Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng ...

Tài liệu đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia tràm chim

.DOCX
111
361
101

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM, TỈNH ĐỒNG THÁP Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN TÝ Mã số sinh viên: 11157354 Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DLST Niên khóa: 2011- 2015 Giáo viên hướng dẫn: KS. VÕ THỊ BÍCH THÙY Tháng 06/ 2014 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM, TỈNH ĐỒNG THÁP Tác giả NGUYỄN VĂN TÝ Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái Giáo viên hướng dẫn KS. VÕ THỊ BÍCH THÙY -Thành phố Hồ Chí Minh- Ộ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NÔNG L M TP HCM KHOA MÔI TRƯỜNG TÀI NGU N ***** CỘNG HÕA HỘI CHỦ NGH A VIỆT NAM Đ c ập – Tự do – H nh ph c ************ PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI Họ và tên SV: NGUYỄN VĂN TÝ 11157354 Khóa học: 2011 – 2015 1. Tên đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, Tỉnh Đồng Tháp 2. Nội dung KLTN sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau đây:  Khảo sát hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim  Đánh giá nguy cơ tổn hại đa dạng sinh học của hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim  Đề xuất một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn.  Đề xuất các giải pháp phát triển DLST bền vững tại VQG Tràm Chim 3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: 01/2014 và kết thúc: 06/2014 4. Họ và tên GVHD: KS. VÕ THỊ BÍCH THÙY hoa Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn Ngày tháng Ngày 2014 năm 2014 tháng năm Giáo viên hướng dẫn KS. BÍCH LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình đến KS. VÕ THỊ BÍCH THÙY, người Cô đã tận tâm hướng dẫn, định hướng, theo sát, động viên, hỗ trợ và đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô thuộc khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu và những kinh nghiệm thực tiễn cho tôi trong suốt những năm học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường, Vườn quốc gia Tràm Chim đã hết lòng chỉ dạy kinh nghiệm và hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn anh Đặng Tiên Khoa, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực tập, đã hết lòng chỉ dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực tập này. Cảm ơn tập thể lớp DH11DL, những người bạn luôn bên cạnh tôi trong khoảng thời gian sống, học tập và sinh hoạt tại trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Kính chúc quý thầy, cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban giám đốc cùng tập thể nhân viên Trung tâm Dịch vụ Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường – Vườn quốc gia Tràm Chim và tập thể lớp DH11DL lời chúc sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc. ĐH Nông Lâm Tp.HCM, ngày 01 tháng 06 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Văn Tý i TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn ĐDSH tại VQG Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện tại VQG Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, thời gian từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2014 nhằm mục tiêu hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn tại VQG Tràm Chim và nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn ĐDSH tại VQG Tràm Chim. Đề tài tiến hành tìm hiểu các nội dung sau: - Khảo sát hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim. - Đánh giá nguy cơ tổn hại suy ĐDSH của hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim. - Đề xuất một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH. - Đề xuất các giải pháp phát triển DLST theo hướng bền vững. Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực địa, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp, xử lý số liệu, phương pháp trình bày số liệu. Qua nghiên cứu cho thấy tài nguyên du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim rất đa dạng, đặc sắc và có nét đặc trưng riêng tuy nhiên chưa được sử dụng đúng với tiềm năng. Tình hình hoạt động du lịch sinh thái tại VQG hiện đang nằm trong tình trạng yếu kém, ít dịch vụ, doanh thu thấp. Ngoài ra, còn thấy được một số điểm còn hạn chế như trong vệ sinh môi trường, cơ sở vật chất hạ tầng và dịch vụ du lịch; trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên công tác du lịch còn yếu, thiếu và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó đề xuất một số giải pháp cho hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim. ii MỤC LỤC PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN................................................................................. iii LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... i TÓM TẮT......................................................................................................................... ii MỤC LỤC........................................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................... ix DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................... x CHƯƠNG 1....................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................ 1 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................ 2 1.3. 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 2 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................... 3 CHƯƠNG 2....................................................................................................................... 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................................. 4 2.1.......................................................TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 4 2.1.1. Khái niệm........................................................................................................ 4 2.1.2. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái............................................................... 4 2.1.3. Tài nguyên du lịch sinh thái............................................................................ 5 3 2.2. 2.3. 2.1.4. Một số giải pháp cơ bản để phát triển du lịch sinh thái................................... 5 2.1.5. Du lịch sinh thái bền vững.............................................................................. 5 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC.......................... 6 2.2.1. Đa dạng sinh học............................................................................................. 6 2.2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học................................................................................ 7 VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI ĐỐI VỚI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 7 2.4. TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM........................................ 8 2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................... 8 2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của VQG Tràm Chim............................................... 9 2.4.2.1. Chức năng....................................................................................................... 9 2.4.2.2. Nhiệm vụ......................................................................................................... 9 2.4.3. Các phân khu chức năng của VQG Tràm Chim............................................ 10 2.4.4. Bộ máy tổ chức VQG Tràm Chim................................................................ 10 2.4.5. Điều kiện tự nhiên......................................................................................... 11 2.4.5.1. Vị trí địa lý và ranh giới................................................................................ 11 2.4.5.2. Đặc điểm về địa hình, địa mạo...................................................................... 11 2.4.5.3. Đặc điểm về đất............................................................................................ 11 2.4.5.4. Đặc điểm về thủy văn.................................................................................... 12 2.4.6. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................................. 12 2.4.6.1. Hành chính – Dân số.................................................................................... 12 2.4.6.2. Kinh tế........................................................................................................... 13 2.4.6.3. Giáo dục – Y tế.............................................................................................. 13 2.4.6.4. Giao thông, thông tin liên lạc........................................................................ 13 2.4.7. Đa dạng sinh học và công tác bảo tồn tại VQG Tràm Chim.........................14 2.4.7.1. Thực vật........................................................................................................ 14 2.4.7.2. Động vật........................................................................................................ 14 4 2.4.7.3. Tài nguyên thủy sản và cá............................................................................. 16 2.4.7.4. động .................................................................................16 CHƯƠNG 3..................................................................................................................... 17 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU........................................................ 17 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................. 17 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU......................................................................... 17 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu................................................................. 17 3.2.1.1. Nghiên cứu tài liệu........................................................................................ 17 3.2.1.2. Khảo sát thực địa.......................................................................................... 17 3.2.1.3. Phỏng vấn..................................................................................................... 18 3.2.1.4. Tham khảo ý kiến chuyên gia........................................................................ 20 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................... 21 3.2.2.1. Ma trận hoạt động tác động (Active Impact Matrix = AIM).........................21 3.2.2.2. Phương pháp tính sức chứa (Carrying capacity).......................................... 22 CHƯƠNG 4..................................................................................................................... 23 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................................... 23 4.1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DLST TẠI VQG TRÀM CHIM.......................23 4.1.1. Cơ sở pháp lý hoạt động DLST của VQG Tràm Chim........................................... 23 4.1.2. Hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim................................................. 23 4.1.2.1. Cơ sở vật chất............................................................................................... 23 4.1.2.2. Các sản phẩm du lịch.................................................................................... 24 4.1.2.3. Các tuyến tham quan..................................................................................... 24 4.1.2.4. Đặc điểm khách du lịch................................................................................. 26 4.2. ĐÁNH GIÁ NGU CƠ TỔN HẠI ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VQG TRÀM CHIM......................................................... 32 5 4.2.1..............................Các hoạt động du lịch sinh thái hiện có ở VQG Tràm Chim 32 6 4.2.2. Tác động của hoạt động Du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn Đa dạng sinh học tại VQG Tràm Chim......................................................................................................... 32 4.2.2.1. Tác động tích cực.......................................................................................... 32 4.2.2.2. Tác động tiêu cực.......................................................................................... 36 4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN.................................... 43 4.2.1. Tính sức chứa cho tuyến du lịch............................................................................. 44 4.2.2. Biện pháp quản lý tác động đến động - thực vật................................................... 45 4.2.3. Giải pháp quản lý, hạn chế chất thải từ hoạt động DLST....................................... 45 4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CƠ ẢN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI VQG TRÀM CHIM.................................................... 48 4.3.1. Định hướng sử dụng tài nguyên phục vụ du lịch sinh thái..................................... 48 4.3.2. Đề xuất các giải pháp phát triển DLST VQG bền vững......................................... 49 4.3.2.1. Giải pháp quản lý tài nguyên........................................................................ 49 4.3.2.2. Giải pháp giảm thiểu tác động môi trường................................................... 49 4.3.2.3. Giải pháp quản lý, tổ chức hoạt động du lịch............................................... 49 CHƯƠNG 5..................................................................................................................... 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................ 51 5.1. KẾT LUẬN............................................................................................................ 51 5.2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 53 PHỤ LỤC......................................................................................................................... 54 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý BTTN Bảo tồn thiên nhiên ĐNN Đất ngập nước DGMT Diễn giải môi trường ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long DL Du lịch DLST Du lịch sinh thái ĐDSH Đa dạng sinh học GDMT Giáo dục môi trường HDV Hướng dẫn viên HST Hệ sinh thái KDL Khách du lịch TNTN Tài nguyên thiên nhiên TTDK Trung tâm du khách TT. DLST&GDMT Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn quốc gia TQ Tham quan ĐTM Đồng Tháp Mười ĐH Đại học NXB Nhà xuất bản WWF Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (World Wildlife Fund) ESCAP Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific) IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (International Union for Conservation of Nature) vii MWBP Chương trình đa dạng sinh học vùng đất ngập nước lưu vực MeKong (MeKong Wetlands Biodiversity Program) CITES Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora ) viii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Nguồn thông tin khách biết đến VQG Tràm Chim...........................................28 Hình 4.2: Đối tượng tham quan VQG Tràm Chim...........................................................28 Hình 4.3:Thời gian tham quan của du khách tại VQG.....................................................29 Hình 4.4: Thống kê số lần du khách đến VQG.................................................................30 Hình 4.5: Mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ DL VQG Tràm Chim.............31 Hình 4.6: Mong muốn tham gia vào hoạt động DLST của cộng đồng dân cư.................33 Hình 4.7: Dịch vụ du lịch cộng đồng dân cư muốn tham gia...........................................33 Hình 4.8: Hoạt động thu hút KDL đến với VQG Tràm Chim..........................................35 Hình 4.9: Nhận thức của du khách về ảnh hưởng của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH......................................................................................................................... 42 9 DANH MỤC ẢNG IỂU Bảng 3.1: Đối tượng, nội dung cần thu thập và cách thu thập từ phát phiếu điều tra phỏng vấn.............................................................................................................................................19 Bảng 4.2: Các dịch vụ du lịch khác dành cho du khách...................................................26 Bảng 4.3: Các tuyến tham quan đặc biệt của VQG Tràm Chim.......................................26 Bảng 4.4: Lượng khách tham quan, giai đoạn 2011-2013................................................27 Bảng 4.5: Tác động tích cực của DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH..............................36 Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các hoạt động DLST đến môi trường.....................................39 Bảng 4.7: Tác động tiêu cực của DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH..............................41 Bảng 4.8: Sức chứa hàng ngày các tuyến du lịch tại VQG Tràm Chim...........................44 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ĐDSH là cơ sở quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các quốc gia. Do vậy, bảo tồn ĐDSH đã trở thành vấn để được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là tại các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, ĐDSH đã và đang bị ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng. DLST được coi là một trong những cách thức vừa hỗ trợ bảo tồn ĐDSH, đồng thời vừa hổ trợ phát triển kinh tế xã hội một cách hiệu quả. Trong những năm gần đây, DLST đã có những biến đổi mạnh mẽ, dần trở thành xu thế trên toàn cầu. VQG Tràm Chim Đồng Tháp được thành lập ngày 29/12/1998 với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mênh mông sông nước, một màu xanh của rừng Tràm ngút ngàn và thảm thực vật phong phú với hơn 130 loài thực vật khác nhau. Vùng đất này cũng chính là nơi cư trú loài chim Sếu đầu đỏ nổi tiếng trên thế giới với những vũ điệu thiên nhiên làm mê hoặc lòng người. Bên cạnh lợi ích thu được thì phát triển du lịch cũng gây ra những tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học và công tác bảo tồn của VQG. Để phát triển du lịch thì đòi hỏi phải tác động vào quá trình tự nhiên của hệ sinh thái,sự tác động này tạo ra những biến động bất thường trong xu hướng phát triển tự nhiên của các quy trình sinh thái, các áp lực của hoạt động du lịch lên công tác bảo tồn của VQG cũng gia tăng. Điều đó cho ta thấy, hoạt động du lịch và công tác bảo tồn có mối quan hệ qua lại hết sức gắn bó, mật thiết, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác, phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường và cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch. Và chúng đều tạo ra tác động đến công tác bảo tồn hiện nay. Việc phát 1 triển du lịch nơi đây đã và đang trở thành áp lực cho VQG. Tuy nhiên, vẫn chưa các một đề án hay một hướng nghiên cứu nào cụ thể về mức độ tác động đó. Để có thể hiểu rõ về những tác động của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn tại VQG Tràm Chim cũng như góp phần thúc đẩy cho du lịch nơi đây phát triển một cách bền vững, tác giả đã thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của ho t đ ng du lich sinh thái đến công tác bảo tồn đa d ng sinh học và đề xuất giải pháp phát triển bền vững t i VQG Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp”. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Góp phần hạn chế ảnh hưởng của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn tại VQG Tràm Chim và nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn ĐDSH tại VQG Tràm Chim. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim. - Xác định các loại tác động của DLST đến công tác bảo tồn tại VQG Tràm Chim. - Đánh giá nguy cơ tổn hại suy giảm ĐDSH của hoạt động DLST tại Vườn. - Đề xuất các giải pháp hạn chế tác động của DLST đến công tác bảo tồn và giải pháp phù hợp phát triển DLST theo hướng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN). 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Tài nguyên DLST tại VQG. - Khách du lịch (KDL), cộng đồng địa phương và ban quản lý VQG Tràm Chim. - Hoạt động DLST và mối quan hệ giữa hoạt động DLST, công tác bảo tồn TNTN với đa dạng sinh học (ĐDSH) tại VQG. 1.3.2. Ph m vi nghiên cứu - Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ xét đến khía cạnh là những tác động của DLST đến công tác bảo tồn thiên nhiên tại VQG Tràm Chim, xem xét mức độ tác động tiêu cực và tích cực, từ đó đưa ra giải pháp thích hợp nhất. - Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trong không gian VQG Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp 1.4. - Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2014 đến tháng 06/2014 Ý NGH A CỦA ĐỀ TÀI Kết quả của đề tài giúp các nhà quản lí VQG xem xét lại điều kiện hiện tại và hiện trạng phát triển DLST tại VQG Tràm Chim - Góp phần xác định những mặt tồn tại trong hoạt động phát triển DLST của Vườn. - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn ĐDSH và phát triển DLST, cân đối giữa hai mục tiêu bảo tồn và phát triển du lịch tại Vườn. - Đóng góp to lớn vào mục tiêu bảo tồn và phát triển DLST bền vững tại VQG. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 2.1.1. Khái niệm DLST là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau: Hector Ceballos-lascurain (1987) đã đưa ra khái niệm: “DLST là du lịch  tới những khu vực thiên nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”. Honey (1999) mở rộng khái niệm DLST: “là du lịch tới những khu vực  nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người”. Hiệp hội DLST quốc tế nhấn mạnh DLST: “là việc đi lại có trách nhiệm  tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi cho người dân địa phương”. Tổng cục du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa  về DLST ở Việt Nam: “là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. 2.1.2. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái Hoạt động DLST cần tuân theo một số nguyên tắc sau: - Có hoạt động giáo dục và diễn giài nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn. - Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan