Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Chuyên đề

.DOCX
4
302
94

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ: KỶ NIỆM 14 NĂM TTCK VIỆT NAM ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG Năm 2016 – Thị trường chứng khoán phái sinh sẽ được triển khai - UBCKNN đẩy mạnh công tác xây dựng khung pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh Thị trường giao dịch các sản phẩm phái sinh đã được nhiều quốc gia trên thế giới phát triển từ nhiều năm nay, bởi nó là công cụ giúp nhà đầu tư phòng vệ rủi ro. Bên cạnh đó, các sản phẩm phái sinh còn hấp dẫn đầu tư bởi khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính cao để tìm kiếm lợi nhuận. Đề án về xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 366/QĐ-TTg ngày 11/03/2014. Trên cơ sở Đề án phê duyệt, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chính thức vận hành TTCKPS vào năm 2016. Trong đó, xây dựng khung pháp lý (Nghị định của Chính phủ về chứng khoán phái sinh (CKPS) và TTCKPS và các văn bản hướng dẫn) được xem là một trong những điều kiện chuẩn bị quan trọng nhất. Tạp chí Chứng khoán, UBCKNN đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường, thành viên Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập xây dựng Nghị định của Chính phủ về CKPS và TTCKPS để cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. Thưa Ông, xin Ông cho biết một số quan điểm, định hướng của UBCKNN về việc xây dựng khung pháp lý cho TTCKPS tại Việt Nam? TTCKPS được coi là một thị trường bậc cao, phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sự phức tạp và rủi ro của thị trường này là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 mà đến nay vẫn còn những dư chấn. Đó chính là lý do mà Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển TTCKPS Việt Nam vừa được Chính phủ ban hành thể hiện rõ quan điểm thận trọng, định hướng phát triển TTCKPS từ đơn giản đến phức tạp, bảo đảm được khả năng quản lý, giám sát đối với những rủi ro trên thị trường. Quá trình xây dựng và phát triển TTCKPS được chia thành các giai đoạn với mục tiêu phát triển khác nhau theo hướng từ thấp đến cao dần, từ đơn giản đến phức tạp dần. Do đó, khung pháp lý cho TTCKPS vừa phải bảo đảm điều chỉnh một cách toàn diện nhưng chi tiết tới từng đối tượng trên thị trường tương ứng với quy mô, mục tiêu phát triển TTCKPS giai đoạn đầu (trong ngắn hạn) vừa mang tính mở để phù hợp với quy mô, mục tiêu phát triển TTCKPS trong dài hạn. Dự thảo Nghị định của Chính phủ về CKPS và TTCKPS làm rõ định hướng phát triển TTCKPS tập trung, chưa cho phép TTCKPS phi tập trung (OTC), yêu cầu các CKPS phải được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK), thanh toán bù trừ qua hệ thống Đối tác bù trừ trung tâm (CCP) để hạn chế rủi ro. TTCKPS cho phép các công ty chứng khoán (CtyCK), ngân hàng thương mại (NHTM) được tham gia làm thành viên nhưng phải thỏa mãn những tiêu chí nhất định, trong đó tiêu chí về vốn và chỉ tiêu an toàn tài chính được đặc biệt chú trọng. TTCKPS nhắm tới các tổ chức tài chính lớn, có tình hình tài chính vững mạnh làm người bảo đảm, đứng sau giao dịch của khách hàng. Đối với TTCKPS, “chất lượng” tổ chức thành viên sẽ là tiêu chí luôn được coi trọng hơn yếu tố “số lượng”. 1 Quá trình triển khai xây dựng Dự thảo Nghị định và các văn bản hướng dẫn có gặp phải những khó khăn, vướng mắc nào không, thưa Ông? Hệ thống khung pháp lý cho TTCKPS từ Nghị định, Thông tư đến các quy chế hướng dẫn hiện đang được xây dựng trên cơ sở các thông lệ quốc tế, dựa trên kinh nghiệm phát triển TTCKPS khá thành công của một số quốc gia trong khu vực và thế giới, có tính đến điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình xây dựng Nghị định và các văn bản hướng dẫn mắc phải một số khó khăn do CKPS và TTCKPS là lĩnh vực còn quá mới mẻ tại Việt Nam. Xây dựng khung pháp lý cho TTCKPS đòi hỏi thành viên Ban soạn thảo phải là những người am hiểu, có kiến thức chuyên sâu. Bên cạnh đó, các nội dung quy định về giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực CKPS cần đến kinh nghiệm thực tế, trong khi chúng ta chưa có TTCKPS để có được những trải nghiệm thực tế này. Do đó, làm sao để phát hiện, liệt kê được đầy đủ những hành vi vi phạm có thể xảy ra trên TTCKPS, đưa ra những quy định kiểm soát, hạn chế và ngăn chặn kịp thời cũng như xây dựng các chế tài xử phạt đủ mạnh là điều không hề đơn giản mà thực sự thách thức. TTCKPS được coi là một thị trường phức tạp do đó quá trình xây dựng Nghị định luôn phải cân nhắc tới yếu tố rủi ro, các quy định phải đảm bảo nguyên tắc thận trọng để khi Nghị định triển khai trong thực tiễn sẽ hỗ trợ thị trường vận hành an toàn, hiệu quả. Theo đó, các vấn đề liên quan đến ký quỹ, thanh toán, cơ chế bảo đảm thanh toán, đặc biệt là mô hình CCP nhằm xử lý trường hợp nhà đầu tư, tổ chức kinh doanh CKPS bị vỡ nợ, mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản phải cân nhắc kỹ lưỡng, trao đổi nhiều lần. Thời điểm hiện tại, Dự thảo Nghị định và Thông tư hướng dẫn đang được hoàn tất và sẽ sớm được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ các thành viên thị trường. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự tham gia tích cực của các thành viên cho hai bản dự thảo này, đặc biệt là về vấn đề quản trị rủi ro. Gần đây, cơ quan quản lý thị trường đã phải nhắc nhở và yêu cầu một số thành viên thị trường chấm dứt việc tự phát giới thiệu các sản phẩm phái sinh ra thị trường do chưa có cở sở pháp lý và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Xin Ông cho biết khung pháp lý cho TTCKPS dự kiến sẽ hỗ trợ gì cho các tổ chức tài chính nói trên và bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ? Hiện nay, CKPS mới chỉ được đề cập trong Luật Chứng khoán trong phần giải thích thuật ngữ. Các hướng dẫn chi tiết để có thể triển khai giao dịch các sản phẩm này chưa được đề cập trong bất cứ văn bản nào dưới Luật. Do đó, việc triển khai một số sản phẩm mới, có nhiều điểm tương đồng với sản phẩm hợp đồng tương lai (HĐTL), hợp đồng quyền chọn (HĐQC) như CtyCK VNDirect và Công ty Vàng thế giới (VTG) trước đây là một hình thức nhằm lách luật, đã sớm bị cơ quan quản lý là UBCKNN yêu cầu chấm dứt triển khai. Việc tự phát giới thiệu các sản phẩm phái sinh này sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nghị định, Thông tư hướng dẫn và các quy chế khi được ban hành sẽ cởi “nút thắt” cho các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và nhà đầu tư muốn giao dịch CKPS để phòng vệ rủi ro cũng như đầu tư sinh lợi. Các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ tham gia thị trường với tư cách là các nhà giao dịch, giao dịch các CKPS đã được chuẩn hóa do SGDCK thiết lập, niêm yết và tổ chức 2 giao dịch. Dự thảo Nghị định hiện chỉ cho phép SGDCK là đơn vị duy nhất thực hiện xây dựng các hợp đồng CKPS, thực hiện niêm yết và giao dịch các hợp đồng này. Đối với cơ chế bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, dự thảo Nghị định đặt ra yêu cầu các CtyCK thực hiện nghiệp vụ môi giới cho nhà đầu tư trên TTCKPS, trước khi ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch phải cung cấp cho nhà đầu tư những hiểu biết nhất định về CKPS, cách thức giao dịch, thanh toán, yêu cầu ký quỹ, đặc biệt là phải cung cấp cho nhà đầu tư Bản khuyến cáo và cảnh báo rủi ro (đây là điểm khác biệt cơ bản với giao dịch trên TTCK cơ sở), giúp nhà đầu tư nhận thức được các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra khi giao dịch trên TTCKPS. CtyCK cũng phải thường xuyên và định kỳ thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin cho nhà đầu tư về kết quả giao dịch, bảng cân đối ký quỹ, áp dụng các giới hạn vị thế… Về phía cơ quan quản lý, cơ chế bảo đảm an toàn và hạn chế rủi ro cho thị trường nói chung, nhà đầu tư nói riêng được thể hiện ngay ở việc lựa chọn mô hình TTCKPS tập trung thay vì cho phép TTCKPS OTC phát triển. Với việc chuẩn hóa các loại CKPS, niêm yết và giao dịch trên SGDCK cho phép giá cả được hình thành một cách khách quan, phản ánh nhu cầu sát thực của thị trường, các thông tin về giao dịch được công khai, minh bạch và rõ ràng. Hơn thế nữa, mọi giao dịch CKPS được thực hiện thông qua cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP) nhằm hạn chế tối đa rủi ro đối tác. Nhà đầu tư được bảo đảm thanh toán ngay cả trong trường hợp đối tác bên kia bị mất khả năng thanh toán vì CCP sẽ chịu trách nhiệm thanh toán thay cho tổ chức/cá nhân mất khả năng thanh toán này. Vì thế, CCP được xem như là yêu cầu không thể thiếu của TTCKPS tập trung hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Để Nghị định sớm được ban hành và đi vào cuộc sống, Ông có thể cho biết UBCKNN dự kiến triển khai các giải pháp gì? Theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, TTCKPS sẽ chính thức vận hành vào năm 2016. Trước thời điểm đó, công tác chuẩn bị cho vận hành TTCKPS phải được hoàn tất từ xây dựng khung pháp lý, xây dựng hạ tầng công nghệ, phổ biến kiến thức về CKPS và TTCKPS cũng như nguồn nhân lực cho thị trường. Theo chương trình công tác của Bộ Tài chính, dự thảo Nghị định về CKPS và TTCKPS sẽ được trình Thủ trướng Chính phủ chậm nhất là tháng 12/2014, dự kiến được thông qua vào năm 2015. Thời gian từ nay đến lúc đó còn không dài, do đó, UBCKNN đang tiến hành đồng loạt nhiều giải pháp cụ thể như sau: Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ hoàn tất dự thảo Nghị định, trình Bộ Tài chính, gửi lấy ý kiến Bộ, ngành, thành viên thị trường để hoàn chỉnh dự thảo Nghị định trình Thủ tướng Chính phủ theo đúng kế hoạch đề ra. Cùng với đó, dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định cũng đang được triển khai song song để gửi lấy ý kiến rộng rãi công chúng đầu tư theo hướng đem đến cho các thành viên thị trường, nhà đầu tư cách tiếp cận toàn diện hơn khung pháp lý về TTCKPS, một lĩnh vực được xem là rất mới và phức tạp. Các văn bản pháp lý này cũng đã và đang được lấy ý kiến các chuyên gia nước ngoài để bảo đảm xây dựng một hệ thống pháp lý hiệu quả, kết tinh được những thông lệ quốc tế tốt nhất và chắt lọc, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam. Thứ hai, vấn đề đào tạo, phổ biến kiến thức về CKPS và TTCKPS là vấn đề nòng cốt và lâu dài. Vấn đề này cần được triển khai ngay từ bây giờ để có được một cơ số nhà 3 đầu tư am hiểu về thị trường. Những kiến thức cơ bản về TTCKPS sẽ là điều kiện quan trọng tiếp cận tới hệ thống khung pháp lý phức tạp như CKPS. UBCKNN dự kiến sẽ tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi cởi mở với thành viên thị trường về nội dung của dự thảo Nghị định, Thông tư như một cách tuyên truyền, phổ biến tới công chúng đầu tư ngay từ giai đoạn xây dựng và hoàn thiện dự thảo. Những buổi hội thảo, trao đổi này sẽ là cơ hội để ban soạn thảo nắm bắt được nhu cầu thực tiễn của thị trường, những khó khăn tồn tại cần khắc phục để điều chỉnh dự thảo quy định pháp lý cho thực sự phù hợp với bối cảnh, nhu cầu của TTCK Việt Nam. Thứ ba, công tác tập huấn, tuyên truyền về Nghị định cũng như Thông tư khi đã được ký ban hành là yêu cầu thiết yếu vẫn thường xuyên được triển khai để một văn bản quy phạm pháp luật nói chung sớm đi vào cuộc sống. Với Nghị định về CKPS và TTCKPS, công việc này sẽ được chú trọng và thúc đẩy một cách mạnh mẽ hơn, thường xuyên hơn và quy mô rộng hơn vì đây là một lĩnh vực mới và phức tạp. Với sự chỉ đạo và ủng hộ tích cực từ Chính phủ, Bộ Tài chính cùng với quyết tâm của UBCKNN, chúng tôi tin tưởng rằng Nghị định về CKPS và TTCKPS sẽ sớm được ban hành, tạo cơ sở hành lang pháp lý cho việc triển khai TTCKPS trong năm 2016, đảm bảo TTCKPS hoạt động an toàn, hiệu quả, công bằng và minh bạch, góp phần vào sự phát triển của TTCK Việt Nam. Xin trân trọng cảm ơn Ông! Khánh Nguyên 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan