Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch, tôn tạo và chăm sóc quản lý ...

Tài liệu điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch, tôn tạo và chăm sóc quản lý hệ thống cây xanh tại các khu công nghiệp ở thành phố vinh

.PDF
73
45
105

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Thực tập cuối khóa là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tiễn, vận dụng những kiến thức đã học vào trong hoạt động thực tiễn, đồng thời rèn luyện kĩ năng độc lập tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức hoạt động thực tiễn nhằm hoàn thiện hơn về mặt lý thuyết đã được trang bị trong những năm đại học. Được sự phân công giới thiệu của nhà trường, của khoa Lâm nghiệp, dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Ngô Thị Phương Anh, em tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch, tôn tạo và chăm sóc, quản lý hệ thống cây xanh tại các khu công nghiệp ở thành phố Vinh” tại Ban Quản Lý khu kinh tế Đông Nam từ ngày 06/01/2010 đến ngày 09/05/2010 và đến nay khóa luận tốt nghiệp đã hoàn thành. Đề tài này được hoàn thành là nhờ vào sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, các cán bộ trong Ban Quản Lý khu kinh tế Đông Nam mà đặc biệt là cô giáo Ngô Thị Phương Anh. Qua đây tôi cũng xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên do bước đầu làm quen với thực tế công việc, kinh nghiệm cũng như năng lực còn hạn chế, cho nên có những sai sót trong quá trình thực hiện đề tài là không thể nào tránh khỏi. Kính mong sự chỉ bảo quý báu của các thầy cô trong kho Lâm Nghiệp, sự đóng góp ý kiến của các bạn nhằm hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp. Huế, tháng 05 năm 2010 Người thực hiện Nguyễn Thị Hoàn MỤC LỤC CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 5 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................ 9 2.1. Cơ sở lý luận: ................................................................................................................ 9 2.2. Cơ sở thực tiễn: .......................................................................................................... 15 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển hệ thống cây xanh trong các khu công nghiệp ở Việt Nam: ............................................................................................................ 15 2.2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển hệ thống cây xanh ở các khu công nghiệp ở thành phố Vinh:................................................................................................................. 17 CHƯƠNG III: MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 22 3.1. Mục tiêu nghiên cứu:................................................................................................. 22 3.2. Nội dung nghiên cứu: ................................................................................................ 22 3.2.1. Tìm hiểu điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu: ............................................ 22 3.2.2. Điều tra hiện trạng hệ thống cây xanh ở các khu công nghiệp: ........................... 22 3.2.3. Đề xuất các giải pháp quy hoạch, tôn tạo và quản lý bảo vệ cây xanh trong các khu công nghiệp ở thành phố Vinh. ................................................................................. 22 3.3. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................... 22 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................ 22 3.3.2. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................... 23 3.3.3. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................................... 23 3.3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: ................................................................ 23 3.3.3.2. Phương pháp điều tra thực địa: ........................................................................... 24 3.3.3.3. Xử lý số liệu: ......................................................................................................... 24 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 25 4.1. Tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu: ............................................................ 25 4.1.1. Điều kiện tự nhiên:.................................................................................................. 25 4.1.1.1. Vị trí địa lý: ........................................................................................................... 25 4.1.1.2. Khí hậu thủy văn: ................................................................................................. 25 4.1.1.3. Địa hình đất đai: ................................................................................................... 26 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội thành phố Vinh: ............................................................ 27 4.1.2.1. Dân số và lao động: .............................................................................................. 27 4.1.2.2. Kinh tế, xã hội: ..................................................................................................... 28 4.1.2.3. Cơ chế chính sách phát triển đô thị: ................................................................... 29 4.1.3. Tổng quan các khu công nghiệp ở thành phố Vinh: ............................................. 30 4.1.4. Những khó khăn và thuận lợi đối với việc phát triển hệ thông cây xanh tại các khu công nghiệp ở thành phố Vinh :................................................................................ 36 4.2. Điều tra hiện trạng cây xanh ở trong các khu công nghiệp : ................................ 38 4.2.1. Cây xanh phòng hộ : ............................................................................................... 38 4.2.2. Hiện trạng cây trong các nhà máy, xí nghiệp ở các khu công nghiệp: ................ 43 4.2.2.1. Thành phần chủng loại cây trong các nhà máy, xí nghiệp tại các khu công nghiệp:................................................................................................................................ 43 4.2.2.2.Số lượng cây trong từng chủng loại và tình hình phân bố cây trong các khu công nghiệp:....................................................................................................................... 47 4.2.2.3. Phân bố số cây theo từng cấp tuổi:...................................................................... 51 4.2.2.4.Tình hình sinh trưởng : ........................................................................................ 56 4.2.2.5.Phẩm chất cây bóng mát, cây trang trí trong các khu công nghiệp: .................. 58 4.2.2.6. Hình thức phối kết cây: ........................................................................................ 62 4.2.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng của cây xanh trong các khu công nghiệp tại thành phố Vinh: ...................................................................................... 64 4.2.3. Đề xuất giải pháp tôn tạo, chăm sóc, quản lý, bảo vệ: .......................................... 65 4.2.3.1. Những căn cứ chọn cây: ...................................................................................... 65 4.2.3.2. Đề xuất chọn các loài cây phù hợp: .................................................................... 67 4.2.3.3. Quy hoạch và phối trí cây trong các khu công nghiệp : ..................................... 69 4.2.3.4. Giải pháp chăm sóc, quản lý, bảo vệ : ................................................................. 70 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 71 5.1. Kết luận : .................................................................................................................... 71 5.2. Tồn tại: ........................................................................................................................ 72 5.3. Kiến nghị : .................................................................................................................. 72 DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 1: Diện tích các nhà máy trong khu công nghiệp Bắc Vinh: .......................... 31 Bảng 2 :Bảng diện tích quy hoạch cây xanh phòng hộ ở các khu công nghiệp....... 38 Bảng 3: Bảng tình hình sinh trưởng của cây phòng hộ: ........................................... 42 Bảng 4: Bảng phân loại thành phần chủng loại hệ thống cây xanh: ........................ 43 Bảng 5: Số lượng cây theo từng chủng loại trong các khu công nghiệp: ................ 47 Bảng 6: Bảng phân bố số lượng cây theo các cấp tuổi: ........................................... 52 Bảng 7: Bảng phân loại hệ thống cây bóng mát: ..................................................... 54 Bảng 8:Bảng phân chia cây trang trí: ....................................................................... 55 Bảng 9: Bảng tình hình sinh trưởng về D1.3, Dt, Hvncủa một số loài cây bóng mát ở cấp tuổi I ................................................................................................................... 56 Bảng 10: Bảng phân loại cây xanh theo phẩm chất: ................................................ 58 HÌNH ẢNH, BẢN ĐỒ Hình 1: Bản đồ hành chính thành phố Vinh............................................................. 25 Hình 2 : Bản đồ quy hoạch chi tiết của kcn Bắc Vinh ............................................. 39 Hình 3: Dải cây cách ly của khu công nghiệp Nghi Phú. ........................................ 40 Hình 4: Dải cây cách ly khu công nghiệp Bắc Vinh: ............................................... 41 Hình 5: Nhà máy sản xuất bao bì Sabeco sông Lam ............................................... 63 Hình 6: Nhà máy sản xuất bao bì Sabeco- sông Lam .............................................. 63 Hình 7: Nhà máy sản xuất đồ chơi các loại ............................................................. 64 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta là một nước đang phát triển hòa cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới nên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kéo theo đó là tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, song song với quá trình đó thì tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. Để có một nền kinh tế phát triển thì tất cả thành phố, thị xã đang ra sức đầu tư phát triển mạnh mẽ về khoa học kĩ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy mà nhiều nhà máy, xí nghiệp, công sở được xây dựng mở mang, dân cư chuyển từ nông thôn lên thành phố ngày càng đông. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống chốn thị thành. Tình hình ô nhiễm trở thành vấn đề nóng, cần có định hướng giải quyết để đảm bảo môi trường sống ổn định lâu dài. Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một biểu thức tỉ lệ thuận với ô nhiễm môi trường. Kinh tế càng phát triển bao nhiêu thì môi trường càng ô nhiễm bấy nhiêu, nào là ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí… Nếu như trước kia chúng ta quan niệm nhiều nguồn tài nguyên như nước, không khí là vô tận thì ngày nay quan niệm ấy đã thay đổi. Nó sẽ là vô tận nếu chúng ta sử dụng một cách hợp lý, biết bảo vệ và giữ gìn nếu không sẽ là điều ngược lại, những tài nguyên đó có thể sẽ trở nên khan hiếm và không có để chúng ta sử dụng. Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và quay lại tác động trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Ngày nay nhiều loại bệnh mới xuất hiện ví dụ như bệnh ung thư phổi, các loại bệnh về đường hô hấp do nhiễm bụi, khí độc từ các nhà máy, xí nghiệp do hoạt động sản xuất công nghiệp và hoạt động sinh hoạt của con người là những minh chứng cụ thể của những tác hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Tuy nhiên, chúng ta biết hệ quả của việc phát triển kinh tế là vậy nhưng quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa là tất yếu. Chúng ta hiểu được vấn đề, nhìn ra được cái tốt, cái xấu để tìm ra biện pháp khắc phục, hạn chế cái xấu và tạo điều kiện để cái tốt phát triển. Đây chính là mấu chốt của vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Vậy làm sao để cảnh quan thiên nhiên được bảo tồn? Môi trường sống được trong sạch…? Đã có nhiều giải pháp tương đối đồng bộ và cụ thể đã được kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề môi trường cả trong hiện tại và tương lai như các dự báo về chính sách và chiến lược quy hoạch đến các giải pháp công nghệ, nhân lực, giải pháp xã hội, các công cụ kinh tế và các biện pháp quan trắc theo dõi kèm theo một số dự án nghiên cứu sâu với các trường hợp cụ thể. Và có lẽ một trong những biện pháp có hiệu quả lâu dài nhất, ổn định và ít tốn kém nhất là việc quy hoạch, tôn tạo và phát triển hệ thống cây xanh. Cây xanh là yếu tố quan trọng bậc nhất trong môi trường sống nói chung và môi trường đô thị nói riêng. Điều đó được chứng minh bằng những lợi ích mà cây xanh mang lại. Trước hết, cây xanh có tác dụng làm trang trí cảnh quan và kiến trúc là điều dễ thấy nhất mà bất cứ ai cũng có thể biết. Tuy nhiên, tác dụng của cây xanh còn lớn hơn nhiều như tác dụng cải thiện điều kiện khí hậu; điều chỉnh nhiệt độ, điều chỉnh tốc độ gió, điều hòa chế độ ẩm; cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường như hấp phụ và lọc bụi không khí, chống sự nhiễm bẩn hóa học, diệt khuẩn, hạn chế tiếng ồn, kiểm soát sự rửa trôi, xói mòn, mang lại lợi nhuận về kinh tế. Vì vậy có thể xem cây xanh đóng vai trò rất to lớn và quan trọng trong đô thị nói chung và trong mỗi nhà máy, xí nghiệp nói riêng. Thành phố Vinh là đô thị tỉnh lị giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, quốc phòng an ninh không những của tỉnh Nghệ An mà còn là của khu vực Bắc Trung Bộ. Thành phố Vinh là nơi cung cấp dịch vụ nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tài chính, thương mại dịch vụ, là hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An. Cùng với sự phát triển của thành phố, cơ sở hạ tầng được nâng cấp và quan tâm hơn. Đặc biệt, thành phố Vinh đang mở rộng diện tích, phát triển kinh tế, phấn đấu đưa thành phố Vinh trở thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiều công trình, nhà máy, xí nghiệp mọc lên và kéo theo đó là sự ô nhiễm môi trường cũng tăng lên làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Để khắc phục nhược điểm này đòi hỏi các ban ngành có liên quan của thành phố Vinh phải chú trọng đến mảng xanh và cây xanh phải được xem là yếu tố quan trọng nhất để cải thiện môi trường sống. Bên cạnh việc trồng cây xanh ở đường phố rất được quan tâm thì việc trồng cây xanh ở các khu công nghiệp, cây xanh trong các nhà máy xí nghiệp lại chưa được để ý và quan tâm đúng mức. Như chúng ta đã biết: các nhà máy, xí nghiệp hay các khu công nghiệp là nguồn trực tiếp gây ô nhiễm nhưng chính tại nơi đây vấn đề môi trường lại chưa được quan tâm xem xét và giải quyết. Từ đó đề ra những biện pháp tích cực nhất để giải quyết tình hình. Mặt dù hiện nay cây trồng ở các nhà máy xí nghiệp, ở dải cây cách ly phòng hộ giữa các nhà máy… đã bắt đầu được quan tâm, tuy nhiên tỉ lệ diện tích cây xanh ở trong khu công nghiệp, trong các nhà máy, xí nghiệp mới chỉ mang tính đối phó; hầu hết diện tích cây xanh trong các nhà máy xí nghiệp đều chưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu như đã quy định so với tổng mặt bằng và so với mức độ độc hại của nhà máy, xí nghiệp. Việc trồng cây xanh chỉ mang tính chất làm cảnh quan trang trí cho khuôn viên nhà máy theo tính chất không có cây xanh thì không được chứ chưa hề có mục đích phòng hộ cụ thể. Số lượng loài cây, cách thức bố trí còn mang tính chắp vá lộn xộn, trồng một cách tự phát trồng cây theo cảm tính, thích gì trồng nấy bất cứ một loại cây nào cũng có thể đưa vào trồng. Vì vậy, hệ thống cây xanh trong các nhà máy, xí nghiêp đã mất đi tính thẩm mỹ đáng ra phải có mà tạo cho chúng ta cảm giác rườm rà, lộn xộn. Chính vì thực trạng này mà không những không tạo được cảnh quan mà tác dụng phòng hộ cũng không thể có được…Để đưa thành phố Vinh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì trước hết phải làm cho thành phố xanh, sạch, đẹp tích cực hạn chế nạn ô nhiễm môi trường. Muốn tạo cho đô thị có môi trường sống trong sạch, lành mạnh thì chúng ta phải đi sâu tìm hiểu căn cứ nguyên do gây nên những vấn đề tiêu cực trên để giải quyết nó. Vì vậy, để góp phần giải quyết vấn đề còn tồn tại và đáp ứng được những yêu cầu trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp quy hoạch, tôn tạo và chăm sóc quản lý hệ thống cây xanh tại các khu công nghiệp ở thành phố Vinh”. PHẦN II TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận: Cây xanh ngoài phương diện kiến trúc do mỗi loài cây đều có cấu trúc, hình dạng, màu sắc, kích thước, mức độ tăng trưởng khác nhau, phối hợp với các thành phần cấu trúc khác như mặt nước, địa hình, địa vật… tạo ra đô thị thành một thể thống nhất có giá trị thẩm mỹ cao. Cây xanh không chỉ bao gồm tất cả các cây xanh trong vùng xung quanh của khu vực dân cư mà còn bao gồm các diện tích đất liên quan có tác động đến môi trường đô thị. Trong những năm gần đây, do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ kéo theo tốc độ xây dựng phát triển công nghiệp cũng tăng lên. Các nhà máy xí nghiệp đua nhau mọc lên; dân cư tập trung về chốn thị thành tăng lên, mật độ dân cư cao làm đô thị trở nên quá tải, tất cả mọi thứ ở đô thị đều trở nên thiếu thốn và đang ở mức quá tải dẫn đến môi trường thiếu sự cân bằng về sinh thái, lượng oxy cần cho việc hô hấp trong không khí giảm mạnh. Thêm vào đó, hàm lượng các chất khí độc hại lại có xu hướng tăng lên một cách nhanh chóng. Chính vì điều này mà vai trò của cây xanh vốn đã quan trọng nay càng quan trọng hơn. Cây trồng đô thị là sự phối trí hài hòa giữa các loài cây để phát huy hết các đặc tính về cảnh quan và môi trường. Việc thiết kế các vành đai cách ly, vành đai cây xanh trên đường phố, trong các khu công nghiệp là nội dung không thể thiếu trong công tác quy hoạch đô thị. Theo tài liệu lâm nghiệp đô thị, căn cứ vào tính chất, quy mô, yêu cầu của các loại công trình kiến trúc, đơn vị công nghiệp, đơn vị sản xuất và tình trạng ô nhiễm để xác định tỷ lệ đất cây xanh thích hợp và nội dung hình thức thiết kế quy hoạch, hình thành việc làm xanh môi trường, lấy trồng cây xanh làm chính các kiến trúc nghĩ dưỡng phục vụ là phụ [1]. Thiết kế đất cây xanh đối với các đơn vị sản xuất gồm 4 phần: khu trước nhà xưởng, trong khu sản xuất, đường xá và phòng hộ công nghiệp đối với các khu vực sản xuất bị ô nhiễm phải lựa chọn loài cây trồng và phối trí thực vật. Tiêu chuẩn đất cây xanh trong khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp: tối thiểu là 30% tổng diện tích xây dựng. Và dải cây xanh cách ly giữa khu công nghiệp và khu ở, khu dân dụng tối thiểu 75% diện tích xây dựng [1]. Chúng ta thử tưởng tượng xem nếu một ngôi nhà hay một nhà máy dù kiến trúc nghệ thuật xây dựng có đẹp đến đâu nhưng nếu vắng bóng cây xanh thì công trình đó cũng trở nên vô nghĩa. Về mặt cảnh quan và trang trí, cây xanh mang lại vẻ đẹp tự nhiên kết hợp với những công trình kiến trúc tạo nên bức tranh hài hòa và cân đối tạo nên giá trị thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, cây xanh có tác dụng to lớn trong việc cải tạo điều kiện khí hậu và môi trường đô thị cụ thể như sau: + Điều hòa nhiệt độ: Cây xanh có tác dụng lớn trong việc điều hòa nhiệt độ không khí trong môi trường đô thị nhờ vào việc kiểm soát bức xạ mặt trời thông qua quá trình quang hợp và hô hấp. Cây xanh làm giảm cường độ chiếu sáng của mặt trời do lá cây có thể hấp thụ khoảng 70% tia tới, phản chiếu 17% và biến thành nhiệt khoảng 13%. Nhiệt độ chênh lệch giữa nơi có cây xanh và nơi không có cây xanh vào mùa hè từ 1-3 0C. Về mùa đông thì nhiệt độ nơi có cây xanh cao hơn nơi không có cây xanh từ 0,1- 0,5 0C … Đó là một vài ví dụ về tác dụng điều hòa nhiệt của cây xanh và tác dụng này của cây xanh còn phụ thuộc vào loài cây do cấu trúc cây tán lá dày hay thưa, tán lá to hay nhỏ và hình thức phối kết cây mà mức độ tác dụng khác nhau [1]. + Điều hòa chế độ ẩm: Cây xanh có tác dụng hạn chế việc bốc hơi nước, ngăn cản nước và giữ nước nên góp phần làm tăng độ ẩm không khí trong đô thị. Theo các kết quả nghiên cứu trước đây cho biết: độ ẩm tương đối ở trong rừng cao hơn độ ẩm tương đối ở khu dân cư là 36%; 1 ha cây xanh mỗi năm thải ra 100-300 tấn hơi nước vào không khí, chiếm từ 20-70% lượng nước mưa nhờ đó hạn chế được khô hạn [1]… + Cây xanh có tác dung điều hoà chế độ đối lưu không khí như tạo thành các dòng đối lưu không khí dịch chuyển từ vùng có cây xanh đến vùng lân cận với tốc độ gió nhỏ khoảng 1m/s gây ra gió nhẹ; ngoài ra cây xanh khi được trồng thành đai hay dải có tác dụng hạn chế gió bão đáng kể, góp phần bảo vệ công trình nhà cửa. + Hấp phụ và lọc bụi không khí: Nhờ hệ thống thân tán lá và cành nhánh mà cây có khả năng hấp phụ và lọc bụi không khí, nhất là các hạt bụi lơ lửng trong không khí. Theo tài liệu của Merdar (Mỹ, 1956) đã cho biết: 1ha cây rừng lá bản hàng năm có khả năng hút được 1000 tấn bụi trong không khí, cây lá kim 40 tấn bụi/ha/năm, rừng thông 36,4 tấn, cây dẻ gai 68 tấn. Một cây bóng mát lá rộng có thể giữ được 10 kg bụi/ngày và cây lá kim giữ được 1,32 kg bụi/m2 [1]. + Chống sự nhiễm bẩn hoá học: Cây cối có tác dụng lọc các khí độc như CO2, SO2, H2O, ôzôn… do công nghiệp và sinh hoạt thải ra trong không khí. Môt vài thực vật có thể hấp thụ được một số chất ô nhiễm đặc biệt như H2S, SO2, NO2. Ví dụ một bài báo cáo ở Nga gần đây cho biết, 1 diện tích xanh rộng khoảng 500 m2 chung quanh nhà máy sẽ làm giảm SO2 tập trung khoảng 70% và NO2 tập trung khoảng 67% [1]. + Cây xanh khả năng chống ồn: Tiếng ồn là âm thanh vượt mức hay không mong đợi. Tiếng ồn là một loại ô nhiễm không trông thấy nhưng có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nhờ bản thân, thân và lá có cấu tạo như một mô xốp mà cây xanh có khả năng hấp thụ làm giảm độ ồn xuống khá tốt. Vòm tán cây trung bình thu nhận 25% tiếng ồn và phản xạ lại 75% đặc biệt là các loài cây bụi chống ồn rất tốt. + Tác dụng diệt vi khuẩn: Một số loài cây có khả năng tiết ra các chất diệt khuẩn gây bệnh. Thật vậy sự góp mặt của cây xanh không những tạo nên giá trị thẩm mỹ cho mỗi con phố, mỗi công trình kiến trúc nhà cửa, xí nghiệp, nhà máy mà còn góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện vi khí hậu, duy trì cân bằng sinh thái ở chốn đô thị. Vì thế có thể nói rằng, cây xanh là một phần thiết yếu trong cấu trúc đô thị và trong cuộc sống của người dân đô thị và đã được chú trọng đưa vào trồng đã từ rất lâu. Tuy vậy, việc quy hoạch, phát triển cây xanh qua từng thời kỳ có những nét đặc trưng riêng biệt, cụ thể: Từ thời kì sơ khai của nền văn minh nhân loại cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng về mặt trang trí cảnh quan, người Trung Hoa, Ai Cập, Hy Lạp… đã sử dụng cây xanh để trang trí nhà ở, lăng miếu, tượng đài và làm vật thờ cúng. Qua các thời kì phát triển của xã hội loài người, đô thị dần dần được hình thành và không ngừng phát triển cùng với sự phát triển của đô thị là hệ thống cây xanh. Vì cây xanh là một bộ phận quan trọng cuả các công trình kiến trúc nhất là đối với các công trình kiến trúc đô thị. Trước đây việc trồng cây xanh chủ yếu là để trang trí và kiến trúc cảnh quan. Vì vậy, việc trồng cây gì, ở đâu và trồng như thế nào phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các nhà kiến trúc, sự yêu thích thiên nhiên của các nhà quý tộc, sự ham mê của những nhà làm vườn. Về phương diện bảo vệ môi trường có thể nói là chưa được chú ý nếu có thì cũng chỉ mang tính chất cục bộ đối với một ngôi nhà, một vùng hay một khu vực nào đó. Đến giữa thế kỉ XX, do dân số tăng nhanh, sự phát triển của các ngành công nghiệp, sự gia tăng của các phương tiện giao thông… làm cho môi trường đô thị bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Cho nên bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách. Cây xanh - một thành phần quan trọng trong cấu trúc kiến trúc cảnh quan có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề môi sinh. Cùng với việc giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì sử dụng cây xanh được xem như là giải pháp hiệu quả nhất. Vì vậy, cây xanh đô thị đã trở thành chủ đề thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm. Tuy nhiên phải đến những năm đầu của thập kỷ 60 vấn đề này mới được nghiên cứu một cách có hệ thống. Để nghiên cứu cây xanh đô thị, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều thuật ngữ để mô tả như: phức hợp rừng, lâm nghiệp vành đai xanh kĩ nghệ xanh, lâm nghiệp tiện ích, lâm nghiệp đô thị. Trong số các thuật ngữ đó thì lâm nghiệp đô thị là thuât ngữ được nhiều người chú ý và sử dụng. Thuật ngữ này lần đầu được giới thiêu tại trường đại học Torondo (Canada) vào năm 1965. Tuy nhiên phải sau đó 5 năm Jogensen (1970) mới đưa ra định nghĩa về thuật ngữ này. Theo ông thì lâm nghiệp đô thị không chỉ liên hệ đến cây xanh đô thị hay quản trị các cây cá lẻ mà còn quản lý cây xanh trên toàn bộ diện tích chịu ảnh hưởng và sử dụng bởi quần thể cư dân đô thị [2]. Sau đó các nhà nghiên cứu khác bổ sung thêm và thống nhất lâm nghiệp đô thị là trồng và tạo lập, bảo vệ và quản trị cây xanh và các thực vật kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm nhỏ hay dưới hoàn cảnh rừng trong các thành phố ngoại ô của thành phố và nông thôn ngoại thành. Theo định nghĩa này thì phạm vi và chức năng hoạt động của lâm nghiệp đô thị khá rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực: lâm nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, kiến trúc, dịch vụ, thương mại… Năm 1970, hiệp hội lâm nghiệp môi trường đã đưa ra khái niệm về lâm nghiệp môi trường – khái niệm này nhấn mạnh phạm vi và vai trò của cây xanh đô thị đến môi trường như sau: “lâm nghiệp đô thị bao gồm những khía cạnh tài nguyên liên quan đến hệ thống thực vật phục vụ lợi ích của con người. Các tài nguyên đó kết hợp với giá trị hữu hình và giá trị vô hình của thực vật trong và xung quanh đô thị. Các thực vật tạo rừng bao gồm một phạm vi rất rộng từ các công viên đến hệ thống cây xanh đường phố đến các vành đai xanh đến các khu vực hoang dã…” Năm 1972 hiệp hội các nhà lâm nghiệp Hoa Kì lập ra nhóm hoạt động về lĩnh vực lâm nghiệp đô thị. Nhóm này đã đưa ra khái niệm của mình như sau: “lâm nghiệp đô thị là một ngành chuyên sâu của lâm nghiệp có các mục tiêu trồng và quản lý cây xanh nhằm làm cho sự hiện diện tiềm tàng của chúng và những phúc lợi về vật chất, xã hội và kinh tế của xã hội đô thị. Theo nghĩa rộng, lâm nghiệp đô thị bao gồm hệ thống quản trị đa bậc, gồm lưu vực tích thủy công cộng nơi trú ẩn cho đời sống hoang dã, các nơi nghỉ ngơi ngoài trời, thiết kế cảnh quan xử lý rác thải, chăm sóc cây nói chung, sản xuất nguyên liệu sợi gỗ tương lai … Như vậy khái niệm này đã khẳng định lâm nghiệp đô thị là một bước phát triển chuyên sâu của ngành lâm nghiệp, có mục tiêu trồng và quản lý mảng xanh trong đô thị góp những giá trị về vật chất, văn hóa, tinh thần và xã hội đô thị [3]. Hiện nay, trên thế giới nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nạn phá rừng tăng nhanh, kéo theo là diện tích rừng thu hẹp dần. Hậu quả của diện tích rừng thu hẹp là nhiệt độ tăng cao, nắng nóng kéo dài nguy cơ thủng tầng ôzôn cao. Đứng trước tình hình đó các nhà khoa học trên thế giới đã có những cuộc hội thảo về luật bảo vệ môi trường và đưa ra quyết định chung lấy ngày 1/6 làm ngày môi trường thế giới. Mọi nước trên toàn cầu đều phải có biện pháp bảo vệ môi trường trong sạch, một trong những biện pháp cải tạo môi trường là trồng cây xanh, quy định diện tích rừng tối thiểu của mỗi nước, trồng cây xanh ở các khu vực đặc biệt như đường phố, nhà máy, xí nghiệp, các vành đai phòng hộ…. Tiêu biểu trong các tổ chức này phải nói đến tổ chức với tên gọi là “Hòa bình xanh” có mặt trên toàn thế giới để vận động bảo vệ môi trường. Ở các nước phát triển cũng có nhiều nhà nghiên cứu về cây xanh đô thị, họ đề ra các giải pháp làm đẹp thành phố mà diện tích cây xanh vẫn hài hòa để giữ cho môi trường luôn trong lành. Nhìn chung, các nhà khoa học trên thế giới đã chú trọng nghiên cứu rất nhiều về cây xanh, đặc biệt là mảng cây xanh đô thị. Ví dụ như ở Singapo họ đã xây dựng môt hệ thống cây xanh trong thành phố rất lớn hài hòa về cảnh quan và môi trường tạo nét đặc trưng [4]. Ở Đức thì ngành lâm nghiệp phát triển nhất trên toàn thế giới nghiên cứu về cây rừng có các nhà khoa học tiêu biểu như: Korf, Schumacher,…Dựa vào quá trình tăng trưởng và sinh trưởng của cây rừng mà các nhà khoa học đã tìm ra các quy luật sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng làm cơ sở cho việc trồng và phát triển cây đô thị. Trước kia đối với người Ai cập, Braxin, La Mã, Trung Hoa…họ rất tôn trọng cây xanh. Họ tin và tín ngưỡng cây xanh. Họ sử dụng cây xanh trong việc trang trí ngoại thất và kiến trúc cảnh quan thì ngày nay có thêm vai trò điều hòa khí hậu và bảo vệ môi trường. Với quan điểm này đòi hỏi phải xây dựng một loạt các giải pháp khoa học công nghệ từ việc quy hoạch đến việc chọn loài cây trồng, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cây trồng, các kĩ thuật trồng trọt chăm sóc quản lý hợp lý. 2.2. Cơ sở thực tiễn: 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển hệ thống cây xanh trong các khu công nghiệp ở Việt Nam: Ở Việt Nam, cây xanh đã gắn bó rất lâu đời đối với con người. Do xuất phát từ nhu cầu ăn ở, đi lại, thờ cúng, trang trí ngoại thất… Tuy nhiên phạm vi ảnh hưởng vai trò của cây xanh đang còn hạn hẹp như chỉ giới hạn trong các gia đình để làm lương thực thực phẩm hàng ngày lấy từ rau củ quả hoặc chỉ phục vụ một số tầng lớp quý tộc, vua chúa để trang trí các cung điện, tạo các khu vườn dạo… Cùng với sự phát triển của xã hội một khi nhận thức của con người thay đổi thì kéo theo sự vật hiện tượng, cách nhìn nhận về vai trò của cây xanh cũng thay đổi. Con người ngày càng thấy rõ hơn, thấy đựợc nhiều vai trò hơn của cây xanh. Khi nhận thức được vai trò to lớn của cây xanh thì nhiều nước đã rất quan tâm đến cây xanh trong đó có Việt Nam. Điển hình năm 1960, Bác Hồ đã phát động phong trào tết trồng cây trong nhân dân. Phong trào này được hưởng ứng mạnh mẽ. Qua phong trào này, một số lượng cây lớn đã được trồng. Tuy nhiên do chưa có quy hoạch, bố trí chưa hợp lý, chưa có sự lựa chọn cây trồng nên hiệu quả trang trí chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của đông đảo quần chúng nhân dân. Vấn đề cây xanh trong đô thị trước đây vẫn có một số nghiên cứu nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ rất đơn giản, vẫn còn tản mạn, nội dung miên man, chưa có tính hệ thống và chỉ dừng lại ở tài liệu viết… Đặc biệt hơn là, có nhiều nhà lâm nghiệp vẫn chưa quan tâm, chưa biết đến vai trò lâm nghiệp trong đô thị là gì? Vấn đề quy hoạch và phát triển cây xanh trong đô thị chưa đồng bộ, chồng chéo giữa các ban ngành liên quan. Ở nước ta, việc trồng cây xanh đô thị đã được tiến hành từ nhiều năm trước nhưng việc nghiên cứu về vấn đề này thì mới thực hiện khoảng vài chục năm trở lại đây. Điều đáng chú ý là các nghiên cứu chỉ mới tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Quan điểm về vấn đề cây xanh đô thị của các nhà nghiên cứu trong nước đều khẳng định: “Hệ thống cây xanh đô thị có vai trò hết sức to lớn trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường và kiến trúc cảnh quan; Hệ thống cây xanh đô thị ở nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu về môi trường cảnh quan; Tỷ lệ diện tích cây xanh quá ít, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý; Chúng ta thiếu một giải pháp đồng bộ cho việc phát triển hệ thống cây xanh đô thị” [ ???]. Trong những năm gần đây do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ cây xanh và diện tích đất xanh vốn có bị thu hẹp, vấn đề ô nhiễm môi trường trong các đô thị ngày càng trở nên nghiêm trọng… Vì vậy, vấn đề cây xanh đô thị bắt đầu được chú trọng và có thế đứng. Cụ thể, tháng 12/1994 hội thảo ở Chiangmai (Thái Lan ) về chuyên đề “ sự đô thị hóa và rừng “ gồm 4 chủ đề: + Cây xanh và môi trường đô thị. + Hậu quả tác động của sự phát triển đô thị đến tài nguyên rừng. + Dự báo về sự phát triển kinh tế và quy hoạch đô thị trong thời gian tới nhằm hạn chế tác động bất lợi của sự đô thị hóa với rừng. + Các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng. Hội thảo này gồm nhiều nước tham gia như: Anh, Pháp, Đức, Hoa Kì, Việt Nam, Trung Quốc… Trong đó Việt Nam tham gia báo cáo chủ đề 1: “ cây xanh và môi trường đô thị” trong đó đề cập 4 vấn đề: + Khái quát quá trình trồng cây xanh và phát triển cây xanh ở các thành phố Việt Nam (Hà Nội, tp Hồ Chí Minh). + Đề xuất cây trồng thành phố với các mục đích khác nhau. + Sơ bộ thống kê một số loài cây trồng chủ yếu trên đường phố. + Nêu được đặc điểm vật hậu học của các loài cây chính trên đường phố ở Hà Nội và tp Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong những năm gần đây, các trường như trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai, Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh đã chú ý đào tạo chuyên sâu ngành lâm nghiệp đô thị. Qua quá trình khảo sát trên, chúng ta thấy rằng cây xanh trồng ở đường phố đã được quan tâm và chú ý nhiều. Tuy nhiên, mảng cây xanh trồng ở khu công nghiệp thì hầu như chưa có một báo cáo, đánh giá nào có quy mô. Vấn đề cây xanh ở các khu công nghiệp đang còn là vấn đề rất ít người quan tâm đến. Các văn bản của các ban ngành có liên quan cũng mới đang trên giấy tờ, văn bản từ nhiều năm trước, còn vài năm trở lại đây đã có xu hướng tiến triển hơn. Tuy nhiên, những văn bản đưa ra chưa có quy định cụ thể, rõ ràng, riêng biệt nào cả. Vì vậy, đây cũng chính là điểm yếu mà chúng ta cần quan tâm đến. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển hệ thống cây xanh ở các khu công nghiệp ở thành phố Vinh: Lâm nghiệp đô thị nói chung, cây xanh đô thị và cây xanh ở trong các nhà máy, xí nghiệp nói riêng ngày nay được phát triển khắp các nước trên thế giới. Chúng không những đáp ứng về mặt vật chất, cảnh quan mà quan trọng hơn là giá trị bảo vệ môi trường, tạo môi trường trong sạch lành mạnh cho mỗi con đường, nhà máy, xí nghiệp trong thành phố. Với một nền kinh tế phát triển, sự phát triển của khoa học kĩ thuật, sự ra đời của các ngành sản xuất công nghiệp đã để lại cho xã hội loài người những thảm họa to lớn về môi trường trong các đô thị. Khi mà công cuộc đô thị hóa và công nghiệp hóa được đẩy mạnh ở tất cả các nước trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng trong đó có thành phố Vinh. Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của sự phát triển kinh tế mang lại đối với môi trường sống con người thì đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp cần thiết mà trong đó biện pháp trồng cây xanh là biện pháp tỏ ra tích cực và mang lại hiệu quả cao. Ở Việt Nam, nhiều thị xã, thành phố đã phát huy được nhiều mặt tích cực của cây xanh đối với môi trường cảnh quan. Những thành phố có hệ thống cây xanh được bố trí thích hợp, cơ cấu cây trồng hợp lý, chủng loại cây trồng phù hợp thì đã hạn chế được rất nhiều ảnh hưởng xấu do môi trường do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa như chất độc tiếng ồn các loại ô nhiễm môi trường sống. Vì vậy xây dựng và phát triển lâm nghiệp đô thị nói chung hệ thống cây xanh ở đường phố trong các nhà máy, xí nghiệp nói riêng là yếu tố quan trọng đóng góp vào công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, làm cơ sở để xây dựng một đô thị xanh, sạch, đẹp bền vững cả kinh tế lẫn môi trường. Để đáp ứng được yêu cầu đó thì việc quy hoạch đất xanh là vấn đề cấp bách và lâu dài, mang tính chất định hướng, phát triển, bền vững. Mặt khác quy hoạch đất xanh cũng mang tính kế thừa cho nên trong tổ chức cơ cấu quy hoạch đô thị cũng làm sao tìm ra một mô hình bổ sung thích hợp có khả năng cơ động chuyển hóa theo các bước phát triển khách quan của khoa học công nghệ, văn hóa, chính trị trong những giới hạn cho phép của địa phương. Các giới hạn cho phép như: điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu,…), điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Thành phố Vinh là thành phố đang có tốc độ phát triển kinh tế mạnh, việc mở rộng, phát triển xây dựng các khu công nghiệp đang ngày càng được tăng cường nhưng cũng chính vì lý do đó mà môi trường của thành phố đang ở mức cảnh báo. Tuy nhiên do có những biện pháp kịp thời và đúng đắn của ban quản lý các cấp các ngành trong thành phố mà đã hài hòa được giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Đã có nhiều chương trình dự án nhằm bảo tồn và phát triển trong thành phố với mục đích tạo nên sự phát triển bền vững, đảm bảo theo nguyên tắc tam giác bền vững. Ở thành phố Vinh cũng đã có một số chương trình dự án bước đầu đã mang lại hiệu quả. Tuy chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết đề ra nhưng đã cải thiện được một phần nào do ô nhiễm môi trường gây ra, tạo không khí trong lành cho toàn thành phố. Tiêu biểu như dự án trồng rừng lục hoá cây xanh ở núi Quyết, một số đường phố, khu rừng tập trung trong thành phố. Dự án đầu tư nâng cấp rừng phòng hộ, môi trường cảnh quan thành phố Vinh. Mục tiêu của dự án này đặt ra có vai trò rất lớn trong việc cải thiện điều kiện môi trường sinh thái của thành phố Vinh nhằm hạn chế tới mức thấp nhất sự ô nhiễm môi trường, tăng độ che phủ của rừng. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý đảm bảo số lượng, loại cây, phối kết nhằm hạn chế thiệt hại do khí hậu khắc nghiệt, bảo vệ đê, chắn sóng, lọc bụi, giảm tiếng ồn… tạo môi trường cảnh quan bền vững, có chất lượng tốt cho thành phố. Dự án này thành công thì trong tương lai thành phố sẽ trở thành nơi vui chơi giải trí nghỉ ngơi của nhân dân, góp phần củng cố tiến tới đưa thành phố Vinh trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm nữa. Để làm được điều đó thành phố không chỉ mạnh về kinh tế mà cần phải có môi trường bền vững và xã hội cũng ổn định. Và vấn đề bức bối hiện nay không chỉ riêng ở thành phố Vinh mà ở tất cả các thành phố trên đất nước ta nạn ô nhiễm đang ngày trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không có bước đi và viêc làm đúng đắn thì hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa. Và một điều đáng nói ở đây là cây xanh ở công viên, trên đường phố thì đã rất được quan tâm và cải thiện lên nhiều cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, cây xanh ở những nơi mà được xem như là nguồn ô nhiễm chính, là nơi phát ra lượng khí thải chủ yếu và nguy hại của thành phố thì công tác trồng cây xanh lại chưa được chú trọng và quan tâm một cách thỏa đáng. Bởi có tình trạng này là do các nhà kinh tế vì lợi ích kinh tế trước mắt mà làm ngơ hoặc vô tâm trước thực trạng đó. Hệ thống cây xanh trong các nhà máy xí nghiệp chỉ mang tính chiếu lệ. Thành phố Vinh là đô thị hạt nhân có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến tốc độ công nghiệp hóa vùng Bắc Trung Bộ, trong nhiều năm qua cơ cấu thành phố Vinh chuyển dịch tích cực và đúng hướng. Trong đó, tốc độ công nghiệp hóa phát triển khá nhanh tập trung chủ yếu là công nghiệp sạch, tạo tiền đề để phát triển nhiều ngành công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ với các ngành chế biến thực phẩm, đồ uống, chế biến thủy hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, sản xuất bao bì, nhựa giấy… Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh có 7 khu công nghiệp: khu công nghiệp Hưng Đông, khu công nghiệp Bắc Vinh, khu công nghiệp Đông Nam, khu công nghiệp Nghi Phú, khu công nghiệp Hưng Lộc, khu công nghiệp Nghi Thạch, khu công nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên một đặc điểm chung của các khu công nghiệp này là: tuy đã đi vào hoạt động được trong thời gian dài nhưng hệ thống cây xanh vẫn chưa đựợc trồng đầy đủ, diện tích theo quy hoạch để trồng cây xanh vẫn còn bỏ hoang hoặc thay vào đó là những bãi rác ngổn ngang. Như ở khu công nghiệp Bắc Vinh đi vào hoạt động sản xuất vào năm 2001 nhưng mãi đến năm 2008 mới bắt đầu trồng cây xanh ở dải đất phòng hộ và cây xanh ở dải cách ly, còn ở khu công nghiệp Nghi Phú thì đến nay hệ thống cây xanh ở dải cách ly vẫn chưa được trồng hoặc ở một số dải đã được trồng nhưng do không được chăm sóc nên đã bị chết và thay vào đó là những bãi rác vô chủ. Còn hệ thống cây xanh ở trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất thì cũng xảy ra tình trạng tương tự. Nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất khói bụi mù trời nhưng diện tích dành cho cây xanh rất ít hoặc có cũng chỉ là mấy trăm m2 cây xanh trồng để làm cảnh trước văn phòng làm việc. Còn tất cả mọi diện tích đất đều dành để xây dựng nhà xưởng có những diện tích chưa làm gì nhưng vẫn để không. Điển hình là nhà máy gạch Granit Trung Đô có tổng diện tích nhà máy là 45000 m2 nhưng diện tích cây xanh chỉ có khoảng 300 m2 chiếm tỷ lệ 0,7 % theo lời của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng