Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng nước thải tại thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên...

Tài liệu đánh giá thực trạng nước thải tại thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên

.PDF
66
243
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------- LÊ HỮU TUẤN ANH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NƯỚC THẢI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : VLVH Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2013 – 2015 Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng và rất quan trọng của mỗi sinh viên trong quá trình học tập. Qua đó giúp đỡ cho mỗi sinh viên có đủ điều kiện củng cố lại kiến thức đã học trong nhà trường và ứng dụng trong thực tế, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác có thể vững vàng khi ra trường. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự phân công của khoa Tài nguyên và Môi trường Đại hoc Nông Lâm Thái Nguyên, em được về thực tập tại Trung tâm Quan trắc & Công nghệ môi trường, phòng Quan trắc môi trường thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên với khóa luận: “Đánh giá thực trạng nước thải tại thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên”. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy, cô giáo đã giảng dạy trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt là cô giáo TS. Trần Thị Phả, người đã trực tiếp hướng dẫn để em hoàn thành khóa luận này. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới các chú, các anh, các chị tại Trung tâm Quan trắc & Công nghệ môi trường, phòng Công nghệ môi trường thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian thực tập. Em xin cảm ơn tới người thân và gia đình đã giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu khóa luận. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, em đã gặp không ít thiếu sót, vì vậy mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện tốt hơn nữa. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng5 năm 2015 Sinh viên Lê Hữu Tuấn Anh ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Lượng nước thải và tải lượng BOD5 trong nước thải sinh hoạt từ các nguồn khác nhau của Mỹ ....... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2. Mức nước thải từ mỗi người dân tới hệ thông cống thải ............. 18 Bảng 4.1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2008 – 2012 ......................... Error! Bookmark not defined. Bảng 4.2: Dân số trung bình phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn năm 2011 ...................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 4.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2011 .................. Error! Bookmark not defined. Bảng 4.4. Lượng nước thải của một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ......................................................... 26 Bảng 4.5. Lưu lượng nước thải của một số bệnh viện khu vực thành phố Thái Nguyên ................................................................................. 27 Bảng 4.6. Bảng thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải bệnh viện ...... 28 Bảng 4.7. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ......................................................................... 30 Bảng 4.8. Kết quả phân tích mẫu nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .......................................................................... 31 Bảng 4.9. Kết quả phân tích mẫu nước thải tại Bệnh viện Đa khoa trung ương.. 35 Bảng 4.10. Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ................................................................................. 38 Bảng 4.11. Nồng độ các chất ô nhiễm trong mẫu phân tích nước mặt tại một số điểm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .............................. 41 Bảng 4.12. Nồng độ các chất ô nhiễm trong mẫu phân tích nước ngầm tại một số điểm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .............................. 45 Bảng 4.13. Hiện trạng cống thải của một số hộ trong thành phố ................... 47 Bảng 4.14. Công tác truyền thông vệ sinh môi trường .................................. 50 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ Môi trường BOD5 : Nhu cầu ôxi hóa 5 ngày COD : Nhu cầu ôxi hóa học Cty : Công ty DDT : Gồm Neocid, Pentachlor, Cholorophenothane…. ĐTM : Đánh giá tác động môi trường ĐCTV : Địa chất thủy văn HTX : Hợp tác xã IWMI : Viện Quản lý nguồn nước Quốc tế LHQ : Liên Hợp Quốc NĐ/CP : Nghị định Chính phủ MTV : Một thành viên QĐ : Quyết định QCMT : Quy chuẩn Môi trường TCMT : Tiêu chuẩn Môi trường TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TN & MT : Tài nguyên và Môi trường UNICEF : Tổ chức Nhi đồng Liên Hợp Quốc WHO : Tổ chức y tế thế giới WWF : Quỹ bảo vệ động vật hoang dã iv MỤC LỤC Trang Phần 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ...................................................................... 2 1.2.1. Mục đích của đề tài ..................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài ....................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học........................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4 2.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................................. 4 2.2. Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................................. 5 2.2.1. Khái niệm về nước thải, nguồn thải ............................................................ 5 2.2.2. Một số đặc điểm về nước thải và nguồn thải .............................................. 6 2.2.3. Một số ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước và sức khỏe con người...................................................................................................................... 7 2.2.4. Một số phương pháp xử lý nước thải .......................................................... 8 2.3. Thực trạng nước thải trên thế giới và ở Việt Nam ......................................... 9 2.3.1. Thực trạng nước thải trên thế giới............................................................... 9 2.3.2. Thực trạng nước thải Việt Nam ................................................................ 11 2.3.3. Một số vấn đề liên quan tới nước thải tại thành phố Thái Nguyên........... 16 2.4. Hiện trạng môi trường nước sông cầu chảy qua khu vực thành phố Thái Nguyên ................................................................................................................ 20 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 22 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 22 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 22 v 3.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 22 3.2. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................ 22 3.2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 22 3.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 24 3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 22 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp......................................................... 22 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ....................................................... 23 3.3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá số liệu .............................. 23 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 26 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên................ Error! Bookmark not defined. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................... Error! Bookmark not defined. 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................... Error! Bookmark not defined. 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ................................................. Error! Bookmark not defined. 4.2. Đánh giá thực trạng nước thải trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ........... 26 4.2.1. Nguồn phát sinh nước thải ........................................................................ 26 4.2.2. Đánh giá chất lượng nước thải trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ....... 31 4.2.3. Ảnh hưởng của nước thải tới chất lượng môi trường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ................................................................................................. 40 4.3. Thực trạng quản lý nước thải trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ............ 46 4.3.1. Thực trạng thoát nước ............................................................................... 46 4.3.2. Thực trạng xử lý nước thải ........................................................................ 47 4.3.3. Thực trạng quản lý nước thải .................................................................... 49 4.3.4. Công tác truyền thông môi trường ............................................................ 49 4.4. Một số giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường nước thải thành phố Thái Nguyên ........................................................................................................ 50 vi 4.4.1. Giải pháp đối với công tác thoát nước của thành phố............................... 50 4.4.2. Giải pháp trong công tác thoát nước thải .................................................. 51 4.4.3. Giải pháp quản lý nước thải ...................................................................... 52 4.4.4. Giải pháp nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng .................. 54 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 55 5.1. Kết luận ........................................................................................................ 55 5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 58 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Bảo vệ môi trường là một chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt, là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững của từng quốc gia, địa phương và khu vực. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường là góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Trên thế giới đang đứng trước thảm hoạ về môi trường, mức độ ô nhiễm đang ngày càng gia tăng về tất cả các mặt: ô nhiễm nước, đất, không khí. Kết quả của quá trình ô nhiễm là thay đổi khí hậu, nhiệt độ trái đất nóng lên… Việt Nam cũng đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Trong những năm qua có nhiều công trình nghiên cứu về mức độ ô nhiễm (ô nhiễm không khí, ô nhiễm bụi…). Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đánh giá về mức độ ô nhiễm nguồn nước do nước thải từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, từ sinh hoạt và từ nhiều nguồn khác nhau. Nước thải là một vấn đề quan trọng cho những thành phố lớn và đông dân cư, nhất là đối với các quốc gia đã phát triển. Riêng đối với các quốc gia còn trong tình trạng đang phát triển, vì hệ thống cống rãnh thoát nước còn trong tình trạng thô sơ, không hợp lý cũng như không theo kịp đà phát triển dân số nhanh như trường hợp ở các thành phố ở Việt Nam như, Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ..v.v… Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta. Thái Nguyên là một trong những thành phố công nghiệp phát triển và kèm theo sự phát triển đó là các hoạt động đã và đang tác động không nhỏ đến môi trường, xong trong thực tế việc giải quyết và xử lý nước thải này hầu như không thể thực hiện được. Nước thải sau khi qua mạng lưới cống rãnh được chảy thẳng vào sông rạch và sau cùng đổ ra biển cả mà không qua giai đoạn xử lý. Thêm nữa, hầu hết các cơ sở sản xuất công kỹ nghệ cũng không có hệ thống xử lý nước thải, do đó tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng hơn nữa. Nếu tình trạng trên không chấm dứt, nguồn nước mặt và dọc theo bờ biển Việt Nam sẽ không còn được sử dụng được nữa trong một tương lai không xa. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên & Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Phả em tiến hành đề tài: “Đánh giá thực trạng nước thải tại thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài - Đánh giá được các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các nguồn tài nguyên của thành phố Thái Nguyên. - Đánh giá thực trạng nước thải và mức độ ảnh hưởng của nước thải tới môi trường nước. - Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng môi trường nước thành phố Thái Nguyên. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác. - Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên. - Đánh giá được chất lượng nước thải tại thành phố Thái Nguyên. - Đánh giá được ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước tại thành phố Thái Nguyên. - Đề xuất các giải pháp giảm thiểu các ảnh hưởng của nước thải tới môi trường và nâng cao chất lượng môi trường thành phố Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường làm quen với thực tế. - Nâng cao kiến thức thực tế. - Tích luỹ được kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này. - Bổ sung tư liệu cho học tập. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Để góp phần bảo vệ bền vững môi trường trong công tác xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường là rất cần thiết, nhằm giúp cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách về kinh tế, về môi trường chủ động nắm vững diễn biến môi trường tại từng nơi, từng khu vực. - Biết được mặt mạnh, mặt yếu kém, những khó khăn và tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước và xử lý nước thải ở thành phố Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường sao cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trên cơ sở phát triển bền vững. Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam ban hành ngày 23/06/2014 có hiệu lực ngày 01/01/2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 có hiệu lực 01/01/2013 Nghi định số 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Nghị quyết số 41-NQ/TW của thủ tướng chính phủ ban hành chương trình hành động của Bộ chính trị về: “Bảo vệ Môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/08/2006 của chính phủ về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường. Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 09:2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ngầm. Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 14:2009/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 28:2010/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế. 2.2. Cơ sở lý luận của đề tài 2.2.1. Khái niệm về nước thải, nguồn thải 2.2.1.1. Khái niệm về nước thải • Khái niệm: Nước thải được định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau như: - Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ các hộ gia đình, trường học, khách sạn, cơ quan có chứa đựng các chất thải trong quá trình sống của con người. - Nước thải công nghiệp: Là nước thải từ các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. - Nước thải bệnh viện: Là nước thải từ các cơ sở y tế. Tóm lại: Nước thải được định nghĩa là chất lỏng thải ra từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. 2.2.1.2. Khái niệm về nguồn nước thải Khái niệm: Nguồn nước thải là nguồn phát sinh ra nước thải và là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu. Phân loại: Có nhiều cách phân loại nguồn nước thải. + Nguồn xác định (nguồn điểm): Là nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng xả thải và các tác nhân gây ô nhiễm (ví dụ như mương xả thải). + Nguồn không xác định: Là nguồn gây ô nhiễm không cố định, không xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng và các tác nhân gây ô nhiễm; nguồn này rất khó quản lý (ví dụ như nước mưa chảy tràn vào hồ, kênh rạch, đường phố chảy vào sông ngòi, ao). - Phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm: + Tác nhân hóa lý: màu sắc, nhiệt độ, mùi vị, độ dẫn điện, chất rắn lơ lửng. + Tác nhân hóa học: Kim loại nặng như Hg, Cd, As,… + Tác nhân sinh học: vi sinh vật, tảo, vi khuẩn Ecoli,... - Phân loại theo nguồn gốc phát sinh (là cơ sở để lựa chọn biện pháp quả lý và áp dụng công nghệ): + Nguồn nước thải sinh hoạt. + Nguồn nước thải công nghiệp. + Nguồn nước thải nông nghiệp. + Nguồn nước thải tự nhiên. 2.2.2. Một số đặc điểm về nước thải và nguồn thải 2.2.2.1. Đặc điểm nước thải Tùy thuộc vào loại nước thải mà đặc điểm của chúng khác nhau. Trong nước thải chứa nhiều thành phần khác nhau, các thành phần đó cũng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước và có độc tính với con người, sinh vật 2.2.2.2. Đặc điểm nguồn thải Hiện nay, người ta quan tâm nhiều nhất tới ba nguồn nước thải đó là nguồn nước thải công nghiệp, nguồn nước thải bệnh viện, và nguồn nước thải sinh hoạt. Chúng là một trong những nguồn nước thải gây ô nhiễm nhất và ảnh hưởng lớn nhất tới môi trường nước nói riêng và môi trường nói chung. Một số đặc điểm của ba nguồn nước thải đó là: - Nguồn nước thải sinh hoạt: Đặc điểm có chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), giàu chất dinh dưỡng đối với thực vật (hợp chất của N và P), nhiều vi khuẩn và có mùi khó chịu (H2S, NH3 - Nguồn nước thải công nghiệp: Đặc điểm của nước thải công nghiệp có chứa nhiều chất độc hại (kim loại nặng: Hg, Pb, Cd, As), các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học (như phenol, dầu mỡ,…), các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học từ cỏ sở sản xuất thực phẩm. - Nguồn nước thải bệnh viện: Đặc điểm của ô nhiễm nước thải bệnh viện và ô nhiễm hữu cơ với hàm lượng BOD5, COD và SS tương đối cao, đặc biệt là các vi sinh vật trong đó chứa nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh như Samonella, Shygella, Viêm gan A,… Nước thải có mức độ ô nhiễm nặng từ nguồn hoạt động chuyên môn như phòng mổ, buồng thủ thuật, buồng khám bệnh, nước thải từ bể phốt. 2.2.3. Một số ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước và sức khỏe con người Ảnh hưởng lớn nhất của nước thải là gây ô nhiễm môi trường nước dẫn tới sự suy giảm tài nguyên nước. Theo Hoàng Văn Hùng (2009) [9] sự ô nhiễm môi trường nước chính là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng tới hoạt động sống của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt qua một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh (Lê Văn Khoa, 2000) [11]. Một số ảnh hưởng của nước thải tới môi trường nước, nguồn nước và sức khỏe là: *Ảnh hưởng tới môi trường nước: Nước thải làm thay đổi chất lượng nước, một số xu hướng khi chất lượng nước bị thay đổi như: Giảm độ pH của nước ngọt và tăng hàm lượng muối do sự gia tăng hàm lượng SO42-, NO3- trong nước. Gia tăng hàm lượng các ion trong nước tự nhiên như Ca2+, Pb3+, As3+, NO3-, PO43-, NO2-... Gia tăng hàm lượng chất hữu cơ khó phân hủy bằng con đường sinh học. Giảm độ ôxi hòa tan trong nước do quá trình phú dưỡng hóa, giảm độ trong của nước. * Ảnh hưởng của nguồn nước cấp: Hiện nay nhiều khu vực đang thiếu nước vào mùa khô, thêm vào đó là việc khai thác quá mức và ô nhiễm nguồn nước lại càng làm cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. * Ảnh hưởng tới sức khỏe: Ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp tới sức khỏe con người, là nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy (do virut, vi khuẩn, vi sinh vật đơn bào), lỵ trực trùng, thiếu máu, thiếu sắt, kém phát triển dẫn tới tử vong ở trẻ em. Theo bác sỹ Nguyễn Huy Nga ở Việt Nam có khoảng 80% loại bệnh liên quan đến chất lượng nước và vệ sinh môi trường. 2.2.4. Một số phương pháp xử lý nước thải Có nhiều phương pháp để xử lý nước thải và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải như phương pháp xử lý hóa học, phương pháp cơ - lý - hóa học, phương pháp xử lý sinh học, phương pháp xử lý kết hợp sinh học và cơ - lý hóa - học. Cụ thể có các phương pháp sau: - Phương pháp lắng: Nước thải được đưa vào bể chứa lắng các chất rắn. Thông thường các chất rắn lắng rất chậm hoặc khó lắng nên người ta thường sử dụng thêm các hóa chất như phèn (Al2(SO4)3), nước vôi (Ca(OH)2), Natrialuminat (Na2Al2O4). - Phương pháp hấp thụ: Phương pháp này dựa trên nguyên tắc các chất ô nhiễm (như chất hữu cơ, kim loại nặng, chất màu) trong nước thải được hấp phụ. Các chất hấp phụ thường được dung phổ biến là than hoạt tính, đất sét, bùn hoạt tính. Phương pháp này hấp phụ được 85 - 95% chất hữu cơ có màu. - Phương pháp trung hòa: Là phương pháp đưa pH trong nước thải về môi trường trung tính thích hợp cho việc xử lý nước thải. Các phương pháp gồm: trộn nước thải có tính axit với nước thải có tính kiềm, bổ xung các chất hóa học để điều chỉnh pH (nếu nước thải có tính axit thì dung NaOH, KOH, Na2CO3, Ca(OH)2; còn nước thải có tính kiềm thì bổ xung H2SO4, HCl, CO2), cho nước thải chảy qua chất liệu lọc có khả năng trung hòa và trung hòa nước thải bằng khí (nước thải có tính kiềm sục H2SO4, HCl; nước thải có tính axit sục NH3). - Phương pháp dùng chất sát khuẩn: Là phương pháp được sử dụng sau khi nước thải đã được xử lý bằng các biện pháp cần thiết trước khi đổ vào nguồn tiếp nhận. Chất sát khuẩn thường dung và ít gây độc hại là Clo. Việc cho Clo hóa nước nhằm diệt các vi sinh vật, tảo và giảm mùi của nước. - Phương pháp sử dụng bể chứa và lắng: Các bể này có thể là bê tông hoặc ao, hồ được gia cố thêm nền móng nên nước thải ít ngấm xuống tầng đất sâu. Nước thải vào bể này và lưu lại 2 - 10h. Sau 3h hầu hết các chất rắn dễ lắng và chất rắn ở dạng huyền phù đều lắng xuống đáy bể, phần nước ở phía trên đưa vào quá trình xử lý sinh học tiếp. Còn phần lắng tùy từng công đoạn có thể làm phân bón cho cây trồng hoặc đem đi tiêu hủy. - Phương pháp sinh học: Nguyên lý của phương pháp này dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật trong nước thải. Có 2 phương pháp xử lý là phương pháp hiếu khí (sử dụng vi sinh vật hiếu khí) và phương pháp kỵ khí (sử dụng vi sinh vật kỵ khí). Đây là phương pháp làm sạch nước thải bằng biện pháp sinh học lợi dụng hoạt động của vi sinh vật trong nước thải, lợi dụng các chất dinh dưỡng trong nguồn nước làm nguồn năng lượng và vật chất tế bào; chúng phân hủy các chất hữu cơ thành CO2, nước và muối khoáng, khử một số chất thành NO3-, N2-, NH4+. Ngoài ra có thể kết hợp hiếu khí với kị khí. 2.3. Thực trạng nước thải trên thế giới và ở Việt Nam 2.3.1. Thực trạng nước thải trên thế giới 2.3.1.1. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ khu dân cư, trường học, nhà hàng, khách sạn; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước một cách nhanh chóng và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Tổng lượng nước thải sinh hoạt giao động trong phạm vi lớn, nó phụ thuộc vào nhu cầu cấp nước ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Ở Mỹ và Canada là hai quốc gia có nhu cầu cấp nước lớn nhất, lượng nước thải từ hai quốc gia này thường giao động tư 200 - 400 lít/người/ngày. Theo số liệu thống kê của Cục Môi trường Vương Quốc Anh (1989) [5], khoảng 80% trong số 12.000.000 m3 nước cống ở Anh và Wales có nguồn gốc từ nước thải sinh hoạt, trong đó 95% tải lượng ô nhiễm hữu cơ được xử lý trước khi đổ thải. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia nguồn nước thải này chưa được xử lý mà đổ trực tiếp và nguồn tiếp nhận. 2.3.1.2. Nước thải công nghiệp Cùng với xu thế phát triển công nghiệp, hiện nay lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động công nghiệp cũng đa dạng hơn. Nguồn nước thải này nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm rất nguy hại cho nguồn tài nguyên nước trên thế giới. Thế giới cảnh báo, hiện cứ 3 người trên trái đất có một người sống trong tình trạng thiếu nước. Các chuyên gia về nước kêu gọi cần có sự thay đổi mạnh mẽ về cách thức quản lý nguồn nước đang ngày càng khan hiếm khi mà dân số thế giới dự kiến sẽ tăng thêm 2 đến 3 tỷ người vào năm 2050. Dựa trên kết quả khảo sát về tình trạng nước sạch ở các nước công nghiệp phát triển, Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF) công bố báo cáo "Giàu về kinh tế nhưng nghèo về nước sạch" cảnh báo các nước giàu cần nhanh chóng thay đổi chính sách nếu không muốn đối mặt với một cuộc khủng hoảng về nước sạch như đã từng xảy ra ở các nước nghèo. Một số số liệu về nước “ngày nước thế giới 2014”: 780 triệu người không được tiếp cận với nguồn nước sạch an toàn, ước tính khoảng 3,5 triệu người không được đáp ứng về quyền sử dụng nước và 2,5 tỷ người sử dụng nước không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh Theo Viện Quản lý nguồn nước Quốc tế (IWMI), con người chiếm tới 98% nguyên nhân gây ra tình trạng khan hiếm nước, trong đó có việc sử dụng nước lãng phí và kém hiệu quả. Nông nghiệp hiện chiếm tới 78% lượng nước tiêu thụ, công nghiệp chiếm 18%, nước cho sinh hoạt chỉ có 8%. . 2.3.1.3. Nước thải bệnh viện Chủ yếu phát sinh từ các bệnh viện, trung tâm y tế, các phòng khám… Ở những quốc gia phát triển thì nguồn nước thải y tế này đã được quan tâm và xử lý tương đối tốt. Nhưng trái lại ở các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển như Việt Nam thì nó còn thiếu được chú trọng. 2.3.2. Thực trạng nước thải Việt Nam 2.3.2.1. Thực trạng nước thải a. Nước thải công nghiệp Hiện nay ở Việt Nam, nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp hầu hết được thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận( sông, hồ, kênh..)và hàm lượng các chất đều vượt mức tiêu chuẩn cho phép nhiều lần . Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-10; chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa( BOD) lên đến 700mg/l( nước sạch có BOD <2mg/l), nhu cầu oxy hóa học ( COD) là 2500mg/l. Hàm lượng xyanua(CN - )vượt 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, NH3vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép Việt Nam có tài nguyên nước khá phong phú, có hơn 2.360 con sông lớn hơn 10 km trong đó có 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực từ 10.000 km2 trở lên (Dư Ngọc Thành, 2009) [17]. Phần lớn sông ngòi nước ta đều là nước ngọt, vừa cung cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người, vừa phục vụ cho các ngành sản xuất khác. Tuy nhiên, nước ngọt là tài nguyên hạn chế và dễ bị suy thoái. Ở thành Thái Nguyên nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện kim, khai thác than chiếm 15% lưu lượng nước ở sông Cầu và có hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải này có màu đen và mùi khó chịu. Ở Hà Nội: Trung bình một ngày các cơ sở công nghiệp thải ra từ 44.400 64.260 m3. Chỉ tính riêng tại các cơ sở dệt nhuộm Hà Nội trung bình một ngày thải ra từ 14.500 - 17.210 m3, ngành công nghiệp thực phẩm từ 13.870 - 16.010 m3. Ngành hóa chất từ 24.500 - 26.540 m3, ngành cơ khí từ 3.750 - 4.500 m3. Tổng lượng dòng chảy hàng năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó đến hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, sông Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%).(Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2006) [3] b. Nước thải y tế Tải lượng nước thải bệnh viện là toàn bộ nguồn nước cấp từ các nguồn cho hoạt động của bệnh viện. Lượng nước cấp trung bình cho bệnh viện dự tính theo số giường bệnh hoặc tổng số bệnh nhân (gồm cả nhân viên y tế, nhân viên phục vụ và cả khách vãng lai). Nếu tính theo số giường bệnh, thông thường lượng nước hiện nay ở mức 500 lít (0,5m3) cho mỗi giường bệnh trong 1 ngày đêm, như vậy lượng nước thải bệnh viện khoảng 150 - 250 m3/ngày đêm cho các bệnh viện quy mô từ 300 - giường bệnh (Cục Bảo vệ môi trường, 2004) [5]. Số liệu thống kê 2006 [3], các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu thải ra lượng nước thải y tế ước tính là 5.400 m3/ngày đêm; còn ở thành phố Hồ Chí Minh lượng nước thải y tế khoảng 17.000 m3/ngày đêm, trong đó có khoảng 13.000 m3/ngày được xử lý (chiếm 78,8%) nhưng tỷ lệ xử lý đạt tiêu chuẩn còn thấp. c. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng lượng nước cấp ở các thành phố, khu dân cư thì thành phần chất ô nhiễm mà nước thải sinh hoạt đưa vào nguồn nước khá lớn. Theo bộ Tài nguyên & Môi trường (2006) [3] thì: - Lưu vực sông Đồng Nai: Tiếp nhận khoảng 992.000 m3 nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị. Tải lượng các chất ô nhiễm do do nước thải đô thị trong một ngày đưa vào lưu vực sông là 375.220 kg TSS, 249.574 kg BOD5, 466.517 kg COD, 15.417 kg amoni (tính theo Nitơ), 8.238 kg phôt pho và 46.277 kg dầu mỡ. Như vậy, có thể thấy hàm lượng chất hữu cơ (tính theo COD), tổng chất rắn lơ lửng và dầu mỡ đưa vào lưu vực sông cao hơn các chất dinh dưỡng. - Lưu vực sông Cầu: Theo ước tính mỗi ngày tải lượng các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đưa vào khu vực sông Cầu với hàm lượng BOD và COD trong nước thải vượt nồng độ cho phép hơn 10 lần, hàm lượng Phelon cao gấp 10 - 15 lần tiêu chuẩn cho phép. Nước thải này không được xử lý và đổ trực tiếp ra sông Cầu gây ô nhiễm nghiêm trọng (Nguyễn Hồng Khánh và cs 2008).[13] Đến năm 2010 và năm 2015, dự báo lượng nước thải sinh hoạt, công nghiệp và các ngành nghề khác sẽ tiếp tục tăng mạnh. Do đó, môi trường nước mặt ở lưu vực các con sông trên sẽ ngày càng bị ô nhiễm, đặc biệt là các vùng trọng điểm, các khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề. Mặt khác, Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg và 256/2003/ QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát môi trường đến năm 2010 và phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năn 2020 đã đưa ra các mục tiêu cụ thể để làm giảm mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư, làng nghề. Phát triển kinh tế không đi đôi với bảo vệ môi trường, kết quả tất yếu là tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp và cường độ ô nhiễm ngày càng tăng lên. Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường cũng đã kêu gọi các địa phương cứu lấy các con sông trước khi quá muộn, đừng để như trường hợp của sông Đáy và sông Tô Lịch. Nếu như chúng ta không có những biện pháp thích đáng thì tương lai là những dòng sông Việt Nam trở nên những dòng sông chết cũng như việc phát triển sẽ bị ảnh hưởng vì môi trường không thể tiếp nhận thêm nguồn nước thải được nữa. Những việc cần làm để có thể cứu vãn tình hình cần được triển
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng