Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng người dao tại ...

Tài liệu Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng người dao tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

.PDF
55
101
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- PHAN THANH THẮNG NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DAO TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP Thái Nguyên - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- PHAN THANH THẮNG NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DAO TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ : 8.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP NGƯỜI HD KHOA HỌC: TS. ĐỖ HOÀNG CHUNG Thái Nguyên - 2019 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Đặt vấn đề....................................................................................................................1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................................................4 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................4 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học...........................................................4 Ý nghĩa trong thực tiễn ...............................................................................................4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................5 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới ..................................................................5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................9 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................14 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................14 2.2. Thời gian nghiên cứu: ........................................................................................14 2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................14 2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................15 2.4.1. Kế thừa các tài liệu cơ bản ..............................................................................15 2.4.2. Phương pháp chuyên gia .................................................................................15 2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................15 2.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực vật học ............................................................19 2.4.5. Phương pháp nội nghiệp .................................................................................21 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................22 3.1. Các loài cây được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng làm thuốc tại khu vực nghiên cứu .................................................................................................................22 3.1.1. Danh mục các loài cây được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng làm thuốc ....22 3.1.2. Đặc điểm hình thái của một số cây dược liệu tiêu biểu được người dân tộc dao Định Hóa sử dụng thường xuyên .......................................................................23 3.2. Tri thức địa phương trong việc khai thác và sử dụng các loài cây thuốc ...........30 3.2.1. Tri thức địa phương trong việc khai thác các loài cây thuốc .........................30 3.2.2. Tri thức địa phương trong việc sử dụng các loài cây thuốc ...........................36 3.3. Các loài thực vật dùng để làm thuốc cần được bảo tồn, nhân rộng ...................42 3.4. Đề xuất một số giải pháp trong công tác bảo tồn và nhân rộng các loài cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc Dao ............................................................44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................46 Kết luận .....................................................................................................................46 Kiến nghị ...................................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................49 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được đánh giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú, đa dạng sinh vật, trong đó độ đa dạng về cây cỏ khoảng 10.386 loài thực vật có mạch đã được xác định, dự đoán có thể tới 12.000 loài, trong số này, nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm khoảng 30 (Trần Công Khánh, 2002, tr. 2). Nằm tại khu vực giao lưu các nền văn hóa ở các nước Đông Nam Á, Việt Nam còn là quốc gia đa dạng về các nền văn hóa của 54 dân tộc anh em sinh sống trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Với mức độ đa dạng về hệ thực vật văn hóa như vậy, chúng ta đang được kế thừa một kho tàng tài nguyên cây thuốc quý giá của các cộng đồng dân tộc khác nhau sử dụng trong công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế. Phần lớn cây thuốc Việt Nam mọc hoang dại ở vùng rừng núi - một vùng chiếm ¾ diện tích toàn lãnh thổ, là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân tộc thiểu số với khoảng 24 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số quốc gia. Chính sự đa dạng về tộc người cùng với sự khác biệt về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa trong từng cộng đồng dân tộc đã dẫn đến sự đa dạng những kinh nghiệm gia truyền trong việc chữa bệnh và cách sử dụng cây cỏ xung quanh mình làm thuốc chữa bệnh. Trong thời gian gần đây, thực vật là đối tượng đặc biệt được nhiều nhà khoa học quan tâm và cố gắng đánh giá đúng vị trí, vai trò chức năng sử dụng của nó trong nhiều lĩnh vực như thức ăn, thuốc chữa bệnh, trang phục, dụng cụ, các nghi lễ tôn giáo, môi trường… ở từng vùng địa phương khác trên thế giới. Trong đó, cây thuốc được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều nhất. Ngày nay, nền y học cổ truyền ở Việt Nam nói chung (bao gồm y học cổ truyền chính thống và y học cổ truyền bản địa của các dân tộc thiểu số) rất phát triển. Lịch sử y học cổ truyền chính thống Việt Nam ghi nhận nhiều danh y với những tác phẩm nổi tiếng như: Nguyễn Chí Thành (hiệu Minh Không, thế kỷ XII, 2 triều Lý) - “Nam dược thần hiệu” (trong đó có nói tới 579 - 630 loài cây làm thuốc); Nguyễn Bá Tĩnh (hiệu Tuệ Tĩnh, thế kỷ XIV, triều Trần) - “Hồng nghĩa giác tư y thư”; thời Lý Thái Tổ (1429), Phan Phù Tiên xuất bản cuốn “Bản thảo thực vật toàn yếu”; thế kỷ XVI, Lê Quý Đôn trong bộ “Vân đài loại ngữ” (1417) đã sơ bộ phân loại thực vật. Sau Lê Quý Đôn, Nguyễn Trữ đã đi sâu hơn về cây thuốc trong cuốn “Việt Nam thực vật học”; năm 1595, Lý Thời Chân xuất bản cuốn “Bản thảo cương mục” trong đó đề cập tới 1094 vị thuốc thảo mộc); Lê Hữu Trác (tức Hải Thượng Lãng Ông, thế kỷ XVIII, triều Lê) - “Hải thượng y tông tâm lĩnh”, v.v... Thế nhưng, về lịch sử y học cổ truyền bản địa của các dân tộc thiểu số trong những năm qua, dường như chưa thấy một công trình nghiên cứu nào. Các nhà dân tộc học, lịch sử trong và ngoài nước thường tập trung nghiên cứu về lịch sử, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán… của các dân tộc thiểu số mà ít ai quan tâm đến vấn đề y học cổ truyền bản địa của họ, chưa có một quyển sách nào ghi chép lại tên tuổi của những ông lang, bà mế nổi tiếng của các dân tộc thiểu số, cũng như kinh nghiệm chữa bệnh gia truyền của họ - một trong những bản sắc văn hóa, một trong những hoạt động kinh tế góp phần bảo đảm nhu cầu cuộc sống và phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Gần đây nhất, tác phẩm “Dân tộc H’Mông và thế giới thực vật” của Diệp Đình Hoa (1998) chỉ nói về mối quan hệ giữa người H’Mông và thực vật một cách khái quát, chung chung. Một số công trình của các nhà thực vật học, dược học, y học dành nhiều thời gian và tâm huyết vào công tác điều tra cơ bản nhằm kế thừa, phát hiện và khai thác nguồn tài nguyên quý giá này trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cũng như phát triển kinh tế (Sách“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi, 2006; “Cây thuốc Việt Nam” của lương y Lê Trần Đức, 1997;“Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, 1997). Như vậy, mặc dù đã thu được nhiều kinh nghiệm quý báu, xong vẫn còn rất nhiều cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc đó ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được khám phá. Thực tế cho thấy có nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Dao, Sán Dìu (Ba Vì, Tam Đảo), người Cao Lan (Tuyên Quang), người Cơ Ho, Raglai, Chăm 3 (Bình Thuận, Ninh Thuận)…, tuy không có lý thuyết âm dương, hàn nhiệt, ngũ hành, lục khí như y học cổ truyền Trung Quốc, hoặc như y học cổ truyền chính thống Việt Nam, nhưng từ lâu đời họ đã hình thành tập quán sử dụng thực vật, có những quan điểm riêng trong cách trị bệnh, có những cây thuốc quý báu và kinh nghiệm chữa bệnh rất hay mà chúng ta chưa từng biết đến. Trong khi đó hiện nay, do nhiều biến động lớn về nguồn tài nguyên cây thuốc cũng như nền văn hóa các dân tộc thiểu số, đặc biệt thời kỳ mở cửa phát triển kinh tế hàng hóa, trước sự xâm nhập ồ ạt của “thuốc tây” với nhiều ưu thế: tiện sử dụng, tác dụng nhanh đã làm nhiều người xem nhẹ giá trị chữa bệnh bằng những loại thuốc từ cây cỏ. Mặt khác, vì nhiều lý do, các ông lang, bà mế, những người biết cây thuốc và làm thuốc trong các cộng đồng dân tộc cũng chưa được chú ý, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc khai thác cây thuốc đi đôi với bảo tồn và truyền nghề cho các thế hệ sau. Chính vì vậy, hiện nay những cây thuốc quý đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng; sự thất truyền những tri thức y học bản địa quý báu, mà không phải dân tộc nào cũng có, là điều tất yếu. Trên thế giới, nhiều nước phát triển ở các nước Âu Mỹ đã để mất nền y học cổ truyền dân tộc bản địa của họ là một minh chứng. Mỗi dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em trên Đất nước ta đều mang trong mình những tri thức, những vốn quý riêng về Y học cổ truyền của riêng mình. Dân tộc Dao tại Định Hóa cũng không phải là ngoại lệ. Cùng với những nét văn hóa độc đáo, y học cổ truyền của dân tộc Dao nơi đây mang đậm bản sắc của tri thức bản địa, tạo nên sức lôi cuốn đặc biệt đối với những ai đam mê tìm tòi và khám phá cuộc sống. Sự độc đáo của những bài thuốc nơi đây chính là sự kết tinh của hồn thiêng sông núi bởi có những loài dược liệu đặc hữu chỉ có thể tìm thấy ở Định Hóa, nhiều loài cây trong số đó các chuyên gia cũng chưa thể nhận diện, định tên nhưng lại được bao thế hệ người Dao sử dụng để chữa bệnh cứu người. Cộng đồng người người Dao ở đây lưu giữ cả một kho tàng tri thức về chữa bệnh bằng cây cỏ. Khi còn sống trên núi cao, mỗi khi trong bản làng có ai đau ốm, họ tự chữa cho nhau bằng những cây thuốc quanh mình, đồng thời làm lễ cúng bái để “đuổi” bệnh đi. Tri thức về Y học cổ truyền được người Dao truyền miệng từ đời này sang đời khác và 4 chỉ phổ biến trong cộng đồng của họ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để ghi nhận và gìn giữ vốn kiến thức quý báu trong việc sử dụng cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc xuất phát từ lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng người Dao tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên" được thực hiện nhằm tìm ra giải pháp để bảo tồn và phát triển các loài thuốc có giá trị và kinh nghiệm sử dụng các bài thuốc của cộng đồng dân tộc. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Phát hiện được từ cộng đồng người Dao các bài thuốc, cây thuốc dân gian dùng để trị các loại bệnh thường gặp trong cuộc sống. - Lựa chọn được các bài thuốc, cây thuốc hay quan trọng để phát triển nhân rộng và bảo tồn trên cơ sở lựa chọn có sự tham gia của người dân. - Tư liệu hóa được tri thức sử dụng, một số bài thuốc gia truyền và những kinh nghiệm chữa bệnh của đồng bào dân tộc Dao từ các loài cây hoặc các bộ phận của cây sử dụng an toàn và có hiệu quả. - Tư liệu hóa được tri thức trong việc trồng, khai thác và chế biến cây thuốc của các cộng đồng người Dao ở khu vực nghiên cứu 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp học viên làm quen với việc nghiên cứu khoa học, cũng cố kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế; biết các thu thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm việc với cộng đồng thôn bản và người dân. 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Đề tài góp phần nghiên cứu về việc sử dụng các loài thực vật Lâm sản ngoài gỗ để làm thuốc nhằm bảo tồn nguồn tri thức địa phương. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới Trên thế giới, nhiều nước đã sử dụng nguồn Lâm Sản Ngoài Gỗ để làm thuốc, nhiều nước đã có nhiều đề tài nghiên cứu về thuốc và họ cũng đã sử dụng nhiều nguồn tài nguyên này xuất khẩu làm dược liệu và thu được nguồn ngoại tệ đáng kể. Đặc biệt là Trung Quốc, có thể khẳng định đây là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Vào thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đưa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm 1955 cuốn bản thảo này được in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đưa đến cho con người cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh . Năm 1954 tác giả Từ Quốc Hân đã nghiên cứu thành công công trình “Dược dụng thực vật cấp sinh lý học” cuốn sách này giới thiệu tới người đọc cách sử dụng từng loại cây thuốc, tác dụng sinh lý, hóa sinh của chúng, công dụng và cách phối họp các loại cây thuốc theo từng địa phương như “Giang Tô tỉnh tực vật dược tài chí”, “Giang Tô trung dược danh thực đồ thảo” “Quảng Tây trung dược trí” …(Dẫn theo Trần Hồng Hạnh,2000). Năm 1992, J.H.de Beer- một chuyên gia Lâm sản ngoài gỗ của tổ chức Nông lương thế giới khi nghiên cứu về vai trò của thị trường và của lâm sản ngoài gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn của Thảo quả đối với việc tăng thu nhập cho người dân sống trong khu vực rừng núi, nơi có phân bố Thảo quả nhằm xóa bỏ đói nghèo, đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội vùng núi và bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002). Lịch sử nghiên cứu về cây thuốc đã xuất hiện cách đây hàng nghìn năm. Nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ...) đã chú ý sử dụng cây thuốc trong phòng và chữa bệnh, đặc biệt phát triển rộng rãi ở các nước phương Đông. Tài liệu cổ về cây thuốc hiện còn lại không nhiều, tuy nhiên có thể coi năm 2838 trước Công nguyên (TCN) là năm hình thành bộ môn nghiên cứu cây thuốc và 6 dược liệu. Cuốn “Kinh Thần Nông” (Shén nong Bencạoing, vào thế kỷ I sau Công nguyên (SCN)) đã ghi chép 364 vị thuốc. Đây là cuốn sách tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục của nền y học dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay (Andrew C. F., 2006). Năm 1595, Lý Thời Trân (Trung Quốc) đã tổng kết tất cả các kinh nghiệm về cây thuốc và dược liệu để soạn thành quyển: “Bản thảo cương mục”. Đây là cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực này. Tác giả đã mô tả và giới thiệu 1.094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ (Lý Thời Trân, 1963). Năm 384 – 322 (TCN), Aristote người Hy Lạp đã ghi chép và lưu trữ sớm nhất về kiến thức cây cỏ ở nước này. Sau đó, năm 340 (TCN) Theophraste với tác phẩm “Lịch sử thực vật” đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng của chúng. Tuy công trình của ông mới chỉ dừng lại ở mức mô tả, thống kê, song nó mở đầu cho một giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu sâu về lĩnh vực này. Thầy thuốc người Hy Lạp Dioscorides năm 60 – 20 (TCN) giới thiệu 600 loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh. Đồng thời, ông cũng là người đặt nền mống cho nền y dược học. Năm 79 – 24 (TCN) nhà tự nhiên học người La Mã Plinus soạn thảo sách “Vạn vật học” gồm 37 tập giới thiệu 1000 loài cây có ích. Năm 1952, tác giả người Pháp A. Pétélot có công trình “Les phantes de médicinales du Cambodye, du Lao et du Việt Nam” gồm 4 tập nghiên cứu về cây thuốc và sản phẩm làm thuốc từ thục vật ở Đông Dương. Như vậy, những công trình nghiên cứu về dược liệu đã có từ lâu đời, hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên, do sự hạn chế của trình độ khoa học đương thời nên những công trình này chỉ dừng lại ở mức độ mô tả, thống kê và chỉ ra công dụng của chúng, chưa có cơ sở để chứng minh thành pahanf hóa học của chúng có tồn tại trong đó và tham gia vào việc chữa bệnh như thế nào. Chỉ đến khi khoa học kỹ thuật phát triển thì vấn đề này mới được làm sáng tỏ, tạo độ tin cậy đối với người bệnh khi sử dụng (Dẫn theo Vũ Văn Chuyên, 1976). Manju Panghal và cs. (2010) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng các loài cây thuốc của các cộng đồng tại huyện Jhajjar, bang Haryana, Ấn độ. Kết quả cho thấy có 57 loài cây thuốc được sử dụng, thuộc 51 chi và 35 họ thực vật. Trong đó có 19 loài thuộc 13 họ có tác dụng chữa trị rắn cắn. Có 48 loài thuộc 34 họ được sử dụng 7 để chữa trị các bệnh khác. Phân theo dạng sống có 20 loài cây thân thảo (36%), 16 loài cây gỗ (28%), 10 loài dây leo (18%), 9 loài cây bụi (16%) và 1 loài thân bò (2%). Những họ có số loài nhiều nhất là họ Đậu (Fabaceae) 8 loài, họ Loa kèn (Liliaceae) 5 loài, họ Hoa môi (Laminaceae) và họ Cúc (Asteraceae) mỗi họ có 3 loài. Harsha và cs. (2002) nghiên cứu tri thức thực vật dân tộc tại huyện Uttara Kannada, bang Karnataka Ấn Độ. Kết quả cho thấy có 45 loài cây thuộc 26 họ được cộng đồng người Kunabis sử dụng làm thuốc. Các loài được sử dụng để chữa trị một số bệnh như sốt, ho, bệnh ngoài da, thấp khớp, rắn cắn, bệnh vàng da, kiết lỵ,… Parinitha và cs. (2005) nghiên cứu kiến thức sử dụng các loài cây thuốc của các cộng đồng tại huyện Shimoga, bang Karnataka, Ấn độ. Kết quả cho thấy có 47 loài thực vật thuộc 46 chi trong 28 họ được sử dụng để điều trị 9 bệnh nhiễm trùng và 16 bệnh không truyền nhiễm . Mười hai tuyên bố mới về kiến thức ethnomedical đã được báo cáo và có công thức mà là tương tự như mô tả đã có trong văn học. Muthu và cs. (2006) nghiên cứu cây thuốc được sử dụng bởi các thầy lang ở Kancheepuram, bang Tamil, Ấn độ. Kết quả cho thấy, những thầy lang sử dụng 85 loài thực vật thuộc 76 chi và 41 họ để điều trị các bệnh khác nhau. Các cây thuốc đã được ghi nhận chủ yếu được sử dụng để chữa trị các bệnh về da, độc cắn, đau bụng và rối loạn thần kinh. Uniyal và cs. (2006) nghiên cứu tri thức sử dụng cây thuốc của các bộ lạc ở khu vực phía Tây dãy Himalaya. Kết quả cho thấy, có 35 loài thực vật thường được sử dụng bởi người dân địa phương trong việc chữa các bệnh khác nhau. Có đến 45% loài cây, người dân đã sử dụng phần dưới đất để làm thuốc. Sajem và Gosai (2006) nghiên cứu tri thức sử dụng các loài cây thuốc của tộc người Jaintia ở Ấn độ. Kết quả cho thấy cộng đồng sử dụng 39 loài thuộc 27 họ và 35 chi. Để trị nhiều loại bệnh, việc sử dụng các bộ phận của cây trên mặt đất chiếm tỷ lệ cao hơn (76,59%) so với các bộ phận dưới mặt đất (23,41%). Lá đã được sử dụng trong đa số các trường hợp (23 loài), tiếp theo là quả (4 loài). Tổng cộng có 30 loại bệnh đã được báo cáo được chữa khỏi bằng cách sử dụng 39 loài cây thuốc. 8 Gangwar và cs. (2010) nghiên cứu đa dạng thực vật dân tộc tại huyện Kumaun Himalaya, bang Uttarakhand, Ấn độ. Kết quả cho thấy các loài cây thuốc dân tộc truyền thống rất đa dạng. Đã thống kê được 102 loài cây thuộc 48 họ được sử dụng như là cây thuốc truyền thống của người dân bản địa, số loài thuộc các họ được thống kê từ cao tới thấp là: các họ Asteraceae, Limiaceae và Rosaceae (mỗi họ có 9 loài) tiếp theo là các họ Solanaceae và Poaceae (4 loài); Araceae, Euphorbiaceae, Polygonaceae, Ranunculaceae, Scrophularaceae và Valerianaceae (3 loài mỗi họ); Apiaceae, Apocynaceae, Liliaceae, Meliaceae, Moraceae, Pinaceae, Plantaginaceae, Rutaceae, Saxiferagaceae, Verbenaceae và Zingiberaceae (2 loài mỗi họ); và 25 họ khác (mỗi họ 1 loài). Về dạng sống, có 50 loài cây thân thảo, 24 loài cây bụi, 22 loài cây gỗ, thân bò và dây leo mỗi dạng có 3 loài. Bộ phận sử dụng, có 21 loài sử dụng cả cây; 43 loài sử dụng một vài bộ phận (nhiều hơn 1 bộ phận như lá, cành và rễ, thân, rễ và vỏ…); 14 loài sử dụng rễ; 8 loài sử dụng lá; 4 loài sử dụng quả; vỏ, thân ngầm và hạt mỗi loại có 3 loài; 2 loài sử dụng thân và 1 loài sử dụng hoa. Gidey Yirga (2010) điều tra tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại phía Bắc Ethiopia. Kết quả thống kê có 16 loài cây được sử dụng để trị các bệnh cho người. Phần lớn các loài cây (68,75 %) cây hoang dại và gây trồng được sử dụng lá. Rey G. Tantiado (2012) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc bản địa tại Iloilo, Philippines. Kết quả thống kê cho thấy có 101 loài cây thuộc 92 chi và 44 họ. Bộ phận sử dụng, có 59% số loài dùng lá, 13% số loài dùng quả, 10% số loài dùng thân, 7% số loài dùng rễ, 5% số loài dùng hoa, 4% số loài dùng cả cây và 2% số loài dùng hạt. Koushalya Nandan Singh (2013) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc ở phía Tây dãy Himalaya, Ấn độ. Kết quả ghi nhận có 86 loài thực vật thuộc 69 chi và 34 họ được sử dụng để chữa trị khoảng 70 bệnh khác nhau. Các loài thực vật được sử dụng trong các bài thuốc thảo dược chủ yếu thuộc về các họ Asteraceae, Lammiaceae, Gentianaceae, và Polygonaceae. Hầu hết các loại thuốc 9 được sử dụng dưới dạng bột, một số là nước ép trái cây và dịch triết. Trong số các bộ phận của cây, lá đã được ghi nhận được sử dụng phổ biến, tiếp theo là hoa. Mahwasane và cs. (2013) điều tra thi thức bản địa sử dụng cây thuốc của các thầy lang tại khu vực Lwamondo, tỉnh Limpopo, Nam Phi. Kết quả điều tra cho thấy có 16 loài cây thuốc, thuộc 7 họ và 14 chi. Họ Đậu (Fabaceae) có số lượng loài nhiều nhất (43,8%), tiếp theo là họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) với 18.8%. Rễ được sử dụng nhiều nhất (44,5%), tiếp theo là lá (25,9%), vỏ (14,8%), cả cây (11%), và hoa (3,7%). 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho sự phát triển của thực vật nói chung và cây thuốc nói riêng. Một số vùng cao lại có khí hậu á nhiệt đới, phù hợp với việc trồng cây thuốc ưa khí hậu mát. Đặc biệt là nước ta có dãy núi Trường Sơn rộng lớn là nơi có rất nhiều cây thuốc phục vụ cho đồng bào nhân dân sống gần đó mà họ sống xa các trạm xá, bệnh viện thì việc cứu chữa tại chỗ là rất cần thiết và cấp bách nhất. Theo Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền (CREDEP) từ trước đến nay nhiều địa phương trong nước đã có truyền thống trồng cây thuốc và có nhiều nghiên cứu về thuốc như: Quế (ở Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi…), Hồi (ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu…), Hòe (ở Thái Bình), vv…Có những làng chuyên trồng thuốc như Đại Yên (Hà Nội), Nghĩa Trai (Văn Lâm, Hưng Yên). Gần đây nhiều loài thuốc ngắn ngày cũng được trồng thành công trên quy mô lớn như: Bạc Hà, Ác Ti sô, Cúc Hoa, Địa Liên, Gấc, Hương Nhu, Ích Mẫu, Kim Tiền Thảo, Mã Đề, Sả, Thanh Cao hoa vàng, Ý Dĩ , vv… Từ trước đến nay đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu các cây thuốc và vị thuốc để chữa bệnh như: Đỗ Tất Lợi (2006) trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” giới thiệu 800 cây để làm thuốc; Sách “Cây thuốc Việt Nam” của Lê Trần Đức (1997) có ghi 830 cây thuốc; Theo Võ Văn Chi trong cuốn “Từ Điển cây thuốc Việt Nam” ghi 3200 cây thuốc trong đó có cả cây thuốc nhập nội… Theo tài liệu của Viện Dược liệu (2002) thì Việt Nam có đến 3.948 loài cây 10 làm thuốc, thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật (kể cả rêu và nấm) có công dụng làm thuốc. Trong số đó có trên 90% tổng số loài cây thuốc mọc tự nhiên. Nhưng qua điều tra thì con số này có thể được nâng lên vì kiến thức sử dụng cây thuốc của một số đồng bào dân tộc thiểu số chúng ta nghiên cứu chưa được đầy đủ hay còn bỡ ngỡ. Trong những năm qua, chỉ riêng ngành Y học dân tộc cổ truyền nước ta đã khai thác một lượng dược liệu khá lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ thì năm 1995, chỉ riêng ngành Đông dược cổ truyền tư nhân đã sử dụng 20.000 tấn dược liệu khô đã chế biến từ khoảng 200 loài cây. Ngoài ra còn xuất khẩu khoảng trên 10.000 tấn nguyên liệu thô (Viện Dược Liệu, 2002). Khi phát hiện được tác dụng an thần rất ưu việt của I-tetrahudropalmatin từ rễ, củ của một số loài Bình vôi thì việc khai thác chúng cũng được tiến hành ồ ạt. Để tách chiết một loại ancloit I-tetrahudropalmatin làm thuốc ngủ rotundin người ta đã khai thác một hỗn hợp củ của rất nhiều loại Bình vôi mà trong đó có loại không chứa hoặc chỉ chứa hàm lượng I-tetrahydropalmatin không đáng kể. Do khai thác bừa bãi để chế biến trong nước hoặc bán nguyên liệu thô qua biên giới sang Trung Quốc mà nhiều loại Bình vôi trở nên rất hiếm. Đến năm 1996, tuy mới biết được trên 10 loài thuộc chi Bình vôi (Stephania) thì đã có 4 loài phải đưa vào sách đỏ việt Nam (Viện Dược Liệu, 2002). Theo Lê Trần Đức, 1997, Sa nhân là cây thuốc quý trong y học cổ truyền phương Đông, thuộc chi Sa nhân (Amomum Roxb), họ Gừng (Zingiberaceae). Trên thế giới chi Amomum roxb có khoảng 250 loài phân bố phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới núi cao. Ở Ấn Độ có 48 loài, Malaysia có 18 loài, Trung Quốc có 24 loài. Ở nước ta, Sa nhân phân bố hầu hết các tỉnh vùng núi Bắc và Trung Bộ có khoảng 30 loài trong đó có gần 30 loài mang tên Sa nhân, trong đó 23 loài đã được xác định chắc chắn. Ở Viện dược liệu và trường Đại học Dược hiện có 12 mẫu vật chưa đủ tài liệu định tên loài đều mang tên Sa nhân. Ở Việt Nam, Sa nhân đã được biết đến từ rất lâu đời là vị thuốc cổ truyền trong y học dân tộc bước đầu đã thống kê được trên 60 đơn vị thuốc có vị Sa nhân dùng trong các trường hợp ăn không tiêu, kiến lỵ, đâu dạ dày, phong tê thấp, sốt rét, đau răng, …Ngoài ra Sa nhân còn dùng trong sản xuất hương liệu để sản xuất xà phòng, nước gội đầu. Các tác giả đã nghiên cứu 11 đặc điểm sinh thái học, vòng đời tái sinh, cấu tạo, nơi phân bố, kỹ thuật, thời gian trồng, thu hoạch của Sa nhân (Lê Trần Đức, 1997). Khi nghiên cứu về trồng cây Nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán rừng, Nguyễn Ngọc Bình đã tìm hiểu kỹ thuật gây trồng các loài cây dưới tán rừng để tạo ra sản phẩm, tăng thu nhập cho các họ gia đình nhận khoán, bảo vệ, khoanh nuôi rừng. Tác giả chỉ ra giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, kỹ thuật gây trồng 28 loài lâm sản ngoài gỗ như: Ba kích, Sa nhân, Thảo quả, Trám trắng, Mây nếp, …(Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn, 2000). Kết quả nghiên cứu của Phạm Thanh Huyền tại xã Địch Quả- huyên Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn cây thuốc của cộng đồng dân tộccho thấy kiến thức về việc sử dụng nguồn cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở đây. Với kiến thức đó họ có thể chữa khỏi rất nhiều loại bệnh nan y bằng những bài thuốc cổ truyền. Tuy nhiên những kiến thức quý báu này chưa được phát huy và có cách duy trì hiệu quả, có tổ chức. Tác giả đã chỉ rõ những loài thực vật rừng được người dân sử dụng làm thuốc, nơi phân bố, công dụng, cách thu hái chúng. Thêm vào đó họ còn đưa ra một cách rất chi tiết về mục đích, thời vụ, và các điều kiêng kị khi thu hái cây thuốc; Đánh giá mức độ tác động của người đân địa phương, nguyên nhân làm suy giảm nguồng tài nguyên cây thuốc (Phạm Thanh Huyền, 2000). Theo Lã Đình Mỡi (2003), ở nước ta số loài cây thuốc được ghi nhận trong thời gian gần đây không ngừng tăng lên: - Năm 1952 toàn Đông Dương có 1.350 loài. - Năm 1986 Việt Nam đã biết có 1.863 loài. - Năm 1996 Việt Nam đã biết có 3.200 loài. - Năm 2000 Việt Nam đã biết có 3.800 loài Ninh Khắc Bản và cs. (2013) nghiên cứu tri thức sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng dân tộc Cơ tu và Vân kiều tại vùng đệm Vườn quốc gia Bạch Mã. Kết quả thống kê cho thấy, các loài cây thuốc dùng để chữa bệnh không những đa dạng về thành phần loài (249 loài thuộc 82 họ của người Cơ Tu, 27 12 loài thuộc 21 họ của người Vân Kiều), về dạng sống (thân thảo 61,0%, dạng gỗ, bụi 39,0%), về bộ phận sử dụng (người Cơ Tu sử dụng làm thuốc vẫn là cành, lá 77 loài chiếm 31%; tiếp đến là cả cây 73 loài chiếm 30%; rễ, củ 68 cây chiếm 28%; hoa quả 15 loài chiếm 7%; các bộ phận khác 9 loài chiếm 4%. Người Vân Kiều sử dụng rễ củ 13 loài chiếm 42%; cành lá 8 loài chiếm 26%; cả cây 5 loài chiếm 16%; các bộ phận khác (nhựa, dịch thân,...) 4 loài chiếm 13% và hoa quả 1 loài chiếm 3%) mà còn đa dạng về các nhóm bệnh được chữa trị (11 nhóm bệnh). Bùi Văn Hướng và cs. (2013) nghiên cứu đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc tại tỉnh Gia Lai. Qua điều tra nghiên cứu, bước đầu đã xác định được 145 loài thực vật được sử dụng làm thuốc thuộc 112 chi và 61 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch đó là Ngọc lan (Magnoliophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông đất (Lycopodiophyta). Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 53 họ, chiếm 86,9%; 105 chi, chiếm 93,8% và 137 loài, chiếm 94,5% so với tổng số họ, chi, loài cây thuốc đã điều tra. Về dạng sống của cây thuốc thì nhóm cây bụi với 62 loài, chiếm 42,8%; tiếp đến là nhóm cây thân thảo với 31 loài, chiếm 21,4%; nhóm cây dây leo với 25 loài, chiếm 17,2%; nhóm cây gỗ với 21 loài, chiếm 14,5% và cuối cùng là nhóm cây thân rễ với 6 loài, chiếm 4,1% tổng số loài cây thuốc đã điều tra được. Trong các bộ phận của cây thuốc, rễ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất với 51 loài chiếm 35,2%; thân với 33 loài chiếm 22,8%; lá và cả cây được sử dụng với tỷ lệ bằng nhau là 17,2%. Các bộ phận khác như: Vỏ, củ, quả... tuy được sử dụng nhưng tỷ lệ không đáng kể. Có 13 nhóm bệnh chủ yếu được chữa trị bằng cây thuốc bản địa với kiến thức của đồng bào dân tộc. Trong đó, nhóm bệnh về tiêu hoá là nhiều nhất với 14 loài chiếm 9,7%; tiếp đến là nhóm bệnh phụ nữ với 13 loài, chiếm 9,0%. Các bệnh về ngoài da và động vật côn trùng cắn có số loài lần lượt là 12 loài, chiếm 8,3% và 9 loài, chiếm 6,2%. Một số bệnh về răng và dạ dày tỷ lệ sử dụng cây thuốc để chữa trị là khá ít. Võ Văn Minh và cs. (2014) nghiên cứu cây thuốc của người Hre tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả đã điều tra xác định được 45 loài cây thuốc, thuộc 26 13 họ, thông qua việc sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của cộng đồng người Hre huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Trong đó có 2 loài thuốc quý trong danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, 6 loài quý theo kiến thức bản địa của người dân. Cây thuốc được khai thác chủ yếu từ tự nhiên (84,44%), kiến thức bản địa phong phú thể hiện ở kinh nghiệm sử dụng để chữa trị 12 nhóm bệnh khác nhau, số lượng các loài cây thuốc được sử dụng chữa các nhóm bệnh cơ - xương - khớp, thận, nội tiết, gan là nhiều nhất. Cách thức chế biến sử dụng khá đa dạng. Những loài cây thuốc quý cần ưu tiên bảo tồn là Ba kích (Morinda officinalis), Thổ phục linh (Smilax glabre), Sa nhân tím (Amomum longiligulare). 1.3. Kết luận chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu Trên Thế giới các nghiên cứu về tri thức bản địa sử dụng các loài cây thuốc được tiến hành rất nhiều. Tại Việt nam cũng có rất nhiều tác giả nghiên cứu về tri thức địa phương về khai thác và sử dụng cây thuốc, có nhiều công trình nghiên cứu đối với cộng đồng người Dao (nghiên cứu ở Ba vì, Sa pa,…). Tuy nhiên nghiên cứu trên nhóm cộng đồng người Dao tại Định Hóa thì chưa được đề cập, chính vì vậy hướng nghiên cứu của đề tài là cần thiết để tài liệu hóa tri thức địa phương nhằm phát huy giá trị của các kiến thức địa phương về khai thác và sử dụng cây thuốc của cộng đồng người Dao tại Định Hóa. 14 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Chỉ nghiên cứu tri thức sử dụng các loài thực vật của cộng đồng dân tộc Dao tại huyện Định Hóa. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại 3 xã (Kim Sơn, Bảo Linh và Phú Đình) có người Dao sống thành cộng đồng tại huyện Định Hóa. 2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2018 đến tháng 8/2019 2.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Xác định danh mục các loài cây được sử dụng làm thuốc tại khu vực nghiên cứu - Xác định các loài cây được người Dao khai thác và sử dụng làm thuốc. - Mô tả một số đặc điểm hình thái của các loài cây thuốc. Nội dung 2: Tri thức bản địa trong việc khai thác và sử dụng các loài cây thuốc - Tư liệu hóa kiến thức bản địa về khai thác như: Bộ phận thu hái; Mùa vụ và kỹ thuật thu hái; - Tư liệu hóa kiến thức bản địa về về bảo quản sản phẩm: Biện pháp xử lý, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. - Tư liệu hóa kiến thức bản địa về cách chế biến và sử dụng các loài cây thuốc: Các phương thức chế biến đối với từng cây ở từng cộng đồng, từng hộ như bằng cách đơn giản (phơi, gác bếp, dùng tươi..) hay cầu kỳ (phải qua nhiều công đoạn khác nhau...); Thành phần và tỷ lệ các loài cây phối hợp trong các bài thuốc dân gian. Nội dung 3: Các loài thực vật dùng để làm thuốc cần được bảo tồn, nhân rộng Đánh giá mức độ ưu tiên bảo tồn các loài cây thuốc nhằm bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc. Nội dung 4: Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc 15 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Kế thừa các tài liệu cơ bản Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cùng các tài liệu có liên quan tớí các chuyên đề của các tác giả trong và ngoài nước tại khu vực nghiên cứu. 2.4.2. Phương pháp chuyên gia Sử dụng các chuyên gia về thực vật để xác định các loài thực vật làm thuốc. (Các chuyên gia của Viện Sinh thái và TNSV và Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên...). 2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu 2.4.3.1. Liệt kê tự do Liệt kê tự do là kỹ thuật thường được áp dụng trong nghiên cứu xã hội. Áp dụng trong điều tra cây thuốc, liệt kê tự do cần được thực hiện qua hai giai đoạn: (i) liệt kê tự do và (ii) xác định cây thuốc Liệt kê tự do: Là việc hỏi/ phỏng vấn một tập hợp người cung cấp tin (NCCT), đề nghị họ cho tên tất cả các tên của cây làm thuốc. Thực hiện phỏng vấn 45 người dân tại địa bàn 3 xã, là những người được đánh giá của cộng đồng là những người biết lấy cây thuốc. Chọn mẫu: NCCT được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên – phân tầng: NCCT được phân thành một số nhóm nhất định (theo kinh nghiệm; dân tộc; độ tuổi; giới...), sau đó lấy ngẫu nhiên NCCT từ các loại đó. Phỏng vấn: Sử dụng một câu hỏi duy nhất cho tất cả NCCT, ví dụ: “Xin bác (anh/chị/ông/bà) kể tên tất cả các cây trong khu vực có thể được sử dụng làm thuốc mà bác (anh/chị/ông/bà) biết?”. Điều quan trọng nhất khi phỏng vấn là đề nghị NCCT liệt kê đầy đủ tên cây làm thuốc bằng tiếng dân tộc của mình. Điều này tránh được sự nhầm lẫn tên cây thuốc giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau (đã phỏng vấn 60 người trên địa bàn 3 xã). 16 Hình 2.1. Đường cong xác định cây thuốc trong một cộng đồng cho thấy có thể dừng phỏng vấn khi số loài không tăng. Xử lý dữ liệu: Dữ liệu điều tra được xử lý bằng tay hay bằng các phần mềm máy tính, bao gồm: (i) liệt kê tất cả các tên cây thuốc được NCCT nhắc đến, (ii) đếm số lần tên cây thuốc n được nhắc đến (tần số nhắc đến), và (iii) xếp danh mục các tên theo thứ tự nào đó, ví dụ như xếp theo tần số giảm dần. Có thể xác định danh mục các loài được dùng làm thuốc tiêu biểu (hay các loài cốt lõi), là các loài được nhiều NCCT nhắc đến, cộng với một số lượng lớn các loài được một số ít NCCT hay chỉ một người nhắc đến. Các loài tiêu biểu phản ánh sự tồn tại của một tiêu chuẩn văn hóa, tri thức chung của cộng đồng liên quan đến lĩnh vực cây thuốc trong khu vực điều tra. Các loài còn lại thể hiện cái nhìn, tri thức, kinh nghiệm riêng của các thành viên trong cộng đồng. 2.4.3.2. Xác định cây thuốc Sau khi xử lý dữ liệu và loại bỏ tên đồng nghĩa, chúng ta có trong tay một danh mục tên các cây được cộng đồng sử dụng là thuốc. Tuy nhiên đây chỉ là danh mục bằng tên địa phương, chưa rõ tên nào thuộc loài nào. Do đó, cần thiết phải xác định tên phổ thông và tên khoa học của các cây mang tên đó. Để làm được việc này, cần thu thập mẫu tiêu bản của tất cả các tên cây thuốc đã được nêu ra trong danh mục, xử lý và định tên (tiến hành theo phương pháp điều tra theo tuyến). Việc xác định tên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng