Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Fta là gì

.DOCX
10
272
122

Mô tả:

FTA là gì ? Cơ bản về các Hiệp định Thương mại tự do Hiệp định Thương mại tự do (FTA)là kết quả chính thức của một quá trình thương lượng giữa hai hay nhiều quốc gia ký kết nhằm hạ thấp hoặc loại hẳn các rào cản đối với thương mại. Một FTA thường bao gồm những vấn đề quy định về thuế nhập khẩu, hạn ngạch và lệ phí đối với hàng hóa/dịch vụ được giao dịch giữa các thành viên ký kết FTA nhằm cho phép các nước mở rộng tiếp cận thị trường của nhau. Tiềm năng lớn Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2013, EU đã vươn lên vị trí thứ nhất và trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 24,33 tỷ USD, tăng 19,8% so với năm 2012 và chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường EU chiếm tỷ trọng cao, như: điện thoại nguyên chiếc và linh kiện điện thoại, giày dép, máy tính và linh kiện điện tử, hàng dệt may (Bảng). Tỉ trọng thương mại hai chiều giữa Việt Nam với các đối tác đã có FTA hiện chiếm gần 60% tổng giá trị thương mại quốc tế của Việt Nam, trong đó chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu và gần 70% kim ngạch nhập khẩu. Số vốn FDI cam kết của EU tại Việt Nam năm 2013 là trên 656 triệu USD đứng thứ 6 trong các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. EU là đối tác đầu tư FDI hàng đầu vào Việt Nam với 23/28 nước thành viên EU có các dự án đầu tư vào Việt Nam. LỢI ÍCH Hai lợi ích lớn nhất mà Việt Nam có được thông qua việc ký FTA với EFTA là tăng cường cơ hội xuất khẩu và gia tăng thu hút đầu tư trực tiếp từ các nước này. 1. Miễn/ giảm thuế : Có nhiều lý do để các DN nên xem xét sử dụng các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) khi di chuyển hàng hóa xuyên biên giới. Trong đó, đơn giản và sát sườn nhất là vì hàng hóa được miễn/giảm thuế nhập khẩu. Một trong những khó khăn lớn nhất của xuất khẩu của Việt Nam vào EFTA là mức thuế đối với nông sản, thực phẩm của Việt Nam tương đối cao, thuế suất tính theo giá trị trung bình gần 19%. Do đó, với việc ký FTA, hàng hóa Việt Nam được hưởng thuế suất thấp cũng như có cơ chế tiếp cận thị trường các nước EFTA tốt hơn, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng hóa nhiều nước khác. (chinhphu.vn) Các Hiệp định Thương mại tự do giúp giảm thuế đáng kể FTA cho phép các nướcthành viên tiếp cận thị trường của nhaudưới hình thứccắtgiảm thuếvà các hàng rào thương mại khác. Đồng thời FTA thường có nhữngyêu cầu khá phức tạpgắn với quyền được hưởngcác ưu đãi.Để được hưởng ưu đãi thương mại, hàng hóagiao dịchtrong khu vựcFTAnhìn chungphảiđáp ứng cácquy tắc về xuất xứ.Quy tắc xuất xứcó ý nghĩa quan trọng, thường phức tạp, và trong hầu hết các trường hợp làmột phần không thể thiếu trong mọi cuộc đàm phánFTA. 2. Tăng khả năng xuất/nhập khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2a. Tăng xuất/ nhập khẩu Thứ nhất, tăng hiệu quả sản xuất, năng suất và tăng trưởng kinh tế Có thể khẳng định, FTA sẽ giúp khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trưởng rất mạnh mẽ. Bên cạnh đó, FTA cũng đồng thời mở ra việc nhập khẩu hàng hoá từ EU. Hiện, hàng hoá của EU nhập vào Việt Nam vẫn chịu mức thuế cao ở một số chủng loại theo mặt bằng thuế chung với các nước thành viên của WTO. Máy móc thiết bị, vật tư, rồi dược phẩm… là những mặt hàng rất lớn mà EU đang xuất sang Việt Nam phải chịu mức thuế cao- những chi phí này người tiêu dùng, người bệnh là đối tượng phải gánh chịu. Tuy nhiên, khi có FTA, thuế sẽ được giảm xuống, sản phẩm của EU vào Việt Nam cũng thuận lợi hơn.Tôi cho rằng đây là điều kiện rất tốt cho ngành sản xuất của Việt Nam.Việt Nam rất cần vật tư và công nghệ từ châu Âu.Ngoài ra, nó cũng sẽ thúc đẩy dòng đầu tư của các doanh nghiệp liên minh châu Âu vào Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU khi được ký kết có thể sẽ giúp tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam tăng thêm từ 10-15% so với hiện nay. Ngoài ra, FTA sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng từ 30-40% và nhập khẩu từ EU vào Việt Nam tăng từ 2025%. Thông tin trên được bà Maylis Labayle, Giám đốc chính sách thương mại của Phỏng thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocharm) đưa ra tại Hội thảo “Thị trường EU- Cơ hội và thách thức mới, nhu cầu từ một số thị trường tiêu biểu” do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Vụ Thị trường Châu Âu (Bộ Công Thương) tổ chức sáng 24/9, tại Hà Nội. 2b. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng chuyên môn hóa: Clip Khai thác tối đa lợi thế quốc gia, thúc đẩy giao lưu trao đổi khoa học công nghệ -> nâng cao năng lực cạnh tranh. 2c.Cải thiện đời sống đời sống người lao động Trong số 8 FTA mà Việt Nam đã tham gia, thì đây là FTA đầu tiên có các điều khoản về lao động và công đoàn. EVFTA ký kết sẽ mở ra một giai đoạn mới trong việc thúc đẩy, nâng cao các tiêu chuẩn lao động ở Việt Nam phù hợp các tiêu chuẩn lao động quốc tế.  Người lao động sẽ tăng cơ hội việc làm và tiền lương do thu hút đầu tư nước ngoài lớn và xuất khẩu hàng hóa tăng.  cải thiện mức sống Thương mại quốc tế tự do làm tăng khả năng sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế. Nói cách khác, nó mang lại thu nhập quốc dân cao hơn , vì vậy giúp nâng cao mức sống cho người dân. 3. Thu hút đầu tư nước ngoài, vốn vay và công nghệ cao : 3a. Thu hút vốn: Thị trường Việt Nam là một trong những điểm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hấp dẫn nhất và đã tiếp nhận được khối lượng FDI đáng kể. Tổng FDI năm 2010 ước tính khoảng 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009. Về đầu tư, hiện đầu tư của EFTA vào Việt Nam còn nhỏ so với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của khối này. Tính đến hết tháng 12/2012, các nước EFTA có 126 dự án ở Việt Nam với tổng số vốn trên 2,1 tỷ USD. Trong đó, Thụy Sỹ chủ yếu đầu tư vào xây dựng, dược phẩm; Nauy đầu tư vào thủy sản, năng lượng tái tạo, dầu khí… Theo các chuyên gia, với một FTA có nội dung tương đối toàn diện kể trên, Việt Nam sẽ trở thành một địa điểm quan trọng của dòng đầu tư ra nước ngoài của EFTA ,đặc biệt trong các lĩnh vực thế mạnh như tài chính, ngân hàng, dịch vụ thương mại, chế tạo, dược phẩm, hàng hải…Bên cạnh lợi ích gia tăng về xuất khẩu vào thị trường EFTA và thu hút FDI từ nhóm nước này, Việt Nam còn có lợi ích lớn về khu vực dịch vụ với sự tham gia của các tập đoàn hàng đầu thế giới. (chinhphu.vn) Xét dưới góc độ kinh tế, nhìn chung các quốc gia sau khi tham gia FTA với EU đều đạt được những kết quả khả quan. Theo một nghiên cứu khác do VCCI tiến hành – phân tích tác động của một vài FTA mà EU ký với một số đối tác, các FTA mà EU ký trước đây với Chi-lê, Mê-hi-cô và Nam Phi đã đem lại hiệu quả thương mại rất tích cực cho các nước này. Riêng đối với Mê-hi-cô, FTA còn mang lại cho nước này dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khổng lồ từ EU. Thực tế thì các công ty của EU đều coi Mê-hi-cô là cơ sở sản xuất quan trọng các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nhằm hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA (gồm Mê-hi-cô, Hoa Kỳ và Ca-na-đa). 3b. Chuyển giao kĩ thuật: Cũng theo đại diện Eurocharm, một lợi thế lớn của hàng xuất khẩu Việt Nam khi FTA được ký kết là sự chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ về về đào tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này sẽ tăng lên, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh tốt hơn cho hàng hóa của Việt Nam tại thị trường này. Tác động của Hiệp định trong tương lai: phân tích định lượng Những phân tích do MUTRAP tiến hành đã chỉ ra rằng Hiệp định thương mại tự do với EU sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích. Trong đó, lợi ích lớn nhất thu được bao gồm: tăng trưởng trong đầu tư của EU vào ngành công nghiệp dịch vụ của Việt Nam, tăng cường xuất khẩu của Việt Nam sang EU và cơ hội nâng cấp trình độ kỹ thuật của Việt Nam thông qua việc nhập khẩu hàng hóa chiến lược với mức giá thấp hơn. Bên cạnh đó, tự do hóa thương mại sẽ giúp tăng nguồn thu nhập quốc gia (nguồn thu từ hàng hóa nhập khẩu lớn hơn nguồn chi từ sự giảm thuế), cán cân thương mại được cân bằng (tăng trưởng đương 500 triệu USD hàng năm do xuất khẩu tăng, thấp nhất là 4% so với dương 3,1% nhập khẩu), và từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP một cách đáng kể (2,7% năm.(Xem bảng dưới) Biến số Kết quả Thu nhập quốc gia + 26 triệu USD mỗi năm Xuất khẩu + 4% - + 6% mỗi năm Nhập khẩu +3.1% (điện tử: +2.7%, hóa chất +2.5%, dược phẩm: +3%) Cán cân thương mại +500 triệu USD mỗi năm GDP + 2.7% mỗi năm Tiêu thụ của chính phủ và tư nhân + 2% Giá Giảm đáng kể Tiền lương Tăng đáng kể Cận cảnh trong một vài lĩnh vực Dệt may, cùng với da giày và một loạt các sản phẩm nông sản khác từ lâu là những sản phẩm chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam EU, từ năm 2001 đến nay, đã tăng hơn 7 lần và đạt 34 tỷ USD vào năm 2013. Trong 6 tháng năm 2014, thương mại Việt Nam - EU tăng trưởng trên 13% và đạt mốc 30 tỷ USD. Dệt may là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của Việt Nam (với hơn 2 triệu công nhân) và là ngành phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu. Hơn 65% hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và phần còn lại xuất chủ yếu vào thị trường EU và Nhật Bản. Xuất khẩu hàng may mặc tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2005- 2008 (trung bình +32% mỗi năm) và giảm mạnh trong năm 2009 (-10%) do giảm cầu (và giảm giá) dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Thêm vào đó, sự tăng giá nguyên liệu và lãi suất vay cao càng làm giảm lợi thế cạnh tranh của ngành này. Do vậy, ngành dệt may của Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều từ hiệp định thương mại tự do với EU. Việc ký kết FTA với EU sẽ giúp giảm mức thuế hiện tại mà EU áp đối với mặt hàng may mặc của Việt Nam từ 12% xuống 0%. Cụ thể là năm mặt hàng may mặc xuất khẩu nhiều nhất sẽ được hưởng lợi (com-lê của nữ, năm là 285 triệu và 233 triệu USD, áo khoác nam, nữ là 211 triệu và 207 triệu USD, và hàng dệt kim là 166 triệu USD). Đồng thời, việc EU giảm thuế đối với hàng may mặc của Việt Nam cũng sẽ thúc đẩy xuất khẩu với mức trung bình trên 20%. Ngành da giầy đã trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu với hơn một triệu lao động trong 500 nhà máy, chiếm 40% tổng hàng hóa công nghiệp của Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu da giầy nhiều nhất vào thị trường EU (với 4,5 tỷ USD trong năm 2008 và 3,6 tỷ USD năm 2009), chiếm 10% thị phần của thị trường này. Mặt hàng chủ yếu là hàng da cao cấp (48% chiếm 2,3 tỷ USD năm 2008) và giầy thể thao gia công cho các hãng của EU và Hoa Kỳ. Trong thời gian gần đây, một vài nhà sản xuất của Việt Nam đã bắt đầu chú trọng hơn đến nhu cầu của thị trường trong nước thông qua việc đầu tư thành lập các bộ phận thiết kế mẫu chuyên nghiệp. Thuế suất bình quân gia quyền EU áp dụng đối với mặt hàng giầy dép nhập khẩu từ Việt Nam là 12,4% (tuy nhiên, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng giầy da là 17%). Thỏa thuận ký kết với EU sẽ làm giảm thuế áp đối với hàng Việt Nam về mức hợp lý. Do vậy, Việt Nam hy vọng rằng xuất khẩu của các mặt hàng giầy dép khác nhau sẽ tăng từ 7% lên 21% và có thể tăng lên từ 1416% vào cuối tháng 3 sau khi các biện pháp chống bán phá giá hết hiệu lực. Mặt khác, Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi xét từ góc độ nhập khẩu.Việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa chiến lược của EU vào Việt Nam sẽ giúp nâng cao kỹ thuật của ngành công nghiệp và từ đó đẩy mạnh hiệu quả sản xuất và xuất khẩu.Hai trong số các mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất bao gồm điện tử và máy móc. Trong những năm từ 2004-2009, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng điện tử của Việt Nam tăng trưởng trung bình ở mức 33,6%. Giá trị nhập khẩu mặt hàng này tăng từ mức 2,6 tỷ USD năm 2005, sau 5 năm đã đạt mức 7,6 tỷ USD năm 2008. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu chắc chắn sẽ tác động đến số lượng và giá cả của hàng hóa và linh kiện điện tử của EU vào Việt Nam vì tối thiểu cũng đủ cân bằng chi phí vận chuyển từ châu Âu. Điều này sẽ giúp Việt Nam có được những sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp hơn và có nhiều lựa chọn hơn đối với các nhà cung cấp. Tác giả: GS. Claudio Dordi - Federico Lupo Pasini Source: mutrap.org.vn KHÓ KHĂN : Tuy nhiên, cũng như tất cả mọi cuộc đàm phán, có những lợi ích là trái chiều, nhưng theo tôi, nó không quá lớn. Và những bất lợi đó nếu như Việt Nam khắc phục được, sẽ tạo một cơ sở mới cho chúng ta phát triển lên cao hơn và từ đó đưa nền kinh tế lên một giai đoạn thực sự mới, phù hợp với yêu cầu của chúng ta hiện nay về thay đổi mô hình tăng trưởng và kích thích nền kinh tế. 1. Quy tắc, thủ tục phức tạp : Ngoài lý do trước tiên rất đơn giản là nhiều khi các DN không hề biết tới sự tồn tại của các ưu đãi FTA, thì một nguyên nhân trái ngược với điều đó chính là vì tính phức tạp và số lượng lớn các quy tắc của các FTA mà các DN phải tuân thủ. Chỉ những sản phẩm đủ tiêu chuẩn mới có thể được hưởng các mức thuế suất ưu đãi của FTA.Nhưng làm thế nào để xác định một sản phẩm đủ tiêu chuẩn?Khó đưa ra một câu trả lời ngắn gọn.Tuy thế, về cơ bản, chỉ những sản phẩm đáp ứng các quy tắc xuất xứ của một FTA mới có thể hưởng các mức thuế suất ưu đãi của FTA đó. Tiếp theo, tùy vào nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thuộc quốc gia nào mà FTA nào được áp dụng. Các DN xuất khẩu sản phẩm sang những nước khác nhau phải hiểu rõ và tuân thủ những quy tắc này. Lấy ví dụ, một sản phẩm làm ra ở Việt Nam và đủ điều kiện “có xuất xứ Việt Nam” theo ATIGA có thể được hưởng thuế suất bằng không, hoặc ít ra là thấp hơn mức thông thường, khi xuất sang các nước ASEAN. Tuy nhiên, cũng sản phẩm đó khi xuất sang Chi-lê, cho dù FTA giữa Việt Nam và Chi-lê đã ký và có hiệu lực, không có nghĩa là sản phẩm đó sẽ mặc nhiên được hưởng thuế suất ưu đãi theo FTA Việt Nam – Chi-lê. Là vì sản phẩm đó tuy đáp ứng các quy tắc xuất xứ của ATIGA nhưng chưa chắc đã đáp ứng các quy tắc xuất xứ theo quy định của FTA Việt Nam – Chi-lê. FTA thường có những yêu cầu khá phức tạp gắn với quyền được hưởng các ưu đãi. Tuy vậy, để được hưởng ưu đãi thương mại, hàng hóa giao dịch trong khu vực FTA nhìn chung phải đáp ứng các quy tắc về xuất xứ. Vì thế, điều quan trọng trước khi một doanh nghiệp (DN) cố gắng tận dụng những lợi ích của FTA là họ cần nắm vững những rủi ro cũng như những lợi ích mà một FTA có thể mang lại. Tuy nhiên, hiện nay, xuất khẩu của Việt Nam sang EU mới đạt khoảng 0,75% tổng giá trị nhập khẩu của EU. Chỉ khoảng 42% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0%, trong đó một phần là nhờ Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho một số hàng hoá của Việt Nam. Diện mặt hàng được hưởng GSP còn hạn chế. Chưa kể, xu hướng chung là điều kiện hưởng GSP đối với Việt Nam ngày càng chặt chẽ hơn. EU có rất nhiều quy định khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này, là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. “EU rất coi trọng các yêu cầu về an toàn đối với sức khỏe con người, về bảo vệ môi trường. Bởi vậy, hệ thống các biện pháp về kiểm dịch động thực vật SPS, tiêu chuẩn, quy chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp TBT của EU rất phức tạp, đòi hỏi cách tiếp cận của doanh nghiệp Việt Nam đối với thị trường EU phải có bài bản và lâu dài” - ông Khánh cho hay. 2. Tương quan chi phí và lợi ích : Một lý do nữa khiến các DN không dùng ưu đãi của một FTA có thể là do tương quan giữa chi phí và lợi ích. Cơ quan hải quan ở nước nhập khẩu chỉ áp dụng mức thuế suất ưu đãi nếu hàng hóa đi kèm với một Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) cho biết nước xuất xứ của sản phẩm. CO lúc này đóng vai trò như một quyển “hộ chiếu” cho hàng hóa. Để có được CO này, nhà sản xuất hay nhà xuất khẩu phải đảm bảo hàng hóa của họ đáp ứng các quy tắc xuất xứ phức tạp, chuẩn bị sẵn và lưu giữ các chứng từ liên quan và xuất trình kèm theo đơn đề nghị được cấp chứng nhận xuất xứ với cơ quan cấp CO ở nước xuất khẩu. Trong nhiều trường hợp, nhà xuất khẩu sau khi phải thực hiện nhiều việc để có được CO phù hợp yêu cầu của FTA lại không được hưởng khoản tiền tiết kiệm được từ thuế nhập khẩu, mà người hưởng lợi lại là nhà nhập khẩu. Nếu nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có quan hệ sâu, điều này không phải vấn đề. Nhưng nếu giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu không có mối quan hệ lâu dài, điều này có thể trở thành chuyện khó xử lý do người bán hàng trên thực tế phải làm mọi việc nhưng lại không có lợi gì. Tuy lợi ích của người xuất khẩu là bán được hàng, nhưng nếu đơn hàng quy mô nhỏ thì không đủ thuyết phục để họ cất công và chịu chi phí thực hiện các công đoạn xin CO phức tạp phù hợp với yêu cầu của một FTA. Các DN cũng có thể quyết định không sử dụng các FTA do những phiền toái gắn với việc sử dụng chúng. Nhà nhập khẩu tuy tiết kiệm được thuế nhưng cũng phải chấp nhận một số rủi ro. Vì cơ quan hải quan cho phép các nhà nhập khẩu thông quan và áp dụng các mức thuế thấp hoặc bằng không, họ cần đảm bảo hàng hóa trên thực tế phải đáp 80% DN xuất khẩu được ứng và tuân thủ các nguyên tắc của FTA. khảo sát tại Việt Nam nói Điều này có thể thực hiện tại thời điểm mở tờ rằng việc sử dụng các FTA khai hải quan hoặc về sau (thậm chí sau một giúp cải thiện hoạt động giao vài năm), chẳng hạn như khi cơ quan hải thương và tạo nên nhiều cơ quan thực hiện kiểm toán sau thông quan. hội đầu tư mới. Những rắc rối của DN với cơ quan hải quan có thể chỉ là những chuyện nhỏ – ví dụ như lỗi chính tả, hay một vài ô nào đó không được tích vào trên tờ CO – cho tới những vấn đề phức tạp, chẳng hạn như khai sai xuất xứ hoặc có những cách diễn giải/cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan quản lý xuất khẩu và nhập khẩu. Những rắc rối này có thể làm chậm trễ việc DN được nhận ưu đãi thuế hay thậm chí tệ hại hơn là rủi ro mất quyền được hưởng ưu đãi, bị truy thu thuế, bị áp dụng các khoản phạt... Theo ông Tạ Hoàng Linh, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) EU hiện đang là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, một thị trường phát triển ở trình độ cao nên các hệ thống kiểm soát về quy chuẩn và tiêu chuẩn hàng hóa tại thị trường này rất phức tạp. Hiện chỉ có khoảng 42% mặt hàng của Việt Nam được hưởng quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU.Tuy nhiên, nếu ký thành công FTA với EU, sẽ có ít nhất 90% mặt hàng Việt Nam được hưởng mức thuế 0%. Do vậy, ngay từ bây giờ doanh nghiệp Việt Nam phải tận dụng mọi cơ hội nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tuân thủ các quy định tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, hướng đến mở rộng các cơ hội thâm nhập vào thị trường này. Cụ thể là phải chủ động cập nhật thông tin về quá trình đàm phán FTA, các quy định về xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi, xây dựng kế hoạch để có thể tham gia chuỗi cung ứng trong khu vực. Đồng thời nắm vững các tiêu chuẩn kỹ thuật, thói quen tiêu dung của thị trường này để đảm bảo khi kết thúc đàm phán doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các cơ hội xuất khẩu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan