Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chọn và dẫn giống một số dòng bạch đàn và keo tai tượng để thiết lập vườn lưu gi...

Tài liệu Chọn và dẫn giống một số dòng bạch đàn và keo tai tượng để thiết lập vườn lưu giữ giống

.PDF
63
65
58

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy ---------------------*****-------------------- BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2009 Đề tài: CHỌN VÀ DẪN GIỐNG MỘT SỐ DÒNG BẠCH ĐÀN VÀ KEO TAI TƯỢNG Ở VÙNG TRUNG TÂM BẮC BỘ ĐỂ THIẾT LẬP VƯỜN LƯU GIỮ GIỐNG Cơ quan chủ quản: BỘ CÔNG THƯƠNG Cơ quan chủ trì: VIỆN NC CÂY NL GIẤY Chủ nhiệm đề tài: KS. Vũ Thị Lan 7701 09/02/2010 PHÚ THỌ, THÁNG 12 NĂM 2009 BỘ CÔNG THƯƠNG TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy ---------------------*****-------------------- BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2009 Đề tài: CHỌN VÀ DẪN GIỐNG MỘT SỐ DÒNG BẠCH ĐÀN VÀ KEO TAI TƯỢNG Ở VÙNG TRUNG TÂM BẮC BỘ ĐỂ THIẾT LẬP VƯỜN LƯU GIỮ GIỐNG Chủ nhiệm đề tài: KS. Vũ Thị Lan Tham gia thực hiện: ThS. Hà Văn Huy KS. Hoàng Ngọc Hải KS. Triệu Hoàng Sơn PHÚ THỌ, THÁNG 12 NĂM 2009 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NN & PTNN: Nông nghiệp và phát triển nông thôn NPK: Phân vô cơ hỗn hợp đạm, lân, kali H: Chiều cao Htb: Chiều cao trung bình Hvn: Chiều cao vút ngọn D0: Đường kính ở vị trí sát mặt đất D1.3: Đường kính ở độ cao 1,3 mét D1.3(tb): Đường kính trung bình ở độ cao 1,3 mét TLS: Tỷ lệ sống Sig: Xác xuất tính được N: Mật độ CTLN: Công ty lâm nghiệp CTTN: Công thức thí nghiệm IBA: Indol butyric axit ABT1: Chế phẩm ra rễ của Trung Quốc (ABT số 1) K1: ABT1 1% + IBA 0.5% K2: ABT1 1% + IBA 1% K3: ABT1 0.5% + IBA 1% K4: ABT1 1% K5: IBA 1% Iv Chỉ số sinh trưởng V: Thể tích thân cây bình quân TLRR: Tỷ lệ ra rễ CSRR: Chỉ số ra rễ i DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Sinh trưởng và tỷ lệ sống các dòng Bạch đàn 14 tháng tuổi tại Phù Ninh, Phú Thọ. Bảng 2: Sinh trưởng và tỷ lệ sống các dòng Keo tai tượng 13 tháng tuổi tại Hàm Yên, Tuyên Quang. Bảng 3: Sinh trưởng và tỷ lệ sống của các dòng Bạch đàn 27 tháng tuổi tại Lập Thạch - Vĩnh Phúc. Bảng 4: Sinh trưởng và tỷ lệ sống của các dòng Keo tai tượng 25 tháng tuổi tại Hàm Yên, Tuyên Quang. Bảng 5: Sinh trưởng và tỷ lệ sống của các dòng Keo tai tượng 25 tháng tuổi tại Phù Yên, Sơn La. Bảng 6: Tỷ lệ sống của các dòng Keo và Bạch đàn sau khi trồng 8 tháng tuổi tại vườn cấp hom. Bảng 7: Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc vườn vật liệu và nồng độ IBA đến khả năng ra rễ của hom Keo tai tượng. Bảng 8: Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc vườn vật liệu và mùa vụ đến khả năng ra rễ của hom các dòng Keo tai tượng. Bảng 9: Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc vườn vật liệu và hỗn hợp chất kích thích đến khả năng ra rễ của hom các dòng Bạch đàn. Bảng 10: Ảnh hưởng của mùa vụ và chế độ chăm sóc đến khả năng ra rễ của hom Bạch đàn. ii Tóm tắt Để tiếp tục chương trình cải thiện giống, từ năm 2006 đến năm 2009 Bộ Công thương đã giao cho VNCCNLG thực hiện đề tài "Chọn và dẫn giống một số dòng Bạch đàn và Keo tai tượng có triển vọng ở vùng Trung tâm Bắc Bộ để thiết lập vườn lưu giữ giống". Đề tài đã chọn được hơn 200 cây trội, dẫn giống thành công hơn 100 cây, trồng khảo nghiệm được 9,0ha, kết quả bước đầu cho thấy: - Khảo nghiệm 25 dòng Bạch đàn tại Phù Ninh - Phú Thọ (1.5ha). Sau 14 tháng tuổi, đứng đầu về chỉ số sinh trưởng là dòng E28 và dòng NM15. - Khảo nghiệm 22 dòng Bạch đàn tại Lập Thạch - Vĩnh Phúc (2.2ha). Sau 27 tháng tuổi, sinh trưởng vượt trội về thể tích là dòng CT3 và dòng TTKT7 (vượt cả đối chứng U6 và PN2). - Khảo nghiệm 26 Keo tai tượng tại Hàm Yên - Tuyên Quang (1.5ha). Sau 13 tháng tuổi, đứng đầu về chỉ số sinh trưởng là dòng A47 và A31 (vượt đ/c BV10) - Khảo nghiệm 30 dòng Keo tai tượng tại Hàm Yên - Tuyên Quang (2.0ha). Sau 25 tháng tuổi, dòng A38 và dòng A31 cho khả năng sinh trưởng tương đương với 2 dòng đối chứng KL20 và BV10. - Khảo nghiệm 28 dòng Keo tai tượng tại Phù Yên - Sơn La (1.8ha). Sau 25 tháng tuổi, sinh trưởng vượt trội về thể tích là dòng A47, A7, A40 và dòng A31. Đồng thời với việc khảo nghiệm các dòng vô tính Bạch đàn, Keo tai tượng đề tài đã thực hiện các thử nghiệm giâm hom đối với 2 loài trên. Kết quả trồng được 1.400 cây Bạch đàn và Keo tai tượng cung cấp vật liệu nghiên cứu; xác định được chế độ chăm sóc 2 và vụ thu đông các dòng Bạch đàn và Keo tai tượng cho khả năng ra rễ cao hơn; xác định được dòng Keo tai tượng: A36 (0.75%); A40 (1%) và dòng Bạch đàn: E28 (ABT11% + IBA 0.5%); NM15 (ABT10.5%+ IBA 1%) cho khả năng ra rễ cao nhất. Do vậy, khi các dòng Bạch đàn và Keo tai tượng có triển vọng trên được công nhận là giống mới thì cơ bản đã xác định được biện pháp kỹ thuật giâm hom để nhân nhanh và phát triển những giống mới chọn tạo, góp phần tăng thêm tính đa dạng sinh học, giảm thiểu rủi ro về sâu bệnh hại. iii MỤC LỤC TT Nội Dung Trang I PHẦN I: TỔNG QUAN 1 1.1 Cơ sở pháp lý của đề tài 1 1.2 Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1 1.2.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 Đối tượng và nội dung nghiên cứu 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2 Nội dung nghiên cứu 3 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4 1.4.1 Trên thế giới 4 1.4.2 Ở Việt Nam 5 II PHẦN II: THỰC NGHIỆM 8 2.1 Phương pháp nghiên cứu 8 2.1.1 Xây dựng vườn vật liệu cung cấp hom giâm phục vụ thí nghiệm 8 2.1.2 Bố trí thí nghiệm 9 2.1.3 Phương pháp thu thập số liệu 11 2.1.4 Phương pháp xử lý số liệu 11 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 12 2.2.1 Đánh giá sinh trưởng rừng trồng khảo nghiệm các dòng vô tính 12 2.2.2 Nghiên cứu giâm hom 23 2.2.3 Bản hướng dẫn giâm hom 30 III Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34 2.1 Kết luận 34 2.2 Kiến nghị 35 1.3 1.4 2.2 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHU LỤC   PHẦN I. TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ năm 2009 “Chọn và dẫn giống một số dòng Bạch đàn và Keo tai tượng ở vùng Trung tâm Bắc bộ để thiết lập vườn lưu giữ giống” được thực hiện dựa trên các cơ sở pháp lý như sau: Căn cứ quyết định số 6363/QĐ-BCT ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2009 với Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy. Căn cứ hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số: 079.09.RD/HĐ-KHCN" ngày 04 tháng 03 năm 2009 giữa Bộ Công Thương và Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy. Căn cứ quyết định số 11/VNC-QĐ.KHTH ngày 05 tháng 03 năm 2009 của Viện trưởng Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. 1.2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nhiều năm qua, Bạch đàn và Keo tai tượng là 2 loài cây trồng rừng chính để cung cấp nguyên liệu giấy. Để tiếp tục chương trình cải thiện giống góp phần nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng, công tác chọn và dẫn giống các dòng Bạch đàn và Keo tai tượng ưu trội là nhiệm vụ được tiến hành thường xuyên, nhằm tuyển chọn các cây trội có các đặc tính tốt như sinh trưởng nhanh, chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi khác của môi trường là hết sức cần thiết… Những cây trội sau khi được tuyển chọn và dẫn giống thành công đã được trồng ở vườn lưu giữ giống để làm nguồn vật liệu cho các nghiên cứu tiếp theo như: khảo nghiệm dòng vô tính, trồng rừng mô hình, nghiên cứu kỹ thuật nhân giống [1]…. Thực tế sản xuất hiện nay cho thấy, diện tích rừng trồng các dòng vô tính ngày càng được mở rộng trong khi diện tích rừng trồng bằng cây 1 con từ hạt ngày càng bị thu hẹp, vậy công tác chọn và dẫn giống các dòng Bạch đàn và Keo tai tượng để thiết lập vườn lưu giữ giống phục vụ mục tiêu nghiên cứu trước mắt cũng như lâu dài càng trở nên có ý nghĩa. Kinh nghiệm của sản xuất và nghiên cứu cho thấy rằng khi tập trung vào khai thác và gây trồng các giống có năng suất cao, chúng ta đã quên đi các nguồn gen có giá trị đặc dụng, hoặc có tính chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường song năng suất thấp, khi khoa học phát triển đến trình độ cao chúng ta mới cần đến nó thì không còn nữa. Để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho chiến lược của ngành giấy phấn đấu đạt 2,2 triệu tấn bột giấy vào năm 2010 thì công tác chọn, dẫn giống tạo ra các dòng vô tính đạt năng suất bằng hoặc cao hơn giống đang sản xuất đại trà là việc làm có ý nghĩa thực tiễn, góp phần nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Đề tài đã khảo nghiệm các dòng vô tính Bạch đàn và Keo tai tượng trên 4 địa điểm đại diện cho vùng dự kiến trồng rừng, kết quả bước đầu cho thấy một số dòng có biểu hiện sinh trưởng vượt trội so với dòng đối chứng PN2, PN14, U6 và BV10. Kết quả điều tra cho thấy, diện tích rừng trồng các dòng vô tính Bạch đàn PN2 và PN14 ngày càng được mở rộng, tuy nhiên do số lượng dòng còn ít, nên ở một vài nơi đã có dấu hiệu nguy cơ sâu bệnh hại. Để góp phần bổ xung cho tập đoàn giống trồng rừng nguyên liệu giấy ở vùng Trung tâm Bắc Bộ, tăng thêm tính đa dạng sinh học và độ an toàn cao cho trồng rừng, giảm thiểu rủi ro về sâu bệnh hại, song song với việc tuyển chọn cây trội là việc theo dõi đánh giá và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống đối với những dòng Bạch đàn và Keo tai tượng có triển vọng phục vụ trồng rừng với số lượng lớn là cần thiết. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài * Mục tiêu tổng quát Tuyển chọn, khảo nghiệm dòng dõi các dòng Keo tai tượng và Bạch đàn, lựa chọn được một số dòng mới ưu trội phục vụ trồng rừng nguyên liệu giấy. 2 * Mục tiêu cụ thể năm 2009 - Đánh giá sinh trưởng, phát triển và khả năng thích ứng của các dòng Keo tai tượng và Bạch đàn trồng khảo nghiệm năm 2007 và 2008 tại Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Sơn La và Phú Thọ. - Xác định biện pháp kỹ thuật giâm hom thích hợp cho một số dòng Keo tai tượng và Bạch đàn ưu trội trong thí nghiệm khảo nghiệm dòng trồng năm 2007 và 2008. 1.3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Các dòng vô tính Keo tai tượng đã được chọn dẫn giống năm 2006 và 2007, trồng khảo nghiệm có triển vọng: A12; A17; A36; A37; A40 và A47. Các dòng Bạch đàn đã được chọn dẫn giống năm 2006 và 2007, trồng khảo nghiệm có triển vọng: CT3; NC3; TC1; TC2, NM15 và E28. Các dòng Keo tai tượng và Bạch đàn trồng khảo nghiệm năm 2007 và năm 2008 tại các vùng Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc, Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang, Phù Yên - tỉnh Sơn La và Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ. 1.3.2. Nội dung nghiên cứu 1.3.2.1. Đánh giá sinh trưởng rừng trồng thí nghiệm năm 2007 và 2008 Đánh giá sinh trưởng về đường kính, chiều cao, thể tích thân cây, tỷ lệ sống,… của các dòng Keo tai tượng và Bạch đàn có trên rừng trồng thí nghiệm năm 2007 và 2008. 1.3.2.2. Nghiên cứu giâm hom Chọn các dòng có triển vọng tạo vật liệu nhân giống. Trồng vườn vật liệu Keo tai tượng và Bạch đàn. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ chăm sóc vườn vật liệu đến khả năng ra rễ của hom giâm. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích và mùa vụ đến khả năng ra rễ của hom giâm. 3 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.4.1. Trên thế giới Chọn cây trội và khảo nghiệm là bước công việc quan trọng trong chương trình cải thiện giống cây trồng, chỉ có tuyển chọn dòng ưu việt thì năng suất chất lượng rừng mới nâng cao [2], phương pháp này đã đưa năng suất rừng của nhiều nước trên thế giới đạt tới 70m3/ha/năm như ở Brazil, thậm chí kết quả nghiên cứu đạt 100m3/ha/năm. Tại Smurfit Carton Colombia với mục tiêu nâng cao năng suất rừng họ đã chọn 1.100 cây trội Bạch đàn Grandis và đưa năng suất rừng trồng từ 25m3/ha/năm lên 40m3/ha/năm. Ở một số nước Châu Á nhờ vào chương trình cải thiện giống như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin rừng trồng Bạch đàn cũng đạt năng suất cao, ví dụ ở Thái Lan năng suất rừng Bạch đàn Camaldulensis là 40m3/ha/năm, cá biệt còn đạt 80m3/ha/năm [10]. Trong công tác cải tạo giống cây trồng, các nước đều thiết lập vườn lưu giữ giống gọi là ngân hàng dòng (Clone Banks), mục tiêu là lưu giữ các giống đã tuyển chọn phục vụ nghiên cứu và sản xuất, thậm chí cả những giống khó ra rễ cũng được lưu giữ nếu như các giống đó có ưu điểm mong đợi, ở Nam Phi khi thiết lập vườn lưu giữ giống người ta thường trồng 5-10 cây cho một giống, Trung Quốc trồng 5 cây cho 1 giống. Hiện nay nhiều nước phát triển đã thực hiện kinh doanh rừng nguyên liệu theo phương thức đầu tư thâm canh cao. Để có cây giống chất lượng tốt phục vụ trồng rừng, các nước tập trung vào việc sản suất cây con theo phương pháp giâm hom. Phương pháp này đã được nhiều nơi trên thế giới áp dụng để nhân nhanh những cá thể chọn lọc tạo ra cây con chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu trồng rừng ở qui mô lớn. Nhân giống bằng phương pháp giâm hom đối với cây thân gỗ đã thu được nhiều thành công, là một khâu quan trọng góp phần đưa năng suất rừng trên thế giới lên cao trong những năm gần đây, trong đó có các loài cây trồng rừng quan trọng như các loài Bạch đàn (Eucalyptus) và Bạch đàn lai ở Brazin, Công gô và Trung Quốc. 4 Nhiều nước trên thế giới như: Brazin, Công gô, Trung Quốc, Thái Lan, Cộng hoà Nam Phi... đã đạt được những kết quả to lớn trong việc nhân nhanh các dòng vô tính có chất lượng cao để tạo nên rừng trồng năng suất cao. Ví dụ: Theo báo cáo của Griffin và Revelli (1993) 25 Công ty của Brazil trong năm 1991 đã sản xuất được 270 triệu cây giống phục vụ trồng rừng. Trong đó có tới 50 triệu cây hom Bạch đàn tương đương với 45.000 ha rừng cao sản, cũng theo thông báo này năng suất dự kiến tối thiểu đạt từ 50 - 70 m3/ha/năm (bằng năng suất bình quân của cả chu kỳ 7 - 8 năm của rừng trồng Bạch đàn ở nước ta hiện nay) [5]. Nghiên cứu giâm hom Keo tai tượng đã được thực hiện bởi C.Y. Wong và R.J.Haines (1991) đối với cây con ở vườn ươm, kết quả cho thấy tỷ lệ ra rễ có thể đạt 54% ở công thức đối chứng và 71-79% ở các công thức xử lý IBA và Trihormon. Theo các tác giả: IBA là một trong những loại thuốc có tỷ lệ ra rễ cao nhất, song chưa chỉ ra nồng độ bao nhiêu là thích hợp [5]. Năm 1988 Trung tâm giống cây rừng ASIA-CANADA ở Thái Lan đã nghiên cứu về giâm hom cho Keo tai tượng tỷ lệ thành công khá cao. Năm 1991 Darus đã thử nghiệm giâm hom Keo tai tượng ở Malaysia và cho biết ảnh hưởng của tuổi cây mẹ đến tỷ lệ ra rễ của hom cành là rất rõ. Vào các độ tuổi lớn, vùng tế bào Selerenchyma dày lên và trở thành barie cơ học ngăn cản sự hình thành rễ, do vậy giâm hom cây trưởng thành khó hơn nhiều. Kết quả giâm hom cho thấy tuổi cây mẹ khác nhau có tỷ lệ ra rễ cũng khác nhau, 6 tháng tuổi tỷ lệ ra rễ cao nhất (71,3%) đến 24 tháng tuổi tỷ lệ ra rễ thấp nhất (15,0%), sự tồn tại của lá trên hom khác nhau cũng cho tỷ lệ ra rễ khác nhau: hom để lại 1/2 diện tích phiến lá cho tỷ lệ ra rễ cao nhất (76%), hom cắt bỏ toàn bộ phiến lá cho tỷ lệ ra rễ thấp nhất (12%) [7]. 1.4.2. Ở Việt Nam Chương trình cải thiện giống ở nước ta đang ở giai đoạn đầu cho một số giống nhập nội như: Bạch đàn, Keo và Thông, gần 20 năm trở lại đây Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã thiết lập một số thử nghiệm khảo nghiệm 5 loài và xuất xứ cho các loài kể trên [6], sau đó là bước chọn cây trội và khảo nghiệm dòng. Đến nay đã chọn được trên 500 cây trội Bạch đàn và Keo, thiết lập nhiều khảo nghiệm dòng vô tính cho 2 loài này và đã có 3 dòng Bạch đàn được công nhận là giống Quốc gia, 8 dòng Bạch đàn và 3 dòng Keo lai và 2 xuất xứ Keo tai tượng được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật, hiện các dòng Bạch đàn và Keo lai ưu trội đã được trồng khảo nghiệm trên diện rộng và cho năng suất rừng cao từ 20-30m3/ha/năm, để tiệm cận với năng suất rừng của một số nước trên thế giới, Viện tiếp tục đẩy mạnh công tác cải thiện giống cả về chiều sâu và chiều rộng, cả về chất lượng cũng như về số lượng. Do vậy, ngoài những dòng Bạch đàn, Keo lai đã được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật, cần tiếp tục tuyển chọn cây trội đối với Bạch đàn, Keo lai và dẫn giống về trồng vườn lưu giữ giống phục vụ cho công tác nhân giống và nghiên cứu tiếp theo. Ngoài những loài trên, loài Keo tai tượng (Acacia mangium) có rất nhiều triển vọng trong trồng rừng nguyên liệu giấy do khả năng sinh trưởng nhanh, cho năng suất rừng cao và có khả năng cải tạo đất tốt cho nên diện tích trồng loài cây này ngày càng tăng. Keo tai tượng và Bạch đàn là hai loài cây chủ yếu để cung cấp nguyên liệu giấy, hiện có diện tích rừng trồng khá lớn ở nước ta, chọn lọc cây trội, khảo nghiệm dòng dõi và nhân giống những dòng có triển vọng đang là hướng đi được nhiều nhà khoa học quan tâm [1]. Năm 2009 đề tài tiếp tục theo dõi, đánh giá sinh trưởng của các dòng Keo tai tượng và Bạch đàn trồng năm 2007, 2008 và nghiên cứu giâm hom các dòng Keo tai tượng và Bạch đàn có triển vọng trên các điểm khảo nghiệm. Việc nghiên cứu sản xuất cây giống bằng phương pháp giâm hom là một trong những định hướng chính được áp dụng cho nhiều loài cây và đã thu được một số kết quả, sớm đưa vào sản xuất đại trà cho một số loài cây trồng rừng chính như: các dòng Bạch đàn PN14; U6, các dòng Keo lai BV10; BV32… nghiên cứu nhân giống bằng hom các dòng Bạch đàn, Keo lai cho thấy có thể tạo ra được hàng triệu cây mỗi năm. Năm 1992, Viện nghiên cứu cây nguyên 6 liệu giấy đã chọn được một số dòng Bạch đàn và Keo lai sinh trưởng nhanh, năng suất tăng gấp 2 - 2.5 lần so với cây trồng từ hạt, nghiên cứu nhân giống mô - hom cho những dòng này được thực hiện trong các năm 1997 – 2000, qua nghiên cứu tìm ra được quy trình kỹ thuật phù hợp để nhân giống mô - hom các dòng Bạch đàn PN2, PN14, U6, GU8, v.v... Năm 1990 trong chương trình nghiên cứu và cải tạo giống, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã có những thử nghiệm về giâm hom Keo tai tượng đối với chồi của cây 2 tuổi và đó cho những kết quả thành công ban đầu. Cùng với những kết quả về cải thiện giống, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, là đơn vị nghiên cứu đầu ngành về giống lâm nghiệp đã nghiên cứu thành công kỹ thuật giâm hom cho một số dòng Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn và một số giống cây rừng khác [3] 7 PHẦN II. THỰC NGHIỆM 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Xây dựng vườn vật liệu cung cấp hom giâm phục vụ thí nghiệm 2.1.1.1. Tạo vật liệu nhân giống Giâm hom liên tiếp, tạo cây đầu dòng cung cấp vật liệu nhân giống. 2.1.1.2. Thiết lập, chăm sóc vườn vật liệu Keo tai tượng và Bạch đàn ƒ Thiết lập vườn vật liệu Vườn vật liệu được thiết lập tháng 3/2009 trên đất của vườn ươm VNCCNLG (xã Phù Ninh, huyện phù Ninh, tỉnh Phú Thọ), gồm 1.400 cây cấp hom của 7 dòng Keo tai tượng và 7 dòng Bạch đàn (100cây/dòng), sử dụng những cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn trồng trong vườn vật liệu. Phương pháp trồng: làm đất toàn diện, khi trồng cây bón 1 kg phân chuồng hoai và 100 g phân NPK/gốc, cây được trồng theo hàng để tiện việc chăm sóc. - Keo tai tượng: cự ly giữa các hàng là 60cm, giữa các cây là 40cm. - Bạch đàn: cự ly giữa các hàng là 40cm, giữa các cây là 30cm. ƒ Chăm sóc vườn vật liệu - Chế độ chăm sóc 1: Theo quy trình kỹ thuật nhân giống bằng hom chồi non cây Keo lai và Bạch đàn của VNCCNLG ban hành năm 2002. - Chế độ chăm sóc 2: Theo quy trình kỹ thuật nhân giống bằng hom chồi non cây Keo lai và Bạch đàn của VNCCNLG ban hành năm 2002, công việc tưới nước tăng số lần tưới thành tổng số 4 lần/ngày (vào hồi 9h; 11h; 14h và 17h), thường xuyên làm cỏ, vun gốc. + Trồng vườn vật liệu được 2.0 tháng tiến hành việc đốn cây tạo chồi bằng cách sử dụng kéo sắc cắt ngang thân, sau 25 - 30 ngày thu chồi để giâm hom. + Đốn thân tạo chồi: nhằm chủ động tạo đủ nguồn nguyên liệu hom đảm bảo chất lượng cho thí nghiệm và làm trẻ hóa cây mẹ, đối với Keo tai tượng cắt tỉa bớt lá tạo ánh sáng cho cây quang hợp. Sau mỗi lần thu hái hom dùng kéo sắc cắt tỉa cành và chồi yếu sát thân chính của cây mẹ. 8 2.1.1.3. Giâm hom Thời gian thu chồi được tiến hành vào buổi sáng, hom được lấy từ chồi của gốc cây cấp hom trong vườn vật liệu, hom cắt xong được nhúng ngay vào nước sạch, sau đó được ngâm vào dung dịch thuốc diệt nấm khuẩn (Dakhuanlinh 0.1%) trong 10 phút, các hom được trộn đều và chia cho các công thức thí nghiệm, xử lý chất kích thích ra rễ và hỗn hợp chất kích thích ra rễ ở các nồng độ khác nhau trước khi giâm vào giá thể. Giá thể giâm hom: đất tầng B 100%, đất được đập nhỏ và loại bỏ tạp vật bằng lưới sắt có mắt rộng 1cm2. Sử dụng túi bầu Φ 9cm và chiều cao 13cm. Trước khi giâm hom 12 – 24 giờ, giá thể được xử lý bằng thuốc tím (KMnO4) 0.1%, tưới rửa nền giâm bằng nước sạch trước khi cắm hom. Phun sương mù được thực hiện để chăm sóc thí nghiệm hàng ngày, số lần phun mù tuỳ thuộc vào thời tiết hàng ngày và từng giai đoạn, khi nhiệt độ không khí cao, cường độ ánh sáng lớn hom yêu cầu độ ẩm cao hơn và giai đoạn hom chuẩn bị ra rễ yêu cầu độ ẩm cao hơn sau khi hom đã ra rễ. Vì vậy sau khi tiến hành giâm hom nếu gặp thời tiết nắng nóng thì phải tăng số lần phun mù, tránh cho hom không bị mất cân bằng giữa cung cấp nước và thoát hơi nước để hom không bị khô héo. 2.1.2. Bố trí thí nghiệm 2.1.2.1. Bố trí thí nghiệm rừng trồng Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 4 – 5 lần lặp, cụ thể như sau: - Khảo nghiệm Bạch đàn tại Phù Ninh – Phú Thọ: có 4 lần lặp, trong mỗi lặp có 25 ô của 25 dòng, mỗi ô chứa 6 cây, tổng số cây/dòng là 24 cây. - Khảo nghiệm Bạch đàn tại Lập Thạch – Vĩnh Phúc: có 5 lần lặp, trong mỗi lặp có 22 ô của 22 dòng, mỗi ô chứa 6 cây, tổng số cây/dòng là 30 cây. - Khảo nghiệm Keo tai tượng tại Hàm Yên – Tuyên Quang (2008): có 4 lần lặp, trong mỗi lặp có 26 ô của 26 dòng, mỗi ô chứa 6 cây, tổng số cây/dòng là 24 cây. 9 - Khảo nghiệm Keo tai tượng tại Hàm Yên – Tuyên Quang (2007): có 5 lần lặp, trong mỗi lặp có 30 ô của 30 dòng, mỗi ô chứa 6 cây, tổng số cây/dòng là 30 cây. - Khảo nghiệm Keo tai tượng tại Phù Yên – Sơn La: có 4 lần lặp, trong mỗi lặp có 28 ô của 28 dòng, mỗi ô chứa 6 cây, tổng số cây/dòng là 24 cây. 2.1.2.2. Bố trí thí nghiệm giâm hom a. Keo tai tượng Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc vườn vật liệu và nồng độ IBA (0.25%; 0.50%; 0.75%; 1.00%) đến khả năng ra rễ của hom giâm. Thí nghiệm được thực hiện cho 7 dòng (đối chứng là BV10) với 2 chế độ chăm sóc, 3 lần lặp, 30hom/lặp (tổng 5.040 hom). Thí nghiệm 2: Sau khi hoàn thành thí nghiệm 1 và xác định được công thức có khả năng ra rễ cao nhất thì tiến hành thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc vườn vật liệu và mùa vụ (xuân hè, thu đông) đến khả năng ra rễ của hom giâm. Thí nghiệm được thực hiện cho 7 dòng (đối chứng là BV10) với 2 chế độ chăm sóc vườn vật liệu, 3 lần lặp, 30hom/lặp (tổng 2.520 hom). b. Bạch đàn Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc vườn vật liệu và hỗn hợp chất kích thích (ABT1 1% + IBA 0.5%; ABT1 1% + IBA 1%; ABT1 0.5% + IBA 1%; ABT11%; IBA 1%) đến khả năng ra rễ của hom giâm. Thí nghiệm được thực hiện cho 7 dòng (đối chứng là PN14) với 2 chế độ chăm sóc vườn vật liệu, 3 lần lặp, 30hom/lặp (tổng 5.040 hom). Thí nghiệm 4: Sau khi hoàn thành thí nghiệm 3 và xác định được công thức có khả năng ra rễ cao nhất thì tiến hành thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc vườn vật liệu và mùa vụ (xuân hè và thu đông) đến khả năng ra rễ của hom giâm. Thí nghiệm được thực hiện cho 7 dòng (đối chứng là PN14) với 2 chế độ chăm sóc vườn vật liệu, 3 lần lặp, 30hom/lặp (tổng 2.520 hom). 10 2.1.3. Phương pháp thu thập số liệu 2.1.3.1. Rừng trồng thí nghiệm năm 2007 và 2008 Số liệu được thu thập định kỳ vào tháng 11 – 12 hàng năm. Các chỉ tiêu đánh giá chủ yếu là: đường kính gốc (D0), đường kính ngang ngực (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn), tỷ lệ sống. Đường kính gốc (D0): đo tại vị trí cách mặt đất 5cm. Đường kính ngang ngực (D1.3): đo tại vị trí cách mặt đất 1.3m. Chiều cao vút ngọn (Hvn): đo từ sát mặt đất tới đỉnh ngọn sinh trưởng. Sử dụng thước kẹp kính để đo đường kính và thước Sulto để đo chiều cao. Tỷ lệ sống: đếm các cây còn sống trong ô thí nghiệm. 2.1.3.2. Nghiên cứu giâm hom Chỉ tiêu đo đếm đánh giá: Tỷ lệ ra rễ, số rễ trung bình/hom, chiều dài rễ được thực hiện sau khi giâm hom 40 – 45 ngày. Tỷ lệ ra rễ: đếm số hom ra rễ trong ô thí nghiệm. Chiều dài rễ: đo bằng thước panme. Thu thập số liệu về: nhiệt độ, ẩm độ hàng ngày. 2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được phân tích, xử lý theo các phương pháp thống kê. Quá trình tính toán xử lý số liệu được thự hiện trên máy vi tính theo chương trình SPSS 16.0 [8] và EXCEL và được mô phỏng bằng các bảng biểu và đồ thị. 2.1.4.1. Đánh giá sinh trưởng rừng trồng thí nghiệm năm 2007 và 2008 - Tỷ lệ cây sống (%) = Số cây sống Số cây trồng x 100 - Chỉ số sinh trưởng: Iv = Dgl x Dgl x Ht Trong đó: Dgl (D0): Đường kính gốc Ht (Hvn): Chiều cao vút ngọn - Thể tích thân cây bình quân được tính theo công thức [16] V = GHf Trong đó: V: thể tích của cây bình quân của các công thức thí nghiệm. 11 G: là tiết diện ngang thân tại vị trí độ cao 1,3m (G = (D1.3/2)^2*3,14) H: là chiều cao vút ngọn cây bình quân. f: hình số ở thân cây (hình số giả định) = 0.5. 2.1.4.2. Nghiên cứu giâm hom Tỷ lệ ra rễ (%) = Số hom ra rễ Số hom thí nghiệm x 100 Chỉ số ra rễ = Số rễ/hom x Chiều dài TB rễ/hom. Chiều dài TB rễ/hom (cm) = Tổng chiều dài rễ/hom Tổng số rễ/hom 2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.2.1. Đánh giá sinh trưởng rừng trồng khảo nghiệm các dòng vô tính. 2.2.1.1. Sinh trưởng rừng trồng khảo nghiệm các dòng vô tính Bạch đàn a. Khảo nghiệm dòng vô tính Bạch đàn tại Phù Ninh - Phú Thọ Thí nghiệm được thiết lập tại lô 1, khu 8, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Lô 1 có độ cao 40 m so với mực nước biển, độ dốc bình quân 200, đất Feralit màu vàng nhạt phát triển trên nền đá mẹ phiến thạch sét. Thực bì nhóm 1b, chủ yếu là: sim, mua, tế guột. Thí nghiệm được bố trí theo Sơ đồ 1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm các dòng Bạch đàn ưu trội tại Phù Ninh - Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu sau 14 tháng tuổi của 24 dòng Bạch đàn và 01 dòng PN14 (đối chứng) tại bảng 1 cho thấy: Đường kính gốc: sinh trưởng đường kính gốc của các dòng Bạch đàn đã có sự chênh lệch, đường kính gốc trung bình của rừng trồng là 3.2 cm. Dòng có sinh trưởng về đường kính gốc tốt nhất là dòng E28 và dòng NM15 (4.3cm và 4.1cm), dòng có sinh trưởng về đường kính kém nhất là dòng E3 (2.2cm). Chiều cao giữa các dòng ở giai đoạn 14 tháng tuổi cho thấy, chiều cao trung bình của rừng trồng là 4.4m, dòng có sinh trưởng về chiều cao khá nhất vẫn là dòng E28 và dòng NM15 (6.4m), dòng có sinh trưởng về chiều cao kém nhất là dòng E19 (2.4m). 12 Bảng 1: Sinh trưởng và tỷ lệ sống các dòng Bạch đàn 14 tháng tuổi tại Phù Ninh, Phú Thọ Dòng E28 NM15 E44 E18 E11 E1 E6 VĐ14 E15 E50 PN14 (ĐC) E8 E7 E14 E33 E2 E34 E27 E42 E43 E16 E32 E46 E19 E3 TB D0 (cm) 4.3 4.1 3.9 3.7 3.7 3.6 3.5 3.4 3.4 3.3 3.2 3.1 3.1 3.1 3.1 3.1 3.0 2.8 2.8 2.8 2.7 2.4 2.3 2.3 2.2 3.2 Dòng E28 NM15 E44 E50 E15 E1 E6 E8 E7 VĐ14 E14 E16 E2 E18 E27 E34 E11 E33 PN14 (ĐC) E43 E42 E46 E32 E3 E19 TB Hvn (m) Dòng 6.4 6.4 5.9 5.3 4.8 4.8 4.7 4.6 4.6 4.5 4.4 4.3 4.3 4.3 4.2 4.2 4.2 4.1 4.1 4.0 3.9 3.3 3.3 3.2 2.4 4.4 E28 NM15 E44 E1 E18 E50 E6 E11 E15 VĐ14 E8 E7 E14 PN14 (ĐC) E2 E33 E34 E27 E43 E16 E42 E32 E46 E3 E19 TB Iv 118.3 107.6 89.7 62.2 58.9 57.7 57.6 57.5 55.5 52.0 44.2 44.2 42.3 42.0 41.3 39.4 37.8 32.9 31.4 31.3 30.6 19.0 17.5 15.5 12.7 48.0 Dòng E28 NM15 E16 E42 E8 E7 E14 PN14 (ĐC) E15 E11 E3 E46 E32 E43 E34 E33 E50 VĐ14 E6 E19 E1 E18 E44 E27 E2 TB TLS (%) 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 95.8 95.8 95.8 95.8 95.8 95.8 95.8 91.7 91.7 91.7 91.7 87.5 83.3 96.3 Chỉ số sinh trưởng: dòng đạt chỉ số sinh trưởng cao nhất là dòng E28 và dòng NM15 (118.3 và 107.6), vượt 49.7% và 45.1% so với dòng đối chứng PN14. Tỷ lệ sống: Sau 14 tháng tuổi, tỷ lệ sống của rừng trồng tại Phù Ninh là tương đối cao và đạt trung bình 96.3 %, có 12/25 dòng đạt tỷ lệ sống 100%, trong đó 2 dòng E28 và NM15 cũng nằm trong tốp đứng đầu, dòng có tỷ lệ sống thấp nhất là dòng E2, đạt 83.3%. 13 Kết quả phân tích thống kê của các dòng Bạch đàn với mức ý nghĩa α = 0.05 cho thấy có sự sai khác giữa các dòng tham gia khảo nghiệm, dòng E28 và NM15 có ảnh hưởng tốt nhất đến chỉ tiêu sinh trưởng đường kính và chiều cao (chi tiết xem phụ biểu 1, 2, 3). b. Khảo nghiệm dòng vô tính Bạch đàn tại Lập Thạch - Vĩnh Phúc Trong vùng nguyên liệu giấy Trung tâm Bắc bộ, Bạch đàn được trồng chủ yếu ở tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc, thí nghiệm được thiết lập tháng 6/2007 tại lô 1, khoảnh 2, đội Ngọc Mỹ, Công ty lâm nghiệp Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Lô 1 có diện tích 2,2 ha, ở độ cao 110m so với mực nước biển, độ dốc bình quân 150, hướng phơi Đông Bắc, đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, tầng đất mỏng từ 30 - 70cm, đất chua và nghèo dinh dưỡng. Thực bì: chủ yếu là sim, mua, có chiều cao trung bình < 1m. Lượng mưa bình quân 1.600 - 1.700 mm/năm, nhiệt độ bình quân năm 230C và chia làm 2 mùa chính, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3. Thí nghiệm được bố trí theo Sơ đồ 2 - Sơ đồ bố trí thí nghiệm các dòng Bạch đàn ưu trội tại Lập Thạch – Vĩnh Phúc. Thí nghiệm đã bố trí thêm hai dòng Bạch đàn: U6 và PN2 làm đối chứng. Dòng U6 là giống tiến bộ kỹ thuật, được nhập từ Trung Quốc vào Đồng Nai Việt Nam từ năm 1995, sau đó được VNCCNLG dẫn ra trồng khảo nghiệm thành công ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Dòng PN2 (Phù Ninh 2), do VNCCNLG chọn lọc đã được công nhận là giống Quốc gia từ năm 1998, hiện hai dòng đang được trồng phổ biến tại Phú Thọ, Vĩnh Phúc và trên nhiều vùng có điều kiện sinh thái tương tự. Kết quả bảng 2 cho thấy sinh trưởng đường kính D1.3 trung bình của rừng trồng là 6.4cm, dòng có sinh trưởng về đường kính tốt nhất là dòng CT3 và TTKT7 (8.5cm và 7.5cm) vượt so với 2 dòng đối chứng là U6 và PN2, dòng có sinh trưởng về đường kính kém nhất là dòng TTKT3 (4.8cm). Sinh trưởng chiều cao giữa các dòng ở giai đoạn 27 tháng tuổi cho thấy chiều cao trung bình của rừng trồng là 8.6m. Dòng có sinh trưởng về chiều cao 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng