Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo ngiệm một số biện pháp phòng trừ mối (isoptera) hại rừng trồng keo (acasia)...

Tài liệu Khảo ngiệm một số biện pháp phòng trừ mối (isoptera) hại rừng trồng keo (acasia) tại xã tân thịnh, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

.PDF
69
301
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THỊ THANH KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỐI (Isoptera) HẠI RỪNG TRỒNG KEO (Acasia) TẠI XÃ TÂN THỊNH, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khoá : Chính quy : Lâm nghiệp : Lâm nghiệp : 2011 – 2015 Thái Nguyên, 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THỊ THANH KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỐI (Isoptera) HẠI RỪNG TRỒNG KEO (Acasia) TẠI XÃ TÂN THỊNH, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Lớp Khoa Khoá Giảng viên HD : Chính quy : Lâm nghiệp : K43 – LN : Lâm nghiệp : 2011 – 2015 : TS. Đàm Văn Vinh Thái Nguyên, 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Thái Nguyên, ngày Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Đồng ý cho bảo vệ kết quả tháng năm 2015 Người viết cam đoan (Ký, ghi rõ họ tên) trước hội đồng khoa học! (Ký, ghi rõ họ tên) TS. Đàm Văn Vinh Nông Thị Thanh XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai xót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, ghi rõ họ tên) ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của mỗi sinh viên, trải qua 4 năm học tập tại trường, thời gian thực tập giúp sinh viên củng cố lại kiến thức đã học và làm quen dần với công việc ngoài thực tiễn, bổ sung và củng cố kiến thức của bản thân, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu để phục vụ cho công việc và các họa động chuyên môn sau này. Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và giáo viên hướng dẫn chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo ngiệm một số biện pháp phòng trừ mối (Isoptera) hại rừng trồng keo (Acasia) tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”. Sau một thời gian thực hiện trên cơ sở những tài liệu thu thập được trong suốt quá trình thực tập tại khu vực nghiên cứu, kết hợp với những lý thuyết cơ bản đã được trang bị khi học ở trường, đến nay khóa luận tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành. Để đề tài có kết quả như ngày hôm nay tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, các cán bộ, các vị lãnh đạo và các cơ quan ban ngành của UBND xã Tân Thịnh, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình ngiên cứu, sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và sự giúp đỡ của bạn bè để tôi hoàn thành đề tài này. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Đàm Văn Vinh đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, xong do thời gian thực tập có hạn, do trình độ kinh nghiệm còn hạn chế đặc biệt là lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Nên bản khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày….tháng….năm 2015 Sinh viên Nông Thị Thanh iii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 4.1: Kết quả điều tra tình hình phân bố mối bị hại. ........................... 31 Bảng 4.2a: Kết quả điều tra tỷ lệ cây bị nhiễm mối ở rừng trồng keo 2 tuổi ....... 32 Bảng 4.2b: Kết quả điều tra tỷ lệ cây bị nhiễm mối ở rừng trồng keo 4 tuổi..... 32 Bảng 4.2c: Kết quả điều tra tỷ lệ cây bị nhiễm mối ở rừng trồng keo 6 tuổi ....... 33 Bảng 4.3a. Kết quả điều tra mức độ hại do mối đối với rừng trồng keo 2 tuổi .... 33 Bảng 4.3b. Kết quả điều tra mức độ hại do mối đối với rừng trồng keo 4 tuổi.... 34 Bảng 4.3c. Kết quả điều tra mức độ hại do mối đối với rừng trồng keo 6 tuổi .... 34 Bảng 4.4: Mức độ hại do mối ở thí ngiệm biện pháp lâm sinh ................... 36 Bảng 4.5: Kiểm tra sự sai khác giữa công thức đối chứng và ô thí nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh .......................................................... 37 Bảng 4.6: Kết quả bẫy mối giống có cánh bằng đèn điện ........................... 38 Bảng 4.7: Mức độ hại do mối ở thí ngiệm biện pháp tìm tổ mối ................ 39 Bảng 4.8: Kiểm tra sự sai khác giữa ô đối chứng và ô thí nghiệm trong biện pháp đào tổ mối ............................................................................ 40 Bảng 4.9: Mức độ hại do mối ở thí ngiệm biện pháp rắc lá cau tươi .......... 41 Bảng 4.10: Kiểm tra sự sai khác giữa ô đối chứng và ô thi nghiệm trong thí nghiệm biện pháp rắc lá cau .......................................................... 42 Bảng 4.11: Mức độ hại do mối hại, thí nghiệm biện pháp phun nước lá, vỏ lá xoan ta.......................................................................................... 43 Bảng 4.12: Kiểm tra sự sai khác giữa ô thí nghiệm và ô đối chứng trong thí nghiệm biện pháp phun nước vỏ lá xoan ta ................................... 44 Bảng 4.13. Mức độ hại do mối ở biện pháp thử nghiệm thuốc hóa học ...... 45 Bảng 4.14: Kiểm tra sự sai khác giữa các ô thí nghiệm và ô đối chứng trong thí nghiệm biện pháp hóa học ....................................................... 46 Bảng 4.15: Bảng sai dị từng cặp cho chiều dài vết hại ............................... 47 iv DANH MỤC HÌNH Trang Hình 4.1: Rừng trồng keo tại xã Tân Thịnh ............................................... 30 Hình 4.2: Hình ảnh mối xâm hại keo ......................................................... 35 Hình 4.3: Thí nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh .................................... 36 Hình 4.4: Bẫy mối giống có cánh .............................................................. 38 Hình 4.5: Hình ảnh tổ mối ........................................................................ 39 Hình 4.6: Hình ảnh mối vua mối chúa nằm trong hoàng cung.................... 39 Hình 4.7: Thí nghiệm rắc lá cau ................................................................ 41 Hình 4.8: Kết quả thí nghiệm phun nước lá và vỏ Xoan ta......................... 43 Hình 4.9: Hình ảnh cho biện pháp phun thuốc hóa học .............................. 47 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT OTC : Ô tiêu chuẩn ODB : Ô dạng bản OĐC : Ô đối chứng CD : Chiều dài CR : Chiều rộng vi MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................................. ii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. v MỤC LỤC................................................................................................................................... vi Phần 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................................. 3 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ....................................................................................................... 4 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................. 5 2.1. Tổng quan tài liệu .................................................................................................................. 5 2.1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................................... 5 2.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới...................................................................................... 7 2.1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................................... 8 2.2. Tổng quan điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu..................................... 9 2.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................................... 9 2.2.2. Khí hậu thủy văn ................................................................................................................ 9 2.2.3. Địa hình, địa mạo ............................................................................................................. 10 2.2.4. Nguồn nước thủy văn ....................................................................................................... 10 2.2.5. Các nguồn tài nguyên ....................................................................................................... 10 2.2.6. Môi trường ....................................................................................................................... 11 2.3. Kết quả tìm hiểu về một số đặc điểm sinh học của quần thể mối ......................................... 12 2.3.1. Tổ mối .............................................................................................................................. 12 2.3.2. Thức ăn của mối ............................................................................................................... 13 2.3.3. Thành phần trong tổ mối .................................................................................................. 13 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 17 3.1. Nội dung và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ....................................................................................... 17 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 17 vii 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 17 3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................................... 17 3.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 18 3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu có chọn lọc .......................................................................... 18 3.4.2. Phương pháp điều tra qua phỏng vấn và điều tra quan sát trực tiếp .................................. 18 3.4.3. Phương pháp điều tra quan sát trực tiếp ............................................................................ 18 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm kết hợp điều tra quan sát trực tiếp ................... 20 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 29 4.1. Hiện trạng rừng trồng keo và kết quả điều tra tình hình mối hại cây ................................... 29 tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 29 4.1.1. Hiện trạng rừng trồng keo................................................................................................. 29 4.1.2. Kết quả điều tra phỏng vấn ............................................................................................... 30 4.1.3. Kết quả điều tra tình hình phân bố mối hại ....................................................................... 31 4.1.4. Kết quả điều tra tỉ mỉ tỷ lệ cây nhiễm mối ở rừng trồng keo ............................................. 31 4.2. Kết quả đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng trừ mối tại rừng trồng ......................................... 35 4.2.1. Kết quả của biện pháp kỹ thuật lâm sinh .......................................................................... 35 4.2.2. Kết quả của biện pháp cơ giới vật lý ................................................................................. 37 4.2.3. Biện pháp sinh học ........................................................................................................... 40 4.2.4. Kết quả thí nghiệm biện pháp hóa học .............................................................................. 45 4.3. Đề xuất một số giải pháp phòng trừ mối hại rừng trồng keo tại khu vực nghiên cứu ........... 48 4.3.1. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh ....................................................................................... 48 4.3.2. Biện pháp cơ giới vật lý.................................................................................................... 49 4.3.3. Biện pháp sinh học ........................................................................................................... 49 4.3.4. Biện pháp hóa học ............................................................................................................ 50 4.3.5. Công tác quản lý và bảo vệ rừng ...................................................................................... 50 4.3.6. Biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM .................................................................................. 50 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 52 5.1. Kết luận ............................................................................................................................... 52 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................................. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 54 PHỤ LỤC 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Như chúng ta đã biết rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng, nó không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, các loại lâm sản quý hiếm mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Tính đến ngày 31/12/2009, diện tích rừng toàn quốc là 13.258.843ha (độ che phủ 39,1%) trong đó 10.339.305ha rừng tự nhiên và 2.919.538ha rừng trồng (Trần Thị Thanh Tâm, 2010) [11].Vốn được mệnh danh là "lá phổi xanh" của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta. Góp phần phòng chống thiên tai, cung cấp lâm sản, bảo vệ môi trường cho hôm nay và mai sau. Đồng thời, rừng còn đóng góp to lớn trong việc bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước gắn liền với đời sống của nhân dân. Đặc biệt Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên không chỉ có diện tích rừng và đất rừng lớn mà còn rất phong phú và đa dạng về thành phần loài động thực vật, do đó càng làm phát huy được vai trò tối đa của rừng. Nhưng hiện nay do sức ép của dân số cùng với đó nhu cầu về vật chất và tinh thần cũng không ngừng tăng lên, công tác quản lý và bảo vệ còn nhiều bất cập, sâu bệnh hại phát dịch lớn khiến diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Việc mất rừng gây mất cân bằng sinh thái đã gây ra lũ lụt, hạn hán, thủng tầng ôzôn, nhiệt độ trái đất tăng lên… gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, sự sinh trưởng phát triển của các loài sinh vật trên trái đất. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay nhằm 2 bảo vệ môi trường sống đang bị huỷ hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra. Đứng trước thực trạng trên Đảng và nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách chỉ đạo nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ rừng, trồng rừng mới. Để đáp ứng mục tiêu nâng tỉ lệ đất có rừng lên 42,6% vào năm 2010 và đạt 47% vào năm 2020 (Bộ NN & PTNT, 2005) [3] đã có rất nhiều trương trình trồng rừng được triển khai như dự án: 661, 135, 327…Bên cạnh trồng những loài cây bản địa thì các cây nhập nội có hiệu quả kinh tế cao cũng được trồng ở các tỉnh nước ta như keo, mỡ, lát, bạch đàn… trong đó miền bắc loài cây phổ biến là keo. Chi keo (Acasia ) gồm các loài cây ưa sáng mọc nhanh, sinh trưởng và phát triển mạnh, trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, có tác dụng cải tạo đất. Gỗ thường được dùng làm nguyên liệu giấy, ván dăm, gỗ trụ mỏ…(Lê Mộng Chân và cộng sự, 2000) [4] keo là loài cây có đặc tính tốt, nhưng đây cũng là loài cây dễ bị nhiễm sâu bệnh hại, trong đó có cách loài mối là nhóm loài côn trùng phá hoại gỗ mạnh. Mối (Isoptera) thuộc nhóm côn trùng sống có tính chất xã hội, có sự phân hóa cao về hình thái và chức năng. Khác với nhiều loại côn trùng đơn sinh, mỗi tổ mối là một “ đơn vị sống” hoặc được coi là một “ xã hội” riêng biệt. Trong mỗi tổ mối tùy theo từng loài có từ vài trăm con đến vài chục triệu con. Với đặc tính làm tổ và hoạt động tinh vi cùng với khả năng phân giải các nguồn gốc từ xenluloza, mối đang được xem là một trong những côn trùng gây thiệt hại lớn nhất. Loài thức ăn ưa thích của mối là xenlulo do đó chúng là côn trùng phá hoại gỗ rất mạnh, ảnh hưởng rất lớn tới cây rừng. Mối chúng sống dưới đất phá hoại ngầm trong thân cây do vậy khó phát hiện ở giai đoạn đầu xâm hại. Theo thống kê chưa đầy đủ của Mỹ (Đặng Kim Tuyến và cộng sự, 2008 ) [13] hàng năm thiệt hại do mối gây ra vào khoảng 150 triệu USD. 3 Bởi vậy vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu biện pháp hợp lý, kết hợp được nhiều phương pháp để vừa có thể phòng trừ sâu hại có hiệu quả mà ít ảnh hưởng tới môi trường và các sinh vật có ích trong hệ sinh thái rừng. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, các loài mối gây hại càng phát triển mạnh, phổ biến rộng khắp. Thái Nguyên là một trong những tỉnh trồng rừng keo khá phổ biến, trong những năm gần đây hiện tượng mối phá hoại rừng đã gây nên những tổn thất không nhỏ trong việc kinh doanh rừng tại địa phương. Tuy nhiên việc nghiên cứu các biện pháp phòng trừ mối hại keo ở rừng trồng còn rất nhiều hạn chế, chưa được áp dụng rộng rãi và ít được quan tâm. Nhận thức tầm quan trọng của công tác bảo vệ rừng và xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo nghiệm một số biện pháp phòng trừ mối (Isoptera) hại rừng trồng keo (Acasia) tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau: - Đánh giá được hiệu quả một số biện pháp phòng trừ Mối đối với rừng trồng keo tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các biện pháp phòng trừ mối phù hợp giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn, góp phần nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng keo tại khu vực nghiên cứu. 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Qúa trình thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên cứu khoa học, cũng cố kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế, biết các thu thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm việc với cộng đồng thôn bản và người dân. - Nắm vững được các phương pháp điều tra mối hại cây tại rừng trồng. 4 - Tìm hiểu thêm về các kinh nghiệm, kỹ thuật phòng trừ được áp dụng trong thực tiễn địa phương. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để vận dụng vào thực tiễn sản xuất phòng trừ mối hại rừng keo một cách có hiệu quả hơn. - Lựa chọn các biện pháp phòng trừ mối tốt nhất mà đề tài đã khảo nghiệm giúp cho rừng trồng keo sinh trưởng phát triển tốt hơn, hạn chế được những thiệt hại do mối gây ra. 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan tài liệu 2.1.1. Cơ sở khoa học Côn trùng là lớp động vật hết sức phong phú, đa dạng về thành phần loài, đồng thời là loại đông đúc nhất về số lượng. Trong tự nhiên không có một lớp động vật nào có thể sánh với côn trùng về mức độ phong phú đến kỳ lạ về thành phần loài. Các nhà khoa học ước tính lớp côn trùng có tới 8-10 triệu loài, chiếm tới 78% số loài của toàn bộ giới động vật được biết đến trên trái đất (Nguyễn Viết Tùng, 2006) [12]. Chúng có mặt khắp mọi nơi, ảnh hưởng vào mọi quá trình sống trên hành tinh của chúng ta. Trong đó có đời sống con người. Mối là một trong những nhóm loài côn trùng gây hại kinh tế quan trọng trên thế giới vì chúng phá hoại gỗ và cây trồng. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi trên trái đất với gồm 3000 loài và tập trung nhiều nhất ở các vùng khí hậu nhiệt đới. Mối có thể phân bố ở độ cao đến 2000m so với mực nước biển. Mối có đời sống xã hội kín đáo, sống và làm tổ trong đất hoặc trong gỗ, chúng ăn hại tất cả các sản phẩm chứa xenlulo. Trong đất mối có thể phân bố đến độ sâu 5m, đôi khi lên tới khoảng 36m. Mối ăn hại tất cả các sản phẩm xenlulo và gây hại các đê điều, cầu cống, các công trình xây dựng có sử dụng tre gỗ nứa..và phá hoại cây trồng cả cây sống lẫn cây chết. (Đặng Kim Tuyến và cộng sự, 2008 ) [13]. Trong tổ mối việc duy trì hoạt động của quần thể được phân hóa theo các chức năng riêng, mối thợ làm nhiệm vụ lấy thức ăn và giúp cả gia đình nhà mối tiêu hóa thức ăn, vì vậy “ dạ dày của mối thợ được coi là dạ dày của cả gia đình nhà mối” vì chỉ trong dạ dày của mối thợ mới có vi khuẩn cộng sinh giúp mối tiêu hóa xenlulo. Đặc biệt mối rất thích ăn gỗ thông, gỗ trám, 6 gỗ bồ đề… Đây là cơ sở để chúng ta phòng trừ mối bằng các loại mồi nhử và diệt mối tận gốc bằng con đường lây nhiễm bệnh từ mối thợ. Việt Nam là nước nằm trong vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới nên rất thuận lợi cho mối sinh trưởng và phát triển. Chúng phân bố và gây hại từ bắc vào nam. Ở nước ta theo thống kê về mối, có khoảng trên 60 loài mối, trong đó khoảng 25 loài mối chuyên phá hoại các công trình kiến trúc, 30 loài hại đê đập và hàng chục loài hại cây trồng (Trần Thái Hải, 2007) [5]. Để hạn chế tác hại do côn trùng đặc biệt là loài mối gây ra để phát huy được những lợi ích của các loại côn trùng. Sinh thái học côn trùng là môn nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái của các loài côn trùng. Trên cơ sở đó ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, trồng rừng phát huy những lợi ích và hạn chế tác hại của các loài côn trùng. Đồng thời để nghiên cứu đề xuất các biện pháp phòng trừ hợp lý đối với từng loại côn trùng có hại như: biện pháp tổng hợp, biện pháp sinh học, biện pháp cơ giới vật lý…để ngăn chặn những thiệt hại do côn trùng gây ra. Biện pháp lâm sinh: Đây là phương pháp thông qua hàng loạt các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý trong các khâu sản xuất để tạo ra những diện tích cây trồng khỏe mạnh, có sức kháng sâu bệnh cao, thúc đẩy quá trình cân bằng sinh thái, hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu hại. Biện pháp lâm sinh bao gồm: Chọn giống, xử lý giống, xử lý đất, chăm sóc… Biện pháp cơ giới vật lý: Không gây hại cho môi trường nhưng lại yêu cầu công lao động lớn và hiệu quả không cao, hiệu quả lao động phụ thuộc vào việc tổ chức lao động. Biện pháp cơ giới vật lý bao gồm: Bắt giết, mồi nhử, bẫy hố, bẫy đèn… Biện pháp sinh học: Mang lại hiệu quả cao, không ảnh hưởng tới môi trường cũng như sức khỏe của con người nhưng chi phí lại cao. Biện pháp 7 sinh học bao gồm: Sử dụng các chế phẩm sinh học, gây nuôi thiên địch thả vào ổ dịch, giun tròn kí sinh diệt mối, nấm kí sinh… Biện pháp hóa học: Mang lại hiệu quả nhanh, giá thành thấp, thực hiện đơn giản nhưng lại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và gia súc. Dễ gây mất cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Việc sử dụng thuốc hóa học quá mức ngoài việc phá vỡ cân bằng sinh học trong tự nhiên đã gây ra những hậu quả khôn lường, nhiều vấn đề nảy sinh khó giải quyết như: Ô nhiễm môi trường, sức khỏe con người, nhiều loài sâu hại hình thành khả năng kháng thuốc… Kể từ khi phát hiện ra những ảnh hưởng bất lợi của thuốc hóa học tới sức khỏe con người và môi trường cũng như tác dụng diệt sinh vật lợi của chúng và những điểm yếu của phòng trừ sinh vật hại truyền thống, người ta nhận ra rằng phòng trừ sâu bệnh hại không chỉ bằng biện pháp hóa học như quan niệm ban đầu mà cần thiết phải có một cách giải quyết hợp lý để tránh hậu quả trên mà vẫn đạt được mục tiêu của phòng trừ sâu bệnh hại trong nông lâm nghiệp (Đặng Kim Tuyến, 2008) [13]. 2.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Côn trùng học là môn khoa học lấy côn trùng làm đối tượng nghiên cứu, côn trùng được nghiên cứu từ thế kỷ XVI- XVII nhưng đến thế kỷ XVIII thì côn trùng lâm nghiệp mới thực sự được chú ý khi những tác hại do chúng gây ra ngày càng lớn (Trần Công Loanh và cộng sự, 1997) [8] các nghiên cứu về loài mối cũng được nghiên cứu từ rất sớm. Đại bộ phận mối phân bố ở vùng á nhiệt đới. Một số ít phân bố Châu Á, Bắc Phi và các nước ven biển Địa trung hải... Nói về toàn cầu thì Châu Phi là đại bản doanh phân bố các loài mối (Thái Bàng Hoa 1964) [6]. Theo tài liệu của Emerson (1952), trên thế giới đã phát hiện được 1855 loài trong đó có 1762 loài hiện nay đang tồn tại và ước có 93 loài hoá thạch. Theo bản danh lục côn trùng và mối trên thế giới của Snyder năm 1949 để từ 8 đó bổ sung tu chỉnh cho phong phú thêm thì trong 12 năm từ năm 1952 đến 1963 là ngừng không bổ sung thì trên thế giới đã phát hiện thêm 150 loài mối mới đưa tổng số loài mối lên 2000 loài trong đó bao gồm cả hoá thạch. Hàng năm, trên thế giới lại phát hiện thêm những loài mối mới, theo thống kê chưa đầy đủ thì số loài mối trên thế giới có khoảng trên 2000 loài kể cả hoá thạch. Năm 1957, Linnes đã xếp mối như một giống termes trong bộ không cánh (Aptera). Fabricius lúc đầu xếp mối vào bộ cánh màng (Hymenoptera) coi mối như một loài kiến nhưng đến 1781 lại xếp mối vào bộ cánh mạch ( Neuroptera). Năm 178, Samethman công bố công trình phân loại mối. Năm 1785, linacus đã sắp xếp mối vào lớp phụ không cánh (Apterygota) thuộc giống termes (Phạm Bình Quyền, 2006) [9] Năm 1964, Thái Bàng Hoa trong “Trung Quốc Kinh Tế Côn Trùng Chí” đã đưa ra phương pháp phun thuốc diệt tổ mối (Lê Văn Nông, 1999) [7] Năm 1965, FAO đã đưa ra khái niệm về phòng trừ tổng hợp. Năm 1837 Audouni chỉ rằng nấm bạch cương ngoài gây bệnh cho tằm còn có thể dùng phòng trừ côn trùng khác. (Weiser, 1996) [15] Công trình nghiên cứu mối tại Thái Lan của Ahmad (1955), Roonval tại Ấn Độ (1962) các tác giả đã miêu tả được những đặc điểm chi tiết cấu tạo hình thái của mối. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 thuốc trừ sâu thuộc nhóm hữa cơ ra đời DDT, 666… sau đó nhiều loại thuốc hóa học trừ sâu bệnh cũng được phổ biến trên thị trường. (Đặng Kim Tuyến và Cs, 2008) [13] 2.1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở nước ta, những nghiên cứu được bắt đầu từ năm 1962. Theo thống kê của Nguyễn Đức Khảm (1976, 1989) đã phát hiện được 82 loài mối chiếm 4,1% số loài mối có trên toàn thế giới. (Bộ NN & PTNT, 2006) [2] Công trình nghiên cứu của Nguyễn Tân Vương năm 1997 “mối Macrotermes (Termitidea, Isoptera) ở miền nam Việt Nam và biện pháp 9 phòng trừ”. Theo Lâm Bình Lợi và Nguyễn Tân Vương có 11 loài mối thuộc giống Macrotermes được ghi nhận ở nam Việt Nam, trong đó có 3 loài mới cho khu hệ và 3 loài mới cho khoa học. Như vậy Việt Nam có 18 giống 44 loài thuộc Isoptera được phát hiện từ đèo ngang trở vào ( Nguyễn Tân Vương, 1997) [14]. Năm 1999 Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản cuốn “Côn trùng hại gỗ và biện pháp phòng trừ” do tác giả Lê Văn Nông biên soạn. Năm 2005, Nhà xuất bản Nông nghiệp đã xuất bản cuốn “Sinh thái học côn trùng” do tác giả Phạm Bình Quyền biên soạn (Phạm Bình Quyền, 2005) [9]. Năm 2008, Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản cuốn “Côn trùng lâm nghiệp” do tác giả Đặng Kim Tuyến, Nguyễn Đức Thạnh, Đàm Văn Vinh biên soạn. 2.2. Tổng quan điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 2.2.1. Vị trí địa lý Xã Tân Thịnh nằm ở phía Đông Bắc của huyện Định Hóa, trung tâm xã cách trung tâm huyện (Thị trấn Chợ Chu) 08 km. Cách trung tâm thành phố Thái Nguyên là 58 km. Có địa giới hành chính được xác định như sau: + Phía Bắc giáp với xã Lam Vỹ (Định Hoá) và tỉnh Bắc Kạn + Phía Nam giáp với xã Tân Dương (Định Hoá) + Phía Tây giáp với xã Kim Phượng + Phía Đông giáp với tỉnh Bắc Kạn. 2.2.2. Khí hậu thủy văn Tân Thịnh mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núi phía bắc, chia làm hai mùa rõ rệt, đó là mùa nóng và lạnh. Nhiệt độ trung bình trong năm là 28- 32 độ C lượng mưa trung bình là 1253 mm, phân bố không đều giữa các mùa trong năm mưa thường bắt đầu từ tháng 5 – 10, lượng mưa khá 10 lớn nhưng không đồng đều tập trung vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 80 – 85 % lượng mưa cả năm. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này thường có gió mùa đông bắc thời tiết khô hanh, ít mưa, hạn hán rét đậm kéo dài gây rất nhiều khó khăn cho việc sản xuất nông lâm nghiệp. 2.2.3. Địa hình, địa mạo - Nhìn chung, xã Tân Thịnh có địa hình khá phức tạp, chủ yếu là vùng đồi núi cao, đồi núi đan xen chèn kẹp nhau. Có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh. Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe ven suối và thung lũng vùng núi. Đặc điểm địa hình như vậy đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng phát triển kinh tế xã hội của toàn xã. 2.2.4. Nguồn nước thủy văn - Nguồn nước mặt: Được lấy nước từ hai nguồn, gồm Suối chảy từ Xã Lam Vỹ xuống 6 xóm (Khu vực Tân Minh) và các đập: Bản Màn, Làng Ngõa, Thịnh Mỹ 3, Phai Kem, Nà Ky, Suổi Làng Duyên đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. - Nguồn nước ngầm: Toàn xã chủ yếu sử dụng giếng khơi, giếng khoan và nguồn nước tự chảy. 2.2.5. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất: Xã Tân Thịnh có tổng diện tích đất tự nhiên là: 5.972,27 ha với thành phần các loại đất chính sau: + Diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 5.658,41 ha, chiếm 94,74 % diện tích đất tự nhiên, trong đó: + Đất trồng lúa 312,20 ha, chiếm 5,23 % diện tích đất tự nhiên + Đất trồng cây ngắn ngày 36,95 ha, chiếm 0,62 % diện tích đất tự nhiên + Đất trồng cây công nghiệp 73.39 ha, chiếm 1,23 % diện tích đất tự nhiên 11 - Đất lâm nghiệp: 5.180,96 ha, chiếm 86,75 % diện tích đất tự nhiên. + Diện tích rừng đặc dụng: 5 ha. + Diện tích rừng sản xuất: 5.175,96 ha. - Đất nuôi trồng thủy sản: 54,91 ha, chiếm 0,92 % diện tích đất tự nhiên. - Diện tích đất phi nông nghiệp 42,85 ha chiếm 0,72 % so với diện tích đất tự nhiên. Trong đó: - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,6 ha chiếm 0,01 % so với diện tích đất tự nhiên. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 1,50 ha, chiếm 0,03 % so với tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất có sông, suối: 12,37 ha, chiếm 0,21 % so với tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất có mặt nước chuyên dùng: 0.4 ha, chiếm 0.01% so với tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất có mục đích công cộng: 27,98 ha, chiếm 0,47 % so với tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất ở nông thôn: 86,01 ha chiếm 1,44 % so với diện tích đất tự nhiên. - Tài nguyên rừng: Hiện trạng trên địa bàn xã có 5.175,96 ha rừng sản xuất, đây là nguồn tài nguyên quý gái để phát tiển kinh tế của địa phương. 2.2.6. Môi trường - Môi trường nước trên địa bàn xã nhìn chung chưa ô nhiễm: + Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn xã Tân Thịnh chủ yếu từ nguồn nước suối, các phai đập, ao hồ Nguồn này chủ yếu phục vụ cho sản xuất. + Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm là nguồn nước chính được sử dụng trong sinh hoạt của người dân trong xã, được khai thác từ nước giếng đào, giếng khoan.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng