Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận án tiến sĩ triết học xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay...

Tài liệu Luận án tiến sĩ triết học xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay

.PDF
165
43
133

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH CÔNG SƠN XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Đạo đức học Mã số: 62 22 03 06 HÀ NỘI - 2014 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH CÔNG SƠN XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Đạo đức học Mã số: 62 22 03 06 Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết luận rút ra trong luận án là kết quả tìm tòi, nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tác giả luận án. Tác giả luận án Đinh Công Sơn MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những nghiên cứu lý luận về đạo đức kinh doanh 1.2. Những nghiên cứu về thực trạng đạo đức kinh doanh và xây dựng đạo đức 1 5 5 15 kinh doanh ở nước ta hiện nay 1.3. Những nghiên cứu về giải pháp xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta 20 hiện nay CHƯƠNG 2: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1. Đạo đức kinh doanh 2.1.1. Khái niệm “kinh doanh”, “chủ thể kinh doanh”, “đạo đức kinh doanh” và “xây dựng đạo đức kinh doanh” 29 29 29 2.1.2. Những chuẩn mực căn bản của đạo đức kinh doanh 39 2.2. Sự cần thiết xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay 53 2.2.1. Vai trò động lực của đạo đức kinh doanh 53 2.2.2. Xây dựng đạo đức kinh doanh – quy luật tồn tại và phát triển của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 59 74 3.1. Những thành tựu trong xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta 73 3.1.1. Truyền thống xây dựng đạo đức kinh doanh trong lịch sử 73 3.1.2. Những kết quả bước đầu trong xây dựng đạo đức kinh doanh thời gian qua 3.2. Những hạn chế và vấn đề đặt ra trong xây dựng đạo đức kinh 77 90 doanh ở nước ta hiện nay 3.2.1. Những hạn chế trong xây dựng đạo đức kinh doanh hiện nay 90 3.2.2. Những vấn đề đặt ra trong xây dựng đạo đức doanh hiện nay 104 CHƯƠNG 4: NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO 114 ĐỨC KINH DOANH 4.1. Những yêu cầu cơ bản trong xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay 4.1.1. Xây dựng đội ngũ những người kinh doanh có đạo đức và năng lực 4.1.2. Gắn việc xây dựng đạo đức kinh doanh với việc xây dựng môi trường kinh tế - xã hội trong sạch, lành mạnh 4.2. Một số giải pháp nhằm xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta 114 114 117 118 hiện nay 4.2.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN với tính cách là cơ sở của đạo đức kinh doanh 4.2.2. Tăng cường vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức kinh doanh 118 128 4.2.3. Tăng cường giáo dục đạo đức kinh doanh cho đội ngũ doanh nhân, sinh viên các trường kinh tế và người lao động trong doanh 137 nghiệp 4.2.4. Nâng cao vai trò người tiêu dùng và dư luận xã hội đối với việc xây dựng đạo đức kinh doanh TÀI LIỆU THAM KHẢO 142 151 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH BNN CN CNH, HĐH CNTB CNXH CT GS KHXH KHXHVN KTQD KTTT Nxb PGĐ PGS QG TNLĐ TNXH TPHCM TS TW VS XHCN Ban chấp hành Bệnh nghề nghiệp Cử nhân Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa xã hội Chính trị Giáo sư Khoa học xã hội Khoa học xã hội Việt Nam Kinh tế quốc dân Kinh tế thị trường Nhà xuất bản Phó giám đốc Phó giáo sư Quốc gia Tai nạn lao động Trách nhiệm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh Tiến sĩ Trung ương Viện sĩ Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đạo đức là vấn đề luôn lôi cuốn sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị. Các công trình nghiên cứu của họ đã góp phần làm rõ và hoàn thiện những phạm trù, những phẩm chất, nguyên tắc đạo đức cơ bản và khẳng định vai trò của nó đối với đời sống xã hội. Ở nước ta, đạo đức cũng là vấn đề thường xuyên được quan tâm nghiên cứu cả trong lý luận lẫn thực tiễn. Đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, đạo đức trở thành nền tảng tinh thần truyền thống để tổ tiên vượt qua nhiều thử thách và chiến thắng kẻ thù. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đạo đức cũng đóng vai trò là nội lực để giúp chúng ta có thêm sức mạnh đương đầu với đế quốc, thực dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới – đặc biệt quan tâm đến đạo đức. Người coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng, là sức mạnh của mỗi con người. Chính nhờ sức mạnh ấy, người cách mạng mới vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tôi luyện, trưởng thành để cống hiến nhiều hơn cho tổ quốc, cho nhân dân. Khi cả nước hòa bình, độc lập đi lên CNXH, đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề đạo đức mới, đạo đức cách mạng, nhằm mục tiêu xây dựng con người mới – nguồn lực chủ yếu để đảm bảo xây dựng thành công CNXH - đủ đức và tài. Sự quan tâm càng được chú ý hơn khi chúng ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Phải nói rằng, kinh tế thị trường đã hình thành từ lâu trong sự phát triển của xã hội loài người, nhưng nói đến “nền kinh tế thị trường điển hình” là nói đến sự gắn bó của nó đối với nền sản xuất TBCN – một nền sản xuất chạy theo lợi nhuận tối đa. Kinh tế thị trường có những nguyên tắc vận hành, phát triển riêng, ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội, tới hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, tới thói quen suy nghĩ của từng người, trong đó có những tích cực đồng thời không tránh khỏi mặt tiêu cực. 1 Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo tiến hành gần 30 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu, nền kinh tế dần dần phục hồi và tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện. Rõ ràng, các chính sách kinh tế xã hội cùng với cơ chế mới đã tạo điều kiện cho con người Việt Nam phát huy mọi năng lực của mình vào quá trình sản xuất trao đổi hàng hoá. Nhờ vậy, vị thế kinh tế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Những thắng lợi đó đã khẳng định sự nghiệp đổi mới là cần thiết và đúng hướng. Tuy nhiên, việc chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường đã dẫn đến những biến đổi trong đời sống xã hội, xuất hiện càng nhiều hiện tượng phản đạo đức, phi nhân tính. Cụ thể là trong lĩnh vực kinh doanh xảy ra những hành vi trái đạo đức như làm hàng giả, gian lận, trốn thuế, bóc lột quá mức sức lao động của người làm công, khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, xem thường trách nhiệm xã hội, v.v. gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế, cản trở tiến trình đổi mới, xây dựng đất nước, đang trở thành mối quan ngại của cả cộng đồng. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự biến đổi cũng như xây dựng đạo đức trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Tất cả các công trình đó đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và đạo đức, đồng thời cảnh báo nguy cơ đạo đức bị xói mòn dưới tác động của đồng tiền. Qua đó, ít nhiều đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ, duy trì các chuẩn mực đạo đức truyền thống. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự đi sâu vào đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Trước tình hình đó, việc thực hiện đề tài “Xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay” không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn, cấp bách, nhằm góp phần khẳng định và hoàn thiện một nền kinh tế thị trường có điều tiết và có định hướng xã hội chủ nghĩa. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích luận án Làm rõ thực chất, những chuẩn mực cơ bản và vai trò của đạo đức kinh doanh; phân tích thực trạng xây dựng đạo đức kinh doanh, qua đó đề xuất một số giải pháp 2 nhằm nâng cao hiệu quả của việc xây dựng và phát triển đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Thứ nhất: Làm rõ thực chất của đạo đức kinh doanh, xây dựng đạo đức kinh doanh, những chuẩn mực cơ bản, và sự cần thiết xây dựng đạo đức kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường. - Thứ hai: Phân tích thực trạng xây dựng đạo đức kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. - Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc xây dựng và phát triển đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng của luận án là những vấn đề bản chất của xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu của luận án là đạo đức kinh doanh và xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam từ khi chuyển sang kinh tế thị trường. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức và đạo đức kinh doanh. - Luận án sử dụng các phương pháp: logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, đối chiếu - so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa… 5. Những đóng góp mới của luận án - Luận án góp phần làm rõ khái niệm đạo đức kinh doanh, xây dựng đạo đức kinh doanh, những chuẩn mực cơ bản của nó và sự cần thiết xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay. - Làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay. 3 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc xây dựng và phát triển đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay. 6. Ý nghĩa của luận án - Góp phần nghiên cứu đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập chuyên đề đạo đức kinh doanh. - Luận án còn có ý nghĩa khuyến nghị đối với công tác xây dựng và hoàn thiện đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được chia làm 4 chương, 9 tiết. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những nghiên cứu lý luận về đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh không phải là một vấn đề mới xuất hiện trong thế giới đương đại, mà những tư tưởng của nó đã có từ rất lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Khi lực lượng sản xuất còn thấp kém, phân công lao động chưa phát triển, trao đổi sản phẩm mới chỉ là bột phát do nhu cầu sinh tồn của các thành viên trong thị tộc, bộ lạc và nguyên tắc cùng làm cùng hưởng vẫn được mọi người thực hiện một cách tự nhiên thì đạo đức kinh doanh chưa xuất hiện. Khoảng 4000 năm trước công nguyên, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn tới phân công lao động phát triển tạo ra ba nghề trong xã hội: chăn nuôi, thủ công, buôn bán thương mại. Trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu, sản phẩm do lao động làm ra trở thành hàng hóa, kinh doanh xuất hiện và đạo đức kinh doanh cũng ra đời. Đây cũng là thời kỳ mới của nhân loại, có mâu thuẫn đối kháng giai cấp, có bộ máy nhà nước, con người không sống “ngây thơ thuần phác” nữa, quan hệ giữa con người với con người tự nhiên dẫn tới yêu cầu đạo đức: không được trộm cắp, phải sòng phẳng trong giao thiệp “tiền trao cháo múc”, phải có chữ tín, biết tôn trọng các cam kết, thỏa thuận… Như vậy, đạo đức kinh doanh không phải xuất phát từ sự “tiên nghiệm” từ “chân lý tuyệt đối” vĩnh cửu. Đạo đức kinh doanh ra đời cùng hoạt động kinh doanh, phát triển theo từng hình thái kinh tế - xã hội, thay đổi theo từng vùng dân cư, lãnh thổ, nhất là đặc điểm phương Tây và phương Đông. Các tư tưởng triết lý đạo đức ở phương Đông Các triết lý đạo đức ở phương Đông hầu hết đều bắt nguồn từ Trung Hoa. Ngay từ thời cổ đại, nhiều triết gia Trung Hoa đã có những tư tưởng chi phối sự phát triển xã hội trong một thời gian dài. Nhiều nội dung trong những tư tưởng đó trở thành những triết lý quản lý quan trọng ở mọi phạm vi hoạt động của con người mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt trong sự hình thành hệ thống các khái niệm và chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Điển hình và nổi bật nhất là trường phái tư tưởng của Khổng Tử và Hàn Phi Tử. Khổng Tử (sinh năm 551 trước Công nguyên) với Tư tưởng đức trị của mình 5 đã đưa ra triết lý tư tưởng sâu sắc dựa trên văn hóa tinh thần. Chữ Nhân là nhân tố cơ bản trong tư tưởng của ông. Nhân thể hiện biết yêu thương, giúp đỡ người khác và lấy đó làm phương hướng rèn luyện của bản thân. Nhân được Nho giáo coi là yếu tố quan trọng nhất, có tác dụng chi phối trong “ngũ thường” – nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nghĩa thể hiện phương châm của Nhân, thấy việc gì đáng làm thì làm không mưu lợi cá nhân. Theo ông, người quân tử phải thấy điều hợp lý thì làm, và phải cố gắng hết mình, “không thành công thì cũng thành nhân”. Lễ là hình thức của Nhân, chủ trương “điều mình không muốn làm cho mình thì không nên làm cho người khác”. Thiếu yếu tố Nhân, Lễ chỉ là hình thức, giả dối. Trí là có trí tuệ, kiến thức, biết mình biết người. Tín mang nghĩa chân thành, chân thực, là sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, giữa nhận thức và hành động. Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử chủ trương cải tổ để tạo nội lực nhằm cải thiện vị thế bằng thuật và pháp. Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử nhấn mạnh vào mặt “ác” và coi hình phạt chính là cách thức hữu hiệu để ngăn chặn. Điều này khác hẳn với tư tưởng đức trị của Khổng tử chú trọng đến bản tính “thiện” trong con người. Hàn Phi Tử cho rằng bản chất mâu thuẫn chính là sự tranh giành quyền lợi. Ông đưa ra ba khái niệm cơ bản trong thuyết cai trị của mình là: Thế, Pháp và Thuật. Tức là sử dụng quyền lực, công cụ luật pháp và cách thức sử dụng. Theo thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử, Thế - Pháp - Thuật là ba “trụ cột” của việc trị quốc, trị dân; mỗi nhân tố đều có tác động giúp củng cố và phát huy hiệu lực. Khác với đạo Nho của Khổng Tử, Hàn Phi Tử đặt vị trí của Thế cao hơn Trí và Đức, coi trọng quyền thế và đòi hỏi sự phục tùng của quyền lực. Ông cho rằng quyền lực phải được tập trung, thưởng và phạt là công cụ để cai trị. Pháp là Pháp luật, được lấy làm căn cứ để phân biệt đúng – sai, phải – trái. Pháp luật phải công bằng, công khai và phổ biến. Thuật là nghệ thuật cai trị. Trong khi Khổng tử coi trọng việc “tự cai trị” và cai trị bằng chữ tâm và đức, thì Hàn Phi Tử lại nhấn mạnh đến nghệ thuật cai trị gồm hai khía cạnh: kỹ thuật và tâm thuật. Kỹ thuật là phương pháp, cách thức tuyển dụng, đánh giá và quản lý; trong khi tâm thuật là các mưu mẹo, thủ thuật khống chế, điều khiển hành vi.[116. 29]. 6 Đến thời Đông Chu, Phạm Lãi đã đúc kết cho bản thân và cho Thiên hạ 16 nguyên tắc kinh doanh, trong đó thể hiện các yêu cầu về chữ tín, về trung thực, tận tâm, về việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, 16 nguyên tắc đó là: - 5 lời răn cho bản thân người kinh doanh: 1, Sinh ý yếu cầu khẩn; 2, Dụng đồ yếu tiết kiệm; 3, Dụng nhân yếu phương chính; 4, Lâm sự yếu trách nhiệm; 5, Thủ tâm yếu an ninh. - 5 yêu cầu khi tiếp xúc với khách hàng: 1, Tiếp nạp yếu khiêm hòa; 2, Dự khiếm yếu thức nhân; 3, Mãi mại yếu tùy thời; 4, Nghị quá yếu đinh ninh; 5, Kỳ hạn yếu ước định. - 3 yêu cầu đối với chất lượng hàng hóa: 1, Hóa sắc yếu diện nghiêm; 2, Ưu biệt yếu phân biệt; 3, Hóa vật yếu tu chỉnh. - 3 yêu cầu đối với quản lý tiền bạc: 1, Xuất nhập yếu cẩn thận; 2, Tiền tài yếu minh phân; 3, Trương mục yếu kiết tra. Các phường hội thủ công thời phong kiến cũng rất quan tâm đến việc nâng cao uy tín đạo đức trong sản xuất và mua bán hàng hóa. Trong quan hệ với đối tác, người ta sẵn sàng chấp nhận những thiệt thòi hơn là để mất uy tín của phường hội. Sau hơn 2000 năm, những tư tưởng đạo đức trên vẫn có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, xã hội và đến các lý thuyết quản lý và đạo đức hiện đại ngày nay, trong đó có đạo đức kinh doanh. Sự phát triển của tư tưởng đạo đức kinh doanh ở phương Tây Tư tưởng đạo đức học nói chung và đạo đức kinh doanh nói riêng ở phương Tây thường xuất phát từ những tín điều tôn giáo. Luật Tiên Tri (Law of Moses) của Tây phương có từ lâu đời đã đưa ra những lời khuyên cho con người như: Tới mùa thu hoạch ngoài đồng ruộng, không nên gặt hái hết mà chừa một tí hoa mầu ở bên đường cho người nghèo khó; tới ngày nghỉ lễ hàng tuần thì cả chủ và thợ cũng được nghỉ; sau 50 năm thì mọi món nợ sẽ được hủy bỏ. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristotle cũng có những quan điểm mà cho đến nay được coi là nền móng cho đạo đức kinh doanh thời hiện đại. Ông đã nêu ra ý tưởng rằng, nhiệm vụ chính của người thủ lĩnh không phải là gia tăng quyền lực của mình trước cấp dưới mà là tạo ra những điều kiện để mọi người dưới quyền mình có thể thể hiện được mọi năng lực ở mức cao nhất. Nhiều câu hỏi mà Aristotle đã lập ra và ngày nay có thể đang khiến các nhà quản lý hiện đại phải đau đầu đi tìm câu trả lời: “Tôi muốn người ta đối xử với tôi như thế nào khi tôi là thành viên của 7 cơ quan?”, “Những tiền đề tiềm năng nào có được để phát triển các tài năng và cả tiềm năng của các thành viên trong cơ quan?”, “Tôi có nhận nhiều hơn công sức đóng góp của mình vào quỹ chung hay không?”, “Liệu hệ thống phân chia lợi nhuận đang có, ảnh hưởng như thế nào tới không khí đạo đức chung của cơ quan?”, “Các nhân viên sẽ được nhận tiền thưởng chiếm bao nhiêu phần trăm số lợi nhuận thu được nhờ áp dụng các sáng kiến và ý tưởng của họ?...” Trong thời Trung Cổ, giáo hội La Mã có luật “Canon Law” đề ra tiêu chuẩn đạo đức trong một số hoạt động kinh doanh như nguyên tắc “Just wages and just prices” (không nên trả lương cho thợ thấp dưới mức có thể sống được). Theo thời gian, đạo đức kinh doanh càng trở thành một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý cũng như các luật gia. Tuy nhiên, trước thời kỳ Đại Công nghiệp, công việc sản xuất, kinh doanh chủ yếu là hoạt động thủ công, giản đơn có quy mô nhỏ. Mối quan hệ giữa con người với nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu được xây đắp trên cơ sở những quy tắc đạo đức xã hội. Hành vi đạo đức kinh doanh đồng nhất với hành vi đạo đức xã hội, hay nói cách khác, đạo đức xã hội chính là đạo đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chỉ bắt đầu được nghiên cứu nghiêm túc và trở thành một môn khoa học kể từ nửa sau của thế kỷ XX ở các nước công nghiệp phát triển phương Tây. Quá trình phát triển đạo đức kinh doanh trong thời hiện đại tại Mỹ - đại gia công nghiệp của thế giới - là nơi tập trung nhiều nghiên cứu khoa học nhất thế giới, có thể chia làm 5 giai đoạn: Trước năm 1960 – Kinh doanh cần đến đạo đức Vào những năm 1920, tại nước Mỹ xuất hiện các phong trào tiến bộ đấu tranh đòi đảm bảo cho người lao động một mức tiền công tối thiểu, mức thu nhập đủ để đảm bảo cho việc tái sản xuất sức lao động. Bên cạnh đó vào những năm 1930, làn sóng phê phán các công ty trong việc gây ra những hậu quả bất lợi về kinh tế và xã hội dâng cao, các công ty được yêu cầu phải hợp tác chặt chẽ với chính phủ để cải thiện thu nhập và phúc lợi cho dân chúng. Tới những năm 1950, trách nhiệm về môi trường đã được nêu lên thông qua các cải cách mới và trở thành vấn đề đạo đức đối với các doanh nghiệp. Cho đến trước những năm 1960, các vấn đề đạo đức kinh doanh thường được thảo luận chủ yếu về mặt lý thuyết. Thông qua các tổ chức và các hoạt động tôn giáo, các vấn đề đạo đức của cá nhân trong kinh doanh được đưa ra bàn luận rộng rãi. Các câu hỏi được nêu ra về những vấn đề như mức tiền công xứng đáng, điều kiện lao động hợp lý. Những người tiên phong đã biên soạn những 8 bài giảng về đạo đức cho các chương trình đào tạo về tôn giáo và nhấn mạnh các vấn đề đạo đức trong hoạt động kinh doanh, khích lệ mọi người tiết kiệm, chăm chỉ và nỗ lực. Những truyền thống tôn giáo như vậy đã tạo ra nền tảng cho sự phát triển tương lai của bộ môn đạo đức kinh doanh ở phương Tây. Những năm 1960 và 1970 – Đạo đức kinh doanh trở thành một lĩnh vực khoa học Những năm 60 của thế kỉ XX xã hội Mỹ chứng kiến tình trạng tàn phá cảnh quan ở các khu đô thị và sự gia tăng các vấn đề sinh thái, như ô nhiễm không khí và xả chất thải độc hại và phóng xạ ra môi trường sống. Năm 1962 tổng thống Mỹ đưa ra Tuyên bố về Quyền của người tiêu dùng nêu rõ bốn quyền lợi mà người tiêu dùng được bảo vệ là quyền được hưởng sự an toàn, quyền được biết, quyền được lựa chọn, và quyền được lắng nghe. Phong trào người tiêu dùng nở rộ với việc một loạt điều luật bảo vệ người tiêu dùng được thông qua như “Đạo luật về thực phẩm tươi sống an toàn” (1967), “Đạo luật về kiểm soát phóng xạ an toàn” (1968), “Đạo luật về nước sạch” (1972) và “Đạo luật về chất thải rắn độc hại” (1976). Tới những năm 1970, đạo đức kinh doanh thực sự bắt đầu trở thành một lĩnh vực khoa học mới. Các học giả và các nhà tư tưởng tôn giáo đều đề nghị cần áp dụng một số nguyên tắc giáo lý nhất định đối với các hoạt động kinh doanh. Từ đó, các trường đại học bắt đầu viết sách và giảng dạy những vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Khi một loạt các vấn đề đạo đức kinh doanh như hối lộ, quảng cáo lừa gạt, thông đồng về giá hay ô nhiễm môi trường nảy sinh thì đạo đức kinh doanh thật sự trở thành một từ ngữ phổ biến. Những năm 1980 – Thống nhất quan điểm về đạo đức kinh doanh Trong thời gian này các nhà nghiên cứu và thực hành đạo đức kinh doanh nhận thấy đây thực sự là một lĩnh vực khoa học đầy triển vọng. Ngày càng có nhiều đối tượng khác nhau quan tâm đến lĩnh vực đạo đức kinh doanh. Môn học này được đưa vào chương trình đào tạo của nhiều trường đại học. Đạo đức kinh doanh cũng trở thành chủ đề được quan tâm thường xuyên ở nhiều công ty lớn, như GE, GM, Caterpillar,... Năm 1986, mười tám chủ thầu trong lĩnh vực quốc phòng đã cùng nhau biên soạn “Sáng kiến về hành vi và đạo đức kinh doanh của ngành công nghiệp quốc phòng”. Sáng kiến này có vai trò quan trọng trong việc hình thành những chuẩn mực đạo đức và phổ biến chúng rộng rãi cho các doanh nghiệp, đồng thời đây cũng chính là nền tảng cho những hướng dẫn soạn thảo luật đối với doanh nghiệp của Ủy ban Lập pháp Mỹ. 9 Những năm 1990 – Thể chế hóa đạo đức kinh doanh Chính phủ Mỹ thời kì này ủng hộ quan điểm tự kiểm soát và tự do hóa thương mại. Chủ yếu được chú trọng là những vấn đề xã hội liên quan đến sức khỏe về các sản phẩm thuốc lá. Bản “Hướng dẫn Lập pháp liên bang đối với công ty” được quốc hội Mỹ thông qua năm 1991 trở thành một bước ngoặt quan trọng; lần đầu tiên đưa ra những hình thức khuyến khích pháp lý hay đưa ra những điều khoản áp dụng hình phạt nhất định đối với những công ty, tổ chức tìm cách tránh né trách nhiệm đối với các hành vi sai trái, thiết lập những tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý chặt chẽ. Cách tiếp cận cứng nhắc bằng các quy định pháp lý có tác dụng không đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp từ bỏ những lợi ích trước mắt ngay cả khi hình phạt là rất nặng khi bị phát hiện. Từ năm 2000 cho tới nay – Sự nở rộ của đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh ngày nay càng được nhiều người quan tâm. Những vấn đề đạo đức trong kinh doanh được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau như pháp lý, triết học, lý luận về khoa học xã hội, khoa học quản lý,... Việc nghiên cứu về đạo đức kinh doanh không hàm nghĩa thuần túy áp dụng hay áp đặt các quy tắc về điều gì nên/được phép hay không nên/không được phép làm trong những hoàn cành cụ thể, mà liên hệ một cách có hệ thống những khái niệm về trách nhiệm đạo đức với việc ra quyết định trong một tổ chức. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về đạo đức kinh doanh. Theo Phillip V. Lewis, Đại học Abilene Christian, Hoa Kỳ, trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến 1985 trên các sách giáo khoa và tạp chí có khoảng 185 định nghĩa về đạo đức kinh doanh. Sau khi tổng hợp các điểm chung của 185 định nghĩa, Phillip V. Lewis xác định đạo đức kinh doanh như là những quy tắc, tiêu chí, chuẩn mực để đánh giá hành vi của chủ thể kinh doanh. Ông viết: “Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định”. Còn Ferrels và John Fraedrich lại chú ý đến phương diện điều chỉnh hành vi đạo đức kinh doanh đối với hành vi của chủ thể kinh doanh. Các ông cho rằng, “Đạo đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai, phù hợp với đạo đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm có quyền lợi liên 10 quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng” [72. 108] Đối với Việt Nam, từ khi chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, vấn đề đạo đức kinh doanh được quan tâm chú ý nhiều hơn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đạo đức kinh doanh được thực hiện, một số giáo trình đạo đức kinh doanh được xuất bản và đưa vào giảng dạy ở một vài trường kinh tế. Những công trình đó đã đề cập và giải quyết nhiều khía cạnh của đạo đức kinh doanh. Như trình bày ở trên, đạo đức kinh doanh với tính cách là môn khoa học thì còn mới mẻ đối với loài người. Điều này lại càng đúng với đặc điểm Việt Nam. Vì vậy, khi bàn về khái niệm đạo đức kinh doanh, những phẩm chất, chuẩn mực của nó hoặc sự cần thiết của đạo đức kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường, v.v. các nhà nghiên cứu ở nước ta đưa ra khá nhiều quan điểm khác nhau. Trong hội thảo “Đạo đức trong kinh doanh” do Viện kinh tế đối ngoại - Bộ thương mại (nay là Bộ Công thương) phối hợp với The ST James Ethies Centre – Australia tổ chức năm 1995, phần nhiều các bài tham luận đều bàn tới sự tác động của kinh tế thị trường tới đạo đức và vai trò của đạo đức trong kinh doanh hay sự cần thiết của việc kinh doanh có đạo đức. Tham luận “Một số ý kiến về giáo dục trong kinh doanh tại Việt Nam”, PGS. TS. Tô Xuân Dân, giảng viên đại học Kinh tế quốc dân – Hà Nội khẳng định: “Đạo đức kinh doanh hiểu một cách đơn giản, là những qui tắc đạo đức được vận dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh, là những chuẩn mực chi phối hành vi của các nhà doanh nghiệp, là những giá trị mà người kinh doanh thừa nhận và noi theo”[70. 28]. Và “ Mục đích của nhà kinh doanh nhằm đem lại hạnh phúc cho con người, không phải chỉ cho từng cá nhân mà cho cả xã hội. Mà hạnh phúc ở đây chính là bao gồm những giá trị đạo đức, những giá trị văn hóa của xã hội được thừa nhận và được tôn trọng”[70. 29]. Còn tham luận “Một số ý kiến về đạo đức kinh doanh” của GS. Phạm Xuân Nam, PGĐ Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện HLKHXH Việt Nam), lại chỉ ra tiêu chuẩn hàng đầu về đạo đức của nhà doanh nghiệp là tính trung thực, theo GS: “triết lý kinh doanh của những người có lý tưởng, có đạo đức đều mang nội dung nhân bản sâu sắc, vì nó dựa trên một quan niệm đúng đắn về hạnh phúc cá nhân không thể tách rời mà gắn bó mật thiết với hạnh phúc của cộng đồng. Phải chăng đó là sự kết tinh những giá trị đạo đức trong kinh doanh”[70. 46]. Đây là những quan điểm rất có giá trị, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về đạo đức kinh doanh. 11 Gần đây các bài báo và các công trình nghiên cứu về đạo đức kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều trên các báo hoặc tạp chí ở Việt Nam. Đã có nhiều giáo trình về đạo đức kinh doanh được giảng dạy trong các trường đại học. Điều này cho thấy đạo đức kinh doanh đang có được sự quan tâm của các doanh nghiệp và xã hội. Đa số các bài viết hoặc các công trình nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà kinh tế hoặc các nhà quản trị doanh nghiệp. Trong đó, có thể kể đến giáo trình “ Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty” của PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2007; giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp” của luật gia Phạm Quốc Toản, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2007; luận văn thạc sĩ triết học “Đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường” của Lê Văn Dũng, Viện triết học, năm 1999,… Các công trình này đã có những câu trả lời cho câu hỏi đạo đức kinh doanh là gì? đồng thời cho thấy sự phát triển của đạo đức kinh doanh trong lịch sử và chỉ ra những chuẩn mực cơ bản của đạo đức kinh doanh. Các tác giả đã góp phần làm rõ vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và nội dung đạo đức trong từng vấn đề cụ thể của kinh doanh, như: đạo đức trong thành lập doanh nghiệp, đạo đức trong hoạt động doanh nghiệp, đạo đức trong chấm dứt doanh nghiệp, đạo đức bán hàng, đạo đức trong giao tiếp kinh doanh,… Với câu hỏi đạo đức kinh doanh là gì? PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân có câu trả lời trong giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty” của mình như sau: “Đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những người hữu quan (như người đầu tư, khách hàng, người quản lí, người lao động, đại diện cơ quan Pháp lí, cộng đồng dân cư, đối tác, đối thủ,…) sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức”[116. 18]. Như vậy, ở định nghĩa này, đạo đức kinh doanh được hiểu: là những quy tắc, nguyên tắc hoặc các chuẩn mực được đưa ra nhằm ngăn chặn các hành vi sai nguyên tắc đạo đức trong quá trình kinh doanh. Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp” của GS. TS. Bùi Xuân Phong, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, năm 2009, lại đưa ra định nghĩa: “Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh”[106. 40] 12 Trong giáo trình “Văn hóa kinh doanh” của tác giả Dương Thị Liễu (Chủ biên), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009, khái niệm đạo đức kinh doanh được khẳng định: “… là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh”[82.25]. Ngoài viêc đưa ra định nghĩa đạo đức kinh doanh, các giáo trình trên còn đề xuất nhiều nội dung nhằm xây dựng và hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Điển hình, giáo trình “Văn hóa kinh doanh” của tác giả Dương Thị Liễu, các nguyên tắc chuẩn mực đạo đức kinh doanh là: tính trung thực; tôn trọng con người; gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội; coi trọng hiệu quả gắn với tinh thần trách nhiệm xã hội; bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt. Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp” của tác giả Phạm Quốc Toản, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2007, lại đặt yêu cầu chuẩn mực trong kinh tế xã hội và đức tính cá nhân. Có bốn chuẩn mực trong kinh tế xã hội: Chủ nghĩa tập thể; Lao động tự giác, sáng tạo; Lòng yêu nước kết hợp với tinh thần quốc tế; Chủ nghĩa nhân đạo. Bốn đức tính cá nhân: Tính trung thực; Tính nguyên tắc; Tính khiêm tốn; Lòng dũng cảm. Giáo trình “Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh” do GS.TS. Ngô Đình Giao (Chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1997, ngoài việc khẳng định: “… chữ tín là chuẩn mực cao nhất của đạo đức kinh doanh, mọi nhà kinh doanh Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam phải xây dựng chữ tín đối với khách hàng trong nước và nước ngoài”[38. 29]; các tác giả còn cho rằng, ở Việt Nam, với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì tiêu chuẩn cơ bản nhất về đạo đức kinh doanh là đạo đức kinh doanh XHCN, xây dựng đạo đức kinh doanh XHCN; từ đó, các tác giả yêu cầu: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là đạo đức kinh doanh của người Việt Nam”[38. 29]. Tháng 12 năm 2012,Viện Triết học - Viện KHXH Việt Nam (nay là Viện HLKHXH Việt Nam) phối hợp với Viện Triết học - Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đã tổ chức hội thảo “Đạo đức trong kinh doanh” có sự tham gia của các nhà nghiên cứu đầu ngành của Trung Quốc và Việt Nam. Trong hội thảo, nhiều bài tham luận bàn về sự tác động của kinh tế thị trường tới đạo đức, vai trò của đạo đức trong kinh doanh và sự cần thiết của việc kinh doanh có đạo đức, đồng thời chỉ rõ thực trạng đạo đức kinh doanh ở Trung Quốc và Việt Nam, qua đó đưa ra những giải pháp mang tính trao đổi kinh nghiệm giữa hai nước. Với tham luận “Vấn đề chữ tín 13 trong đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay”, TS. Nguyễn Tài Đông cho rằng: “Trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức kinh doanh, như tính trung thực, tính sáng tạo, sự tôn trọng con người,… thì tính trung thực hay “chữ tín” đóng một vai trò hết sức quan trọng.”[72. 102]. Theo tác giả, chữ tín của doanh nghiệp được thể hiện dưới bốn góc độ khác nhau: một là, tạo được niềm tin đối với chính phủ, tức là tuân thủ các chính sách, pháp quy và tiêu chuẩn có liên quan của Nhà nước; hai là, tạo được niềm tin với khách hàng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao; ba là, tạo được niềm tin với xã hội, trên cơ sở pháp luật, đưa ra một cách trung thực những thông tin chính xác, quan tâm đến các việc công ích cũng như sự nghiệp chung của xã hội; bốn là, tạo được niềm tin đối với người lao động, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Còn tham luận “Đạo đức và lợi nhuận trong kinh doanh” của PGS. TS. Nguyễn Văn Phúc lại khẳng định: “Uy tín đạo đức của doanh nghiệp được nâng lên và trở thành một lợi thế thật sự trong cạnh tranh, cụ thể là trong việc gọi vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, mở rộng thị phần”[72. 193]. Thời gian qua, còn một số công trình nghiên cứu với các cách tiếp cận khác nhau nhưng cùng chung mục đích khẳng định và xây dựng những chuẩn mực đạo đức cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam hiện nay. Có thể kể tới cuốn “Doanh nhân Việt Nam – Nụ cười và nước mắt” gồm nhiều tập do Phó tổng biên tập báo Công An Nhân Dân, Đại tá Lưu Vinh (Chủ biên), Nhà xuất bản Giao thông vận tải ấn hành, bắt đầu từ năm 2007, trong đó các tác giả tập trung viết rất nhiều về doanh nhân Việt Nam, những người nặng lòng với đất nước, đã đổ quá nhiều mồ hôi, công sức và nước mắt trong cuộc đời. Qua những bài viết này, với những con người cụ thể, các tác giả cho thấy, chìa khóa thành công đối với mỗi doanh nhân trên thương trường chính là tính trung thực, tôn trọng chữ tín, yêu thương người lao động – người giúp doanh nhân thực hiện được mục đích kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, họ cũng luôn thể hiện là những con người cần, kiệm, liêm, chính; năng động sáng tạo; dám nghĩ dám làm; dám chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Có thể nói rằng đó là những con người vừa tài vừa đức. Cuốn “Văn hóa doanh nhân – lý luận và thực tiễn”, do Lê Lựu (Chủ biên), Nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 2008, là cuốn sách tập hợp rất nhiều bài viết về doanh nhân, khái niệm doanh nhân và các doanh nhân Việt Nam trong lịch sử. Các tác giả thể hiện sự đề cao những đóng góp to lớn của doanh nhân Việt Nam đối với sự phát 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan