Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa b...

Tài liệu đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã lãng ngâm huyện ngân sơn tỉnh bắc kạn giai đoạn 2012 2014

.PDF
72
172
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRUNG THỊ LIỄU Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LÃNG NGÂM HUYỆN NGÂN SƠN - TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2012 - 2014” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2011-2015 Thái nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRUNG THỊ LIỄU Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LÃNG NGÂM HUYỆN NGÂN SƠN - TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2012 - 2014” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Lớp : K43 - QLĐĐ - N02 Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2011-2015 Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Hoàng Hữu Chiến Thái nguyên, năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong công tác giáo dục đào tạo. Thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn vô cùng cần thiết đối với mỗi sinh viên, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn. Để qua đó sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thiện về kiến thức, phương pháp làm việc cũng như năng lực công tác, nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn công việc Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Lãng Ngâm - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2014”. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ dạy bảo tận tình của các thầy cô trong ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên cùng toàn thể các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Hoàng Hữu Chiến đã tận tình chỉ bảo, dẫn dắt em trong suốt thời gian thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Uỷ Ban Nhân Dân xã Lãng Ngâm đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại xã. Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng, song do điều kiện thời gian và năng lực còn nhiều hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái nguyên, ngày 19 tháng 05 năm 2015 Sinh viên Trung Thị Liễu ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Lãng Ngâm năm 2014 .......................... 30 Bảng 4.2. Tổng hợp các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của xã Lãng Ngâm giai đoạn 2012 – 2014................................................. 36 Bảng 4.3. Tình hình tranh chấp về đất đai trên địa bàn xã Lãng Ngâm giai đoạn 2012 – 2014 ............................................................................ 38 Bảng 4.4. Tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn xã Lãng Ngâm giai đoạn 2012 - 2014 ............................................................................ 39 Bảng 4.5. Kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn xã Lãng Ngâm giai đoạn 2012 - 2014 ..................................................................... 41 Bảng 4.6. Kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn xã Lãng Ngâm theo đơn vị hành chính .................................................................... 42 Bảng 4.7. Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn xã Lãng Ngâm giai đoạn 2012 - 2014 ..................................................................... 43 Bảng 4.8. Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn xã Lãng Ngâm theo đơn vị hành chính .................................................................... 44 Bảng 4.9. Tổng hợp tình hình và kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Lãng Ngâm giai đoạn 2012 - 2014 . 46 Bảng 4.10. Kết quả phỏng vấn người dân về nguyên nhân tranh chấp .......... 47 Bảng 4.11. Kết quả phỏng vấn người dân về nguyên nhân khiếu nại ............ 49 Bảng 4.12. Kế quả phỏng vấn người dân về nguyên nhân tố cáo................... 50 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Tổng hợp đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Lãng Ngâm giai đoạn 2012 - 2014 ...................................... 37 Hình 4.2. Tình hình tranh chấp về đất đai theo nội dung tranh chấp trên địa bàn xã Lãng Ngâm giai đoạn 2012 - 2014 ..................................... 38 Hình 4.3. Tình hình khiếu nại về đất đai theo nội dung khiếu nại trên địa bàn xã Lãng Ngâm giai đoạn 2012 - 2014 ............................................ 40 Hình 4.4. Tổng hợp ý kiến của người dân về nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về đất đai trên địa bàn xã Lãng Ngâm ............................................ 48 Hình 4.5. Tổng hợp ý kiến của người dân về nguyên nhân dẫn đến khiếu nại về đất đai trên địa bàn xã lãng Ngâm.............................................. 49 Hình 4.6. Tổng hợp ý kiến của người dân về nguyên nhân dẫn đến tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Lãng Ngâm ................................................. 51 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BTNMT BTP CP CT CNH - HĐH GCNQSD GPMB GTVT NĐ QH QĐ TTLT - BTP - TTCP TTCP TB TW THCS THPT UBND : Bộ Tài nguyên môi trường : Bộ Tư pháp : Chính phủ : Chỉ thị : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa : Giấy chứng nhận quyền sử dụng : Giải phóng mặt bằng : Giao thông vận tải : Nghị định : Quốc hội : Quyết định : Thông tư liên tịch - Bộ Tư pháp - Thanh tra Chính phủ : Thanh tra Chính phủ : Thông báo : Trung ương : Trung học cơ sở : Trung học phổ thông : Ủy ban nhân dân v MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài ............................................................................ 2 1.3. Yêu cầu của đề tài .............................................................................. 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài............................................................................... 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................. 4 2.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài .................................................................... 4 2.1.2. Cơ sở pháp lí của công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ................................................................................................... 5 2.1.3. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai .................................... 7 2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và huyện Ngân Sơn .................................................... 17 2.2.1. Ở tỉnh Bắc Kạn.............................................................................. 17 2.2.2. Ở huyện Ngân Sơn ........................................................................ 18 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................... 20 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................... 20 3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 20 3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn ................................................... 20 3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.......................................................................... 20 vi 3.3.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Lãng Ngân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2014 ................................................................................................................. 20 3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Lãng Ngâm ................................... 20 3.3.6. Một số bài học kinh nghiệm và giải pháp nông cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai ........................ 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 20 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 20 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 21 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 22 4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế -xã hội Xã Lãng Ngâm - Huyện Ngân Sơn - Tỉnh Bắc Kạn ........................................................................................ 22 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 22 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 25 4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại xãLãng Ngâm, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn ................................................................................... 30 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Lãng Ngâm năm 2014 ................. 30 4.2.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai.......................................... 32 4.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2014 ............................................................................................. 34 4.3.1. Công tác tiếp nhận và phân loại đơn thư ...................................... 34 4.3.2. Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai nói chung trên địa bàn xã Lãng Ngâm giai đoạn 2012 - 2014 ........................................ 35 4.3.3. Đánh giá kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Lãng Ngâm giai đoạn 2012 - 2014................................. 41 vii 4.3.4. Bảng tổng hợp chung tình hình và kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai toàn xã Lãng Ngâm giai đoạn 2012 - 2014 45 4.4. Những thuận lợi, khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Lãng Ngâm ................................... 53 4.4.1. Thuận lợi ....................................................................................... 53 4.4.2. Khó khăn ....................................................................................... 53 4.5. Một số bài học kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả từ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai ....................... 54 4.5.1. Bài học kinh nghiệm: .................................................................... 54 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 58 5.1. Kết luận ............................................................................................ 58 5.2. Kiến nghị .......................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Từ xưa đến nay, đất đai vẫn luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong các hoạt động sống và sản xuất của con người. Sự tồn tại và phát triển của loài người luôn gắn liền với đất đai. Khi xưa con người vì mở rộng hoặc bảo vệ lãnh thổ mà gây ra nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu, còn ngày nay con người lại vì lợi ích từ đất đai mà tranh giành lẫn nhau, thậm chí không tiếc trở mặt với cả anh em trong nhà. Đất đai có vai trò quan trọng như vậy nhưng lại là tài nguyên không tái tạo, hạn chế về số lượng và giới hạn về diện tích. Vì vậy chúng ta phải quản lý và sử dụng đất đai sao cho hợp lý và có hiệu quả cao nhất. Hiện nay, với nền kinh tế ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, dân số gia tăng cũng kéo theo nhu cầu sử dụng đất tăng lên. Chính vì vậy, các vấn đề tiêu cực liên quan đến đất đai cũng ngày càng nhiều. Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của đất đai, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách pháp luật để quản lí chặt chẽ, khai thác có hiệu quả quỹ đất. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Do đất đai là tài sản có giá trị lớn, mà công tác quản lí về đất đai còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập nên việc phát sinh tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai là điều không thể tránh được. Tình trạng này diễn ra trên tất cả các địa phương trong cả nước. Việc giải quyết vấn đề này là rất trọng yếu, vì nếu làm tốt sẽ củng cố thêm niềm tin cho người dân vào sự quản lí của Nhà nước. Đồng thời ngăn chặn việc phát sinh thêm nhiều vụ việc mới, giảm thiểu tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp do công tác giải quyết chưa đạt được hiệu quả. Xã Lãng Ngâm là một xã miền núi thuộc huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Trong những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đạt 2 được một số kết quả tích cực góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Song bên cạnh đó vẫn tồn tại những vấn đề gây ra tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai làm ảnh hưởng đến ổn định chính trị, kìm hãm sự phát triển đời sống xã hội nói chung. Do những vấn đề liên quan đến đất đai đều rất nhạy cảm và phức tạp. Vậy nên, yêu cầu đặt ra là việc giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai phải được thực hiện một cách chặt chẽ, hợp tình hợp lí và giải quyết dứt điểm những vụ còn tồn đọng. Từ yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ trực tiếp, tận tình của thầy giáo, Th.S Hoàng Hữu Chiến - Giảng viên Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Lãng Ngâm - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2014”. 1.2. Mục đích của đề tài - Mục đích tổng quát: Tìm hiểu và đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2014. - Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn xã Lãng Ngâm trong thời gian tới. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Nắm vững nội dung quản lý và sử dụng đất đai tại Luật Đất đai 2003, các nội dung trong các văn bản pháp lí có liên quan đến công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. 3 - Các thông tin tài liệu, số liệu thu thập được phải trung thực, chính xác, khách quan. Đánh giá đúng thực trạng, khoa học, thu được hiệu quả cao nhất. - Các giải pháp đề xuất phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, có tính khả thi, theo đúng quy định của pháp luật. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập: + Củng cố kiến thức những môn học đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tế công việc. + Học hỏi được những kinh nghiệm, cách giao tiếp làm việc trong quá trình thực tập tại địa phương + Cơ hội tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai nói riêng. - Ý nghĩa trong thực tiễn: + Đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai nói riêng. + Biết được các dạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và hướng giải quyết. + Góp phần đề xuất các giải pháp thực hiện công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai để công tác quản lý nhà nước về đất đai ngày càng có hiệu quả hơn. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài Cùng với lịch sử phát triển đất nước, công tác quản lý đất đai cũng dần được đổi mới. Nội dung cơ bản của công tác quản lý đất đai được thể hiện trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản này cũng từng bước được hoàn thiện, từ chỗ chỉ là những văn bản dưới luật, có cả những văn bản chỉ quy định tạm thời đến chỗ Nhà nước ban hành Luật Đất đai 1987, rồi đến Luật Đất đai 1993 và đến nay đang áp dụng là Luật Đất đai 2003 (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)[7]. Sự ra đời và hoàn thiện dần của Luật Đất đai nhằm kiểm soát và điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật đất đai, tránh phát sinh thêm nhiều mâu thuẫn về đất đai thể hiện qua các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các mâu thuẫn nói trên có thể do lịch sử, các chính sách, chế độ từ trước để lại. Tuy nhiên, sự quản lý của nhà nước về đất đai của nước ta là theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật Đất đai 2003 ban hành kèm theo nhiều văn bản pháp lý bổ sung, hướng dẫn thi hành nên đây là những văn kiện có tính chất pháp lý rất quan trọng nhằm quy định chế độ quản lý và sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho người sử dụng đất, cho những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất diễn ra phù hợp hơn với quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, góp phần ổn định xã hội, tăng cường quan hệ sản xuất. Đồng thời tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai trong thời kỳ CNH - HĐH hội nhập nền kinh tế thế giới của đất nước (Nguyễn Thị Lợi, 2007)[6]. Trong những năm gần đây tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai diễn ra 5 ngày càng nhiều, nhiều vụ việc mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng dẫn đến án mạng chết người khiến dư luận bức xúc. Do đó, việc đánh giá về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai để tìm ra những giải pháp hiệu quả là một việc làm thiết thực hiện nay. Trong quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng, không tránh khỏi việc xảy ra những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt, đất đai là lĩnh vực nhạy cảm, xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo hơn các lĩnh vực khác. Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay của công tác quản lý đất đai là giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Vì vậy, “ Giải quyết tranh chấp về đất đai ” là nội dung đã được đề cập đến trong công tác quản lý nhà nước về đất đai từ Quyết định số 201 - CP năm 1980. Trong quá trình phát triển, nó được chỉnh sửa và bổ sung cho hoàn thiện hơn. Từ khi Luật Đất đai 1993 ra đời đến nay, nội dung này được sửa, bổ sung thành “ Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai”. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai với ý nghĩa là một nội dung của công tác quản lý nhà nước đối với đất đai, là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia quan hệ đất đai để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm phục hồi lại các quyền lợi bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm Luật Đất đai (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)[7]. 2.1.2. Cơ sở pháp lí của công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai - Luật Đất đai 2003; - Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật Đất đai 2003; 6 - Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; - Thông tư 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 181/2004/ NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ; - Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 26/2004/QH11 ngày 15/06/2004; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 58/2005/QH11 ngày 29/11/2005; - Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/01/2006 của Chính phủ quy định về chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; - Chỉ thị số 36/2004/CT-TTg ngày 27/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; - Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; - Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011; - Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11/11/2011; - Thông tư số 07/2011/TT-TTCP ngày 28/07/2011 của Thanh tra Chính phủ về hướng dẫn quy trình tiếp công dân; 7 - Thông tư liên tịch số 10/2011/TTLT-BTP-TTCP của Bộ Tư pháp và Thanh tra Chính phủ ngày 06/06/2011 về hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lí trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính; - Quyết định số 114/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp ngày 08/06/2010 về việc hướng dẫn chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo. 2.1.3. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai 2.1.3.1 Tranh chấp về đất đai * Khái niệm tranh chấp về đất đai: Theo quy định tại khoản 26 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 thì “ Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.” * Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai Từ thực tế cho thấy các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai, không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau về tất cả các vấn đề trong quan hệ pháp luật đất đai. Do đó, sẽ xuất hiện những ý kiến khác nhau, những mâu thuẫn, bất đồng được nảy sinh ra bên ngoài và được thể hiện trên thực tế bằng những hành động cụ thể. Vì vậy, Nhà nước đã có những cơ chế để giải quyết khi phát sinh tranh chấp mà các tổ chức, cá nhân không tự giải quyết được. theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐCP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, thì việc giải quyết tranh chấp về đất đai được thực hiện theo hai cách: giải quyết tại các cơ quan hành chính Nhà nước và giải quyết tại Tòa án. Cụ thể là: Theo quy định tại Điều 136 - Luật Đất đai 2003 thì tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau: 8 - Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có GCNQSD đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết; - Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có GCNQSD đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau: + Trường hợp Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng; + Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ TN&MT; quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT là quyết định giải quyết cuối cùng. Theo Điều 160 - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 chỉ rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định như sau: - Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của cơ quan hành chính nêu trên thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng. 9 - Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Bộ TN&MT. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TN&MT là quyết định giải quyết cuối cùng. * Trình tự giải quyết tranh chấp Quá trình giải quyết tranh chấp đất đai thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ của các bên có tranh chấp. Bước 2: Tổ chức điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan. Bước 3: Tổ chức hội nghị giải quyết tranh chấp đất đai. Bước 4: Ban hành quyết định giải quyết tranh chấp. Bước 5: Tổ chức thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp. 2.1.3.2. Khiếu nại về đất đai Theo Khoản 1 - Điều 2 - Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỉ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. 10 Từ khái niệm chung về khiếu nại, chúng ta có thể suy ra: “Khiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích của mình do những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai gây ra.” * Chủ thể khiếu nại Là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức. * Đối tượng khiếu nại Là các quyết định hành chính hoặc các hành vi hành chính. Các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại (Điều 162 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003): - Quyết định hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại bao gồm: + Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; + Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; + Cấp hoặc thu hồi GCNQSD đất; + Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất; - Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định như đã nói ở trên. Theo Điều 12 của Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: * Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại - Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của mình để khiếu nại. - Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó. 11 - Nhận văn bản trả lời về việc thụ lí giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại. - Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. - Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. - Rút khiếu nại. - Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết. - Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó. - Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Theo Điều 13 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: * Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại - Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. - Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. - Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểm tra, xác minh yêu cầu trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu. - Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại. - Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng