Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Ktptht

.DOCX
20
374
53

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 2 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................3 1.1. Các khái niệm cơ bản............................................................................................................3 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế.........................................................................3 1.3. Cơ sở lý thuyết của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.................................................4 1.4. Mô hình 2 khu vực của Harry T.Oshima..........................................................................5 1.5. Xu hướng chung của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế..............................................7 1.6. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.......................8 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG......................................................................................11 2.1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam.............................................11 2.2. Nguyên nhân lựa chọn xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam ..12 2.3. Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam...................................................................13 2.4. Những vấn đề còn tồn tại trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam......15 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP...........................................................................................17 KẾT LUẬN.....................................................................................................................19 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................20 1 MỞ ĐẦU Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh tế, vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn nhất định vừa là yếu tố cực kì quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội quốc gia lên một trình độ mới. Để phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện tại và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong một giai đoạn dài, cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch của nó cần phải được xem xét tổng quát để rút ra các ưu nhược điểm, phát hiện các điểm mạnh, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý hiệu quả của nhà nước nện kinh tế của nước ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Nếu trước đây Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và chiếm một tỷ lệ lao động vào nông nghiệp rất lớn, thì nay nền kinh tế của ta đã có sự phát triển đồng đều hơn, tỷ trọng Công nghiệp và Dịch vụ trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân đã chiếm một khối lượng đáng kể và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Tuy nhiên sự chuyển dịch kinh tế cần phải có những chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa, theo các xu hướng : Chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ... Trong phạm vi chương trình đựơc tiếp cận chúng tôi xin trình bày những nét cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam. Đưa ra thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm rõ những vấn đề này. 2 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Các khái niệm cơ bản Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống. Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế. Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển chung của lực lượng sản xuất Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình chuyển cơ cấu ngành kinh tế từ dạng này sang dạng khác phù hợp với sự phát triển của phân công lao động xã hội và phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển khoa học- công nghệ. Đây không phải đơn thuần là sự thay đổi vị trí, mà là sự thay đổi cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu này phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có, do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu ngành là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến hoàn thiện và phù hợp hơn. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế Tổng giá trị sản xuất: Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo lên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) GO = IC + VA Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): GDP phản ánh tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Cách tính: +Theo phương pháp sản xuất:GDP = Tổng VA +Theo phương pháp chi tiêu: GDP = C + I +G + X- M +Theo phương pháp phân phối: GDP = R+ In + W + Pr + It + Dp Tổng thu nhập quốc dân (GNI): GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm và vật chất dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định GNI = GDP + Thu chuyển nhương nhân tố nước ngoài – Chi chuyển nhượng nhân tố nước ngoài Thu nhập quốc dân NI: Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong khoảng thời gian nhất định NI = GNI - Dp 3 Thu nhập quốc dân sử dụng NDI: Là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần trong một thời kỳ nhất định NDI = NI + Chênh lệch chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài Thu nhập bình quân đầu người: Mức thu nhập điều chỉnh theo sự biến động của dân số Chỉ số ICOR: ICOR là chữ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh "Incremental Capital Output Ratio" (có thể dịch là: tỷ số giữa phần gia tăng vốn và phần gia tăng đầu ra), được hiểu là kết quả phép chia lượng vốn đầu tư mới cho phần gia tăng của GDP (I/ΔGDP), cho ta biết để có 1 đồng tăng thêm trong tổng sản phẩm quốc nội cần bao nhiêu đồng đầu tư mới. Chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp - TFP: Năng suất nhân tố tổng hợp - TFP là một cách đo lường đồng thời năng suất của cả vốn lẫn lao động trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế. Cách tiếp cận được sử dụng ở đây là thông qua "hàm sản xuất" có dạng: GDP = A × f(K, L), thể hiện quan hệ giữa GDP và các đầu vào - vốn K và lao động L, trong đó A đại diện cho năng suất nhân tố tổng hợp. 1.3. Cơ sở lý thuyết của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế E.Enggel và A.Fisher đã đặt vấn đề nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế từ những năm cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 theo các cách tiếp cận khác nhau. 1.3.1. Quy luật tiêu dùng của E.Engel Quy luật này phản ánh mối quan hệ thu nhập và phân phối thu nhập cho các nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Đường E.Engel là một đường biểu thị mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng cá nhân về một loại hàng hóa cụ thể. Bằng khảo sát thực nghiệm, E.Engel đã nhận thấy rằng khi thu nhập của các gia đình tăng lên đến một mức độ nhất định thì tỉ lệ chi tiêu của họ cho lương thực, thực phẩm giảm đi. Như vậy đường E.Engel thể hiện quy luật tiêu dùng đối với hàng hóa là lương thực thực phẩm có xu hướng dốc lên với độ cao ở đoạn đầu, sau đó dốc giảm dần và có xu hướng đi xuống khi thu nhập gia đình đạt đến một mức độ nhất định. Qua quá 4 trình nghiên cứu các nhà kinh tế học họ phát hiện ra rằng,trong quá trình gia tăng thu nhập, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa lâu bền có xu hướng gia tăng nhưng với mức độ nhỏ hơn mức gia tăng thu nhập, còn tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng, độ dốc của đường E,Engel đối với hàng hóa này ngày càng cao và đến một mức nào đó thì tốc độ tăng tiêu dùng lớn hơn tốc độ tăng thu nhập 1.3.2. Quy luật tăng năng suất lao động của A.Fisher Theo xu thế phát triển của khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp dễ có khả năng thay thế lao động nhất, việc tăng cường sử dụng các máy móc thiết bị và phương thức canh tác mới đã tạo điều kiện cho nông dân nâng cao được năng suất lao động. Kết quả là để đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm cần thiết cho xã hội thì không cần đến một lượng lao động như cũ và vì vậy, tỷ lệ lực lượng lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong cơ cấu ngành kinh tế. Trong khi đó ngành công nghiệp là ngành có khả năng thay thế lao động thấp hơn nông nghiệp do tính chất phức tạp hơn của việc sử dụng công nghệ kĩ thuật mới. Mặt khác độ co dãn của nhu cầu tiêu dùng loại sản phẩm này là đại lượng lớn hơn 0 vì vậy theo sự phát triển của ngành kinh tế, tỉ trọng lao động của ngành công nghiệp có xu hướng tăng lên. Ngành dịch vụ được coi là ngành khó có khả năng thay thế lao động nhất do đặc điểm kinh tế kĩ thuật của việc tạo ra nó, rào cản cho việc thay thế công nghệ kĩ thật mới rất cao. Trong khi đó, độ cao dãn của nhu cầu sản phẩm dịch vụ khi nền kinh tế ở trình độ phát triển cao là lớn hơn 1 , tức là tốc độ tăng cầu tiêu dùng lớn hơn tốc độ tăng thu nhập. Vì vậy, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽ có xu hướng tăng và tăng càng nhanh khi nền kinh tế phát triển. 1.4. Mô hình 2 khu vực của Harry T.Oshima Harry T.Oshima là nhà kinh tế người Nhật Bản, ông nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khu vực dựa trên những đặc điểm khác nhau của các nước châu Á so với các nước Âu - Mỹ, đó là một nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao, vào thời gian cao điểm của mùa vụ vẫn có hiện tượng thiếu lao động và lại dư thừa nhiều trong mùa nhàn rỗi. Trong tác phẩm "tăng trưởng kinh tế ở các nước châu Á gió mùa" Oshima đã đưa ra những quan điểm mới về mô hình phát triển và mối quan hệ công - nông nghiệp dựa trên những đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp và hoạt động kinh tế châu Á 1.4.1. Cách đặt vấn đề của H.T. Oshima Ông cho rằng về mặt lý thuyết thì trường phái tân cổ điển hoàn toàn đúng khi họ đặt vấn đề ngay từ đầu phải đồng thời quan tâm đầu tư cho cả hai khu vực công nghiệp và nông nghiệp, hoặc là ông cũng đồng ý với quan điểm của Ricardo cho rằng một mô hình phát triển phải được bắt đầu từ hiệu suất nông nghiệp hoặc từ khả năng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp để nhập khẩu lương thực. Xuất phát từ cách đặt vấn đề đó, Oshima phân tích mối quan hệ của 2 khu vực trong sự quá độ về cơ cấu từ nền kinh tế do nông nghiệp chiếm ưu thế sang nền kinh tế công nghiệp 1.4.2. Nội dung mô hình hai khu vực Oshima 5 Giai đoạn bắt đầu quá trình tăng trưởng: tạo việc làm cho thời gian nhàn rỗi theo hướng tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp. Ông cho rằng nên đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp xen canh tăng vụ trồng thêm rau, quả, cây lấy củ, mở rộng chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi và đánh bắt cá, trồng cây lâm nghiệp. Hướng phát triển này tỏ ra phù hợp đối với khả năng vốn, trình độ kỹ thuật của nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn này. Do có nhiều việc làm hơn, thu nhập của ngươi dân bắt đầu tăng lên họ có thể chi tiêu nhiều hơn cho giống mới, phân hóa học, thuốc trừ sâu... Đồng thời để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả các hoạt động khác khu vực nông nghiệp cần có sự hỗ trợ của Nhà Nước về các mặt: xây dựng hệ thống kênh mương, đập tưới tiêu nước, hệ thống vận tải... Tất cả những biện pháp này đòi hỏi sự đầu tư và đổi mới không lớn lắm so với đầu tư vào công nghiệp. Trong giai đoạn đầu này, nhu cầu lương thực cho số dân tăng lên là hết sức cần thiết. Việc tăng sản lượng nông sản sẽ làm giảm sản lượng nhập khẩu hoặc mở rộng xuất khẩu lương thực, thực phẩm. Cả hai trường hợp đều nhằm có thêm ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động Theo Oshima, dấu hiệu kết thúc giai đoạn đầu là: khi chủng loại nông sản sản xuất ra ngày càng nhiều với qui mô lớn, nhu cầu cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng cao và xuất hiện yêu cầu chế biến nông sản với qui mô lớn nhằm tăng cường tính chất hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp. Tức là đặt ra vấn đề phát triển ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ với qui mô lớn Giai đoạn 2: Hướng tới có việc làm đầy đủ bằng cách đầu tư phát triển đổng thời cả nông nghiệp và công nghiệp Xuất phát từ mục tiêu hướng đến giải quyết đẩy đủ việc làm cho người lao động, quan điểm của Oshima trong giai đoạn này là đầu tư phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và cả dịch vụ theo chiều rộng, cụ thể: Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa nông nghiệp theo quy mô lớn, xen canh, tăng vụ nhằm tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng lớn; Phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, đồ gỗ..; Phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất nông cụ thường, nông cụ cầm tay…thuốc trừ sâu… Để đảm bảo hiệu quả các loại hình phát triển trên đòi hỏi phải có sự hoạt động đồng bộ từ sản xuất vận chuyển, bán hàng đế các dịch vụ hỗ trợ tài chính tín dụng và các ngành có liên quan khác. Cần thiết phải hình thành các hình thức tổ chức sản xuất mang tính liên kết sản xuất giữa công nghiệp, nông nghiệp và cả dịch vụ dưới dạng các trang trại, các tổ hợp sản xuất…Dấu hiệu kết thúc giai đoạn hai là tốc đội tăng trưởng việc làm có biểu hiện lớn hơn tốc độ tăng trưởng lao động, làm cho thị trường lao động bắt đầu bị thu hẹp, tiền lương thực tế tăng lên. Giai đoạn sau khi có việc làm đầy đủ: thực hiện phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm cầu lao động Quá trình công nghiệp hóa của các quốc gia đang phát triển diễn ra nhiều bước, được tiến hành liên tục, kéo dài nhiều năm. Kết quả của giai đoạn hai trong mô hình Oshima làm cho các ngành kinh tế trong nước phát triển khá mạnh. Trong nông nghiệp do quy mô nhu cầu việc làm tăng mạnh dẫn tới tiền công ở khu vực này cũng đước nhích 6 dần lên với tốc độ ngày càng nhanh. Với khả năng sản xuất được nâng cao và tích lũy dược nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, các ngành công nghiệp trong nước phát triển mạnh nhờ chỗ thay thế nhập khẩu đến bắt đầu tìm kiếm thị trường nước ngoài. Do ưu thế của những ngành này cần đầu tư vốn ít, công nghệ dễ học hỏi, thị trường dễ tìm và dễ thâm nhập, có khả năng cạnh tranh ở thị trường ngoài nước làm cho xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh. Khu vực dịch vụ cũng ngày càng được mở rộng. Sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Quan điểm của Oshima trong giai đoạn này là phải đầu tư phát triển theo chiều sâu trên toàn bộ các ngành kinh tế. Một mặt, trong nông nghiệp cần hướng tới sử dụng máy móc thiết bị thay thế lao động và áp dụng phương pháp công nghệ sinh học nhằm tăng sản lượng. Một mặt khu vực công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm nhập khẩu và hướng về xuất khẩu với sự chuyển dần về cơ cấu sản xuất sản phẩm. Tóm lại Oshima cho rằng quá trình tăng trường và phát triển kinh tế phải dựa triển dựa trên động lực tích lũy và đầu tư đồng thời cả 2 khu vực kinh tế và bắt đầu từ nông nghiệp. Với quan điểm đó, ông cho rằng, quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh không dẫn đến sự phân hóa xã hội và sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. 1.5. Xu hướng chung của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Xu hướng có tính quy luật chung của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Muốn chuyển một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp đều phải trải qua các bước: chuyển từ nền kinh tế công-nông nghiệp để từ đó chuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát triển. 1.5.1. Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Tỷ trọng ngành dịch vụ ngày càng lấn át trong cơ cấu kinh tế do tốc độ tăng của ngành dịch vụ có xu hướng ngày càng nhanh hơn tốc độ tăng. Đây là xu hướng rõ nhất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu của các nước đang phát triển. A.Fisher cho rằng tỷ lệ nông nghiệp có thể giảm từ 80% đối với các nước chậm phát triển nhất xuống 11- 12% ở các nước công nghiệp phát triển và trong những điều kiện đặc biệt có thể xuống tới 5%, thậm chí 2%. Hiện nay tỉ trọng GDP của các ngành nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ, Nhật chỉ còn khoảng 1-2% trong cơ cấu ngành nông nghiệp trong nền kinh tế, con số này ở Đức, Canada là 4-5%.Tại các nước NICs, tỷ trọng ngành công nghiệp cũng chỉ còn khoảng từ 9% đến 15% trong tổng GDP của nền kinh tế. 1.5.2. Tốc độ tăng của ngành dịch vụ có xu thế nhanh hơn tốc độ tăng của công nghiệp Cùng với quá trình giảm tỷ trọng nông nghiệp trong thu nhập thì thu nhập của công nghiệp ngày càng chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tề và nền kinh tế phát triển thì ngành dịch vụ ngày càng tỏ ra giữ vị trí chi phối trong sự đóng góp vào tổng thu nhập nền kinh tế. Đối với ngành dịch vụ, theo sự phát triển kinh tế, các ngành dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng,bảo hiểm, luật, giáo dục, y tế, du lịch sẽ có tốc độ tăng nhanh và chiếm tỉ trọng cao. 7 1.5.3. Tăng dần tỉ trọng các ngành sản phẩm có dung lượng vốn cao Tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm nhiều lao động giảm, tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng vốn cao chiếm ngày càng lớn và tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn. Cùng với quá trình phát triển, các nguồn lực tự nhiên, đất đai và lao động trong xã hội sẽ giảm dần và trở nên ngày một đắt đỏ hơn nên sản lượng thực tế ngày càng gần với mức sản lượng tiềm năng mà mỗi quốc gia có thể có được. Đi đôi với nó và một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển là việc tăng cường hoạt động đầu tư, nghiên cứu, triển khai, phát triển khoa học công nghệ … tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn từ nguồn nguyên liệu ban đầu bằng cách hoàn thiện quá trình chế biến sản phẩm. Vì vậy, xu hướng chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu là sự giảm dần các sản phẩm dựa trên lợi thế tài nguyên và lao động, tăng dần tỷ trọng các hàng hóa vốn cao, các hàng hóa cao cấp, chất lượng cao trải qua nhiều công đoạn chế biến tinh vi. Điều này thể hiện không chỉ trong ngành công nghệ cao với sự gia tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, ngành công nghiệp chế biến công nghệ cao mà cả trong xu hướng chuyển dịch của ngành dịch vụ. 1.5.4. Xu thế “mở” trong cơ cấu ngành kinh tế Các nền kinh tế kém phát triển thường tồn tại cơ cấu kinh tế dạng “đóng”. Vì vậy cơ cấu sản xuất thường trùng với cơ cấu tiêu dùng cả về quy mô và chủng loại sản phẩm hàng hóa. Dạng cơ cấu đóng ngày trở nên ngày càng không phù hợp để cả về tính hiệu quả lẫn xu thế phát triển nền kinh tế toàn cầu. Cơ cấu mở là dạng phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập và hợp tác quốc tế cũng như khu vực và là xu hướng hiệu quả nhất cho việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Đặc trưng nổi bật của dạng này là cơ cấu sản xuất với cơ cấu tiêu dùng trong nước. Theo đó cho phép các nước có điều kiện lựa chọn được một cơ cấu ngành sản xuất có hiệu quả nhất. 1.6. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, khi xét đến sự tác động trên các phương diện khác nhau. Xét về phương diện đầu vào có 3 yếu tố: vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổ hợp (TFB). Xét về phương diện cấu thành có ba khu vực: nông–nông–ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Xét về phương diện đầu ra có ba yếu tố: tích lũy-đầu tư, tiêu dùng cuối cùng và xuất khẩu ròng. Nhìn trên bình diện chung, các yếu tố nêu trên đều có vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế. Như chúng ta đã biết ,chuyển dịch cơ cấu kinh tế là thuộc tính của hệ thống kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển , nếu có được cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ có khả năng tạo ra tăng trưởng nhanh và hiệu quả. Cơ cấu kinh tế không chỉ tạo ra nhiều việc làm để giảm thất nghiệp mà còn tạo ra tăng trưởng kinh tế, gia tăng quy mô nền kinh tế ,dẫn đến các mục tiêu khác của sự 8 phát triển đều được giải quyết .Ngược lại khi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ có khả năng tăng mức tích lũy để đầu tư cải tạo cơ cấu kinh tế ,hướng tới trạng thái hiện đại hơn ,hiệu quả hơn. Sự hợp lý của cấu kinh tế đảm bảo cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển, đồng thời tăng trưởng kinh tế và biến đổi cơ cấu kinh tế là hai mặt của phát triển kinh tế. Giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại như mối quan hệ giữa lượng và chất mà trong đó tăng trưởng chính là mặt lượng và cơ cấu kinh tế thể hiện mặt chất của quá trình phát triển. Cơ cấu kinh tế hợp lý thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cần thiết để hoàn thiện hơn nữa cơ cấu kinh tế trong tương lai. Cơ cấu ngành là bộ phận rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế, sự biến động của nó có ý nghĩa quyết định đến sự biến động của nền kinh tế . Nếu tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) phản ánh động thái tăng trưởng thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế phản ánh chất lượng tăng trưởng. Về mặt lý thuyết, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một cuốc gia vừa là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế vừa phản ánh bản chất của quá trình công nghiệp hóa. Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phản ánh bản chất quá trình công nghiệp hóa, khả năng thích nghi và mức độ hội nhập quốc tế của quốc gia về kinh tế .sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế hoặc cơ cấu vùng, cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ, cơ cấu quy mô hay cơ cấu thành phần kinh tế..., về thực chất là điều chỉnh phương thức phân bổ và sử dụng các nguồn lực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là tiêu điểm của chính sách công nghiệp. Thành công của công cuộc công nghiệp hóa phụ thuộc trực tiếp vào thành công của việc xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp. Giữa tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối quan hệ khăng khít với nhau, cơ cấu kinh tế giữa các ngành ảnh hưởng rất lớn đến nhịp độ tăng trưởng của các ngành. Vốn đầu tư cũng như tỷ trọng vốn đầu tư của các ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các ngành và cơ cấu các ngành trong toàn bộ nền kinh tế. Không những thế mà nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu của các ngành. Đó là những nhân tố tác động trực tiếp đến nhịp độ tăng trưởng chung của GDP toàn nền kinh tế. Vốn đầu tư vào các ngành khác nhau không những mang lại tốc độ tăng trưởng khác nhau mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Tỷ lệ đầu tư vào các ngành khác nhau cũng mang lại sự chuyển dịch lớn cơ cấu của GDP vì mỗi ngành sẽ có sự đóng góp khác nhau vào nhịp tăng GDP của vốn. Quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế của một quốc gia thường được xem xét như là một quá trình làm thay đổi thu nhập bình quân đầu người. Mặc dù có nhều thay đổi trong quan niệm về phát triển và tang trưởng nhưng chỉ tiêu trên vẫn được coi trọng và làm thước đo cho sự phát triển kinh tế. Một xu hướng mang tính quy luật là cùng với sự phát triển của kinh tế là một quá trình thay đổi về cơ cấu kinh tế, tức là một sự thay đổi tương đối về mức đóng góp, tốc độ phát triển của từng thành phần, từng yếu tố riêng về cấu thành nên toàn bộ kinh tế. Một trong những cơ cấu kinh tế được quan tâm và 9 nghiên cứu nhiều trong mối liên hệ với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế là cơ cấu ngành. Ngay từ cuối thế kỷ 19, nhà kinh tế học người đức E.Engel đã phát hiện ra mối quan hệ giữa phát triển kinh tế (thu nhập bình quân tăng lên) với chuyển cơ cấu ngành kinh tế. Theo E.Engel, khi thu nhập cúa các gia đình tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu của họ cho lương thực,thực phẩm giảm đi. Do chức năng chính của khu vực nông nghiệp là sản xuất lương thực, thực phẩm nên có thể tỷ trọng nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế sẽ giảm đi khi thu nhập tăng lên. Quy luật được phát hiện cho sự tiêu dùng lương thực,thực phẩm nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng cho việc nghiên cứu tiêu dùng các loại sản phẩm phẩm khác. Các nhà kinh tế gọi lương thực, thực phẩm là các sản phẩm thiết yếu, hàng công nghiệp là các sảm phẩm tiêu dùng lâu bền và cung cấp dịch vụ là sự tiêu dùng cao cấp. Qua quá trình nghiên cứu, họ phát hiện ra xu hướng chung là khi thu nhập tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu cho hàng tiêu dùng lâu bền tăng phù hợp với thu nhập, chi tiêu cho tiêu dùng cao cấp tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập, tức là tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế có sự thay đổi . Như vậy, quy luật tiêu thụ sản phẩm của E.Engel đã làm rõ tính xu hướng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nói riêng trong quá trình phát triển. Cơ cấu kinh tế là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển kinh tế các nước. Một nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng và phát triển khi nó có một cơ cấu kinh tế hợp lý tiên tiến ,đáp ứng được những nhu cầu đặt ra của thời đại . Cơ cấu kinh tế hợp lý tạo động lực cho việc khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nước và quốc tế. 10 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG 2.1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam Để vừa đảm bảo quá trình hội nhập vừa đảm bảo mục tiêu phát triển chúng ta phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề có tính chiến lược về kinh tế - kỹ thuật – tổ chức và quản lý, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp với tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất là một đòi hỏi cấp thiết của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng tiến bộ, tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới một cách có hiệu quả. Một số định hướng chung đó là: 2.1.1. Phát triển nhanh và bền vững Phát triển nhanh và bền vững phải bao trùm mọi mặt của đời sống xã hội. Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm đồng thời phải gắn kết với thực hiện công bằng xã hội, giữ gìn và bảo vệ môi trường, giữ vững ổn định chính trị xã hội, đảm bảo anh ninh xã hội. Phát triển nhanh và bền vững sẽ đưa lại chuyển dịch cơ cấu nhanh và môi trường trong sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống. 2.1.2. Chủ động hội nhập quốc tế để tranh thủ cơ hội mới về vốn, công nghệ và thị trường thế giới, chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hóa. Chủ động hội nhập quốc tế phải đặt trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo vệ lợi ích dân tộc, bản sắc văn hóa và định hướng XHCN , không bỏ lỡ cơ hội nhưng phải chủ động về lộ trình, khắc phục, hạn chế các mặt bất lợi. Thách thức lớn nhất trong hội nhập quốc tế là phải tăng được sức cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp, của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước thì mới đứng vững và phát triển được trong môi trường cạnh tranh quyết liệt toàn cầu. Đồng thời phải tạo lập các yếu tố đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường khả năng ứng phó với tác động bất lợi từ bên ngoài. 2.1.3. Gắn chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với việc thực hiện chiến lược hội nhập hướng mạnh về xuất khẩu trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Phát triển ngành nghề có lợi thế nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường nội địa trên cơ sở tiềm năng, điều kiện và nguồn lực trong nước. Đồng thời căn cứ vào nhu cầu thị trường quốc tế, yêu cầu của hội nhập và tính hiệu quả của phân công lao động quốc tế đòi hỏi ta phải xác định đúng và tập trung vào các ngành trọng điểm, mũi nhọn hướng tới xuất khẩu. Phát triển các ngành này không chỉ tạo ra thế và lực cho nền kinh tế mà còn là yếu tố cơ bản đảm bảo sự bền vững của quá trình phát triển. Thực chất của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế là tạo mọi điệu kiện thuận lợi để cho các ngành và sản phẩm có tỷ trọng xuất khẩu cao có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế. Thêm vào đó, sự 11 xuất hiện những ngành và sản phẩm mới có hàm lượng sản xuất và cả khối lượng xuất khẩu của những sản phẩm mới đó sẽ vừa đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hướng về xuất khẩu vừa tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu. Trong 10 năm và cả 20 năm tới, nguồn lực chủ yếu của đất nước ta vẫn là lao động dồi dào đến mức dư thừa, dự trữ đất đai và các tài nguyên khác tính trên đầu người là thấp và ngày càng cạn kiệt. Triển vọng phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế là thuận lợi. Chính vì thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải ưu tiên cho những ngành sử dụng nhiều lao động, sản xuất sản phẩm chủ yếu cho xuất khẩu và có năng lực chuyển dịch cao khi các tương quan trên thị trường thế giới thay đổi. Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế của chúng ta trong 2 thập niên tới theo 3 kịch bản : Cao, trung bình và thấp. Nó dừng lại ở chỗ chia nền kinh tế thành 3 khu vực: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ Đối với nông nghiệp trước tiên phải đảm bảo an ninh lương thực và tăng nguồn nông sản cho chế biền xuất khẩu. Muốn thế phải phát triển thủy lợi, làm tốt công tác chuyển giao giống mới, kỹ thuật canh tác tiến bộ. Tập trung vào những sản phẩm mà thị trường nước ngoài có nhu cầu và nước ta có lợi thế so sánh. Về công nghiệp, cơ cấu công nghiệp phải đổi mới, mở rộng theo các hướng : - Công nghiệp phải gắn với nông nghiệp tạo thành mắt xích công – nông nghiệp trên phạm vi vùng, chứ không bị chia cắt trên phạm vi địa phương. - Cơ cấu công nghiệp thể hiện quan hệ chắt chẽ giữa khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai với sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nước. - Phát triển một số ngành mới mà chúng ta có lợi thế, có triển vọng như công nghiệp phần mềm, công nghệ sinh học, công nghệ hóa chất nhiệt đới, chế biến nông sản nhiệt đới, dược phẩm, đóng tàu và sửa chữa tàu thủy … - Công nghiệp chuyển mạnh theo hướng khai thác tài nguyên là chủ yếu sang hướng khài thác lao động lành nghề, khoa học công nghệ. - Khắc phục tình trạng phân tán, cục bộ làm cho ngành công nghiệp chỉ là con số cộng. Về dịch vụ, xu hướng ngày nay, các nước đều theo đuổi tăng trưởng dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính tiền tệ, khoa học công nghệ… Vì những ngành này vốn quay vòng nhanh, năng xuất lao động cao, lợi nhuận lớn. 2.2. Nguyên nhân lựa chọn xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam 2.2.1. Xuất phát từ xu hướng chung của khu vực và thế giới Trong mấy thập kỷ qua, khu vực kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương đã trở thành một khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới và có sự ra đời của hàng loạt các nước công nghiệp hóa mới, ra nhập vào hàng ngũ các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Kinh tế phát triển, giá nhân công ngày càng cao nên các nước này phải thực hiện triển giao công nghệ sang các nước khác ở một số lĩnh vực sản xuất khó cạnh tranh. 12 Các nước kém phát triển lại có nhu cầu tiếp nhận để từng bước tiếp cận vào thị trường thế giới. Sự gặp gỡ cung và cầu công nghệ có trình độ thấp làm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thay đổi cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Hơn nữa, khoa học công nghệ phát triển hết sức nhanh chóng tạo ra những lĩnh vực công nghệ mới, hiệu quả, tiết kiệm nguyên liệu, bảo vệ môi trường. Tận dụng lợi thế của các nước đi sau, ta phải nhận thức rõ ràng để không bị biến thành “ thùng rác” của thế giới. Muốn vậy, phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế đặc biệt là cơ cấu ngành phù hợp với tình hình trong nước và trên thế giới. 2.2.2. Xuất phát từ nhu cầu trong nước Mục tiêu của nước ta đến năm 2020 là phấn đấu trở thành một nước công nghiệp. Muốn vậy, phải phát triển lực lượng sản xuất tới trình độ khá hiện đại, lao động thủ công thay thế bằng lao động máy móc, dịch vụ và công nghiệp phải đạt tỉ trọng cao trong GDP và lao động xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hết sức cần thiết. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng nhằm tận dụng được hết tiềm năng của nước ta như: nguồn lực con người, tài nguyên thiên nhiên phong phú, bờ biển dài trên 3000 km với vị trí địa lý thuận lơi. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giúp cho công nghiệp hướng ra xuất khẩu, hàng hóa Việt Nam có cơ hội tiếp cận với thị trường thế giới, nhất là khi Việt Nam vừa ra nhập WTO, TPP... Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa tạo công bằng xã hội, giúp giải quyết việc làm cho đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đại bộ phận dân cư ở nông thôn. 2.3. Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam Tổng hợp từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam bình quân giai đoạn 1991 – 1995 của đạt: 8.2%, 1996 – 2000 đạt: 7.0%, 2001 – 2005 đạt: 7.5% và 2006 – 2010 đạt 6.32%. Tính bình quân giai đoạn 1991-2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,1%/năm, được đánh giá là tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định so với các nước trên thế giới. Đến nay, Việt Nam đã cố 27 năm tăng trưởng liên tục. Giai đoạn 2011-2014 mức tăng GDP luôn thấp hơn 7% (năm 2011: 6,24%;năm 2012:5,25%;2013:5,42%); năm 2014 là 5,82%, cao hơn mức tăng trưởng của năm 2012 và năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Bảng 1: Tăng trưởng và cấu trúc tăng trưởng theo ngành kinh tế Năm 2006 -2010 13 2011 2012 2013 2014 GDP 6,32 6,24 5,25 5,42 5,82 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 3,53 4,02 2,68 2,64 2,73 Công nghiệp và xây dựng 6,39 6,68 5,75 5,43 6,08 Dịch vụ 7,64 6,83 5,90 6,57 6,83 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng nhóm nghành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ trong GDP. Bảng 2: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 1991-2014 (Đơn vị: %) Khu vực kinh tế 1990 1995 2000 2005 2010 2012 2014 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 38,1 27,7 24,5 19,3 19,0 19,7 18,4 Công nghiệp và xây dựng 22,7 28,8 36,7 38,1 38,2 38,6 38,3 Dịch vụ 38,6 44,5 38,8 42,6 42,8 41,7 43,3 Khu vực sản xuất vật chất (CN+NN) 60,8 56,5 61,2 57,4 57,2 58,3 56,7 61,3 73,3 75,5 80,7 81,0 80,3 81,6 Khu vực phi nông nghiệp (CN+DV) Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê Đóng góp và tăng trưởng của hai ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã chiếm đến hơn 90% tăng trưởng toàn ngành kinh tế, cao hơn giai đoạn 2006-2010. Năm 2013, ngành dịch vụ đóng góp hơn 50% vào tăng trưởng ngành và cao hơn nhiều so với giai đoạn 2006-2010, với mức đóng góp 45%. 14 Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế của đất nước. Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng có sự chuyển dịch ngày càng tích cực. Đối với nông nghiệp, tỷ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu giá trị sản xuất giảm, của ngành chăn nuôi tăng dù rằng dịch bệnh gia cầm, gia súc đã có nhiều lần bùng phát gây hậu quả nghiêm trọng. Ngay trong ngành trồng trọt, xu hướng là giảm tỷ trọng cây lương thực và tăng tỷ trọng của cây công nghiệp và các nhóm cây khác, nhờ việc đa dạng hóa các loại cây trồng cũng như hướng vào các loại cây có giá trị kinh tế cao. Sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn, mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần túy giảm dần. Đối với công nghiệp, cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm đang có sự thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu sản phẩm đang có sự thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Ngành công nghiệp chế biến tăng tỷ trọng, trong khi công nghiệp khai thác có chiều hướng giảm. Cụ thể, tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng giảm từ 11,2% năm 2000 xuống còn 7,6% năm 2013, ngành công nghiệp chế biến tăng từ 83,2% năm 2000 lê 88,1% năm 2013. Trong từng nhóm ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng có sự thay đổi, một số ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, tăng dần tỷ trọng, điển hình như: công nghiệp điện tử - tin học, hóa chất – dược liệu… Tỷ trọng ngành công nghiệp dựa vào tài nguyên đã có xu hướng giảm từ 42,7% năm 2010 xuống 38,,5% năm 2014, ngành công nghệ trung bình và cao tăng lên khoảng 26,3%. Tỷ trọng của các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao tiếp tục được phát triển như: tài chính – ngân hàng, thông tin truyền thông, viễn thông, bảo hiểm… ngày càng có vị thế quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. 2.4. Những vấn đề còn tồn tại trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam Dù chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Việt Nam có nhiều khởi sắc nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế, hiện là những yếu tố của tăng trưởng xanh. So với yêu cầu đặt ra, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng chưa đảm bảo sự hợp lý, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra còn chậm và chất lượng chưa cao, sự phát triển chủ yếu vẫn dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lao động phổ thông. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động chậm hơn so với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong giai đoạn 2005 – 2014 có thể thấy, sự chuyển dịch cơ cấu có xu hướng chững lại, cụ thể: tỷ trọng nông nghiệp sau gần 10 năm không những không giảm, mà còn tăng nhẹ (từ 19,3% năm 2005 lên 19,7% năm 2012). Trong khi đó, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chỉ tăng nhẹ (từ 38,1% năm 2005 đến 38,3% năm 2014), tỷ trọng ngành dịch vụ giảm gần 1% 15 năm 2005 so với năm 2012. Hơn nữa, trong cơ cấu nền kinh tế, các nhóm ngành kinh tế sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch còn cao, mức độ ô nhiễm môi trường do các hoạt động kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn lớn. Cụ thể: Đối với lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp: Mặc dù trong cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng của nhóm ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của nhóm ngành thủy sản. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của ngành thủy sản ở nước ta chủ yếu dựa vào việc khai thác quá mức tài nguyên sinh vật tại các thủy vực; việc nuôi trồng thủy sản ở nhiều vùng đã làm suy giảm diện tích rừng phòng hộ ven biển (Đồng bằng song Cửu Long) và ô nhiễm môi trường (Duyên hải miền Trung). Việc khai thác các diện tích đất lâm nghiệp ở vùng đồi núi chuyển sang đất nông nghiệp làm tăng nguy cơ thiên tai (lũ quét, sạt lở đất ở miền núi, ngập lụt và hạn hán ở đồng bằng); việc sử dụng các sản phẩm hóa học (phân bón, thuốc trừ sâu) khiến cho nhiều diện tích đất bị thoái hóa và bạc màu, làm mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Ngành khai thác khoáng sản được phát triển kéo theo hệ quả là các nguồn tài nguyên khoáng sản đang bị khai thác lãng phí, cạn kiệt, sử dụng kém hiệu quả, môi trường bị tàn phá, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trường cao, nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ kỹ thuật, công nghệ nhìn chung vẫn ở mức trung bình. Công nghiệp chế biến, đặc biệt là những ngành công nghệ cao chưa phát triển. Sự chuyển dịch từ công nghiệp khai thác sang công nghiệp chế biến vẫn chưa đảm bảo yêu cầu hiệu quả và tính bền vững, do sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ yếu là ngành sử dụng nhiều lao động và gia công lắp ráp, lệ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu và các sản phẩm gia công từ nước ngoài. Năng lực cạnh tranh ở các sản phẩm này phần lớn vẫn nằm ở giá thấp, dựa trên giá nhân công rẻ hoặc các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, qua đó đặt ra những lo ngại về khả năng phát triển bền vững trong dài hạn. Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP có xu hướng tăng chậm, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp. Những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao, như: dịch vụ tài chính – tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển. Tình trạng độc quyền, dẫn tới giá cả dịch vụ cao, chất lượng dịch vụ thấp còn nhiều tồn tại ở nhiều ngành, như: điện lực, viễn thông, đường sắt. Một số ngành có tính chất động lực, như: giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, tính chất xã hội hóa còn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Nhà nước. 16 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP Nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp sau: Thứ nhất, tăng cường hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo các tiền đề, cơ sở pháp lý, nhằm tăng mạnh hơn nữa các tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng trể phát triển kinh tế - xã hội các vùng trọng điểm, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành có tác động nhiều đến môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành kinh nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư pát triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm. Thứ hai, tập trong huy động các nguồn vốn đầu tư cho chiến lược tăng trưởng xanh. Xây dựng một cơ cấu tài chính và cá chính sách tín dụng hỗ trợ nhằm huy động, kết hợp hiệu quả về quản lý tài chính công cho các hoạt động đầu tư xanh, tạo điều kện cung cấp, đảm bảo nguồn vốn cho các ngành kinh tế phát triển theo chiều sâu, thực hiện thành công chiến lược chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ ba, xây dựng chiến lược phân bổ nguồn lực để đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, chế biến thực phẩm, du lịch và nguồn nước nhằm củng cố và phát huy lợi thế “vốn tư nhiên” của các tài nguyên có thể tái tạo. Đổi mới công nghệ sản xuât theo hướng thân thiện với môi trường, các-bon thấp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng. Đầu tư phát triển nông nghiệp phải nhằm vào phát huy thế mạnh đặc thù của nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo được nhiều sản phẩm có thương hiệu quốc gia và quốc tế, phù hợp với xu thế xanh hóa quá trình tăng trưởng và nền kinh tế. Thứ tư, đặt trọng tâm vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ các ngành có năng suất lao động thấp sang các ngành có năng suất lao động cao hơn, đóng góp lớn hớn cho tăng trưởng kinh tế. Hình thành các ngành kinh tế mũi nhon, chủ lực tạo thành các cực tăng trưởng, nhằm tạo ra các tác động lan tỏa thúc đẩy các ngành khác phát triên. Thực hiện lựa chọn các ngành, các sản phẩm phù hợp với từng vùng, địa phương mạnh đóng vai trò “đầu tàu” kéo theo sự phát triển của các sản phẩm, ngành và địa phương khác. Thứ năm, đối với cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp: Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải thấp. Áp dụng mô hình kết hợp sản xuất với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển các mô hình kinh tế sinh thái, phát triển sản xuất hàng hóa và dịch vụ môi trường; Xây dựng hệ thống các cơ chế chính sách đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản đáp ứng nhu cầu thì trường, nhằm đạt hiều quả cao nhất về kinh tế - xã hội và môi trường. 17 Thứ sáu, đối với cơ cấu ngành dịch vụ: Phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có giá trị gia tăng cao, hàm lượng tri thức và công nghệ cao, như: du lịch, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, giáo dục, tài chính, bảo hiểm… 18 KẾT LUẬN Cơ cấu kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch tương đối nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế kết hợp với bảo vệ môi trường để đạt mục tiêu tăng trưởng bên vững. Tỷ trọng công nghiệp tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm là sự chuyển dịch đúng hướng và tích cực. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng chậm do đời sống của người dân còn thấp. Sắp tới, tỷ trọng ngành dịch vụ sẽ tăng lên cùng với sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Quá trình đô thị hóa và quá trình mở cửa hội nhập sẽ diễn gia mạnh mẽ. Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn chúng ta phải biết tận dụng triệt để những ưu thế trong nước, những lợi thế so sánh. Phát huy tối đa nội lực và tận dụng hiệu quả nhất các yếu tố bên ngoài để phát triển nhanh và bền vững. Làm được điều này chúng ta cần phải chuẩn bị thật tốt về trình độ nguồn nhân lực, có những chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa thật cụ thể chi tiết. Nhà nước phải có những biện pháp để đảm bảo doanh nghiệp và kinh tế trong nước không bị phá sản khi tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu sắc. 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đức Thành (2014), Tổng quan kinh tế Việt Nam 2013, báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2014 2. Phạm Hoàng Mai (2014), Tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Từ chiến lược đến hành động, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 22 3. GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006. Giáo trình KINH TẾ PHÁT TRIỂN. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan