coi là Nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp. + Sắp nguy cấp (VU): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc nòi bị đánh giá là sắp nguy cấp khi nó không nằm trong 2 bậc CR và Nguy cấp (EN) nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa. 6 + Sắp bị đe dọa: là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc nòi bị đánh giá là Sắp bị đe dọa khi nó sắp phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa. + Ít lo ngại (Least Concern) - Ic: Bao gồm các taxon không được coi là phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe dọa. + Thiếu dẫn liệu (Data Deficient) - DD: Một taxon được coi là thiếu dẫn liệu khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp về nguy cơ tuyệt chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể. + Không được đánh giá (Not Evaluated) - NE: Một taxon được coi là không đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu chuẩn phân hạng. Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN và các tài liệu kế thừa của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén cho thấy: tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén tồn tại rất nhiều loài động, thực vật được xếp vào các cấp bảo tồn CR, EN, VU,… cần được bảo tồn nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Cho nên việc nghiên cứu một số loài thực vật quý hiếm đặc biệt là loài cây Thông tre lá ngắn tại Xã Ca Thành và đề xuất các phương thức bảo tồn các loài thực vật quý hiếm nói chung và loài Thông tre lá ngắn nói riêng, nhằm tránh khỏi sự mai một của các loài thực vật quý hiếm và nguồn gen của chúng là điều hết sức cần thiết. Đây là cơ sở khoa học đầu tiên giúp tôi tiến đến nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Để công tác bảo tồn có thể đạt được kết quả cao với một loài nào đó thì việc đi tìm hiểu kỹ tình hình phân bố, hiện trạng nơi phân bố là điều cấp thiết nhất. Ở xã Ca Thành, Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén, tôi đi tìm hiểu một số đặc điểm sinh học loài Thông tre lá ngắn, thống kê số lượng, tình hình sinh trưởng và đặc điểm sinh thái học của loài tại địa bàn nghiên cứu. Đây là cơ sở thứ hai để tôi thực hiện nghiên cứu của mình. 7 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. 2.2.1. Lịch sử phát triển và tình hình nghiên cứu trên thế giới G. N. Baur (1964) đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng nói riêng, trong đó đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác giả đưa ra các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh cải thiện rừng. [1] P. Odum (1971) [6] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley (1935). Khái niệm sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học. Công trình nghiên cứu của R. Catinot (1965) [7], J. Plaudy (1987) [8] đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến. Các loại nghiên cứu về cây Muồng trắng là một loài rau đậu thuộc họ Fabaceae. Loài này có ở Trung Quốc và Việt Nam. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Sách đỏ IUCN hay gọi tắt là Sách đỏ (tiếng Anh là IUCN Red List of Threatened Species, IUCN Red List hay Red Data List) [2] là danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới. Danh sách này được giám sát bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources, IUCN). Vulnerable A2acd; B2ab(ii,iii,iv,v) ver 3.1. viết tắt (VU A2acd; B2ab(ii,iii,iv,v) The IUCN Red List of Threatened Species (2014) http://www.iucnredlist.org/[18] 8 2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Ngũ Phương (1970)[9] đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về tình hình rừng miền Bắc Việt Nam từ năm 1961 đến 1965. Nhân tố cấu trúc đầu tiên mà ông nghiên cứu là tổ thành và thông qua đó một số quy luật phát triển của hệ sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng ngoài thực tiễn sản xuất. Ngoài ra tác giả còn nhận xét “ Rừng tự nhiên dưới tác động của con người khai thác nương rẫy lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã tự nó phất triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng sẽ có thể phục hồi gần giống dạng ban đầu. Từ năm 1962 - 1967 Cục điều tra quy hoạch rừng (nay là Viện Điều tra quy hoạch rừng) đã điều tra tái sinh tự nhiên trên một số vùng thuộc tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Yên Bái và Quảng Ninh với sự tư vấn của chuyên gia Hà Cự Trung - Trung Quốc. Phương pháp tiến hành là điều tra khu tiêu chuẩn điển hình của các trạng thái rừng, trên cơ sở sử dụng ô điều tra 2.000 m2 diện tích đo đếm tái sinh 100-125 m2 kết hợp với điều tra theo tuyến. Dựa vào các tài liệu đã thu thập ngoài rừng, các tác giả tiến hành phân tích, tính toán những chỉ tiêu cây đứng và cây tái sinh, phân chia các loại hình thực vật rừng và dựa trên cơ sở đó nhận xét thực trạng rừng, đánh giá tình hình tái sinh tự nhiên và đề xuất biện pháp kinh doanh. Thái Văn Trừng (1978) [5] đã xây dựng quan niệm “Sinh thái phát sinh quần thể ” trong thảm thực vật rừng nhiệt đới và vận dụng để xây dựng biểu phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam. Theo tác giả một công trình nghiên cứu về thảm thực vật mà không đề cập đến hoàn cảnh thì đó là một công trình 9 hình thức, không có lợi ích thực tiễn. Trong các nhân tố sinh thái thì ánh sáng là nhân tố quan trọng khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên cả ở rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh. - Nghiên cứu liên quan đến cây Muồng trắng Họ Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae), tên đồng ghĩa: Leguminosae (hay Fabaceae sensu lato) là một họ thực vật trong bộ Đậu. Đây là họ thực vật có hoa lớn thứ ba, sau họ Phong Lan và họ Cúc, với khoảng 730 chi và 19.400 loài.[3][4]Các loài đa dạng tập trung nhiều trong các phaân họ Trinh Nữ (Mimosoideae) và phân họ đậu (Faboideae), và chúng chiếm khoảng 9,4% trong tổng số loài thực vật hai lá mầm thực sự. Ước tính các loài trong họ này chiếm 16% các loài cây trong vùng rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ. Ngoài ra, họ này cũng có mặt nhiều ở các rừng mưa và rừng khô nhiệt đới ở châu Mỹ và châu Phi. Cho đến nay vẫn còn những tranh cãi về việc họ này bao gồm 3 phân họ hay tách các phân họ của nó thành các họ riêng biệt. Có rất nhiều thông tin về dữ liệu phân tử và hình thái học chứng minh họ Đậu là một họ đơn ngành.Quan điểm này được xem xét không chỉ ở cấp độ tổng hợp khi so sánh các nhóm khác nhau trong họ này và các quan hệ họ hàng của chúng mà còn dựa trên các kết quả phân tích về phát sinh loài gần đây dựa trên ADN. Các nghiên cứu này xác nhận rằng họ Đậu là một nhóm đơn ngành và có quan hệ gần gũi với các họ trong bộ Đậu là họ ViễnTrí (Polygalaceae), họ Suyên biển (Surianaceae), và họ Quillajaceae. Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu khoa học dược sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các quy định, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.ẩy 10 Muồng trắng Zeniainsignis cây gỗ nhỡ, cao 15 - 20 m, Lá kép lông chim một lần lẻ có 19 – 27 lá chét, mọc cách,hình mác thuôn tròn ở gốc nhọn ở đầu, dài 5 - 9 cm, rộng 1,5 – 3 cm hơi có lông ở mặt trên phủ đầy lông và có màu nhạt hơn, ở mặt dưới có 6 – 20 đôi bậc 2 dính liền với nhau bởi các cung gân ở mép cuống lá chúng dài 25 – 45 cm, có lông chủ yếu ở gốc, lá kèm là thể chai to dần. Cụm hoa là chùy thưa ở tận cùng phủ đầy lông màu hung hung. Hoa lưỡng tính có 5 lá đài to không bằng nhau dài 10 – 12 mm, rộng 5 – 6mm có lông ở mặt ngoài. Cánh hoa 5, hình trứng ngược, dài 8 – 12 mm,rộng 5 – 6 mm, nhị 4, chỉ nhị tự do và có lông. Bầu có cuống dài 4 mm phần mang noãn dài 6 mm, có lông ở 2 mép.Quả hình bầu dục thuôn, dài 10 – 15 cm, rộng 3 – 4 cm khô tự mở khi chín, có một cánh rộng 5 mm ở bụng, trong mỗi quả thường có 4 hạt phần hình tròn, dẹt dài 9 mm, rộng 7 mm màu nâu đen bóng. Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, mưa ẩm, ở độ cao 500 - 2000m. Phân bố ở: Việt Nam (Cao Bằng, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bắc Giang, Quảng Trị, Đà Nẵng), Hà Giang, Trung Quốc. Loài có nguồn gen hiếm; dùng để đóng đồ dùng thông thường, cây có dáng đẹp có thể trồng làm cây đường phố hay cây che bóng cho một số cây công nghiệp như Cà phê, Chè... [19] 2.3. Điều kiện cơ sở của địa phương nơi tiến hành chuyên đề 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2.3.1.1. Vị trí địa lý Xã Ca Thành là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Nguyên Bình, xã nằm về phía tây của huyện, cách thị trấn Nguyên Bình 36km và cách thị xã Cao Bằng 81 km về phía tây, có diện tích tự nhiên là 8714 ha và có vị trí địa lý như sau : - Phía đông giáp xã Vu Nông và Yên Lạc. - Phía bắc giáp xã Yên Lạc và huyện Bảo Lạc. 11 - Phía tây giáp xã Mai Long và thị trấn Tĩnh Túc. - Phía nam giáp xã Bằng Thành,huyện Pác Nặm,tỉnh Bắc Kạn. 2.3.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn Địa hình: Phần lớn diện tích xã Ca Thành là các núi đá vôi với địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, xen kẽ giữa những dải đồi núi là các thung lũng tương đối bằng phẳng. Đồi núi có độ cao và độ dốc lớn. Khí hậu: Xã Ca Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc thù của khí hậu miền núi phía bắc. Mùa đông có khí hậu gió mùa đông bắc thổi về đem theo khí hậu lạnh kèm theo mưa phùn gây ra hiện tượng băng giá, sương muối và tuyết,độ ẩm không khí thấp. Mùa hè nóng, lượng mưa và độ ẩm cao, đôi khi có lốc xoáy cục bộ và mưa đá xảy ra. Khí hậu có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô. - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. - Mùa mưa từ tháng 1 đến tháng 4 năm sau có nhiệt độ thấp và ít mưa. Nhiệt độ. - Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C. - Nhiệt độ cao nhất trong năm là 360C. - Nhiệt độ thấp nhất trong năm là 00C. Thủy văn: Địa bàn xã chỉ có một con sông nhỏ do nguồn từ xóm Nộc Soa, Khuổi Ngọa chảy qua xã từ phía Tĩnh Túc sang huyện Bảo Lạc. Đây là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân 2.3.1.3. Đặc điểm địa hình, đất đai Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc-Phia Đén chủ yếu là kiểu địa hình trung bình và núi cao mấp mô lượn song tạo thành những giải đất xen kẽ núi đã vôi và bị chia cắt bởi nhiều khe suối. Độ dốc lớn .Địa hình địa cao nhất ở phía bắc và thoải dần xuống ở phía nam. Là nơi phát nguyên của nhiều con suối chính của huyện Nguyên Bình như: sông Nhiên, sông Năng, sông Thể
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng