Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường trên địa bàn huy...

Tài liệu đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu

.PDF
83
5
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– PHẠM PHÚ BẢO ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC NÔNG, LÂM TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Văn Thơ Thái Nguyên - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, ngày tháng Tác giả luận văn Phạm Phú Bảo năm 2020 ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS. Lê Văn Thơ là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo, công chức, viên chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu; Phòng Tài nguyên và Môi trường Tân Uyên; các cơ quan ban ngành khác có liên quan, người dân tại các xã, thị trấn huyện Tân Uyên đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này. Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, phòng Đào tạo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập tại Trường. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình, quý báu đó. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng Tác giả luận văn Phạm Phú Bảo năm 2020 iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2 3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................4 1.1.1. Một số khái niệm ...............................................................................................4 1.1.2. Vai trò của các nông, lâm trường ......................................................................6 1.2. Cơ sở pháp lý về quản lý, sử dụng đất nông lâm trường ở Việt Nam .................8 1.3. Kinh nghiệm quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường tại một số nước trên thế giới và tại Việt Nam ..................................................................................................13 1.3.1. Kinh nghiệm về chính sách quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường trên thế giới ....................................................................................................13 1.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các nông lâm trường quốc doanh tại Việt Nam ...................................................................................................................16 1.3.3. Một số kết quả nghiên cứu về tình hình quản lý, sử dụng đất của các nông lâm trường ở Việt Nam ....................................................................................................24 1.4. Một số kết luận từ tổng quan tài liệu..................................................................26 1.4.1. Những thành công đã đạt được .......................................................................26 1.4.2. Những tồn tại cần nghiên cứu .........................................................................26 iv Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....27 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................27 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................27 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................27 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................27 2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................27 2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, huyện Tân Uyên .....................27 2.3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất tại nông lâm trường ...............27 2.3.3. Khó khăn, tồn tại và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất tại các nông, lâm trường. ............................................................................27 2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................28 2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ................................................28 2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp..................................................28 2.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu ....................................................29 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................30 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ....................................................30 3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .......................................................................30 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ..............................................................32 3.1.3. Nhận xét chung ...............................................................................................34 3.2. Công tác quản lý sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường .........................35 3.2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần trà Than Uyên và Ban quản lý rừng Phòng hộ Tân Uyên ...................................................................................................................35 3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại các nông, lâm trường ............................................40 3.2.3. Đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất ..........................................................41 3.3. Kết quả điều tra đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất theo kết quả điều tra ......60 3.3.1. Kết quả điều tra phỏng vấn Lãnh đạo làm công tác quản lý ...............................60 3.3.2. Kết quả điều tra hộ gia đình, cá nhân ..............................................................61 3.4. Một số tồn tại khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất ..................................................................................................63 3.4.1. Một số tồn tại khó khăn ....................................................................................63 v 3.4.2. Đề xuất một số giải pháp .................................................................................64 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ......................................................................................67 1. Kết luận .................................................................................................................67 2. Kiến nghị ...............................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NQ-QH : Nghị quyết Quốc hội. NQ/TW : Nghị quyết Bộ Chính trị. NĐ-CP : Nghị định Chính phủ. CT-TTg : Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ. TT-TCĐC : Thông tư của Tổng cục Địa chính. TT-BTNMT : Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên. QĐ-UBND : Quyết định của UBND. NLTQD : Nông lâm trường quốc doanh. NLT : Nông lâm trường. GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích các loại đất qua các thời kỳ ở Nhật Bản ...................................14 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Tân Uyên năm 2019 ...........................32 Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về xã hội của huyện Tân Uyên năm 2019 .......................33 Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng năm 2019 .......................40 Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất phân theo đơn vị hành chính ...............................40 Bảng 3.5. Công tác cắm mốc lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất và đo đạc đo đạc bản đồ địa chính ...............................................................................................................42 Bảng 3.6. Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất tại Công ty cổ phần trà Than Uyên .................................................................................................................45 Bảng 3.7. Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Uyên (chia theo đơn vị hành chính xã) ..............................................48 Bảng 3.8. Kết quả công tác giao khoán đất năm 2017-2018 của Công ty cổ phần trà Than Uyên ..................................................................................................................51 Bảng 3.9. Công tác tranh chấp đất đai tại các nông, lâm trường với các hộ gia định, cá nhân từ 2013-2019 ................................................................................................54 Bảng 3.10. Nguyên nhân dẫn đến các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất tại các đơn vị ...58 Bảng 3.11. Diện tích đất sử dụng không đúng mục đích trả lại cho địa phương ..........59 Bảng 3.12. Kết quả điều tra, phỏng vấn nhà quản lý về tình hình quản lý, sử dụng đất ................................................................................................................60 Bảng 3.13. Kết quả điều tra, phỏng vấn hộ gia đình, cá nhân về tình sử dụng đất ...63 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tân Uyên .........................................................30 Hình 3.2. Sơ đồ sử dụng đất Công ty Cổ phần trà Than Uyên .................................37 Hình 3.3. Sơ đồ sử dụng đất BQLRPH huyện Tân Uyên .........................................39 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã có quá trình hình thành và phát triển gần 60 năm. Trong thời gian qua, các nông, lâm trường đã có nhiều cố gắng đổi mới mô hình tổ chức, cách thức tổ chức kinh doanh, từng bước thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và nông thôn, nhất là trong xây dựng hạ tầng, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, góp phần ổn định xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Từ hạt nhân là các nông, lâm trường quốc doanh đã hình thành nên các thị trấn, khu dân cư đông đúc ở miền núi, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trải qua giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường quốc doanh cùng lúc phải giải quyết những quá khứ để lại, vừa phải tập trung chuyển đổi cách thức quản lý mới phù hợp với cơ chế, chính sách đất đai mới nên còn một số tồn tại, hạn chế. Đã có nhiều các Văn bản chỉ đạo việc thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất nông lâm trường như: Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng; Văn số 2574/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 10/9/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai Đề án tăng cường quản lý đối với đất có nguồn gốc từ nông lâm trường quốc doanh; Văn số 1246/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ ngày 12/7/2016 của Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn Đề cương chi tiết xây dựng Đề án tăng cường quản lý đất có nguồn gốc từ nông lâm trường quốc doanh…Các Văn bản chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương là một chủ trương đúng của Đảng của Nhà nước giúp cho tổ chức, chính 2 quyền địa phương quản lý đất đai được đảm bảo chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật. Tân Uyên là huyện thuộc vùng sâu, vùng xa, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lai Châu, cách trung tâm tỉnh Lai Châu khoảng 60 km, trên địa bàn huyện có 02 tổ chức là Công ty Cổ phần trà Than Uyên và Ban quản lý rừng Phòng hộ, được nhà nước giao đất với tổng diện tích 34.406,32 ha để quản lý, sử dụng. Công tác quản lý đất đai cơ bản được ổn định, tuy nhiên công tác quản lý, sử dụng đất vẫn còn chưa thực sự hiệu quả như: Tranh chấp đất đai còn xảy ra, cho thuê, cho mượn, bị lấn, chiếm, sử dụng, chuyển nhượng không đúng quy định, ranh giới thửa đất khu đất chưa được rõ ràng, diện tích đất chưa được đo đạc chi tiết, nhiều vị trí chưa được đo đạc bản đồ địa chính, diện tích đất chồng lấn với đất của nhân dân đang sử dụng, công tác bàn giao đất cho tổ chức, chính quyền địa phương chưa đảm bảo… Từ những thực trạng nêu trên, được sự phân công của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và hướng dẫn của PGS.TS. Lê Văn Thơ, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. - Đánh giá được những khó khăn tồn tại và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất nông lâm trường trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Tạo cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đối với quỹ đất của các Công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần quan trọng trong việc khắc phục những bất cập tồn tại trong quản lý, sử dụng đất tại các Công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường; giải quyết được tình trạng lấn, chiếm, tranh chấp đất đai tại các Công ty nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói chung và huyện Tân Uyên nói riêng; từ đó góp phần nâng cao vai trò quản lý nhà nước về đất đai và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. 4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Một số khái niệm - Khái niệm về đất đai: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng; trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay (Luật Đất đai, 2013). - Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quyết định mục đích sử dụng đất; quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất; quyết định giá đất; quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất; quyết định chính sách tài chính về đất đai; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Để thực hiện được quyền đại diện chủ sở hữu, Nhà nước chịu trách nhiệm ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó; xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất; quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thống kê, kiểm kê đất đai; xây dựng hệ thống thông tin đất đai; quản lý tài chính về đất đai và giá đất; quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; giải quyết tranh 5 chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai; quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai theo Điều 53, Điều 54 Hiến pháp năm 2013; Điều 4, Điều 13, Điều 22 (Luật Đất đai, 2013). Để quản lý, sử dụng đất đảm bảo đúng theo các quy định của pháp luật, Nhà nước quy định người sử dụng đất, đề ra các nguyên tắc sử dụng đất, quy định người chịu trách nhiệm trước nhà nước đối với việc sử dụng đất, đối với đất giao để quản lý và những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng đất như: Sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch và đúng mục đích; tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh…; người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương…; tổ chức được giao quản lý công trình công cộng, gồm công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm; tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư…; lấn, chiếm, hủy hoại đất đai; vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố; không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích theo Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 12 Luật Đất đai năm 2013. - Nông, lâm trường: Là tên gọi chung cho các tổ chức có tiền thân là nông, lâm trường hoặc các tổ chức khác hiện đang sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp mà một phần hoặc toàn bộ diện tích đang sử dụng có nguồn gốc là đất của các nông lâm trường trước đây. Hiện nay nông lâm trường có nhiều tên gọi khác nhau như: giữ tên gọi cũ là nông trường, lâm trường; Ban quản lý rừng; Trung 6 tâm nông, lâm nghiệp; trạm, trại; khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp. Các nông lâm trường có các hình thái tổ chức như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (do một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tiềm năng về đất đai, lao động và một hoặc nhiều công ty khác có tiềm năng về vốn, khoa học - công nghệ, thị trường liên kết thành lập), công ty cổ phần (do một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp, Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành trong quá trình cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước. Trong công ty cổ phần, Nhà nước có thể nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không nắm giữ cổ phần chi phối tùy theo từng trường hợp) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2012). Sự khác biệt của nông lâm trường quốc doanh với các doanh nghiệp nhà nước khác là được Nhà nước giao đất, giao rừng với diện tích lớn để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh nông lâm nghiệp, vừa tham gia hoạt động công ích hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội ở vùng trung du miền núi, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2015). 1.1.2. Vai trò của các nông, lâm trường Nông lâm trường là trung tâm kinh tế - kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, cung cấp giống cây trồng, giống vật nuôi, dịch vụ kỹ thuật và tiêu thụ, chế biến nông sản cho nông dân trong vùng; thực hiện sản xuất kinh doanh tổng hợp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ nông, lâm sản đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo được một số mô hình mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt nhiều nông, lâm trường quốc doanh đã tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hình thành các tụ điểm văn hóa, trung tâm kinh tế - xã hội, thị trấn, thị tứ trên địa bàn. Qua đó đã làm thay đổi diện mạo nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới, góp phần tích cực và phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2015). 7 Nông, lâm trường quốc doanh được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở các vùng đất mới, phát triển sản xuất nông, lâm sản hàng hoá cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp; làm trung tâm xây dựng một số vùng kinh tế mới, nông thôn mới; kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng ở những vùng xung yếu, khó khăn. Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong nông nghiệp, các nông, lâm trường quốc doanh đã có những chuyển đổi quan trọng cả về tổ chức quản lý và nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống người lao động. Nông, lâm trường quốc doanh đã có đóng góp nhất định vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên nhiều địa bàn nông thôn, miền núi. Nhiều nông, lâm trường đã trở thành nòng cốt phát triển một số ngành hàng nông, lâm sản quan trọng, hình thành và phát triển vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, tạo thuận lợi cho xây dựng cơ sở chế biến nông, lâm sản…Tuy nhiên, các nông, lâm trường còn những yếu kém sau đây: Hiệu quả sử dụng đất đai còn thấp, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều; quản lý đất đai, tài nguyên rừng còn nhiều yếu kém; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai giữa hộ dân với nông lâm trường xảy ra ở nhiều nơi. Chủ trương giao khoán đất đai, vườn cây, rừng ổn định lâu dài cho hộ thành viên chậm được thực hiện, hoặc thực hiện không đúng; một số nông, lâm trường đã khoán trắng cho người nhận khoán. Sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả thấp, số nông, lâm trường làm ăn có lãi chưa nhiều, mức nộp ngân sách hàng năm ít, công nợ phải trả lớn. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong nông, lâm trường xuống cấp nghiêm trọng. Đời sống cán bộ, công nhân viên còn nhiều khó khăn, việc đóng bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công nhân viên trong nông, lâm trường chưa được thực hiện nghiêm túc. Một số nông trường chưa quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào tại chỗ, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số gắn bó với nông trường, ổn định sản xuất, đời sống. Bộ máy quản lý của các nông, lâm trường tuy có giảm nhiều so với trước, nhưng vẫn còn lớn, hiệu quả điều hành thấp…(Bộ Chính trị, 2013). 8 Thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; tính đến ngày 30/6/2019 đã có 160/256 công ty nông, lâm nghiệp đã sắp xếp chuyển sang hoạt động theo mô hình mới. Cụ thể, mô hình công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 19/21 công ty (đạt 90,48%); công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích 59/60 công ty (đạt 98,33%); công ty cổ phần 49/102 công ty (đạt 48,04%); công ty TNHH hai thành viên 15/40 công ty (đạt 38,46%); chuyển thành ban quản lý rừng 5 công ty (đạt 100%); giải thể 13/28 công ty (đạt 46,43%). Còn 69/256 công ty (chủ yếu là cổ phần hóa và chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên là 56/69 công ty), gồm: 44 công ty nông nghiệp, 25 công ty lâm nghiệp đang thực hiện sắp xếp chuyển sang hoạt động theo mô hình mới trong năm 2019, chiếm 26,95% tổng số công ty phải sắp xếp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, còn 27/256 công ty chưa thực hiện hiện sắp xếp, chiếm 10,54% tổng số công ty phải sắp xếp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ phấn đấu năm 2020 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp (Báo điện tử, 2019). 1.2. Cơ sở pháp lý về quản lý, sử dụng đất nông lâm trường ở Việt Nam Luật Đất đai năm 2003; Luật Đất đai năm 2013; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ ban hành bản quy định về việc giao khoán đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh; Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; 9 Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh; Thông tư số 04/2005/TT-BTNMT ngày 18/7/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai khi sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh; Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh; Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh; Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 118/2014/NĐ-CP 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Nghị quyết số 112/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các Công ty nông nghiệp, Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 112/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các Công ty nông nghiệp, Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng; Thông tư số 07/2015/TT-BTNMT ngày 26/02/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; xác định giá thuê đất; giao đất, cho thuê đất và cấp giấy 10 chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với công ty nông, lâm nghiệp; Tìm hiểu về Luật Đất đai năm 2013 cho thấy, với 212 điều của Luật này thì không có điều nào quy định trực tiếp về quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường. Vấn đề quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường được đề cập lồng ghép trong các quy định về đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng… Tiếp đến, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai có một điều đề cập trực tiếp đến việc quản lý, sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp sau khi được sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động (Điều 46). Theo đó, việc quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường được quy định cụ thể như sau: Một là, trong quá trình thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động, các công ty nông, lâm nghiệp đang sử dụng đất có trách nhiệm: Rà soát hiện trạng sử dụng đất về vị trí, ranh giới quản lý, sử dụng đất; diện tích đất đang sử dụng đúng mục đích; diện tích đất sử dụng không đúng mục đích; diện tích đất không sử dụng; diện tích đất đang giao khoán, cho thuê, cho mượn, bị lấn, bị chiếm, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư và đang có tranh chấp. Căn cứ phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển công ty nông, lâm nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch sử dụng đất của địa phương và hiện trạng sử dụng đất để đề xuất phương án sử dụng đất. Nội dung phương án sử dụng đất phải thể hiện vị trí, ranh giới sử dụng đất; diện tích đất đề nghị giữ lại sử dụng theo từng loại đất, hình thức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; diện tích đất bàn giao cho địa phương. Báo cáo cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định phương án sử dụng đất trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Tổ chức thực hiện phương án sử dụng đất đã được phê duyệt. Hai là, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp tại địa phương; chỉ đạo thực hiện việc xác định cụ thể ranh giới, cắm mốc giới sử dụng đất theo phương án được duyệt, lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác 11 gắn liền với đất cho công ty; quyết định thu hồi đất đối với phần diện tích bàn giao cho địa phương theo phương án sử dụng đất đã được phê duyệt. Ba là, đối với diện tích đất công ty được giữ lại sử dụng theo phương án sử dụng đất đã được phê duyệt mà đang cho thuê, cho mượn trái pháp luật; bị lấn, chiếm; liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư không đúng quy định thì được xử lý theo quy định sau đây: Đối với diện tích đất công ty đang cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trái pháp luật thì công ty phải chấm dứt việc đang cho thuê, cho mượn trái pháp luật; bị lấn, chiếm; liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư và đưa đất vào sử dụng theo đúng mục đích. Đối với diện tích đất đang bị lấn, chiếm sử dụng thì xử lý dứt điểm để đưa đất vào sử dụng. Bốn là, đối với quỹ đất bàn giao cho địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập phương án sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau: Xây dựng các công trình công cộng; Giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất; Giao đất, cho thuê đất cho người đang sử dụng đất nếu người sử dụng đất có nhu cầu và việc sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương. * Những tồn tại trong pháp luật về sử dụng đất tại các nông lâm trường Thứ nhất, Luật Đất đai năm 2013 chưa có quy định đề cập trực tiếp đến việc quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường. Các quy định về quản lý và sử dụng loại đất này lại chỉ được ban hành ở các văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn như nghị định, quyết định… cho thấy dường như đất nông, lâm trường chưa được các nhà làm luật nước ta thật sự coi trọng. Thứ hai, hệ thống pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường có thể nói “vừa thừa lại vừa thiếu”. Điều này được lý giải như sau: Đã có 2 nghị quyết của Đảng cùng gần 60 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành liên quan đến quản lý nông, lâm trường quốc doanh1. Điều này khó tránh khỏi sự chồng chéo, thiếu đồng bộ, thống nhất trong nội dung một số quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường. Bởi lẽ, chúng được ban hành bởi nhiều bộ, ngành khác nhau. Hơn nữa, với một khối lượng văn bản quy phạm pháp luật khá lớn như vậy sẽ gây khó khăn cho việc triển khai thi hành do các 12 cơ quan thực thi phải sưu tầm, tra cứu, tìm hiểu, nắm bắt về nội dung các quy định; Mặc dù có nhiều văn bản quy phạm pháp luật đề cập đến việc quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường, song vấn đề này được lồng ghép trong các quy định về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các nông, lâm trường quốc doanh mà chưa có một văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp về quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường. Thứ ba, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành chậm thể chế hóa quan điểm của Đảng về quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường được thể hiện trong Nghị quyết số 30-NQ/TW. Điều này có nghĩa là Nghị quyết số 30NQ/TW đề cập một cách có hệ thống và toàn diện quan điểm của Đảng về quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường từ việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của các công ty nông, lâm nghiệp; đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuê đất hoặc giao đất; hình thức sử dụng đất; rà soát lại đối tượng sử dụng đất, diện tích của từng đối tượng đang sử dụng để thực hiện giao lại hoặc cho thuê đến việc tiếp tục xử lý các trường hợp đất cho thuê, cho mượn, đất bị lấn chiếm, tranh chấp, đất liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư; đất giao khoán, đất ở, đất kinh tế hộ gia đình. Trong khi đó, Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định rất khái quát, chủ yếu mang tính nguyên tắc về quản lý và sử dụng loại đất này. Còn thiếu các quy định cụ thể, rõ ràng về vấn đề đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông, lâm trường; về cơ chế xử lý các trường hợp đất nông, lâm trường được cho thuê, cho mượn hoặc bị lấn chiếm, tranh chấp... Điều này được giải thích bởi nguyên nhân là Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐCP ra đời trước, trong khi đó Nghị quyết số 30-NQ/TW được ban hành sau nên chưa thể thể chế hóa được các quan điểm, chủ trương của Đảng về quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường. Chính vì vậy, dường như chúng ta còn thiếu cơ chế pháp lý đồng bộ, cụ thể về quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường. Hơn nữa, việc không có quy định cụ thể, rõ ràng về nguồn vốn sử dụng vào việc rà soát, đo đạc, lập hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã khiến cho quản lý và sử
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng