Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng cây Máu chó lá to ...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng cây Máu chó lá to (Knema pierrei Warb) tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

.PDF
46
168
52

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN HẢI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY MÁU CHÓ LÁ TO (KNEMA PIERREI WARB) TẠI TRUNG TÂM KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VÙNG TRUNG TÂM BẮC BỘ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khóa học : Chính qui : Quản lí tài nguyên rừng : Lâm nghiệp : K43 (2011 - 2015) THÁI NGUYÊN - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN HẢI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY MÁU CHÓ LÁ TO (KNEMA PIERREI WARB) TẠI TRUNG TÂM KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VÙNG TRUNG TÂM BẮC BỘ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khóa học Giảng viên hướng dẫn : Chính qui : Quản lí tài nguyên rừng : Lâm nghiệp : K43 (2011 - 2015) : 1. ThS. Lục Văn Cường 2. TS. Nguyễn Anh Dũng THÁI NGUYÊN - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình hay khóa luận nào trước đây. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2015 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn ThS. Lục Văn Cường Nguyễn Văn Hải Xác nhận giáo viên chấm phản biện (Kí, họ và tên) i LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo tốt nghiệp Đại học K43 (2011 - 2015) tại Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Được sự nhất trí của Nhà trường và Khoa Lâm nghiệp, tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng cây Máu chó lá to (Knema pierrei Warb) tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ”. Để có được kết quả đó, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến ThS. Lục Văn Cường và TS. Nguyễn Anh Dũng là những người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, cung cấp thông tin bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ThS. Đặng Thị Thu Hà đã dành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận. Xin chân thành cảm ơn tới: Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, thư viện Trường Đại học Nông Lâm, Ban Giám đốc và cán bộ công nhân viên Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ, cùng các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng do kiến thức, kinh nghiệm của bản thân và điều kiện về thời gian cũng như tư liệu tham khảo còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của các thầy, cô giáo, của bạn bè và người thân để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015 Tác giả Nguyễn Văn Hải ii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Sinh trưởng về đường kính của cây Máu chó lá to tại thí nghiệm bón phân .............................................................................................23 Bảng 4.2. Sinh trưởng về chiều cao của cây Máu chó lá to tại thí nghiệm bón phân .............................................................................................25 Bảng 4.3. Tỷ lệ sống của cây Máu chó lá to tại thí nghiệm mật độ ..........................28 Bảng 4.4. Chất lượng cây Máu chó lá to tại thí nghiệm bón phân............................29 iii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Đo sinh trưởng về đường kính và chiều cao của cây Máu chó lá to ....... 27 Hình 4.2: Chất lượng cây Máu chó lá to ở các công thức bón phân của cây Máu chó lá to ........................................................................................ 30 iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BP 1 Bón phân 1 BP 2 Bón phân 2 BP 3 Bón phân 3 BP 4 Bón phân 4 CT 1 Công thức 1 CT 2 Công thức 2 Do: Đường kính gốc Hvn: Chiều cao vút ngọn SDo: Hệ số biến động ở đường kính cây SHvn: Hệ số biến động ở chiều cao cây v MỤC LỤC PHẦN 1.MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................... 3 2.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................................... 3 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ................................................. 3 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 3 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................... 4 2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ..................................... 8 2.3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 8 2.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .............................................................. 10 2.3.3. Nhận xét và đánh giá chung ............................................................................ 15 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 17 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................................... 17 3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 17 3.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 17 3.4.1. Phương pháp kế thừa....................................................................................... 17 3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................ 17 3.4.3. Phương pháp theo dõi ..................................................................................... 18 3.4.4. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu................................................................ 19 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 20 4.1. Kết quả tìm hiểu về kĩ thuật trồng rừng của cây Máu chó lá to ......................... 20 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đường kính cây Máu chó lá to ................................................................................... 22 vi 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều cao cây Máu chó lá to ...................................................................................... 25 4.4. Đánh giá chất lượng cây Máu chó lá to dưới ảnh hưởng của các công thức bón phân ............................................................................................. 27 4.4.1. Tỷ lệ sống của cây Máu chó lá to tại thí nghiệm bón phân ............................ 27 4.4.2. Đánh giá chất lượng cây Máu chó lá to dưới ảnh hưởng của các công thức bón phân ............................................................................................................ 29 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 31 5.1. Kết luận .............................................................................................................. 31 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 33 vii PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là một tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia trên thế giới, nó không những cung cấp gỗ, củi hay các loại lâm sản sử dụng thông thường mà nó còn có tác dụng đặc biệt trong phòng hộ duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, nó được cho là lá phổi xanh của cuộc sống con người chúng ta, như vậy giá trị của rừng là rất to lớn. Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng cây bản địa vào trồng rừng và đã có những thành công bước đầu trong xây dựng rừng hỗn giao cây lá rộng bản địa. Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sự thành công của trồng rừng ở nhiệt đới phụ thuộc không chỉ vào đặc tính sinh học của loài cây, mà còn vào số lượng và chất lượng cây con cũng như nhiều nhân tố ngoại cảnh khác. Rừng trồng được hình thành từ những cây con tốt sẽ sinh trưởng nhanh, cạnh tranh tốt với cỏ dại, nhanh khép tán, giảm chi phí trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Ở Việt Nam, Máu chó lá to là cây bản địa, được biết đến như một loài gỗ lớn, đường kính có thể đạt 40 cm, chiều cao 10 - 15 m, thân thẳng tròn, vỏ màu trắng nâu, thịt vỏ màu trắng hồng, cành non có khía và phủ lông màu nâu đỏ, có nhựa mủ màu đỏ. Gỗ màu trắng vàng, nhẹ, thớ mịn, được dùng làm đồ gia dụng, tiện khắc, làm diêm, hạt được sử dụng trong ngành dược liệu [2]. Tuy nhiên, cho đến nay các công trình nghiên cứu về loài cây này có rất ít. Do vậy, Máu chó lá to chưa được đưa vào trồng rừng sản xuất mà chỉ có một số Vườn Quốc Gia trồng tại các vườn sưu tập thực vật với quy mô nhỏ. Xuất phát từ những lý do trên, được sự cho phép của Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và Ban Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, cùng sự giúp đỡ của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung 1 tâm Bắc Bộ - Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đến sinh trưởng cây Máu chó lá to (Knema pierrei Warb) tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ” được thực hiện kết quả của đề tài sẽ góp phần bổ sung cơ sở khoa học phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở Việt Nam. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu * Về lý luận: Xác định được kỹ thuật trồng và ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây Máu chó lá to tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ. * Về thực tiễn: Đề xuất được kỹ thuật trồng và ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây Máu chó lá to tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ. 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa lý luận: Qua quá trình thực hiện đề tài tạo cơ hội tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học, giải quyết vấn đề khoa học ngoài thực tiễn; Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài cụ thể; Học tập và hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu; Giúp cho sinh viên có điều kiện vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, từ đó chuyên môn đó sẽ được củng cố hơn; Thông qua quá trình thực hiện đề tài, sinh viên có điều kiện học hỏi những kiến thức thực tiễn từ các cán bộ, chuyên viên, chuyên môn tại cơ sở nhằm nâng cao kiến thức và kĩ năng cho bản thân để thực hiện tốt nhiệm vụ sau này. * Ý nghĩa thực tiễn: Biết cách tiếp cận thực tiễn những vấn đề trong sản xuất, kinh doanh rừng, quản lý nguồn tài nguyên rừng hiện nay, nâng cao tính bền vững của hệ sinh thái rừng; Đề tài là cơ sở để giúp cho người trồng rừng lựa chọn được các loại phân bón nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng để phát triển mở rộng quy mô góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng cao. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Cây Máu chó lá to (Knema pierrei Warb ), cây to cao, có thể tới hơn 10 m - 15 m. Cành non có lông tơ màu hung đỏ. Lá mọc so le, có cuống, nguyên và nhẵn, mặt trên bóng. Hoa khác gốc, có lông mịn màu nâu nhạt. Quả hình trứng hay hình cầu, khi chín thì nhẵn, vỏ quả mỏng; áo hạt nguyên vẹn hay bị tước cả đầu. Hạt có vỏ mỏng và nhẵn. Cây Máu chó lá to mọc hoang ở khắp nơi miền rừng núi các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Ngoài ra, cây còn phân bố Miến Điện, Thái Lan, Campuchia. Vào tháng 1 - 3 người ta thường thu hoạch hạt. Quả Máu chó lá to khi còn non có màu xanh, lúc về già có màu vàng, để lâu vỏ nứt làm 2 mảnh, phía trong có hạt mang áo hạt. Khi quả còn non áo hạt màu hồng nhạt, dính sát vào hạt, khi già áo hạt màu đỏ sẫm, bóc được dễ dàng. Người ta có thể dùng nguyên cả hạt Máu chó lá to ép lấy dầu. Hạt Máu chó lá to được nhân dân ta dùng làm thuốc chữa ghẻ, làm đồ gia dụng, tiện khắc, làm diêm, ... Tuy nhiên, hiện nay việc trồng cây Máu chó lá to còn ít, do chưa có các nghiên cứu đầy đủ và quy hoạch vùng trồng cho loài cây này. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới a) Về phân bố: Máu chó lá to có phân bố rộng ở các nước khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Malaysia, Myanma, Lào ... và nam Trung Quốc. b) Về phân loại: Theo Li Yan Hui năm 1976, Knema pierrei Warb. là cây gỗ lớn, cao 15 - 20 m, đường kính 20 - 40 cm, thân tròn thẳng. Vỏ thân màu nâu xám, thịt vỏ màu trắng hồng. Cành non có khía và phủ lông màu nâu đỏ, có nhựa màu đỏ. 3 Lá đơn, mọc cách, hình mác thuôn, đầu lá nhọn, gốc hình tim hay tròn, gân bên 14 - 20 đôi. Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa có cuống rất cứng. Bao hoa 3 thuỳ. Quả hình cầu, mọc đơn độc, vỏ dày, màu nâu, phủ lông dày [5]. c) Vai trò của phân bón đến sinh trưởng cây Máu chó lá to Phân bón có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của thực vật, nó không những có tác dụng làm cho cây sinh trưởng nhanh mà còn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển cơ thể thực vật. Cây trồng cần cung cấp các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Các chất dinh dưỡng này bao gồm các nguyên tố đa lượng và vi lượng , chúng đều có trong đất và được cây trồng hấp thụ qua rễ. Tuy nhiên, số lượng các nguyên tố này, đất không có khả năng cung cấp đủ cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng do đó phải bón phân bổ sung. Giữa hàm lượng dinh dưỡng khoáng và sinh trưởng chiều cao của cây con sau khi trồng ngoài thực địa có một mối quan hệ tích cực (van den Driessche 1980a) [9]. Hàm lượng Nitơ trong cây dao động từ 1,7% đến 2,3% thường ảnh hưởng đến cây con biểu hiện thông qua việc tăng cường khả năng sống sót và sinh trưởng chiều cao của cây sau khi trồng ngoài thực địa (Duryea and McClain, 1984) [6]. Kết quả nghiên cứu về sự tồn tại và sinh trưởng chiều cao của loài Linh sam trồng ngoài thực địa cho thấy một sự tăng lên rõ rệt về chất lượng của rừng nhờ vào phân bón hữu cơ và vô cơ trong giai đoạn bắt đầu trồng, điều này được ghi nhận trong một thí nghiệm bón phân có tác dụng làm tăng kích thước của cây con (Smith và cộng sự, 1966) [8]. Lợi ích của bón phân trong giai đoạn bắt đầu trồng đến sự sinh trưởng chiều cao sau khi trồng (không tính đến sự tồn tại) của loài Vân sam trắng cũng được ghi nhận bởi Mullin và Bowdery 1977 [7]. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước a) Về phân bố: 4 Máu chó lá to mọc rải rác nhưng phân bố ở hầu hết các tỉnh có rừng như : Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kom Tum, Đồng Nai... b) Về phân loại: Phạm Hoàng Hộ năm 2000 và Nguyễn Tiến Bân năm 2003 thì Việt Nam họ Máu chó Myristicaceae ở Việt Nam có khoảng 22 loài gồm toàn các cây gỗ rừng (chia ra 3 chi: Horsfieldia, Knema và Myristica). Theo Phạm Hoàng Hộ (1999), Máu chó lá to (máu chó hạnh nhân) là cây gỗ lớn, cao đến 15 m, nhánh tròn, lúc non có lông. Lá có phiến to, dài đến 30 - 40 cm, rộng 6 - 9 cm, thon hẹp, đáy tròn hay hơi hình tim, mặt dưới mốc, gân phụ hơn 30 cặp, gân tam cấp hình thang; cuống 1 - 2 cm. Hoa đực chùm, có lông màu gỉ sắt, sát (0,5 mm), cọng 6 - 7 mm; bao hoa 4 mm, hình bầu, 11 bao phấn. Bao nang kích thước 22 - 26 x 18 - 20 mm, đầy lông màu gỉ sắt, quả bì [2]. Nghiên cứu của Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Máu chó lá to là cây gỗ nhỡ, cao 10 - 15 m, đường kính có thể lên tới 40 cm. Thân thường có múi tròn, vỏ nhẵn, loang lổ, vết đẽo chảy nhiều nhựa màu đỏ. Cành tròn, có nhiều lỗ vỏ màu trắng. Lá đơn mọc cách hình trái xoan thuôn dài 12 - 23 cm, rộng 4 - 7 cm, đầu và đuôi lá nhọn dần. Hoa đơn tính khác gốc, hoa tự đực chùm viên chùy ở nách lá, bao hoa ba thùy, nhẵn, nhị từ 13- 15, chỉ nhị hợp thành một trụ rỗng, bao phấn đính phía ngoài trụ nhị. Quả đại hình trứng hơi bẹt, đường kính 3 - 4 cm, vỏ hóa gỗ, hạt có vỏ giả bao bọc [1]. Gỗ của Máu chó lá to dùng làm đồ gia dụng, dùng trong xây dựng, hạt dùng trong y học làm thuốc trị các bệnh ngoài da. 5 c) Vai trò phân bón đến sinh trưởng cây Máu chó lá to Trong giai đoạn trồng, những yếu tố được đặc biệt quan tâm là Đạm, Lân, Kali và các chất phụ gia. Đạm (N) là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mặc dù hàm lượng trong cây không cao, nhưng Nitơ lại có vai trò quan trọng bậc nhất. Thiếu Nitơ cây không thể tồn tại. Nitơ là thành phần quan trọng cấu tạo nên tất cả các axit amin và từ các axit amin tổng hợp nên tất cả các loại protein trong cơ thể thực vật. Vai trò của protein đối với sự sống của cơ thể thực vật là không thể thay thế được. Nitơ có mặt trong axit nucleic, tham gia vào cấu trúc của vòng porphyril, là những chất đóng vai trò quan trọng trong quang hợp và hô hấp của thực vật. Nói chung, nitơ là dưỡng chất cơ bản nhất tham gia vào thành phần chính của protein, vào quá trình hình thành các chất quan trọng như amino axit, men, nhiều loại vitamin trong cây như B1, B2, B6… Nitơ thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, lá to và xanh, quang hợp mạnh. Nếu thiếu đạm, cây sinh trưởng chậm, còi cọc, lá ít và có kích thước nhỏ và hơi vàng. Nhưng nếu bón thừa đạm cũng gây tác hại cho cây. Biểu hiện của triệu chứng thừa đạm là cây sinh trưởng quá mức, cây dễ đổ ngã, nhiều sâu bệnh, lá có màu xanh đậm [10]. Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng. Lân có tác dụng làm tăng tính chịu lạnh cho cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ. Lân cần thiết cho sự phân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự phát triển của rễ, ra hoa, sự phát triển của hạt và quả. Cây được cung cấp đầy đủ lân sẽ tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi như lạnh, nóng, đất chua và kiềm. Nếu thiếu lân, kích thước cây nhỏ hơn bình thường, lá cây phồng cứng, lá màu xanh đậm, sau chuyển dần sang vàng; thân cây mềm, thấp; năng xuất chất khô giảm. Ngoài ra, thiếu lân sẽ hạn chế hiệu quả sử dụng đạm. Một vài loại lá kim khi thiếu lân lá sẽ đổi màu xanh thẫm, tím, tím nâu hay đỏ. Ở những loài cây lá rộng, thiếu lân sẽ dẫn đến lá có màu xanh đậm, xen kẽ với các vết nâu, cây tăng trưởng chậm. Khi thừa lân không thấy tác hại nghiêm trọng như thừa nitơ [10] . Kali (K) đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng, quá trình 6 đồng hóa của cây, điều khiển quá trình sử dụng nước, thúc đẩy quá trình sử dụng đạm ở dạng NH4+ , giúp cây tăng sức đề kháng, cứng chắc, ít đổ ngã, chống sâu bệnh, chịu hạn và rét . Do vậy, nếu thiếu kali, thì cây có biểu hiện về hình thái rất rõ như lá hơi ngắn, phiến lá hẹp và có màu lục tối, sau chuyển sang vàng, xuất hiện những chấm đỏ, lá bị khô (cháy) rồi rủ xuống … Đi đầu trong lĩnh vực này có thể kể đến Nguyễn Hữu Thước (1963), Nguyễn Ngọc Tân (1985), Nguyễn Xuân Quát (1985), Trần Gia Biển (1985)... các tác giả đều đi đến kết luận chung rằng mỗi loại cây trồng có yêu cầu về loại phân, nồng độ, phương thức bón, tỷ lệ hỗn hợp phân bón hoàn toàn khác nhau. Để thăm dò phản ứng của cây con với phân bón, Nguyễn Xuân Quát (1985) và Hoàng Công Đãng (2000) đã bón lót super lân, clorua kali, sulphat amôn với tỷ lệ từ 0 6% so với trọng lượng ruột bầu. Đối với phân hữu cơ, các tác giả thường sử dụng phân chuồng hoai (phân trâu, phân bò và phân heo) với liều lượng từ 0 - 25% so với trọng lượng bầu [4]. Năm 1989, Trương Thị Thảo đã nghiên cứu về dinh dưỡng NPK đối với Thông nhựa đã cho thấy dinh dưỡng không những ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Thông nhựa mà còn ảnh hưởng đến khả năng nhiễm bệnh của cây. Bón phân hợp lý làm tăng sức đề kháng của cây đối với bệnh phấn trắng. Năm 2009, Lê Quốc Huy, Hà Thị Mừng cho thấy bón N, P2O5, K2O ở mức 38,17 mg N/kg đất bầu + 76,33 mg P2O5/kg đất bầu + 22,9 mg K2O/kg đất bầu là thích hợp nhất cho sinh trưởng của cả 3 loài Kháo vàng, Dẻ đỏ và Giáng hương giai đoạn 2 - 8 tháng tuổi [4]. Lê Văn Sơn và Nguyễn Duy Tiến, (2012) khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến cây con Re gừng trong giai đoạn vườn ươm đã cho thấy: cây con Re gừng được bón thúc bằng cách tưới phân NPK (5:10:3) với nồng độ 5% (100 g NPK hòa tan trong 2 lít nước) có tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng tốt hơn tưới nước phân chuồng ngâm và không bón thúc [3]. Từ kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước cho thấy 7 đối với từng loài cây, từng giai đoạn phát triển khác nhau thì yêu cầu về phân bón cũng khác nhau. Các tác giả đã xác định lượng phân bón phù hợp để cây con của các loài cây đó sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt. 2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên 2.3.1.1. Vị trí địa lý Huyện Đoan Hùng có tổng diện tích tự nhiên 30.261,30 ha, cách thành phố Việt Trì 56 km về phía Tây Bắc, có Quốc lộ 2, Quốc lộ 70 và các đường tỉnh chạy qua địa bàn huyện là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế văn hoá giữa các địa phương trong và ngoài huyện: Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh; Phía Đông giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; Phía tây Bắc giáp huyện Thanh Ba và huyện Hạ Hòa. 2.3.1.2. Địa hình, địa mạo Đoan Hùng có các kiểu địa hình chính sau: Kiểu địa hình núi thấp: Phân bố tập trung ở trung tâm huyện, chiếm 30% diện tích tự nhiên, độ cao trung bình 350 m, độ dốc bình quân 20o. Đây là kiểu địa hình rất thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển lâm nghiệp. Kiểu địa hình đồi: chiếm 50% diện tích tự nhiên, có độ dốc bình quân 15o, thuận lợi cho trồng cây lâm nghiệp, ăn quả và cây công nghiệp dài ngày. Kiểu địa hình thung lũng: Phân bố chủ yếu hai bên các con suối, chiếm 10% diện tích tự nhiên, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. 2.3.1.3. Khí hậu, thủy văn Về khí hậu: Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của huyện như sau: Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 23 - 24oC, mùa nóng nhiệt độ từ 27 28oC, mùa lạnh nhiệt độ từ 15 - 16oC; Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm 1.780 mm, phân bố theo mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài 7 tháng (tháng 5 đến tháng 11); Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 84 8 %, mùa mưa độ ẩm cao có thể đạt tới 88 %, độ ẩm thấp nhất là 24%. Về thủy văn: Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chủ yếu của hệ thống sông Chảy và sông Lô. 2.3.1.4. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất Đoan Hùng có những nhóm đất chính sau: - Nhóm đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét: Đất có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, tầng đất dày, thấm nước tốt, lượng mùn trung bình, lân dễ tiêu nghèo. Độ pH của đất thay đổi từ trung tính đến chua ở các mức độ khác nhau. - Nhóm đất Feralít đỏ vàng phát triển trên nền phù sa cổ: Đất có hàm lượng mùn và đạm tổng số nghèo, lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu nghèo, kali tổng số và trao đổi giàu và trung bình. - Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Đất này được hình thành do sản phẩm dốc tụ. Thành phần cơ giới của đất chủ yếu là thịt trung bình đến thịt nặng. Hàm lượng mùn và đạm tổng số khá, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, đất có độ pH chua và rất chua. - Nhóm đất Feralít phát triển trên tầng đá mẹ sa thạch, phiến thạch, đất nghèo dinh dưỡng, có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình. Độ PH của đất chua, hàm lượng mùn và đạm tổng số nghèo, lân tổng số và lân dễ tiêu trung bình, kali nghèo. - Nhóm đất phù sa sông suối, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. Đất có phản ứng trung tính, hàm lượng mùn và đạm tổng số khá, lân tổng số giàu và dễ tiêu, ka li tổng số và trao đổi nghèo. b) Tài nguyên nước - Nước mặt: chịu ảnh hưởng bởi sông Chảy - sông Lô là chính. Ngoài ra, thông qua các ao hồ, kênh mương cũng góp phần tích cực trong việc cung 9 cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện. - Nước ngầm: nguồn nước ngầm được khai thác sử dụng cho việc sinh hoạt của nhân dân trong huyện bằng giếng khoan. Chất lượng nước phụ thuộc vào độ sâu của giếng khoan. c) Tài nguyên rừng Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 và kết quả rà soát 3 loại rừng, diện tích đất rừng của Đoan Hùng có 13.174,3 ha. Trong đó diện tích rừng phòng hộ là 262,7 ha, chiếm 1,99% tổng diện tích rừng của huyện (tập trung chủ yếu ở xã Quế Lâm, Ngọc Quan, Hùng Long, Vụ Quang); rừng đặc dụng 601,5 ha, chiếm 4,57% (xã Vân Đồn, Tiêu Sơn, Minh Tiến, Minh Phú, Chân Mộng); rừng sản xuất 12.310,1 ha, chiếm 93,44% tổng diện tích rừng và được phân bố ở 28 xã thị trấn. d) Tài nguyên khoáng sản Khoáng sản ở Đoan Hùng chủ yếu là cát, sỏi, đá xây dựng trên sông Chảy, sông Lô, lượng cát khai thác chủ yếu sử dụng san lấp mặt bằng và các công trình xây dựng. Ngoài ra, còn các khoáng sản khác là fenspat, cao lanh, than bùn ở Nghinh Xuyên, Chi Đám, Tây Cốc, Tiêu Sơn hiện đang được các công ty, đơn vị trong và ngoài huyện khai thác đạt hiệu quả. e) Tài nguyên nhân văn Đoan Hùng là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng. Nhân dân Đoan Hùng đã tạo dựng được nhiều công trình văn hóa có ý nghĩa lịch sử như đình Cả, chùa Chi Đám,… tượng đài Chiến thắng sông Lô. Các dân tộc trong huyện có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên. 2.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 2.3.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 10 Giá trị sản xuất toàn huyện năm 2010 đạt 1.002,2 tỷ đồng (giá cố định 1994). Giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2010 đạt 10,82%, trong đó: năm 2010 đạt 15,8% theo giá cố định năm 1994 (toàn tỉnh đạt 12,05%). Cơ cấu kinh tế năm 2010: ngành nông - lâm - thủy sản đạt 42,4%; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 16,8%; ngành dịch vụ đạt 40,6%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 9,9 triệu đồng/người/năm (giá hiện hành). - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng có nhiều tiến bộ. Trong đó: Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 68,85% năm 2000 xuống 52,6% năm 2005 và 42,4% năm 2010, đóng góp 11,5% sản lượng lúa toàn tỉnh. Lương thực bình quân đầu người đạt 431,4 kg/người/năm; Tỷ trọng ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng tăng từ 11,56% năm 2000 lên 13,3% năm 2005 và đạt 16,8% năm 2010; Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 19,59% năm 2000 lên 28,7% năm 2005 và đạt 40,6% năm 2010. 2.3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a) Khu vực kinh tế nông nghiệp Năm 2010 giá trị sản xuất toàn ngành đạt 299,1 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 82,2 tỷ đồng so với năm 2000; tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt 6,08%/năm. + Ngành sản xuất nông nghiệp Năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 212,7 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), đạt mức tăng trưởng 6,85%. Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có bước chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, tỷ trọng trồng trọt giảm dần từ 61,45% năm 2000 xuống còn 52,32% năm 2010; tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 32,48% năm 2000 lên 44,43% năm 2010. + Ngành lâm nghiệp Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của nhà nước 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng