Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây vàng tâm (magnolia fordiana) làm cơ sở c...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây vàng tâm (magnolia fordiana) làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc phia đén tỉnh cao bằng

.PDF
75
289
141

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN VĂN ĐỨC “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY VÀNG TÂM (magnolia fodiana) LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC BẢO TỒN CÁC LOÀI THỰC VẬT QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PHIA OẮC – PHIA ĐÉN TỈNH CAO BẰNG’’. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 20011 – 2015 Thái nguyên, năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại những kiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo ThS. Nguyễn Tuấn Hùng , tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Vàng tâm (Magnolia fordiana) làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén tỉnh Cao Bằng” Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo ThS. Nguyễn Tuấn Hùng và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành lãnh đạo khu bảo tồn Phia Oắc – Phia Đén và người dân địa phương tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Tuấn Hùng , xin cảm ơn các ban đạo, các cán bộ kiểm lâm khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén và bà con trong khu bảo tồn đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên,tháng năm 2015 Sinh viên Trần Văn Đức ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015 XÁC NHẬN CỦA GVHD Đồng ý cho bảo vệ kết quả Người viết cam đoan trước Hội đồng khoa học! Trần Văn Đức ThS. Nguyễn Tuấn Hùng XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên) i MỤC LỤC Trang PHẦN 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu ................................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ................................................................ 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ....................................... 5 2.2.1. Lược sử phát triển và tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................ 5 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................... 10 2.3. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế của khu vực nghiên cứu ................ 15 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu. .............................................. 15 2.3.2. Tình hình dân cư, kinh tế ..................................................................... 19 2.3.4. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................... 23 2.4. Những thách thức và cơ hội .................................................................... 24 2.4.1. Cơ hội và thuận lợi trong bảo tồn và phát triển bền vững..................... 24 2.4.2. Khó khăn và thách thức trong bảo tồn và phát triển bền vững ............. 25 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................ 26 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 26 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 26 3.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 26 3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 27 3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 27 3.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................... 29 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ......................................... 34 4.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây. ................. 34 4.1.1. Sự hiểu biết của người dân về loài cây Vàng tâm. ............................... 34 4.1.2. Đặc điểm sử dụng loài cây Vàng Tâm ................................................. 36 ii 4.2. Đặc điểm về phân loại của loài trong hệ thống phân loại ........................ 36 4.2.2. Đặc điểm hình thái thân cây ................................................................ 36 4.2.3. Đặc điểm cấu tạo hình thái lá............................................................... 38 4.2.4. Đặc điểm cấu tạo hoa, quả ................................................................... 38 4.3. Một số đặc điểm sinh thái nơi loài Vàng tâm phân bố. ........................... 40 4.3.1. Đặc điểm độ tàn che nơi loài Vàng tâm phân bố .................................. 40 4.3.2. Đặc điểm tầng cây cao ......................................................................... 41 4.3.3. Đặc điểm về tái sinh của loài ............................................................... 41 4.3.4. Đặc điểm cây bụi, dây leo và thảm tươi nơi có loài Vàng tâm phân bố 43 4.3.5. Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố..................................... 45 4.4. Đặc điểm phân bố của loài...................................................................... 46 4.4.1. Đặc điểm phân bố trong các trạng thái rừng ........................................ 46 4.4.2. Đặc điểm phân bố theo độ cao ............................................................. 47 4.5. Sự tác động của con người đến khu vực nghiên cứu và động vật ............ 47 4.6. Đề xuất một số biện pháp phát triển và bảo tồn loài................................ 50 4.6.1.Đề xuất biện pháp bảo tồn .................................................................... 50 4.6.2. Đề xuất giải pháp phát triển loài .......................................................... 52 PHẦN 5 KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ........................................ 53 5.1. Kết luận .................................................................................................. 53 5.2. Kiến nghị. ............................................................................................... 54 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐDSH : Đa dạng sinh học LSNG : Lâm sản ngoài gỗ OTC : Ô tiêu chuẩn IUCN : Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế UBND : Ủy Ban Nhân Dân GVHD : Giáo viên hướng dẫn KBT : Khu bảo tồn CTTC : Công thức tổ thành chung iv DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1. Thân cây Vàng tâm ........................................................................ 37 Hình 4.2. Lá Vàng tâm .................................................................................. 38 Hình 4.3 Quả Vàng Tâm ............................................................................... 39 Hình 4.4. Hoa Vàng tâm .................................................................................39 Hình 4.5. Nụ hoa Vàng tâm ........................................................................... 39 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Thống kê sự hiểu biết của người dân về loài cây Vàng Tâm..........35 Bảng 4.2. Kích thước thân loài cây Vàng tâm ............................................... 37 Bảng 4.3. Đo đếm kích thước lá .................................................................... 38 Bảng 4.4. Đặc điểm độ tàn che nơi có loài cây Vàng tâm .............................. 40 Bảng 4.5. Công thức tổ thành sinh thái tầng cây gỗ ....................................... 41 Bảng 4.6. Kết quả tổng hợp điều tra phẫu diện đất ........................................ 45 Bảng 4.7. Độ che phủ cây bụi trong OTC nơi có cây Vàng tâm phân bố ....... 44 Bảng 4.8. Độ che phủ của dây leo và thảm tươi trong OTC nơi có cây Vàng tâm phân bố .................................................................................................. 44 Bảng 4.9 Công thức tổ thành tái sinh nơi có loài vàng tâm phân bố .............. 42 Bảng 4.10. Nguồn gốc tái sinh cây Vàng tâm ................................................ 42 Bảng 4.11 Mật độ tái sinh của loài Vàng tâm ở 2 OTC (16,17) ..................... 43 Bảng 4.12. Chất lượng tái sinh cây Vàng tâm ................................................ 43 Bảng 4.13. Phân bố theo các trạng thái rừng................................................. 46 Bảng 4.14 Phân bố sinh trưởng theo độ cao của loài ..................................... 47 Bảng 4.15. Tổng hợp số liệu tác động của con người và vật nuôi trên các tuyến đo ........................................................................................................ 48 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của trái đất nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng. Ngoài chức năng cung cấp những lâm sản phục vụ nhu cầu của con người, rừng còn có chức năng bảo vệ môi trường sinh và rừng là nơi lưu giữ các nguồn gen động thực vật phục vụ cho cho các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. Rừng có được những chức năng đó là nhờ có đa dạng sinh học (ĐDSH). ĐDSH là một trong những nguồn tài nguyên quí giá nhất, vì nó là cơ sở của sự sống còn, thịnh vượng và tiến hoá bền vững của các loài sinh vật trên hành tinh chúng ta. Nhưng hiện nay dân số thế giới tăng, nhu cầu về lâm sản tăng dẫn đến khai thác rừng quá mức và không khoa học làm cho diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng kéo theo suy giảm ĐDSH. Chính vì vậy loài người đã, đang và sẽ phải đứng trước một thử thách, đó là sự suy giảm về ĐDSH dẫn đến làm mất trạng thái cân bằng của môi trường kéo theo là những thảm họa như lũ lụt, hạn hán, lở đất, gió bão, cháy rừng, ô nhiễm môi trường sống, các căn bệnh hiểm nghèo… xuất hiện ngày càng nhiều. Tất cả các thảm họa đó là hậu quả, một cách trực tiếp hay gián tiếp của việc suy giảm ĐDSH. Việt Nam được coi là một trong những trung tâm ĐDSH của vùng Đông Nam Á. Từ kết quả nghiên cứu về khoa học cơ bản trên lãnh thổ Việt Nam, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đều nhận định rằng Việt Nam là một trong 10 quốc gia ở Châu Á và một trong 16 quốc gia trên thế giới có tính đa ĐDSH cao do có sự kết hợp của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, tài nguyên rừng Việt Nam đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng do nhiều các nguyên nhân khác nhau như nhu cầu lâm sản ngày càng tăng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác quá mức, không đúng 2 kế hoạch, chiến tranh… Theo số liệu mà Maurand P. công bố trong công trình “Lâm nghiệp Đông Dương” thì đến năm 1943 Việt Nam còn khoảng 14.3 triệu ha rừng tự nhiên với độ che phủ là 43.7% diện tích lãnh thổ. Quá trình mất rừng xảy ra liên tục từ năm 1943 đến đầu những năm 1990, đặc biệt từ năm 1976 -1990 diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh, chỉ trong 14 năm diện tích rừng giảm đi 2.7 triệu ha, bình quân mỗi năm mất gần 190 ngàn ha (1.7%/năm) và diện tích rừng giảm xuống mức thấp nhất là 9.2 triệu ha với độ che phủ 27.8% vào năm 1990 (Trần Văn Con, 2001). Việc mất rừng, độ che phủ giảm, đất đai bị suy thoái do xói mòn, rửa trôi, sông hồ bị bồi lấp, môi trường bị thay đổi, hạn hán lũ lụt gia tăng, ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống của nhiều vùng dân cư. Mất rừng còn đồng nghĩa với sự mất đi tính đa dạng về nguồn gen động thực vật. Núi đá vôi là hệ sinh thái rất đặc biệt của nước ta, nó chứa đựng một nguồn tài nguyên sinh học vô cùng quí giá. Nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén tỉnh Cao Bằng là một đơn vị địa lý sinh vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của cộng đồng trong việc duy trì tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên trong thực tế nguồn tài nguyên rừng tại đây đang bị tác động mạnh bởi sức ép dân số xung quanh. Chính vì vậy, công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen quý cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác tại Khu bảo tồn đã được tỉnh Cao Bằng rất quan tâm. Từ khi thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén tỉnh Cao Bằng đã có một số cuộc điều tra, đánh giá tài nguyên rừng, bước đầu cũng đã đánh giá được giá trị, tiềm năng và ý nghĩa của một khu bảo tồn. Chính vì vậy để ngăn ngừa sự suy thoái ĐDSH này Việt Nam đã tiến hành công tác bảo tồn khá sớm và hiện nay cả nước có khoảng 128 khu bảo tồn nhằm gìn giữ nguồn gen của địa phương, là cơ sở quyết định cho sự phát triển hệ sinh thái nông 3 nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp đa dạng và bền vững. Cũng như các khu bảo tồn khác, khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén tỉnh Cao Bằng là nơi lưu giữ những nguồn gen và các loài động thực vật có giá trị, đặc biệt loài Vàng tâm. Để tìm hiểu một số loài động thực vật đó tôi tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp nhằm: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Vàng tâm (Magnolia fordiana) làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén tỉnh Cao Bằng”. 1.2. Mục tiêu - Tìm hiểu sự hiểu biết của người dân địa phương về loài Vàng tâm trong khu vực nghiên cứu - Xác định một số đặc hình thái và sinh thái của loài Vàng tâm, từ đó đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và phát triển loài cây vàng tâm. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Việc nghiên cứu giúp tôi củng cố lại và bổ sung thêm kiến thức đã học. Qua đó giúp tôi làm quen với việc nghiên cứu khoa học, viết và trình bày báo cáo khoa học. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Thấy được sự đa dạng của các loài thực vật quý hiếm tại khu vực nghiên cứu, và sự suy giảm của các loài thực vật trong những năm qua, từ đó đánh giá được sự tác động của con người đối với tài nguyên rừng. - Đưa ra một số biện pháp nhằm bảo tồn các loài thực vật quý hiếm nói riêng và khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén tỉnh Cao Bằng nói chung. - Đây là tài liệu tham khảo cho mọi người có nhu cầu tìm hiểu về các vấn đề nêu trong đề tài 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu Dựa các điều kiện thuận lợi đã tạo cho Việt Nam trở thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất nước. Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ Việt Nam cũng đã công bố Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Sách đỏ IUCN công bố văn bản năm 2004 (Sách đỏ 2004) vào ngày 17 tháng 11, năm 2004. Văn bản này đã đánh giá tất cả 38.047 loài, cùng với 2.140 phân loài, giống, chi và quần thể. Trong đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng nguy cơ tuyệt chủng gồm 7.180 loài động vật, 8.321 loài thực vật và 2 loài nấm. Các loài được xếp vào các bậc theo các tiêu chí về mức độ đe dọa tuyệt chủng như tốc độ suy thoái, kích thước quần thể, phạm vi phân bố và mức độ phân tách quần thể và khu phân bố [18]. * Nhóm các loài tuyệt chủng: + Tuyệt chủng ( EX). + Tuyệt chủng trong tự nhiên( EW). * Nhóm các loài bị đe dọa + Cực kì nguy cấp( CR). + Nguy cấp (EN). + Sẽ nguy cấp (VU). 5 * Nhóm các loài ít nguy cấp (LR). - Phụ thuộc bảo tồn (cd). - Sắp bị đe dọa (nt). - Ít lo ngại: Least Concern (lc). + Thiếu dữ liệu: Data Deficient (DD). + Không được đánh giá: Not Evaluated (NE). Trong nghị định 32/2006/NĐ-CP. Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Thực vật, động vật rừng chia thành 2 nhóm sau: +) Nhóm I: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. +) Nhóm II: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Dựa vào phân cấp bảo tồn loài và đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén tỉnh Cao Bằng có rất nhiều loài động thực vật được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN và VU và nghị định 32/2006/NĐ-CP [4] cần được bảo tồn nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, một trong những loài thực vật cần được bảo tồn gấp đó chính là loài cây Vàng tâm tại khu bảo tồn, đây là cơ sở khoa học quan trọng thúc đẩy tôi tiến đến nghiên cứu và thực hiện đề tài. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Lược sử phát triển và tình hình nghiên cứu trên thế giới Trong thiên nhiên cây rừng đã đa dạng về loài lại còn đa dạng về hình thái. Chúng tồn tại và phát triển trong các trạng thái rừng khác nhau, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố hoàn cảnh trong thời gian dài. Vì vậy, các đặc tính của cây rừng có thể được phát hiện chính xác và đầy đủ khi tìm hiểu chúng trên quan điểm động và trong mối quan hệ nhiều bên. Để nhận biết cây rừng, xác định các đối tượng nghiên cứu, cần vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu về phân loại thực vật học nhưng để quản lý và bảo vệ loài cây rừng hoặc tìm hiểu khả năng đáp ứng của nó trong 6 sản xuất thì các phương pháp nghiên cứu dựa vào hình thái học và sinh thái học giữ vai trò chủ đạo. Hình thái thực vật học là phương pháp nghiên cứu hình dạng bên ngoài của cơ thể thực vật, để nhận biết cây rừng phải dựa vào đặc điểm của cây: hình thái và cấu trúc hình thái là đặc điểm dễ thấy và được dùng nhiều nhất. Tuy nhiên chỉ những đặc điểm tương đối ổn định, phản ảnh bản chất loài mới giúp ích cho việc nhận biết chúng, các đặc điểm khác ngược lại lại gây sự nhầm lẫn, ở các tuổi sống trong các hoàn cảnh khác nhau, hình thái một số loài cây cũng biến dạng nhất định, nắm chắc diễn biến đó không những có thể giúp nhận biết ở bất cứ tuổi nào mà còn có thể đoán định các giai đoạn phát triển và nhu cầu sinh thái tương ứng của cây [7]. Hiện tượng học hay còn gọi là vật hậu học là khoa học nghiên cứu động thái của thực vật nghiên cứu các hiện tượng sinh học xảy ra có tính chu kỳ của thực vật tương ứng với diễn biến của thời tiết và khí hậu nơi chúng sinh sống. Quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật không thể tách rời các nhân tố hoàn cảnh. Vì vậy ở một vùng nhất định các biểu hiện có tính chu kỳ của thời tiết, khí hậu và sinh trưởng phát triển của cây rừng có quan hệ mật thiết và có quy luật. Nhờ mối quan hệ đó người ta có thể dự báo thời tiết qua các biểu hiện của thực vật và ngược lại các thông tin dự báo thời tiết lại là cơ sở cho việc đoán định nhu cầu sinh thái của cây, xác định các biện pháp kỹ thuật hợp lý và kịp thời [7]. Ngoài các đặc điểm về hình thái và vật hậu thì các đặc điểm về khu phân bố cũng có vai trò rất quan trọng nó không những có thể hỗ trợ cho công tác phân loại thực vật, xác định đặc tính sinh thái, nghiên cứu khu hệ thực vật và thảm thực vật mà còn là cơ sở cho việc xác định phương hướng và biện pháp kĩ thuật cụ thể trong công tác quản lý và sản xuất kinh doanh rừng. 7 Sinh thái thực vật là nghiên cứu tác động qua lại giữa thực vật với ngoại cảnh, các loài cây thực vật thích ứng và hình thành những tính sinh thái riêng dần dần những đặc tính được di truyền và trở thành nhu cầu của cây đối với hoàn cảnh. Trong một giai đoạn nhất định, ở nơi nào cây sinh trưởng phát triển tốt chính là lúc cây đang sống trong hoàn cảnh sinh thái thích hợp, hoàn cảnh đã đáp ứng được nhu cầu sinh thái và đã có ảnh hưởng tốt tới sự phát triển của loài và ngược lại bản thân thực vật cũng có ảnh hưởng tới hoàn cảnh sống của nơi chúng sinh sống [7]. Chúng ta tìm hiểu đặc tính sinh thái của loài cây để gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ đồng thời lợi dụng đặc tính ấy để cải tạo tự nhiên trong hoàn cảnh sinh thái có bốn yếu tố chủ đạo: Nhân tố khí hậu, nhân tố đất, nhân tố địa hình và nhân tố sinh vật. Nhân tố khí hậu là nhân tố cơ bản của ngoại cảnh có ảnh hưởng rõ đến sinh thái và phân bố địa lý của thực vật đồng thời có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm khả năng sinh trưởng, tái sinh và tính chống chịu của sinh vật các nhân tố chính: nhiệt độ, ánh sáng, nước, độ ẩm, không khí và gió. Và các nhân tố khác cũng vậy nó đều có tác dụng hai mặt tới sinh vật nếu tất cả các nhân tố và điều kiện tốt, thích hợp thì sinh vật sinh trưởng phát triển tốt và ngược lại các nhân tố điều kiện không tốt hoặc không thích hợp với sinh vật thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sinh vật làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển, không đạt được các mục tiêu đề ra. Chính vì vậy chúng ta phải nghiên cứu thật kỹ các nhân tố để tìm ra được các điều kiện và môi trường thích hợp nhất đối với các sinh vật. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài làm cơ sở cho việc quản lý và bảo tồn loài ngoài ra còn là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh học tác động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh rừng rất được các nhà khoa quan tâm nghiên cứu. Với mục tiêu đó tôi 8 tiến hành thực hiện nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cây Vàng tâm để đưa ra biện pháp bảo tồn và duy trì nguồn gen. Sau đây là một số nghiên cứu về cây Vàng tâm. Vàng tâm có tên khoa học là Manglietia fordiana Oliv. (1891) hay còn có tên đồng nghĩa là Magnolia fodiana (Oliv.) Hu (1924) là cây gỗ nhỡ thuộc chi Mỡ (Manglietia blume), họ Ngọc lan (Magoliaceae). Trên thế giới hiện nay có một số khuynh hướng hệ thống phân loại khác nhau đang được áp dụng cho họ Ngọc lan. Tuy nhiên, cho tới nay tên gọi Manglietia fordiana Oliv. Thuộc chi Mỡ (Manglietia blume) vẫn đang được các nhà thực vật học sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và các nước lân cận. Đặc điểm của Họ Ngọc Lan (Magnoliaceae) bao gồm những loài cây thân gỗ hoặc cây bụi, thường xanh hoặc rụng lá, hoa thường lưỡng tính cùng gốc ít khi có hoa đơn tính khác gốc hoặc đơn tính cùng gốc. Cây thường có lá kèm bao chồi búp, sớm rụng và để lại sẹo hình khuyên trên cành. Lá đơn, mọc cách hiếm khi mọc đối, đôi khi lá mọc tập trung ở đầu cành. Hệ gân lông chim, mép lá nguyên, hiếm khi xẻ thùy. Hoa đơn độc, ở nách lá, hoa lớn; các thành phần của hoa nhiều, chưa phân hóa và được xếp trên một đế hoa lồi; hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Lá noãn và nhị hoa rất nhiều, xếp xoắn hình xuyến. Hoa thường có 2-14 lá noãn xếp xoắn lại, sau khi được thụ phấn sẽ tạo thành quả đại kép. Họ Ngọc lan có khoảng 17 chi với 300 loài chủ yếu phân bố ở Đông Nam Á và Trung Mỹ [18]. Chi Mỡ (Manglietia blume) chủ yếu là những loài cây thân gỗ, thường xanh hiếm khi rụng lá (chỉ trừ cây (Manglietia decidua) . Cây có lá kèm lớn, sớm rụng và để lại sẹo ở cuống lá. Lá đơn, mọc cách, mép lá nguyên. Hoa đơn độc, lưỡng tính, mọc ở đầu cành. Hoa có 9-13 cánh, xếp xoắn thành nhiều vòng, vòng ngoài cùng cánh hoa thường mỏng hơn. Nhị nhiều, rời, chỉ nhị ngắn, bao phấn thuôn dài. Nhụy gồm nhiều lá noãn rời khép kín nhưng chưa 9 rõ bầu, vòi và đầu nhụy. Các bộ phận thường xếp xoắn ốc ít khi xếp vòng trên đế hoa lồi. Quả đại kép, gồm nhiều đại rời, xếp cạnh nhau. Quả có dạng hình cầu, hình trứng hoặc elip. Vỏ quả khi chín hóa gỗ, cứng. Mỗi quả đại thường có 4 hạt trở lên. Chi Manglietia có khoảng 40 loài phân bố ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Á, trong đó có 27-29 loài (15-17 loài đặc hữu) phân bố tại Trung Quốc [18]. Trong đó có thể kể tới những loài như [18]: Manglietia aromatica, Dandy Manglietia Grandis, Hu & Cheng Manglietia Megaphylla, Hu & Cheng Manglietia Ovoidea, Hung T. Chang Manglietia Sinica, (Law) B.L.Chen & Noot. Manglietia calcarea Manglietia decidua Manglietia longipedumculata Manglietia rufibarbata Manglietia glaucifolia Manglietia conifera Manglietia hongheensis Manglietia ventii Manglietia zhengyiana Manglietia caveana Manglietia duclouxii Manglietia forrestii * Đặc điểm hình thái, sinh thái loài Vàng tâm Theo tài liệu mô tả các loài thực vật của Trung Quốc thì Vàng tâm (Manglietia fordiana Oliv.) là cây gỗ nhỡ. Vỏ màu nâu xám nhạt. Cành non 10 và chồi non có phủ lông màu nhạt. Cây ra hoa tháng 4-5, quả chín tháng 9-10, Vàng tâm khi còn nhỏ là cây chịu bóng, khi lớn lại là cây ưa sáng. Môi trường cho cây phát triển thích hợp nhất ở những nơi có khí hậu ấm áp, ẩm ướt và đất chua vẫn còn tính chất đất. Tăng trưởng kém trong mùa khô và nóng. Một mức độ nhất định kháng lạnh, tuyệt đối nhiệt độ từ -7.6 đến -6.8 độ C [22], [27]. * Phân bố: Phân bố tại An Huy, Chiết Giang, Phúc Kiến, Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam, Giang Tây [21], [27]. * Giá trị sử dụng: Ngoài giá trị về chất lượng gỗ rất tốt có khả năng chống mối mọt, dùng chế biến đồ mộc, đồ gia dụng sử dụng trong gia đình. Thì các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã dùng vỏ cây Vàng tâm để điều chế thuốc chữa chán ăn, đầy hơi, tắc mạch khó chịu ở bụng, quản trị sản phẩm thực phẩm thượng vị đau bụng, tiêu chảy, ho khan ngoài ra còn được trồng làm cây phong cảnh [23], [27]. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở nước ta, nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài cây bản địa đã có khá nhiều nhưng còn tản mạn, có thể tổng hợp một số thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sau: Vũ Văn Cần (1997) [5] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài cây Chò đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, ngoài những kết luận về đặc điểm phân bố, hình thái, vật hậu, tái sinh tự nhiên, đặc điểm lâm phần có Chò đãi phân bố... tác giả cũng đưa ra những kỹ thuật tạo cây con từ hạt đối với loài cây Chò đãi. Lê Phương Triều (2003) [15] đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học vật hậu của loài Trai lý tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, tác giả đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, vật hậu và sinh thái loài cây, ngoài ra tác giả còn kết luận là: có thể dùng hàm khoảng cách để biểu thị phân bố N-D1.3, N-Hvn, các mối quan hệ H-D1.3, Dt-D1.3. 11 Tóm lại kết quả của những công trình nghiên cứu như trên là cơ sở lựa chọn nội dung thích hợp để tham khảo và vận dụng trong đề tài nghiên cứu đặc điểm sinh học loài Vàng tâm từ đó đưa ra các biện pháp bảo tồn. * Nghiên cứu về cây Vàng tâm +) Tên gọi, phân loại Vàng tâm hay Giổi ford là cây thân gỗ, có tên khoa học là Manglietia fordiana Oliv. thuộc chi Mỡ (Manglietia blume), họ Ngọc Lan (Magoliaceae) [14], [19]. Vàng tâm còn có tên khoa học đồng nghĩa là Magnolia fordiana (Oliv.) Hu, Manglietia dandyi (Gagnep.); Dandy in Nelsson,1974.; theo Synonym: Manglietia moto Dandy, 1928; Mangnolia dandyi Ganep.1939. Theo Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyền (2000) [6] Vàng tâm là cây thân gỗ có tên khoa học là Manglietia fordiana Oliv., thuộc chi Manglietia, họ Ngọc lan Magoliaceae. Đặc điểm chung của họ Ngọc lan là: Cây lớn, nhỡ hoặc nhỏ, thân thường có tế bào chứ tinh dầu thơm. Vỏ nhẵn màu xám vàng. Cành non thường xanh lục. Lá đơn, mép nguyên ( ít khi xẻ thùy) mọc cách. Lá kèm to, bao chồi, hình búp, khi rụng thường để lại sẹo vòng quanh cành. Hoa to, lưỡng tính, mọc lẻ ở đầu cành hoặc nách lá. Bao hoa nhiều cánh, chưa phân hóa rõ đài tràng. Nhị nhiều, rời, chỉ nhị ngắn, bao phấn thuôn dài. Nhụy gồm nhiều lá noãn rời khép kín nhưng chưa rõ bầu, vòi và đầu nhụy. Các bộ phân thường xếp xoắn ốc ít khi xếp vòng trên đế hoa lồi. Quả đại kép, gồm nhiều đại rời, xếp cạnh nhau. Hạt có dây rốn dài, chứa nhiều nhũ dầu. Gồm 12 chi, 210 loài phân bố ở nhiệt đới và á nhiệt đới bắc bán cầu, thường tập trung ở Đông Nam Á Và Đông Nam Mỹ. Ở Việt Nam có thể gặp 10 chi với 35 loài [7], [23], [24]. 12 Theo Phạm Hoàng Hộ (1999) thì Vàng tâm hay còn có tên gọi khác là Giổi, là cây thân gỗ có tên khoa học là Manglietia fordiana Oliv. thuộc chi Manglietia họ Dạ hợp (Magoliaceae) [11]. Mặc dù còn một số sự khác biệt về tên gọi và phân loại về khoa học của loài Vàng tâm. Tuy nhiên, các tác giả đều thống nhất: Vàng tâm là cây thân gỗ, thuộc họ Ngọc lan (Magoliaceae) và tên khoa học là Manglietia fordiana Oliv. đã được các nhà thực vật của Việt Nam thống nhất sử dụng trong cuốn tài liệu “Tên cây rừng Việt Nam” xuất bản 2000. +) Đặc điểm hình thái, sinh thái Theo Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyền thì Vàng tâm là loài cây gỗ nhỡ, cao tới 20m, đường kính 70-80cm vỏ nhẵn màu xám bạc. Cành non phủ lông tơ màu nâu óng ánh. Lá dày, hình trứng ngược hay ngọn giáo ngược, dài 818cm, rộng 3-6,5cm, đầu lá nhọn gấp, đuôi hình nêm và men cuống, lúc non phủ lông thưa, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng bạc. Gân bên 11-13 đôi, cuống lá nâu đỏ dài khoảng 2cm. Hoa mọc lẻ ở đầu cành, có cuống dài 1,42cm, cánh bao hoa 9, màu trắng, xếp 3 vòng, 2 vòng trong ngắn. Nhị nhiều, trung đới hình tam giác. Lá noãn nhiều, rời, xếp xoắn ốc, mỗi lá noãn chứa 5 noãn. Quả đại kép hình trứng, dài 4-5,5cm có cuống ngắn và thô. Đại có mũi tù vỏ đại có nhiều nốt sần, khi chín hóa gỗ và có màu nâu. Vàng tâm sống tốt ở những nơi có khí hậu ẩm, ấm, đất hơi chua, độ phì cao, giai đoạn còn nhỏ cần che bóng, có thể gặp Vàng tâm mọc rải rác trong rừng rậm rạp thường xanh mưa mùa nhiệt đới [7]. Theo tài liệu về tra cứu thực vật rừng ở Việt Nam thì Vàng tâm là cây gỗ thường xanh, cao 25-30m, đường kính 70-80cm. Vỏ màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày 1cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá chất như da, dày, hính mác- bầu dục dày, dài 5-7cm, rộng 1,5-6,5cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá dài 1.4cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc ở đầu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng