Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quản lý nhà nước Giáo trình Tổ chức sản xuất...

Tài liệu Giáo trình Tổ chức sản xuất

.PDF
65
3060
128

Mô tả:

GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT Trang 1 MỤC LỤC CHƯƠNG I - ĐỊNH NGHĨA VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT .................................................... 3 1.1 Định nghĩa về tổ chức sản xuất ................................................................................... 3 1.1.1 Khái niệm về sản xuất ............................................................................................. 3 1.1.2 Khái niệm về tổ chức ............................................................................................... 3 1.1.3 Khái niệm về tổ chức sản xuất................................................................................. 4 1.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển lý thuyết về quản trị sản xuất ............................... 4 1.2 Sản xuất và công nghệ ................................................................................................. 5 1.2.1 Sản xuất đơn chiếc ................................................................................................... 5 1.2.2 Sản xuất hàng loạt.................................................................................................... 6 1.2.3 Sản xuất hàng khối .................................................................................................. 7 1.3 Câu hỏi và bài tập: ....................................................................................................... 9 CHƯƠNG II – TỔ CHỨC VÀ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT ............................................ 10 2.1 Các nguyên tắc tổ chức qui trình sản xuất ................................................................ 10 2.1.1 Nguyên tắc chuyên môn hóa. ................................................................................ 10 2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo sảm xuất cân đối: ................................................................. 10 2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo sản xuất nhịp nhàng, đều đặn: ............................................. 10 2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo sản xuất liên tục: .................................................................. 10 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất: .............................................................. 10 2.2.1 Chủng loại, đặc điểm, kết cấu và yêu cầu chất lượng của sản phẩm..................... 10 2.2.2 Chủng loại, đặc điểm, kết cấu và yêu cầu chất lượng của nguyên liệu đầu vào. .. 10 2.2.3 Máy móc, thiết bị, công nghệ: ............................................................................... 10 2.2.4 Trình độ chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất: .............................................. 11 2.3 Thiết kế qui trình sản xuất: ........................................................................................ 11 2.3.1 Thiết kế và phát triển sản phẩm: ............................................................................ 11 2.3.2 Lựa chọn quy trình sản xuất: ................................................................................. 13 2.3.3 Hoạch định năng lực sản xuất dài hạn: .................................................................. 15 2.4 Phương pháp đánh giá qui trình sản xuất: ................................................................. 18 2.4.1 Đánh giá lựa chọn quy trình sản xuất: ................................................................... 18 2.4.2 Phương pháp đánh giá dựa trên cây quyết định..................................................... 20 2.5 Công thức âp dụng khi làm bài tập: .......................................................................... 22 2.5.1 Hàm chi phí: .......................................................................................................... 22 2.5.2 Phân tích sơ đồ cây. ............................................................................................... 22 2.6 Câu hỏi và bài tập ...................................................................................................... 23 2.6.1 Câu hỏi:.................................................................................................................. 23 2.6.2 Bài tập: ................................................................................................................... 23 CHƯƠNG III – PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT ................................................... 31 Giáo trình môn Tổ chức sản xuất Trang 2 3.1 Các phương pháp tổ chức quy trình sản xuất: ........................................................... 31 3.1.1 Phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền:................................................... 31 3.1.2 Phương pháp sản xuất theo nhóm:......................................................................... 34 CHƯƠNG IV: PHÂN CÔNG VIỆC SẢN XUẤT .................................................................. 36 4.1 Thực chất và vai trò của phân công sản xuất: ........................................................... 36 4.1.1 Thực chất của phân công sản xuất trong doanh nghiệp ......................................... 36 4.1.2 Đặc điểm của phân công sản xuất trong các hệ thống sản xuất khác nhau: .......... 37 4.1.3 Lập lịch trình sản xuất ........................................................................................... 38 4.2 Phân công công việc trong xưởng sản xuất:.............................................................. 39 4.2.1 Phân công công việc trên một máy:....................................................................... 39 4.2.2 Phân công công việc cho nhiều đối tượng: ............................................................ 44 4.3 Câu hỏi và bài tập: ..................................................................................................... 51 4.3.1 Câu hỏi:.................................................................................................................. 51 4.3.2 Bài tập: ................................................................................................................... 51 CHƯƠNG 5 – LẬP KẾ HOẠCH SĂN XUẤT ....................................................................... 55 5.1 Bản chất của việc lập kế hoạch sản xuất ................................................................... 55 5.1.1 Khái niệm: ............................................................................................................. 55 5.1.2 Các chiến lược trong lập kế hoạch: ....................................................................... 57 5.1.3 Các phương pháp lập kế hoạch:............................................................................. 58 5.2 Lập kế hoạch sản xuất đơn chiếc............................................................................... 60 5.2.1 Đặc điểm: ............................................................................................................... 60 5.2.2 Lập kế hoạch sản xuất theo ca – ngày ................................................................... 61 5.3 Lập kế hoạch sản xuất hàng loạt: .............................................................................. 61 5.3.1 Đặc điểm ................................................................................................................ 61 5.3.2 Kế hoạch sản xuất theo ca – ngày.......................................................................... 61 Giáo trình môn Tổ chức sản xuất Trang 3 CHƯƠNG I - ĐỊNH NGHĨA VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT Mục tiêu: + Người học hiểu rõ được cách tổ chức các hệ thống sản xuất + Người học hiểu rõ được các dạng sản xuất + Người học hiểu rõ được các thành phần của hệ thống sản xuất.. 1.1 Định nghĩa về tổ chức sản xuất 1.1.1 Khái niệm về sản xuất Sản xuất là quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Sản xuất sản phẩm Tạo ra dịch vụ 1. Tạo ra sản phẩm vật chất 1. Không tạo ra sản phẩm vật chất 2. Có thể dự trữ được, tồn kho được 2. Không dự trữ trước được 3. Ít tiếp xúc với khách hàng 3. Thường xuyên tiếp xúc với khách hàng 4. Cần nhiều máy móc 4. Cần nhiều nhân viên hơn 5. Thông thường cần vốn lớn 5. Không nhất thiết cần số vốn lớn 6. Việc phân phối sản xuất bị giới 6. Việc phân phối dịch vụ có giới hạn về mặt địa lý 7. Dễ đánh giá chất lượng sản phẩm hạn về mặt địa lý 7. Khó đánh giá chất lượng dịch vụ 1.1.2 Khái niệm về tổ chức Có nhiều định nghĩa khác nhau về "Tổ chức", một định nghĩa có ý nghĩa triết học sâu sắc: "Tổ chức, nói rộng, là cơ cấu tồn tại của sự vật. Sự vật không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung. Tổ chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật". Định nghĩa này bao quát cả phần tự nhiên và xã hội loài người. Thái dương hệ là một tổ chức, tổ chức này liên kết mặt trời và các thiên thể có quan hệ với nó, trong đó có trái đất. Bản thân trái đất cũng là một tổ chức, cơ cấu phù hợp với vị trí của nó trong thái dương hệ. Giới sinh vật cũng có một tổ chức chặt chẽ bảo đảm sự sinh tồn và thích nghi với môi trường để không ngừng phát triển. Từ khi xuất hiện loài người, tổ chức xã hội loài người cũng đồng thời xuất hiện. Tổ chức ấy không Giáo trình môn Tổ chức sản xuất Trang 4 ngừng hoàn thiện và phát triển cùng với sự phát triển của nhân loại. Theo nghĩa hẹp đó, tổ chức là một tập thể của con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó. Mặt khác, theo Chester I. Barnard thì tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức. Nói cách khác, khi người ta cùng nhau hợp tác và thoả thuận một cách chính thức để phối hợp những nỗ lực của họ nhằm hoàn thành những mục tiêu chung thì một tổ chức sẽ được hình thành. 1.1.3 Khái niệm về tổ chức sản xuất Tổ chức sản xuất là các phương pháp, các thủ thuật kết hợp các yếu tố của quy trình sản xuất một cách có hiệu quả. Tùy theo việc nhìn nhận tổ chức sản xuất trên các góc độ khác nhau mà hình thành những nội dung tổ chức sản xuất cụ thể. Nếu coi tổ chức sản xuất như một hình thái thì thì tổ chức sản xuất là các phương pháp, các thủ thuật nhằm hình thành các bộ phận sản xuất có mối quan hệ chặc chẽ và phân bố hợp lý về mặt không gian. Tổ chức sản xuất còn có thể xem xét như một quá trình để duy trì mối liên hệ và và phối hợp hoạt động của các bộ phận sản xuất theo thời gian một cách hợp lý. 1.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển lý thuyết về quản trị sản xuất - 1800 Eliwhitney : + Khái niệm về chất lượng sản phẩm. + Hệ thống chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm - 1881 Friederick Taylor : + Phân công lao động + Đưa ra phương pháp định mức lao đông + Điều kiện lao động + Nguồn động lực nhằm tăng năng suất lao động - 1913 Hernry Ford : Lý thuyết về dây chuyền sản xuất Giáo trình môn Tổ chức sản xuất Trang 5 - 1934 Whalter Schewhart : Các phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm - 1936 : Ứng dụng máy tính đầu tiên vào sản xuất - 1958-60 : Ứng dụng sơ đồ Gantt – sơ đồ mạng lưới vào sản xuất - 1965 : Hoạch định nhu cầu vật tư bằng máy tính (MRP) - 1970 : Bắt đầu ứng dụng máy tính vào hệ thống thiết kế - 1975 : Ứng dụng máy tính vào hệ thống sản xuất tự động hóa - 1980 : Điều hành sản xuất hoàn toàn bằng máy tính 1.2 Sản xuất và công nghệ Công nghệ là một trong các đặc điểm quan trọng ảnh hưởng tới cơ cấu sản xuất vì việc sử dụng máy móc thiết bị hiện đại cùng với cách thức tổ chức thích hợp sẽ đem lại hiệu qua cao trong sản xuất. 1.3. Các dạng sản xuất (loại hình sản xuất) Qui trình công nghệ mà ta thiết kế phải đảm bảo được độ chính xác và chất lượng gia công, đồng thời phải đảm bảo tăng năngxuất lao động và giảm giá thành. Qui trình công nghệ này phải đảm bảo được sản lượng đặt ra. Để đạt được các chỉ tiêu trên đây thì qui trình công nghệ phải đượcthiết kế thích hợp với dạng sản xuất. Tuỳ theo sản lượng hàng năm và mức độ ổn định của sản phẩm mà người ta chia ra ba dạng sản xuất : sản xuất đơn chiếc,sản xuất hàng loạt và sản xuất hàng khối. 1.2.1 Sản xuất đơn chiếc Sản xuất đơn chiếc là sản xuất có số lượng sản phẩm hàng năm rất ít (thường từ một đến vài chục chiếc), sản phẩm khôngổn định do chủng loại nhiều, chu kỳ chế tạo lại không được xác định. Sản xuất đơn chiếc có những đặc điểm sau: - Tại mỗi chỗ làm việc được gia côngnhiều loại chi tiết khác nhau (tuy nhiên các chi tiết này có hình dáng hình họcvà đặc tính công nghệ tương tự). - Gia công chi tiết và lắp ráp sản phẩmđược thực hiện theo tiến trình công nghệ (qui trình công nghệ sơ lược). Giáo trình môn Tổ chức sản xuất Trang 6 - Sử dụng các thiết bị và dụng cụ vạn năng.Thiết bị (máy) được bố trí theo từng loại và theo từng bộ phận sản xuất khácnhau. - Sử dụng các đồ gá vạn năng. Đồ gáchuyên dùng chỉ được sử dụng để gia công những chi tiết thường xuyên được lặp lại. - Không thực hiện được việc lắp lẫnhoàn toàn, có nghĩa là phần lớn công việc lắp ráp đều được thực hiện bằng phươngpháp cạo sửa. ở đây việc lắp lẫn hoàn toàn chỉ được đảm bảo đối với một số mốighép như ren, mối ghép then hoa, các bộ phận truyền bánh răng và các bộ phậntruyền xích. - Công nhân phải có trình độ tay nghề cao. - Năng suất lao động thấp,giá thành sản phẩm cao. Ví dụ, dạng sản xuất đơn chiếc là chế tạo các máy hạngnặng hoặc các sản phẩm chế thử, các sản phẩm được chế tạo theo đơn đặt hàng. 1.2.2 Sản xuất hàng loạt - Sản xuất hàng loạt là sảnxuất có sản lượng hàng năm không quá ít, sản phẩm được chế tạo theo từng loạt vớichu kỳ xác định, sản phẩm tương đối ổn định. - Sản xuất hàng loạt là sảnxuất phổ biến nhất trong ngành chế tạo máy (70¸80% sản phẩm của ngành chế tạo máy được chế tạotheo từng loạt). - Sản xuất hàng loạt có những đặc điểmsau đây: - Tại các chỗ làm việc được thực hiệnmột số nguyên công có chu kỳ lặp lại ổn định. - Gia công cơ và lắp ráp được thực hiện theo quy trình côngnghệ (quy trình công nghệ được chia ra các nguyên công khác nhau). - Sử dụng các máy vạn năngvà chuyên dùng. - Các máy được bố trí theo quy trìnhcông nghệ. - Sử dụng nhiều dụng cụ và đồgá chuyên dùng. - Đảm bảo nguyên tắc lắp lẫn hoàntoàn. - Công nhân có trình độ taynghề trung bình. Giáo trình môn Tổ chức sản xuất Trang 7 Tuỳ theo sản lượng và mức độ ổn địnhcủa sản phẩm mà người ta chia ra: sản xuất hàng loạt nhỏ, sản xuất hàng loạt vừavà sản xuất hàng loạt lớn. Sản xuất hàng loạt nhỏ rất gần với sảnxuất đơn chiếc, còn sản xuất hàng loạt lớn rất gần với sản xuất hàng khối. Ví dụ, dạng sản xuất hàng loạt có thểlà chế tạo máy công cụ, chế tạo máy nông nghiệp, ……………… Trong dạng sản xuất hàng loạt vừa cóthể tổ chức các dây chuyền sản xuất linh hoạt (dây chuyền sản xuất thay đổi). Điềunày có nghĩa là sau một khoảng thời gian nhất định (2-3 ngày) có thể tiến hànhgia công loạt chi tiết khác có kết cấu và qui trình công nghệ tương tự. 1.2.3 Sản xuất hàng khối Sản xuất hàng khối là dạng sản xuất cósản lượng rất lớn, sản phẩm ổn định trong thời gian dài (có thể từ 1 đến 5 năm). Sản xuất hàng khối có những đặc điểm sau đây: - Tại mỗi vị trí làm việc (chỗ làmviệc) được thực hiện cố định một nguyên công nào đó. - Các máy được bố trí theo quy trình côngnghệ rất chặt chẽ. - Sử dụng nhiều máy tổ hợp, máytự động, máy chuyên dùng và đường dây tự động. - Gia công chi tiết và lắp rápsản phẩm được thực hiện theo phương pháp dây chuyền liên tục. - Sử dụng đồ gá chuyên dùng,dụng cụ chuyên dùng và các thiết bị đo tự động hoá. - Đảm bảo nguyên tắc lắp lẫn hoàn toàn. - Năng suất lao động cao, giá thành sản phẩm hạ. - Công nhân đứng máy có trình độ taynghề không cao nhưng thợ điều chỉnh máy lại có trình độ tay nghề cao. - Ví dụ, dạng sản xuất hàng khối có thểlà chế tạo ô tô, chế tạo máy kéo, chế tạo vòng bi, chế tạo các thiết bị đo lường,……Sản xuất hàng khối chỉ có thể mang lại hiệu quả kinh tế đối với sản lượng củachi tiết (hoặc của sản phẩm) đủ lớn, khi mà tất cả mọi chi phí cho việc tổ Giáo trình môn Tổ chức sản xuất Trang 8 chứcsản xuất hàng khối được hoàn lại và giá thành một đơn vị sản phẩm nhỏ hơn so vớisản xuất hàng loạt. Hiệu quả kinh tế khi chế tạo số lượng lớnsản phẩm được tính theo công thức: n³ Ở đây: N – số đơn vị sản phẩm: C – chi phí cho việc thay đổi từdạng sản xuất hàng loạt sang dạng sản xuất hàng khối; Sl – giá thành của một đơn vị sảnphẩm trong sản xuất hàng loạt; Sk - giá thành của một đơn vị sảnphẩm trong sản xuất hàng khối. Điều kiện xác định hiệu quả của sảnxuất hàng khối trước hết là sản lượng và mức độ chuyên môn hoá của nhà máy đốivới từng loại sản phẩm cụ thể. Nhưng điều kiện thích hợp nhất của sản xuất hàngkhối là chỉ chế tạo một loạt sản phẩm với một kết cấu duy nhất. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoahọc và kỷ thuật thì kết cấu của sản phẩm cũng cần được thay đổi để có chất lượnghoàn thiện hơn. Trong những trường hợp như vậy quy trình công nghệ cũng cần đượchiệu chỉnh lại. 1.4. Các thành phần của hệ thống sản xuất Mô hình sản xuất Giáo trình môn Tổ chức sản xuất Trang 9 Hệ thống sản xuất bao gồm: - Hệ thống sản xuất chế tạo làm ra các sản phẩm hữu hình có thể lưu giữ, tồn kho trong những chừng mực nhất định. - Hệ thống sản xuất dịch vụ (Non-Manufacturing Operation) Là các hệ thống sản xuất không tạo ra sản phẩm có hình dạng cụ thể mà tạo ra các sản phẩm vô hình, các dịch vụ như: khách sạn, ngân hàng, nàh hàng, bảo hiểm, kiểm toán,…Hệ thống sản xuất dịch vụ có những đặc trưng sau:  Sản phẩm không tồn kho được.  Quá trình sản xuất đi đôi với tiêu thụ và sử dụng.  Chất lượng sản phẩm của hệ thống sản xuất này chỉ được xác định sau khi đã sử dụng xong sản phẩm đó.  Tuy nhiên, ngày nay có những hệ thống sản xuất vừa tạo ra sản phẩm hữu hình vừa tạo ra sản phẩm vô hình. 1.3 Câu hỏi và bài tập: 1. Trình bày khái niệm tổ chức, sản xuất, và tổ chức sản xuất? 2. Nêu các loại hình sản xuất? Trình bày đặc điểm của từng loại? 3. Trình bày các thành phần của hệ thống sản xuất? Vẽ mô hình hệ thống sản xuất? Giáo trình môn Tổ chức sản xuất Trang 10 CHƯƠNG II – TỔ CHỨC VÀ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT Mục tiêu:  Trình bày được các nguyên tắc tổ chức quy trình sản xuất  Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức sản xuất  Xác định được thiết kế quy trình sản xuất và các biện pháp đánh giá. 2.1 Các nguyên tắc tổ chức qui trình sản xuất 2.1.1 Nguyên tắc chuyên môn hóa. Chuyên môn hóa là hình thức phân công lao động xã hội một cách cụ thể cho từng đơn vị, từng ngành, từng nhà, từng phân xưởng, từng công đoạn và từng chỗ làm việc. 2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo sảm xuất cân đối: Quá trình sản xuất được tiến hành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ 3 yếu tố sản xuất: lực lượng lao động, tư liệu sản xuất, đối tượng lao động. 2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo sản xuất nhịp nhàng, đều đặn: Toàn bộ hệ thống tạo ra lượng sản phẩn trong một đơn vị thời gian đều nhau, phù hợp với kế hoạch. 2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo sản xuất liên tục: Các bước của công việc sau được thực hiện ngay khi công việc trước được hoàn thành, không có bất cứ sự gián đoạn về thời gian. 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất: 2.2.1 Chủng loại, đặc điểm, kết cấu và yêu cầu chất lượng của sản phẩm. Chủng loại ít, đơn giản thì cơ cấu sản xuất đơn giản: Số lượng chi tiết, độ phức tạp, tính chính xác cũng ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất. 2.2.2 Chủng loại, đặc điểm, kết cấu và yêu cầu chất lượng của nguyên liệu đầu vào. Đặc điểm này liên quan đến kho bãi, diện tích sản xuất, vận chuyển, giá thành sản phẩm. 2.2.3 Máy móc, thiết bị, công nghệ: Việc sử dụng máy móc thiết bị cần có cách thức tổ chức hợp lý. Giáo trình môn Tổ chức sản xuất Trang 11 2.2.4 Trình độ chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất: Trình độ chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất càng cao, cơ cấu sản xuất càng đơn giản. Nó làm giảm chủng loại chi tiếtvà tăng khối lượng công việc giống nhau nên sẽ có ít cho bộ phận sản xuất. 2.3 Thiết kế qui trình sản xuất: 2.3.1 Thiết kế và phát triển sản phẩm: Việc thiết kế sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Đây là công việc rất quan trọng đối với sự thành công hay thất bại trong cạnh tranh hiện nay, đòi hỏi nhà quản trị cần nắm những vấn đề liên quan đến sản phẩm được thiết kế. 2.3.1.1 Nguồn phát minh sản phẩm: Ý nghĩ về một sản phẩm hay dịch vụ có thể bắt đầu từ nhiều nguồn: khách hàng, nhà quản lý, nhân viên tiếp thị hay từ ngành cơ khí. Các công ty lớn thường có bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm chính thức. 2.3.1.2 Tổ chức nghiên cứu thiết kế và phát triển sản phẩm. Tổ chức thiết kế sản phẩm và công nghệ là một giai đoạn quan trọng trong quá trình tạo ra những sản phẩm, công nghệ mới để đưa vào sản xuất kinh doanh cũng như đưa nó vào khai thác có tính chất thương mại. Nó bao gồm toàn bộ hoạt động tổ chức, phối hợp nhằm xác định những mục tiêu, tạo ra những điều kiện và mối quan hệ cần thiết để có được sản phẩm và công nghệ mới. Những hoạt động này bao gồm cả các hoạt động nghiên cứu, thiết kế thường xuyên và những nghiên cứu cụ thể. Về mặt nội dung, công tác tổ chức thiết kế sản phẩm và công nghệ bao gồm 3 vấn đề cơ bản sau: - Tổ chức hệ thống các bộ phận có chức năng liên quan tham gia các hoạt động nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và công nghệ mới. Việc này còn bao gồm cả việc phân công trách nhiệm tổ chức sự chuyên môn hoá và hợp tác giữa các cơ sở, các bộ phận. Mục đích của việc này là đảm bảo được sự tham gia của cán bộ thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau để ngay từ đầu có thể loại bỏ bớt tính không tưởng, tính phi thực tế của sản phẩm và công nghệ mới. Mặt khác thông qua đây có thể tiết kiệm chi phí nghiên cứu, tiết kiêm thời gian tìm ra các giải Giáo trình môn Tổ chức sản xuất Trang 12 pháp có tính đồng bộ từ các ý kiến, quan điểm của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau. - Duy trì các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu, hiết kế sản phẩm và công nghệ mới. Quy định trách nhiêm và nhiệm vụ của các bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế sản phẩm và công nghệ mới. Xác định mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của công tác nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, công nghệ. Ngoài việc phân công cụ thể cho các bộ phận có liên quan, còn cần có các biện pháp nhằm lôi cuốn đông người lao động và các cán bộ thuộc các cấp khác nhau trong hệ thống quản lý. - Tổ chức lực lượng cán bộ nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và công nghệ mới. Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, dù chỉ là sản xuất kinh doanh thuần tuý (không tổ chức bộ phận nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và công nghệ riêng), thì vẫn cần những sản phẩm và công nghệ mới, cũng có những cán bộ có khả năng nghiên cứu theo hướng này. Những hình thức tổ chức nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, công nghệ thường áp dụng là: - Tổ chức quan hệ giữa các bên tham gia với tư cách là những bên mua bán hàng hóa, thông thường hàng hoá được giao dịch là sản phẩm và công nghệ mới, tồn tại dưới dạng bản vẽ, bản mô tả,... Quan hệ giữa 2 bên không đơn thuần là mua bán mà còn có sự hợp tác trong quá trình nghiên cứu. - Tổ chức quan hệ liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh (đơn vị trực tiêp sử dụng kết quả nghiên cứu, thiết kế sảm phẩm và công nghệ) với các cơ sở nghiên cứu thiết kế sản phẩm và công nghệ mới. - Tổ chức các cơ sở nghiên cứu như những bộ phận độc lập trong một tố chức sản xuất kinh doanh quy mô lớn. Nhiệm vụ của bộ phận này được tập trung hoá vào khâu nghiên cứu thiết kế sản phẩm công nghệ mới. . Đây là mô hình tổ chức viện nghiên cứu trong các tập đoàn, công ty lớn trong nước và đa quốc gia. 2.3.1.3 Quy trình thiết kế và phát triển sản phẩm mới: Các bước quan trọng trong thiết kế và phát triển sản phẩm mới là: - Nghiên cứu tính khả thi về kinh tế và công nghệ: Giáo trình môn Tổ chức sản xuất Trang 13 - Các kỹ sư chuẩn bị bản thiết kế cơ sở (thiết kế ban đầu) bao gồm các hình thái cơ bản, khả năng thích ứng, và phù hợp với mô hình sản xuất. - Kiểm tra, thực nghiệm, tái thiết kế để đưa ra bản thiết kế hoàn chỉnh - Đánh giá thị trường, nhận diện khách hàng tiềm năng. - Đánh giá kinh tế để ước lượng quy mô sản xuất, chi phí, lợi nhuận cho sản phẩm. - Cuối cùng la đưa vào sản xuất. Bản thiết kế sản xuất sẽ được phát triển dần thông qua kiểm tra lại sản xuất, kiểm tra lại thị trường và nghiên cứu hiệu quả kinh tế. Thiết kế phải đạt chi phí thấp, chất lượng tin cậy, kết quả tốt và khả năng sản xuất được số lượng mong muốn.Các bản thiết kế sản xuất liên tục được điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi của điều kiện thị trường, sự thay đổi của công nghệ sản xuất. Khoảng 5% các ý tưởng về sản phẩm mới tồn tại trong sản xuất nhưng chỉ có 1/01 trong số đó là thành công. Tốt nhất là nên loại bỏ những dự án phát triển sản phẩm hay dịch vụ mới không hứa hẹn, để tập trung phát triển các dự án hứa hẹn hơn. Những yêu cầu cần thiết khi thiết kế sản phẩm mới: - Đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhan chóng - Cải tiến thiết kế sản phẩm hiện có - Thiết kế sản phẩm thuận tiện cho sản xuất - Thiết kế hướng về chất lượng - Thiết kế và phát triển dịch vụ mới. 2.3.2 Lựa chọn quy trình sản xuất: Trong việc lựa chọn quy trình sản xuất, ta cần xem xát các yếu tố sau: 2.3.2.1 Kích thước loạt sản xuất và sự biến động của sản phẩm. A. Hệ thống hướng về sản phẩm bền vững B. Hệ thống hướng sản xuấy theo lô C. Hệ thống chế tạo theo từng nhóm bộ phận D. Hệ thống hướng quy trình “cửa hàng công việc Giáo trình môn Tổ chức sản xuất Trang 14 Kích thướng loạt sản xuất xếp giảm dần từ A đến D, với A sản xuất một sản phẩm đơn độc, kích thước lớn, nhưng kiểu này không linh hoạt, máy móc thiết bị được trang bị chuyên biệt, công nhân phải thích nghi trong sản xuất. Số lượng thiết kế được xếp tăng đàn từ A đến D, với D, số lượng thiết kế tăng, sản phẩm đa dạng, máy móc ít chuyên biệt, có thể chuyển sáng sản xuất sản phẩm khác. Việc xác định như cầu cho từng sản phẩm, số kiểu, số loại sản phẩm là nhân tố quan trọng trong thiết kế quy trình sản xuất và chiến lược kinh doanh. Hình 2.1: Thiết kế qui trình sản xuất dựa vào kích thước loạt sản xuất và sự biến động của sản phẩm 2.3.2.2 Nhu cầu vốn: Số lượng vốn cần thiết cho hệ thống sản xuất có xu hướng khác nhau đối với từng loại quy trình sản xuất. Trong hình 2.1, số lượng vốn là lớn nhất ở điểm A và giảm dần sang điểm D. Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp có thể là nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn qui trình sản xuất và chiến lược kinh doanh sẽ được điều chỉnh theo đó Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng để chọn ra cách thức tổ chức sản xuất. Trong phần này chúng ta cần xem xét các yếu tố về các hàm số chi phí của Giáo trình môn Tổ chức sản xuất Trang 15 từng cách thức, các khái niệm như đòn cân hoạt động, phân tích hòa vốn và phân tích tài chính. 2.3.3 Hoạch định năng lực sản xuất dài hạn: 2.3.3.1 Định nghĩa năng lục sản xuất: Năng lực sản xuất thực tế tối đa là sản lượng đạt được thông qua các ca làm việc binh thường trong ngày hay trong tuần, khi đó phương tiện sản xuất không đạt được hiệu quả cao nhất. Nói chung, năng lực sản xuất là tỷ lệ sản xuất tối đa của một đơn vị sản xuất kinh doanh Các nhân tố ảnh hưởng năng lực sản xuất bao gồm: - Các biến đổi hàng ngày như sự vắng mặt của công nhân, sự hỏng hóc của máy móc thiết bị, các ngày nghỉ, sự trễ nải trong việc cung ứng nguyên vật liệu làm cho kết quả sản xuất của các phương tiện trở nên không chắc chắn. - Tỷ lệ sản xuất các loại sản phẩm khác nhau và các dịch vụ của các loại sản phẩm này cũng khác nhau. Vì thế sự pha trộn số lượng sản phẩm cần được sản xuất phải được tính đến khi hoạch định năng lực của phương tiện sản xuất. - Mức độ sản xuất là bao nhiêu? Khả năng tối đa, năng lực sản xuất dựa trên lịch làm việc là bao nhiêu ngày trong tuần, năng lực sản xuất thực tế dựa trên việc sử dụng phương tiện sản xuất hiện có mà không cần sử dụng đến các máy móc thiết bị dự phòng... 2.3.3.2 Đo lường năng suất: Đối với những công ty chỉ sản xuất ra một hoặc một vài sản phẩm tương tự nhau thì việc đo lường năng lực sản xuất đơn giản, như số lượng xe máy sản xuất ra hàng tháng, số tấn than sản xuất ra hàng tháng... Khi có sự pha trộn nhiều loại sản phẩm khác nhau thì chúng ta thấy có vấn đề trong việc đo lường năng lực sản xuất. Khi đó bắt buộc các nhà quản lý phải xây dựng một đơn vị đo lường tổng hợp. Đơn vị đo lường này cho phép chuyển đổi năng lực sản xuất của nhiều sản phẩm khác nhau thành đơn vị đo lường năng lực sản xuất tổng hợp. Ví dụ: tấn/giờ, doanh số bán/tháng. Trong hoạch định năng lực sản xuất đối với ngành dịch vụ, đơn vị đo lường khó chính xác và thường xác định dựa vào đầu vào được sử dụng. Ví dụ: ngành hàng không sử dụng đơn vị đo lường là hành khách-kilomet/tháng, ở Giáo trình môn Tổ chức sản xuất Trang 16 những bệnh viện tính số bệnh nhân/tháng, ở những đơn vị dịch vụ kỹ thuật người ta sử dụng số giờ lao động của công nhân/tháng. 2.3.3.3 Dự báo nhu cầu của năng lực sản xuất: Khi nói đến năng lực sản xuất có nghĩa là phải tạo ra phương tiện sản xuất - đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân sự và các tiện ích khác. Công tác hoạch định mua sắm, xây dựng và huấn luyện cần thiết đối với phương tiện sản xuất. Công tác hoạch định dài hạn (3-7 năm, thâm chí 1030 năm) rất khó khăn vì những thay trong nền kinh tế, sở thích khách hàng, khoa họa kỹ thuật, qui định nhà nước hay điều kiện về chính trị… Dự báo năng lực sản xuất cho sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan đến các bước sau: - Ước lượng chung cho một loại sản phẩm hay dịch vụ riêng biệt. - Thị phần (phần trăm của tổng nhu cầu) cho từng công ty được ước lượng. - Thị phần được nhân với tổng nhu cầu để đạt được số dự báo nhu cầu cho từng công ty. - Nhu cầu cho sản phẩm hoặc dịch vụ được chuyển thành nhu cầu về năng lực sản xuất. Sau khi công ty đã đạt được con số ước lượng tốt nhất đối với nhu cầu sản phẩm dịch vụ, chúng ta phải xác định năng lực sản xuất cho từng loại sản phẩm hoặc dịch vụ. Có nhiều lý do tại sao năng lực sản xuất không nhất thiết phải bằng với số lượng nhu cầu sản phẩm hay dịch vụ được dự báo: - Nguồn vốn không đầy đủ và các nguồn lực khác không phải lúc nào cũng luôn sẵn có một cách hiệu quả để thỏa mãn tất cả các nhu cầu. - Vì tính không chắc chắn của dự báo và nhu cầu liên kết năng lực sản xuất với chiến lược tác nghiệp cho sự ưu tiên cạnh tranh. Một năng lực sản xuất đệm cần được thiết lập, là lượng năng lực sản xuất thêm vào:  Năng lực sản xuất tăng thêm trong trường hợp nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ tăng.  Khả năng đáp ứng nhu cầu vào đỉnh mùa vụ. Giáo trình môn Tổ chức sản xuất Trang 17  Chi phí sản xuất thấp, nếu phương tiện sản xuất càng gần với năng lực sản xuất thì chi phí sẽ cao hơn.  Tính linh hoạt về sản xuất và khối lượng sản phẩm sản xuất ra; việc đáp ứng theo nhu cầu khách hàng đối với từng loại sản phẩm khác nhau và khối lượng sản xuất khác nhau thì có thể nhờ vào năng lực sản xuất tăng thêm.  Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ được cải thiện sản xuất hoạt động càng gần với năng lực sản xuât thì thường có chất lượng không cao. Ngoài ra, cũng cần xem xét đến năng lực sản xuất của các nhà cạnh tranh có thể thêm vào. Nếu như các nhà cạnh tranh tăng cường năng lực sản xuất làm cho hiện tượng dư thừa trong ngành xảy ra, công ty nên xem xét lại năng lực sản xuất của mình. 2.3.3.4 Cách thức thay đổi năng lực sản xuất: Khi năng lực sản xuất dài hạn được ước lượng thông qua dự báo, các công ty có thể vấp phải tình trạng không đủ hay dư thừa năng lực sản xuất. Bảng dưới đây liệt kê một số cách thức mà nhà quản lý có thể sử dụng cho việc thay đổi năng lực sản xuất trong dài hạn: Kiểu thay đổi NLSX Mở rộng Cách thức thay đổi NLSX dài hạn - Ký hợp đồng với các công ty để cung cấp các bộ phận rời hay toàn bộ. - Tìm kiếm phương tiện, nguồn lực khác. - Xác định vị trí, xây dựng nhà xưởng, mua máy. - Mở rộng, củng cố và điều chỉnh máy móc hiện có. - Tái vận hành máy móc để sẵn sàng làm việc. Thu hẹp - Bán đi máy móc thiết bị hiện có. - Cất đi máy móc thiết bị, chuyển công nhân đi. - Phát triển và giới thiệu sản phẩm mới khi các sản phẩm cũ đã suy giảm. Giáo trình môn Tổ chức sản xuất Trang 18 2.4 Phương pháp đánh giá qui trình sản xuất: 2.4.1 Đánh giá lựa chọn quy trình sản xuất: 2.4.1.1 Hàm số đánh giá chi phí của các quy trình: Từng loại thiết kế qui trình sản xuất có nhu cầu số lượng vốn khác nhau. Chi phí về vốn thông thường ấn định các khoản chi phí xảy ra trong từng tháng và đại diện cho các biện pháp đo lường chi phí vốn của xí nghiệp. Ví dụ: Loại hình dây chuyền lắp ráp tự động có chi phí cố định hàng năm là 22,5 tỉ đồng, bao gồm các khoản chi phí có liên quan về rô-bô; máy tính cá nhân; và các máy móc thiết bị cần thiết khác cho dây chuyền lắp ráp tự động. Các khoản chi phí biến đổi (như lao động, nguyên vật liệu và các chi phí biến đổi khác) cho dây chuyền khá thấp so với các hình thức thiết kế qui trình sản xuất khác, vì độ dốc của hàm chi phí thấp. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng khối lượng sản xuất hàng năm. Nếu như vốn sản xuất không phải là vấn đề quan tâm của đơn vị thì thiết kế qui trình được đề cập phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất. Trong sơ đồ 2.2, nếu khối lượng sản xuất ít hơn 100.000 sản phẩm, một ‘cửa hiệu công việc’ sẽ thích hợp hơn; nếu như khối lượng từ 100.000 250.000 sản phẩm, kiểu ‘chế tạo theo nhóm’ phù hợp hơn; nếu trên 250.000 sản phẩm, ‘dây chuyền lắp ráp động’ được chọn. Hình 2.2: Hàm chi phí của các kiểu quy trình Giáo trình môn Tổ chức sản xuất Trang 19 2.4.1.2 Đòn cân hoạt động: Đòn cân hoạt động là công cụ đo lường mối quan hệ giữa chi phí với doanh số bán hàng trong năm của một xí nghiệp. Nếu chi phí cố định cao trong tổng chi phí của xí nghiệp, ta cho rằng xí nghiệp có mức độ đòn cân hoạt động cao. Mức độ cao về đòn cân hoạt động, nếu những nhân tố khác là không đổi, khi có sự thay đổi trong doanh số bán sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn trong thu nhập. Hình 2.3: Quan hệ giữa đòn cân hoạt động và thiế kế qui trình Đòn cân hoạt động có những ý nghĩa quan trọng trong việc chọn bản thiết kế trình. - Lợi nhuận dài hạn lớn hơn có thể thấy được ở các qui trình sản xuất với đòn cân hoạt động lớn hơn khi sản xuất đạt đến một mức độ nhất định. - Lỗ dài hạn càng lớn sẽ phát sinh từ những qui trình sản xuất với đòn cân hoạt động lớn nếu như khối lượng sản xuất ít hơn điểm hòa vốn. - Đòn cân hoạt động của một qui trình sản xuất càng cao, thì lợi nhuận trong tương lai càng không chắc chắn. - Dự báo doanh số bán lớn không chắc chắn thì mức rủi ro càng lớn khi sử dụng qui trình có đòn cân hoạt động cao. Giáo trình môn Tổ chức sản xuất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan