Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đặc điểm tái sinh cây bương lông điện biên (dendrocalamus giganteus) ...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh cây bương lông điện biên (dendrocalamus giganteus) tại một số tỉnh miền núi phía bắc

.PDF
71
353
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM =====***===== PHẠM MẠNH CHIẾN " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CÂY BƯƠNG LÔNG ĐIỆN BIÊN (Dendrocalamus giganteus) TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC " KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Lâm nghiệp Khoa: Lâm nghiệp Khóa học: 2011 – 2015 Thái Nguyên - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM =====***===== PHẠM MẠNH CHIẾN " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CÂY BƯƠNG LÔNG ĐIỆN BIÊN (Dendrocalamus giganteus) TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC " KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Lâm nghiệp Lớp: K43 LN N01 Khoa: Lâm nghiệp Khóa học: K43 ( 2011 – 2015 ) Giảng viên hướng dẫn: 1: ThS. Đặng Thị Thu Hà 2: TS. Nguyễn Anh Dũng Thái Nguyên - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu tôi thu thập được và kết quả nghiên cứu trong luận văn này của tôi là hoàn toàn trung thực, đánh giá một cách khách quan và nó chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. Tôi xin cam đoan là trong quá trình thực hiện luận văn này, mọi sự giúp đỡ ủng hộ tôi đã được cảm ơn sâu sắc, các thông tin hay tài liệu trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ về nguồn gốc. Xác nhận của GVHD Tác giả Phạm Mạnh Chiến Xác nhận của GVPB ii LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp Đại học được hoàn thiện theo chương trình đào tạo Đại học chính quy Khóa K43 Lâm nghiệp (2011 - 2015) tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu và Ban Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, tôi xin thực hiện khóa luận với đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh cây Bương lông Điện Biên (Dendrocalamus giganteus) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc” Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Ths. Đặng Thị Thu Hà và TS. Nguyễn Anh Dũng là những người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi, cung cấp nhiều thông tin bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thiện bài luận văn. Xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu , Ban Chủ nhiệm Khoa, các thầy, cô giáo thuộc khoa đào tạo Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Giám đốc và cán bộ, viên chức Trung tâm Khoa học lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ , các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Mặc dù đã rất cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài nhưng do kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, điều kiện về thời gian cũng như tư liệu tham khảo còn hạn chế, do vậy luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được những ý kiến quý báu góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015 Tác giả Phạm Mạnh Chiến iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích tre trúc phân bố theo các vùng ở Việt Nam. .................. 18 Bảng 4.1. Đường kính và độ dài lóng cây Bương lông Điện Biên ................ 29 Bảng 4.2. Bề dày vách thân khí sinh của cây Bương lông Điên Biên............ 32 Bảng 4.3. Cấp kính cành chét tại các địa điểm điều tra ................................. 35 Bảng 4.4. Đặc điểm của lá Bương lông Điện Biên ...................................... 36 Bảng 4.5. Đặc điểm của mo Bương lông Điện Biên .................................... 39 Bảng 4.6. Kết quả điều tra hoa quả của loài Bương lông Điện Biên ............. 41 Bảng 4.7. Kết quả thí nghiệm về tỷ lệ nảy mầm của hạt giống ..................... 43 Bảng 4.8. Sinh trưởng của cây con 9 tháng tuổi tại các thí nghiệm ............... 44 Bảng 4.9. Đặc điểm mắt ngủ thân ngầm Bương lông Điện Biên .................. 47 Bảng 4.10. Kết quả nghiên cứu đặc điểm mắt ngủ của cây mẹ ..................... 48 Bảng 4.11. Kết quả nghiên cứu khả năng ra măng của cây mẹ ..................... 50 iv DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 4.1. Đường kính và độ dài lóng............................................................ 31 Hình 4.2. Bề dày vách thân khí sinh ............................................................. 34 Hình 4.3.Cành chét Bương lông Điện Biên .................................................. 36 Hình 4.4. Hình thái lá ................................................................................... 38 Hình 4.5. Hình thái mo ................................................................................. 40 Hình 4.6. Hoa Bương lông Điện Biên........................................................... 42 Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nảy mầm của hạt giống qua các CTTN ....... 43 Hình 4.8. Cây con Bương lông Điên Biên .................................................... 46 Hình 4.9. Mắt ngủ thân ngầm cây mẹ ........................................................... 50 Hình 4.10. Măng Bương lông ....................................................................... 52 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATVSTP CTTN Do Dtb GH Hmo Hmo tb Htb Hvn Ll Ll tb Ltb N ODB OTC Rl Rl tb Rmo Rmo tb Rtb SD SH SL SR TB THPT THCS TN An toàn vệ sinh thực phẩm Công thức thí nghiệm Đường kính gốc Đường kính trung bình Gieo hạt Chiều cao mo Chiều cao mo trung bình Chiều cao trung bình Chiều cao vút ngọn Chiều dài lá Chiều dài lá trung bình Chiều dài trung bình Số cây Ô dạng bản Ô tiêu chuẩn Chiều rộng lá Chiều rộng lá trung bình Chiều rộng mo Chiều rộng mo trung bình Chiều rộng trung bình Biến động về đường kính Biến động về chiều cao Biến động về chiều dài Biến động về chiều rộng Trung bình Trung học phổ thông Trung học cơ sở Thí nghiệm vi MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.2.1. Về lý luận .............................................................................................. 2 1.2.2. Về thực tiễn ........................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ....................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................ 4 2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài ............................................................ 4 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 5 2.2.1. Trên thế giới .......................................................................................... 5 2.2.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 10 2.2.3. Nhận xét chung .................................................................................... 19 2.3. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu................................. 19 2.3.1. Tỉnh Phú Thọ ....................................................................................... 19 2.3.2. Tỉnh Điện Biên .................................................................................... 23 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 26 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .................................................................. 26 3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 26 3.3.1. Nghiên cứu sự ảnh hưởng một số đặc điểm hình thái cây mẹ Bương lông Điện Biên đến quá trình tái sinh ..................................................................... 26 3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh hạt của cây Bương lông Biện Biên ......... 26 3.3.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh thân ngầm của cây Bương lông Điện Biên ...... 26 3.3.4. Đề xuất một số biện pháp xúc tiến tái sinh Bương lông Điện Biên ....... 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 26 3.4.1. Phương pháp luận ................................................................................ 26 3.4.2. Phương pháp kế thừa............................................................................ 26 vii 3.4.3. Phương pháp điều tra hiện trường ........................................................ 27 3.4.4. Phương pháp điều tra thu thập số liệu................................................... 27 3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 28 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 29 4.1. Nghiên cứu sự ảnh hưởng một số đặc điểm hình thái cây mẹ Bương lông Điện Biên đến quá trình tái sinh ......................................................................... 29 4.1.1. Hình thái thân khí sinh ......................................................................... 29 4.1.2. Bề dày vách thân khí sinh .................................................................... 31 4.1.3. Cấp kính cành chét ............................................................................... 34 4.1.4. Hình thái lá .......................................................................................... 36 4.1.5. Hình thái mo ........................................................................................ 38 4.2. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh hạt của cây Bương lông Điện Biên ............... 41 4.2.1. Đặc điểm hoa, quả cây Bương lông Điện Biên ..................................... 41 4.2.2. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh hạt cây Bương lông Điện Biên ............... 43 4.2.3. Nghiên cứu sinh trưởng của cây con cây Bương lông Điện Biên .......... 44 4.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh thân ngầm Bương lông Điện Biên ................ 46 4.3.1. Đặc điểm mắt ngủ thân ngầm cây Bương lông Điện Biên .................... 46 4.3.2. Nghiên cứu đặc điểm mắt ngủ của cây mẹ Bương lông Điện Biên ....... 48 4.3.3. Đặc điểm tái sinh thân ngầm Bương lông Điện Biên ............................ 50 4.4. Đề xuất một số biện pháp xúc tiến tái sinh Bương lông Điện Biên .............. 52 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 56 5.1. Kết luận ...................................................................................................... 56 5.1.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái Bương lông Điện Biên. ........................ 56 5.1.2. Nghiên cứu về tái sinh hạt Bương lông Điện Biên. ............................... 56 5.1.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh thân ngầm Bương lông Điện Biên. ......... 57 5.1.4. Đề xuất một số biện pháp xúc tiến tái sinh. .......................................... 57 5.2. Tồn tại ........................................................................................................ 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện đặc trưng của hệ sinh thái rừng là sự xuất hiện của một thế hệ cây non của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng ( hoặc mất rừng chưa lâu ), dưới tán rừng, lỗ trống trong rừng, trên đất rừng sau khai thác, trên đất rừng sau đốt nương làm rẫy,…Vai trò lịch sử của thế hệ cây non này là thay thế thế hệ cây già cỗi. Theo nghĩa đơn thuần thì tái sinh cây rừng là sự ra hoa, kết quả và sinh sản của cây rừng để bảo tồn và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Xét về bản chất khoa học, tái sinh cây rừng diễn ra với 3 hình thức : tái sinh hạt, tái sinh chồi và tái sinh thân ngầm. Mỗi hình thức tái sinh trên đều có quy luật riêng và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Riêng đối với các loài tre nứa tái sinh cây rừng chủ yếu bằng thân ngầm. Quá trình tái sinh bằng thân ngầm diễn ra hàng năm. Mặc dù vậy, qua một số năm, các loài tre nứa cũng trở lại tái sinh bằng hạt, đó là hiện tượng tre nứa bị khuy. Đối với mỗi loài cây, trước khi nghiên cứu các phương thức tác động để đạt được kết quả như mong muốn thì trước tiên phải tìm hiểu về loài cây đó, về tất cả các yếu tố khác nhau trong đời sống của cây. Từ đó, làm cơ sở để đề xuất các biện pháp xúc tiến tái sinh cho loài nhằm giúp cây sinh trưởng phát triển tốt hơn đem lại lợi ích về nhiều mặt khác nhau. Loài Bương lông Điện Biên có các tên gọi khác là Bương lớn, Bương lớn Điện Biên, hay tên địa phương là Mạy púa mơi. Là một trong những loài tre có kích thước lớn nhất ở Việt Nam, chiều cao 18 - 24 m, đường kính gốc 20 - 25 cm, có vách dày, chiều dài đốt từ 25 - 30 cm, ít cành nhánh, khả năng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm rất cao. Mặt khác, 2 hiện nay việc kinh doanh cây Bương lông Điện Biên vẫn theo hướng quảng canh, dựa vào kinh nghiệm của người dân địa phương và điều kiện tự nhiên sẵn có là chính nên năng suất không cao. Khả năng tái sinh của Bương lông Điện Biên chưa có nhiều người quan tâm biết đến chủ yếu là tái sinh tự nhiên từ thân ngầm, cũng như khả năng xúc tiến tái sinh loài Bương lông Điện Biên còn thiếu hướng dẫn kỹ thuật, ít có khả năng đáp ứng số lượng giống lớn cho gây trồng nhân rộng. Người dân địa phương khai thác một cách chưa hợp lý về loài cây này, tình hình sinh trưởng cũng như tái sinh có rất ít công trình nghiên cứu. Từ thực tiễn đó đòi hỏi phải có các biện pháp thiết thực hơn cung cấp cho người dân được biết về giá trị của loài cây này để có cách nhìn nhận sâu hơn về nó, cùng với đó tiến hành các mô hình thử nghiệm trên thực tế để phát triển loài Bương lông Điện Biên trên diện rộng theo hướng xúc tiến về mặt tái sinh phát huy tối đa tiềm năng đích thực của nó đáp ứng mục tiêu tiêu dùng, kinh doanh cũng như làm tăng tính đa dạng sinh học. Xuất phát từ những lý do nêu trên, được sự cho phép của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Ban Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, viên chức Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ. Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh cây Bương lông Điện Biên (Dendrocalamus giganteus) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc” được đặt ra là hết sức cần thiết, phù hợp với yêu cầu khoa học và thực tiễn, làm cơ sở giúp đồng bào dân tộc trong việc phát triển loài cây này tại địa phương. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Về lý luận Xác định được cơ sở khoa học về đặc điểm tái sinh của cây Bương lông Điện Biên. 3 1.2.2. Về thực tiễn Đề xuất được một số biện pháp xúc tiến tái sinh cây Bương lông Điện Biên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Tìm hiểu và làm quen với một số phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng. - Quá trình thực hiện đề tài tạo cơ hội tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học, phương hướng giải quyết vấn đề trong thực tiễn. - Góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, gây trồng cây Bương lông Điện Biên. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Biết cách tiếp cận thực tiễn những vấn đề trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh rừng, quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng. - Đề xuất được một số biện pháp nhằm xúc tiên tái sinh loài Bương lông Điện Biên, đề xuất để giúp loài sinh trưởng, phát triển tốt và nhân rộng loài. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu có giá trị, có ý nghĩa tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài Tre - trúc thuộc họ Hòa thảo (Poacae), lớp cây một lá mầm. Trên thế giới hiện nay có khoảng 1.300 loài thuộc 70 chi, nước nhiều tre nhất là Trung Quốc với khoảng 50 chi với 500 loài, ở Việt Nam có 25 chi 216 loài. Tre - trúc là lâm sản ngoài gỗ có rất nhiều công dụng, có thể nói từ thân, gốc, rễ, lá, quả đều được sử dụng triệt để, bộ phận được sử dụng rộng rãi đó là thân khí sinh. Do thân khí sinh của tre - trúc có nhiều đặc tính tốt nên sử dụng trong xây dựng nhà cửa, dùng làm đồ gia dụng, làm bố mảng, cầu phao. Hiện nay, công nghiệp phát triển, tre - trúc là nguồn nguyên liệu quý giá cho sản xuất giấy cao cấp, cho ván sàn, ván ép, đồ mộc cao cấp, chiếu, than hoạt tính, thủ công mỹ nghệ…, tre - trúc thay thế được gỗ trong nhiều lĩnh vực. Với công nghệ chế biến cao, những sản phẩm sản xuất từ tre - trúc không những đẹp mà còn có độ bền cao, khả năng chịu nén, chịu lực tốt. Thân tre trúc có tỷ trọng cao, nhiều lỗ hổng và nhiều chất khoáng, thân Tre được Cacbon hoá có nhiều ứng dụng như làm chất khử mùi, điều hòa độ ẩm, chặn súng hồng ngoại, ngăn cản điện từ, than được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Nhiệt lượng 1 kg than hoạt tính có thể đạt 7.703 kcal cao hơn so với than hoạt tính gỗ, than có khả năng lọc nước tốt...v.v. Gốc, thân tre - trúc có thể tạc tượng, thân ngầm và cành đều có thể sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Lá một số loài có thể xuất khẩu, lá dùng để chế biến thuốc kháng sinh chống một số bệnh như cảm, cúm… Việt Nam có 10 loài tre - trúc cho măng ăn ngon (Mai ống, Luồng, Lồ ô, Là ngà, Trúc sào, Vầu đắng, Tre gầy…). Tuy nhiên, các loài cho măng ngon năng suất cao, chất lượng tốt chưa được phát triển, việc khai thác măng chỉ dừng lại ở mức độ tận dụng. 5 Tre - trúc dễ trồng, sinh trưởng nhanh, sớm cho khai thác, mức tái sinh nhanh, dễ chế biến nên được sử dụng rất nhiều trong các mục đích khác nhau của con người, đặc biệt là người dân nông thôn cả đồng bằng và người dân miền núi. Nhìn chung, tre - trúc có thể được sử dụng trong xây dựng, thực phẩm, phục vụ mục tiêu văn hóa và một số các công dụng khác. Ngày nay, tre - trúc có rất nhiều hữu ích trong lĩnh vực khác nhau, thân cây lớn được đồng bào dân tộc vùng cao dùng làm máng dẫn nước, làm dui mè để làm nhà , làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy, chế biến thay thế cho gỗ có hiệu quả cao. Ngoài việc sử dụng tre - trúc cho xây dựng thì măng còn là một nguồn thực phẩm tốt và cũng là một nguồn thu nhập quan trọng của người dân miền núi. Trong thời gian gần đây, việc trồng tre lấy măng đang phát triển mạnh mẽ, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng đáng kể về mức chi phí đầu tư cho công việc khác lẫn công ăn việc làm cho người dân. Măng của tre, bương ăn rất ngon, có thể ăn tươi hoặc phơi khô và cũng có thể đóng hộp. Một bụi cây to có thể cho tới 180 kg măng tươi/bụi/năm. Măng tươi của bương lông được thị trường rất ưa chuộng, măng đầu vụ có thể bán 3.000 - 5.000đ/kg, trọng lượng măng lúc khai thác có thể đạt tới 10 kg/1măng. Có bụi một năm thu được 10 - 15 măng. Xuất phát tiêu điểm như vậy và cũng nhìn nhận, đánh giá khả quan về tình hình ngoài thực tế đối tượng là tái sinh cây Bương lông điện biên. Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh cây Bương lông Điện Biên (Dendrocalamus giganteus) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc” được đặt ra là hết sức cần thiết, phù hợp với yêu cầu khoa học và thực tiễn. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Trên thế giới 2.2.1.1. Nghiên cứu chung về tre trúc Tre trúc bao gồm những loài thuộc phân họ Tre (Bambusoideae), họ Cỏ (Poaceae). Trên thế giới có khoảng 500 loài tre. Riêng Việt Nam có khoảng trên 200 loài, phân bố ở hầu hết các tỉnh trong phạm vi toàn quốc. 6 Tre trúc là một nguồn lâm sản ngoài gỗ chiếm một vị trí quan trọng trong tài nguyên rừng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước vùng phía nam và Đông Nam Á. các nước này người dân đã biết sử dụng tre - trúc từ lâu đời để tạo ra hàng trăm sản phẩm phục vụ thiết thực cho đời sống hàng ngày. Nhiều loài tre trúc là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành thủ công mỹ nghệ, công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp giấy sợi, công nghiệp chế biến ván nhân tạo. Tre trúc cũng là vật liệu trong xây dựng, kiến trúc, giao thông vận tải,... Một số loài tre trúc cho măng ăn ngon, đã trở thành đối tượng cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị. Các sản phẩm từ tre trúc không còn bó hẹp trong biên giới của một số quốc gia mà đã có mặt ngày càng nhiều trên thị trường quốc tế và được nhiều nước châu Âu, châu Mỹ ưa chuộng. Những nghiên cứu đầu tiên về tre trúc là các nghiên cứu về mặt phân loại, hình thái và sinh thái học như (Munno,1868) có công trình “Nghiên cứu về tre trúc” được coi là một trong những nghiên cứu về tre trúc đầu tiên, trong đó đã khái quát được một cách tổng quan về họ phụ tre trúc. Tiếp theo là công trình "Các loài tre trúc" của (Gamble,1896) [32]. đã đề cập tương đối chi tiết về phân bố, hình thái và một số đặc điểm sinh thái của 151 loài tre trúc có ở các nước ấn Độ, Pakistan, Mianma, Malayxia và Inđônexia. Sản phẩm ván dăm của Ấn Độ đạt 62,52 tấn năm 1991, 14,61 tấn năm 2001, ván sợi 77,38 ngàn tấn năm 1997, 145,18 ngàn tấn năm 2001 ( Pandey 2008) [36]. (Ganapathy ,1997)[33] đánh giá yêu cầu về nguyên liệu thô cho sản xuất ván ép, ván sợi, ván dăm tre của Ấn độ năm 2010 là 3,93 triệu m3 để sản xuất 0,96 triệu m3 ván ép, 0,25 triệu m3 ván dăm, 0,64 triệu m3 ván sợi. Ba loài tre chủ yếu chiếm đến 78% trữ lượng (Dendrocalamus strictus 45%, Melocanna baccifera 20%, và Bambusa bambos 13%), tăng trưởng sinh khối 7 là 80,4 triệu tấn. Thị trường tre Ấn Độ có giá trị khoảng 1 tỷ USD/năm và dự đoán tăng lên 5,7 tỷ USD vào năm 2015. N. Smith và các tác giả (2006) [34] nghiên cứu thị trường tre thế giới chỉ ra rằng: thị trường ván sàn tre khoảng 100 triệu USD, ván tre (Wood panels) khoảng 200 triệu USD. Các tác giả cũng dự đoán thị trường của chúng trong tương lai ở các mức thấp, trung bình cao tương ứng nằm trong khoảng 500 - 2.400 triệu USD, 900 - 4.300 triệu USD. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước gây trồng chế biến tre lớn nhất thế giới. Năm 2006 tổng giá trị sản phẩm tre của Trung Quốc hơn 6 tỷ USD và giá trị xuất khẩu đạt 600 triệu USD. Tỉnh Chiết Giang có 0,78 triệu ha rừng tre, trong đó 0,6 triệu ha là rừng Mao trúc (Phyllostachys pubescens) chiếm 1/6 diện tích tre của Trung quốc, giá trị đạt 2,3 tỷ USD (chiếm 1/3 giá trị của cả Trung quốc) (Ding X., 2008) [30]. Nghiên cứu của (Ohnberger,1999) [35] đã thống kê trên thế giới có 1575 loài tre, thuộc 111 chi, 10 phân tông và 6 tông. Nhìn chung ở nước ngoài tre trúc được gây trồng với 3 mục đích kinh doanh: chuyên măng, chuyên thân khí sinh hoặc kết hợp cả 2. Các loài tre trúc được kinh doanh chỉ cho năng suất, chất lượng cao khi có tác động bởi một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp. Các biện pháp thâm canh tăng năng suất chất lượng được nghiên cứu và thực nghiệm chủ yếu là: Bón phân, điều chỉnh mật độ khóm trên hecta, điều chỉnh số lượng thân khí sinh để lại cho mỗi bụi, mỗi thể hệ, khai thác măng, khai thác thân khí sinh, phòng trừ sâu bệnh cho từng loài cụ thể. Ngoài ra, các điều kiện khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ cao, điều kiện thổ nhưỡng cũng là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng, phát triển của rừng tre trúc và được chọn làm tiêu chí khi tuyển chọn loài và biện pháp thâm canh. Kết quả nghiên cứu của nước ngoài là nguồn tài liệu tham khảo rất có giá trị, đặc biệt đối với những loài có quan 8 hệ thân thuộc với những loài tre của Việt Nam được chọn làm đối tượng nghiên cứu của đề tài. 2.2.1.2. Nghiên cứu về tái sinh tre, trúc Ngay từ đầu thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều các nghiên cứu về tái sinh đối với tre - nứa khác nhau….ví dụ như : Troup (1921) đã tóm tắt các phương pháp xử lý lâm học, xúc tiến tái sinh đối với tre trúc ở Ấn Độ nêu trong "Phương pháp xử lý lâm học, xúc tiến tái sinh với cây rừng Ấn Độ". I.T. Haig, M.A Hubermen và U Aung Din de F.A.D (1959) với công trình “Rừng tre trúc nứa” đã nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của tre, trúc, nứa ở Ấn Độ, Pakistan có liên quan đến thổ nhưỡng, khí hậu và một số biện pháp xử lý lâm học, tái sinh, khai thác. Sau 10 năm tập trung nghiên cứu, năm 1960 công trình "Nghiên cứu sinh lý tre trúc" của Koichiro Ueda đã tiến hành thống kê số măng bị thui hàng năm ở rừng Trúc sào ( Phyllostachys edulis) chiếm 60 - 80%, Phyllostachys reticulata 30 - 50% và đề cập đến vấn đề khai thác tận dụng măng và áp dụng biện pháp bón phân để tăng số lượng và kích thước của thân khí sinh. Loài Dendrocalamus giganteus Munro được công bố năm 1868 (Munro 1868), đây là một trong những loài tre lớn nhất của chi Dendrocalamus cũng như tre của thế giới. Loài tre này đều có đường kính thân từ 20 - 30cm, cao từ 20 - 30 m, vách dày 2 - 2,5 cm, vỏ có màu xanh lục. Đây cũng là loài tre có giá trị kinh tế cao ở Trung Quốc. Fu Maoyi, Xiao Jianghua (1996) [31] với “Cultivation & Utilization on Bamboos” đã xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh măng, sinh trưởng và phát triển của thân khí sinh là: độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, cấu trúc rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh. Đây là những nhân tố cần 9 phải được quan tâm khi áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng xuất măng và thân khí sinh. Công trình “Bamboo rediscovered” của Victor Cusack (1997) [37] đề cập đến biện pháp bón phân làm cho nhiều loài tre trúc phát triển tốt, măng to, nhưng phải bón một cách hợp lý tuỳ thuộc vào loài nhất định. Tổ chức Plant Resources of South - East Asia (Prosea) xuất bản tập “Prosea 7: Bamboos” đã tiến hành mô tả đặc điểm sinh thái, tái sinh sử dụng cho 75 loài tre trúc thông dụng, có giá trị ở vùng Đông Nam Á. Do giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu của măng một số loài tre trúc cao và nhu cầu tiêu thụ măng tre trúc trên thị trường quốc tế ngày càng tăng, nên lĩnh vực nghiên cứu tre trúc để lấy măng được nhiều nước quan tâm, nhất là Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. Trung Quốc có khoảng 100.000 ha rừng tre trúc lấy măng với năng suất 10 - 20 tấn/ha/năm, tối đa 30 - 35 tấn/ha/năm, khoảng 3 triệu ha vừa sản xuất măng lại vừa sản xuất thân khí sinh. Tổng sản lượng măng của Trung Quốc khoảng 1 triệu tấn/năm (Fu Maoyi, 2000) [31]. Zhou Fangchun (2000) [38] với công trình "Selected works of Bamboo research" đã nghiên cứu từ nhân giống đến canh tác, khai thác sử dụng tre trúc trong đó có nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm đến quá trình phát sinh, phát triển măng của nhiều loài tre trúc khác nhau ở Trung Quốc làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp thâm canh thúc đẩy sinh măng trái vụ. Đất tốt sẽ cho sản lượng cao, cây to, đẻ nhiều măng, giá tị sử dụng lớn. Đất nghèo, xấu, đồi trọc bạc màu tre vẫn sống được, nhưng sản lượng thấp. Măng mọc tản thường ở nơi nhiệt độ bình quân năm trên 14oC, mùa đông trên 4oC, lượng mưa: từ 1000 mm trở lên. Thường măng mọc tản yêu cầu đất đai tốt hơn: tầng đất sâu, ẩm, nhiều mùn, đất phong hoá từ phiến thạch, phiến 10 thạch sét, phiến thạch mica và sa phiến thạch,… Cũng chính vì vậy, Yang Yuming, và các cộng sự (2000) đã sử dụng những đặc điểm sinh thái, tái sinh của thế hệ măng non và năng suất măng, để làm tiêu chí lựa chọn loài tre trồng rừng công nghiệp. Trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc (2001, 2008) [29] trong công trình “Cultivation and Integrated Utilization on Bamboo in China” bằng các thí nghiệm với loài Dendrocalamus latiflorus và Dendrocalamus oldhamii cho thấy phân bón làm tăng nhiệt độ trong đất giúp không khí và nước lưu thông tốt hơn, kích thích măng ra sớm hơn, sản lượng măng và thân khí sinh tăng cao hơn. 2.2.1.2. Nghiên cứu về cây Bương lông Điện Biên Hiện nay trên thế giới chưa có tài liệu nghiên cứu nào về đặc điểm tái sinh của cây Bương lông Điện Biên. 2.2.2. Ở Việt Nam 2.2.2.1. Nghiên cứu chung về tre trúc Ở Việt Nam, tre - trúc là nguồn nguyên vật liệu quan trọng đứng thứ hai sau gỗ, và có vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội của người dân,... Tre - trúc là nguyên liệu tạo ra hàng trăm loại mặt hàng tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu có giá trị. Chính vì vậy, ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, tài nguyên tre trúc ở nước ta đã được quan tâm nghiên cứu. Hiện tại Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đang triển khai đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu chọn giống và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh tre trúc để lấy măng và nguyên liệu cho xây dựng, chế biến phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Và đề tài “ Trồng thử nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng nhằm đánh giá và tuyển chọn các loài tre nhập nội lấy măng phù hợp cho Cầu Hai- Phú Thọ và Ngọc Lặc – Thanh Hóa, đánh giá các biện pháp thâm canh, khảo nghiệm về phương pháp khai thác măng, khảo 11 nghiệm một số phương pháp sơ chế bảo quản măng và hướng dẫn kỹ thuật trồng, khai thác, sơ chế và bảo quản măng tre Điềm trúc. (nguồn: Trung tâm nghiên cứu khoa học vùng trung du bắc bộ). Có nhiều công trình nghiên cứu về cây Luồng như của Phạm Văn Tích (1963) [24], Trịnh Đức Trình (1990) [25], Lê Quang Liên (1990, 2001) [14], [16].... Tre gai, một loài tre rất quen thuộc với người dân ở vùng đồng bằng, nhưng mới chỉ được gây trồng ở quy mô hộ gia đình; chủ yếu trồng ở bờ rào quanh nhà, ven đường để cung cấp thân khí sinh sử dụng trong phạm vi gia đình. * Những nghiên cứu về đất trồng tre trúc Nghiên cứu về đất trồng tre trúc nhìn chung còn ít, chủ yếu tập trung vào một số loài rất phổ biến. Nguyễn Ngọc Bình với công trình “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm đất trồng Luồng” (1964) [7] và “Đặc điểm đất trồng rừng Tre Luồng và ảnh hưởng của các phương thức trồng rừng tre trúc Luồng đến đất”(2001) [8] cho thấy: Luồng sinh trưởng tốt nơi đất chua PHH2O: 4,8 5,9; PHKCl : 4,2 - 5,0. ở tầng đất mặt hàm lượng mùn và N tổng số tương quan rất chặt, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất tương quan tương đối chặt còn hàm lượng P2O5 dễ tiêu lại tương quan không chặt với sinh trưởng về đường kính của cây Luồng. Hoàng Xuân Tý trong “Tìm hiểu đất dưới rừng tre trúc thuần loài” (1972) [27] cho biết: trồng tre Diễn và tre Gai thuần loài làm cho tính chất vật lý của đất bị thoái hoá nhanh chóng, giảm hàm lượng mùn, đạm, lân và kali, do vậy khuyến cáo không nên trồng rừng tre trúc thuần loại, mà phải trồng xen với cây gỗ để đảm bảo độ phì của đất và sản xuất được nhiều luân kỳ. * Những nghiên cứu về nhân giống, chọn giống và kỹ thuật gây trồng phát triển Trong “Kỹ thuật trồng tre trúc”, Hồng Minh (1963) [18] đã giới thiệu sơ lược về đặc điểm hình thái, sinh thái, kỹ thuật chọn giống, gây trồng, chăm sóc và bảo vệ cho 12 loài tre trúc ở Miền Bắc Việt Nam.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng