Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn bằng lũng ...

Tài liệu đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn bằng lũng huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn giai đoạn 2013 đến t9 2014

.PDF
70
159
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU ĐÌNH LÂM Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN BẰNG LŨNG - HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2013 ĐẾN T9/2014” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khoá học : Chính Quy : Quản lý đất đai : Quản lý tài nguyên : 2010 - 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU ĐÌNH LÂM Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN BẰNG LŨNG - HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2013 ĐẾN T9/2014” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khoá học : Chính Quy : Quản lý đất đai : Quản lý tài nguyên : 2010 – 2014 Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Vũ Thị Thanh Thuỷ Khoa Quản lý tài nguyên - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường. Đó là thời gian để sinh viên tiếp cận thực tế, củng cố và vận dụng kiến thức đã học được trong nhà trường vào công việc ngoài thực tế. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường. Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn Bằ ng Lũn g - Huyê ̣n Chợ Đồ n - Tỉnh Bắ c Kaṇ giai đoạn 2013 đến T9/2014”. Sau một thời gian thực tập tốt nghiệp và nghiên cứu tại cơ sở, bản báo cáo tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành. Vậy tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, đào tạo và hướng dẫn tôi. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo T.S Vũ Thi ̣Thanh Thủy là giáo viên trực tiếp hướng dẫn tôi cũng như sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cán bộ địa chính thị trấn Bằ ng Lũng , Huyê ̣n Chơ ̣ Đồ n đã t ạo điều kiện giúp đỡ tôi tiếp cận công việc thực tế và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Do trình độ còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn cộng với việc bước đầu tiếp cận, làm quen công việc thực tế và phương pháp nghiên cứu nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì thế, em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và bạn bè để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh và sâu sắc hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Bắ c Kạn, ngày.....tháng.....năm...... Sinh viên Triêụ Đin ̀ h Lâm DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Bằng Lũng năm 2014 (đến 1/1/2014) ......................................................................................... 34 Bảng 4.2: Tổ ng hợp mô ̣t số văn bản có liên quan tới quá trình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng- huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013 - 2014 ..................................................................................... 38 Bảng 4.3: Tổng hợp hồ sơ địa giới hành chính của thị trấn Bằng Lũng- huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn ................................................................................. 39 Bảng 4.4: Thống kê và đánh giá chất lượng bản đồ của thị trấn Bằng Lũng-huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn .......................................................................... 39 Bảng 4.5: Tổng hợp nhu cầu tăng giảm diện tích sử dụng đất đai trong kỳ quy hoạch sử dụng đất của thị trấn Bằng Lũng- huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 đến 2020 ................................................................................ 42 Bảng 4.6: Kế hoạch sử dụng đất thị trấn Bằng Lũng- huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 - 2015 .............................................................................. 43 Bảng 4.7: Tình hình giao đất, theo các đối tượng sử dụng của thị trấn Bằng Lũnghuyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn 2013 ...................................................... 44 Bảng 4.8: Kết quả lập hồ sơ địa chính tại thị trấn Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn đế n 2014 ................................................................................... 47 Bảng 4.9: Kết quả cấp giấy chứng nhận QSDĐ của thị trấn Bằng Lũng- huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn giai đoa ̣n 2013 đến 2014 (Tính đến tháng 9 năm 2014) ................................................................................................ 48 Bảng 4.10: Kết quả tổng hợp các trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp giai đoạn 2013 - 2014 (tính đến 9/2014) .................................................. 49 Bảng 4.11: Biến động đất đai theo mục đích sử dụng giai đoạn 2013- 2014 ......... 50 Bảng 4.12: Kết quả thu ngân sách Nhà nước về đất đai của thi ̣trấ n Bằ ng Lũng giai đoa ̣n 2013 đến 2014 (tính đến 9/2014). ........................................... 51 Bảng 4.13: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng giai đoa ̣n 2013 đến 2014 (tính đến 9/2014) 55 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT : Uỷ ban nhân dân : Hội đồng nhân dân : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất : Giấy chứng nhận : Quyền sử dụng đất : Nghị định - Chính phủ : Nghị quyết - Chính phủ : Chính phủ : Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường : Chỉ thị Thủ tướng : Quyết định Bộ Tài nguyên Môi trường : Quyết định Ủy ban nhân dân : Chỉ thị Ủy ban : Báo cáo Ủy ban nhân dân : Nhà xuất bản : Sử dụng đất : Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng : Giải phóng mặt bằng : Tài nguyên và Môi trường : Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất : Thông tư liên tịch Bộ tư pháp Bộ Tài Nguyên Môi trường TTLT - BTC - BTNMT : Thông tư liên tịch Bộ tài chính Bộ Tài Nguyên Môi Trường UBND HĐND GCNQSDĐ GCN QSDĐ NĐ - CP NQ - CP CP TT - BTNMT CT - TTg QĐ - BTNMT QĐ - UBND CT - UB BC - UBND NXB SDĐ CT - HĐBT GPMB TN&MT QH - KHSDĐ TTLT - BTP - BTNMT MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................. 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3 2.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................................... 3 2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai ................. 3 2.1.2. Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta ........ 4 2.2. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam theo Luật Đất đai 2003 ................................................................................................. 8 2.3. Khái quát công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam , ở tỉnh Bắc Kạn và trên địa bàn thi ̣trấ n Bằng Lũng giai đoạn 2013 - 2014 ......................................10 2.3.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước .....................10 2.3.2. Tình hình quản lý đất đai ở Thi Trấ g 13 ̣ n Bằ ng Lũn.......................................... PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................19 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ..........................................................................19 3.3. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................19 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thị trấn Bằng Lũng - tỉnh Bắc Kạn .......19 3.3.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị trấn Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn .....................................................................19 3.3.3. Hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Bằng Lũng năm 2013 ...........................19 3.3.4. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn 2013 - 2014 theo 13 nội dung quy định trong Luật Đất đai 2003 ..............................................................................................19 3.3.5. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn ......... 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................19 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................21 4.1.Tình hình cơ bản của thị trấn Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn ..21 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................21 4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................21 4.1.1.2. Vị trí địa lý .....................................................................................................21 4.1.1.3. Địa hình, địa mạo ..........................................................................................21 4.1.1.4. Khí hậu ...........................................................................................................21 4.1.1.5. Thuỷ văn .........................................................................................................22 4.1.1.6. Các nguồn tài nguyên ....................................................................................22 4.1.1.7. Thực trạng môi trường ..................................................................................24 4.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội..............................................................................24 4.1.2.1. Ngành nông nghiệp .......................................................................................24 4.1.2.2. Thương mại - du lịch .....................................................................................26 4.1.2.3. Công nghiệp - xây dựng ................................................................................26 4.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập .......................................................26 4.1.2.5. Thực trạng phát triển các khu dân cư ..........................................................27 4.1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .............................................................27 4.1.2.7. Thuỷ lợi và nước sinh hoạt ...........................................................................28 4.1.2.8. Cấp điện ..........................................................................................................29 4.1.2.9. Giáo dục - đào tạo ..........................................................................................29 4.1.2.10. Y tế ................................................................................................................29 4.1.2.11. Văn hoá thông tin- thể dục thể thao ...........................................................30 4.1.2.12. Thực hiện chính sách xã hội .......................................................................30 4.1.2.13. Quốc phòng, an ninh ...................................................................................31 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị trấn Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn .....................................................................32 4.2. Hiện trạng sử dụng đất của thị trấn Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................................33 4.3. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn- tỉnh Bắc Kạn giai đoa ̣n2013 đến 2014 theo 13 nội dung quy định trong Luật Đất đai 2003 ..............................................................................37 4.3.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó ...................................................................37 4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính .......................................................................................................38 4.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất .....................................................39 4.3.4. Công tác quản lý quy hoạch , kế hoạch sử dụng đấ t......................................41 4.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ...................................................................................................................44 4.3.6. Đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ..............................................................................................46 4.3.7. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản .................................................................................................................48 4.3.8. Thố ng kê, kiể m kê đấ t đai................................................................................50 4.3.9. Quản lý tài chính về đất đai .............................................................................51 4.3.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ........52 4.3.11. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết việc khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất ...........................................................................53 4.3.12. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất ...............................................................53 4.3.13. Quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai ..................................................55 4.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa thị trấn Bằng Lũng giai đoa ̣n2013 đến 2014 ..................................................................................56 4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn- tỉnh Bắc Kạn giai đoa ̣n 2013 đến 2014 .............................................................................................................58 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................60 5.1. Kết luận .................................................................................................................60 5.2. Đề nghị ..................................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................62 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và của sinh vật khác trên trái đất. Đó là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai nhất định được giới hạn bởi diện tích, ranh giới, vị trí... Việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai này được thực hiện theo quy định của Nhà nước, tuân thủ Luật Đất đai và những văn bản pháp lý có liên quan. Hiến pháp 1992 ra đời đã quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý. Như vậy, đất đai là điều kiện cơ bản cho quá trình phát triển, song yếu tố mang tính quyết định của nền kinh tế phát triển, đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị - xã hội lâu dài lại đến từ việc quản lý, sử dụng đất có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm hay không đất đai cũng chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đất nước. Để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai cũng như việc sử dụng đất đai theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả thì cấp cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng. Chính quyền cấp cơ sở là người đại diện cho Nhà nước ở địa phương, trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai đối với các chủ thể tham gia quan hệ đất đai. Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội, sự phát triển lớn mạnh không ngừng của các khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp… Ở nhiều nơi đã làm cho vấn đề tài nguyên đất đai của nhiều địa phương ngày càng trở lên nóng bỏng, đặt ra nhiều nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, phức tạp đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở các cấp, các ngành, các địa phương. Xuất phát từ thực tế đó, được sự nhất trí của Khoa Quản Lý Tài Nguyên, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của Cô giáo TS. Vũ Thị Thanh Thủy, em tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: 2 “Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013 đến T9/2014”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn Bằ ng Lũng theo 13 nội dung của Luật Đất đai và đề xuất một số giải pháp có ý nghĩa và góp phần vào việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Củng cố kiến thức đã học và bước đầu làm quen với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở cấp cơ sở. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thi ̣trấ n Bằng Lũng, từ đó đưa ra những giải pháp giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được tốt hơn. - Chuyên đề trang bị cho sinh viên ra trường có kiến thức áp dụng vào thực tiễn phục vụ cho công tác quản lý sử dụng đất đai tốt hơn. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai Là quá trình nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ bản của đất đai nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loại đất ở từng vùng, từng địa phương theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp. Để thống nhất về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai trong cả nước từ Trung ương đến cơ sở thành một hệ thống quản lý đồng bộ, thống nhất, tránh tình trạng phân tán đất, sử dụng đất không đúng mục đích, bỏ hoang hoá gây lãng phí. * Chức năng của quản lý Nhà nƣớc về đất đai: Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm: Quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có. Nghiên cứu về quan hệ đất đai ta thấy có các quyền năng của sở hữu Nhà nước về đất đai như: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Nhà nước không trực tiếp thực hiện các quyền năng này mà thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy định và theo sự giám sát của Nhà nước. Hoạt động trên thực tế của các cơ quan Nhà nước nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu Nhà nước về đất đai được thể hiện bằng 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai (quy định tại khoản 2 Điều 6 - Luật Đất đai 2003), tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản sau: Thứ nhất: Nhà nước phải nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nước phải biết rõ các thông tin về chất lượng đất đai, về tình hình hiện trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai. Thứ hai: Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất theo quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất. Thứ ba: Nhà nước tiến hành thanh tra, giám sát tình hình quản lý và sử dụng đất đai. Thứ tƣ: Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất. 4 * Mục đích của quản lý Nhà nƣớc về đất đai: - Bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. - Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của Nhà nước. - Tăng cường hiệu quả sử dụng đất. - Bảo vệ cải tạo đất, bảo vệ môi trường. * Phƣơng pháp quản lý Nhà nƣớc về đất đai: - Các phương pháp thu thập thông tin về đất đai: Phương pháp thống kê, phương pháp toán học, phương pháp điều tra xã hội học. - Các phương pháp tác động đến con người trong quá trình quản lý đất đai: Phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tuyên truyền, giáo dục. * Công cụ quản lý Nhà nƣớc về đất đai: - Công cụ pháp luật: Pháp luật là công cụ không thể thiếu được của một Nhà nước, Nhà nước dùng pháp luật để tác động vào ý chí của con người để điều chỉnh hành vi của con người. - Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Vì vậy Luật Đất đai năm 2003 quy định “Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch”. - Công cụ tài chính: Tài chính là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của các chủ thể kinh tế. * Nguyên tắc quản lý Nhà nƣớc về đất đai: - Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của người dân. - Tiết kiệm và hiệu quả. 2.1.2. Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta Công tác quản lý Nhà nước về đất đai phải dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, từ năm 1992 đến nay Quốc hội, Chính phủ, các 5 Bộ, Ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, cụ thể như sau: * Các văn bản luật: - Hiến pháp năm 1992; - Luật đất đai 1993; - Luật Đất đai 2003; - Luật bảo vệ môi trường 2005; - Luật kinh doanh bất động sản 2006; - Luật nhà ở 2011; - Luật khoáng sản 2010; - Luật Đất đai sửa đổ i năm 2013 có 14 chương với 212 điều (tăng 7 chương và 66 điều so với luâ ̣t đấ t đai 2003). * Các văn bản dƣới luật(các văn bản pháp quy): + Các văn bản dưới luật của chính phủ: - Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003. - Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. - Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 19/11/2004 của chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. - Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. - Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của chính phủ về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định 149/2004/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chính trong quản lý đất đai. - Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt. - Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/08/2007 của chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ thu hồi đất thực hiện quyền sử dụng đất, 6 trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. - Nghị định 121/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất thuê mặt. - Nghị định 120/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định 38/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 181/2004/NĐ-CP. - Nghi định 20/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. + Các văn bản dưới luật của bộ, liên bộ: - Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - TT số 153/2011/TT-BTC ngày 11-11-2011 hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. - Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 24/05/2006 của Bộ Tài nguyên & Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 182/2004/ NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. - Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất. - Thông tư 05/2006/TT-BTNMT ngày 24 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 182/2004/NĐ-CP của chính phủ về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. - Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. 7 - Thông tư liên tịch 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đại. - Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Thông tư 16/2011/TT-BTNMT quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai. - Thông tư 39/2011/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 83/2007/TTBTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước. - Thông tư liên tịch 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp. - Thông tư 09/2011/TT-BTNMT quy định đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về đo đạc đất đai phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Chỉ thị số 05/2006/ CT- TTg ngày 22/02/2006 của thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục yếu kém, sai phạm tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất đai. - Chỉ thị 31/2007/CT-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. - Chỉ thị số 11/2007/ CT- TTg ngày 18/05/2007 của thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành luật kinh doanh bất động sản. - Chỉ thị 01/2008/CT-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh pháp triển và quản lý thị trường bất động sản. 8 - Quyết định 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10.000,... - Quyết định 12/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành “quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phân định địa giới hành chính và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp”. - Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Bắc Kạn; - Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Bằng Lũng giai đoạn 2010- 2020 và định hướng đến năm 2030. - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Bằng Lũng giai đoạn 2010 - 2015. - Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị trấn Bằng Lũng về phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 và định hướng đến 2020. 2.2. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai ở Việt Nam theo Luật Đất đai 2003 Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”, điều này được tiếp tục khẳng định trong Hiến pháp năm 1992. Nhà nước quản lý đất đai thông qua 07 nội dung được quy định cụ thể tại Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và năm 2001, bao gồm: 1. Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính; 2. Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất; 3. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó; 4. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; 5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 6. Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý và sử dụng đất; 9 7. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Bảy nội dung trên có mối quan hệ biện chứng, tạo ra những tiền đề bổ sung, hỗ trợ cho nhau thể hiện quyền của Nhà nước đối với đất đai. Xét trên mặt bằng tổng thể của nền kinh tế, xã hội để phát triển một xã hội công nghiệp trên cơ sở một xã hội nông nghiệp chúng ta phải thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Công cụ đắc lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chính là quy hoạch sử dụng đất, các chính sách Nhà nước về đất đai và chính sách xã hội. Đáp ứng yêu cầu trên. Luật Đất đai năm 2003 đã được Quốc hội ban hành, tại điều 6 Luật Đất đai năm 2003 quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai như sau: 1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; 3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; 6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 7. Thống kê, kiểm kê đất đai; 8. Quản lý tài chính về đất đai; 9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; 10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; 11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; 10 12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai; 13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. 2.3. Khái quát công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai ở Việt Nam, ở tỉnh Bắc Kạn và trên địa bàn thi trấ ̣ n Bằng Lũng giai đoạn 2013 - 2014 2.3.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước - Một số kết quả đạt đƣợc: * Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. Việc soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai chính xác, hiệu quả và kịp thời là công việc quan trọng của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở Trung ương. Khi Luật Đất đai 2003 được Quốc Hội khoá XI thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004, đến nay vẫn đang tiếp tục được áp dụng vào thực tiễn công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Để Luật Đất đai 2003 thật sự đem lại hiệu quả cao, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn, thi hành Luật này như Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai; Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… * Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Hiện nay hầu hết các địa phương đã hoàn thành xong việc cắm mốc địa giới hành chính và lập bản đồ hành chính. Công tác phân mốc giới hành chính được lập theo kế hoạch. Trong công tác phân giới cắm mốc, hoàn thành đúng tiến độ ba tuyến biên giới trên đất liền và tuyến biển: Tuyến Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia. Đây là những kết quả nỗ lực hết mình 11 của Đảng và Nhà nước ta trong việc đàm phán phân chia ranh giới đất liền giữa ba nước có biên giới chung. * Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nước ta đã xây dựng được hệ thống văn bản, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khá đầy đủ, khoa học. Đến nay, ở cấp quốc gia hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được chính phủ xét duyệt; có 90% đơn vị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và 80% đơn vị hành chính cấp xã hoàn thành việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Hiện nay các địa phương đang tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020. * Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất Kết quả kiểm tra cho thấy cả nước đã có trên 144.000 tổ chức đang sử dụng trên 7,8 triệu ha đất (chiếm 23,6% tổng diện tích tự nhiên). Trong số đó có 1,97 % số tổ chức cho thuê trái phép, cho mượn đất trái phép; 2,85 % số tổ chức được giao đất nhưng chưa sử dụng; 2,29 % số tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích; còn 20 % tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất không thu tiền trước Luật Đất đai năm 1993 nhưng chưa chuyển sang hình thức thuê đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2003. * Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Đã cấp giấy chứng nhận đối với đất nông nghiệp được 14.429.800 giấy với diện tích 7.636.000 ha (đạt 85,7% diện tích); đất lâm nghiệp đã cấp 1.213.000 giấy với diện tích 8.841.600 ha (đạt 69,4% diện tích) đất ở nông thôn cấp 11.146.000 giấy với diện tích 409.00 ha (đạt 80,4% diện tích); đất ở đô thị cấp 3.448.00 giấy với diện tích 79.920 ha (đạt 71,7 % diện tích); đất chuyên dùng cấp 115.800 giấy với diện tích 284.170 ha (đạt 39,8% diện tích). * Công tác thống kê, kiểm kê đất đai Thực hiện Điều 53 Luật Đất đai năm 2003 về thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần, ngày 15/5/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 618/CT-TTg về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010. Bộ TN&MT đã chỉ đạo thực hiện công tác 12 kiểm kê đất đai 01/01/2010 và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên phạm vi cả nước với 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, 693 đơn vị hành chính cấp huyện và 11.076 đơn vị hành chính xã. Qua kiểm kê cho thấy: Năm 2010 cả nước có tổng diện tích tự nhiên là 33.093.857 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp: 26.100.106 ha, chiếm 79 %. - Đất phi nông nghiệp: 3.670.186, chiếm 11 %. - Đất chưa sử dụng: 3.323.512 ha, chiếm 10 % tổng diện tích đất tự nhiên. * Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất Do chính sách đất đai chưa đồng bộ, còn nhiều tồn đọng; cả nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nên đền bù, giải toả nhiều, giá đất thị trường lại tiếp tục leo thang... Đây là những nguyên nhân gây nên khiếu nại, tố cáo về đất đai… Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả thống kê cho thấy, trong số đơn thư khiếu nại, về các lĩnh vực mà Bộ quản lý có hơn 70 % liên quan đến đất đai. - Một số tồn tại - Công tác phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai còn chưa thường xuyên đặc biệt ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế khó khăn. - Công tác cấp giấy chứng nhận còn chậm do điều kiện về kinh phí và ý thức của người dân chưa cao. - Công tác kiểm tra, giám sát đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thường xuyên, liên tục, chưa có biện pháp xử lý kiên quyết đối với những địa phương còn tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo”. - Công tác quản lý đất đai ở một số nơi còn buông lỏng dẫn đến những vi phạm về đất đai như lấn chiếm đất công, tranh chấp đất đai… - Tình trạng quản lý hồ sơ còn hạn chế, chủ yếu quản lý trên giấy nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình cập nhật, lưu trữ, quản lý.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng