Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Lâm nghiệp Chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 2020 vn...

Tài liệu Chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 2020 vn

.PDF
66
162
111

Mô tả:

Helvetas Vietnam – Hiệp hội Hợp tác và Phát triển Thuỵ Sĩ ETSP – Dự án Hỗ trợ Phổ cập và Đào tạo phục vụ Lâm nghiệp và Nông nghiệp vùng cao 218 Đội Cấn, Hòm thư GPO 81, Hà Nội, Việt Nam; Điện thoại: +84 4 832 98 33, Fax: +84 4 832 98 34 E-mail: [email protected] Web site ETSP: http://www.etsp.org.vn, Web site Helvetas Vietnam: http://www.helvetas.org.vn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cục Lâm nghiệp Chương trình Hỗ trợ ngành lâm nghiệp và Đối tác (FSSP) (Lĩnh vực kết quả 8) Dự án Hỗ trợ Phổ cập và Đào tạo (ETSP) Nghiên cứu, Đào tạo và Phổ cập trong lĩnh vực Lâm nghiệp (RETE) Phân tích hiện trạng, Đánh giá nhu cầu Và khuyến nghị cho Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia giai đoạn 2006-2020 Dự thảo cuối cùng Hà Nội, 01/9/2005 i Lời cảm ơn Nghiên cứu này do hai tư vấn là ông Đoàn Diễm1 và ông Edwin Shanks2 cùng ông Nguyễn Thế Bách3, điều phối viên Dự án Hỗ trợ Đào tạo và Phổ cập (ETSP, http://www.etsp.org.vn ) thực hiện. Xin trân trọng cảm ơn các cá nhân đã tham gia vào nghiên cứu của chúng tôi, bao gồm các thành viên Ban Tư vấn với đại diện của Cục Lâm nghiệp, Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ Khoa học Công nghệ, Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Trường Cán bộ Quản lý Trung ương 1 và Trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới đại diện Trung tâm Khuyến nông lâm các tỉnh, các trường đại học, trung cấp lâm nghiệp, các trung tâm nghiên cứu đã tiếp đoàn nghiên cứu và đóng góp nhiều thông tin quí báu cho nghiên cứu này (danh sách tên các cơ quan được đưa vào phần giới thiệu). Chúng tôi cũng xin đặc biệt cảm ơn ông Pierre-Yves Suter (cố vấn trưởng dự án ETSP) đã hướng dẫn và hỗ trợ trong suốt tiến trình nghiên cứu. Đồng thời xin cảm sơn hai chị Nguyễn Kim Phương và Lê Thu Thuỷ, nhân viên văn phòng dự án ETSP đã tích cực giúp đỡ trong các chuyến đi khảo sát thực tế. 1 Email: [email protected] Email: [email protected] 3 Email: [email protected] 2 ii Mục lục Lời cảm ơn....................................................................................................................................... i Mục lục ........................................................................................................................................... ii Tóm tắt báo cáo ............................................................................................................................ iv 1. 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 2 2.1 2.2 2.3 2.3.1 2.3.2 2.3.3 2.4 2.4.1 2.4.2 2.4.3 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 4 4.1 4.1.1 4.1.2 4.1.3 4.2 4.2.1 4.2.2 4.2.3 4.2.4 4.2.5 4.3 4.3.1 4.3.2 5 5.1 5.1.1 5.2 5.2.1 5.2.2 5.2.3 Giới thiệu ................................................................................................................1 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................1 Thành viên tham gia và công việc khảo sát thực tế........................................................2 Giới thiệu về công tác nghiên cứu, đào tạo và phổ cập lâm nghiệp ở Việt Nam ...........3 Các bên tham gia và phương pháp phân tích..................................................................4 Nội dung báo cáo............................................................................................................5 Phân tích hiện trạng: Các khuynh hướng phát triển ngành và thách thức đối với nghiên cứu, đào tạo và phổ cập ......................................................................7 Mục tiêu chiến lược của ngành.......................................................................................7 Hội nhập toàn cầu và các ưu tiên quốc gia.....................................................................7 Chuyên ngành sản xuất...................................................................................................8 Tăng trưởng nhanh trong ngành chế biến gỗ.................................................................9 Định hướng tương lai cho trồng rừng kinh tế..............................................................10 Các làng nghề sản xuất và chế biến lâm sản................................................................11 Bảo vệ rừng, đồng quản lý và chia sẻ lợi ích ...............................................................11 Hệ thống quản lý rừng đa tác dụng đối với khu vực rừng phòng hộ...........................12 Sự tham gia của địa phương vào bảo tồn đa dạng sinh học.........................................13 Dịch vụ môi trường .....................................................................................................14 Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực.....................................................................15 Hiện trạng và các thách thức chính trong phát triển nguồn nhân lực ...........................15 Khuyến khích học sinh, sinh viên thi vào ngành lâm nghiệp .......................................16 Nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các cán bộ đương nhiệm......................................17 Đào tạo lao động lâm nghiệp........................................................................................18 Nâng cao số lượng và năng lực cán bộ khuyến lâm cơ sở ...........................................19 Nâng cao năng lực cán bộ trong nghiên cứu, giáo dục và đào tạo lâm nghiệp ............20 Phân tích mối liên kết và mạng lưới nghiên cứu, đào tạo và phổ cập.............22 Nhận xét chung.............................................................................................................22 Kế thừa các mối liên kết chính thức và không chính thức ..........................................22 Yếu tố cung và cầu trong cung cấp dịch vụ nghiên cứu, đào tạo và phổ cập ..............23 Mô hình tăng cường đa dạng hoá dịch vụ cấp cơ sở ...................................................23 Điểm mạnh và điểm yếu chính của hệ thống ...............................................................25 Liên kết bên trong của hệ thống giáo dục và đào tạo ..................................................25 Mối liên kết giữa nghiên cứu lâm nghiệp với các lĩnh vực khác của hệ thống ...........26 Liên kết với các trường đào tạo và hệ thống khuyến nông lâm tỉnh ...........................27 Liên kết với chuyên ngành sản xuất và chế biến .........................................................28 Liên kết với các Lâm trường Quốc doanh và các Ban quản lý rừng ...........................28 Các trở ngại về thể chế .................................................................................................29 Đầu tư trong khoa học, công nghệ và đào tạo .............................................................29 Cản trở trong lập kế hoạch và tài chính.......................................................................30 Giải pháp và khuyến nghị ...................................................................................32 Tầm nhìn và chiến lược chung .....................................................................................32 Mục tiêu của các tiểu chương trình .............................................................................32 Các biện pháp để tăng cường mối liên kết, sự phù hợp và hiệu quả của nghiên cứu, đào tạo và phổ cập lâm nghiệp ....................................................................................34 Thúc đẩy hoạt động kiểu mạng lưới thực tế ................................................................34 Thúc đẩy quan hệ đối tác về thể chế............................................................................36 Tăng cường cách tiếp cận “theo nhu cầu” trong nghiên cứu lâm nghiệp ....................38 iii 5.2.4 5.2.5 5.2.6 Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4 Tăng cường hệ thống giáo dục và đào tạo...................................................................39 Xây dựng năng lực khuyến lâm...................................................................................40 Tài chính và định mức chi phí.....................................................................................42 Mô tả hệ thống nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và phổ cập ..........................................44 Câu hỏi hướng dẫn thảo luận trong khảo sát thực tế ...................................................50 Bản tham chiếu nhiệm vụ của Đợt nghiên cứu về Nghiên cứu, khuyến lâm, giáo dục và đào tạo lâm nghiệp (bản cuối 10.06.2004) .............................................................52 Ví dụ về sự thay đổi trong ngành nghề lâm nghiệp truyền thống ................................56 iv Tóm tắt báo cáo Nghiên cứu này cung cấp cơ sở phân tích để xây dựng định hướng và chiến lược phát triển trong tương lai cho Nghiên cứu, Đào tạo và Phổ cập (RETE) lâm nghiệp của Việt Nam. Đây là một trong những hoạt động và kết quả chính của kế hoạch hoạt động năm 2004 (Hoạt động phối hợp D1) của Chương trình Hỗ trợ ngành và Đối tác (FSSP) do dự án ETSP trực thuộc Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: 1. Thực hiện phân tích hiện trạng và đánh giá nhu cầu về nghiên cứu, đào tạo và phổ cập trong ngành lâm nghiệp cùng với các bên liên quan và các nhà cung cấp dịch vụ chính ở cấp quốc gia, vùng và tỉnh; 2. Đưa ra khuyến nghị về các bước tiếp theo nhằm tăng cường bổ sung và kết hợp giữa nghiên cứu, đào tạo và phổ cập, nâng cao sự phối kết hợp giữa các cơ quan thực hiện các chức năng trên; 3. Cung cấp thông tin đầu vào cho xây dựng Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia mới cho giai đoạn 2006 - 2020, đặc biệt chú trọng tới ưu tiên phát triển nguồn nhân lực. Phân tích hiện trạng và Đánh giá nhu cầu được đưa vào Phần 2 bắt đầu bằng việc làm nổi bật các khuynh hướng phát triển chính trong ngành lâm nghiệp và những thách thức đối với Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia mới (2006-2020). Phần này cũng đánh giá tác động của các thách thức này đối với hệ thống nghiên cứu, đào tạo và phổ cập lâm nghiệp. Thực chất, đây không phải là phân tích tổng thể toàn diện cho ngành lâm nghiệp mà chỉ xác định các vấn đề trực tiếp liên quan tới phát triển nguồn nhân lực chú trọng vào kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết cho các nhà lập kế hoạch, quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, đào tạo lâm nghiệp và những người làm nghề rừng vv. trong thời gian tới. Các ưu tiên phát triển nguồn nhân lực được phân tích cụ thể trong Phần 3, có thể tóm tắt như sau: • Trước hết, làm thế nào để duy trì số lượng và chất lượng học sinh, sinh viên thi vào ngành ở các cấp đào tạo khác nhau đặc biệt cho lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp và bảo vệ rừng; • Thứ hai, làm thế nào để nâng cao kiến thức và kỹ năng cho một số lượng lớn cán bộ chuyên môn hiện tại ở các địa phương và các cơ quan khác nhau đặc biệt là cán bộ của Cục kiểm lâm, các lâm trường quốc doanh và các đơn vị hành chính địa phương; • Thứ ba, làm thế nào để đào tạo nghề có hiệu quả cho một số lượng lớn người làm nghề rừng (chủ yếu là nông dân chưa qua đào tạo) để đạt được mục tiêu mà nghị quyết của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra là 25% công nhân được đào tạo vào năm 2010 và 50% vào năm 2020; • Thứ tư, làm thế nào để nâng cao số lượng và năng lực của cán bộ khuyến lâm cơ sở đặc biệt ở những vùng cao nơi người dân sống phụ thuộc vào rừng (huyện và xã); • Thứ năm, làm thế nào để nâng trình độ chuyên môn, kỹ năng và năng lực cán bộ nghiên cứu, đào tạo lâm nghiệp để họ có thể hỗ trợ tốt vấn đề trên và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Phần 4 phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các mối liên kết hiện tại (cả dọc và ngang) giữa các nhà cung cấp dịch vụ và các nhóm khách hàng tiếp nhận các dịch vụ nghiên cứu, đào tạo và phổ cập lâm nghiệp. Khi đánh giá các yếu tố “cung” và “cầu” trong việc cung cấp các dịch v vụ này, có xem xét cả khía cạnh (thể chế) chính thức và không chính thức của các mối liên kết trong hệ thống. Trên cơ sở này, Phần 4 cũng đánh giá khung điều hành trong Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia hiện tại (2001-2010) và xác định một số trở ngại về thể chế ảnh hưởng tới mức độ phối kết hợp hiệu quả của các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và phổ cập. Đặc biệt, đã xác định được một số trở ngại về đầu tư, tài chính và đề xuất giải pháp cho các khó khăn này. Cuối cùng, Phần 5 đưa ra các đề xuất cho tầm nhìn tương lai và các định hướng chiến lược chính cho hệ thống nghiên cứu, đào tạo và phổ cập trong Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia mới và một số khuyến nghị cụ thể nhằm cải thiện mối liên kết, lồng ghép và bổ sung giữa các mảng trong lâm nghiệp. Những đề xuất này được trình bày theo hướng xây dựng một chương trình phối kết hợp các hoạt động mà có thể được FSSP và/hoặc các dự án lâm nghiệp chấp nhận và hỗ trợ tài chính để thực hiện . Đề xuất tầm nhìn dài hạn như sau: Tầm nhìn 2020 cho nghiên cứu, đào tạo và phổ cập: Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, đào tạo và phổ cập lâm nghiệp theo nhu cầu thị trường, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành lâm nghiệp và kết hợp chặt chẽ các hoạt động khoa học công nghệ, đào tạo, phổ cập với sản xuất kinh doanh lâm nghiệp để có thể thực hiện các mục tiêu phát triển quốc gia (công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành) và Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia giai đoạn 2006-2020. Đặc biệt chú trọng vào sự đóng góp trực tiếp và gián tiếp của ngành lâm nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân, bảo vệ môi trường và cải thiện mức sống cho người dân sống phụ thuộc vào rừng. Các ưu tiên chiến lược của các chuyên ngành nghiên cứu, đào tạo và phổ cập như sau: Tiểu chương trình nghiên cứu: • Hoàn thành Chiến lược Nghiên cứu Lâm nghiệp cho giai đoạn 2006-2020 dựa vào Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia quốc gia giai đoạn 2006-2020. • Tập trung hơn vào các dự án nghiên cứu “theo nhu cầu” có thể hỗ trợ nông dân tham gia quản lý và bảo vệ rừng nhằm giúp họ tự tạo thu nhập từ sản xuất và việc làm từ ngành lâm nghiệp. • Nghiên cứu thêm về quản lý rừng tự nhiên và rừng trồng bền vững, chú trọng vào trồng rừng công nghiệp các loài cây thương mại năng suất cao phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Tăng cường đầu tư công nghệ nhằm đảm bảo tới năm 2020 cung cấp 90% gỗ cho thị trường nội địa và 80% cho xuất khẩu. • Cải tiến công nghệ và trang thiết bị chế biến, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp và doanh nghiệp chế biến nhỏ tìm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, tăng cường những lợi thế cạnh tranh của công nghiệp rừng trong hội nhập quốc tế. • Tăng cường năng lực và trang thiết bị nghiên cứu, áp dụng các cách tiếp cận nghiên cứu mới có thể lồng ghép tốt hơn với đào tạo, phổ cập và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển của ngành. • Hướng các viện nghiên cứu, cơ quan khuyến lâm và các trường đào tạo thiết lập liên kết với các tổ chức sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp. vi • Xác định cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách có tính đột phá trong ngành lâm nghiệp (xã hội hoá nghề rừng, xây dựng lâm phận quốc gia ổn định, giá trị môi trường của rừng vv). • Tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực cho cán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhất là trong lĩnh vực trồng rừng cao sản. Tiểu chương trình khuyến lâm: • Cung cấp cho nông dân và cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết về nông lâm nghiệp để họ có thể tự lập kế hoạch kinh doanh, áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tăng năng suất và chất lượng rừng, bảo vệ sinh thái và môi trường, nâng cao mức sống của người dân phụ thuộc rừng. • Đưa ra các biện pháp khuyến lâm cụ thể cho các cộng đồng (xã, thôn bản, nhóm người) sống trong các vùng rừng lớn và phụ thuộc vào rừng thông qua quản lý rừng cộng đồng, lâm nghiệp trang trại và phát triển thị trường. • Xã hội hoá các hoạt động khuyến lâm và khuyến nông. • Tăng cường số lượng và năng lực cho cán bộ khuyến lâm cấp cơ sở, khuyến lâm tình nguyện một cách có hệ thống để hỗ trợ nông dân đặc biệt những nhóm sống phụ thuộc vào rừng. • Cải thiện phương pháp khuyến lâm, phát triển và cập nhật chương trình đào tạo, tập trung hơn vào các khoá đào tạo ngắn hạn mà nông dân có thể theo học và tiếp thu được; đào tạo theo modun phải được chuẩn hoá. Nội dung khuyến lâm cần hướng vào các hoạt động trồng rừng, quản lý rừng tự nhiên, chế biến, thương mại lâm sản và nông lâm kết hợp. • Liên kết các cơ quan khuyến lâm, các trung tâm nghiên cứu và nông dân với các đơn vị sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp. • Điều phối và phổ biến rộng rãi hơn nữa các phương pháp, tài liệu, vật liệu đào tạo và khuyến nông lâm đã được các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, phổ cập và các dự án khác nhau xây dựng, phát triển. • Tạo sự liên kết chặt chẽ giũa các các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, cán bộ khuyến nông và người sản xuất.Có kế hoạch đào tạo nghề và đào tạo nâng cao cho các làng nghề chế biến gỗ và làm hàng thủ công mỹ nghệ để duy trì và nâng cao chất lưọng hàng hoá đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. • Có kế hoạch đào tạo nghề và đào tạo nâng cao cho các làng nghề chế biến gỗ và làm hàng thủ công mỹ nghệ để duy trì và nâng cao chất lưọng hàng hoá đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Tiểu chương trình giáo dục và đào tạo: • Đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo cả về cơ cấu hệ thống ,chương trình, nội dung , phương pháp giảng dạy và cơ chế quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo. Chú trọng đào tạo ngắn hạn (theo modun) cho nông dân và công nhân của các doanh nghiệp và làng nghề, đào tạo lại, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ đương chức. Đặc biệt cần có chính sách khuyến khích đối với cán bộ làm việc ở vùng sâu vùng xa. • Nâng cao số lượng người làm nghề rừng được đào tạo của ngành lên 25% vào năm 2010 và 50% vào năm 2020 bằng chuyển giao dịch vụ đào tạo có chất lượng cao theo vii nhu cầu của thị trường và tập trung hơn vào các khoá ngắn hạn (với mức tăng 80% hàng năm). • Đào tạo chính quy mới bình quân 10.000 người / năm (trên đại học:160, đại học 1650 , cao đẳng: 900, trung học:1900 và dạy nghề: 5100) • Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo. • Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cầu của ngành trong tiến trình hội nhập quốc tế. Khuyến khích các cán bộ tự học tập và nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm thực tế, học ngoại ngữ và tin học.. • Làm rõ và tăng cường chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan giáo dục và đào tạo khác nhau về đối tượng đào tạo chính, chương trình chuẩn hóa và cung cấp dịch vụ đào tạo thường xuyên và theo hợp đồng. • Tăng cường mối liên kết giữa các trường đào tạo lâm nghiệp với các cơ quan đào tạo và hệ thống khuyến nông lâm cấp tỉnh, huyện và xã. • Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo , tiếp cận với các chuẩn mực đào tạo tiên tiến của thế giới và phấn đấu để tới năm 2015 có một số cơ sở giáo dục và đào tạo lâm nghiệp đạt mức chuẩn quốc tế. Các khuyến nghị chính để cải thiện mối liên kết, lồng ghép và bổ sung lẫn nhau giữa các chuyên ngành nghiên cứu, đào tạo và phổ cập như sau: 1. Thiết lập một mạng lưới mạnh hơn giữa các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và phổ cập nhằm tập trung vào hoàn thành chức năng và nhiệm vụ thực tế liên quan tới thực thi Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia và mang lại lợi ích rõ ràng cho các tổ chức tham gia. 2. Khuyến khích thiết lập “quan hệ đối tác về thể chế” và “quan hệ đối tác song phương” tích cực hơn giữa các cơ quan nghiên cứu, đào tạo với các cơ sở sản xuất, bảo vệ và chế biến lâm nghiệp. 3. Khuyến khích thành lập các “phòng nghiên cứu và phát triển” và các “trung tâm dịch vụ đào tạo” chuyên sâu trực thuộc các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và phổ cập nhưng không được dẫn tới việc phân tán về tổ chức. 4. Xây dựng chính sách và cơ chế khuyến khích các cơ quan, tổ chức tư nhân và kinh tế xã hội tham gia tích cực hơn nữa vào nghiên cứu, đào tạo và xã hội hoá công tác nghiên cứu, đào tạo và khuyến nông lâm. 5. Đối với hệ thống nghiên cứu lâm nghiệp - thiết lập cơ chế và hướng dẫn rõ ràng để đảm bảo các định hướng chiến lược và nội dung nghiên cứu được phát triển dựa trên những đánh giá thống nhất về nhu cầu và kết quả nghiên cứu được theo dõi và phổ biến một cách có hiệu quả. 6. Đối với hệ thống đào tạo- cần làm rõ và tăng cường chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan đào tạo lâm nghiệp đối với các nhóm đối tượng đào tạo chính, cập nhật và chuẩn hoá chương trình đào tạo, cung cấp đào tạo thường xuyên và đào tạo dịch vụ theo hợp đồng. 7. Tập trung phát triển các hệ thống đào tạo nghề và các khoá học theo modun do các cơ quan tổ chức nghiên cứu, đào tạo và phổ cập phối hợp xây dựng để có thể sử dụng cho nhiều loại hình đào tạo, đây là điểm cần tập trung để cập nhật chương trình đào tạo trên toàn quốc. viii 8. Đối với hệ thống phổ cập – cần tăng cường đội ngũ và năng lực khuyến lâm ở các cấp đặc biệt cần nâng cao số lượng và kỹ năng của cán bộ khuyến lâm làm việc ở vùng cao nơi người dân sống phụ thuộc vào rừng. 9. Về lâu dài, cần chuyển hướng đào tạo vừa học vừa làm và đào tạo khuyến nông lâm, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, truyền thông đại chúng và phát triển hệ thống đào tạo từ xa để đáp ứng yêu cầu thực tế. 10. Chỉnh sửa và cập nhật hệ thống định mức cho công tác nghiên cứu, đào tạo và phổ cập để phản ánh đúng những ưu tiên hiện nay của ngành, mức chi phí thường xuyên cho nhiều loại công việc khác nhau và đặc biệt để khuyến khích tốt cho những người làm việc ở những vùng rừng sâu vùng xa. 1 1. Giới thiệu 1.1 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm cung cấp cơ sở phân tích để xây dựng định hướng và chiến lược phát triển trong tương lai cho Nghiên cứu, Đào tạo và Phổ cập (RETE) trong ngành lâm nghiệp của Việt Nam. Nghiên cứu này là một trong những hoạt động và kết quả chính của kế hoạch hành động năm 2004 (Hoạt động phối hợp D1) của Chương trình Hỗ trợ ngành và Đối tác (FSSP) do dự án ETSP trực thuộc Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: 1. Tiến hành phân tích hiện trạng và đánh giá nhu cầu về nghiên cứu, đào tạo và phổ cập trong ngành lâm nghiệp cùng với các bên liên quan và các nhà cung cấp dịch vụ chính ở cấp quốc gia, vùng và tỉnh; 2. Đưa ra khuyến nghị về các bước tiếp theo nhằm tăng cường bổ xung và kết hợp giữa ba mảng nghiên cứu, đào tạo và phổ cập và cải tiến sự phối kết hợp giữa các cơ quan thực hiện các chức năng trên; 3. Cung cấp thông tin đầu vào để xây dựng Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia mới giai đoạn 2006 - 2020, đặc biệt chú trọng tới ưu tiên phát triển nguồn nhân lực. Đầu tiên, cần lưu ý rằng báo cáo này tập trung vào xác định các vấn đề và cơ hội mang tính chiến lược chứ không không đi sâu vào các yêu cầu cụ thể của từng mảng nghiên cứu, đào tạo và phổ cập. Các tác giả cũng giả định rằng bạn đọc cũng có hiểu biết về tổ chức, chính sách và các chương trình của ngành lâm nghiệp Việt Nam. Như vậy, để giữ cho báo cáo không bị dài quá, chúng tôi không trình bày nhiều thông tin cơ sở trong báo cáo chính. Có thể xem thêm thông tin ở các tài liệu tham khảo và cơ cấu hệ thống các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và phổ cập trong phụ lục 1. Báo cáo này cũng chú ý đến các điều khoản và định hướng mới trong Luật bảo vệ và phát triển rừng đã được Quốc hội thông qua vào tháng 12/20044. Báo cáo này còn tham khảo Nghị định số 565 về Khuyến nông và Khuyến ngư có hiệu lực từ tháng Tư năm 2005, đây là cơ sở cho các hoạt động trong tương lai của hệ thống khuyến nông Việt Nam. Ngoài ra có thể tham khảo dự thảo Chiến lược Nghiên cứu Lâm nghiệp Việt Nam6 đang được xây dựng và Dự thảo tổ chức lại hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ của Bộ NN&PTNT 7. Các tài liệu này cung cấp thông tin cụ thể hơn về hiện trạng và định hướng tương lai cho hệ thống nghiên cứu lâm nghiệp. 4 Lệnh số 25/2005/L-CTN (ngày14/12/2004) của Chủ tịch nước ban hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Nghị định số 56/2005/ND-CP (ngày 26/4/2005) của Chính phủ về Khuyến Nông và Khuyến Ngư. 6 Bộ NN&PTNT (2004. Chiến lược Nghiên cứu lâm nghiệp Việt Nam tới năm 2020 (dự thảo). 7 Bộ NN&PTNT (2004), Bản đệ trình lên Thủ tướng chính phủ đề xuất tổ chức lại hệ thống nghiên cứu và công nghệ của Bộ NN&PTNT. 5 2 1.2 Thành viên tham gia và công việc khảo sát thực tế Chúng tôi đã cố gắng áp dụng phương pháp thảo luận trong tất cả các bước thực hiện, báo cáo này tổng hợp tất cả ý kiến, đề xuất của nhiều người thuộc nhiều cơ quan nghiên cứu, đào tạo và phổ cập ở nhiều cấp trong toàn quốc. Ý tưởng nghiên cứu và Bản tham chiếu nhiệm vụ của tư vấn đã được chia sẻ và thảo luận ngay từ đầu với các đối tác của FSSP và được Tiểu ban chuyên môn (TEC) phê duyệt vào tháng 1/2004. Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu sau đó được điều chỉnh với sự tham gia của Nhóm Tư vấn gồm đại diện của các Cục, Vụ chính của Bộ NN&PTNT và các cơ quan chủ chốt cấp quốc gia hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo và phổ cập, bao gồm: • • • • • • • • Cục Lâm nghiệp Vụ Tổ chức Cán bộ Vụ Khoa học Công nghệ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Viện Khoa học Lâm nghiệp Viện Điều tra Quy hoạch rừng Trường Cán bộ quản lý 1 Trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai Trong các cuộc thảo luận ban đầu, Nhóm tư vấn gợi ý nghiên cứu này nên tập trung vào việc cải thiện mối liên kết giữa nghiên cứu, đào tạo và phổ cập, tăng cường phối kết hợp giữa các cơ quan làm việc trong các lĩnh vực này nhằm tăng cường tính tương tác, sự phù hợp và tác động của của nghiên cứu, đào tạo và phổ cập trong lâm nghiệp. Do đó, phần khảo sát hiện trường và phân tích trong báo cáo tập trung vào các vấn đề này. Để thực hiện nghiên cứu, chúng tôi đã đi khảo sát thực tế ở cả hai miền Nam Bắc, gặp gỡ lãnh đạo và cán bộ của nhiều cơ quan, tổ chức làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo và phổ cập (bộ câu hỏi hướng dẫn để thảo luận được trình bày trong Phụ lục 2). Các cơ quan này gồm: • • • • • • • • • • • • • • Trung tâm Khuyến Nông Lâm Lạng Sơn Trung tâm Khuyến Nông Lâm Quảng Ninh Trung tâm Khuyến Nông Lâm Đồng Nai Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 1 (Hà Nội) Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 2 (TP Hồ Chí Minh) Phân viện phía Nam Viện Khoa học Lâm nghiệp (TP Hồ Chí Minh) Phân viện phía Nam Viện Điều tra Quy hoạch rừng (TP Hồ Chí Minh) Trường Trung học Lâm nghiệp Trung ương số 1 (Quảng Ninh) Trường Trung học Lâm nghiệp Trung ương số 2 (Đồng Nai) Trường Công nhân Kỹ thuật Lâm nghiệp TW số 1 (Lạng Sơn) Trường Công nhân Kỹ thuật Lâm nghiệp TW số 3 (Bình Dương) Trường Công nhân chế biến gỗ Trung ương (Hà Nam) Trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai Họp chung với thành viên của khoa Nông Lâm của các trường đại học Tây nguyên, Thủ Đức và Huế và Trường Đại học lâm nghiệp ở Hà Nội. 3 • Các cuộc họp ở Hà Nội với đại diện các nhà tài trợ/các tổ chức phi chính phủ và dự án liên quan trong Phạm vi Kết quả 8 của Chương trình FSSP và tiếp tục gặp các Cục, Vụ của Bộ NN&PTNT. Phần khảo sát hiện trường của nghiên cứu chủ yếu là đi thăm các trường trung cấp, dạy nghề và các phân viện nghiên cứu vì nhìn chung trong các nghiên cứu trước đây ít có các cuộc đối thoại với các đơn vị nghiên cứu, đào tạo và phổ cập lâm nghiệp này. Đối với khuyến nông lâm, trái lại trong những năm gần đây đã có một vài khảo sát với nông dân và các cộng đồng địa phương, bao gồm: (i) một cuộc điều tra chi tiết về nhu cầu khuyến nông cho các nhóm nghèo do Tổ công tác Khuyến nông của các tổ chức Phi chính phủ thực hiện8; (ii) điều tra nhu cầu của nông dân do Dự án cải cách hành chính công của Bộ NN&PTNT thực hiện9; và (iii) Đánh giá nghèo đói có sự tham gia thực hiện ở 7 khu vực nằm trong khuôn khổ đánh giá Nghèo đói ở Việt Nam năm 200210. Các nghiên cứu trên cung cấp những phân tích sâu sắc về nhu cầu khuyến nông và đào tạo, các hướng ưu tiên. Các kết quả đó cũng là cơ sở cho nghiên cứu này. Tất cả các cuộc gặp gỡ và thảo luận được tổ chức phục vụ nghiên cứu này đều rất hữu ích và có kết quả tốt. Chúng tôi hy vọng báo cáo này có thể ghi lại chính xác các ý kiến, gợi ý của các đại biểu và phản ánh các quan điểm đồng thuận một cách mạch lạc, chặt chẽ. Đồng thời, báo cáo cũng phản ánh các bình luận và ý kiến đặc biệt của các tác giả đối với các giải pháp chiến lược dài hạn để cải thiện chất lượng và tính hiệu quả của công tác nghiên cứu, đào tạo lâm nghiệp và dịch vụ khuyến lâm. Tuy nhiên, những giải pháp này được đưa ra như là “giải pháp để thảo luận” nhằm tìm ra cách đi đúng nhất mà chưa phải là kết luận và khuyến nghị chắc chắn cuối cùng. 1.3 Giới thiệu về công tác nghiên cứu, đào tạo và phổ cập lâm nghiệp ở Việt Nam Dưới đây là một số khái niệm trong nghiên cứu, đào tạo và phổ cập sử dụng trong nghiên cứu này: • Nghiên cứu. Các nghiên cứu do Viện Khoa học Lâm nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, các phân viện chuyên ngành và các trường đại học thực hiện chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng nhưng cũng bao gồm những yếu tố của nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu ứng dụng thường tập trung vào phát triển các công nghệ trong lâm nghiệp (ví dụ: nhân giống và hệ thống lâm sinh), các phương pháp quy hoạch sử dụng đất và nghiên cứu về thực hiện chính sách và về kinh tế xã hội v.v. Một kiểu nghiên cứu khác thường được các cơ quan đào tạo lâm nghiệp thực hiện là xây dựng các khu trình diễn và vườn thực nghiệm phục vụ cả hai mục đích là đào tạo và thử nghiệm các giống cây, kỹ thuật trực tiếp trên hiện trường. 8 Tổ công tác NGO. 2005. Dịch vụ khuyến nông cho người nghèo: các vấn đề về giới và dân tộc thiểu số trong khuyến nông. Tiểu nhóm NGO về khuyến nông cho người nghèo. 9 Dự án cải cách hành chính. 2002. Nghiên cứu nhu cầu của nông dân. Dự án cải cách hành chính (VIE/98/004), Bộ NN&PTNT, Hà Nội. 10 Xem báo cáo đánh giá nghèo đói của các tỉnh Hà Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Dak Lak, Bến Tre, Lào Cai, Ninh Thuận, Hải Dưon và Hà Tây (do Tổ công tác Giảm nghèo xuất bản năm 2003). 4 • Đào tạo chính quy. Thuật ngữ này nói tới các chương trình đào tạo tập trung từ một năm trở lên với: (i) Bằng tốt nghiệp hệ dạy nghề do các trường công nhân kỹ thuật lâm nghiệp trực thuộc Bộ NN&PTNT và các trường công nhân kỹ thuật Nông Lâm tỉnh cấp; (ii) Bằng tốt nghiệp hệ trung học chuyên nghiệp do các trường Trung học Lâm nghiệp Trung ương cấp; (iii) Bằng tốt nghiệp Cao đẳng và Đại học do các trường Đại học Lâm nghiệp, Cao đẳng Nông Lâm trực thuộc các trường đại học khu vực cấp; và (iv) Bằng sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) do trường Đại học Lâm nghiệp và Viện Khoa học Lâm nghiệp cấp. Theo quy định các trường đào tạo bậc cao có thể cấp bằng cho các cấp đào tạo thấp hơn ví dụ trường cao đẳng có thể cấp các văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp trung học THCN, bằng nghề, chứng chỉ nghề. Ngoài ra thuật ngữ này còn nói tới các chương trình đào tạo vừa học vừa làm, đào tạo liên thông nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ các tỉnh, huyện và xã. • Đào tạo không chính quy. Bao gồm: (i) Các khoá đào tạo nghề ngắn hạn hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở đào tạo thông qua Sở LĐTBXH (thông tư 65 ngày 2/7/2004) ; (ii) các khóa bồi dưỡng ngắn hạn được Bộ cấp thông qua nguồn kinh phí bồi dưỡng cán bộ công chức (thí dụ giao cho Trường Cán bộ quản lý hoặc các cơ sở đào tạo khác thực hiện); và (iii) các khoá học không chính quy do các dự án, chương trình phát triển và các cơ quan khác đào tạo cho các nhà quản lý lâm nghiệp, cán bộ khuyến nông lâm và nông dân v.v. • Phổ cập: Đối với hệ thống khuyến nông lâm nhà nước, phổ cập thường kết hợp giữa: (i) mô hình trình diễn cho nông dân; (ii) đào tạo cán bộ khuyến nông lâm/nông dân; (iii) thành lập các nhóm nông dân sở thích hoặc câu lạc bộ khuyến nông lâm; các hoạt động này thường có (iv) hỗ trợ vật tư đầu vào. Các phương pháp và cách tiếp cận khuyến nông lâm ‘từ nông dân tới nông dân’ hoặc ‘do nông dân thực hiện’ thường được các dự án quốc tế hoặc của các tổ chức phi chính phủ khuyến khích áp dụng. Nhiều tổ chức nghiên cứu, đào tạo và phổ cập cũng như các dự án phát triển khuyến khích các phương pháp có sự liên thông giữa các mảng này. Có thể kể tới cách tiếp cận học tại hiện trường (FFS), được du nhập thông qua Chương trình Quản lý Dịch hại Tổng hợp (IPM), nhằm lồng ghép phổ cập với đào tạo và nghiên cứu ứng dụng trực tiếp do người dân và kỹ thuật viên cùng làm. Gần đây, một số cách tiếp cận mới được áp dụng trong ngành lâm nghiệp ví dụ học quản lý rừng tại hiện trường, Phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD) và Phân tích và phát triển thị trường (MAD). Các dạng hoạt động phối hợp nghiên cứu hiện trường và phổ cập này đang được thực hiện trong các hoạt động phát triển nông thôn với sự tham gia của nông dân làm nghề rừng và cộng đồng địa phương. 1.4 Các bên tham gia và phương pháp phân tích Nghiên cứu này sử dụng phương pháp Phân tích mạng lưới xã hội và thể chế 11 nhằm xem xét quan hệ tương tác và sự kết nối giữa các bên tham gia khác nhau trong nghiên cứu, đào tạo và phổ cập lâm nghiệp (xem Hình 1 và Phần 3). Hình 1 cho thấy, bên cạnh các cơ quan chính hoạt động trong nghiên cứu, đào tạo và khuyến lâm (được kê trong Phụ lục 1) có một loạt các bên liên quan khác tham gia vào các hoạt động này. Các bên liên quan có thể được phân loại tổng thể thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là các nhà cung cấp dịch vụ (ví dụ các cơ quan 11 Davies, Rick. 2003. Triển vọng của mạng lưới trong Đánh giá các can thiệp phát triển. Báo cáo dùng cho Hội nghị về các định hướng mới trong Đánh giá tác động cho Phát triển, EDAIS, 11/2003. 5 nghiên cứu, đào tạo và phổ cập lâm nghiệp) và nhóm còn lại là các nhóm khách hàng của nghiên cứu, đào tạo và khuyến lâm (bao gồm các cơ quan hành chính địa phương, các cơ sở sản xuất lâm nghiệp, các lâm trường quốc doanh, cán bộ khuyến nông lâm cơ sở, công nghiệp rừng và doanh nghiệp lâm nghiệp, các trang trại lâm nghiệp và các hộ nông dân làm nghề rừng v.v). Việc phân loại này không phải là cứng nhắc vì một số bên liên quan (ví dụ như Trung tâm Khuyến Nông tỉnh và các Trạm Khuyến Nông huyện) vừa là bên “cung cấp dịch vụ” vừa là ‘khách hàng” của hệ thống nghiên cứu, đào tạo và phổ cập. Tương tự, các dự án phát triển do các tổ chức quốc tế và phi chính phủ tài trợ vừa phải cần các dịch vụ của các tổ chức nghiên cứu và đào tạo lại vừa hỗ trợ chuyển giao các dịch vụ này tới cơ sở. Tuy nhiên, khung phân loại này giúp chúng tôi phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của các mối liên kết ngang giữa các nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu, đào tạo và phổ cập với nhau và các mối liên kết dọc giữa các nhà cung cấp dịch vụ với các nhóm khách hàng nhận dịch vụ nghiên cứu, đào tạo và phổ cập. 1.5 Nội dung báo cáo Sau phần giới thiệu, báo cáo được chia làm 3 phần chính. Phân tích hiện trạng và Đánh giá nhu cầu bắt đầu Phần 2 bằng việc làm rõ các khuynh hướng phát triển chính trong ngành lâm nghiệp và những thử thách đối với Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia mới (2006-2020). Phần này cũng đánh giá tác động của các thách thức này đối với hệ thống nghiên cứu, đào tạo và phổ cập trong lâm nghiệp. Thực chất đây không phải là phân tích toàn diện về ngành lâm nghiệp mà mục tiêu chỉ nhằm xác định các vấn đề trực tiếp liên quan tới phát triển nguồn nhân lực, chú ý đến kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà các nhà lập kế hoạch, quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, đào tạo lâm nghiệp và các nhà sản xuất rừng cần phải có trong thời gian tới. Các ưu tiên phát triển nguồn nhân lực được phân tích cụ thể trong Phần 3. Phần 4 phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của các mối liên kết hiện tại (cả dọc và ngang) giữa các nhà cung cấp dịch vụ và các nhóm khách hàng nhận dịch vụ nghiên cứu, đào tạo và phổ cập lâm nghiệp. Phần phân tích này xem xét cả khía cạnh thể chế (chính thức) và không chính thức của các mối liên kết trong hệ thống như đánh giá các yếu tố của “cầu” và “cung” của việc cung cấp các dịch vụ này. Trên cơ sở này Phần 3 cũng đánh giá khung điều hành trong Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia hiện tại (2002-2010), và xác định một số rào cản về mặt thể chế có ảnh hưởng tới mức độ phối kết hợp một cách hiệu quả của các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và phổ cập. Đặc biệt, đã xác định được một số cản trở về đầu tư và tài chính và đề xuất giải pháp cho các khó khăn. Cuối cùng, Phần 5 đưa ra các đề xuất về tầm nhìn tương lai và các định hướng chiến lược chính cho hệ thống nghiên cứu, đào tạo và phổ cập trong Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia mới và một số khuyến nghị cụ thể nhằm cải thiện mối liên kết, lồng ghép và bổ sung về tổ chức giữa các mảng trong lâm nghiệp. Những đề xuất này đưa ra nhằm xây dựng một chương trình phối kết hợp các hoạt động có thể được FSSP và/hoặc các dự án lâm nghiệp chấp nhận và hỗ trợ tài chính để thực hiện . 6 Hình 1. Biểu đồ tổng quan về “Các nhà cung cấp dịch vụ” và “Các nhóm khách hàng” trong nghiên cứu, đào tạo và phổ cập LIÊN KẾT NGANG CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ về nghiên cứu, đào tạo và phổ cập • • • • Bộ NN&PTNT Cục Lâm nghiệp Cục Kiểm lâm Vụ TCCB • Vụ Khoa học Công nghệ … • Uỷ ban Nhân dân tỉnh • Sở NN&PTNT • UBND Huyện • Phòng NN&PTNT • UBND xã Phổ cập • Trung tâm khuyến nông quốc gia • Các cục khác của Bộ NN&PTNT • Trung tâm khuyến nông tỉnh • Trạm khuyến nông huyện • Các cơ quan làm khuyến nông khác Giáo dục và đào tạo Nghiên cứu Khác • Các tổ chức quốc tế (ví dụ: ICRAF, RECOFTC) • Các trường cao đẳng nông lâm thuộc Bộ NN&PTNT (4) • Viện KHLN • Viện Điều tra Quy hoạch • Các phân viện nghiên cứu ở các vùng • Các phân viện nghiên cứu chuyên ngành • Các trung tâm/công ty nghiên cứu và phát triển khác (ví dụ: hạt giống, giấy) • Các trường nông lâm tỉnh và các cơ quan đào tạo khác • Các trung tâm nghiên cứu của tỉnh • • Trường cán bộ quản lý (2) • Đại học lâm nghiệp (1) • Các trường ĐH Thái nguyên, Huế, Tây nguyên, Thủ Đức • Trường trung học lâm nghiệp (3) • Trường dạy nghề (5) • Trung tâm dịch vụ trực thuộc các tổ chức giáo dục Các nhà tài trợ và các tổ chức phí chính phủ • Các hiệp hội • • Dịch vụ của khu vực tư nhân • Cơ quan truyền thông Các dự án phát triển CÁC NHÓM KHÁCH HÀNG Nghiên cứu, đào tạo và phổ cập Các cơ quan nhà nước Cơ quan kiểm lâm Lâm trường quốc doanh và các BQL rừng Cán bộ khuyến nông lâm cơ sở Công ty, công nghiệp rừng Nông hộ/ doanh nghiệp nhỏ Nhà sản xuất lâm nghiệp Các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng LIÊN KẾT DỌC Hành chính 7 2 Phân tích hiện trạng: Các khuynh hướng phát triển ngành và thách thức đối với nghiên cứu, đào tạo và phổ cập 2.1 Mục tiêu chiến lược của ngành Ngành lâm nghiệp Việt Nam có 3 mục tiêu chiến lược chung: • Mục tiêu phát triển kinh tế, tập trung vào thúc đẩy phát triển rừng kinh tế như trang trại rừng, trồng rừng công nghiệp, phát triển các hệ thống canh tác nông lâm kết hợp, phát triển các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác một cách có hiệu quả. • Mục tiêu bảo vệ môi trường, tập trung vào các biện pháp, cách thức bảo vệ các khu vực có rừng tự nhiên để tăng độ che phủ của rừng ở những khu vực này thông qua tái sinh tự nhiên và phủ xanh đất trống đồi trọcvà gia tăng các dịch vụ môi trường thông qua bảo tồn nguồn đa dạng sinh học, phòng hộ đầu nguồn, ven biển và các vùng đô thị, thị trường khí thải CO2, du lịch sinh thái vv; • Mục tiêu phát triển xã hội, tập trung vào đáp ứng các nhu cầu cơ bản của nông hộ góp phần giảm nghèo thông qua giao đất giao rừng cho hộ và cộng đồng, lâm nghiệp cộng đồng, cung cấp dịch vụ khuyến lâm, tạo công ăn việc làm từ trồng rừng công nghiệp, quản lý bảo vệ rừng tự nhiên và nông lâm kết hợp vv; Trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội hiện nay ở Việt Nam, có thể nói rằng ngành lâm nghiệp phải đối mặt với nhiều thử thách để xây dựng hệ thống hành chính lâm nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật hiện đại, năng động và hiệu quả, có thể kết hợp được cả mục tiêu môi trường, kinh tế và xã hội trong vài thập kỷ tới. Không phải chỉ có Việt Nam mới ở trong tình thế này – vì ngành lâm nghiệp ở nhiều nước khác trên thế giới cũng gặp các thách thức tương tự khi hội nhập vào thế giới hiện đại. Đây là các thách thức của hội nhập toàn cầu và những thay đổi trong môi trường thương mại quốc tế, sự chú ý ngày càng tăng của các chính phủ và các nhà tài trợ tới bảo tồn đa dạng sinh học, nhu cầu áp dụng những phương thức quản lý rừng mới có thể kết hợp được các mục tiêu phát triển lớn hơn của ngành và các thay đổi trong diện mạo của các cơ quan của ngành lâm nghiệp. 2.2 Hội nhập toàn cầu và các ưu tiên quốc gia Hội nhập toàn cầu đồng nghĩa với các cơ hội kinh tế và rủi ro mới cho các nhà sản xuất, chế biến, xuất khẩu lâm sản. Có một nhu cầu cấp thiết đối với ngành là phải xây dựng năng lực để hỗ trợ tiến trình này một cách hiệu quả. Chính phủ nhận thấy rằng cần nâng cao phần đóng góp kinh tế và tính hiệu quả của ngành vì hiện nay đóng góp này bị coi là thấp. Việc này có thể làm thông qua phát triển công nghệ, đầu tư cho công nghiệp sản xuất và chế biến lâm sản để tăng sức cạnh tranh của các ngành này. Đồng thời, tầm quan trọng của tài nguyên rừng Việt Nam đối với bảo tồn đa dạng sinh học đang được quốc tế nhìn nhận ngày càng tăng. Có thể lấy tạm hai ví dụ – Việt Nam có 5 trong số 25 loài linh trưởng bị đe doạ tuyệt chủng nhất, Việt nam gần đây được đăng ký là điểm nóng thứ 10 trên toàn thế giới về các loài cây lá kim (trong đó có 3 loài phát hiện trong 5 năm 8 trở lại đây)12. Vị trí địa lý của Việt nam trải dài từ miền cận nhiệt đới tới nhiệt đới, nằm lọt trong điểm nóng Inđô-Miến điện về đa dạng sinh học, điều này có nghĩa là đa dạng sinh học ở Việt Nam là rất cao. Tuy nhiên, tính đa dạng này đang bị đe doạ. Bảo tồn nguồn tài nguyên thông qua quản lý tốt hơn nữa các khu bảo tồn thiên nhiên và phát triển các phương thức đồng quản lý rừng với người dân địa phương là đặc biệt quan trọng đối với quốc gia và quốc tế. Đối với giai đoạn phát triển đô thị và công nghiệp nhanh chóng ở Việt Nam, các vấn đề về chất lượng môi trường và sự phá huỷ môi trường đang trở nên nóng bỏng. Vai trò quan trọng ngày càng tăng của ngành lâm nghiệp trong việc cung cấp “dịch vụ’ bảo vệ và cải thiện môi trường đã vượt qua phương thức quản lý rừng truyền thống về phòng hộ đầu nguồn (ví dụ, thông qua các ngành học mới, lâm nghiệp đô thị, ổn định môi trường quanh các khu vực công nghiệp, và giảm thiên tai vùng duyên hải). Một khía cạnh quan trọng của hội nhập toàn cầu là yêu cầu kết nối các công cụ chính sách khu vực và quốc tế với chính sách và chiến lược của ngành, áp dụng có hiệu quả các chính sách này thông qua các phương thức quản lý rừng ưu việt hơn. Ở đây có thể nói tới các thỏa thuận và hiệp ước về thương mại và đa dạng sinh học đã được chính phủ ký kết. Ví dụ, Việt Nam đã ký hai thoả thuận quốc tế về quản lý đa dạng sinh học: thoả thuận thứ nhất là Công ước về Đa dạng Sinh học (1994) và thoả thuận thứ hai là Công ước về Buôn bán các loài động vật hoang dã quí hiếm (1995) vv . Các thảo luận quốc tế xung quanh những công ước này đề cập tới rất nhiều cách tiếp cận mới trong luật thương mại và công ước bảo tồn đa dạng sinh học, kể cả cách thức lôi cuốn các cộng đồng địa phương tham gia quản lý bền vững các khu bảo tồn thiên nhiên và thoả thuận xuyên biên giới về quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên. Tương tự, hiện đang có nhiều tranh luận quốc tế về buôn bán lâm sản ví dụ của Tổ chức buôn bán gỗ quốc tế ( ITTO), Khu vực Mậu dịch Tự do châu Á (AFTA), WTO về các vấn đề gỗ và chứng chỉ rừng, các tiêu chuẩn quản lý rừng và sản xuất bền vững. Tuy nhiên, sự hiểu biết về nội dung và tác động của các công cụ chính sách quốc tế về thương mại và đa dạng sinh học vẫn còn hạn chế đối với nhiều cán bộ nghiên cứu và giảng dạy lâm nghiệp cũng như đối với các nhà lập kế hoạch, quản lý rừng ở cấp trung ương và tỉnh. Một trong số những cản trở chính vẫn tồn tại là kỹ năng sử dụng tiếng Anh của các cán bộ lâm nghiệp yếu dẫn tới việc hạn chế tiếp cận trực tiếp với các nguồn thông tin bên ngoài, hạn chế giao tiếp và đàm phán với các đối tác nước ngoài ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Có thể nói rằng đổi mới nội dung và cách tiếp cận trong nghiên cứu, đào tạo và phổ cập lâm nghiệp là thiết yếu để đáp ứng những thử thách của hội nhập toàn cầu. Yêu cầu cấp bách phải “tái tạo” và “hiện đại hoá” nguồn nhân lực của ngành cả về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng để đương đầu với những thay đổi này. 2.3 Chuyên ngành sản xuất Ngành lâm nghiệp Việt Nam chỉ đóng góp hơn 1% GDP quốc gia , mặc dù con số này có thể không phản ánh hết mức độ đóng góp kinh tế thực sự của ngành đối với sinh kế của người dân địa phương và “các dịch vụ môi trường” như phòng hộ đầu nguồn và phòng hộ vùng duyên hải. Ở hầu hết các vùng của đất nước một số lượng lớn người dân nông thôn có thu 12 Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, P.I. Thomas. A. Farjon, L. Averyanov & J. Regalado. 2004. Cây có quả hình nón ở Việt nam: Tổng kết tình hình bảo tồn 2004. Fauna & Flora International, Chương trình Việt Nam, Hà Nội. 9 nhập và và việc làm không thường xuyên từ việc thu hái, vận chuyển, chế biến và/hoặc buôn bán lâm sản cho thị trường địa phương hoặc cho các doanh nghiệp. Đây là phần “kinh tế tiềm ẩn” quan trọng vẫn chưa được lượng hoá và nhận rõ đầy đủ trong các số liệu thống kê chính thức về đầu ra của ngành lâm nghiệp. Mô hình tăng trưởng của kinh tế lâm nghiệp trong những năm gần đây thể hiện rõ nét một bức tranh đối lập. Một mặt, lĩnh vực chế biễn gỗ có những bước phát triển nhanh chóng ở cả hai cấp: doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các doanh nghiệp công nghiệp. Mặt khác, chuyên ngành sản xuất (rừng trồng kinh tế) lại trì trệ, tăng trưởng thấp trong nhiều năm. Ngành lâm nghiệp không thể đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về gỗ và các lâm sản khác cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ví dụ, từ 80 đến 90% gỗ dùng cho xuất khẩu hiện nay là phải nhập khẩu, khiến ngành này nằm trong tình trạng bị động, khó khăn. Đáp ứng nhu cầu gỗ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước là một nhiệm vụ đầy thách thức của ngành, có tác động to lớn tới công tác nghiên cứu, đào tạo và khuyến lâm trong tương lai. 2.3.1 Tăng trưởng nhanh trong ngành chế biến gỗ Có được mức tăng trưởng nhanh như vậy là do nhu cầu của cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Uớc tính kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gố đạt 567 triệu đô la Mỹ năm 2003 và 1.12 tỷ đô la Mỹ trong năm 2004. Những bước phát triển này đã được xây dựng dựa vào các kỹ năng của lực lượng lao động Việt nam trong các ngành thủ công và chất lượng sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Sự phát triển này góp phần đáng kể tạo công ăn việc làm cho số lượng lớn công nhân lâm nghiệp đặc biệt ở các tỉnh phía Nam. Nhu cầu thị trường về đào tạo nghề chế biến gỗ cho người lao động, các doanh nghiệp và cơ sở công nghiệp cũng rất cao. Đã có những chính sách thể chế hỗ trợ chuyên ngành chế biến gố tiếp tục tăng trưởng13. Chỉ thị số 19 đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng của xuất khẩu sản phẩm gỗ tới năm 2010 đạt 2 tỷ đô la Mỹ. Chỉ thị này ưu tiên cao cho tăng cường số lượng và chất lượng đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật, kết hợp với mở rộng, nâng cấp năng lực và trang thiết bị của các Trường đào tạo lâm nghiệp có nhiệm vụ cung cấp các đào tạo này. Cũng cần có nghiên cứu và phát triển nhằm tăng cường sản xuất và sử dụng các nguồn gỗ nội địa; mở rộng sử dụng các loại vật liệu khác (như ván ép và nhựa composit), cải thiện công nghệ chế biến để bảo đảm cân đối giữa phát triển công nghiệp và sản xuất bền vững. Chế biến gố phần nhiều phát triển ở khu vực ngoại ô của các đô thị ở phía Nam. Ở khu vực nông thôn, việc hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp gia đình tham gia chế biến gỗ đặc biệt là các làng nghề , cũng có thể đóng vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy tạo công văn việc làm và thu nhập trong tương lai – một khi vốn ban đầu, đào tạo kỹ năng, nguồn cung cấp vật liệu thô bền vững và thị trường tiêu thụ đã sẵn sàng. Trong khi đó, các sản phẩm trồng tại địa phương (như mây, tre) là nguồn vật liệu thô quan trọng cho công nghiệp chế biến và là nguồn thu nhập có tiềm năng ngày càng tăng cho nông dân ở một số khu vực. Một cản trở lớn trong phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp gia đình là không có các cơ sở dịch vụ tại chỗ có trách nhiệm hỗ trợ nông dân phân tích thị trường, quảng cáo sản phẩm, phát triển công nghệ và sản phẩm. Dịch vụ khuyến nông lâm đã coi hỗ trợ phát triển thị trường là một mục tiêu của họ – nhưng phần lớn cán bộ khuyến nông lâm lại 13 Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg (ngày 1/6/2004) của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ. 10 có rất ít kiến thức và kỹ năng về mặt này. Đây là mảng rất quan trọng, cần phối hợp với các ban ngành cấp tỉnh như Sở Thương mại, Sở Công nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo để xây dựng năng lực thực hiện các dịch vụ khuyến nông lâm trong tương lai. Gần đây, luật pháp đã có khung chính sách tốt hơn để cung cấp dịch vụ đào tạo và tư vấn cho các cơ sở công nghiệp nông thôn14 cũng như một chương trình mới về đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ15. Nghị định 56 ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến nông , khuyến ngư tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khuyến nông lâm trong tương lai về các mặt mục tiêu, nguyên tắc, tổ chức và nội dung hoạt động. Khuyến nông lâm xuất phát từ nhu cầu và liên kết gữa 4 nhà là các nguyên tắc chủ đạo cho các hoạt động này. Nghị định mới 56 về Khuyến nông cũng nhấn mạnh hơn tới việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn cho các doanh nghiệp nông thôn vừa và nhỏ xây dựng các dự án đầu tư để phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp và nghề thủ công nông thôn16. Thách thức của vấn đề này là nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng kỹ thuật và kinh tế của các tổ chức và cán bộ khuyến nông địa phương để họ có thể phục vụ tốt các nhà sản xuất cũng như kết nối các nhà sản xuất với thị trường mang lại các sản phẩm phù hợp cho người tiêu dùng và lợi nhuận cho người sản xuất17. 2.3.2 Định hướng tương lai cho trồng rừng kinh tế Thực tế có sự không tương xứng giữa ngành sản xuất và ngành chế biến. Nhu cầu gỗ cao hơn rất nhiều so với nguồn cung trong nước – với 80 tới 90% gỗ cần cho công nghiệp chế biến xuất khẩu hiện đang phải nhập khẩu. Việc phụ thuộc vào gỗ nhập nội một phần là do cấm khai thác gỗ từ rừng tự nhiên. Nhưng cũng do chất lượng và năng suât thấp của cả rừng tự nhiên và rừng trồng, trong đó nhiều diện tích trực thuộc các lâm trường quốc doanh. Diện tích rừng trồng tăng lên trong những năm gần đây, nhưng phần lớn lại trồng các loài cây ít giá trị với mục đích chính là chỉ để che phủ đất trống đồi trọc. Với sự quan tâm liên tục của Chính phủ và Bộ NN&PTNT trong đổi mới và phát triển Lâm trường quốc doanh, cần có sự hỗ trợ kỹ thuật lớn hơn cho các Lâm trường quốc doanh để phát triển các hệ thống sản xuất lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, như được đề cập trong phần dưới đây (phần 3.2.5), các mối liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, phổ cập với các lâm trường quốc doanh hiện đang là một trong các mối liên kết yếu nhất của hệ thống nghiên cứu, đào tạo và phổ cập. Tuy nhiên cũng cần phải nói là các lâm trường quốc doanh hiện tại còn thiếu cả năng lực và động lực để tiếp nhận công nghệ mới cũng như các tiến bộ kỹ thuật mới. Trước đây, đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) và đầu tư của khu vực tư nhân trong trồng rừng còn hạn chế, mặc dù có một vài tín hiệu cho thấy tình hình đang thay đổi cùng với nhu cầu gia tăng của công nghiệp chế biến. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng mới cung cấp cơ sở thuận lợi hơn cho hướng đầu tư này với những điều khoản mạnh hơn về cho nông dân làm nghề rừng, các tổ chức kinh tế trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế nước ngoài18 thuê rừng sản xuất. Tuy nhiên, tiềm năng tương lai để phát triển rừng trồng vẫn chưa chắc chắn vì một số lý do. 14 Nghị định số 134/2004/ND-CP (ngày 9/6/2004) của Chính phủ khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. 15 Quyết định số 143/2004/QD-TTg (ngày 10/8/2004) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2004-2008. 16 Nghị định 56/2005/ND-CP (Chương II / Điều 7). 17 ADB. 2005. Nâng cao hiệu quả thị trường cho các xã nghèo. Tài liệu thảo luận, Chương trình Nghiên cứu Nâng cao Hiệu quả Thị trường cho người nghèo, ADB, Ha Noi. 18 Chương II /Phần 2 /Điềue 24 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. 11 Ở một số vùng của Việt Nam có cơ hội để đầu tư vào rừng trồng công nghiệp, có thể kể tới các ‘chương trình hợp đồng trồng rừng’ với nông hộ. Tuy nhiên, các cơ hội này còn tuỳ thuộc mỗi vùng và thường gắn với những khu vực có cơ sở hạ tầng tốt kể cả việc tiếp cận được với trang thiết bị chế biến. Những cản trở chính là ở những khu vực dễ tiếp cận lại thiếu đất, và thu nhập từ rừng trồng (với giống và công nghệ hiện tại) hầu như không thể so sánh với các cây trồng nông nghiệp và các ngành công nghiệp nông thôn khác. Với sức ép về tài nguyên đất, Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các nước khác về sản xuất nguyên liệu thô ở quy mô lớn. Giải pháp tốt hơn có thể là tập trung vào sản xuất các loài có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt ở vùng cao, có tiềm năng để đầu tư vào sản xuất những loài cây gỗ có giá trị cao - kể cả nhiều loài cây bản địa - có khả năng mang lại thu nhập và lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp và nông dân địa phương. Tuy nhiên, thực tế đang tồn tại mâu thuẫn giữa việc trồng rừng cây bản địa có giá trị kinh tế cao nhưng cần chu kỳ dài, trong khi phần đông những người thực hiện là người nghèo cần thu nhập ngay. Ngoài ra, việc phát triển rừng trồng từ nhiều năm nay phải đương đầu với tình trạng thiếu vốn đầu tư, thiếu chính sách khuyến khích tài chính để sản xuất giống và phát triển kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho các loài cây bản địa có giá trị cao. Để giải quyết các vấn đề này, trong những năm sắp tới cần tập trung nỗ lực trong nghiên cứu và phát triển để đưa ra các hệ thống quản lý và sản xuất lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế. Trước hết nên tập trung vào các rừng trồng có chất lượng cao và cải thiện năng suất của rừng tự nhiên để lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Lựa chọn và phát triển các loài cây tùy thuộc vào nhu cầu thị trường trung hạn và dài hạn là cần thiết và được hỗ trợ bằng cách phát triển và cấp chứng chỉ về sản xuất giống và nhân giống cũng như cấp chứng chỉ rừng. 2.3.3 Các làng nghề sản xuất và chế biến lâm sản Trong nhiều thế kỷ qua, các làng nghề thủ công và sản xuất truyền thống (cây trồng, nguyên liệu hoặc sản phẩm chế biến) là một bộ phận quan trọng trong kinh tế nông thôn Việt Nam. Những làng nghề thủ công thường gắn với những nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự phát triển kỹ năng và kinh tế nhất định trong vùng. Theo truyền thống, các nhà sản xuất và cung cấp nông thôn thường liên kết chặt chẽ với các phường hội chế biến và bán lẻ thành thị. Khái niệm làng nghề hiện vẫn đang được sử dụng rộng rãi. Điều này tương tự với tình hình ở một số vùng của Trung Quốc nơi sự phát triển nhành của ngành nghề nông thôn đóng vai trò lớn trong tăng trưởng kinh tế nông thôn những năm gần đây. Bằng chứng cho thấy trong khi một số lâm sản liên quan đến ngành nghề nông thôn và làng nghề không có thị trường (ví dụ các vật liệu xây dựng truyền thống như lá cọ hầu như đã bị thay thế bằng các vật liệu xây dựng hiện đại được ưa chuộng hơn) thì các làng sản xuất khác đang tích cực tìm cơ hội thị trường mới cả trong nước lẫn xuất khẩu. Phụ lục 4 đưa ra hai ví dụ đối lập về sự xuống dốc và sự thích nghi tốt ngành nghề nông thôn. Ví dụ này cũng cho thấy giá trị văn hoá cao trong kiến thức của cộng đồng và sự phát triển kinh tế của những làng nghề. Có kiến nghị cho rằng cần thực hiện một chương trình nghiên cứu chuyên sâu để tìm hiểu thêm về hiện trạng và các cơ hội tương lại của những ngành nghề thủ công có liên quan tới lâm sản này. 2.4 Bảo vệ rừng, đồng quản lý và chia sẻ lợi ích Với bản chất và sự phân bố tài nguyên rừng ở Việt Nam, sẽ luôn luôn có những diện tích lớn rừng phòng hộ ở vùng cao và các khu rừng đặc dụng có giá trị cao cần được quản lý như “tài sản công” bằng quan hệ đối tác và các thoả thuận đồng quản lý với các cộng đồng địa phương sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng này (Hộp 1). Một thách thức quan trọng khác nữa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan