Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp của xã phúc trìu thành...

Tài liệu đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp của xã phúc trìu thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên

.PDF
68
153
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRƢƠNG VĂN QUANG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ PHÚC TRÌU, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2011 – 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRƢƠNG VĂN QUANG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ PHÚC TRÌU, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Lớp Khoa Khóa học Giảng viên hƣớng dẫn : Chính quy : Quản lý đất đai : K43 - QLĐĐ - N02 : Quản lý tài nguyên : 2011 – 2015 : Th.S Trần Mai Anh Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất”. Thời gian thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu được trong chương trình đào tạo sinh viên đại học nói chung và sinh viên Trường Đại học Nông lâm nói riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để cho mỗi sinh viên củng cố lại kiến thức lý thuyết đã học một cách có hệ thống và nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong cách làm việc của một kỹ sư. Với lòng biết ơn vô hạn, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Quản lý Tài nguyên đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường, giúp em hoàn thiện năng lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu của người cán bộ khoa học khi ra trường. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Th.S Trần Mai Anh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND Xã Phúc Trìu và văn phòng cán bộ địa chinh xã Phúc Trìu, Thành Phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên, các ban ngành đoàn thể cùng nhân dân trong xã Phúc Trìu đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài. Do thời gian và trình độ học vấn của bản thân còn nhiều hạn chế, bước đầu làm quen với thực tế công việc khóa luận của em không tránh được thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô giáo cùng các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015 Sinh viên TRƢƠNG VĂN QUANG ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai của Việt Nam năm 2012 ......................................... 11 Bảng 4. 1: Một số chỉ tiêu phát triển chăn nuôi của xã Phúc Trìu .................. 31 Bảng 4.2: Kết quả tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm xã Phúc Trìu .......................................................................................... 31 Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất của xã của xã Phúc Trìu năm 2014 .......... 35 Bảng 4.4. Bảng hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Phúc trìu năm 2014....................................................................................................... 35 Bảng 4.5. Các loại hình sử dụng đất chính xã Phúc Trìu.............................. 38 Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của xã Phúc Trìu .... 42 Bảng 4.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế của LUT................................................ 43 Bảng 4.8. Xây dựng thang phân cấp chỉ tiêu kinh tế cho LUT....................... 43 Bảng 4.9 Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất của xã ........... 45 Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế của LUT cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm (chè)......................................................................................... 46 Bảng 4.11. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất của xã ........ 47 Bảng 4.12 Bảng phân cấp hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất ...... 48 Bảng 4.13 Đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất của xã .......... 49 iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt CPSX FAO Nguyên nghĩa Chi phí sản xuất Food and Agricuture Ogannization – Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc GTNCLĐ Giá trị ngày công lao động GTSX Giá trị sản xuất H High (cao) HQSDV Hiệu quả sử dụng vốn L Low (thấp) LĐ Lao động LUT Land Use Type ( loại hình sử dụng đất) M Medium ( trung bình) TNT Thu nhập thuần UBND Uỷ ban nhân dân VH Very high ( rất cao) VL Very Low ( rất thấp) iv MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài nghiên cứu. ........................................................ 2 1.3. Yêu cầu............................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài............................................................................... 2 1.4.1. Ý nghĩa khoa học. ........................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm về đất và đất nông nghiệp ............................................. 4 2.1.2. Vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp ................................. 6 2.2. Sử dụng đất và quan điểm sử dụng đất bền vững .............................. 6 2.2.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất ............ 6 2.2.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững ................................................... 7 2.2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam. ... 10 2.3. Hiệu quả sử dụng đất ....................................................................... 12 2.3.1. Khái niệm về hiệu quả .................................................................. 12 2.3.2. Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất ............................................... 12 2.4. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất.............................. 14 2.5. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất ....................................... 15 2.6. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp. ............................................. 15 2.6.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất. ............... 15 2.6.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. ............. 16 2.6.3. Định hướng sử dụng đất. ............................................................... 16 PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................18 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................... 18 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 18 v 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 18 3.1.3. Thời gian và địa điểm ................................................................... 18 3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 18 3.2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Phúc Trìu thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên .............................................................. 18 3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phúc Trìu ........... 18 3.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp về các mặt kinh tế- xã hội – môi trường...................................................................................... 18 3.2.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp theo nguyên tắc sử dụng đất bền vững ................................................................................... 18 3.2.5. Đề xuất, định hướng các giải pháp sử dụng đất hiệu quả và bền vững .................................................................................................. 18 3.3. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................ 18 3.3.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu thứ cấp .............. 18 3.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu sơ cấp ............... 19 3.3.3. Phương pháp phân vùng nghiên cứu ............................................. 19 3.3.4. Phương pháp xác định các đặc tính đất đai ................................... 19 3.3.5. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất .................. 19 3.4.6. Phương pháp đánh giá tính bền vững ........................................... 21 3.3.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................ 21 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 22 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 22 4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Phúc Trìu ................................................... 22 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Phúc Trìu ........................................ 26 4.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã Phúc Trìu .............................. 32 4.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Phúc Trìu ..................................... 34 vi 4.2.1. Tình hình quản lí đất đai của xã Phúc Trìu ................................... 34 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Phúc Trìu ........................................ 34 4.2.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Phúc Trìu. . 35 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phúc Trìu thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên ..................................... 37 4.3.1 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Phúc Trìu ............. 37 4.3.2. Mô tả các loại hình sử dụng đất .................................................... 39 4.3.3 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phúc Trìu....... 41 4.3.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao và nguyên tắc sử dụng đất bền vững cho xã Phúc Trìu thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên. ............................................................. 50 4.4. Đề xuất các giải pháp có hiệu quả để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai trên địa bàn xã Phúc Trìu thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 53 4.4.1. Giải pháp chung ............................................................................ 53 4.4.2 Giải pháp cụ thể ............................................................................. 56 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 58 5.1. Kết luận ............................................................................................ 58 5.2. Đề nghị ............................................................................................. 58 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, chương II Điều 18 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”. Luật Đất đai năm 2003 (Mục 2, Điều 21 - 30) khẳng định rõ nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo ngành, theo cấp lãnh thổ hành chính. Chương I, Điều 6, khoản 2 Luật Đất đai năm 2003 nêu rõ: "Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất" là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Nguyên tắc, căn cứ, nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng như trách nhiệm lập và thẩm quyền quyết định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quy định trong Luật đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Quy hoạch sử dụng đất các cấ p được xây dựng nhằm phân bố hợp lý, tiết kiệm, đầy đủ đất đai cho các mục đích, đối tượng sử dụng, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, đồ ng thời ha ̣n chế đế n mức thấ p nhấ t những tác đô ̣ng tiêu cực đế n môi trường tự nhiên. Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về nhu cầu lương thực, thực phẩm, chỗ ở và các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp vốn có hạn về diện tích, nay lại đứng trước nguy cơ suy thoái do các tác động tự nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình khai thác và sử dụng 2 đất nông nghiệp. Hiện nay vấn đề đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm suy giảm về diện tích đất nông nghiệp trong khi khả năng khai thác đất hoang lại rất hạn chế. Do vậy việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái học và phát triển bền vững. Đối với một nước có nền nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam thì việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết [6]. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của khoa Quản Lí Tài nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo , Thạc sỹ .Trần Mai Anh em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp của xã Phúc Trìu, Thành Phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên’’. 1.2. Mục đích của đề tài nghiên cứu. - Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất của xã. - Lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao. - Đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Phúc Trìu thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Yêu cầu. - Đánh giá được sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến việc sản xuất nông nghiệp. - Số liệu thu thập được phải chính xác. - Lựa chọn được loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. - Các đề nghị, kiến nghị phải có tính khả thi. 1.4. Ý nghĩa của đề tài. 1.4.1. Ý nghĩa khoa học. - Củng cố được kiến thức đã học trên ghế nhà trường, và những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại địa phương. 3 - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn. - Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đề xuất được các giải pháp sử dụng đất có hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm về đất và đất nông nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm đất V.V. Đôcutraiep (1846-1903) người Nga là người đầu tiên đã xác định một cách khoa học về đất rằng: Đất là tầng ngoài của đá bị biến đổi một cách tự nhiên dưới tác động của nhiều yếu tố. Theo Đôcutraiep: Đất trên bề mặt lục địa là một vật thể tự nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi địa phương. V.R.Viliam ( 1863-1939) Viện sĩ thổ nhưỡng nông hóa Liên Xô (cũ) thì cho rằng đất là lớp tơi xốp của vỏ lục địa, có độ dày khác nhau, có thể sản xuất ra sản phẩm của cây trồng. Tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt giữa “đá mẹ ‟‟ và đất chính là độ phì nhiêu, thực vật thượng đẳng chưa sống được thì chưa gọi là đất. Độ phì nhiêu là khả năng của đất có thể cung cấp nước, thức ăn và đảm bảo các điều kiện khác để cây trồng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất. Như vậy độ phì không chỉ là số lượng chất dinh dưỡng tổng số trong đất mà là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhiều hay ít. Khả năng đó nhiều hay ít (tức độ phì cao hay thấp) là do các tính chất lý học, hóa học và sinh học của đất quyết định; ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên và tác động của con người. Độ phì là một chỉ tiêu rất tổng hợp, là sự phản ánh tất cả các tính chất của đất. Như vậy, nguồn gốc của đất là từ các loại “đá mẹ‟‟ nằm trong thiên nhiên lâu đời bị phá hủy dần dần dưới tác dụng của các yếu tố lý học, hóa học và sinh học, tạo ra độ phì nhiêu để cây trồng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất [2]. 5 2.1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp Đất nông nghiệp (ký hiệu là NNP) là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [3]. 2.1.1.3. Phân loại đất nông nghiệp. Theo luật đất đai 2003, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại sau: + Đất trồng cây hàng năm: là loại đất dùng để trồng các loại cây ngắn ngày, có chu kỳ sinh trưởng không quá một năm. Đất trồng cây hàng năm gồm: * Đất 3 vụ là loại đất trồng và thu 3 vụ/năm với các công thức 3 vụ lúa hoặc 2 lúa -1 màu hoặc 1 lúa- 2 màu. * Đất 2 vụ với công thức 2 lúa ; 1 lúa- màu hoặc 2 màu . * Đất 1 vụ là loại đất chỉ trồng và thu được 1 vụ lúa hoặc màu/năm. + Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản mới đưa vào kinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm. Đất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để chuyên trồng các loại cây với mục đích sản xuất. + Đất rừng phòng hộ là diện tích đất được trồng các loại cây với mục đích phòng hộ. + Đất rừng đặc dụng là diện tích đất được Nhà nước quy hoạch, đưa vào sử dụng với mục đích riêng. + Đất nuôi trồng thủy sản là diện tích đất được dùng để nuôi trồng thủy sản như tôm, cua, cá… + Đất làm muối là diện tích đất được dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất muối [6].. 6 2.1.2. Vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp - Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. - Trong nông nghiệp ngoài vai trò là không gian đất còn có hai chức năng đặc biệt quan trọng. + Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất. + Tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước, muối khoáng, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển [6]. 2.2. Sử dụng đất và quan điểm sử dụng đất bền vững 2.2.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất 2.2.1.1. Sử dụng đất là gì? Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa người với đất. Con người sử dụng đất đai phục vụ cho các nhu cầu sống của mình như đất làm nhà, đất giao thông, đất thủy lợi, đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đất phát triển các ngành kinh tế. .v.v. phải sử dụng đất làm sao đạt hiệu quả nhất và phù hợp với tiêu chí đảm bảo phát triển kinh tế- xã hội và bền vững về mặt môi trường. 2.2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất [3] - Yếu tố điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất, nó quyết định đến mục đích sử dụng đất của con người đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Các yếu tố tự nhiên như lượng mưa, cường độ chiếu sáng, chế độ gió, thủy văn... đều có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng đất. Các nhóm yếu tố này ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Nhiệt độ cao hay thấp, sự sai khác về nhiệt độ theo thời gian,... trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. 7 - Yếu tố về kinh tế- xã hội Chế độ xã hội và điều kiện về phát triển kinh tế ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền và giữa các quốc gia là rất khác nhau, nhân tố này ảnh hưởng nhiều đến các quan niệm, phong tục tập quán sử dụng đất và khả năng đầu tư cho việc sử dụng đất. - Yếu tố cơ cấu cây trồng Từ xưa đến nay trên mỗi vùng miền, mỗi địa phương lại có những phương thức canh tác với những loại cây trồng khác nhau. Điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng miền đã quyết định cơ cấu cây trồng ở nơi đó. Điều đó đã hình thành các vùng chuyên canh như đồng bằng sông Hồng hay đồng bằng sông Cửu Long chuyên canh về cây lúa nước. Ở các vùng trung du miền núi có khí hậu lạnh hơn thích hợp với các loại hoa màu. Ở vùng Tây Nguyên và Nam trung bộ chuyên canh các loại cây ăn quả và các loại cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê, ca cao... 2.2.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững 2.2.2.1. Sự cần thiết phải sử dụng đất bền vững Đất đai đã được con người khai thác và sử dụng để phục vụ các mục đích của mình. Đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khi dân số còn ít, để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của mình thì con người dễ dàng khai thác từ đất một cách dễ dàng và không có tác động lớn đến đất đai. Nhưng khi dân số tăng lên và quá trình đô thị hóa ngày càng gia tăng làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp thì vấn đề an ninh lương thực là một bài toán khó giải quyết. Con người đã khai thác triệt để những vùng đất có khả năng phục vụ cho việc sản xuất ra lương thực gây ra quá trình thoái hóa đất. Vì vậy tìm kiếm những giải pháp sử dụng đất hợp lý và bền vững đang được nhiều nhà khoa học và các tổ chức Quốc tế quan tâm. Thuật ngữ „„ sử dụng đất bền vững‟‟ (Sustainable Land Use) đã trở nên thông dụng và phổ biến trên Thế giới hiện nay. 8 2.2.2.2. Sử dụng đất bền vững Sử dụng đất bền vững có nghĩa là sự kết hợp các thành tựu khoa học kỹ thuật vào việc sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải tạo và bảo vệ nguồn dinh dưỡng từ đất. Đảm bảo đất đai được sử dụng lâu dài, không bị thoái hóa và không bị suy giảm khả năng cung cấp các chất cần thiết cho cây trồng của đất trong thế hệ hiện tại cũng như cho thế hệ tương lai. 2.2.2.3. Những quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp (đất đai, lao động...) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng cho nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống cho đời sau. Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao về ăn mặc thích hợp cho hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường gắn với việc tăng phúc lợi trên đầu người. Đáp ứng nhu cầu là một phần quan trọng, vì sản lượng nông nghiệp cần thiết phải được tăng trưởng trong những thập kỷ tới. Phúc lợi cho mọi người vì phúc lợi của đa số dân trên thế giới đều còn rất thấp. Các quan điểm trên có nhiều cách biểu thị khác nhau, song về nội dung thường gồm 3 phần cơ bản: - Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường. - Bền vũng về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ con người hiện tại và cho cả đời sau. - Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý. Phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, nhiều khi có tính quyết định trong việc phát triển chung của xã hội. Điều cơ bản nhất của 9 phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp cận đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên đất đai cho thế hệ sau và điều quan trọng nhất là phải biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, giữ vững, cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quả kinh tế, năng suất cao và ổn định, tăng trưởng chất lượn cuộc sống, bình đẳng các thế hệ và hạn chế rủi ro. Để sử dụng đất bền vững cần hướng vào 3 yêu cầu : * Bền vững về mặt kinh tế : cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận. Cây trồng được lựa chọn phải có năng suất, có giá trị sử dụng và giá trị khai thác cao hơn các loại cây trồng khác, đạt tiêu chuẩn tiêu thụ ở địa phương, tùy từng địa phương sẽ có từng tiêu chuẩn khác nhau cho từng loại sản phẩm phụ thuộc vào thị hiếu của mọi người. * Bền vững về mặt môi trường : loại sử dụng đất phải bảo vệ được đất đai, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ được môi trường tự nhiên. - Các loại cây trồng được lựa chọn trước tiên phải có khả năng bảo vệ và cái tạo đất, có khả năng chối xói mòn và thoái hóa đất và bảo vệ môi trường đất. - Giữ đất được thể thiện bằng giảm thiểu liều lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép. Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng bền vững. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phầm loài (đa canh bền vững hơn độc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm [14]. * Bền vững về mặt xã hội : thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội. - Đáp ứng nhu cầu thiết thực của nông hộ là việc được ưu tiên hàng đầu nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài như : bảo vệ đất, bảo vệ môi trường... - Sản phẩm thu được trước tiên phải đảm bảo nhu cầu ăn, mặc, ở của người nông dân thường ngày. 10 - Nội lực và nguồn lực của địa phương phải được khuyến khích phát huy. Về đất đai, hệ số sử dụng đất phải được thưc hiện trên đất mà người dân có thể được hưởng thụ lâu dài. - Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hóa dân tộc và phong tục tập quán của địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ. 2.2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam. 2.2.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới. Tổng diện tích đất nông nghiệp trên toàn thế giới là 510 triệu km2. Trong đó đại dương chiếm 71% và các lục địa chiếm 29%. Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới phân bố không đều : Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13% và Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000 m2. Đất trồng trọt trên toàn thế giới mới đạt khoảng 1.500 triệu ha, chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai. Chỉ chiếm 46% diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp. Trên thế giới vẫn còn 54% diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp chưa được sử dụng. Diện tích đất canh tác hiện nay được đánh giá như sau : Đất có năng suất cao : 14% Đất có năng suất trung bình : 28% Đất có năng suất thấp : 58%. Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp bị mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng, theo ước tính dân số thế giới tăng từ 80 – 85 triệu người/ năm. Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần có 0,2 – 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn đó thì việc đánh giá hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp là việc hết sức cần thiết. 11 2.2.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam. Tính đến ngày 01/01/2012, Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 33.121,2 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 26.110 nghìn ha, chiếm 78,83% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp là 3.687,7nghìn ha, chiếm 11,14% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng là 3.323,5 nghìn ha, chiếm 10,03% tổng diện tích đất tự nhiên. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam thể hiện qua bảng 2.1 STT Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai của Việt Nam năm 2012 Diện tích Cơ cấu Loại đất ( nghìn ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 33.121,20 100,00 1 Đất nông nghiệp 26.110 78,83 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.130 30,58 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.282,50 18,97 4.120 12,44 290 0,88 1.872,50 5,65 3.847,50 11,61 15.400 46,50 7.924,30 23,93 1.1.1.1 Đất trồng lúa 1.1.1.2 Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.2 Đất lâm nghiệp 1.2.1 Rừng sản xuất 1.2.2 Rừng phòng hộ 5.421 16,37 1.2.3 Rừng đặc dụng 2.054,7 6,20 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 559,447 1,69 1.4 Đất làm muối 2,353 0,007 1.5 Đất nông nghiệp khác 18,20 0,053 2 Đất phi nông nghiệp 3.687,7 11,14 3 Đất chưa sử dụng 3.323,50 10,03 ( Nguồn : Tổng cục thống kê ) [9] 12 2.3. Hiệu quả sử dụng đất 2.3.1. Khái niệm về hiệu quả Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường nói rất nhiều về hiệu quả. Khi nói đến hiệu quả người ta sẽ hiểu là công việc đạt được kết quả tốt. Có thể hiểu hiệu quả chính là cái mà con người mong muốn, cái mà con người mong đợi và hướng tới. Trong từng lĩnh vực khác nhau thì nó được biểu hiện ở các dạng khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động, hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất trong một đơn vị thời gian. Trong xã hội, hiệu quả xã hội có tác dụng tích cực thúc đẩy xã hội đó phát triển. 2.3.2. Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả sử dụng đất chính là kết quả của việc sử dụng đất mà người sản xuất mong đợi. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con người mà chúng ta cần xem xét đến các phương thức canh tác hay tập quán canh tác tạo ra kết quả như thế nào. Phương thức hay tập quán đó vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa có khả năng cải tạo vào bảo vệ môi trường thì sẽ được ưu tiên đưa vào áp dụng rộng rãi, mặt khác những loại hiệu quả cho lợi nhuận cao, nhưng có ảnh hưởng không tốt đến môi trường, xã hội thì sẽ phải hạn chế áp dụng. Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng của các hoạt động sản xuất đó. Bản chất của hiệu quả sử dụng đất chính là sự đáp ứng được nhu cầu của xã hội, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực để phát triển bền vững. Sử dụng đất phải đạt hiệu quả về 3 mặt:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng