Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Lâm nghiệp Boi thuong giai phong mat bang...

Tài liệu Boi thuong giai phong mat bang

.DOC
116
174
88

Mô tả:

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Trêng ®¹i häc N«ng nghiÖp hµ néi --------------nguyÔn v¨n hïng ®¸nh gi¸ viÖc thùc hiÖn chÝnh s¸ch båi thêng thiÖt h¹i khi nhµ níc thu håi ®Êt ë mét sè dù ¸n trªn ®Þa bµn huyÖn tiªn du, tØnh b¾c ninh luËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh : Qu¶n lý ®Êt ®ai M· sè : 60.62.16 Ngêi híng dÉn khoa häc: ts. nguyÔn ®×nh bång Hµ néi - 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hùng i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ quan, đồng nghiệp và nhân dân địa phương. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Đình Bồng đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Đất và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, tập thể phòng Quy hoạch kế hoạch - Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Tiên Du, Ban quản lý các dự án xây dựng huyện Tiên Du, các phòng, ban, cán bộ và nhân dân các xã của huyện Tiên Du đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hùng ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ Ý NGHĨA STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BĐĐC 2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 3 CN-TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 4 CP 5 GCN-QSDĐ 6 GPMB Giải phóng mặt bằng 7 HĐND Hội đồng nhân dân 8 HSĐC Hồ sơ địa chính 9 HTX Hợp tác xã 10 NĐ Nghị định 11 QĐ-UB Quyết định ủy ban 12 QSDĐ Quyền sử dụng đất 13 TĐC 14 UBND Bản đồ địa chính Chính phủ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tái định cư Ủy ban nhân dân iii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 1 Tốc độ phát triển kinh tế huyện Tiên Du (1995-2000-2006) 41 Bảng 2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2007 của huyện Tiên Du 56 Bảng 3 Bảng 4 Xác định đối tượng được bồi thường và không được bồi thường Quan điểm của người có đất bị thu hồi trong việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường 83 84 Bảng 5 Tổng hợp đơn giá bồi thường về đất tại 2 dự án 88 Bảng 6 Tổng hợp đơn giá bồi thường về tài sản tại 2 dự án 92 Bảng 7 Bảng 8 Bảng 9 Quan điểm của người có đất bị thu hồi trong việc xác định giá bồi thường đất và tài sản trên đất tại 2 dự án Tổng hợp các khoản hỗ trợ tại 2 dự án nghiên cứu Quan điểm của người có đất bị thu hồi trong việc thực hiện các chính hỗ trợ iv 93 96 97 MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Danh mục các chữ viết tắt và ý nghĩa iii Danh mục các bảng iv 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích, yêu cầu 3 2. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG AN NINH, LỢI ÍCH QUỐC GIA CÔNG CỘNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ 4 2.1. Bồi thường 4 2.2. Chính sách bồi thường ở một số nước trên thế giới 6 2.3. Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam qua các thời kỳ 2.4. 11 Tình hình thực hiện chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam 2.5. 25 Tình hình thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất của tỉnh Bắc Ninh 3. 32 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 3.1. Đối tượng, địa bàn nghiên cứu 36 3.2. Nội dung nghiên cứu 36 3.3. Phương pháp nghiên cứu 36 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37 4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Tiên Du 37 v 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 37 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 39 4.2. 42 Thực trạng quản lý đất đai 4.2.1. Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh 42 4.2.2. Những tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai liên quan đến chính sách bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiên Du - Bắc Ninh 4.3. 48 Tình hình thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu 52 4.3.1. Các văn bản pháp quy 52 4.3.2. Công tác tổ chức thực hiện 54 4.4. 60 Khái quát về 2 dự án nghiên cứu 4.4.1. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở dùng để đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 60 4.4.2. Dự án đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông khu du lịch Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (giai đoạn 1) 4.5. 62 Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất đối với 2 dự án 63 4.5.1. Đối tượng và điều kiện được bồi thường 63 4.5.2. Bồi thường thiệt hại về đất 75 4.5.3. Bồi thường thiệt hại về tài sản 78 4.5.4. Chính sách hỗ trợ 84 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 89 5.1. Kết luận 89 5.2. Đề nghị 91 vi TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vii 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia quý báu, địa bàn để phân bố dân cư, các và các hoạt động kinh tế, xã hội quốc phòng, an ninh; là nguồn nội lực để xây dựng và phát triển bền vững quốc gia. Trong quá trình Đổi mới, đặc biệt những năm gần đây việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị mới đã phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước với mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước Công nghiệp vào năm 2020. Thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia công cộng, phát triển kinh tế là một khâu quan trọng, then chốt của quá trình phát triển. Bồi thường giải phóng mặt bằng là điều kiện ban đầu và tiên quyết để triển khai thực hiện các dự án. Có thể nói: “ Giải phóng mặt bằng nhanh là một nửa của dự án”. Bồi thường giải phóng mặt bằng cũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cư. ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, đặc biệt với hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi trên phạm vi cả nước, đến từng địa phương, cơ sở [5]. Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế các tỉnh miền Bắc nước ta. Trong ngững năm qua, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh (năm 1999) đến nay, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã phát triển nhanh với sự mở rộng thành phố Bắc Ninh, các thị xã Từ Sơn, các huyện lỵ và khu công nghiệp: Quế Võ, Yên Phong, Tiên Sơn… Tiên Du là một huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh, cách Thành phố tỉnh lỵ 5 Km về phía nam và cách Hà Nội 25 Km về phía Bắc. Vị trí địa lý trên đã tạo cho Tiên Du những điều kiện lý tưởng để thu hút đầu tư, thực hiện CNH, HĐH địa phương với sự phát triển thị trấn huyện lỵ, khu công nghiệp hiện 1 đại Tiên Sơn, các khu dân cư mới và mạng lưới giao thông liên huyện, liên tỉnh nối với Quốc lộ 1A, 1B. Thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia công cộng, phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và huyện Tiên Du cũng có ý nghĩa quan trọng và những khó khăn bức xúc chung trong công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng của cả nước. Từ khi có Luật Đất đai 1993 việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo các quy định của Chính phủ tại Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP. Sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Sau hơn ba năm thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP, việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất có tiến bộ hơn, đáp ứng được yêu cầu của nhà nước và phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân, khắc phục được nhiều tồn tại, vướng mắc trước đây. Tuy nhiên, việc triển khai cũng còn không ít khó khăn, vướng mắc, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ chính sách pháp luật liên quan. Vì vậy việc điều tra xã hội học, khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học, trên cơ sở đó đề xuất để sửa đổi bổ sung, hoàn thiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật, hạn chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết. Đề tài: “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh” được thực hiện nhằm góp phần thực hiện mục tiêu trên với những mục đích, yêu cầu cụ thể dưới đây 2 1.2. Mục đích, yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn về chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. - Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện tốt chính sách bồi thường Khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. 1.2.2. Yêu cầu - Nắm vững chính sách, pháp luật đất đai, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng và các văn bản có liên quan đã được ban hành. - Nguồn số liệu, tài liệu điều tra phản ánh đúng quá trình thực hiện các chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng qua một số dự án đã được thực hiện trên địa bàn nghiên cứu có độ tin cậy và chính xác. Các số liệu điều tra thu thập phải được phân tích, đánh giá một cách khách quan khoa học. - Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ và thực hiện tốt chính sách bồi thường thiệt hại Khi nhà nước thu hồi đất, áp dụng với địa bàn nghiên cứu. 3 2. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG AN NINH, LỢI ÍCH QUỐC GIA CÔNG CỘNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2.1. BỒI THƯỜNG 2.1.1. Khái niệm về bồi thường và chính sách bồi thường - Bồi thường thiệt hại có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác. - Quyết định thu hồi đất: Là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng. - Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi. - Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới. - Giải phóng mặt bằng là quá trình tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến di dời nhà cửa, cây cối và các công trình xây dựng trên phần đất nhất định được quy định cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới trên đó [29]. - Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng từ khi thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng cho tới khi bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư [29]. 2.1.2. Đặc điểm của quá trình bồi thường Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình mang tính đa dạng và phức tạp. a- Tính đa dạng thể hiện: mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau. Khu vực nội thành, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt 4 động sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ; khu vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp. Do đó mỗi khu vực bồi thường GPMB có những đặc trưng riêng và được tiến hành với những giải pháp riêng phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi khu vực và từng dự án cụ thể. b- Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân. Đối với khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê. Mặt khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển, định giá bồi thường rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này. - Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau: + Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở. + Nguồn gốc sử dụng đất khác nhau qua nhiều thời kỳ với chế độ quản lý khác nhau, cơ chế chính sách không đồng bộ dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai xây nhà trái phép diễn ra thường xuyên. + Thiếu quỹ đất do xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng khu tái định cư thấp chưa đảm bảo được yêu cầu. + Dân cư một số vùng sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và sống bám vào các trục đường giao thông của khu dân cư làm kế sinh nhai nay chuyển đến ở khu vực mới thì điều kiện kiếm sống bị thay đổi nên họ không muốn di chuyển. 5 Từ các điểm trên cho thấy mỗi dự án khác nhau thì công tác GPMB được thực hiện khác nhau [6]. 2.2. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Đối với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, đất đai là nguồn lực quan trọng nhất, cơ bản của mọi hoạt động đời sống kinh tế - xã hội. Khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các mục đích của quốc gia đã làm thay đổi toàn bộ đời sống kinh tế của hàng triệu hộ dân và người dân, người bị ảnh hưởng không những không hạn chế về số lượng mà còn có xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt, ở những nước đang phát triển, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp đó là vấn đề sống còn của họ. Dưới đây là một số kinh nghiệm quản lý đất đai của các nước trên thế giới sẽ phần nào giúp ích cho Việt Nam chúng ta, đặc biệt trong chính sách bồi thường GPMB. 2.2.1. Trung Quốc Hiến Pháp Trung quốc quy định có 2 hình thức sở hữu đất đai: Sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể. Vì đất đai thuộc sở hữu Nhà nước nên khi thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp tùy từng trường hợp cụ thể, Nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất và bồi thường cho các công trình gắn liền với đất bị thu hồi. Về phương thức bồi thường, Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước cho việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm. Người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thường bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới. Tại thủ đô Bắc Kinh và thành phố Thượng Hải, người dân thường lựa chọn bồi thường thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phù hợp với nơi làm việc của mình. Về giá bồi thường, tiêu chuẩn là giá thị trường. Mức giá này cũng được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác động điều 6 chỉnh tại chính thị trường đó. Đối với đất nông nghiệp, bồi thường theo tính chất của đất và loại đất (tốt, xấu). Về TĐC, các khu TĐC và các khu nhà ở được xây dựng đồng bộ và kịp thời, thường xuyên đáp ứng nhu cầu nhiều loại căn hộ với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chính quyền chú ý tạo điều kiện về việc làm, đối với các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước có chính sách riêng. Khi di dời thực hiện nguyên tắc chỗ ở mới tốt hơn chỗ ở cũ. Khu TĐC được quy hoạch tổng thể (nhà ở, trường học, chợ), cân đối được giao thông động và tĩnh. Trong quá trình bồi thường GPMB phải lập các biện pháp xử lý theo phương thức trước tiên là dựa vào trọng tài, sau đó khiếu tố. Tại thành phố Thượng Hải, tiêu chuẩn sắp xếp bồi thường di dời nhà hiện nay được thực hiện theo 3 loại: - Loại 1: Lấy theo giá thị trường của nhà đất đối với nhà bị tháo dời cộng thêm với “Giá tăng thêm nhân với diện tích xây dựng của ngôi nhà bị tháo dỡ”. - Loại 2: Đổi nhà theo tiêu chuẩn giá trị, bố trí nhà lấy theo giá thị trường, giá tương đương với giá nhà bị tháo dỡ, di dời. - Loại 3: Bố trí nhà theo tiêu chuẩn diện tích, đây là tiêu chuẩn chính quyền quận, huyện nơi có nhà di dời lập ra đối với những người có khó khăn về nhà ở. Người bị di dời có thể chọn hình thức bố trí nhà ở cho phù hợp. Dựa vào khu vực bố trí nhà ở để tăng thêm diện tích, dựa theo phân cấp từng vùng trong thành phố. Càng ra ngoại vi hệ số tăng thêm càng cao, mức tăng thêm có thể là 70%, 80% hay 100% [1]. 2.2.2. Thái Lan Hiến pháp Thái Lan năm 1982 quy định việc trưng dụng đất cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước, phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác phải theo giá thị trường cho những người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về 7 tất cả các thiệt hại do việc trưng dụng gây ra và quy định việc bồi thường phải khách quan cho người chủ mảnh đất và người có quyền thừa kế tài sản đó. Dựa trên các quy định này, các ngành có quy định chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng đất của ngành mình. Năm 1987 Thái Lan ban hành Luật về trưng dụng BĐS áp dụng cho việc trưng dụng đất sử dụng vào các mục đích xây dựng tiện ích công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước, phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục đích công cộng. Luật quy định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắc tính giá trị bồi thường các loại tài sản bị thiệt hại. Căn cứ vào đó, từng ngành đưa ra các quy định cụ thể và trình tự tiến hành bồi thường TĐC, nguyên tắc cụ thể xác định giá trị bồi thường, các bước lập và phê duyệt dự án bồi thường, thủ tục thành lập các cơ quan, ủy ban tính toán bồi thường TĐC, trình tự đàm phán, nhận tiền bồi thường, quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ra tòa án. Ví dụ: trong ngành điện năng thì cơ quan điện lực Thái Lan là nơi có nhiều dự án bồi thường TĐC lớn nhất nước, họ đã xây dựng chính sách riêng với mục tiêu: “Đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng một mức sống tốt hơn” thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng có chất lượng và đạt mức tối đa nhu cầu, đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng có thu nhập cao hơn và được tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển xã hội, vì thực tế đã tỏ ra hiệu quả khi nhu cầu thu hồi đất trong nhiều dự án [28]. 2.2.3. Hàn Quốc Hàn Quốc là một nước nhỏ hẹp với 70% diện tích là đất đồi, núi cho nên đất công cộng được xem là một vấn đề hết sức quan trọng. Do đó để sử dụng đất một cách hiệu quả hơn thì các quy hoạch, và quy chế được coi như một hình thức pháp luật. 8 Luật đất đai của Hàn Quốc được xác lập trên cơ sở Luật quy hoạch đô thị cho từng đô thị và Luật quản lý sử dụng quốc thổ bao gồm tất cả các đô thị, Nhà nước chỉ định năm khu vực sử dụng để cân bằng sự phát triển đồng bộ [8]. Đặc biệt, khái niệm cơ bản của luật quản lý sử dụng quốc thổ công khai rõ ràng về đất đai. Đây có ý nghĩa là tách riêng hai phần quyền sở hữu và quyền sử dụng đất để nhấn mạnh tầm quan trọng của đất công cộng trong xã hội. Chế độ này giúp việc sử dụng đất một cách hữu dụng bằng cách thúc đẩy quyền sử dụng đất nhiều hơn quyền sở hữu đất. Với khái niệm công khai đất đai, hạn chế sở hữu đất, hạn chế sử dụng đất, hạn chế lợi ích phát sinh, hạn chế thanh lý các quy chế công cộng được áp dụng theo luật pháp và cách tính các quy chế như thế này được xem là đặc trưng của luật liên quan đến đất đai của Hàn Quốc. Luật bồi thường GPMB của Hàn Quốc được chia ra thành hai thể chế. Một là “đặc lệ” liên quan đến bồi thường GPMB cho đất công cộng đã đạt được theo thủ tục thương lượng của pháp luật. Hai là luật “sung công đất” theo thủ tục quy định cưỡng chế của công pháp. Để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế thì cần rất nhiều đất công cộng trong một khoảng thời gian ngắn với mục đích cưỡng chế đất cho nên luật “sung công đất” đã được thiết lập trước vào năm 1962. Sau đó theo pháp luật ngoài mục đích thương lượng thu hồi đất công cộng thì còn muốn thống nhất việc này trên phạm vi toàn quốc và đảm bảo quyền tài sản của công nên luật này đã được lập vào năm 1975 và dựa vào hai luật trên Hàn Quốc đã triển khai bồi thường cho đến nay. Tuy nhiên dưới hai thể chế luật và trong quá trình thực hiện luật “đặc lệ” thương lượng không đạt được thỏa thuận thì luật “sung công đất” được thực hiện bằng cách cưỡng chế, nhưng nếu cứ như vậy thì phải lặp đi lặp lại quá trình này và đôi khi trùng lặp cho nên thời gian có thể bị kéo dài hoặc chi phí cho bồi thường sẽ tăng lên. Do đó, cho đến nay đã có nhiều thảo luận thống nhất hai thể chế này thành một. 9 Thực hiện bồi thường theo luật mới của Hàn Quốc thì sẽ thực hiện theo ba giai đoạn: Thứ nhất: Tiền bồi thường đất đai được giám định viên công cộng đánh giá trên tiêu chuẩn giá quy định để thu hồi đất phục vụ cho công trình công cộng. Mỗi năm Hàn Quốc cho thi hành đánh giá đất trên 27 triệu địa điểm trên toàn quốc và chỉ định 470.000 địa điểm làm tiêu chuẩn và thông qua đánh giá của giám định để dựa theo đó hình thành giá quy định cho việc bồi thường. Giá quy định không dựa vào lợi nhuận khai thác do đó có thể đảm bảo sự khách quan trong việc bồi thường. Thứ hai: Pháp luật có quy định không gây thiệt hại nhiều cho người có quyền sở hữu đất trong quá trình thương lượng chấp thuận thu hồi đất. Quy trình chấp thuận theo thứ tự là công nhận mục đích, lập biên bản tài sản và đất đai, thương lượng, chấp nhận thu hồi. Thứ ba: Biện pháp di dời là một đặc điểm quan trọng. Nhà nước hỗ trợ tích cực về mặt chính sách đảm bảo sự sinh hoạt của con người, cung cấp đất đai cho những người bị mất nơi cư trú do thực hiện công trình công cộng cần thiết của Nhà nước. Đây là công việc có hiệu quả lôi cuốn người dân tự nguyện di dời và liên quan rất nhiều tới việc GPMB. Theo luật bồi thường, nếu như tòa nhà nơi dự án sẽ được thực hiện có trên 10 người sở hữu thì phải xây dựng cho các đối tượng này nơi cư trú hoặc hỗ trợ 30% giá trị của tòa nhà đó. Còn nếu như các dự án xây dựng chung cư nhà ở thì cung cấp cho các đối tượng này chung cư hoặc nhà ở thấp hơn giá thành. Đối với các đối tác kinh doanh để kiếm sống nhưng không có pháp nhân, các đối tác kinh doanh nông nghiệp, gia cầm thì có chính sách mang tính chất ân huệ ngoài biện pháp di dời còn ưu tiên cung cấp cho họ các cửa hàng hoặc khu kinh doanh. 10 Luật bồi thường Hàn Quốc được thực hiện theo ba giai đoạn trên đối với đất đai, bất động sản và các quyền kinh doanh nông nghiệp, ngư nghiệp, khoáng sản…để cung cấp tiền bồi thường và chi phí di dời. Chế độ và luật GPMB: theo luật sung công đất đai thì nếu như đã trả hoặc đặt cọc tiền bồi thường xong nhưng không chịu di dời thì được xem như gây hại cho lợi ích công cộng do đó phải thi hành cưỡng chế giải tỏa được thực hiện quyền thi hành theo luật thực hiện thi hành hành chính và quyền thi hành ngày phải theo thủ tục pháp lệnh cảnh cáo theo quy định. Thực chất biện pháp GPMB thường bị người dân hoặc các người ở thuê phản đối và chống trả quyết liệt gây ảnh hưởng xấu đến xã hội cho nên tốt nhất là phải có sự nghiên cứu tìm ra biện pháp cho dân tự nguyện di dời là hay hơn cả [30]. 2.3. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ 2.3.1. Thời kỳ trước 1987 2.3.1.1. Hiến pháp 1946 Sau cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lần đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Hiến pháp vào năm 1946. Đến năm 1953, Nhà nước ta thực hiện cuộc cải cách ruộng đất và Luật cải cách ruộng đất được ban hành. Một trong những mục tiêu đầu tiên của cuộc cải cách là: Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và đế quốc xâm lược ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến, chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân [9], [13]. Sau đó, Đảng và Nhà nước ta đã vận động nông dân vào làm ăn tập thể, đồng thời Nhà nước thành lập các nông trường quốc doanh, các trạm trại nông nghiệp - hình thức sở hữu tập thể. 2.3.1.2 Nghị định số 151-TTg Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 151-TTg Ngày 14/4/1959, quy định về thể lệ tạm thời trưng dụng ruộng đất, là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan đến việc bồi thường và tái định cư ở Việt Nam, sau đó Ủy ban kế 11 hoạch Nhà nước và Bộ Nội vụ ban hành thông tư liên bộ số 1424/TTg của Chính phủ quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất để làm địa điểm xây dựng các công trình kiến thiết cơ bản với nguyên tắc phải đảm bảo kịp thời và diện tích đủ cần thiết cho công trình xây dựng kiến thiết cơ bản, đồng thời chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của người có ruộng đất. Đất thuộc sở hữu tư nhân hoặc tập thể khi bị trưng dụng thì thuộc sở hữu của Nhà nước. Về mức bồi thường và cách tính bồi thường theo Nghị định 151/TTg: - Về việc bồi thường thiệt hại do lấy đất gây nên phải bồi thường hai khoản: về đất thì bồi thường từ 1 đến 4 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng thu. - Đối với hoa màu thì được bồi thường đúng mức. - Đối với nhà cửa, vật kiến trúc và các công trình phục vụ sinh hoạt được giúp đỡ xây dựng cái khác. - Ngoài ra, mồ mả thì căn cứ vào tình hình cụ thể về phong tục tập quán của địa phương mà giúp cho họ một số tiền làm phí tổn di chuyển. Có thể nói, những nguyên tắc cơ bản của việc bồi thường thiệt hại trong nghị định này là đúng đắn, đáp ứng nhu cầu trưng dụng đất đai trong những năm 1960. Cách bồi thường như vậy được thực hiện cho đến khi Hiến pháp 1980 ra đời. 2.3.2. Thời kỳ 1987 đến 1993 Hiến pháp 1980 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, chính vì vậy việc thực hiện bồi thường về đất không được thực hiện mà chỉ thực hiện bồi thường những tài sản có trên đất hoặc những thiệt hại do việc thu hồi đất gây nên [11]. Luật Đất đai năm 1988 ban hành quy định về việc bồi thường cũng cơ bản dựa trên những điều quy định tại Hiến pháp 1980. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan