Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu De cuong tot nghiep

.DOC
10
286
131

Mô tả:

ĐẶT VẤN ĐỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA LÂM HỌC ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ QUẢNG NGUYÊN HUYỆN XÍN MẦN TỈNH HÀ GIANG Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Tuấn Anh Sinh viên thực hiện: Dương Đức Lợi Lớp: Lâm Sinh K4 – Hà Giang Khóa học: 2015 - 2017 Hà Nội, năm 2017 Rừng là tài nguyên thiên nhiên quý giá của quốc gia, không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ vai trò cực kỳ quan trọng trọng tham gia vào quá trình phòng hộ bảo vệ nguồn nước, điều hòa khí hậu, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn rửa trôi đất, làm giảm sức tàn phá của thiên tai, làm giảm mức ô nhiễm của không khí, cải tạo đất làm tăng độ phì nhiêu của đất. Vấn đề quản lý bảo vệ và phát triển rừng, tài nguyên rừng hiện nay được coi là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để thực hiện được nhiệm vụ này đồi hỏi phải có những cơ chế thích hợp thu hút sự tham gia tích cực của toàn bộ hệ thống chính trị của toàn dân. Trong những năm gần đây, nhà nước đã áp dụng nhiều chính sách có tác động mạnh đến đời sống của nhân dân như giao đất, giao rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng, có những quy định, quy chế bảo vệ rừng, quy chế hưởng lợi từ rừng…..Tuy nhiên trong những năm gần đây tài nguyên rừng dần bị thu hẹp diện tích do áp lực về gia tăng dân số, ngèo đói, xây dựng các khu công nghiệp, thủy điện, khai khoáng… Trình độ nhận thức của một số người dân vùng sâu, vùng xa còn hạn chế do đó công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng là việc làm rất cần thiết trong thời gian tới. Với các vấn đề trên cần có biện pháp tính toán, nghiên cứu thực tế để đưa ra các biện pháp, nhằm thay đổi cơ chế, quy chế, chính sách trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Xã Quảng Nguyên là một xã đặc biệt khó khăn nằm ở khu vực phía nam của huyện Xín Mần thuộc huyện ngèo theo Nghị Quyết 30a của Chính Phủ và vùng 135. Trong những năm gần đây các hoạt động quản lý bảo vệ rừng đã được quan tâm chú trọng đầu tư của nhà nước và được nhân dân đồng tình tham gia. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều hạn chế như tình trạng xâm lấn đất rừng, khai thác rừng trái phép vẫn diễn ra. Xuất phát từ thực tiễn trên để trả lời vấn đề này tôi tiến hành thực hiện chuyên đề “Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng và đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại xã Quảng Nguyên huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang”. Phần 1 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá một số kết quả đạt được của công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Quảng Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng . 2. Nội dung nghiên cứu: 2.1. Phân tích đánh giá điều kiện cơ bản của xã Quảng Nguyên 2.2. Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. 2.3 Tác động của các chính sách liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. 2.4. Đề xuất các giải pháp định hướng bảo vệ và phát triển rừng tại xã Quảng Nguyên. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.1.1. Phương pháp kế thừa số liệu. - Thu thập thông tin về điều kiện cơ bản của xã qua các tài liệu của xã và các ban ngành liên quan tại địa phương. - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu, trong đó chú trọng đến số liệu về kinh tế - xã hội như dân số, dân tộc, lao động, thu nhập bình quâ, tình hình sản xuất NLN, cơ sở hạ tầng… - Thu thập các số liệu tổng quan từ các chương trình, dự án hội thảo và các văn bản pháp luật liên quan. - Các số liệu cần chính thống, cập nhật đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của chủ đề nghiên cứu. 3.1.2. Phương pháp phỏng vấn PRA - Khảo sát thôn, bản điều tra thực địa với sự tham gia của trưởng thôn, hộ gia đình, các thành viên tổ quản lý bảo vệ rừng về tình hình thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng theo mẫu biểu phỏng vấn kèm theo. Phiếu điều tra phỏng vấn Thôn…………….. Huyện………………. Xã……………….. Tỉnh………………… I. Thông tin chung: 1. Họ tên chủ hộ:……………………………… 2. Tuổi:………………………………………… 3. Dân tộc:…………………………………….. 4. Số khẩu:………..., số lao động trong hộ gia đình……………………….. II. Chi phí sản xuất HGĐ trong năm 2017 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 1 Sản xuất nông nghiệp ha 2 Chăn nuôi con 3 SX lâm nghiệp ha 4 Cây ăn quả ha 5 Cây công nghiệp ha 6 năm 2017 Chỉ tiêu khác... Số lượng Đơn giá Thành tiền Tổng cộng III. Thu thập số liệu trong 1 năm của hộ gia đình STT Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 Sản xuất nông nghiệp Chăn nuôi SX lâm nghiệp Cây ăn quả Cây công nghiệp chỉ tiêu khác... Tổng cộng Đơn vị tính ha con ha ha ha Số lượng năm 2017 Đơn giá Thành tiền IV. Tình hình đất đai của hộ gia đình: STT Loại đất Đơn vị tính 1 Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất trồng cây công nghiệp Đất ao Đất thổ cư Đất khác... Nhận khoán ha ha ha 6 Nhận giao ha 3 4 5 Tổng ha 2 Diện tích ha Tổng cộng V. Các thông tin liên quan đến quản lý bảo vệ rừng: 1. Ông (bà) cho bết gia đình mình có tham gia vào hoạt động quản lý bảo vệ rừng không?……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………2. Theo ông (bà) sau khi tham gia hoạt động quản lý bảo vệ rừng quyền lợi và lợi ích của gia đình từ rừng đem lại thế nào? Có được tăng cường hơn trước khi tham gia không?...................................................................................................... ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. 3. Rừng cung cấp được gì cho hộ gia đình ông/bà?: a. Gỗ làm nhà ở, củi đun, đồ dung….. b. Động vật hoang dã c. Lương thực, thực phẩm, cây thuốc d. Nguồn nước cho sinh hoạt và tưới tiêu ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 4. Theo ông/bà chất lượng rừng hiện nay như thế nào? a. Giàu b.Trung bình c. Ngèo 5. Gia đình ông/bà tham gia bảo vệ rừng như thế nào? a. Ủng hộ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong các cuộc họp của thôn. b. Cử người tham gia bảo vệ rừng c. Tố giác người vi phạm d. Xây dựng và thực hiện quy ước 6. Theo ông/bà càn làm gì để bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian tới? a. Tăng cường các hoạt động bảo vệ rừng b. Thành lập quỹ để chi trả cho hoạt động bảo vệ rừng c. Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động bảo vệ rừng d. Hoàn thiện quy ước, hương ước phù hợp với từng loại rừng 7. Việc giao đất lâm nghiệp và khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng có ảnh hưởng thế nào đến đời sống của gia đình ông/bà? + Tiêu cực: a. Giảm diện tích sản xuất b. Giảm số lượng các sản phẩm khai thác từ rừng c. Giảm diện tích chăn thả gia súc d. Giảm thu nhập + Tích cực: a. Nguồn nước ổn định cho sản xuất và sinh hoạt b. Giảm lũ và sạt lở đất vào mùa mưa c. Thu nhập them từ công nhận khoán bảo vệ rừng d. Được hỗ trợ kỹ thuật, vốn và phương tiện sản xuất. e. Cải thiện cơ sở hạ tầng 8. Theo ông/bà làm thế nào để vừ có thu nhập nhưng vẫn bảo vệ và sử dụng rừng bền vững? a. Tăng tiền công bảo vệ b. Cho phép khai thác tận thu, tận dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ c. Hỗ trợ kỹ thuật, vốn, để phát triển rừng. d. Quy hoạc bãi chăn thả e. Hỗ trợ phát triển ngành, nghề. VI. Phương pháp sử lý số liệu: - Phân tích số liệu, tổng hợp thống kê và so sánh - Sử lý số liệu sử dụng phần mềm Ecxel - Các phương pháp này được sử dụng một cách linh hoạt kết hợp hoặc riêng lẻ để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất Số liệu được tổng hợp, phân tích và sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm phục vụ cho việc đánh giá thực trạng quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. - Phương pháp so sánh: Đề tài sử dụng phương pháp so sánh các thông tin thu thập được từ điều tra các đối tượng được giao rừng và các cơ quan tổ chức khác nhau sẽ được phân tổ và so sánh với nhau để đưa ra được các nhận xét về thực trạng quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. - Sử dụng phương pháp cho điểm đẻ đánh giá mức độ tham gia vào việc bảo vệ và phát triển rừng của người dân. - Toàn bộ số liệu thu thập, tổng hợp, phân tích, sư dụng để xây dựng cơ sở lý luận sự tham gia của người dân trong lĩnh vực bảo vệ rừng, xem mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong lĩnh vực bảo vệ rừng. Thông tin dữ liệu thu thập được từ đó có những bình luận đánh giá về các nội dung nghiên cứu hoạt động của người dân trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn xã Quảng Nguyên. Biểu hiện trạng sử dụng đất và điều kiện canh tác hiện nay STT Hạng mục I Tổng diện tích tự nhiên 2 Đất nông nghiệp 3 Đất sản xuất nông nghiệp 4 Đất trồng cây hàng năm 5 Đất trồng lúa 6 Đất trồng cây lâu năm 7 Đất lâm nghiệp 8 Đất rừng sản xuất 9 Đất rừng phòng hộ Đơn vị tính (ha) Cơ cấu % 10 Đất rừng đặc dụng 11 Đất nuôi trồng thủy sản 12 Đất phi nông nghiệp 13 Đất thổ cư 14 Đất đô thị 15 Đất chuyên dùng 16 Đất xây dựng 17 Đất quốc phòng 18 Đất khác...... Biểu tổng hợp kết quả bảo vệ và phát triển rừng Diện tích (ha) STT Hoạt động Kế hoạch I Bảo vệ rừng 1 Bảo vệ rừng tự nhiên 2 Bảo vệ rừng trồng II Phát triển rừng 5 Chặt nuôi dưỡng 6 Tu bổ cải tạo rừng 7 Làm giàu rừng 8 Trồng rừng 9 Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng ............................ Phần 2 Kết quả DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Khái quát được điều kiện cơ bản của xã Quảng Nguyên - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện về kinh tế - xã hội 2. Đánh giá được công tác quản lý, bảo vệ rừng của xã Quảng Nguyên - Hệ thống, các chính sách liên quan đến quản lý bảo vệ rừng - Công tác tổ chức quản lý, bảo vệ rừng của địa phương 3. Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng trên địa bản xã Quảng Nguyên. Phần 3 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP STT Nội dung Thời gian địa điểm 14/8- 25/8/2017 Trường ĐHLN 1 Xây dựng đề cương 2 Thu thập số liệu nghiên cứu 26/8-7/9/2017 Xã Quảng Nguyên 3 Xử lý số liệu, viết báo cáo chuyên đề 8/9-28/9/2017 Xã Quảng Nguyên 4 Tham khảo ý kiến giáo viên và chỉnh sửa chuyên đề 29/9- 3/10/2017 Trường ĐHLN 5 Hoàn thiện báo cáo in ấn và nộp 3/10-6/10/2017 Trường ĐHLN Hà Nội, ngày….. tháng 8 năm 2017 CHỦ NHIỆM KHOA CN. BỘ MÔN GV. HƯỚNG DẪN SINH VIÊN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan