Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá ảnh hưởng của độ dốc tới mức độ bị bệnh do nấm ceratocystis gây hại trê...

Tài liệu đánh giá ảnh hưởng của độ dốc tới mức độ bị bệnh do nấm ceratocystis gây hại trên keo lai (acacia hybrid) tại địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên

.PDF
49
161
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NỊNH THỊ TRANG ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ DỐC TỚI MỨC ĐỘ BỊ BỆNH DO NẤM CERATOCYSTIS GÂY HẠI TRÊN KEO LAI(Acacia hybrid) TẠI HUYỆN VÕ NHAI - TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên nghành Khoa Khóa học : Chính quy : Quản lí tài nguyên rừng : Lâm nghiệp : 2011 – 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NỊNH THỊ TRANG ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ DỐC TỚI MỨC ĐỘ BỊ BỆNH DO NẤM CERATOCYSTIS GÂY HẠI TRÊN KEO LAI (Acacia hybrid) TẠI HUYỆN VÕ NHAI - TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên nghành Khoa Khóa học Giảng viên hướng dẫn : Chính quy : Quản lí tài nguyên rừng : Lâm nghiệp : 2011 – 2015 : 1. ThS. Đào Hồng Thuận 2. ThS. Trần Thị Thanh Tâm Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Việc làm quen với thực tiễn nghề nghiệp cùng với việc củng cố, hệ thống lại các kiến thức đã học sẽ được các sinh viên năm cuối thể hiện trong quá trình thực tập tốt nghiệp của mình.Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình học tập của một sinh viên và đối với em nó là quá trình kết thúc khóa học 2011 - 2015 tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và bước đầu hình thành và rèn luyện kĩ năng, phẩm chất chuyên môn nghiệp vụ cần thiết phục vụ cho công việc của em sau này.Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths: Đào Hồng Thuận và Ths: Trần Thị Thanh Tâm em tiến hành thực tập khóa luận: “Đánh giá ảnh hưởng của độ dốc tới mức độ bị bệnh do nấm ceratocystis gây hại trên Keo lai(Acacia hybrid) tại địa bàn Huyện Võ Nhai - Tỉnh Thái Nguyên” Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiện khoa lâm nghiệp, các thầy cô đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS Đào Hồng Thuận và cô ThS Trần Thị Thanh Tâm, đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo em hoàn thành bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn UBND huyện Võ Nhai, UBND các xã La Hiên, Cúc Đường, Liên Minh và người dân đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian đi lại làm đề tài. Trong thời gian thực tập, do trình độ có hạn và thời gian thực tập ngắn nên bản khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh những thiếu sót. Vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn để bản khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nịnh Thị Trang ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp. ............................................... 14 Bảng 4.1: Tỷ lệ bị bệnh (P%) và Mức độ bị bệnh (R%) của từng OTC ......... 27 Bảng 4.2. Tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh trung bình các OTC trong.......... 28 Bảng 4.3. So sánh tỷ lệ bị bệnh do nấm ceratorystis ...................................... 28 Bảng 4.4. So sánh tỷ lệ bị bệnh của cây keo theo độ dốc ............................... 29 Bảng 4.5. Bảng kết quả phân tích phương sai giữa các độ dốc ...................... 31 Bảng 4.6: bảng mức độ bị bệnh chung do nấm............................................... 32 Bảng 4.7. So sánh mức độ bị bênh của keo lai theo độ dốc............................ 33 Bảng 4.8. Kết quả phân tích phương sai mức độ bị bệnh theo các độ dốc khác nhau ...................................................................................... 34 Bảng 4.9. So sánh tỷ lệ bị bệnh theo từng khu vực......................................... 35 Bảng 4.10. Kết quả phân tích phương sai tỷ lệ bị bệnh giữa các khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 36 Bảng 4.11. So sánh mức độ bị bệnh của keo lai theo từng khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 37 Bảng 4.12. Kết quả phân tích phương sai mức độ bị bệnh theo khu vực ....... 38 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Cây bị bệnh chết héo ....................................................................... 25 Hình 4.2: Vết đen trên thân ............................................................................. 25 Hình 4.3. Nấm bệnh thường xâm nhập vào cây qua vết cắt tỉa cành.............. 26 Hình 4.4. Nấm phát triển trong thân cây làm gỗ biến màu ............................. 26 Hình 4.5. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ bị bệnh chung do nấm................................ 29 Hình 4.6. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ bị bệnh của cây keo lai theo độ dốc........... 30 Hình 4.7. Biểu đồ biểu diễn mức độ bị bệnh do nấm ..................................... 32 Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn mức độ bị bệnh của cay keo lai theo các độ dốc ................................................................................................ 33 Hình 4.9. Biểu đồ biểu diễn mức độ so sánh tỷ lệ bị bệnh theo từng khu vực nghiên cứu ......................................................................................... 35 Hình 4.10. Biểu đồ biểu diễn mức độ bị bệnh của keo lai theo từng khu vực nghiên cứu ......................................................................................... 37 iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3 2.1.1. Đặc điểm hình thái của cây Keo lai ........................................................ 3 2.1.2. Đặc tính sinh thái của cây Keo lai........................................................... 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................ 5 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 5 2.2.1.1. Những nghiên cứu về cây Keo lai ........................................................ 5 2.2.1.2. Nghiên cứu về bệnh hại Keo ................................................................ 6 2.2.1.3. Nghiên cứu về nấm Ceratocystis ......................................................... 7 2.2.1.4. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bệnh ............................................ 7 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................ 8 2.2.2.1. Nghiên cứu về gây trồng Keo lai ......................................................... 8 2.2.2.2. Nghiên cứu về bệnh hại Keo ................................................................ 9 2.2.2.3. Nghiên cứu về nấm Ceratocystis ....................................................... 10 2.2.2.4. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bệnh .......................................... 11 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 12 v PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 17 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 17 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 17 3.2.2. Thời gian tiến hành ............................................................................... 17 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17 3.3.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh chết héo Keo lai ................................ 17 3.3.2. Mô tả triệu chứng nhận biết của nấm bệnh ........................................... 17 3.3.3. Xác định tỷ lệ bị bệnh (P%) và Mức độ bị bệnh (R%) trung bình của bệnh hại nấm ceratocystis trên cây Keo lai ..................................................... 18 3.3.4. Đánh giá thiệt hại của bệnh đối với cây Keo lai theo độ dốc ............... 18 3.3.4.1. Đánh giá tỷ lệ bị bệnh (P%) do nấm giữa các độ dốc ........................ 18 3.3.4.2. Đánh giá mức độ bị bệnh (R%) do nấm giữa các độ dốc .................. 18 3.3.5. Đánh giá thiệt hại của bệnh đối với cây Keo lai theo từng khu vực nghiên cứu ....................................................................................................... 18 3.3.5.1. So sánh tỷ lệ bị bệnh do nấm theo từng khu vực nghiên cứu ............ 19 3.3.5.2. So sánh mức đọ bị bệnh do nấm theo từng khu vực nghiên cứu ....... 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 19 3.4.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh chết héo Keo lai trồng tại 3 xã ......... 19 3.4.1.1. Mô tả các triệu chứng bệnh ................................................................ 19 3.4.1.2. Phương pháp phân lập và mô tả đặc điểm hình thái của bệnh ........... 20 3.4.1.3. Phương pháp giám định nấm gây bệnh bằng đặc điểm hình thái ...... 20 3.4.2. Phương pháp đánh giá thiệt hại của bệnh đối với rừng trồng Keo lai .. 20 3.4.2.1. Đánh giá tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh theo độ dốc...................... 20 3.4.2.2. Đánh giá tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh theo địa điểm gây trồng .. 22 3.4.3. Phương pháp ngoại nghiệp.................................................................... 22 vi 3.4.4. Phương pháp nội nghiệp ....................................................................... 23 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 24 4.1. Nguyên nhân gây bệnh chết héo Keo lai ................................................. 24 4.2. Tỷ lệ bị hại (P%) mức độ bị bệnh (R%) của bệnh hại nấm cây keo lai ở rừng trồng khu vực nghiên cứu ....................................................................... 26 4.3. Kết quả đánh giá thiệt hại của cây Keo lai do bệnh hại nấm gây ra ........ 28 4.3.1. Đánh giá thiệt hại của cây Keo lai do bệnh hại nấm gây ra theo độ dốc .............................................................................................................. 28 4.3.1.1. So sánh tỷ lệ bị bệnh do nấm (P%) .................................................... 28 4.2.1.2. So sánh tỷ lệ bị bệnh theo độ dốc....................................................... 29 4.2.1.3. So sánh mức độ bị bệnh (R%) ........................................................... 32 4.1.2.4: So sánh mức độ bị bệnh theo độ dốc ................................................. 32 4.3.2. Đánh giá thiệt hại của bệnh đối với keo lai ở các địa điểm điều tra ..... 35 4.3.2.1. So sánh tỷ lệ bị bệnh theo khu vực .................................................... 35 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 39 5.1. Kết luận .................................................................................................... 39 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt II. Tiếng Anh 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Keo là đối tượng cây trồng chủ lực ở nhiều nước trên thế giới,keo hiện đang được lựa chọn làm hai trong số các loài cây trồng rừng chính ở Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là đối với đời sống của người dân các tỉnh miền núi. Hơn nữa, đây cũng là các loài cây có giá trị kinh tế cao, có thị trường về nguyên liệu giấy, dăm và đồ gỗ xuất khẩu. Đặc biệt là các loài keo rất được ưa chuộng để đóng đồ gia dụng. Công tác chọn, tạo giống keo đã được những thành công nhất định, hàng loạt các giống mới đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật tại các điểm khảo nghiệm giống cụ thể. Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng thâm canh cho keo đã được thực hiện tại một số vùng. Tuy nhiên các giống tiến bộ kỹ thuật kể trên hầu hết chưa được khảo nghiệm một cách rộng rãi trên nhiều vùng sinh thái, sự phù hợp của các giống tiến bộ kỹ thuật trên đối với các vùng sinh thái được biết hiện nay rất hạn hẹp, mỗi dòng chỉ phù hợp trên 1 đến 2 vùng. Thêm vào đó, các giống tiến bộ kỹ thuật kể trên hầu hết mới chỉ được đánh giá về mặt sinh trưởng, chưa được đánh giá về mặt bệnh hại ngoại trừ một số dòng keo lai như AH7, AH1 và một số dòng Keo lá tràm như AA9, AA15 và AA1 đã được đánh giá về tính kháng bệnh. Kỹ thuật trồng rừng thâm canh chỉ được tiến hành ở một số vùng sinh thái. Vì vậy tiến hành khảo nghiệm các giống trên năm vùng sinh thái và thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật thâm canh ở các vùng sinh thái là cần thiết và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.Trước nhu cầu thực tiễn đó em đã tiến hành điều tra thực tập khóa luận: 2 “Đánh giá ảnh hưởng của độ dốc tới mức độ bị bệnh do nấm ceratocystis gây hại trên cây Keo lai tại Huyện Võ Nhai - Tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài + Xác định được mức độ nấm gây bệnh cho cây Keo lai theo từng độ dốc khác nhau + Nhận biết và xác định được nguyên nhân gây phát sinh, phát triển của nấm bệnh theo mỗi độ dốc + Điều tra, đánh giá được tình hình, thực trạng, vấn đề bệnh do nấm ceratocystis gây ra với rừng trồng Keo lai ở Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, trong từng OTC. + Đề xuất một số biện pháp phòng chống giảm thiệu bệnh gây hại 1.3. Ý nghĩa của đề tài + Xác định được nguyên nhân gây bệnh chết héo ở keo lai. + Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của nấm bệnh. + Đánh giá thiệt hại của bệnh đối với Keo lai theo độ dốc và địa điểm điều tra. - Ý nghĩa trong khoa học + Giúp cho sinh viên củng cố lại những kiến thức lý thuyết đã được học, đồng thời làm quen với thực tế, tích lũy học hỏi kinh nghiệm. Thực hành thao tác được các phương pháp trong điều tra, nghiên cứu các loại bệnh cây rừng khác nhau + Làm cơ sở và tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan - Ý nghĩa trong thực tiễn + Đề tài thực hiện nhằm xác định được ảnh hưởng của độ dốc tới mức độ bị bệnh do nấm Ceratorystis gây hại trên Keo lai tại các địa điểm điều tra, từ đó xác định được nguyên nhân gây bệnh do nấm Ceratocystis gây ra, làm rõ được điều kiện sinh thái của nấm bệnh. Qua đó có thể đưa ra được những đánh giá cụ thể và thiết thực về loại bệnh nấm Ceratorystis. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học Keo (Acacia) là một chi thực vật thuộc họ đậu (Legumisosae), họ phụ trinh nữ (Mimosoideae). Theo đánh giá hiện nay trên toàn thế giới chi keo Accia có khoảng 1200 loài (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003)[6], trong đó Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia auriliformis) và Keo lai (A.mangium x A.auriculiformis) được gây trồng chủ yếu ỏ Việt Nam. Diện tích trồng Keo tính đến nay theo số liệu tổng hợp từ các công văn của 42 tỉnh trên cả nước là hơn 990 nghìn ha, dẫn đầu về diện tích trong các loài cây được chọn trong trồng rừng. keo là loài cây được ưu tiên lựa chọn bởi nhiều đặc tính vượt trội như sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, cải thiện được tính chất của đất… Đặc biệt gỗ Keo rất phù hợp cho sản xuất nguyên liệu giấy, ván nhân tạo, sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu…. Ở nước ta Keo được trồng ở hầu hết các tỉnh từ Miền Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với mục đích chủ yếu làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy. Tuy nhiên gần đây tại một số vùng trồng Keo trọng điểm trên đã xuất hiện những cây Keo bị chết héo từ trên ngọn xuống hay còn gọi là hiện tượng cây chết ngược, bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Các mẫu bệnh đã được phòng Bảo vệ rừng Viện Khoa học Lâm Nghiệp giám định nguyên nhân là do loài nấm ceratocystis sp.gây ra. 2.1.1. Đặc điểm hình thái của cây Keo lai Cây gỗ nhỡ, cao tới 25-30m, đường kính tới 30-40cm, cao và to hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm, các đặc tính khác có dạng trung gian giữa 2 loài bố mẹ. Thân thẳng, cành nhánh nhỏ, tỉa cành khá, tán dày và rậm. 4 Từ khi hạt nẩy mầm tới hơn 1 tháng hình thái lá cũng biến đổi theo 3 giai đoạn lá mầm, lá thật và lá giả. Lá giả mọc cách tồn tại mãi. Chiều rộng lá hẹp hơn chiều rộng lá keo tai tượng nhưng lớn hơn chiều rộng lá keo lá tràm. Hoa tự bông 5-6 hoa/1 hoa tự vàng nhạt mọc từng đôi ở nách lá. Quả đậu dẹt, khi non thẳng khi già cuộn hình xoắn ốc. Mùa hoa tháng 3-4, quả chín tháng 7-8. Vỏ quả cứng, khi chín màu xám và nứt. Mỗi quả có 5-7 hạt màu nâu đen, bóng. Một kg hạt có 45.000-50.000 hạt, thu được từ 3-4kg quả. 2.1.2. Đặc tính sinh thái của cây Keo lai Keo lai tự nhiên được phát hiện lần đầu vào năm 1972 trong số các cây keo tai tượng trồng ven đường ở Sabah - Malaixia. Ở Thái Lan đầu tiên cũng tìm thấy keo lai được trồng thành đám ở Muak-Lek, Salaburi. Ở nước ta giống Keo lai ở Ba Vì có nguồn gốc cây mẹ là Keo tai tượng xuất xứ Pain-tree bang Queensland - Australia. Cây bố là Keo lá tràm xuất xứ Darwin bang Northern Territory - Ôxtrâylia. Ở Đông Nam Bộ hạt giống lấy từ cây mẹ Keo tai tượng xuất xứ Mossman và cây bố Keo lá tràm cũng ở Ôxtrâylia nhưng không rõ xuất xứ. Về cơ bản các giống keo lai đã phát hiện ở nước ta đều có cây mẹ cùng vùng sinh thái giống nhau: Vĩ độ 12o20’16o20’ Bắc, kinh độ 132o16’-145o,30’ Đông, lượng mưa 800-1900mm. Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với loài keo bố mẹ. Với một số dòng Keo lai đã chọn lọc trồng thâm canh 3 tuổi đạt trung bình 8,69,8m về chiều cao, 9,8-11,4cm về đường kính, 19,4-27,2 m3/ha/năm về lượng sinh trưởng và 50-77m3/ha về sản lượng gỗ. Rừng keo lai 7-8 tuổi đạt 150200m3 gỗ/ha, có thể nhiều hơn 1,5-2 lần rừng Keo tai tượng và Keo lá tràm. Keo lai có nhiều hạt và khả năng tái sinh tự nhiên bằng hạt rất mạnh. Rừng trồng 8-10 tuổi sau khi khai thác trắng, đốt thực bì và cành nhánh, hạt nẩy mầm và tự tái sinh hàng vạn cây trên 1 ha. Tuy nhiên không trồng rừng Keo lai bằng cây con từ hạt mà phải bằng cây hom. 5 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2.2.1.1. Những nghiên cứu về cây Keo lai Cây Keo lai(Acacia hybrids) là tên gọi tắt của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Giống Keo lai tự nhiên này được phát hiện đầu tiên bởi Messir Herbern và Shim vào năm 1972 trong số các cây Keo tai tượng trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah, Malaysia. Năm 1976, M.Tham đã kết luận thông qua việc thụ phấn chéo giữa Keo Tai tượng và Keo lá tràm tạo ra cây Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn giống bố mẹ. Đến tháng 7 năm 1978, kết luận trên cũng đã được Pedley xác nhận sau khi xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản thực vật ở Queensland - Australia (Lê Đình Khả, 1999) [4].Ngoài ra, Keo lai tự nhiên còn được phát hiện ở vùng Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea (Turnbull, 1986, Gun và cộng sự, 1987, Griffin, 1988), ở một số nơi khác tại Sabah (Rufelds, 1987) và Ulu Kukut (Darus và Rasip, 1989) của Malaysia, ở Muak-Lek thuộc tỉnh Saraburi của Thái Lan (Kijkar, 1992). Giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng với Keo lá tràm đã được phát hiện ở cả rừng tự nhiên lẫn rừng trồng và đều có một số đặc tính vượt trội so với bố mẹ, sinh trưởng nhanh, cành nhánh nhỏ, thân đơn trục với đoạn thân dưới cành lớn.Nghiên cứu về hình thái cây Keo lai có thể kể đến các công trình nghiên cứu của Rufelds (1988) ;Gan.E và Sim Boom Liang (1991) các tác giả đã chỉ ra rằng: Keo lai xuất hiện lá giả (Phyllode) sớm hơn Keo tai tượng nhưng muộn hơn Keo lá tràm. Ở cây con lá giả đầu tiên của Keo lá tràm thường xuất hiện ở lá thứ 4-5, Keo tai tượng thường xuất hiện ở lá thứ 8-9 còn ở Keo lai thì thường xuất hiện ở lá thứ 5-6. Bên cạnh đó là sự phát hiện về tính chất trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở các bộ phận sinh sản (Bowen, 1981).Theo nghiên cứu của Rufeld (1987) thì 6 không tìm thấy một sự sai khác nào đáng kể của Keo lai so với các loài bố mẹ. Các tính trạng của chúng đều thể hiện tính trung gian giữa hai loài bố mẹ mà không có ưu thế lai thật sự. Tác giả đã chỉ ra rằng Keo lai hơn Keo tai tượng về độ tròn đều của thân, có đường kính cành nhỏ hơn và khả năng tỉa cành tự nhiên khá hơn Keo tai tượng, song độ thẳng thân, hình dạng tán lá và chiều cao dưới cành lại kém hơn Keo tai tượng. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Pinso Cyril và Robert Nasi, (1991) thì trong nhiều trường hợp cây Keo lai có xuất xứ ở Sabah vẫn giữ được hình dáng đẹp của Keo tai tượng. Về ưu thế lai thì có thể có nhưng không bắt buộc vì có thể bị ảnh hưởng của cả 02 yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sinh trưởng của Keo lai tự nhiên đời F1 là tốt hơn, còn từ đời F2 trở đi cây sinh trưởng không đồng đều và trị số trung bình còn kém hơn cả Keo tai tượng. Khi đánh giá về các chỉ tiêu chất lượng của cây Keo lai, Pinso và Nasi (1991) thấy rằng độ thẳng của thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân,…đều tốt hơn giống bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp với các chương trình trồng rừng thương mại. 2.2.1.2. Nghiên cứu về bệnh hại Keo Năm 1961 - 1968 John Boyce, nhà bệnh cây rừng người Mỹ đã mô tả một số bệnh cây rừng, trong đó có bệnh hại keo (John Boyce, 1961). [9] Năm 1953 Roger đã nghiên cứu một số bệnh hại trên cây bạch đàn và keo. GF. Brown (người Anh, 1968) cũng đề cập đến một số bệnh hại keo.[11] Trong thực tế có một số nấm bệnh đã được phân lập từ một số loài keo. Đó là nấm Glomerella cingulata gây bệnh đốm lá ở A. simsii; nấm Uromycladium robinsonii gây bệnh gỉ sắt ở lá giả loài A. melanoxylon; nấm Oidium sp. Có trên các loài A. mangium và A. auriculiformis ở Trung Quốc nhưng loài A. confusa địa phương lại không bị bệnh. 7 2.2.1.3. Nghiên cứu về nấm Ceratocystis Ở Indonexia Ceratocystis spp. lần đầu tiên được ghi nhận với tên là Ceratocystis fimbriata (còn có tên là Rostrella cofeae Zimm) được công bố năm 1900 trên cây Cà phê (Coffea arabica L.) ở đảo Java (Zimmerman, 1900). Nấm Ceratocystis được xác định là một mối đe dọa mới cho rừng trồng keo ở Châu Á và Úc (Wingield et al. 2009). Gần đây nhất, Tarigan và cộng sự (2011) đã phát hiện ba loài nấm Ceratocystis mới gây hại trên Keo tai tượng ở Indonexia đó là các loài Ceratocystis inquinans, C. sumatrana và C. Microbasis. Năm 2011 Tarigan et al. đã phát hiện thêm hai loài nấm mới gây bệnh cho Keo tai tượng ở Indonesia và đặt tên là Ceratocystis manginecans và C. Acaciivora. 2.2.1.4. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bệnh Biện pháp canh tác: Chăm sóc cây đầy đủ, cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho vườn cây; Sau khi thu hoạch, tiến hành cắt tỉa và tiêu huỷ những cành sâu bệnh, cành vô hiệu bên trong tán, vệ sinh vườn sạch sẽ.; Bệnh có thể lây lan qua dụng cụ cắt tỉa, do đó sau mỗi lần cắt tỉa cũng như khi sử dụng dụng cụ từ cây bị bệnh sang cây khoẻ nên khử trùng dụng cụ bằng cách ngâm dụng cụ trong dung dịch cồn 900 trong 10 phút nhằm tiêu diệt mầm bệnh cũng như tránh sự lây lan; Cắt bỏ cành, cây bị bệnh nặng. Tiêu huỷ tập trung. Quét thuốc trừ nấm hoặc nước ngay vết cắt để tránh nhiễm bệnh ngay vết thương. Lưu ý: Nếu vết cắt vẫn còn ứa ra lớp nhựa đen có chứa bào tử nấm thì tiếp tục cắt sâu vào và tiếp tục quan sát cho đến khi vết cắt khô hẳn. Dải vôi xung quanh tán cây, 2 lần/năm (đầu mùa mưa và đầu mùa nắng); Không được chiết cành hoặc sử dụng mắt ghép (bó) trên cây nhiễm bệnh làm vật liệu ghép vì có nấm có khả năng lây nhiễm qua cách nhân giống bằng phương pháp vô tính. Biện pháp sinh học: Bón phân hữu cơ, phân chuồng đã ủ hoai kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma để cải thiện hệ vi sinh vật đất đồng thời góp phần làm giảm mầm bệnh lưu tồn trong đất. 8 + Phun ngừa thuốc trừ nấm có phổ rộng như: Coc 85, Norshield, Zineb, Mancozeb hay Gomi, Pysaigon, Topsin-M, Agotop. Cây bị bệnh xử lý bằng Mancozeb (Dithane M45, Pencozeb), Carbendazim (Bavistin, Benzimidine). 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 2.2.2.1. Nghiên cứu về gây trồng Keo lai Ở nước ta, Keo lai đã xuất hiện lác đác tại một số nơi ở nam bộ như Tân Tạo, Trảng Bom, Sông Mây, Trị An và ở Ba Vì thuộc Bắc Bộ, nhưng cây lai này đã xuất hiện trong rừng Keo tai tượng với các tỷ lệ khác nhau. Ở các tỉnh miền nam là 3 - 4 % còn ở Ba Vì 4- 5%, riêng giống lai tự nhiên ở ba Vì được xác định là giữa A.mangium (xuất xứ Daitree thuộc Bang Queenland) với A.auriculiformis(xuất xứ Darwin thuộc Bang Northern territoria) của Austrlia. Lê Đình Khả và cộng sự năm 1997 các cây trội của keo lai F1 được chọn ở rừng trồng keo tai tượng 2,5 tuổi, những cây lai này được cắt ở độ tuổi 85cm để lấy chồi giâm hom vào tháng 4/1993. Các dòng cây hom của cây lai được chọn trồng vào tháng 10/1993 tại Ba Vì theo 3 khối, mỗi khối trồng đủ các dòng thí nghiệm, mỗi dòng 10 cây và bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên đã cho kết quả.[4] Keo lai tự nhiên 2,5 tuổi trong rừng trồng Keo tai tượng tại Ba Vì,có chiều cao trung bình là 4,5 m và có đường kính ngang ngực là 5,2 cm, tháng 6/1993 cho nhiều chồi và cho số hom bình quân 289 hom trên gốc sau 3 lần cắt. Trong tổng số 34 dòng dự tuyển thì tỷ lệ ra rễ của các dòng rất khác nhau, dòng có tỷ lệ ra rễ trên 80% là dòng 33,23. Ra rễ từ 60-72% các dòng 30,32,29,28,19,20,22,12, các dòng có tỷ lệ ra rễ nhỏ hơn 7% là dòng 1,3,9. Với kết quả trên chứng tỏ Keo lai có khả năng ra chồi cao, tỷ lệ ra rễ tương đối lớn và không giống nhau giũa các cá thể. Trong 10 tháng đầu, các dòng Keo lai sinh trưởng về chiều cao và đường kính đều lớn hơn Keo bố, mẹ đến 18 tháng tuổi chúng vẫn có sinh trưởng cao hơn các dòng bố mẹ đối chứng. 9 2.2.2.2. Nghiên cứu về bệnh hại Keo a) Tình hình nghiên cứu chung Vào cuối những những năm 1980 và đầu những năm 1990 bệnh dịch cháy lá chết ngọn bạch đàn đã xuất hiện rộng và là mối đe dọa lớn cho các nhà trồng rừng trên khắp cả nước đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ và miền Trung (Quảng Nam, Đà Nắng, Huế) Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997) cho thấy diện tích rừng bạch đàn đã bị tấn công 50% tổng diện tích với các mức độ khác nhau và đều cảnh báo nguy cơ gây hại lớn của bệnh đối với cây rừng trồng tập chung và dề xuất định hướng nghiên cứu.[6],[7] Dự án mang tên “Giảm thiểu tác động của bệnh bạch đàn ở vùng Đông Nam Á” ACIAR 9441 do trung tâm Nghiên cứu Nông Nghiệp Quốc Tế của Ôxtrâylia (ACIAR) tài trợ bắt đầu triển khai tại Việt Nam, Thái Lan, Ôxtrâylia. Dự án được Viên Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam triển khai tại Viêt Nam.Cho tới khi kết thúc dự án vào cuối năm 2000, dự án đã đặt nền móng cho định hướng nghiên cứu về bệnh và mở đầu các nghiên cứu về chọn giống bạch đàn kháng bệnh nước ta. Bước đầu đã tìm hiểu được các loài nấm hại điều tra đánh giá mức độ nhiễm bệnh và ảnh hưởng của loài cũng như xuất xứ cũng như hộ gia đình có nấm bị hại. Các kết quả đầu tư của dự án được báo cáo tại hội thảo dự án bệnh bạch đàn được tổ chức vào tháng 11 năm 2000 tại Thành Phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Hoàng Nghĩa (2000); Phạm Quang Thu (2000) [7]. Từ đầu những năm 1980 trở lại đây nhiều loài đã được nhập về đây trồng thử nghiệm nước ta như Keo tai tượng (A. magium), Keo lá liềm (A. crassicarpa), Keo đa thân (A. aulacocarpa), Keo bụi (A. cincinnata), Keo lá sim(A. holosericea) và sau này là Keo lai tự nhiên được phát hiện và chủ động lai tạo (Sedgley et al., 1992) 10 Mùa xuân năm 1990 các xuất xứ Keo tai tượng và Keo lá chàm gieo tại vườn ươm Chèm, Từ Liêm, Hà Nội đã bị bệnh phấn trắng với các mức độ khác nhau. Nhìn bề ngoài lá Keo như bị rắc một lớp phấn trắng hay vôi bột. Mức độ bệnh đã được đánh giá quan sát bằng mắt thường và được xếp theo thứ tự nặng hay nhẹ. Nhìn chung bệnh chưa gây ra ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây con tại vườn ươm và khi đó cũng không có điều kiện để tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc bệnh và các vấn đề có liên quan (Nguyễn Hoàng Nghĩa 1997).[8] Một vài năm trở lại đây diện tích gây trồng Keo đã tăng lên đáng kể (gần 230000 ha vào cuối năm 1999) thì cũng đã xuất hiện rừng trồng. Tại Đạ Tẻh (Lâm Đồng) Keo tai thượng thuần loài trồng trên diện tích 400 ha trong đó đã có 118,5 ha với tỉ lệ bị bệnh từ 7-59% trong đó có một số diện tích bị khá nặng (Phạm Quang Thu, 2002)[7]. Tại Bầu Bàng Bình Dương một số dòng Keo lai đã mắc bệnh phấn hồng (Pink Disease) với tỉ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh khá cao gây thiệt hại cho sản xuất. tại Kom Tum năm 2001 có khoảng 1000 ha rừng Keo lai 2 tuổi bị mắc bệnh loét thân, thối vỏ và dẫn đến khô ngọn. Tỷ lệ nặng nhất là ở Ngọc Tú, Ngọc hồi (Kom Tum) lên đến 90% số cây bị chết ngọn. 2.2.2.3. Nghiên cứu về nấm Ceratocystis Ở nước ta với điều kiện khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nhiều loài nấm phát triển đặc biệt là Ceratocystis đã bắt đầu xuất hiện trên cây Keo tại một số nơi như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Tuyên Quang và Quảng Ninh. Những cây bị bệnh, gỗ bị biến màu, xì nhựa mủ ở vỏ, toàn bộ những cây bị nhiễm bệnh chỉ sau một thời gian ngắn là chết ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rừng trồng Keo. Theo kết quả điều tra bệnh hại rừng trồng mới được thực hiện năm 2010 và năm 2011 tại Thừa Thiên Huế cho thấy trên các diện tích rừng trồng Keo 11 tai tượng, Keo lá tràm và Keo lai ở một số địa phương của Tỉnh đã xuất hiện hiện tượng cây keo chết héo với tỷ lệ 5-7%. Bệnh hại keo ở Thừa Thiên Huế được xác định là một loài nấm thuộc chi Ceratocystis. Các loài nấm thuộc chi này không phải mới xuất hiện ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu trước đây đã ghi nhận loài nấm Ceratocystis fimbriata gây bệnh thối mốc mặt -cạo cây Cao su (Hội Nông dân Việt Nam, 2011). 2.2.2.4. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bệnh + Biện pháp canh tác: Chăm sóc cây đầy đủ, cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho vườn cây; Sau khi thu hoạch, tiến hành cắt tỉa và tiêu huỷ những cành sâu bệnh, cành vô hiệu bên trong tán, vệ sinh vườn sạch sẽ.; Bệnh có thể lây lan qua dụng cụ cắt tỉa, do đó sau mỗi lần cắt tỉa cũng như khi sử dụng dụng cụ từ cây bị bệnh sang cây khoẻ nên khử trùng dụng cụ bằng cách ngâm dụng cụ trong dung dịch cồn 900 trong 10 phút nhằm tiêu diệt mầm bệnh cũng như tránh sự lây lan; Cắt bỏ cành, cây bị bệnh nặng. Tiêu huỷ tập trung. Quét thuốc trừ nấm hoặc nước ngay vết cắt để tránh nhiễm bệnh ngay vết thương. Lưu ý: Nếu vết cắt vẫn còn ứa ra lớp nhựa đen có chứa bào tử nấm thì tiếp tục cắt sâu vào và tiếp tục quan sát cho đến khi vết cắt khô hẳn Rải vôi xung quanh tán cây, 2lần/năm (đầu mùa mưa và đầu mùa nắng); Không được chiết cành hoặc sử dụng mắt ghép (bo) trên cây nhiễm bệnh làm vật liệu ghép vì có nấm có khả năng lây nhiễm qua cách nhân giống bằng phương pháp vô tính. Biện pháp sinh học: Bón phân hữu cơ, phân chuồng đã ủ hoai kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma để cải thiện hệ vi sinh vật đất đồng góp phần làm giảm mầm bệnh lưu tồn trong đất. + Biện pháp hoá học: Phun thuốc diệt trừ kiến đen, mối và bọ cánh cứng trên cây, đối với việc khoanh vỏ xử lý ra hoa: Không nên mở vết khoanh 12 quá lớn và nếu được có thể dùng thuốc trừ nấm (Coc 85, Mancozeb) quét quanh vết khoanh để hạn chế sự tấn công cuả bệnh. + Phun ngừa thuốc trừ nấm có phổ rộng như: Coc 85, Norshield, Zineb, Mancozeb hay Gomi, Pysaigon, Topsin-M, Agotop. Cây bị bệnh xử lý bằng Mancozeb (Dithane M45, Pencozeb), Carbendazim (Bavistin, Benzimidine). Chú ý: Cần hạn chế gây vết thương trên cây đặc biệt là vào mùa mưa, khi khai thác hạn chế chặt gây tổn hại cho cây chưa khai thác, khi cắt tỉa cành nên dùng keo hay mỡ bò bôi kín vết cắt. Có thể sử dụng Norshield 86.2 WG, 50 g/30 lít nước phun kỹ trong tán cây, cành, thân chính để phòng bệnh. 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu a) Vị trí địa lý Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, có giới hạn địa lí: - 105017 - 106017 Kinh độ Đông - 21036 - 212056 Vĩ độ Bắc Khu vực tiếp giáp: -Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) - Phía tây giáp huyện Đồng Hỉ và huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) - Phía nam giáp huyện Đồng Hỉ (tỉnh Thái Nguyên) và huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) - Phía Bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Cạn). Thị trấn Đình Cả, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 37 km và cách thị trấn Đồng Đăng - Lạng Sơn 80km Huyện gồm 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 6 xã vùng I, 3 xã vùng II, còn lại là 5 xã vùng III Diện tích tự nhiên của Võ Nhai là 845,1 km2. b)Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng +) Địa hình
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng