Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đặc điểm phân bố và sinh trưởng của cây bương lông (dendrocalamus gig...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố và sinh trưởng của cây bương lông (dendrocalamus giganteus) tại huyện tuần giáo tỉnh điện biên.

.PDF
67
192
126

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- PHẠM THỊ LY NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ SINH TRƢỞNG CỦA CÂY BƢƠNG LÔNG (Dendrocalamus giganteus) TẠI HUYỆN TUẦN GIÁO - TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2011 - 2015 Thái Nguyên - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- PHẠM THỊ LY NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ SINH TRƢỞNG CỦA CÂY BƢƠNG LÔNG (Dendrocalamus giganteus) TẠI HUYỆN TUẦN GIÁO - TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Lớp : K43 NLKH Khóa học : 2011 - 2015 Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Đặng Thị Thu Hà Khoa Lâm nghiệp - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận trên là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi không sao chép của ai. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, trang web theo danh mục tài liệu của khóa luận. Thái Nguyên, 20 tháng 05 năm 2015 Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn Ngƣời viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trƣớc Hội đồng khoa học ThS. Đặng Thị Thu Hà Phạm Thị Ly Xác nhận của giáo viên phản biện Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu ( ký, ghi rõ họ tên) ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian nghiên cứu, để hoàn thành khóa luận của mình, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của BCN khoa Lâm Nghiệp và cán bộ, các cô chú ở trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Tôi cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của những người thân trong gia đình. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Đặng Thị Thu Hà đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn BCN khoa Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp đại học. Tôi bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới trạm Khuyến nông – khuyến ngư huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, trưởng trạm, cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị đã giúp đỡ một cách nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận. Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả! Thái Nguyên, 20 tháng 05 năm 2015 Ngƣời viết cam đoan Phạm Thị Ly iii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Phân bố của các loài tre trúc trên thế giới (Biswas 1995)............ 5 Bảng 2.2: Hiện trạng tre trúc Việt Nam tính tới tháng 12/2004 ................. 12 Bảng 4.1: Mô tả đặc điểm hình thái cây theo cấp tuổi ............................... 28 Bảng 4.2: Phân bố số cây Bương lông tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên .......................................................................................... 32 Bảng 4.3: Bảng so sánh sinh trưởng của cây Bương lông giữa 2 xã của huyện Tuần Giáo ...................................................................... 33 Bảng 4.4: Mô tả đặc điểm đất sinh trưởng của cây Bương lông tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ........................................................ 34 Bảng 4.5: Biểu điều tra thành phần thực vật khác ..................................... 36 Bảng 4.6: Kỹ thuật chọn tuổi gốc làm giống ............................................. 39 Bảng 4.7: Kinh nghiệm của các hộ gia đình trong việc xác định thời vụ trồng Bương lông ..................................................................... 40 Bảng 4.8: Giá trị sử dụng cây Bương lông ................................................ 42 iv DANH MỤC HÌNH Trang Hình 4.1: Thân cây của Bương lông ......................................................... 27 Hình 4.2: Lá của cây Bương..................................................................... 28 Hình 4.3: Hình thái mo............................................................................. 29 Hình 4.4: Rễ của cây Bương lông............................................................. 30 Hình 4.5: Kỹ thuật chọn tuổi gốc làm giống ............................................. 39 Hình 4.6: Kinh nghiệm của các hộ gia đình trong việc xác định thời vụ trồng Bương lông ..................................................................... 40 v DANH MỤC CÁC TỪ CÁC VIẾT TẮT FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc INBAR : Tổ chức Mây tre quốc tế NĐ – CP : Nghị định Chính Phủ OTC : Ô tiêu chuẩn ODB : Ô dạng bản GDP : Tổng thu nhập quốc dân vi MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2 1.2.1. Về lý luận ............................................................................................. 2 1.2.2. Về thực tiễn .......................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học vấn đề nghiên cứu .......................................................... 4 2.2. Nghiên cứu về cây tre trúc ở trên thế giới và Việt Nam ........................ 4 2.2.1. Nghiên cứu về tre trúc trên thế giới ..................................................... 4 2.2.2. Nghiên cứu về tre trúc ở Việt Nam ...................................................... 8 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu.............................................................. 15 2.3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 15 2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................... 18 2.3.3. Kết cấu hạ tầng xã hội ........................................................................ 21 2.3.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kĩ thuật ........................................................ 22 PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 24 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 24 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 24 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 24 3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 24 3.2.1.Điều tra tình hình phân bố và đặc điểm hình thái cây Bươnglông điện biên tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên..................................................... 24 3.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng về chiều cao và đường kính của cây, số cây/khóm theo tuổi.................................................................................. 24 vii 3.2.3. Nghiên cứu điều kiện lập địa (đất) và thành phần thực vật và khả năng phòng hộ cây Bương lông............................................................................. 24 3.2.4.Tìm hiểu kinh nghiệm bản địa về trồng và chăm sóc, giá trị sử dụng của cây Bương tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ......................................... 24 3.3. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi .................................. 24 3.3.1. Phương pháp kế thừa .......................................................................... 24 3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................. 26 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 27 4.1. Đặc điểm hình thái và phân bố cây Bương lông tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ..................................................................................................... 27 4.1.1 Đặc điểm hình thái cây ........................................................................ 27 4.1.2. Đặc điểm phân bố ............................................................................... 31 4.2. Đặc điểm sinh trưởng của cây Bương lông tại, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ..................................................................................................... 33 4.3. Kết quả điều tra điều kiện lập địa (đất), thành phần cây bụi và khả năng phòng hộ của cây Bương lông tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ........... 34 4.3.1. Đặc điểm đất sinh trưởng của cây Bương lông ................................... 34 4.3.2. Thành phần thực vật trong rừng Bương lông ...................................... 35 4.3.3. Khả năng phòng hộ của rừng Bương. ................................................. 37 4.4. Tổng kết kiến thức bản địa của người dân trong việc trồng, chăm sóc và giá trị sử dụng cây Bương lông tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên .......... 38 4.4.1. Kỹ thuật trồng bằng giống gốc............................................................ 38 4.4.2. Kĩ thuật chăm sóc ............................................................................... 41 4.4.3. Giá trị sử dụng của cây Bương lông.................................................... 41 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 43 5.1. Kết luận ................................................................................................. 43 5.2. Đề nghị .................................................................................................. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 45 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Tre trúc là tập hợp các loài thực vật thuộc họ Hoà thảo (Poaceae, hoặc còn gọi là Gramineae). Các loài tre trúc rất phong phú, đa dạng, phân bố rộng khắp trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á trong đó có Việt Nam. Tre trúc dễ trồng, sinh trưởng nhanh, sớm cho khai thác, dễ chế biến nên được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau. Tre trúc có giá trị rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống nhân dân, đặc biệt là nông dân nông thôn và miền núi (Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn 2007, Nguyễn Hoàng Nghĩa 2005)[2], [8]. Tre trúc là một nguồn lâm sản ngoài gỗ chiếm vị trí quan trọng trong tài nguyên rừng ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều loài tre trúc là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành thủ công mỹ nghệ, công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp giấy sợi, công nghiệp chế biến ván nhân tạo, vật liệu trong xây dựng, kiến trúc, giao thông vận tải,... Một số loài tre trúc cho măng ăn ngon, đã trở thành nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị. Các sản phẩm từ tre trúc không còn bó hẹp trong biên giới của một số quốc gia mà đã có mặt ngày càng nhiều trên thị trường quốc tế và được nhiều nước châu Âu, châu Mỹ ưa chuộng. Chính vì vị trí quan trọng của tài nguyên tre trúc, nhiều nước trên thế giới có tre trúc và kể cả những nước sử dụng tre trúc, đã tiến hành nhiều nghiên cứu về tre trúc. Bương lông điện biên (Dendrocalamus giganteus) là một trong những loài tre lớn nhất Việt Nam phân bố tự nhiên ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc. Đây là loài tre đa tác dụng, thân cây lớn, ít cành nhánh có thể dùng làm nguyên liệu giấy, ván gép thanh, làm nhà,… ngoài ra măng Bương lông còn là thực phẩm được bà con nhân dân rất ưa chuộng. 2 Loài Bương lông điện biên, còn có các tên gọi khác như Mạy púa mơi, Bương lớn, Bương lớn Điện Biên. Là một trong những loài tre có kích thước lớn nhất ở Việt Nam, chiều cao 18 - 24 m, đường kính gốc 20 25 cm, có vách dày, chiều dài đốt từ 25 - 30 cm, ít cành nhánh, khả năng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm rất cao. Cho đến nay nghiên cứu về cây Bương lông điện biên ở trong nước rất ít, đặc biệt là nghiên cứu về đặc điểm lâm học, sinh thái học, biện pháp kỹ thuật lâm sinh, nhân giống và chế biến sản phẩm. Do đó, việc kế thừa kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố đã thành công cho một số loài tre , đă ̣c biê ̣t là các loài thuô ̣c chi Dendrocalamus vào nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố và tổng kết những kiến thức bản địa có giá trị kết hợp với kỹ thuật hiện đại cần được nghiên cứu thử nghiệm cho cây Bương lông điện biên. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu đư ợc đặt ra là rất cần thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm phân bố và sinh trưởng của cây Bương lông (Dendrocalamus giganteus) tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên’’. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Về lý luận - Xác định được đặc điểm phân bố và sinh trưởng cây Bương tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. 1.2.2. Về thực tiễn - Đề xuất được các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phát triển cây Bương nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu chế biến cho tỉnh Điện Biên và các tỉnh lân cận. 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa lý luận - Qua quá trình thực hiện đề tài tạo cơ hội tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học, giải quyết vấn đề khoa học ngoài thực tiễn. 3 - Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài cụ thể. - Học tập và hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu. * Ý nghĩa thực tiễn - Biết cách tiếp cận thực tiễn những vấn đề trong sản xuất, kinh doanh rừng, quản lý nguồn tài nguyên rừng hiện nay, nâng cao tính bền vững của hệ sinh thái rừng. - Giúp nắm rõ hơn về đặc điểm phân bố và sinh trưởng phát triển của loài cây Bương. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học vấn đề nghiên cứu Thân cây Bương lông to, dài, có khả năng chống mối mọt cao nên thường được dùng làm cột buồm, làm nhà. Các dân tộc vùng cao dùng Bương lông làm máng dẫn nước, làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy, chế biến thay thế cho gỗ có hiệu quả cao, lá dùng để gói bánh. Măng Bương to, ăn ngon, ăn tươi hoặc phơi khô, cũng có thể đóng hộp. Một bụi cây to có thể cho tới 180kg măng tươi/bụi/năm. Măng tươi của Bương lông được thị trường rất ưa chuộng vì có vị hơi đắng rất đặc biệt, măng đầu vụ có thể bán 3.0005.000đ/kg; trọng lượng măng lúc khai thác có thể đạt tới 15kg/măng. Có bụi một năm thu được 10 - 15 măng. Một số hộ buôn bán còn mua măng tươi về sau đó luộc và bảo quản trong chum, vại to để 4 - 5 tháng sau mới bán cho được giá. 2.2. Nghiên cứu về cây tre trúc ở trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Nghiên cứu về tre trúc trên thế giới 2.2.1.1. Nghiên cứu chung về tre trúc Các nghiêu cứu về tre - trúc trên thế giới đã bắt đầu từ khá lâu và rất đa dạng. Nghiên cứu về các loài tre trúc Ấn Độ (Gamble 1896)[15] trong đó tác giả mô tả hình thái của 151 loài tre trúc phân bố ở Ấn Độ và một số nước láng giềng như Pakistan, Srilanca, Myanma, Malaysia và Indonesia. Tác giả cũng cho rằng các loài tre - trúc là loài chỉ thị rất tốt về các đặc điểm và độ phì của đất. Ở Trung Quốc cũng có rất nhiều các nghiên cứu về phân loại, các kỹ thuật tạo giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác, chế biên và cả về thị trường tre trúc và các sản phẩm sản xuất từ tre trúc (Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn 2007)[2]. 5 2.2.1.2. Nghiên cứu về phân loại, phân bố Các loài tre trúc phân bố tự nhiên ở các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới, từ vùng thấp tới độ cao 4.000 m (so với mực nước biển), song tập trung chủ yếu ở vùng thấp tới đai cao trung bình (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005)[8]. Các loài tre trúc có thể mọc hoang dại hoặc được gây trồng và có một đặc điểm nổi bật là có mặt ở rất nhiều các môi trường sống khác nhau (Dransfield and Widjaja, 1995)[14]. Theo Rao and Rao (1995), cả thế giới có khoảng 1250 loài tre trúc của 75 chi, phân bố ở khắp các châu lục, trừ châu Âu. Châu Á đặc biệt phong phú về số lượng và chủng loại tre trúc với khoảng 900 loài của khoảng 65 chi (Rao and Rao 1995; 1999)[17]. Bảng 2.1 là số liệu năm 1995 về sự đa dạng của các loài tre trúc trên thế giới. Từ đó tới nay có nhiều loài tre trúc mới đã được tìm ra và phân loại trong đó có Việt Nam làm tăng số loài tre trúc đã được xác định. Bảng 2.1: Phân bố của các loài tre trúc trên thế giới (Biswas 1995) Số Diện tích Nƣớc - Vùng Số Số Diện tích loài (ha) lãnh thổ chi loài (ha) 300 2.900.000 Singapore 6 23 825.000 Bănglađet 8 20 Nƣớc Số chi Trung Quốc 26 Nhật Bản 13 237 Ấn Độ 23 125 9.600.000 Papua New Guinea Việt Nam 16 92* 1.492.000 Srilanka Myanma 20 90 2.200.000 Hàn Quốc Inđônêxia 10 65 50.000 Đài Loan Phillipnines 8 54 Mađagaxca 11 40 Malaysia 7 44 Châu Mỹ 20 45 Thai Lan 12 41 4 4 1.000.000 Ôxtralia 6.000.000 26 7 14 10 13 40 (Nguồn: Theo Biswas(1995) và một số tác giả khác) 140.000 6 Tre trên thế giới có phân bố ở 3 khu vực lớn: Châu Á Thái Bình Dương, Châu Phi và Châu Mỹ. Các loài tre lớn thuộc chi Bambusa và Dendrocalamus phân bố ở khu vực Châu á Thái Bình dương. Trên thế giới có 36.77 triệu ha rừng tre. Diện tích tre của châu Á là 23.6 triệu ha, trong đó Ấn độ 11.36 triệu ha, Trung Quốc 5.44 triệu ha, Indonesia 2.08 triệu ha, Lào 1.61 triệu ha, Myanmar 0.85 triệu ha, Việt Nam 0.81 triệu ha[15], [22]. Theo Đỗ Văn Bản (2005), mỗi năm thế giới tiêu thụ khoảng 1 triệu đến 2 triệu tấn măng. Úc tiêu thụ hàng năm vào khoảng 4000 đến 12000 tấn măng thái mỏng nhập khẩu. Canada và châu Âu là những nước nhập khẩu chính của sản phẩm măng đóng hộp. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malayxia và Singapore là những nước tiêu thụ nhiều măng tươi, măng ướp đông lạnh, măng tươi hấp hơi và măng hộp. Chỉ riêng một tỉnh ở Thái Lan đã chế biến 68.000 tấn măng luộc mỗi năm. Không kể lượng măng tiêu thụ tại địa phương, Nhật Bản đưa ra thị trường 90.000 tấn măng Moso và nhập khẩu trên 100.000 tấn măng từ Thái Lan, Đài Loan và Trung Quốc. Đài Loan có mức độ tiêu thụ măng như Nhật Bản, nhưng vẫn xuất khẩu sang Nhật khoảng 140.000 tấn măng D. latiflorus và một lượng lớn măng Moso. Sau đây là diện tích trồng tre trúc của một số nước có diện tích tre trúc lớn: Trung Quốc diện tích trồng chuyên lấy măng khoảng 100.000 ha và trên 3 triệu ha rừng chuyên sản xuất thân Tre và kết hợp với cung cấp măng. Số lượng loài Tre - Trúc có tới 500 loài và 50 chi. Trung Quốc thời điểm cách đây khoảng 50 - 60 năm, rừng thâm canh Tre - Trúc lấy măng trung bình đạt 25 – 30 tấn/ ha/ năm, có loài cho năng suất từ 60 - 100 tấn/ha/năm[19]. Đài Loan trồng khoảng 9000 ha Điềm trúc (D. latiflorus), hàng năm xuất khẩu trên 40.000 tấn măng. Tổ chức INBAR năm 1994 đưa ra danh mục 19 loài Tre - Trúc được ưu tiên đưa vào phương hướng hành động của Quốc tế, 18 loài được ghi nhận là quan trọng trong đó 10 loài có thể kinh doanh lấy măng[21]. 7 Thái Lan coi Tre - Trúc là nguồn đặc sản rừng quan trọng, là cây làm giàu cho người dân nhiều nơi (Thammincha, 1995). Thái Lan ứng dụng nhân giống loài Dendrocalamus asper vào sản xuất, vùng Đông Bắc Thái Lan trồng hàng 100 triệu cây nhằm phục vụ chế biến xuất khẩu nâng cao đời sống dân nghèo. (Rungnapar Pattanavibool, 1998. Bamboo research and deverlopment in Thailand. Thailand Royal Forest Dipartment)[15]. Ấn Độ cũng là một trong những nước có nguồn tài nguyên Tre - Trúc phong phú, có thể coi là nước đứng đầu về sử dụng Tre - Trúc làm nguyên liệu bột giấy. Trong số các nguyên liệu sử dụng cung cấp cho nguyên liệu bột giấy thì nguyên liệu từ Tre - Trúc chiếm 2/3. Cả nước có 80 nhà máy giấy trong đó có 30 - 35 nhà máy sử dụng nguyên liệu từ Tre - Trúc (China National Bamboo Research Center, 2001; 2008, Cultivation & integrated utilization on Bamboo in China , 2000)[13]. Nhật Bản: Nguồn măng chính ở nhật bản là loài Phyllostachys pubescen, cây trồng được cắt ngọn để lại chiều cao 9 – 12m nhằm lấy ánh sáng mặt trời và tạo ra trạng thái ấm áp để ngăn ngừa những thiệt hại do tuyết gây ra. Nhiệt độ 200C là tối thiểu để cho măng phát triển, măng được khai thác trong suốt tháng 4, tháng 5 và tháng 11 , sản lượng thu được khoảng 10 tấn/ha/năm, phí tổn khoảng 1/10 – 1/3 giá trị sản phẩm. Hàng năm việc làm đất và bón phân là yêu cầu cần thiết để đảm bảo măng ngon và mềm. Tại Nhật bản có khoảng 8000 tấn măng được tiêu dùng cho mỗi năm (Xiao,1989, Cultivation & Utilization on Bamboos) [18]. Nhìn chung qua những nghiên cứu về Tre - Trúc trên thế giới cho chúng ta thấy tiềm năng của nguồn tài nguyên này, nó được xem như là nguyên liệu chính có khả năng thay thế gỗ, là loài cây mang lại thu nhập nhanh và cao cho người dân miền núi. 8 2.2.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của các loài tre trúc trên thế giới Hầu hết các loài tre nứa đều yêu cầu nhiệt độ ấm và ẩm nên chúng thường phân bố ở vùng thấp và đai cao trung bình và tập trung chủ yếu ở 2 bên xích đạo (Lin, 2000). Trên thế giới có khoảng 1.300 loài thuộc hơn 70 chi, phân bố ở 3 vùng chính: Châu á Thái Bình Dương, Châu Mỹ và Châu Phi, trong đó vùng Châu Á Thái Bình Dương là trung tâm phân bố tre nứa chiếm khoảng 80% tổng số loài và diện tích toàn thế giới (Lin, 2000)[23]. Phần lớn tre trúc mọc tự nhiên ở độ cao dưới 500m so với mặt nước biển, thích hợp ở vùng khí hậu nóng ẩm, có lượng mưa trung bình 1500mm - 2500 mm/năm, nhiệt độ bình quân 21-270C, cây mọc thích hợp ở những đất có tầng canh tác dầy, nhiều mùn, ẩm, có thành phần cơ giới nhẹ và thoát nước tốt[24]. 2.2.2. Nghiên cứu về tre trúc ở Việt Nam Tre - Trúc thuộc họ Hồ Thảo (Poacae Barnh), lớp cây một lá mầm. Trên thế giới hiện nay có khoảng 1300 loài thuộc 70 chi, nước nhiều Tre nhất là Trung Quốc với khoảng 50 chi với 500 loài, ở Việt nam có 29 chi 150 loài (Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, 2006)[9]. Tre - Trúc là lâm sản ngoài gỗ có rất nhiều công dụng, có thể nói từ thân, gốc, rễ, lá, quả đều được sử dụng triệt để, bộ phận được sử dụng rộng rãi đó là thân khí sinh. Do thân khí sinh của Tre - Trúc có nhiều đặc tính tốt nên sử dụng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng, làm bố mảng, cầu phao. Hiện nay công nghiệp phát triển, Tre - Trúc là nguồn nguyên liệu quý giá cho sản xuất giấy cao cấp, cho ván sàn, ván ép, đồ mộc cao cấp, chiếu trúc, than hoạt tính, thủ công mỹ nghệ…, có thể nói Tre - Trúc thay thế được gỗ trong nhiều lĩnh vực. Với công nghệ chế biến cao, những sản phẩm sản xuất từ Tre Trúc không những đẹp mà còn có độ bền cao, khả năng chịu nén, chịu lực tốt. Thân Tre - Trúc có tỷ trọng cao, nhiều lỗ hổng và nhiều chất khoáng, thân Tre 9 được Cacbon hoá có nhiều ứng dụng như làm chất khử mùi, điều hòa độ ẩm, ngăn cản điện từ, than được sử dụng nhiều trong cuộc sống như nấu ăn. Nhiệt lượng 1 kg than hoạt tính có thể đạt 7703 kcal/kg cao hơn so với than hoạt tính gỗ, than có khả năng lọc nước tốt...v.v. Gốc, thân Tre - Trúc có thể tạc tượng, thân ngầm và cành đều có thể sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Lá một số loài có thể xuất khẩu, lá dựng chế biến thuốc kháng sinh chống một số bệnh như cảm, cúm…Việt Nam có 10 loài Tre - Trúc cho măng ăn ngon (Mai ống, Luồng, Lồ ô, Là Ngà, Trúc Sào, Vầu Đắng, Tre gầy…). Tuy nhiên, các loài cho măng ngon năng suất cao, chất lượng tốt chưa được phát triển, việc khai thác măng chỉ dừng lại ở mức độ tận dụng (Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn, 2007)[2], [20]. 2.2.2.1. Nghiên cứu về phân loại, phân bố tre trúc ở Việt Nam Nước ta có địa hình phức tạp, nằm trong vành đai nóng, giàu nhiệt và ẩm, chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ gió mùa. Đặc điểm này đã ảnh hưởng đến tất cả các thành phần của tự nhiên từ lớp vỏ phong hoá màu đỏ vàng giàu sắt và nhôm đến lớp thực bì. Vì vậy, tài nguyên thực vật rừng Việt Nam rất giàu về số lượng và phong phú về chủng loại. Ngoài trên 1000 loài cây gỗ lớn và nhỏ, Tre (gọi chung cho tất cả các loài thuộc họ Phụ Tre – Bambusoideae) là lâm sản đứng sau gỗ và có thể thay thế cho gỗ trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong tình trạng cây gỗ của rừng nước ta ngày càng cạn kiệt. Việt Nam có thể coi là một đất nước của tre trúc, có điều kiện thiên nhiên ưu đãi cho sự sinh trưởng, phát triển của tre trúc, từ miền ngược đến miền xuôi đâu đâu cũng thấy hiện diện của tre trúc. Tre trúc dễ trồng, sinh trưởng nhanh, sớm cho khai thác, dễ chế biến nên được sử dụng trong rất nhiều các mục đích khác nhau của con người, đặc biệt là người dân nông thôn cả miền đồng bằng và miền núi. Nhìn chung, tre trúc có thể được sử dụng trong xây dựng, thực phẩm, phục vụ mục tiêu văn hoá, và một số các 10 công dụng khác. Tre trúc cũng là nguồn nguyên liệu lý tưởng để sản xuất giấy. Thân tre trúc có chứa lượng sợi cao (40-60%) và chiều dài sợi khoảng 1,5-2,5 mm (tối đa là 5mm), là nguyên liệu tốt cho sản xuất giấy (Nguyễn Hoàng Nghĩa 2005)[8]. Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về diện tích tre nứa, với 194 loài tre trúc thuộc 26 chi được các nhà khoa học phát hiện ở Việt Nam đã phần nào đánh giá được tính đa dạng về thành phần loài tre trúc ở nước ta. Tuy nhiên, mới chỉ có 80 loài đã tạm thời được định danh, còn lại là các loài chưa có tên. Trong nhiều năm trở lại đây, rất nhiều chi, loài mới được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và bổ sung vào danh lục tre nứa của nước nhà. Công trình đầu tiên nghiên cứu về tre nứa ở Việt Nam là Camus and Camus (1923) đã thống kê có 73 loài tre trúc của Việt Nam. Năm 1999 Phạm Hoàng Hộ (Cây cỏ Việt Nam)[4], đã thống kê được 123 loài, số lượng các loài tre trúc của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Không dừng lại ở đó vào giai đoạn 20012003, Nguyễn Tử Ưởng, Lê Viết Lâm (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) cùng với GS. Xia Nianhe, chuyên gia phân loại tre (chi Bambusa) của Viện thực vật học Quảng Châu, Trung Quốc đã xác định ở Việt Nam có 113 loài của 22 chi, kiểm tra và cập nhật 11 tên khoa học mới, đặc biệt đưa ra được 6 chi và 22 loài tre lần đầu đầu được định tên khoa học ở Việt Nam bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam, đưa ra 22 loài cần được xem xét để xác nhận loài mới. Phạm Hoàng Hộ (1999) đã giới thiệu 23 chi, 121 loài nhưng có loài không có mô tả, các loài khác mô tả rất ngắn không đủ các thông tin cần thiết để nhận biết chúng ngoài thực địa (Phạm Hoàng Hộ, 1999, Cây cỏ Việt Nam, tập 3, trang 600-627)[4]. Lê Viết Lâm và các tác giả (2005) đã thống kê được 22 chi và 122 loài. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005) đã giới thiệu 25 chi, 216 loài, công trình của 11 Nguyễn Hoàng Nghĩa có thể coi là một tài liệu duy nhất từ trước đến nay đã liệt kê đầy đủ nhất về số lượng chi, loài tre với nhiều thông tin có ý nghĩa về phân bố, đặc tính hình thái, sinh thái, công dụng và có giá trị như một cẩm nang tra cứu, đặc biệt là nhận dạng loài tre (Lê Viết Lâm, 2005, Điều tra bổ sung thành phần loài, phân bố và một số đặc điểm sinh thái các loài tre chủ yếu ở Việt Nam)[5]. Theo Nguyễn Tử Ưởng (2000), Việt Nam có 1.489.068 ha rừng tre thuần loại hoặc hỗn giao gỗ + tre, chiếm 4,53% diện tích toàn quốc với tổng trữ lượng là 8.400.767.000 cây. Trong đó: Rừng tre trúc tự nhiên có 1.415.552 ha bằng 14,99% diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng là 8.304.693.000 cây bao gồm: Rừng thuần loại tre trúc có 789.221 ha bằng 8,36% diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng 5.863.091.000 cây; Rừng hỗn giao gỗ tre có 626.331 ha bằng 6,63% diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng 2.441.602.000 cây. Rừng tre trúc trồng có 73.516 ha bằng 4,99%diện tích rừng trồng với trữ lượng 96.074.000 cây. Diện tích rừng tre trúc trồng bằng 5,06% diện tích rừng tre trúc tự nhiên nhưng trữ lượng tre trúc trồng chỉ bằng 1,16% trữ lượng tre trúc tự nhiên. Như vậy số cây trên 1 ha ở rừng tre tự nhiên gấp gần 5 lần số cây ở rừng trồng. Diện tích và trữ lượng tre trúc đáng quan tâm nhất là vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Đông Nam Bộ rồi đến Tây Bắc (Nguyễn Tư Tưởng, 2000, Tài nguyên tre Việt Nam)[12]. Quá trình khảo sát đã phát hiện ra một số chi được coi là mới đối với nước ta là chi Giang (Maclurochloa) với 17 loài, chi Tre quả thịt (Melocalamus) với 10 loài, chi Tre Bidoup (Kinabaluchloa) có 1 loài. Một số loài mới được phát hiện là Tre lông Bidoup (Kinabaluchloa) có đặc điểm ngoại hình giống loài cùng chi ở Malaixia (Wong, 1995) trúc dây Bidoup (Ampelocalamus) có ngoại hình giống như trúc dây Ba Bể nhiều loài nứa (Schizostachyum), le (Gigantochloa) và lồ ô (Bambusa). Một số chi có nhiều
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng