Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường đánh giá hiện trạng và đề xuất một ...

Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải y tế tại bệnh viện đa khoa huyện đại từ tỉnh thái nguyên

.PDF
71
75
66

Mô tả:

1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nhiệm vụ BVMT luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm 2011 – 2020 (Tại Đại hội Đảng XXI năm 2011) đã đề ra mục tiêu đó là phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tập trung phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển nhanh hệ thống y tế. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải nguy hại. Chất thải y tế nguy hại chủ yếu là chất thải nhiễm khuẩn, chất gây cháy nổ, ăn mòn, chất thải độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, độc sinh thái, các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh, đó là những yếu tố nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền mầm bệnh từ bệnh viện tới các vùng xung quanh. Vì vậy cần phải quản lý chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh từ cơ sở y tế một cách an toàn và thích hợp. Trước nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân và thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải y tế gây ra ngày càng bức xúc thì việc trang bị cho các bệnh viện, trạm y tế các trang thiết bị để thu gom, xử lý rác thải y tế và các kĩ năng, kiến thức về quản lý CTNH nói chung, chất thải y tế nói riêng là nhu cầu cấp bách hiện nay ở tất cả các bệnh viện, cơ sở y tế. Đại Từ là một huyện trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Tại các xã trong huyện đều có trạm y tế nhưng chỉ có một bệnh viện đó là bệnh viện Đa khoa nằm ở trung tâm huyện để chăm sóc sức khỏe cho người dân. Số lượng người dân cần đến bệnh viện ngày càng tăng, cùng với thực tế đó là lượng chất thải phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh cũng tăng lên nhanh chóng mà phần lớn là các chất thải nguy hại. Vậy nên vấn đề thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải y tế tại bệnh viện Đa khoa Đại Từ cần được quan tâm giải quyết để vừa chăm sóc sức khỏe cho người dân vừa bảo vệ môi trường. 2 Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Tài Nguyên và Môi Trường, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiện trạng phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý rác thải y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) đối với chất thải y tế nguy hại. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiện trạng phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý rác thải y tế nguy hại tại bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ. - Đánh giá hiểu biết của cán bộ nhân viên, bệnh nhân về tình hình quản lý rác thải y tế của bệnh viện. - Đề xuất các giải pháp quản lý rác thải y tế nguy hại tại bệnh viện đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu áp dụng vào thực tế. - Rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. - Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đánh giá được hiện trạng quản lý rác thải y tế nguy hại tại bệnh viện huyện Đại Từ có những khó khăn, hạn chế gì. - Có những biện pháp đề xuất hiệu quả, khả thi trong công tác quản lý rác thải y tế của bệnh viện. - Góp phần chung vào công tác bảo vệ môi trường của đất nước. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Một số khái niệm và thành phần chất thải y tế 2.1.1. Một số khái niệm - Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường [6]. - Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn [6]. - Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH [14]. - Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện [6]. 2.1.2. Thành phần chất thải y tế - Thành phần vật lý: + Đồ bông vải sợi: gồm bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, vải trải… + Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh… + Đồ thủy tinh: chai lọ, ống tiêm thủy tinh, ống nghiệm… + Đồ kim loại: kim tiêm, dao mổ, hộp đựng dụng cụ mổ… + Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc… + Đồ nhựa: hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng… + Rác, lá cây, đất đá… - Thành phần hóa học: + Những chất vô cơ: kim loại, bột bó, chai lọ thủy tinh, sỏi đá, hóa chất… + Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, bộ phận cơ thể, đồ nhựa… + Thành phần gồm các nguyên tố: C, H, O, N, S, Cl và một số phân tro. - Thành phần sinh học: máu, các loại dịch tiết, những động vật làm thí nghiệm, bệnh phẩm và các vi trùng gây bệnh [10]. 4 Bảng 2.1: Thành phần rác thải y tế STT Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ (%) Thành phần chất nguy hại 1 Các chất hữu cơ 52.9 Không 2 Chai nhựa PVC, PE, PP 10.1 Có 3 Bông băng 8.8 Có 4 Vỏ hộp kim loại 2.9 Không 2.3 Có 5 Chai lọ, xilanh, ống thuốc thủy tinh 6 Kim tiêm, ống tiêm 0.9 Có 7 Giấy loại, catton 0.8 Không 8 Các bệnh phẩm sau mổ 0.6 Có 20.9 Không 9 Đất, cát, sành sứ và các chất rắn khác Tổng cộng 100 Tỷ lệ phần chất thải nguy hại 22.6 ( Nguồn: Quản lý chất thải nguy hại- Nguyễn Đức Khiển ) Theo Nguyễn Đức Khiển, thành phần rác thải y tế gồm 09 loại cơ bản như trên trong đó tỷ lệ CTNH chiếm 22,6%. Tuy chiếm ¼ thành phần nhưng tính chất lại rất nguy hại với môi trường và sức khỏe con người nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định. Theo kết quả điều tra trong dự án hợp tác giữa Bộ Y tế và tổ chức WHO thành phần một số rác thải ở bệnh viện Việt Nam như sau: 5 Bảng 2.2: Thành phần rác thải ở bệnh viện Việt Nam STT Thành phần rác thải bệnh viện Tỷ lệ (%) 1 Giấy các loại 3.0 2 Kim loại, vỏ hộp 0.7 3 Thủy tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm kim tiêm nhựa 3.2 4 Bông băng, bột bó gãy chân 8.8 5 Chai, túi nhựa các loại 10.1 6 Bệnh phẩm 0.6 7 Rác hữu cơ 52.57 8 Đất đá và các vật rắn khác 21.03 ( Nguồn: Bộ Y tế, 2006 ) 2.2. Phân loại chất thải y tế nguy hại Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hoá học, sinh học và tính chất nguy hại thì việc phân loại chất thải trong các cơ sở y tế ở đa số các nước trên thế giới và của tổ chức WHO được phân thành 5 nhóm: 2.2.1. Chất thải lâm sàng - Nhóm A: là chất thải nhiễm khuẩn, bao gồm: những vật liệu thấm máu, thấm dịch, các chất bài tiết của người bệnh như băng gạc, bông, găng tay, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi đựng dịch dẫn lưu... - Nhóm B: là các vật sắc nhọn, bao gồm: bơm kim tiêm, lưỡi và cán dao mổ, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra các vết cắt và chọc thủng cho dù chúng có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không bị nhiễm khuẩn. - Nhóm C: là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, phát sinh từ các phòng xét nghiệm, bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng máu… 6 - Nhóm D: là chất thải dược phẩm, bao gồm: Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, bị đổ, dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng, thuốc gây độc tế bào. - Nhóm E: là các mô, cơ quan người, động vật, bao gồm: tất cả các mô của cơ thể, các cơ quan, tay chân, nhau thai, bào thai…sau khi phẫu thuật bị loại bỏ [10]. 2.2.2. Chất thải phóng xạ Chất thải phóng xạ là chất thải có hoạt động riêng giống như các chất phóng xạ. Tại các cơ sở y tế, chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, hóa trị liệu và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ gồm: chất thải rắn, lỏng, khí. - Chất thải phóng xạ rắn, gồm: các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chuẩn đoán, điều trị, như : gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ.. - Chất thải phóng xạ lỏng, gồm: dung dịch có chứa nhân phóng xạ phát sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước xúc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ… - Chất thải phóng xạ khí, gồm: các chất khí lâm sàng như: 113Xe. Các khí thoát ra từ các kho chứa chất phóng xạ…[10]. 2.2.3. Chất thải hóa học Chất thải hóa học bao gồm các chất thải rắn, lỏng, khí. Chất thải trong cấc cơ sở y tế được phân thành hai loại: chất thải hóa học không gây nguy hại như đường, axit béo, một số muối vô cơ, hữu cơ và chất thải hóa học nguy hại bao gồm: - Formaldehyde được sử dụng trong khoa giải phẫu , lọc máu, ướp xác và dùng để bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số khoa khác. - Các chất quang hóa có trong các dung dịch cố định và tráng phim hydroquinone, Kalihydroxide, Bạc, Glutaraldehyde. - Các dung môi: Các thuốc mê bốc hơi: Halothane (Fluothane), Enflurane (Ethrane), Isoflurane (Forane), Các hợp chất không có Halogen: Xylene, Acetone, Isopropanol, Toluene, Ethyl acetate, Acetonitrile, Benzene . 7 - Oxyte ethylene: được sử dụng để tiệt khuẩn các thiêt bị y tế, phòng phấu thuật nên được đóng thành bình và gắn với thiết bị tiệt khuẩn. Loại khó này có thể gây ra nhiều độc tính và có thể gây ra ung thư ở người. - Các chất hóa học hốn hợp: bao gồm các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như: phenol, dầu mỡ, các dung môi làm vệ sinh, cồn ethanol, methanol, acide [10]. 2.2.4. Bình chứa áp suất Các cơ sở y tế thường có các bình chứa khí có áp suất như bình đựng O2, CO2, bình khí dung và các bình đựng khí dùng một lần. Các bình này dễ gây cháy nổ khi thiêu đốt vì vậy phải thu gom riêng [10]. 2.2.5. Chất thải sinh hoạt Chất thải sinh hoạt là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm: - Chất thải sinh hoạt từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly). - Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học nguy hại. - Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim. - Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh [10]. 2.3. Một số văn bản pháp luật liên quan - Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại; 8 - Quyết định số 256/2003/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; - Quyết định số 64/2003/QĐ- TTg ngày 22 tháng 04 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về “ Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ”; - Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế; - Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 đến 2015 và định hướng đến năm 2020; - Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025; - Chỉ thị số 17/2008/CT- TTg ngày 05 tháng 06 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về “ Một số giải pháp cấp bách đẩy mạnh công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ- TTg ”. 2.4. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế 2.4.1. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế trên thế giới Nghiên cứu về chất thải y tế (CTYT) đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Pháp... Các nghiên cứu đã quan tâm đến nhiều lĩnh vực như tình hình phát sinh; phân loại CTYT; quản lý CTYT (biện pháp làm giảm thiểu chất thải, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải, đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải...); tác hại của CTYT đối với môi trường, sức khoẻ; biện pháp làm giảm tác hại của CTYT đối với sức khỏe cộng đồng, sự đe dọa của chất thải nhiễm khuẩn tới sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng của nước thải y tế đối với việc lan truyền dịch bệnh; những vấn đề liên quan của y tế công cộng với CTYT; tổn thương nhiễm khuẩn ở y tá, hộ lý và người thu gom rác; nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện đối với người thu nhặt rác, vệ sinh viên, cộng đồng và nhân viên y tế [15]. 9 Bảng 2.3: Tổng lượng chất thải bệnh viện tại một số nước trên thế giới (kg/giường/ngày) Loại bệnh viện Bệnh viện Na uy Tây Ban Nha Anh Pháp Mỹ Hà Lan 3.9 4.4 3.3 3.35 5.24 4.2-6.5 BV đa khoa - - - 2.5 4.5 2.7 Sản khoa - 3.4 3.0 - - - - 1.6 0.5 - - 1.3 - 1.2 9.25 - - 1.7 tổng hợp BV tâm thần Lão khoa (Nguồn: WHO, 1997) Như vậy có thể thấy rằng lượng rác thải y tế tại các bệnh viện rất lớn, đặc biệt là bệnh viện đa khoa tổng hợp và sản khoa. Tại bệnh viện tổng hợp ở lượng rác thải trung bình từ 3.3 đến 6.5 kg/giường/ngày. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có 18 - 64% cơ sở y tế chưa có biện pháp xử lý chất thải đúng cách. Tại các cơ sở Y tế, 12,5% công nhân xử lý chất thải bị tổn thương do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý CTYT. Tổn thương này cũng là nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp, với máu phổ biến nhất, chủ yếu là dùng hai tay tháo lắp kim và thu gom tiêu huỷ vật sắc nhọn. Có khoảng 50% số bệnh viện trong diện điều tra vận chuyển CTYT đi qua khu vực bệnh nhân và không đựng trong xe thùng có nắp đậy [16]. 2.4.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại Việt Nam Theo thống kê năm 2011 của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế, cả nước có hơn 1.000 bệnh viện, mỗi ngày phát sinh từ 350 - 500 tấn chất thải y tế, trong đó khoảng 45 tấn chất thải y tế nguy hại. Thế nhưng, nhiều bệnh viện không có hệ thống lò đốt chuyên dụng. Vì thế, vẫn có những vụ đốt chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên bệnh viện với lượng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân cũng như người dân sống xung quanh. Cục phòng chống tội phạm về môi trường (PCTPVMT) cũng từng 10 phát hiện một số bệnh viện ở Hà Nội vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, khi trong số tang vật thu được có cả rác thải của bệnh nhân cách ly như HIV, lao v.v… Một xét nghiệm khoa học đã cho thấy sự nguy hiểm của rác thải bệnh viện: mỗi một gram bệnh phẩm như mủ, đờm… nếu không được xử lý, sẽ truyền 11 tỉ vi khuẩn gây bệnh ra ngoài. Thực trạng trong quản lý chất thải y tế khiến dư luận bức xúc và lực lượng cảnh sát môi trường đang phải tăng cường phát hiện, xử lý vi phạm [13]. Hiện nay trên cả nước, lượng CTR trung bình thải ra mỗi ngày là 0,86kg/giường bệnh, trong đó CTR y tế là 0,14kg/giường bệnh. Tổng lượng CTR ở các bệnh viện trên toàn quốc lên tới 100 tấn và 16 tấn CTR y tế cần được xử lý. Bảng 2.4: Các loại CTR đặc thù phát sinh từ hoạt động y tế Loại CTR Nguồn tạo thành Chất thải sinh hoạt Các chất thải từ nhà bếp, khu nhà hành chính, các loại bao gói… Chất thải chứa các vi trùng gây bệnh Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng của người sau khi mổ xẻ và của cá động vật sau quá trình xét nghiệm, các gạc bông lẫn máu của bệnh nhân… Chất thải bị nhiễm bệnh Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh nhân, các chất thải từ quá trình lau cọ sàn nhà… Chất thải đặc biệt Các loại chất thải độc hại hơn các loại trên, các chất phóng xạ, hóa chất dược… ( Nguồn: Bộ Y tế, 2010 ) 11 Bảng 2.5: Nguồn gốc phát sinh chất thải tại bệnh viện STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Nguồn phát sinh Loại chất thải phát sinh Chất thải hóa học, bình áp suất, chất Buồng tiêm thải sinh hoạt Chất thải lâm sàng, chất thải hóa Phòng mổ học, chất thải sinh hoạt Chất thải phóng xạ, chất thải hóa Phòng xét nghiệm Xquang học,bình áp suất, chất thải sinh hoạt Chất thải lâm sàng, chất thải phóng Phòng cấp cứu xạ Phòng bệnh nhân không lây lan Chất thải sinh hoạt Chất thải phóng xạ,bình áp suất, Phòng bệnh nhân truyền nhiễm chất thải sinh hoạt Chất thải lâm sàng, chất thải phóng Khu bào chế dược xạ, chất thải sinh hoạt Khu vực hành chính Chất thải sinh hoạt (Nguồn: Nguyễn Đức Khiển, Quản lý chất thải nguy hại, 2003) Bảng 2.6: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện Khoa Hồi sức cấp cứu Nội Nhi Ngoại Sản Mắt/Tai Mũi Họng Cận lâm sàng Tổng lượng chất thải phát sinh (kg/giường.ngày) BV Trung BV BV Trung ương Tỉnh Huyện bình (TW) 1.08 1.27 1.00 Tổng lượng chất thải y tế nguy hại (kg/giường.ngày) BV Trung BV BV Trung ương Tỉnh Huyện bình (TW) 0.30 0.31 0.18 0.64 0.50 1.01 0.82 0.66 0.04 0.04 0.26 0.21 0.12 0.47 0.41 0.87 0.95 0.68 0.45 0.45 0.73 0.74 0.34 0.03 0.05 0.21 0.22 0.10 0.02 0.02 0.17 0.17 0.08 0.11 0.10 0.08 0.03 0.03 0.03 ( Nguồn: Bộ Y tế - Quy hoạch quản lý chất thải y tế, 2009 ) 12 Bảng 2.7: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện Loại bệnh viện BV Đa khoa TW BV chuyên khoa TW BV Đa khoa tỉnh BV Chuyên khoa tỉnh BV huyện, ngành Năm 2005 0.35 0.23- 0.29 0.29 0.17- 0.29 0.17- 0.22 Năm 2010 0.42 0.28- 0.35 0.35 0.21- 0.35 0.21- 0.28 ( Nguồn: Bộ Y tế, 2010 ) Lượng chất thải phát sinh tại các bệnh viện có xu hướng ngày càng tăng lên qua các năm. Theo Cục Quản lý Môi trường Y tế, hiện mới có khoảng 44% bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải y tế nhưng nhiều nơi đã rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Ngay ở các bệnh viện tuyến T.Ư vẫn còn tới 25% cơ sở chưa có hệ thống xử lý chất thải y tế; bệnh viện tuyến tỉnh gần 50% và tuyến huyện tới trên 60%. PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế dự báo, năm 2015, con số này sẽ trên 700 tấn/ngày và hơn 800tấn/ngày vào năm 2020. Rác thải y tế không được xử lý đúng cách sẽ là ẩn họa cho cuộc sống của người dân [13]. Tỷ lệ bệnh viện thực hiện phân loại chất thải rắn y tế là 95,6% và thu gom chất thải rắn y tế là 90,9%. Tuy nhiên chỉ có khoảng 50% các bệnh viện trên thực hiện phân loại, thu gom đạt yêu cầu theo quy chế quản lý chất thải y tế. Phương tiện thu gom chất thải y tế như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác còn chưa đồng bộ, chưa đạt yêu cầu. Tỷ lệ bệnh viện xử lý chất thải rắn y tế bằng lò đốt là 35,9%, số bệnh viện hợp đồng với công ty moi trường thuê xử lý là 39,2% và 26,9% bệnh viện xử lý bằng cách thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên của bệnh viện (chủ yếu là bệnh viện tuyến huyện và một số bệnh viện chuyên khoa tại các tỉnh miền núi) [8]. Trong tổng số 1.188 cơ sở khám chữa bệnh (KCB) trên toàn quốc, có tới 62% cơ sở không có hệ thống xử lý chất thải theo quy định, số đã có thì 68% không đạt yêu cầu, 73% cơ sở không đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, 79% số không có giấy phép xử lý nước thải vào nguồn tiếp nhận. Đây là con số do Đại tá Lương Minh Thảo, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát 13 phòng chống tội phạm về môi trường – Bộ Công an đưa ra, đã cho thấy tính cấp báo trong vấn đề môi trường y tế hiện nay, khi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe con người [13]. Bảng 2.8: Thành phần trong CTR từ các bệnh viện đa khoa Thành phần chất thải % trọng lượng Thành phần phân loại Chất thải sinh hoạt (vỏ bánh, lá cây, hoa quả thừa…) Giấy bao gói các loại Kim tiêm, các vật sắc nhọn… Bông băng dính máu mủ Bệnh phẩm Các đồ vật bằng nhựa Các đồ vật bằng kim loại Thủy tinh vỡ, chai lọ… Thuốc hết hạn sử dụng Các chất khác Thành phần phân tích Tỷ trọng chất thải nguy hại (tấn/m3) Độ ẩm của chất thải nguy hại (%) Độ tro của chất thải nguy hại (%) Nhiệt trị (Kcal/kg) 26.8- 40 3.0- 9.84 1.3- 2.29 4.58- 18.1 1.31- 13.8 22.63- 3.2 0.64- 1.4 1.8- 2.63 0.1- 1.6 11.5- 26 0.12- 0.16 38.2- 40.5 12.5- 15.6 2400- 3200 ( Nguồn: Nguyễn Thị Kim Thái, 2007) Nhiều chuyên gia bảo vệ môi trường đã khuyến cáo, nếu chất thải y tế không được quản lý, xử lý đúng quy trình sẽ gây ra nguy cơ đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Tại Hà Nội, nơi tập trung nhiều bệnh viện lớn, mạng lưới cơ sở y tế dày đặc, công tác môi trường y tế còn nhiều tồn tại. Đa số các cơ sở chưa có hệ thống xử lý chất thải. Một số cơ sở có trạm xử lý nhưng công suất nhỏ chưa đạt yêu cầu. Nhiều cơ sở y tế đi vào hoạt động không đăng ký 14 kiểm tra môi trường lao động, không đăng ký thu gom rác thải với cơ quan quản lý nên rất khó kiểm soát [13]. Theo Thượng tá Nguyễn Việt Tiến, Phó trưởng phòng PCTPVMT, Công an TP Hà Nội, thì thủ đô hiện có trên 1000 cơ sở KCB với 169 cơ sở sử dụng máy chụp X-quang, thế nhưng đến hết năm 2010, chỉ có 25 bệnh viện, viện, phòng khám đa khoa đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại. Việc vi phạm trong thu gom, xử lý chất thải rắn y tế còn phổ biến. Bệnh phẩm lẽ ra phải được chôn, hoặc tiêu hủy bằng hóa chất, rồi đưa vào lò đốt, nhưng nhiều cơ sở, nhất là ở các cơ sở y tế tư nhân, đã không chấp hành, mà đưa vào rác thải sinh hoạt. Chỉ một số đơn vị có hệ thống nước thải tập trung như Bệnh viện Thanh Nhàn, Xanh Pôn, Việt – Đức, Bạch Mai v.v… còn lại, đều xả trực tiếp ra môi trường, trong đó có những cơ sở y tế đầu ngành của thành phố trong việc KCB lây nhiễm như Bệnh viện Đống Đa [13]. Người dân tại thôn Vân Trì (xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội) phát hiện một cơ sở sản xuất khung nhôm kính tại xóm Trại chăn nuôi, rộng khoảng 300m2, tập kết hàng trăm bao tải chứa rác thải y tế đã được dùng cho người bệnh. Đặc biệt, nhiều loại rác thải y tế có nguồn gốc từ khoa lây nhiễm của một bệnh viện, đã bốc mùi hôi thối và nồng nặc mùi thuốc kháng sinh. Một lo ngại nữa đã được Cục An toàn bức xạ hạt nhân, Bộ Y tế và Cục PCTPVMT kiểm tra cho thấy: Việc sử dụng các thiết bị bức xạ như máy Xquang được thực hiện ở hầu hết các bệnh viện lớn, nhưng lại chưa bảo đảm an toàn cho người bệnh khi 90% liều bức xạ mà con người nhận được từ các nguồn nhân tạo là do chiếu xạ y tế. Cả nước hiện có hơn 2.000 cơ sở Xquang, nhưng tới 55% phòng chụp không đảm bảo che chắn, 70% không đủ tiêu chuẩn kích thước và nhiều phòng chụp có mức chiếu xạ vượt 2,5 lần giới hạn cho phép [13]. Đó là chưa kể chất bài tiết của những người vừa chụp X-quang cũng gây hại lớn với những người xung quanh nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Chỉ một số ít bệnh viện có hệ thống kiểm soát nguồn phóng xạ hiện đại như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ (TP Hồ Chí Minh) v.v… còn hầu hết chưa có. Mà theo các chuyên gia y tế, tác hại của nhiễm phóng xạ là lâu dài với các hậu quả như có thể ngừng hoạt động tủy xương, tiêu chảy, sụt cân, nhiễm độc máu, vô sinh, ung thư vv…[13] 15 Để cho việc quản lý chất thải được tốt thì việc phân luồng chất thải trong bệnh viện trước khi đem đi xử lý là rất cần thiết. Chất thải sinh hoạt Thu gom tại chỗ Lưu giữ tạm thời Vận chuyển tới khu xử lý của thành phố Chất thải lây nhiễm Kim tiêm Chất thải phóng xạ, hóa học và thủy ngân Thu gom tại chỗ Thu gom tại chỗ Thu gom tại chỗ Lưu giữ tạm thời Vận chuyển tới khu xử lý chất thải nguy hại Lưu giữ tạm thời Vận chuyển tới khu tiêu hủy đặc biệt (Nguồn: Nguyễn Thị Kim Thái, 2011) Hình 2.1: Sơ đồ phân luồng chất thải trong các bệnh viện trước khi xử lý 2.4.3. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại tỉnh Thái Nguyên Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 21 đơn vị y tế trong đó có 01 đơn vị cấp trung ương quản lý là bệnh viện Đa khoa TW, 11 đơn vị thuộc tỉnh quản lý và 09 cơ sở y tế thuộc huyện quản lý (chưa kể các trạm y tế xã phường). Tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đơn vị y tế là 6187 kg/ngày, trong đó tỷ lệ chất thải rắn nguy hại chiếm 9,6% tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh. Đối với các cơ sở y tế tuyến huyện, khối lượng CTR phát sinh hằng ngày khoảng 1233 kg/ngày, chiếm 20% so với chất thải rắn phát sinh trong các đơn vị y tế của toàn tỉnh. CTR y tế nguy hại 16 phát sinh tại các đơn vị y tế cấp huyện khoảng 58 kg/ngày, chiếm khoảng 4,7% tổng lượng thải phát sinh của các đơn vị y tế cấp huyện [11]. 2.4.3.1. Hình thức thu gom CTR tại các cơ sở y tế - Các cơ sở tuyến tỉnh: phân loại, thu gom theo quy định của bộ y tế. CTR sinh hoạt đựng trong túi nilon màu xanh, CTR sinh hoạt y tế đựng trong túi nilon màu vàng, CTR sinh hoạt y tế nguy hại đựng trong túi nilon màu vàng, đen. + Đối với CTR sinh hoạt các cơ sở y tế đều tự thu gom và thuê công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên vận chuyển hàng ngày và xử lý tại bãi chôn lấp của thành phố. + Rác có thể tái chế như chai lọ, giấy, nhựa… đều do các nhân viên của bệnh viện tự thu gom để bán cho các cơ sở tái chế. + Đối với CTR y tế nguy hại: có 03 bệnh viện được trang bị lò đốt để xử lý tại chỗ là bệnh viện C, bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Gang thép. Các bệnh viện còn lại đều thuê Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Thái Nguyên vận chuyển và xử lý tại lò đốt rác y tế của thành phố. - Cơ sở y tế tuyến huyện: Các cơ sở y tế tuyến huyện đều đã thực hiện phân loại rác thành 04 loại theo quy định của Bộ Y tế và thu gom riêng của Bộ Y tế. Ngoài bệnh viện Đa khoa Phổ Yên đã được trang bị lò đốt chất thải nguy hại, 08 đơn vị cấp huyện còn lại đều xử lý CTR nguy hại ngay trong khuôn viên của bệnh viện bằng phương pháp đốt thủ công hoặc chôn lấp [11]. 2.4.3.2. Hiện trạng về trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTR y tế Bệnh viện tuyến tỉnh: 05/12 bệnh viện có xe thu gom rác là Bệnh viện A, Bệnh viện C, Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên, Bệnh viện tâm thần, Bệnh viện y học cổ truyền. Số còn lại đều chưa có xe thu gom rác. Các bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt và chủ động đầu tư thiết bị lưu chứa riêng từng loại rác như thùng chứa, túi nilon khác màu, xô, hộp đựng vật sắc nhọn…nhưng còn rất thiếu so với nhu cầu. Bệnh viện tuyến huyện: Kết quả điều tra cho thấy các bệnh viện thiếu thiết bị thu gom CTR trầm trọng, chỉ có bệnh viện huyện Phú Bình được UBND huyện đầu tư cho 01 xe thu gom, 07 bệnh viện còn lại không có xe thu gom rác [11]. 17 2.4.3.3. Hiện trạng công nghệ xử lý CTR tại các cơ sở y tế - Đối với các cơ sở tuyến tỉnh: + 07/12 bệnh viện xử lý CTR sinh hoạt bằng lò đốt CTR của thành phố do công ty Môi trường và Công trình Đô thị Thái Nguyên thực hiện dảm bảo xử lý an toàn và hợp vệ sinh. + 02/12 bệnh viện( bệnh viện C, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi ) được trang bị lò đốt tại bệnh viện nhưng thiếu kinh phí vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng nên hoạt động không thường xuyên. + 03/12 cơ sở y tế xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng biện pháp đốt thủ công và chôn lấp tại chỗ không đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường là bệnh viện 91, trung tâm phòng chống HIV/AIDS và da liễu và trung tâm y tế dự phòng. - Cơ sở y tế tuyến huyện: Chỉ có bệnh vện Đa kha huyện Phổ Yên được trang bị lò đốt chất thải rắn y tếtrong năm 2009 nhưng chi phí vận hành gặp khó khăn. Còn lại các bệnh viện đều xử lý bằng biện pháp đốt thủ công và chôn lấp ngay trong khuôn viên của bệnh viện không đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường [11]. Trong số 19 BV trên địa bàn tỉnh (tính cả BV Đa khoa T.Ư Thái Nguyên là BV tuyến T.Ư) chỉ có 5 BV có lò đốt nằm ở 3 BV tuyến tỉnh và 2 BV tuyến huyện nhưng 1 lò đã lâu không được sử dụng. Theo tính toán của Sở Y tế Thái Nguyên trung bình một ngày mỗi giường bệnh thải ra 0,15 - 0,3kg rác y tế. Giả sử các BV đều hoạt động hết công suất giường bệnh, với số lượng 1.560 giường bệnh của 8 BV tuyến tỉnh lượng rác y tế mỗi ngày khoảng 234 - 468kg, con số này với các BV tuyến huyện là 125 - 250kg. Đối với rác thải y tế, ngoài một số BV làm hợp đồng thuê đốt số còn lại tự đốt rồi chôn lấp dù cách này không đảm bảo vệ sinh. Mỗi ngày, Cty CP MT&CTĐT Thái Nguyên chỉ tiêu huỷ trung bình 130kg rác thải y tế, số rác y tế rất lớn còn lại không biết đi về đâu? Tại các bệnh viện huyện và Trung tâm y tế rác thải được chôn lấp không hợp vệ sinh ngay trong khuôn viên bệnh viện hoặc chôn cùng rác thải sinh hoạt tại bãi rác của huyện, tiềm tàng nguy cơ gây ô nhiễm tới môi trường và sức khoẻ con người. 18 2.5. Tác động của chất thải y tế tới môi trường và sức khỏe cộng đồng Chất thải y tế không được xử lý đúng cách thì sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, hệ sinh thái. Chất thải rắn tại nơi tập trung nếu không được bảo quản tốt sẽ sinh ra mùi gây ô nhiễm môi trường xung quanh, các vi khuẩn lây nhiễm có hại trong rác thải sẽ phát tán trong không khí gây các bệnh về đường hô hấp. Nước mưa hòa tan các chất độc hại và vi trùng có trong rác từ đó ảnh hưởng đến đất đai và nguồn nước mặt cũng như nước ngầm. Qúa trình đốt chất thải y tế sẽ sinh ra các khí độc hại như đioxin, furan…gây ô nhiễm môi trường. Các phương tiện giao thông của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ra vào bệnh viện cũng sẽ phát sinh một lượng khí thải như: SO2, NO2, Pb, bụi… Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào phản ánh tình trạng tổn thương nghề nghiệp của các nhân viên y tế. Tất cả những người phơi nhiễm với chất thải y tế đều là đối tượng có nguy cơ. Họ có thể là nhân viên và người bệnh trong các cơ sở y tế làm phát sinh ra các chất thải, những người trực tiếp tham gia xử lí, tiêu hủy chất thải và người dân trong cộng đồng dân cư trong trường hợp chất thải y tế chưa được xử lí thích đáng. 2.5.1. Tác động của chất thải nhiễm khuẩn Chất thải nhiễm khuẩn chứa hàng loạt các vi sinh vật gây bệnh, những tác nhân gây bệnh này có thể tác động đến sức khỏe qua các con đường như: - Xâm nhập qua vết da bị nứt nẻ hoặc bị thương - Qua niêm mạc - Do hít phải qua đường hô hấp - Do ăn phải 2.5.2. Tác động của chất thải sắc nhọn Vật sắc nhọn gây ra các vết xước và xuyên thủng da, nó còn làm nhiễm khuẩn tại các vị trí gây xước hoặc chọc thủng do các vật sắc nhọn bị nhiễm khuẩn. Do nguy cơ gây tổn thương và truyền bệnh gấp hai lần nên chất thải sắc nhọn được coi là chất thải rất nguy hại. 19 Theo điều tra của WHO, điều dưỡng viên, hộ lý và những người thu gom vận chuyển rác thải là nhóm người có nguy cơ cao do bị tổn thương bởi các vật sắc nhọn trong khi tiếp xúc trực tiếp với chúng, trong quá trình phân loai, thu gom, lưu trữ, vận chuyển chất thải. Nguy cơ nhiễm bệnh từ các vật sắc nhọn được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 2.9: Tỷ lệ nguy cơ nhiễm bệnh từ vật sắc nhọn Nhiễm khuẩn HIV Viêm gan A và B Viêm gan C Nguy cơ (%) 0.03 22 - 40 10 (Nguồn: Hồng Hải, 2010) 2.5.3. Tác động của hóa chất thải và dược phẩm Nhiều hóa chất và dược phẩm được sử dụng trong cơ sở y tế gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người các chất gây độc gen, chất độc tế bào, chất ăn mòn, chất dễ cháy, chất gây phản ứng, gây nổ. Có thể là các loại thuốc quá hạn, hết tác dụng cần vứt bỏ. Bác sỹ hay dược sỹ gây mê có thể mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc viêm da khi pha chế dược liệu để gây mê cho bệnh nhân. Chúng có thể gây độc cho người tiếp xúc lần đầu tiên hoặc thường xuyên tiếp xúc với chúng như tổn thương qua da hoặc bị bỏng… Các hoá chất khử khuẩn dược sử dụng với một lượng lớn và thường gây ăn mòn. Các chất thải hoá học thải bỏ vào hệ thống cống rãnh cũng gây ảnh hưởng vì chúng chứa kháng sinh, một số kim loại nặng như thuỷ ngân, phenol, chất sát khuẩn hoặc khử khuẩn khác. 2.5.4. Tác động của chất thải phóng xạ Phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, điều trị, nghiên cứu…của khoa y học hạt nhân. Trong quá trình làm việc nếu không cẩn thận những người tiếp xúc với chúng có thể bị nhiễm xạ. Trên thế giới có rất nhiều trường hợp bị nhiễm xạ từ chất thải bệnh viện, tại Brazil năm 1988 có 4 người chết vì hội chứng phóng xạ cấp tính và 28 người bị bỏng phóng xạ nặng, một trường hợp bị ung thư do rò rỉ phóng xạ trong bệnh viện. 20 Biến cố có thể xảy ra bởi các chất thải có tính hoạt hoá thấp do lớp bề mặt bên ngoài của các thùng chứa bị ô nhiễm hoặc do bảo quản không đúng cách. Mọi nhân viên y tế tiếp xúc với chất thải phóng xạ đều có nguy cơ mắc bệnh cao.[5] 2.6. Các biện pháp xử lý chất thải y tế 2.6.1. Công nghệ lò đốt Theo thống kê của Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ thì hiện trên 90% rác thải y tế được xử lý qua đốt. Việc xử lý này giúp giảm mức độ ô nhiễm khi biến rác thải thành khí CO2 và nước qua việc đốt ở một nhiệt độ khoảng 1000oC. Việc xử lý đốt đảm bảo rằng rác thải y tế hoàn toàn tiệt trùng và có thể giảm khối lượng rác thải y tế tới 90%. Tuy nhiên công nghệ đốt để lại nhiều vấn để môi trường phải xử lý thêm như tạo ra tro bụi và đồng thời phát ra khí dioxin gây bệnh ung thư. Với lý do này các tổ chức thế giới đã khuyến nghị không tiếp tục sử dụng công nghệ lò đốt để xử lý rác thải y tế lây nhiễm, thay vào đó là sử dụng các công nghệ thay thế khác có khả năng xử lý triệt để hơn. 2.6.2. Công nghệ lò hấp Lò hấp được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành y tế để tiệt trùng các thiệt bị y tế và xử lý rác thải y tế lây nhiễm trở thành rác thải thông thường. Công nghệ lò hấp sử dụng sự kết hợp giữa xử lý ở nhiệt độ cao, hấp hơi và tạo áp lực lớn để khử vi trùng, vi rút gây bệnh và các mầm sinh học để biến rác thải y tế độc hại trở thành rác thải thông thường có thể được xử lý theo quy trình bình thường như chôn xuống đất. Công nghệ lò hấp có mức độ tiêu diệt virus và tác nhân gây bệnh cao nhất so với các loại hình công nghệ khác. Vì những ưu điểm trên, công nghệ lò hấp được lựa chọn phổ biến sử dụng trong các bệnh viện để thay thế dần cho công nghệ lò đốt. 2.6.3. Tiệt trùng bằng hóa chất Xử lý rác thải y tế bằng hóa chất tức là sử dụng hóa chất để loại bỏ sự độc hại của rác thải y tế, biến chúng thành rác thải thông thường. Hóa chất được kết hợp với nước nóng để khử trùng. Các loại hóa chất hay sự dụng là Chlorine, khí Ozone, Formaldehyde, Ethylene, khí oxit, khí propylene oxide và axít periacetic. Công nghệ này cho phép xử lý triệt để một số loại rác thải, tuy nhiên nó vẫn tạo ra
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng