Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biến động thành phần loài và số lượng động vật nổi trong khu vực nuôi tôm sú ( p...

Tài liệu Biến động thành phần loài và số lượng động vật nổi trong khu vực nuôi tôm sú ( penaeus monodon) ở huyện cầu nganh, trà vinh

.PDF
56
233
105

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN HỨA THANH HẢI BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỐ LƯỢNG ĐỘNG VẬT NỔI TRONG KHU VỰC NUÔI TÔM SÚ ( Penaeus monodon) Ở HUYỆN CẦU NGANH, TRÀ VINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2009 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN HỨA THANH HẢI BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỐ LƯỢNG ĐỘNG VẬT NỔI TRONG KHU VỰC NUÔI TÔM SÚ ( Penaeus monodon) Ở HUYỆN CẦU NGANH, TRÀ VINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts.VŨ NGỌC ÚT 2009 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Tác giả Hứa Thanh Hải 3 LỜI CẢM TẠ Trải qua những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần Thơ, nay tôi đã thực hiện được ước mơ là hoàn thành luận văn tốt nghiệp và trở thành một kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản. Trong quá trình học tập và rèn luyện tôi đã được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Chân thành biết ơn đến những người đã giúp đỡ tôi những năm tháng qua. Tôi xin thành kính lên cha, mẹ tôi là những người sinh thành, nuôi dưỡng, động viên và đặt trọn niềm tin vào tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Vũ Ngọc Út, người đã hết lòng chỉ dạy, động viên, hướng dẫn nhiệt tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, cũng như trong suốt thời gian học và làm việc tại Khoa Thủy Sản. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ làm việc tại Bộ môn Thủy Sinh Học Ứng Dụng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện tốt việc nghiên cứu đề tài này. Cảm ơn các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K31 đã giúp đỡ, chia sẽ những kinh nghiệm học tập trong những năm học tại trường. 4 TÓM TẮT Nghiên cứu này thực hiện nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của việc nuôi tôm sú theo các mức độ thâm canh khác nhau lên môi trường nước vùng quanh khu vực nuôi thông qua việc khảo sát thành phần và số lượng động vật nổi và một số yếu tố thủy lý hóa, được thực hiện tại địa bàn nghiên cứu thuộc huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh thông qua ba mô hình nuôi tôm sú: tôm lúa luân canh, nuôi tôm bán thâm canh và nuôi tôm thâm canh, ở mỗi mô hình thu mẫu gồm ba điểm đầu, giữa và cuối kênh dẫn nước, chu kỳ thu mẫu mỗi tháng một lần và thu trong ba tháng. Kết quả các yếu tố môi trường ít biến động qua ba đợt thu mẫu và vẫn còn nằm trong khoảng thích hợp đối với các loài thủy sản. Kết quả định tính tìm được tổng cộng 34 loài động vật nổi trong đó chiếm ưu thế nhất là ngành Protozoa với 17 loài (50%), và thấp nhất là bộ Cladocera với 1 loài (3%). Về mật độ giữa các diểm thu mẫu cũng như các mô hình có sự chuyển biến mạnh mẽ ở đợt thu mẫu thứ hai và sau đó giãm trở lại ở đợt thu mẫu thứ ba. Biến động mạnh mẽ nhất là nhóm ngành Protozoa ở hầu hết các điểm thu mẫu cũng như trong các đợt thu mẫu. 5 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 3 LỜI CẢM TẠ ................................................................................................... 4 TÓM TẮT ......................................................................................................... 5 MỤC LỤC......................................................................................................... 6 DANH SÁCH BẢNG .................................................................................... 8 DANH SÁCH HÌNH ...................................................................................... 9 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ 10 Phần1.ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................... 11 1.1: Giới thiệu...................................................................................... 11 1.2: Mục tiêu của đề tài....................................................................... 12 1.3: Nội dung thực hiện ...................................................................... 12 Phần 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 13 2.1: Lịch sử phát triển nghề nuôi tôm biển: ................................................. 13 2.2: Tình hình nuôi tôm trong nước: ............................................................. 14 2.3: Các mô hình nuôi tôm............................................................................. 15 2.3.1:: Nuôi quảng canh ..................................................................... 15 2.3.2: Nuôi quảng canh cải tiến.......................................................... 15 2.3.3.Nuôi bán thâm canh................................................................... 16 2.3.4: Nuôi thâm canh......................................................................... 16 2.4: Môi trường nước nuôi tôm ..................................................................... 16 2.5: Động vật nổi ............................................................................................ 18 2.6: Các nghiên cứu liên quan ....................................................................... 18 2.6.1: Các nghiên cứu ở nước ngoài .................................................. 18 2.6.2: Các nghiên cứu trong nước...................................................... 19 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 22 6 3.1: Vật liệu nghiên cứu:................................................................................ 22 3.2: Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 23 3.2.1: Địa điểm:................................................................................... 23 3.2.1.1: Mô hình quảng canh cải tiến ..................................... 24 3.2.1.2: Mô hình nuôi tôm bán thâm canh ............................. 25 3.2.1.3: Mô hình nuôi tôm thâm canh .................................... 26 3.2.2: Chu kỳ thu mẫu......................................................................... 27 3.2.3: Phương pháp thu mẫu............................................................... 27 3.2.3.1: Thu mẫu động vật thủy sinh...................................... 27 3.2.3.2: Thu mẫu thủy hóa ...................................................... 28 3.3: Phương pháp phân tích .......................................................................... 29 3.3.1: Phân tích định tính.................................................................... 29 3.3.2: Phân tích định lượng ................................................................ 29 3.3.3: Phân tích các yếu tố môi trường .............................................. 30 3.4: Phương pháp xử lý kết quả ..................................................................... 31 Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ........................................................... 32 4.1: Sự biến động các yếu tố môi trường nước............................................. 32 4.2: Cấu trúc thành phần loài động vật thủy sinh ......................................... 36 4.2.1: Mô hình tôm lúa luân canh ...................................................... 38 4.2.2: Mô hình bán thâm canh............................................................ 39 4.2.3: Mô hình thâm canh................................................................... 41 4.3: Mật độ các nhóm ngành động vật nổi.................................................... 44 4.3.1: Mô hình tôm lúa luân canh ...................................................... 44 4.3.2: Mô hình bán thâm canh............................................................ 45 4.3.3: Mô hình thâm canh................................................................... 47 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT........................................................ 49 6.1: Kết luận.................................................................................................... 49 6.2: Đề xuất ..................................................................................................... 49 Phần 7: TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 50 PHỤ LỤC 7 DANH SÁCH BẢNG Bảng 1: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường............................. 30 Bảng 2: Biến động các yếu tố thủy lý. .......................................................... 32 Bảng 3a: Biến động các yếu tố thủy hóa....................................................... 34 Bảng 3b: Biến động các yếu tố thủy hóa (tiếp theo) .................................... 35 Bảng 4: Kết quả số lượng loài động vật nổi qua ba lần thu mẫu................. 37 Bảng 5: So sánh khác biệt giữa các nhóm ngành động vật nổi qua ba đợt thu mẫu của mô hình tôm lúa.................................................................. 39 Bảng 6: So sánh khác biệt giữa các nhóm ngành động vật nổi qua ba đợt thu mẫu của mô hình bán thâm canh. ..................................................... 40 Bảng7: So sánh khác biệt giữa các nhóm ngành động vật nổi qua ba đợt thu mẫu của mô hình thâm canh. ............................................................ 42 Bảng 8: So sánh sự khác biệt về số lượng loài động vật nổi trong đợt thu mẫu thứ 1 ........................................ ........................................................ 42 Bảng 9: So sánh sự khác biệt về số lượng loài động vật nổi trong đợt thu mẫu thứ 2. ........................................ ........................................................ 43 Bảng 10: So sánh sự khác biệt về số lượng loài động vật nổi trong đợt thu mẫu thứ 3 ...... ........................................................................................... 43 Bảng 11: Biến động mật độ giữa các nhóm ngành động vật nổi của mô hình tôm lúa qua 3 đợt thu mẫu..................................................................... 44 Bảng 12: Biến động mật độ giữa các nhóm ngành động vật nổi của mô hình bán thâm canh qua 3 đợt thu mẫu. ........................................................ 45 Bảng 13: Biến động mật độ giữa các nhóm ngành động vật nổi của mô hình thâm canh qua 3 đợt thu mẫu.:........................................................ 47 8 DANH SÁCH HÌNH Hình 1: Giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2006-2007 ..................................... 14 Hình 2: Địa bàn nghiên cứu........................................................................... 23 Hình 3: Kênh dẫn mô hình nuôi tôm lúa luân can24 Hình 4: Kênh dẫn mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh............................... 25 Hình 5: Kênh dẫn mô hình nuôi tôm sú thâm canh...................................... 26 Hình 6: Thu mẫu định tính............................................................................. 27 Hình 7: Thu mẫu định lượng.......................................................................... 28 Hình 8: Phân tích các yếu tố môi trường trong phòng thí nghiệm .............. 30 Hình 9: Biến động nhiệt độ qua ba đợt tu mẫu............................................. 32 Hình 10: Biến động pH qua ba đợt thu mẫu. ................................................ 33 Hình 11: Biến động độ mặn qua ba đợt thu mẫu.......................................... 33 Hình 12: Thành phần phần trăm các nhóm ngành động vật nổi.................. 36 Hình 13: Thành phần và số lượng loài động vật nổi ở mô hình tôm lúa qua 3 đợt thu mẫu. .......................................................................................... 38 Hình 14: Thành phần và số lượng loài động vật nổi ở mô hình bán thâm canh qua 3 đợt thu mẫu .................................................................................. 39 Hình 15: Thành phần và số lượng loài động vật nổi ở mô hình thâm canh qua 3 đợt thu mẫu .................................................................................. 41 9 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: NN&PTNT Đồng bằng Sông Cửu Long: ĐBSCL. Điểm đầu kênh dẫn tôm lúa: TL1. Điểm giữa kênh dẫn tôm lúa: TL 2. Điểm cuối kênh dẫn tôm lúa: TL 3. Điểm đầu kênh dẫn bán thâm canh: BTC 1. Điểm giữa kênh dẫn bán thâm canh: BTC 2. Điểm cuối kênh dẫn bán thâm canh: BTC 3. Điểm đầu kênh dẫn thâm canh: TC 1. Điểm giữa kênh dẫn thâm canh:TC 2. Điểm cuối kênh dẫn thâm canh: TC 3. 10 Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1: Giới thiệu: Việt Nam có tiềm năng lớn cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Năm 2005, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ là 641.045 ha, với sản lượng đạt được 546.716 tấn. Diện tích nuôi tôm nước lợ là 604.479 ha, chiếm 94,3% tổng diện tích nuôi nước lợ. Sản lượng tôm nước lợ đạt 324.680 tấn. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi tôm nước lợ quan trọng nhất. So với cả nước, năm 2005, diện tích nuôi tôm nước lợ của ĐBSCL đạt 535.145 ha chiếm 88,5%, với sản lượng tôm nuôi đạt 263.560 tấn chiếm 81,2% (Bộ Thủy sản, 2006). Nuôi trồng thủy sản là mũi nhọn chiến lược của cả nước trong việc sản xuất thịt tôm cá nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài cũng như nội địa, diện tích nuôi thủy sản không ngừng tăng lên trong mấy năm gần đây. Tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng nội địa là 113.950 tấn, chế biến được 34.270 tấn tôm đông. Đối tượng nuôi là các loài tôm sú, tôm càng xanh, cá nước ngọt, cua, sò huyết,…là những mặt hàng rất hấp dẫn người tiêu dùng. Gần đây nghề nuôi trồng thủy hải sản thật sự là một nghề hấp dẫn người nông dân vì đem lại lợi nhuận rất cao. Chính vì những lợi nhuận trên nên người dân tham gia vào nghề nuôi thủy sản đặc biệt là nuôi tôm sú – một trong những thế mạnh của cả nước – ngày càng tăng. Diện tích mặt nước nuôi tôm ngày càng tăng lên, nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh trong suốt quá trình nuôi có thể mang nhiều chất dinh dưỡng, hóa chất, kháng sinh,….có thể gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật. Xuất phát từ hiện trạng trên nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Biến động thành phần loài và số lượng động vật nổi ở vùng quanh khu vực nuôi tôm sú ( Penaeus monodon)” để thông qua sự biến động về thành phần cũng như số lượng và các nhóm ngành động vật nổi có thể biết được chất lượng môi trường nước vùng quanh khu vực nuôi tôm sú, từ đó biết được ảnh hưởng của việc nuôi tôm sú thâm canh ở các mức độ khác nhau lên môi trường lân cận. 11 1.2: Mục tiêu của đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của việc nuôi tôm sú theo các mức độ thâm canh khác nhau lên môi trường nước vùng quanh khu vực nuôi thông qua việc khảo sát thành phần và số lượng động vật nổi làm cơ sở cho việc thiết lập các chương trình quan trắc sinh học và các nghiên cứu sâu hơn…. 1.3: Nội dung của đề tài: - Khảo sát một số yếu tố thủy lý hóa để đánh giá chất lượng của môi trường nước. - Khảo sát thành phần loài và mật độ động vật nổi theo từng vùng nuôi tôm sú ở các mức độ khác nhau: quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. 12 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1: Lịch sử phát triển nghề nuôi tôm biển: Theo The Shrimp News International nghề nuôi tôm biển trên thế giới bắt nguồn từ các khu vực Đông Nam Á với các hình thức nuôi tôm quảng canh. Năm 1930, Fujinaga đã thành công trong việc sản xuất giống nhân tạo tôm biển (tôm he Nhật Bản Penaeus japonicus) và đã mở ra kỷ nguyên mới cho nghề nuôi tôm. Trong những năm 1960 – 1970 nhiều loài tôm biển như P.monodon, P. stylirostris và P.vanamei đã được nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo thành công và phát triển nuôi tôm thâm canh ở Pháp, Mỹ. Nghề nuôi thật sự phát triển mạnh từ những thập niên 1970. Năm 1975 dự án nuôi tôm thâm canh được phát triển ở Thái Lan. Năm 1975, Ecuador trở thành nước dẫn đầu về sản lượng nuôi tôm ở Tây bán cầu và Đài Loan, Trung Quốc dẫn đầu ở Đông bán cầu. Sản lượng tôm nuôi trên thế giới tăng từ 50.000 tấn vào năm 1975 lên 900.000 tấn vào năm 1985, trong đó 70% sản lượng tôm nuôi từ các quốc gia Châu Á. Theo Shingli và Wang (1999), quá trình nuôi tôm biển ở Trung Quốc trải qua bốn giai đoạn chính là: giai đoạn tăng trưởng chất (1978-1984), giai đoạn tăng trưởng nhanh (1984-1988), giai đoạn đầy triển vọng (19881992) và giai đoạn suy thoái (1993-1994). Năm 1993-1994, nghề nuôi tôm ở Trung Quốc bị sụp đổ do dịch bệnh, sản lượng giảm từ 200.000 tấn (1992) xuống còn 50.000 tấn năm 1993. Từ năm 1995, nghề nuôi tôm trên thế giới tăng trưởng chậm lại do dịch bệnh virus gây ra trên toàn cầu. Dù thế, sản lượng vẫn tăng do nhiều công nghệ mới đã được áp dụng. Theo thống kê của FAO (1998) sản lượng tôm nuôi toàn cầu năm 1996 đạt 900.000 tấn. Châu Á là nơi nuôi tôm chủ yếu chiếm 84% sản lượng tôm nuôi mỗi năm. Sự phát triển kỹ thuật nhanh chóng từ hình thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến và thâm canh từ những năm 1970 (Lưu Hoàng Ly, 2003). 13 2.2: Tình hình nuôi tôm trong nước: Từ năm 2008, sau khi được sự đồng ý của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NN&PTNT), nhiều vùng ở ĐBSCL chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng do năng suất cao và thời gian nuôi ngắn hơn so với tôm sú, giảm được chi phí thức ăn và điều quan trọng là giảm thiểu nguy cơ rủi ro dịch bệnh và thời tiết bất thường. Hình 1: Giá trị sản xuất thủy sản năm 2006-2007 Theo Cục Nuôi trồng thủy sản Bộ NN&PTNT (2009) diện tích nuôi tôm sú toàn vùng ĐBSCL có thể lên đến 566.000 ha. Năm nay, ngành thủy sản đề ra chỉ tiêu giá trị xuất khẩu khoảng 4 tỉ USD (năm 2008 là 4,5 tỉ USD). Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 5 tháng đầu năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước đạt khoảng 1,3 tỉ USD. VASEP dự báo trong quí II/2009, sức mua của nhiều nước trên thế giới tiếp tục giảm, biến động tỷ giá ở các nước không có lợi cho xuất khẩu. Trong khi đó, phần lớn sản phẩm tôm sú của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, nhưng cuối tháng 5-2009, giá tôm tại thị trường này đã giảm 10-20% so với thời điểm cùng kỳ năm trước. Các nhà nhập khẩu dự báo, tình trạng khó khăn trong xuất khẩu tôm sẽ còn kéo dài đến tháng 8-2009. 14 Tính đến đầu tháng 6-2009, diện tích tôm sú thiệt hại của vùng ĐBSCL đã gần 10.000 ha, trong đó tại Sóc Trăng diện tích thiệt hại hơn 1.407 ha, Bạc Liêu 3.000 ha, Bến Tre trên 105 ha . Điều này làm nông dân thận trọng hơn trong mùa vụ mới. Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh có chiều hướng giảm so với trước như: tỉnh Trà Vinh, diện tích thả nuôi theo mô hình này mới khoảng 500ha (kế hoạch 2.000ha); tỉnh Bến Tre trên 3.219ha (kế hoạch thực hiện năm 2009 là 5.685) (Báo kinh tế nông thôn cập nhật ngày 25/06/2009 http://www. Kinh te nong thon. com.vn). 2.3: Các mô hình nuôi tôm: 2.3.1: Nuôi quảng canh : Là các hình thức nuôi dựa vào thức ăn tự nhiên trong ao. Mật độ tôm trong ao thường thấp do lệ thuộc vào nguồn giống tự nhiên. Diện tích ao nuôi thường lớn (còn gọi là đầm nuôi tôm) để đạt sản lượng cao. Ưu điểm của mô hình này là vốn vận hành thấp vì không tốn chi phí giống và thức ăn, kích cỡ tôm thu hoạch lớn, giá cao, cần ít lao động cho một đơn vị sản xuất và thời gian nuôi tôm thường không dài do giống đã lớn. Nhược điểm của mô hình này là năng suất và lợi nhuận thấp cần diện tích ao nuôi để tăng sản lượng nên vận hành và quản lý khó, nhất là ở các ao đầm tự nhiên có hình dạng rất khác nhau. 2.3.2: Nuôi quảng canh cải tiến: Là hình thức nuôi dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nhưng có cho ăn thêm một phần thức ăn tự chế hay thức ăn viên, các hình thức nuôi ở mô hình này phổ biến là tôm – rừng, tôm - lúa luân canh hay xen canh mang lại hiệu quả cho người nuôi, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập. Mật độ tôm thả nuôi trong mô hình này khoảng từ 2-6 con/m2. Mô hình này thuận lợi cho vùng bị nhiễm mặn và được sự chấp thuân của nhiều người nông dân ở vùng nhiễm mặn do tính hiệu quả về mặt kinh tế tuy nhiên mùa vụ nuôi tôm chưa đồng bộ ở các hộ nuôi, các công trình thủy lợi chưa được đảm bảo khi có dịch bệnh xảy ra cũng như việc sên vét ao sau vụ nuôi chưa thực hiện đúng với yêu cầu kỹ thuật ( Nguyễn Quốc Anh, 2004). 15 2.3.3: Nuôi bán thâm canh: Là hình thức nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn từ bên ngoài có thể là thức ăn viên hay kết hợp với thức ăn tươi sống ( thức ăn tự nhiên ít quan trọng). Mật độ thả dao động từ 8-10 con/m2 ( tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam, 2000) nhưng thực tế là 15-24 con/m2. Diện tích ao nuôi nhỏ từ 0.2 – 0.5 ha, được xây dụng hoàn chỉnh và có đầy đủ trang thiết bị như sục khí, máy bơm,…để chủ động trong quản lý ao. Kích thước nhỏ nên dễ vận hành và quản lý. Kích cỡ tôm thu khá lớn và giá bán cao. Chi phí vận hành và năng suất thấp. 2.3.4: Nuôi thâm canh: Làhình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn bên ngoài chủ yếu là thức ăn viên có chất lượng cao. Thức ăn tự nhiên không quan trọng. Mật độ thả cao từ 25 – 40 tôm bột/m2 (tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam,2002). Diện tích ao nuôi từ 0.5 – 1 ha, tối ưu là 1ha. Ao xây dựng rất hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước hoàn toàn chủ động, có trang bị đầy đủ các phương tiện máy móc, có điện và giao thông thuận lợi,…nên dễ quản lý và vận hành. Nhược điểm của mô hình này là kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ (30-35con/kg), giá bán thấp chi phí vận hành cao lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp. 2.4: Môi trường nước ao nuôi tôm: Chất lượng nước nuôi tôm bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học, sự biến động của các yếu tố này đều ảnh hưởng đến năng suất nuôi (Trương Quốc Phú etal, 2006). Các yếu tố lý hóa sinh của nước và đất bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố quan trọng: - pH: nước có pH dưới 4 hay trên 10 có thể gây chết tôm. Khoảng pH thích hợp cho tôm là 7 – 9. - Độ mặn: khả năng thích nghi và chịu đựng độ mặn khác nhau tùy loài tôm, đối với tôm sú có khả năng chịu độ mặn từ 5 – 10 %0, độ mặn cao 45 – 60%0 có thể gây chết tôm, độ mặn thích hợp vào khoảng 25 – 30%0. - Nhiệt độ: tốt nhất dao động trong khoảng 25 – 300C. - Oxy hòa tan: oxy là yếu tố môi trường cần thiết cho mọi loài sinh vật hiếu khí. Trong đó do hàm lượng oxy hòa tan thấp nên vai trò của oxy 16 đối với cá thể hiện rõ hơn và dễ nhận biết hơn so với động vật ở trên cạn. Đối với nuôi tôm oxy hòa tan thấp (0.0 – 1.5 mg/lít) có thể gây chết tôm tùy thời gian bị tác động và các điều kiện khác nhau. Hàm lượng oxy hòa tan tốt cho tôm là ở khoảng giữa 3.5mg/lít đến bão hòa. Oxy hòa tan quá bão hòa cũng gây ảnh hưởng đến tôm. - CO2 : hàm lượng CO2 thông thường dưới 20 mg/lít chưa ảnh hưởng đến tôm nếu oxy đầy đủ. Trong nước CO2 có được do quá trình hô hấp của thủy sinh vật, quá trình phân giải hợp chất hữu cơ thải ra. CO2 là nguyên liệu cần thiết cho quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh. Khả năng hòa tan của CO2 lớn hơn nhiều so với O2. CO2 ít gây độc trực tiếp cho cá, nhưng nó là yếu tố chi phối lớn đến pH của nước. Nói cách khác thì CO2 ảnh hưởng một cách gián tiếp đến cá thông qua pH ( Phạm Minh Thành,2002). - H2S: khí H2S rất độc đối với tôm. Khí này ở bất kỳ nồng độ nào cũng có ảnh hưởng bất lợi đối với tôm. Tuy nhiên, nồng độ gây chết tôm chưa được xác định. - Amonia: amonia ở dạng khí rất độc. Hàm lượng khí trên 1mg/lít có thể gây chết tôm. Hàm lượng khí trên 0.1mg/lít cũng gây ảnh hưởng bất lợi. Ở pH bằng 9 và độ mặn 20%0 khoảng 25 % amonia ở dạng khí, vì thế nếu hàm lượng amonia tổng số khoảng 0.4 mg/lít cũng sẽ gây bất lợi cho tôm. - Nitrite: thông thường hàm lượng nitrite trong ao nuôi không cao đến mức gây chết tôm, tuy nhiên nồng độ cao 4-5 mg/lít có thể ảnh hưởng bất lợi cho tôm. - Chất thải lắng tụ: Chất thải lắng tụ trong ao phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau và có sự khác biệt giữa các ao, bao gồm: đất ao bị xói mòn do dòng chảy của nước, đất từ bờ ao bị rửa trôi, phân tôm,thức ăn thừa của tôm, xác của phiêu sinh vật, vôi và nhiều chất lơ lửng trong nguồn nước cấp. - Chất độc: đất ao và các chất lắng tụ sinh ra hai sản phẩm chính có độc cao đối với tôm là H2S và NH3. Khí NH3 sinh ra do sự bài tiết của tôm và sự phân hủy chất đạm có trong các vật chất hữu cơ ở điều kiện hiếu khí (có oxy) và yếm khí (không có oxy). Khí H2S chỉ sinh ra từ các chất hữu cơ lắng tụ khi phân huỷ trong điều kiện yếm khí. Những lớp đất yếm khí có chất 17 hữu cơ thường có màu đen đặc thù do sự hiện diện của các hợp chất sắt khử. Nếu H2S hiện diện trong ao ở nồng độ cao, ta có thể nhận ra bằng đặc điểm có mùi trứng thối đặc trưng. Tuy nhiên, khi nồng độ H2S cao đủ để phát hiện bằng mùi thối thì có lẽ chúng đã vượt trên mức gây độc cho tôm. 2.5: Động vật nổi: Động vật nổi có thể là nguồn thức ăn quan trọng cho tôm bột trong giai đoạn thả giống. Động vật nổi sử dụng phiêu sinh thực vật để làm thức ăn vì thế nếu chúng phát triển mạnh thì có thể làm thực vật nổi bị suy tàn. Động vật nổi có thể dễ nhận biết bằng mắt thường và có thể dùng cốc thủy tinh lấy nước ao để quan sát. (Nguyễn Anh Tuấn etal, 2002). Động vật nổi là tập hợp những động vật sống trong môi trường nước, ở tầng nước trong trạng thái trôi nổi, cơ quan vận động của chúng rất yếu hoặc không có, chúng vận động một cách thụ động và không có khả năng bơi ngược dòng nước. Một số nhóm sinh vật chỉ thị là động vật nổi: + Protozoa: xuất hiện với mật độ cao chỉ thị cho môi trường ô nhiễm (thường không có lợi). + Rotifera: chỉ thị cho môi trường ô nhiễm vừa. + Cladocera: chỉ thị cho môi trường ô nhiễm vừa, có hoặc không có thuốc trừ sâu. + Copepoda: chỉ thị cho môi trường tương đối sạch (Dương Trí Dũng,2000). 2.6: Các nghiên cứu liên quan: 2.6.1: Các nghiên cứu ở nước ngoài: Bojsen-Jensen (1919) là người đầu tiên nêu lên nguyên lý tính năng suất sinh học. Nguyên lý Bojsen-Jensen dựa trên các nguyên lý biến động số lượng các quần thể và thành phần của chúng. Elster (1954-1955) là người đầu tiên tính trọng lượng động vật được bổ sung trong các quần thể copepoda ở nước ngọt. Bogrov - Zenkevits, năm 1971 đã nghiên cứu chỉ ra được vùng phân bố của động vật phù du và động vật đáy, trong đó chỉ rõ các vùng khác nhau thì có sinh khối và năng suất sinh học khác nhau. Vladimirovan tổng kết các dẫn liệu và năng suất sinh học của động vật phù du ở hồ chứa Rubin trong 12 năm (1956-1967) chỉ ra rằng năng suất sinh học động vật chiếm 20%, năng suất động vật ăn thịt chiếm đến 18 63.1% so với năng suất sinh học của nhóm ăn lọc (Trích dẫn bởi Trần Quốc Thới,1996). 2.6.2: Các nghiên cứu trong nước: Người đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu động vật nổi là M. Rose năm 1962 đã công bố 56 loài động vật phù du và 42 loài thực vật phù du. Trong đó có 46 loài thuộc Copepoda ở vùng biển ven bờ Việt Nam và Vịnh Thái Lan. Năm 1962 Tổng cục Thủy sản trường Đại học tổng hợp Hà Nội, trường Đại học Thủy Sản và một số trạm đã bắt đầu nghiên cứu thủy sinh vật ở một số thủy vực để phục vụ cho công tác quy hoạch. Năm 1962 ông A.Shirota cùng giáo sư Phạm Hoàng Hộ, tiến sĩ Trần Quốc Trường nghiên cứu thủy sinh vật ở vùng Rạch Giá, Cần Thơ, Long Xuyên và nhiều nơi khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng chỉ ở mức phân loại và phân bố, đến năm 1966 ông Shirota đã công bố danh sách kèm theo hình vẽ của 701 loài sinh vật phù du nước ngọt và 982 loài nước mặn ở ven bờ Huế trở vào. Sau năm 1975 Trung Tâm Nghiên Cứu Cá Nước Ngọt Đình Bảng đã phối hợp với trường Đại Học Cần Thơ điều tra thủy lý hóa và thủy sinh vật trên sông Tiền, sông Hậu (1977-1980). Đặng Ngọc Thanh, 1980 đã công bố các dẫn liệu về sinh khối động vật nổi và động vật đáy ở khu vực Bắc Việt Nam. Qua đó nhận xét sinh khối động vật nổi không cao, mặc dù chúng có số lượng cao. Ngược lại, động vật đáy tuy số lượng không cao nhưng lại có sinh khối cao. Tuy nhiên các nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Hữu Dũng (1974); Shirota, Trần Định An (1966); Nguyễn Trọng Nho (1978-1980) đã chỉ ra rằng đặc tính sinh học của động vật phù du là phát triển quanh năm và có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, sức sinh sản lớn nên mặc dù sinh khối không cao nhưng năng suất sinh học của chúng tại các thủy vực tương đối cao. Trần Văn Vĩ (1982) đã nghiên cứu đưa ra biện pháp bảo vệ đồng thời phát triển thức ăn tự nhiên trong thủy vực (Trích dẫn bởi Hứa Văn Lạc, 1996). Khi khảo sát các hệ sinh thái vùng cửa sông năm 1994, PGs.PTs Vũ Trung Tạng đã công bố thành phần loài động vật nổi của sông không đa dạng như thực vật nổi. Số lượng loài thường dao động 40 – 180 loài, chủ yếu là những loài có nguồn gốc biển nhiệt đới, rộng muối, rộng 19 nhiệt. Một vài loài thuộc biển cận nhiệt đới xuất hiện trong một số cửa sông phía Bắc. Sự phân bố động vật nổi liên quan chặt chẽ với sự dao động của độ muối trong vùng. Đương nhiên, độ muối là yếu tố giới hạn chủ yếu đối với sự xâm nhập của các loài vào vùng cửa sông, đồng thời kiểm soát sự phát triển về số lượng và sinh lượng của chúng. Từ sông ra biển, mật độ và sinh khối của động vật tăng lên, đạt cực đại tại vùng lợ mặn, sau đó lại giảm khi di vào vùng biển ven bờ. Vùng đạt cực đại về số lượng động vật nổi được quyết định bởi sự xuất hiện đồng thời hai nhóm: nhóm nước lợ và nhóm từ biển xâm nhập vào. Đây cũng là nơi biến đổi cuối cùng của nước ngọt thành nước biển, độ trong cao hơn, sản phẩm quang hợp của thực vật nổi lớn (Vũ Trung Tạng1994). Riêng khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu cơ bản về môi trường, thủy sinh vật quanh khu vực đồng bằng sông Cửu Long qua đó đã xác định được thành phần và số lượng thủy sinh vật tại các khu vực như: ven biển Kiên Giang, Cà Mau… Nghiên cứu cho thấy khi khảo sát thành phần giống loài ở vùng ven biển ta thu được kết quả: thành phần loài chiếm ưu thế ở nước lợ mặn là nhóm ngành Copepoda và Protozoa ngay cả về mật độ thì hai nhóm ngành này cũng chiếm ưu thế hơn hẳn hai nhóm ngành còn lại là Cladocera và Rotifera. Nghiên cứu của Trần Minh Phú và Nguyễn Phước Tài (2002) khi khảo sát thành phần giống loài động vật nổi ở vùng ven biển Hà Tiên cho thấy nhóm ngành Copepoda có 25 loài chiếm 44.64% mật độ 23716 cá thể/m3, nhóm ngành Protozoa có 20 loài chiếm 35.71% mật độ 17920 cá thể/m3, còn nhóm ngành Cladocera có 4 loài với mật độ 798 cá thể/m3 và nhóm ngành Rotifera có 7 loài, mật độ 4026 cá thể/m3 (Trần Minh Phú và Nguyễn Phước Tài,2002). Khi khảo sát thành phần của các nhóm ngành động vật nổi ở một số thủy vực tự nhiên thuộc hai tuyến kinh Ômôn – Xà no, Cần Thơ, Đinh Văn Thanh (2000) đã công bố có 83 loài động vật nổi thuộc 4 nhóm ngành chính bao gồm 39 loài Rotifera (41%), 21 loài Cladocera (25.3%), 12 loài Copepoda (14.4%) và 11 loài Protozoa (13.25%). Tác giả cũng nhận định thành phần loài động vật nổi trên sông biến động lớn và có khuynh hướng tăng vào cuối mùa mưa. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy số lượng động vật nổi chủ yếu từ hai nhóm Rotifera 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng