Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã tình húc huyện b...

Tài liệu đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã tình húc huyện bình liêu tỉnh quảng ninh giai đoạn 2012 – 62014

.PDF
65
197
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VI VĂN THANH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÌNH HÚC, HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2012 – 6/2014 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2011 - 2015 THÁI NGUYÊN – 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VI VĂN THANH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÌNH HÚC, HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2012 – 6/2014 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Lớp : K43 – QLĐĐ - N01 Khóa học : 2011 - 2015 Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Dƣơng Thị Thanh Hà THÁI NGUYÊN – 2015 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường, với phương châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình lượng kiến thức cần thiết chuyên môn vững vàng. Quãng thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng cần thiết đối với mỗi sinh viên, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn. Để qua đó sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thiện về kiến thức, phương pháp làm việc cũng như năng lực công tác, nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn công việc. Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài nguyên tôi đã tiến hành đề tài: “Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Tình Húc, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 – 6/2014”. Hoàn thành được đề tài này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên, cùng các thầy cô giáo trong trường luôn quan tâm, dạy bảo, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt bốn năm học vừa qua. Đặc biệt tôi xin bày tỏ long biết ơn giảng viên TH.S Dƣơng Thị Thanh Hà đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt đề tài này. Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng, song do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn chế nên luận văn của tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày..…tháng… năm 2015 Sinh viên Vi Văn Thanh ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính Từ tháng 6/2013 đến tháng 6 /2014 ........................................................................27 Bảng 4.2: Số lượng đàn gia súc, gia cầm ..................................................................28 Bảng 4.3: Tình hình biến động dân số, lao động giai đoạn 2012 – 6/2014 ..............29 Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất của xã Tình Húc năm 2014( ha) ..........................31 Bảng 4.5: Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2012 – 6/2014 ..............................32 Bảng 4.6: Các loại tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính .................................34 Bảng 4.7: Bảng hiện trạng SDĐ 2010 và kế hoạch sử dụng đất ( 2010 - 2020) .......36 Bảng 4.8: Kết quả thu hồi đất theo mục đích sử dụng của xã Tình Húc giai đoạn 2012-6/2014 .............................................................................................38 Bảng 4.9: Kết quả đăng ký cấp GCNQSDĐ của xã Tình Húc giai đoạn 2012-6/2014........ 39 Bảng 4.10: Kết quả tổng hợp hồ sơ địa chính xã Tình Húc ......................................41 Bảng 4.11: Kết quả cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân của xã Tình Húc giai đoạn 2012 – 6/2014 ...................................................................42 Bảng 4.12: kết quả thực hiện công tác cấp mới GCNQSDĐ theo Bản đồ địa chính trên địa bàn xã Tình Húc giai đoạn 2012-6/2014 ....................................43 Bảng 4.13: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng giai đoạn 2012-2014 ...45 Bảng 4.14: Thống kê các khoản thu từ tiền phạt đối với các vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn xã Tình Húc giai đoạn 2012-6/2014 ..............................46 Bảng 4.15: Kết quả thực hiện quyền sử dụng đất giai đoạn 2012 – 6/2014 .............48 Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất tại xã Tình Húc giai đoạn 2012 – 6/2014: .........................................................49 Bảng 4.17: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn xã Tình Húc giai đoạn 2012 -6/ 2014 ...............................................50 iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT - UBND : Ủy ban nhân dân - TNMT : Tài nguyên Môi trường - KH : Kế hoạch - QH : Quy hoạch - KHSDĐ : Kế hoạch sử dụng đất - QHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đât - GPMB : Giải phóng mặt bằng - SDĐ : Sử dụng đất - GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - GCN : Giấy chứng nhận - NN : Nông nghiệp - PNN : Phi nông nghiệp - NTTS : Nuôi trồng thủy sản - DT : Diện tích - HGĐ : Hộ gia đình - CP : Chính Phủ - UBND : Ủy Ban Nhân Dân - NĐ : Nghị Định - TT : Thông tư iv MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẤU ....................................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu:...........................................................................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu: ...........................................................................................2 1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................... 2 2.1 Căn cứ pháp lý của công tác quản lý Nhà nước về đất đai ...................................2 2.2. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam theo Luật đất đai 2003 .................................................................................................5 2.3. Khái quát tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta từ khi thực hiện Luật Đất đai 2003 đến nay...................................................................................................6 2.3.1. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước ................6 2.3.2. Một số tồn tại ..........................................................................................11 2.3.2 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của tỉnh Quảng Ninh .................12 2.3.3. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của một số địa phương khác trong nước...................................................................................................................15 PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................21 3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................21 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ..........................................................21 3.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Tình Húc, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.......................................................................................................21 3.3.3. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo 13 nội dung trong Luật Đất đai 2003 ............................................................................................................22 v 3.3.4. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai ..............................................................................22 3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................22 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................ 23 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã ........................................................23 4.1.1.Điều kiện tự nhiên ...................................................................................23 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội: ........................................................................26 4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2014 và biến động đất đai giai đoạn 2012 – 6/2014 ........................................................................................................................30 4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2014 ......................................................30 4.2.2. Biến động đất đai giai đoạn 2012 – 6/2014 ............................................32 4.3. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Tình Húc huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 – 6/2014........................................................32 4.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó .................................................................32 4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính .......................................................................................33 4.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. ................................34 4.3.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.....37 4.3.5 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .........................................................................39 4.3.6. Thống kê, kiểm kê đất đai ......................................................................44 4.3.7. Quản lý tài chính về đất đai ....................................................................45 4.3.8. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản ............................................................................................................47 4.3.9. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ...... 47 4.3.10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai .........................................................48 vi 4.3.11. Giải quyết tranh chấp về đất đai; Giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai: ....................................................49 4.3.12. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai ....................................51 4.4. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai giai đoạn 2012 – 6/2014 ...........................................................51 4.4.1. Đánh giá chung .......................................................................................51 4.4.2. Đề xuất một số giải pháp ........................................................................52 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 54 5.1. Kết luận ..............................................................................................................54 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 56 1 PHẦN 1 MỞ ĐẤU 1.1. Đặt vấn đề Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra những yêu cầu to lớn đối với công tác quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó quản lý Nhà nước về đất đai là một nội dung quan trọng nghiên cứu các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Đất đai, quản lý và sử dụng đất đai không chỉ là vấn đề kinh tế rộng lớn, phức tạp mà còn là vấn đề chính trị - xã hội rất hệ trọng, nhạy cảm, liên quan đến việc giữ vững thành quả cách mạng, của cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp. Vì vậy vấn đề đất đai luôn là vấn đề được Đảng ta thường xuyên quan tâm ngay từ khi Đảng ra đời đến nay. Nghị quyết Đại hội XI chỉ rõ: “Đổi mới, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về sở hữu đối với đất đai, tài nguyên, vốn và các loại tài sản công khác để tài nguyên, vốn và các loại tài sản công được quản lý, sử dụng có hiệu quả, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí Đất đai, tài nguyên, vốn, tài sản do Nhà nước đại diện chủ sở hữu được giao cho các chủ thể thuộc mọi thành phàn kinh tế sử dụng theo nguyên tắc hiệu quả. Các chủ thể có quyền và nghĩa vụ như nhau trong sử dụng có hiệu quả nguồn lực Nhà nước”. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quan hệ đất đai không chỉ là các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng nóng bỏng phức tạp liên quan trực tiếp tới lợi ích của từng đối tượng sử dụng đất. Các quan hệ đất đai chuyển từ chỗ là quan hệ khai thác chinh phục tự nhiên chuyển thành các quan hệ kinh tế xã hội về sở hữu và sử dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng. Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất đai, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó Đảng và nhà nước luôn khuyến khích động viên các đối tượng sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm đạt hiệu quả cao theo pháp luật. Tuy vậy đất đai là sản phẩm của tự nhiên và nó tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội do các quan hệ đất đai luôn chứa đựng trong nó những vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo ðýợc các lợi ích của người sử dụng đất. Thêm vào đó hiểu biết pháp luật đất đai của các đối tượng sử dụng còn hạn chế dẫn đến những vi phạm pháp luật trong việc sử dụng đất gây nhiều hậu quả xấu về mặt kinh tế xã hội. 2 Đối với xã Tình Húc, là một xã miền núi, sản xuất nô ng nghiệp là chủ yếu, hạ tầng cơ sở và kỹ thuật mặc dù đã và đang được đầu tư nhưng chưa đồng bộ và phát triển, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Việc đo đạc bản đồ kéo dài trong nhiều năm nên công tác quản lý và đưa vào sử dụng còn nhiều bất cập. Nhiều diện tích trước đây cấp theo bản đồ cũ hay cấp không tờ không thửa khi đo đạc lại có sự thay đổi cả về diện tích và mục đích sử dụng. Hiện trạng sử dụng đất có sự thay đổi nhiều so với hồ sơ địa chính, việc cập nhật và chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính chưa được kịp thời, do đó ,đã ảnh hưởng lớn đến việc quản lý đất đai tại địa phương. Xuất phát từ thực tế đó, được sự nhất trí của khoa Quản Lý Tài Nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TH.S Dương Thị Thanh Hà em tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: "Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Tình Húc, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 – 6/2014". 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã Tình Húc, Huyện Bình Liêu, Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012- 6/2014 theo 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai của Luật Đất đai 2003. - Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng đất đai của xã Tình Húc giai đoạn 2012 - 6/2014. - Tìm ra những nguyên nhân và đề ra một số giải pháp để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong thời gian tới. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã Tình Húc giai đoạn 2012 – 6/2014 sẽ tiến hành đánh giá những thành tựu và hạn chế để tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai trong thời gian tới. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa học tập: Củng cố những kiến thức đã học và bước đầu làm quen với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngoài thực tế. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của xã Tình Húc, từ đó đưa ra những giải pháp giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được tốt hơn. PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Căn cứ pháp lý của công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai 3 Để công tác quản lý về đất đai được thuận lợi Nhà nước đã ban hành 1 số văn bản luật và dưới luật sau: - Luật Đất đai 2003 của Quốc Hội ban hành ngày 26/11/2003 - Luật đất đai 2013 của quốc hội ban hành ngày 29/11/2013 - Hiến pháp 1992 - Nghị định 181/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 ban hành ngày 29/10/2004 - Quyết định 11/2007/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật đăng ký QSDĐ, lập hồ sơ địa chính, cấp CGNQSDĐ thực hiện đồng thời cho nhiều người sử dụng đất ban hành ngày 22/9/2007. - Chỉ thị 02/CT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tiếp tục triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003 ban hành ngày 19/11/2007. - Quyết định 23/2007/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ban hành ngày 13/01/2008. - Công văn số 12/BTNMT-ĐĐ của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đăng ký giao dịch quyền sử dụng đất ban hành ngày 03/01/2008. - Thông tư liên tịch 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai ban hành ngày 31/01/2008. - Quyết định 08/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000 ban hành ngày 05/12/2008. - Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài Nguyên Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất - Thông tư số 09/2011/TT-BTNMT ngày 31/03/2011 của Bộ Tài Nguyên Môi trường về quy định đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về đo đạc đất đai phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất 4 - Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT ngày 26/11/2012 của Bộ Tài Nguyên Môi trường về ban hành quy định kĩ thuật điều tra thoái hóa đất - Quyết định 883/QĐ-BGTVT ngày 08/04/2013 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ và tái đinh cư khi thu hồi đất xây dựng các dự án đầu tư xây dựng giao thông - Công văn số 2972/VPCP-KTN ngày 16/04/2013 về thế chấp bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân - Thông tư số 04/2014/TT-BTNMT ngày 24/04/2013 của Bộ Tài Nguyên Môi trường quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai - Quyết định số 859/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 13/09/2013 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc lĩnh vực nhà ở - Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi trường ngày 19/05/2014 quy định về hồ sơ địa chính - Thông tư số 23/2014/TT- BTBMT của Bộ Tài Nguyên Môi trường ngày 19/05/2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất - Thông tư số 30/2014/TT- BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi trường ngày 02/06/1014 quy định về hồ sơ đất , cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất - Thông tư số 35/2014-BTNMT ngày 30/06/2014 quy định về điều tra và đánh giá đất đai - Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Bản đồ địa chính - Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai - Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất ngày 15/5/2014 - Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất ngày 15/5/2014 - Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước ngày 15/05/2014 - Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ngày 15/05/2014 5 2.2. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai ở Việt Nam theo Luật đất đai 2003 Tại khoản 2 điều 6 Luật Đất đai 2003 [5] có quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai như sau: 1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 7. Thống kê, kiểm kê đất đai 8. Quản lý tài chính về đất. 9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. 10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai. 12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai 13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. Sau khi áp dụng luật đất đai 2003 để quản lý về đất đai những năm qua đã có những bất cập, mâu thuẫn không còn mang tính hiệu quả cao trong quản lý nhà nước về đất đai. Nên ngày 29 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật đất đai năm 2013. Luật đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam đã có những sửa đổi bổ sung phù hợp hơn với đường lối phát triển của Đảng và nhà nước có hiệu lực từ ngày 01/07/2014.Theo điều 22 chương II Luật Đất đai 2013[5] quy định về nội dung quản lý hành chính về Đất đai như sau: 6 1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8.Thống kê, kiểm kê đất đai. 9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10.Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 11.Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. 14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. 2.3. Khái quát tình hình quản lý Nhà nƣớc về đất đai ở nƣớc ta từ khi thực hiện Luật Đất đai 2003 đến nay. 2.3.1. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước 2.31.1. Một số kết quả đạt được: * Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. Việc soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai chính xác, hiệu quả và kịp thời là công việc quan trọng của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở Trung ương. Khi Luật Đất đai 2003 được Quốc Hội khoá XI thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004, đến nay vẫn đang tiếp tục được áp dụng vào thực tiễn công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Để Luật Đất đai 2003 thật sự đem lại hiệu quả cao, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều Nghị Định, Thông tư 7 hướng dẫn, thi hành Luật này như Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai; Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009; Thông tư 05/2006/TT-BXD hướng dẫn luật nhà ở; Nghị định số 38/2011/NĐ-CP hướng dẫn luật đất đai; Thông tư 93/2011/TTBTC về thu tiền sử dụng đất; Nghị định 120/2010/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất; Nghị định 45/2011/NĐ-CP của Chính phủ về lệ phí trước bạ; Nghị định 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ về bán đấu giá tài sản quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch kế hoạch sử dụng đất….. Và năm 2013 đã có bộ luật Đất đai mới và các văn bản luật kèm theo nhưng vẫn căn bản là dựa theo luật Đất đai 2003. * Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Hiện nay hầu hết các địa phương đã hoàn thành xong việc cắm mốc địa giới hành chính và lập bản đồ hành chính. Công tác phân mốc giới hành chính được lập theo kế hoạch. Trong công tác phân giới cắm mốc, hoàn thành đúng tiến độ ba tuyến biên giới trên đất liền và tuyến biển: tuyến Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam Campuchia. Đây là những kết quả nỗ lực hết mình của Đảng và Nhà nước ta trong việc đàm phán phân chia ranh giới đất liền giữa ba nước có biên giới chung. * Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Năm 2011 Quốc Hội có nghị quyết số 17/2011/QH2013 Về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia. Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo phát triển bền vững. Phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước thực hiện theo các phương pháp: (1) Quy hoạch, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia đã được Quốc hội quyết định; việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ từ tổng thể của cả nước đến các vùng, các địa 8 phương đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. (2) Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt. Điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương giữ nhiều đất trồng lúa; tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến, tiêu thụ lúa hàng hóa tại các địa phương giữ nhiều đất trồng lúa; có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất. (3) Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Việc sử dụng đất cho mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp phải theo kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả. Có cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại các vùng trung du, miền núi, ven biển, hạn chế tối đa việc sử dụng đất trồng lúa tại khu vực đồng bằng. (4) Rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; đất quốc phòng, an ninh kết hợp làm kinh tế; đất do các đơn vị quốc phòng, công an làm kinh tế tại các địa phương trước năm 2015. (5) Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng đất gắn với tổ chức sản xuất, bảo vệ, phát triển rừng ở các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp, ban quản lý rừng nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các đơn vị này. ( 6) Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra cơ bản về đất đai; xây dựng cơ sở dữ liệu, hoàn thiện hệ thống thông tin về đất đai; xác định hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất cụ thể trong quy hoạch nhằm nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của từng cấp trong quản lý, sử dụng đất; đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao trong quản lý đất đai; nâng cao chất lượng công tác dự báo, lập, thẩm định, quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. (7) Đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật, đảm bảo cho việc sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch, thực hiện nghiêm các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Quốc hội quyết định. Trong quá trình 9 thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nếu phát sinh các trường hợp cần điều chỉnh các chỉ tiêu quy định tại Mục II của Nghị quyết này thì Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. (8) Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai nhằm đổi mới và nâng cao hiệu lực pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm mọi hoạt động sử dụng đất phải tuân thủ quy hoạch, kế hoạch [7] * Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất Kết quả kiểm tra cho thấy cả nước đã có trên 144.000 tổ chức đang sử dụng trên 7,8 triệu ha đất (chiếm 23,6% tổng diện tích tự nhiên). Trong số đó có 1,97 % số tổ chức cho thuê trái phép, cho mượn đất trái phép; 2,85 % số tổ chức được giao đất nhưng chưa sử dụng; 2,29 % số tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích * Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thực hiện Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Theo báo cáo của các địa phương, đến nay cả nước đã cấp được 40,1 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 92,2% diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận; trong đó 5 loại đất chính của cả nước đã cấp được 39,2 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 21,7 triệu ha, đạt 92,1% diện tích cần cấp và đạt 94,0% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.Như vậy, sau hai năm triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận theo Chỉ thị số 1474/CT-TTg và Nghị quyết số 30/2012/QH13, cả nước đã cấp được 7,5 triệu giấy chứng nhận lần đầu; riêng năm 2013 cấp được 5,6 triệu giấy chứng nhận, với diện tích 2,6 triệu ha, nhiều hơn 3,2 lần so với kết quả cấp giấy chứng nhận năm 2012.Đến nay, cả nước có 58 tỉnh hoàn thành cơ bản (đạt trên 85% tổng diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận); còn 5 tỉnh chưa hoàn thành cơ bản (đạt dưới 85% diện tích cần cấp giấy) gồm Lai Châu; Hưng Yên; Hải Dương, Đắk Lắk và Bình Phước. Tình hình cấp giấy chứng nhận các loại đất chính như sau: - Về đất ở đô thị: Cả nước đã cấp được 5.234.000 giấy chứng nhận với diện tích 126.000 ha, đạt 94,4%; trong đó có 41 tỉnh cơ bản hoàn thành đạt trên 85%; còn 22 tỉnh đạt dưới 85%, đặc biệt còn 6 tỉnh đạt thấp dưới 70% gồm: Tuyên Quang, Lai Châu, Hưng Yên, Bình Định, Bình Thuận, Kiên Giang. - Về đất ở nông thôn: Cả nước đã cấp được 12.670.000 giấy chứng nhận với 10 diện tích 507.000 ha, đạt 92,9%; trong đó có 46 tỉnh đạt trên 85%, còn 17 tỉnh đạt dưới 85%; đặc biệt vẫn còn 4 tỉnh đạt thấp dưới 70% gồm: Điện Biên, Hưng Yên, Ninh Thuận, Đắk Nông. - Về đất chuyên dùng: Cả nước đã cấp được 242.000 giấy chứng nhận với diện tích 563.000 ha, đạt 78,2%; trong đó có 24 tỉnh đạt trên 85%; còn 39 tỉnh đạt dưới 85%; đặc biệt có 20 tỉnh đạt thấp dưới 70%, gồm: Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Kon Tum, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang. - Về đất sản xuất nông nghiệp: Cả nước đã cấp được 19.205.000 giấy chứng nhận với diện tích 8.692.000 ha, đạt 88,6%; trong đó có 48 tỉnh đạt trên 85%; còn 15 tỉnh đạt dưới 85%; đặc biệt có 2 tỉnh đạt dưới 70% gồm: Lai Châu, Ninh Thuận. - Về đất lâm nghiệp: Cả nước đã cấp được 1.934.000 giấy chứng nhận với diện tích 11.871.000 ha, đạt 97,8%; trong đó có 40 tỉnh đạt trên 85%; còn 15 tỉnh đạt dưới 85% (trừ 8 tỉnh không có đất lâm nghiệp phải cấp giấy chứng nhận), đặc biệt vẫn còn 4 tỉnh đạt dưới 70% gồm: Hải Dương, Ninh Bình, Bình Dương, Tây Ninh Nguồn[1] * Công tác thống kê, kiểm kê đất đai Thực hiện Điều 53 Luật Đất đai năm 2003 về thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần, ngày 15/5/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 618/CT-TTg về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010. Bộ TN&MT đã chỉ đạo thực hiện công tác kiểm kê đất đai 01/01/2010 và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên phạm vi cả nước với 63 đơn vị hành chính cấp Tỉnh, 693 đơn vị hành chính cấp huyện và 11.076 đơn vị hành chính xã. Qua kiểm kê cho thấy: Năm 2014 cả nước có tổng diện tích tự nhiên là 33.095.100 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp: 26.280.500 ha, chiếm 79,4 %. - Đất phi nông nghiệp: 3.670.186 ha, chiếm 11 %; - Đất chưa sử dụng: 3.144.414 ha, chiếm 9,6% tổng diện tích đất tự nhiên. 11 * Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất Về công tác thanh tra, kiểm tra, trong năm 2014, toàn ngành tài nguyên và môi trường đã tổ chức 2.654 đoàn thanh tra, kiểm tra đối với 7.841 tổ chức, cá nhân trên toàn bộ các lĩnh vực quản lý nhà nước; xử phạt vi phạm hành chính 1.751 tổ chức, cá nhân với số tiền 141 tỷ đồng, kiến nghị truy thu nộp ngân sách nhà nước 1,7 tỷ đồng; thu hồi 1.286 ha đất, 102 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 05 giấy phép hoạt động khoáng sản, tạm đình chỉ hoạt động 37 cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại Nghị định số 179/2013/NQ-CP; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 596 kết luận thanh tra. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành 76 đoàn thanh tra, kiểm tra với 967 tổ chức, cá nhân; xử phạt vi phạm hành chính 247 tổ chức với số tiền hơn 42 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 2 ha đất. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã chỉ ra được những yếu kém, hạn chế và các sai phạm; kiến nghị và xử lý kịp thời đối với những tổ chức, cá nhân có vi phạm, góp phần hỗ trợ tích cực trong công tác quản lý nhà nước của ngành tài nguyên và môi trường. Về công tác tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, toàn ngành đã tiếp nhận 14.066 lượt đơn thư khiếu nại, tố cáo, đã giải quyết 2.626/3.628 vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm được giao, đạt 72%. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 4.021 lượt đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó có 3.926 đơn thuộc lĩnh vực đất đai; 63% đơn trùng, không đủ điều kiện xử lý; có 14 vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao, 20 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ. Bộ đã thẩm tra, xác minh 26/29 vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết (có 09 vụ việc từ năm 2013 chuyển sang), đã ban hành văn bản giải quyết 17 vụ việc. Các Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 10.045 lượt đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó 55% đơn thuộc lĩnh vực đất đai; 7.434 đơn đủ điều kiện xử lý, trong đó có 3.573 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đã tham mưu giải quyết 2.591 vụ thuộc thẩm quyền, đạt 73%. Nguồn [7] 2.3.2. Một số tồn tại - Công tác phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai còn chưa thường xuyên đặc biệt ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế khó khăn. - Công tác cấp giấy chứng nhận còn chậm do điều kiện về kinh phí và ý thức của người dân chưa cao. 12 Công tác kiểm tra, giám sát đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thường xuyên, liên tục, chưa có biện pháp xử lý kiên quyết đối với những địa phương còn tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo”. - Công tác quản lý đất đai ở một số nơi còn buông lỏng dẫn đến những vi phạm về đất đai như lấn chiếm đất công, tranh chấp đất đai… - Tình trạng quản lý hồ sơ còn hạn chế, chủ yếu quản lý trên giấy nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình cập nhật, lưu trữ, quản lý. 2.3.2 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của tỉnh Quảng Ninh Trong thời gian qua, công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh đã dần đi vào nền nếp, việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, lập quy hoạch sử dụng đất đã thực hiện đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) đã được cả hệ thống chính trị quan tâm... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập cần phải tháo gỡ. * Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó: Trong thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã ban hành và tiếp nhận 1 số văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện là: - Luật đấi đai 2013 - Thông tư 23/2014/TT0-BTNMT ngày 19/05/2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất - Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi trường ngày 19/05/2014 quy định về hồ sơ địa chính - Thông tư số 23/2014/TT- BTBMT của Bộ Tài Nguyên Môi trường ngày 19/05/2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất - Thông tư số 30/2014/TT- BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi trường ngày 02/06/1014 quy định về hồ sơ đất , cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất - Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai - Thông tư số 35/2014-BTNMT ngày 30/06/2014 quy định về điều tra và đánh giá đất đai Nguồn [9]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng