Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập giáo trÃ...

Tài liệu Báo cáo thực tập giáo trÃ

.DOC
31
141
114

Mô tả:

BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH I. Mục đích, ý nghĩa Thực tập giáo trình là giai đoạn thực tập trong một khoảng thời gian nhất định, áp dụng cho sinh viên các khóa năm thứ III (đối với chuyên ngành đào tạo 4 năm như chuyên ngành đào tạo khoa học cây trồng, bảo vệ thực vật, công nghệ sinh học …), khóa năm thứ IV (đối với chuyên ngành đào tạo 5 năm như chuyên ngành đào tạo khoa học cây trồng tiên tiến, công nghệ thông tin, thú y…). Thực tập giáo trình sẽ cung cấp cho sinh viên những bước cơ bản, những phương pháp luận chuẩn, các thao tác thực tập, làm số liệu, viết báo cáo … là nền tảng vững chắc cho việc làm đề tài tốt nghiệp cho năm cuối. Thực tập giáo trình là là giai đoạn giúp sinh viên tìm hiểu được những ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ xuống các cơ sở, có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất của các cơ sở tại địa phương. Thực tập giáo trình là bước đệm làm quen cơ sở, tại tiền đề tốt cho việc đăng ký làm thực tập tốt nghiệp, định hướng việc làm sau này cho sinh viên. Thực tập giáo trình giúp cho sinh viên được thực hành một cách thực tế những kiến thức đã học, áp dụng những công nghệ ứng dụng trong sản xuất, từ đó tạo cho sinh viên khả năng áp dụng thực tế từ lý thuyết. II. 1. 2. - Nội dung tiến hành thực tập giáo trình đợt I Thời gian thực tập giáo trình Thời gian thực tập giáo trình đợt I: 24/04/2009 - 16/05/2009. Địa điểm thực tập giáo trình Địa điểm I: Viện Công nghệ Sinh học – thuộc Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam. - Địa điểm II: Vườn ươm Chiến Thắng – Cơ sở 3 thuộc Trung tâm phát triển Nông – Lâm nghiệp Công nghệ cao Hải Phòng. - Địa điểm III: Khu chuyển giao công nghệ nhà kính Sawtooth theo công nghệ Isarel – thuộc Trung tâm phát triển Nông – Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng. - Địa điểm IV: Trung tâm phát triển Nông – Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng 1 - Địa điểm V: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học và sản xuất Lâm – Nông nghiệp Quảng Ninh. 3. Viện Công nghệ Sinh học – Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam a. Thời gian, địa điểm - Thời gian thực tập: 8h00 – Thứ 6 – ngày 24 tháng 04 năm 2009. - Địa điểm thực tập: Viện Công nghệ Sinh học – Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam - 18 Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội,Việt Nam. b. Nội dung của buổi thực tập giáo trình tại Viện Công nghệ Sinh học STT 01 Thời gian 7h30 – 8h00 02 8h00 – 9h30 03 9h30 – 10h30 04 10h30 Nội dung Tập trung tại Viện CNSH – Viện KH & CN Việt Nam Hội thảo giới thiệu về: a. Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam b. Viện Công nghệ Sinh học c. Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen Tham quan: a. Viện Công nghệ Sinh học b. Các phòng thí nghiệm thuộc viện c. Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen Bế mạc: a. Chụp ảnh kỷ niệm b. Kết thúc buổi thực tập giáo trình c. Tổng quát về Viện Công nghệ Sinh học - Tên Tiếng Anh: IBT (Instute of Biotechnology). - Viện Công nghệ Sinh học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST).  Địa chỉ: 18 Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội,Việt Nam.  Điện thoại: +84 4 38362599  Fax: +84 4 38363144. d. Lịch sử của Viện Công nghệ Sinh học Lịch sử thành lập Viện Công nghệ sinh học có chia ra làm 3 giai đoạn như sau: - PHÒNG SINH VẬT, VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ỦY BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC (1967-1975):  Phòng Sinh vật trực thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Tự nhiên, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, được thành lập năm 1967, do GS.TSKH. ĐẶNG THU làm Trưởng phòng. 2 -  Năm 1975, khi Viện Khoa học Việt Nam chính thức được thành lập, Phòng Sinh vật đã phát triển thành 5 phòng trực thuộc Viện Khoa học Việt Nam, bao gồm các hướng sinh học đại cương và sinh học thực nghiệm (Phòng Động vật học, Phòng Thực vật học, Phòng Sinh lý - Hóa sinh người và động vật, Phòng Sinh lý-Hóa sinh thực vật, Phòng Vi sinh vật). VIỆN SINH VẬT HỌC VÀ CÁC TRUNG TÂM HÌNH THÀNH TỪ VIỆN SINH VẬT HỌC, VIỆN KHOA HỌC VIỆT NAM (1975-1993):  Tháng 5 năm 1975, Viện Sinh vật học thuộc Viện Khoa học Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất các phòng nghiên cứu về sinh vật học nói trên. GS.TSKH. NGUYỄN HỮU THƯỚC và GS.TSKH. ĐẶNG HUY HUỲNH được cử làm Lãnh đạo với cương vị Viện phó. Năm 1983, GS.TSKH. LÊ XUÂN TÚ được bổ nhiệm làm Viện trưởng.  Năm 1983, các phòng nghiên cứu theo hướng sinh học đại cương đã phát triển và hình thành, Trung tâm Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học Việt Nam do GS.TSKH. ĐẶNG NGỌC THANH làm Giám đốc và GS.TSKH. ĐẶNG HUY HUỲNH làm Phó Giám đốc.  Năm 1982, Trung tâm Sinh lý- Hoá sinh người và động vật thuộc Viện Khoa học Việt Nam thành lập, do GS.TSKH. NGUYỄN TÀI LƯƠNG làm Giám đốc.  Năm 1989, thành lập Trung tâm Nghiên cứu vi sinh vật, Viện Khoa học Việt Nam, do PGS.TS. LÝ KIM BẢNG là Giám đốc.  Năm 1990, thành lập Trung tâm Hoá sinh ứng dụng, Viện Khoa học Việt Nam do, GS.TSKH. ĐÁI DUY BAN là Giám đốc. - VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC (1993 – nay):  Thực hiện Nghị định 24/CP của Chính phủ về việc thành lập Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, ngày 19/06/1993, Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia được thành lập, trên cơ sở hợp nhất Viện Sinh vật học, Trung tâm Sinh lý- Hóa sinh người và động vật, Trung tâm Hóa sinh ứng dụng và Trung tâm Nghiên cứu vi sinh vật.  PGS.TSKH. LÊ THỊ MUỘI là Viện trưởng nhiệm kỳ đầu tiên (1993-1997).  GS.TS. LÊ TRẦN BÌNH là Viện trưởng nhiệm kỳ II (1997-2003) và nhiệm kỳ III (2003-2008).  Từ năm 2004, khi Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia được đổi tên thành Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), Viện Công nghệ sinh học là một trong những đơn vị sự nghiệp lớn nhất của VAST.  Hiện nay, PGS.TS. TRƯƠNG NAM HẢI là Viện trưởng nhiệm kỳ IV (20082013). e. Tổ chức Viện Công nghệ Sinh học - Ban Lãnh đạo của Viện Công nghệ Sinh học 3  Viện trưởng: PGS. TS. Trương Nam Hải  Phó Viện trưởng:  PGS. TS. Nông Văn Hải  TS. Trần Đình Mấn  TS. Quyền Đình Thi  Hội đồng khoa học:  Chủ tịch: PGS. TS. Phan Văn Chi  Phó chủ tịch: PGS. TS. Ngô Đình Bính  Thư ký: TS. Quyền Đình Thi  Thành viên: 21 thành viên - Phòng Quản lý tổng hợp:  Trưởng phòng: Bùi Chi Lăng  Phó Trưởng phòng: Đoàn Thị Kim Liên - Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gen  Giám đốc: PGS.TS. Nông Văn Hải f. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Công nghệ Sinh học - Viện Công nghệ sinh học có chức năng:  Nghiên cứu cơ bản và phát triển công nghệ theo hướng công nghệ sinh học.  Tham gia xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành công nghệ sinh học.  Đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao về công nghệ sinh học cho đất nước. - Viện Công nghệ sinh học có các nhiệm vụ chủ yếu sau:  Nghiên cứu những vấn đề khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực:  Công nghệ gen.  Công nghệ tế bào động vật.  Công nghệ tế bào thực vật.  Công nghệ vi sinh.  Công nghệ protein và enzyme.  Công nghệ sinh học nano.  Công nghệ sinh học môi trường.  Công nghệ sinh học biển.  Công nghệ vật liệu sinh học  Công nghệ sinh – y học và tin sinh học  Các lĩnh vực khác có liên quan.  Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới; tổ chức sản xuất, kinh doanh, tư vấn, dịch vụ về công nghệ sinh học và các lĩnh vực liên quan vào thực tiễn sản xuất và đời sống, góp phần xây dựng, phát triển ngành công nghiệp sinh học. 4  Đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao; tổ chức đào tạo sau đại học về sinh học và công nghệ sinh học. Thông tin, tư vấn, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ trong lĩnh vực sinh học và công nghệ sinh học.  Hợp tác quốc tế về sinh học và công nghệ sinh học và các lĩnh vực liên quan. Tham gia các hội nghị, hội thảo, chương trình hợp tác quốc tế và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế theo quy định của pháp luật. Cử cán bộ đi công tác nước ngoài và mời chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Viện Công nghệ sinh học.  Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học - công nghệ, triển khai, ứng dụng, sản xuất và chuyển giao công nghệ.  Quản lý tài chính, tài sản; sử dụng có hiệu quả tài chính, tài sản do Nhà nước giao và các nguồn tài chính, tài sản khác; thực hiện công tác kế toán, thống kê, quản lý cán bộ viên chức theo quy định của pháp luật. g. Nghiên cứu khoa học của Viện Công nghệ Sinh học - Những hoạt động nghiên cứu tại Viện Công nghệ sinh học tập trung vào 6 hướng chính:  Nghiên cứu hệ gen học, hệ protein học và tin sinh học  Nghiên cứu các đặc điểm của hệ gen và hệ protein của người Việt Nam. Nghiên cứu cấu trúc, chức năng của các gen và protein có giá trị từ nguồn tài nguyên sinh vật Việt Nam.  Ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử trong phân loại, xác định và bảo tồn sự đa dạng nguồn gen các loài động vật, thực vật và vi sinh vật.  Xây dựng các cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin trực tuyến về hệ gen học, hệ protein học và tin sinh học.  Công nghệ gen  Nghiên cứu phát triển các protein dược phẩm tái tổ hợp.  Nghiên cứu phát triển các vaccine tái tổ hợp dùng trong nông nghiệp và y tế.  Nghiên cứu phát triển các bộ sinh phẩm trên cơ sở protein tái tổ hợp và kháng thể dùng trong nông nghiệp, y tế và bảo vệ môi trường.  Công nghệ sinh học vi sinh vật  Đánh giá, chọn tạo và khai thác các chủng vi sinh vật mới có ích trong nông nghiệp, dược phẩm, chế biến thực phẩm và xử lý ô nhiễm môi trường.  Phát triển các hệ thống lên men, các công nghệ nền nhằm nâng cao hiệu quả biểu hiện của các chủng vi sinh trong việc sản xuất các loại protein tái tổ hợp và các chất có hoạt tính sinh học.  Công nghệ sinh học protein và enzyme  Tinh sạch và cải biến theo hướng có lợi các enzyme có tính thương mại cao. 5  Sàng lọc các protein đích có giá trị sinh dược.  Thiết kế và phát triển các peptide có hoạt tính sinh học.  Công nghệ sinh học thực vật  Phát triển các công nghệ tế bào thực vật phục vụ cho công tác bảo tồn và nhân nhanh các giống cây trồng và nguồn gen thực vật quý.  Cải thiện các tính trạng của cây trồng bằng phương pháp chọn dòng tế bào và chuyển gen nhằm tạo giống có chất lượng cao và có khả năng chống chịu tốt hơn.  Công nghệ sinh học động vật  Sử dụng các phương pháp công nghệ sinh học nhằm kiểm soát khả năng sinh sản của vật nuôi lưu giữ tinh trùng, thụ tinh nhân tạo, cấy chuyển phôi, bảo tồn đa dạng sinh học.  Phát triển công nghệ tế bào gốc phục vụ trị liệu. Xây dựng các hệ thống nuôi cấy tế bào động vật phục vụ công tác chẩn đoán và sản xuất protein tái tổ hợp.  Nghiên cứu tạo động vật chuyển gen và động vật nhân bản. h. Sản phẩm – Dịch vụ của Viện Công nghệ Sinh học - Các sản phẩm thương mại hóa:  Biolactovil  Cadef  Pluriamin  Microcom  Micromix  NIREF  Polyfa, Polymic và Polynut  Giống lúa DR2 và DR3 - Các sản phẩm đang thử nghiệm:  Các kit chẩn đoán virus truyền gây bệnh nhiễm (sốt xuất huyết; viêm gan B,C; HIV; WSSV; ...).  Các kit chẩn đoán vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng.  Các kit xác định 2,4-D trong đất, nước sinh hoạt và sản phẩm nông nghiệp. Vaccine cúm VIFLUVAC  Naturenz  Raviton  Các chất làm sạch dầu mỏ i. Đào tạo – Hợp tác quốc tế của Viện Công nghệ Sinh học - Đào tạo trong nước: 6  Viện Công nghệ sinh học được giao nhiệm vụ Đào tạo Sau đại học bậc Tiến sĩ theo 06 mã số chuyên ngành (Quyết định số 5702/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH, ngày 01/10/2004 và Quyết định số 6061/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH, ngày 20/10/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) gồm:  Chuyên ngành: Sinh lý học Người và Động vật - Mã số: 62 42 30 01  Chuyên ngành: Sinh lý học Thực vật - Mã số: 62 42 30 05  Chuyên ngành: Lý sinh học - Mã số: 62 42 30 10  Chuyên ngành: Hóa sinh học - Mã số: 62 42 30 15  Chuyên ngành: Vi sinh vật học - Mã số: 62 42 40 01  Chuyên ngành: Di truyền học - Mã số: 62 42 70 01  Với 33 năm thực hiện nhiệm vụ trong đó có 18 năm thuộc Viện Sinh vật học và 15 năm thuộc Viện Công nghệ sinh học, đến nay đã có 70 nghiên cứu sinh là các cán bộ đến từ các cơ quan:  Viện Công nghệ sinh học  Viện Di truyền Nông nghiệp  Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội  Trường Đại học Sư phạm Hà Nội  Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên  Trường Đại học Vinh  Trường Đại học Khoa học Huế  Viện Sinh học nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh được công nhận Tiến sĩ đã và đang đảm nhiệm các trọng trách khác nhau trong các lĩnh vực Sinh học, Công nghệ sinh học và các lĩnh vực khác có liên quan.  Hiện nay, Viện Công nghệ sinh học đang quản lý và hướng dẫn 35 nghiên cứu sinh từ các khóa 2004 đến 2008.  Ngoài nhiệm vụ đào tạo Sau đại học bậc Tiến sĩ, Viện còn phối hợp và tham gia đào tạo bậc Đại học, Sau Đại học với các Viện, Trường như:  Đại học Quốc gia Hà Nội  Trường Đại học Thái Nguyên  Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1  Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2  Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội  Trường Đại học Lâm Nghiệp  Trường Đại học Vinh  Trường Đại học Huế  Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật  Viện Khoa học & Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam 7  Học viện Quân y  v.v.. Đặc biệt, Viện Công nghệ sinh học đã phối hợp với Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội mở chuyên ngành đào tạo về Công nghệ sinh học nano.  Bộ môn Công nghệ nano sinh học thuộc Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano chủ yếu do cán bộ của Viện kiêm nhiệm giảng dạy:  GS.TS. Lê Trần Bình (Chủ nhiệm Bộ môn),  PGS.TS. Phan Văn Chi, PGS.TS. Trương Nam Hải,  PGS.TS. Nông Văn Hải,  PGS.TS. Lê Thanh Hòa,  TS. Quyền Đình Thi, TS. Nguyễn Bích Nhi,  TS. Chu Hoàng Hà và TS. Lê Thị Thu Hiền.  Nhờ có các trang thiết bị hiện đại và các cán bộ có kinh nghiệm và trình độ cao, Viện thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao và tư vấn về các lĩnh vực Proteomic, Genomic, Tin sinh học, Công nghệ nano và Y sinh học phân tử. - Đào tạo phối hợp với nước ngoài:  Đước phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Giáo dục CHLB Đức, từ năm 2002, Viện Công nghệ sinh học đã kết hợp với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Tổng hợp Greifswald, CHLB Đức thực hiện Đề án phối hợp Đào tạo sau đại học theo hướng Khoa học sự sống và hàng năm được giao từ 10 - 15 chỉ tiêu đào tạo. Đến nay đề án đã thực hiện đào tạo được 7 khóa và đã có 69 NCS bảo vệ luận án thành công và quay về nước trở lại các cơ quan để công tác. j. Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gene - Tên phòng: Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gen (PTNTĐCNG) - Cơ quan chủ quản: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Cơ quan chủ trì: Viện Công nghệ sinh học 8 - Giám đốc: PGS. TS Nông Văn Hải - Địa chỉ: 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội - Điện thoại: (04)38362599 - Fax: (04)38363144 - Giới thiệu chung về Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen – thuộc Viện Công nghệ Sinh học:  Theo Quyết định số 315/QĐ-BKHCNMT ngày 21.3.2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ - KH&CN), Viện CNSH được công nhận là cơ quan chủ trì xây dựng PTNTĐCNG với tổng kinh phí đầu tư là 57,2 tỉ đồng. Dự án được bắt đầu từ ngày 22.6.2001 và đến 30.6.2005 thì hoàn thành, được nghiệm thu và chính thức đưa vào sử dụng từ ngày 30.3.2006. Hiện tại, Viện CNSH bước đầu đã xây dựng được các định hướng mục tiêu, nhiệm vụ cho PTNTĐCNG như sau:  Tiến hành các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng hệ gen học (Genomics), hệ protein học (Proteomics), tin sinh học (Bioinformatics). Tiếp cận các nghiên cứu về lập ngân hàng gen, bản đồ gen của người Việt Nam; nghiên cứu ở mức độ phân tử về bệnh di truyền, ung thư, truyền nhiễm… ở người Việt Nam, nghiên cứu và phát triển dược phẩm sinh học.  Tiến hành các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về tài nguyên gen từ các nguồn động, thực vật và vi sinh vật Việt Nam, góp phần bảo tồn và khai thác nguồn gen đặc hữu của nước ta.  Tiến hành các nghiên cứu và triển khai các vấn đề công nghệ gen phục vụ phát triển bền vững nông - lâm - ngư nghiệp và bảo vệ môi trường; tham gia phát triển và đánh giá sinh vật biến đổi gen.  Triển khai các dịch vụ, tư vấn KH&CN có liên quan đến công nghệ gen; tham gia xây dựng cơ sở KH&CN để phát triển CNSH.  Đào tạo cán bộ, chủ yếu là sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ và sau tiến sỹ) có năng lực nghiên cứu và chuyên sâu về công nghệ gen và các lĩnh vực có liên quan. 9  Tiến hành nhiệm nhiệm vụ hợp tác quốc về công nghệ gen: Hội nhập các chương trình giải mã gen; triển khai các nghiên cứu về Genomics, Proteomics, Bioinformatics và các lĩnh vực khác có liên quan của khu vực và quốc tế. - Lịch sử của Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen – thuộc Viện Công nghệ Sinh học:  Tổng kinh phí đầu tư: 57,2 tỉ đồng. Thời gian bắt đầu dự án: 22/6/2001. Thời gian hoàn thành dự án: 30/6/2005. Nghiệm thu và chính thức đưa vào sử dụng: 30/3/2006.  Dự án Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gen (PTNTĐCNG) thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học được đầu tự theo Quyết định số 850 QĐ/TTg ngày 07 tháng 09 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm.  Theo Quyết định số 315/QĐ-BKHCNMT ngày 21 tháng 3 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) Viện Công nghệ sinh học (VCNSH) đã được công nhận là cơ quan chủ trì xây dựng PTNTĐCNG.  Ngày 24 tháng 1 năm 2003 Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã ký Quyết định số 68/QĐ-KHCNQG về việc thành lập PTNTĐCNG trực thuộc VCNSH. - Tổ chức, quản lý:  Trong khi chờ triển khai thực hiện Quy chế chính thức về tổ chức và hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm (vừa mới được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tháng 7/2008), ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án PTNTĐCNG, VCNSH đã xây dựng các quy chế tạm thời về quản lý và sử dụng trang thiết bị PTNTĐCNG.  Viện trưởng với tư cách là Thủ trưởng cơ quan chủ trì PTNTĐCNG là người trực tiếp chỉ đạo mọi mặt công tác của PTNTĐCNG. Viện trưởng phân công 1 Phó Viện trưởng phụ trách các vấn đề liên quan đến PTNTĐCNG. Các hoạt động của PTNTĐCNG chịu sự quản lý chung của Lãnh đạo Viện, với sự hỗ trợ của các bộ phận chức năng (Văn thư, Kế toán-Tài Vụ, Đào tạo, Hợp tác quốc tế…) thuộc Phòng Quản lý Tổng hợp của Viện.  Từ 2003 đến 2008, PTNTĐCNG được bố trí thành các cụm thiết bị chính (nhà A10) và vệ tinh (nhà A2, A15 và B3). Các Phó Viện trưởng và một số Trưởng 10 phòng, Phó Trưởng phòng trực tiếp phụ trách các cụm thiết bị này. Toàn bộ các đơn vị trong Viện được phân công tham gia vào việc khai thác sử dụng các trang thiết bị PTNTĐCNG.  Ngay từ khi mới bắt đầu được đầu tư dự án, các hoạt động của PTNTĐCNG chịu sự quản lý chung của Lãnh đạo Viện CNSH. Viện trưởng, với tư cách là Thủ trưởng cơ quan chủ trì, trực tiếp chỉ đạo mọi mặt công tác của PTNTĐCNG. Viện trưởng phân công 1 Phó Viện trưởng phụ trách các công tác PTNTĐCNG. Hoạt động của PTNTĐCNG được sự hỗ trợ của các bộ phận chức năng thuộc Viện.  Từ năm 2003 đến 2008, PTNTĐCNG được bố trí thành các cụm thiết bị chính và vệ tinh. Các phó viện trưởng và một số trưởng phòng, phó trưởng phòng trực tiếp phụ trách các cụm thiết bị này. Toàn bộ các đơn vị trong Viện được phân công tham gia vào việc khai thác sử dụng các trang thiết bị của PTNTĐCNG.  Từ tháng 10.2008, PTNTĐCNG được tổ chức tạm thời thành 8 đơn vị chính là Genomics, Proteomics, Bioinformatics, công nghệ gen I, II, III, IV, V và 3 đơn vị vệ tinh.  Ngày 8.7.2008, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký Quyết định số 08/2008/QĐBKHCN ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của PTNTĐ. Đây là hành lang pháp lý quan trọng và cần thiết để PTNTĐCNG cũng như các PTNTĐ khác chính thức hoạt động và phát huy hiệu quả của mình.  Ngày 28.11.2008, Chủ tịch Viện KH&CN Việt Nam đã ký Quyết định số 2000/QĐ-KHCNVN, về việc bổ nhiệm Giám đốc PTNTĐCNG.  Ban Giám đốc và các đơn vị trực thuộc của PTNTĐCNG sẽ được kiện toàn trong thời gian tới. - Thành viên của PTNĐCNG: STT Tên đơn vị (unit) Người phụ trách 1 Genomics PGS. TS. Nông Văn Hải Phó Viện trưởng - Giám đốc PTNTĐCNG, Trưởng phòng CN ADN Ứng dụng 2 Proteomics PGS. TS. Phan Văn Chi Trưởng phòng Hóa sinh Protein 11 Viện trưởng, Trưởng phòng Kỹ thuật Di truyền 3 Bioinformatics PGS. TS. Trương Nam Hải 4 Công nghệ gen I PGS. TS. Đinh Duy Kháng Trưởng phòng Vi sinh vật học Phân tử 5 Công nghệ gen II PGS. TS. Trương Nam Hải 6 Công nghệ gen III TS. NCVC. Nguyễn Hoàng Trưởng phòng Sinh hóa Thực vật Tỉnh 7 Công nghệ gen IV GS. TS. Lê Trần Bình 8 Công nghệ gen V TS. NCVC. Phạm Thị Bích Trưởng phòng CN Lên men Hợp 9 Vệ tinh 1 (A2) PGS. TS. Ngô Đình Bính Trưởng phòng Di truyền Vi sinh vật 10 Vệ tinh 2 (A15) PGS. TS. Lê Thanh Hòa Trưởng phòng Miễn dich học 11 Vệ tinh 3 (B3) PGS. TS. Nguyễn Văn Cường Trưởng phòng Công nghệ gen Động vật - Viện trưởng, Trưởng phòng Kỹ thuật di truyền Trưởng phòng Công nghệ tế bào thực vật Lĩnh vực nghiên cứu của PTNTĐCNG:  Căn cứ chức năng của PTNTĐ ban đầu được ghi trong Quy chế tạm thời PTNTĐ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 01/2002/QĐ-BKHCNMT, ngày 31 tháng 1 năm 2002, PTNTĐCNG có chức năng sau đây:  Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực Công nghệ gen  Tham gia đào tạo cán bộ KH&CN thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực Công nghệ gen  Giám định các kết quả phân tích, thí nghiệm, kiểm nghiệm có liên quan đến công nghệ gen. 12 Các chuyên gia đang làm việc tại phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen  Xuất phát từ các chức năng nêu trên, VCNSH bước đầu đã xây dựng các nhiệm vụ cho PTNTĐCNG như sau:  Tiến hành các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Genomics, Proteomics và Bioinformatics. Tiếp cận các nghiên cứu về lập ngân hàng gen, bản đồ gen của người Việt Nam; nghiên cứu ở mức độ phân tử về bệnh di truyền, ung thư, truyền nhiễm… ở người Việt Nam, nghiên cứu và phát triển dược phẩm sinh học.  Tiến hành các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về tài nguyên gen từ các nguồn động, thực vật và vi sinh vật Việt Nam, góp phần bảo tồn và khai thác nguồn gen đặc hữu của nước ta.  Tiến hành các nghiên cứu và triển khai các vấn đề công nghệ gen phục vụ phát triển nông-lâm-ngư nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường; tham gia phát triển và đánh giá sinh vật biến đổi gen.  Triển khai các dịch vụ, tư vấn khoa học công nghệ có liên quan đến công nghệ gen; tham gia xây dựng cơ sở khoa học công nghệ để phát triển Công nghiệp sinh học.  Tiến hành nhiệm vụ đào tạo cán bộ, chủ yếu sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ và sau tiến sỹ) có năng lực nghiên cứu và chuyên sâu về công nghệ gen và các lĩnh vực có liên quan.  Tiến hành nhiệm nhiệm vụ hợp tác quốc về công nghệ gen: hội nhập các chương trình giải mã gen; triển khai các nghiên cứu về genomics, proteomics, bioinformatics và các lĩnh vực khác có liên quan của khu vực và quốc tế.  Nghiên cứu khoa học:  Do chưa có biên chế chính thức và kinh phí hoạt động riêng, nên kết quả hoạt động khoa học của PTNTĐCNG có thể được xem là tập hợp của kết quả các đơn vị trong Viện sử dụng (thường xuyên và trực tiếp) các trang thiết bị PTNTĐCNG cho các nghiên cứu của mình.  Từ khi có thiết bị của PTNTĐCNG, các đơn vị của VCNSH đã được giao thực hiện nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm, cấp bách, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Đó là các nhiệm vụ) về: Xây dựng kỹ 13 thuật phát hiện và quy trình công nghệ sản xuất vaccine phòng chống virus A/H5N1 cho gà và người (đề tài độc lập cấp nhà nước, giai đoạn I và II); các đề tài/ dự án thuộc Chương trình 33 và đề tài/dự án độc lập cấp nhà nước liên quan đến nhiệm vụ “Khắc phục hậu quả của chiến tranh hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam”; nhiệm vụ “Ứng dụng kỹ thuật DNA trong giám định hài cốt liệt sỹ”...  Đồng thời, nhờ có các trang thiết bị của PTNTĐCNG, các đơn vị trong Viện đã có điều kiện đăng ký, đấu thầu và triển khai thực hiện hàng loạt đề tài, đề án thuộc các Chương trình khoa học công nghệ trong nước và hợp tác quốc tế. Cụ thể, từ 2001 đến 2008 VCNSH đã tham gia chủ trì thực hiện trên 100 đề tài, đề án thuộc các Chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước, các Chương trình mục tiêu, đề tài cấp bộ, đề án hợp tác theo Nghị định thư, dự án quốc tế…  Các cán bộ của VCNSH đã nghiên cứu giải mã gen toàn bộ hệ gen ty thể và các gen khác của người Viêt Nam làm cơ sở cho phát triển các phương pháp chẩn đoán phân tử và dược phẩm tái tổ hợp. Đã nghiên cứu giải mã gen các tác nhân vi khuẩn, vius gây bệnh ở người, ở vật nuôi, cây trồng, và triển khai được một số kết quả nghiên cứu vào thực tế như xây dựng các bộ sinh phẩm (KIT) trên cơ sở các chế phẩm của sinh học phân tử dùng để phát hiện các bệnh số sốt huyết/ sốt Dengue ở người, bệnh ở tôm, ở gia cầm…; nghiên cứu ứng dụng các vaccine tái tổ hợp, DNA vaccine cho chăn nuôi, các chế phẩm sinh học dùng trong xử lý ô nhiễm dầu, xử lý các điểm nóng dioxin...  Trên cơ sở trang thiết bị PTNTĐCNG hiện có, Viện đã phát triển sự hợp tác trong nghiên cứu với hơn 40 đơn vị khác nhau của 9 bộ và cơ quan trực thuộc chính phủ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động và Thương binh xã hội và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. - Công bố khoa học của PTNTĐCNG:  Từ năm 2001 đến nay, nhờ có trang thiết bị của PTNTĐCNG, chất lượng nghiên cứu của VCNSH đã được nâng cao đáng kể. 14  Theo thống kê sơ bộ, trong thời gian qua, các nhóm nghiên cứu VCNSH (có sử dụng trang thiết bị PTNTĐCNG) đã có trên 50 công trình đăng tạp chí quốc tế, đã nộp hồ sơ đăng ký 13 sáng chế và giải pháp hữu ích, có trên 500 công trình đăng trong nước và hơn 760 trình tự gen đăng ký trên ngân hàng dữ liệu gen quốc tế. - Hợp tác quốc tế của Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen:  Viện CNSH đã đón tiếp và giới thiệu PTNTĐCNG với nhiều đoàn khách quốc tế từ Hoa Kỳ, Đức, Anh, Pháp, Thụy Điển, Hà Lan, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Thái Lan... Trong đó, có nhiều đoàn cấp cao của các Bộ KH&CN, Viện Hàn lâm của các nước, các nhà khoa học nổi tiếng (trong đó có người đã đạt giải Nobel...). Các đoàn đều đánh giá cao việc đầu tư trang thiết bị cũng như trình độ nghiên cứu của PTNTĐCNG. Viện đã tổ chức được một số lớp tập huấn quốc tế về công nghệ gen và Bioinformatics (phối hợp với các chuyên gia Đức, Thụy Điển, Úc…) cho các cán bộ trong và ngoài Viện; PTNTĐCNG là địa điểm thực tập phòng thí nghiệm hàng năm cho các học viên của các khóa đào tạo sau đại học phối hợp giữa Việt Nam và Đức (tương đương Diploma, DE) do các giảng viên của Đức giảng dạy. - Nghiên cứu khoa học của Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen:  Cho đến năm 2008, PTNTĐCNG chưa có biên chế chính thức và kinh phí hoạt động riêng, nên kết quả hoạt động khoa học của PTNTĐCNG có thể được xem là tập hợp kết quả của các đơn vị trong Viện CNSH sử dụng (thường xuyên và trực tiếp) các trang thiết bị PTNTĐCNG cho các nghiên cứu của mình.  Từ khi có thiết bị của PTNTĐCNG, các đơn vị của Viện đã được giao trực tiếp nhiều nhiệm vụ KH&CN trọng điểm, cấp bách, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Đó là các nhiệm vụ về: Xây dựng kỹ thuật phát hiện và quy trình công nghệ sản xuất vắc xin phòng chống virus cúm A/H5N1 cho gia c?m và người (đề tài độc lập cấp nhà nước, giai đoạn I và II); các đề tài/dự án thuộc Chương trình 33 và đề tài/dự án độc lập cấp nhà nước liên quan đến nhiệm vụ “Khắc phục hậu quả của chiến tranh hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam”; nhiệm vụ “Ứng dụng kỹ thuật DNA trong giám định hài cốt liệt sỹ”...  Đồng thời, nhờ có các trang thiết bị của PTNTĐCNG, các đơn vị trong Viện đã có điều kiện đăng ký, tuyển chọn và triển khai thực hiện hàng loạt đề tài/dự án thuộc các chương trình KH&CN trong nước và hợp tác quốc tế. Cụ thể, từ năm 2001 đến năm 2008, Viện đã tham gia chủ trì thực hiện trên 100 đề tài/dự án thuộc các 15 chương trình nghiên cứu cấp nhà nước, các chương trình mục tiêu, đề tài cấp bộ, đề án hợp tác theo Nghị định thư, dự án quốc tế…  Theo hướng nghiên cứu cơ bản và công nghệ nền, các cán bộ của Viện đã triển khai các nghiên cứu giải mã gen toàn bộ hệ gen ty thể và các gen khác của người Việt Nam, làm cơ sở lý thuyết để phát triển các phương pháp chẩn đoán phân tử và dược phẩm tái tổ hợp; nghiên cứu giải mã gen các vật nuôi (giải mã một phần bộ gen tôm sú), cây trồng đặc hữu, có giá trị kinh tế cao của Việt Nam, làm cơ sở khoa học cho việc chọn tạo giống; nghiên cứu gen của các tác nhân vi khuẩn, virus gây bệnh ở người, vật nuôi, cây trồng; nghiên cứu các công nghệ nền và mới về thiết kế gen, chuyển gen động, thực vật và vi sinh vật, tạo và tinh chế các protein tái tổ hợp có giá trị.  Theo hướng nghiên cứu ứng dụng, triển khai, Viện đã tiến hành các nghiên cứu định hướng phục vụ các ngành y - dược, công nghiệp, nông nghiệp và bảo vệ môi trường như: Xây dựng các bộ sinh phẩm (KIT) để phát hiện các bệnh sốt xuất huyết, sốt Dengue ở người; các tác nhân gây bệnh ở tôm, gia cầm…; nghiên cứu ứng dụng các vắc xin tái tổ hợp, vắc xin cho chăn nuôi, nghiên cứu quy trình sản xuất vắc xin cúm A/H5N1 dùng cho gia cầm, đánh giá chất lượng vắc xin cúm A/H5N1 cho gia cầm sản xuất bằng chủng NIBRG-14 tại Việt Nam; nghiên cứu quy trình sản xuất Interleukin II bằng công nghệ DNA tái tổ hợp, các chế phẩm sinh học dùng trong xử lý ô nhiễm dầu, xử lý các điểm nóng dioxin...  Trên cơ sở trang thiết bị PTNTĐCNG hiện có, Viện đã phát triển hợp tác trong nghiên cứu với hơn 40 đơn vị khác nhau thuộc 9 bộ và cơ quan thuộc chính phủ (các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Bộ Công thương, Công an, Bộ Quốc phòng, Lao động - Thương binh và Xã hội và Viện KH&CN Việt Nam). - Đào tạo của Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen:  Hàng năm, Viện CNSH có 7-10 nghiên cứu sinh mới, 10-15 học viên cao học, 3050 sinh viên từ các trường đại học đến làm luận án/luận văn/ khóa luận tốt nghiệp, với mức độ khác nhau, tại PTNTĐCNG. Viện đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ nghiên cứu trong và ngoài Viện có nhu cầu sử dụng các trang thiết bị của PTNTĐCNG. Với các trang thiết bị của PTNTĐCNG, Viện đã đào tạo thực tập sinh từ 3 tháng trở lên cho Học viện Quân y, Bệnh viện trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ… và một số khác thực tập ngắn hạn. Ngoài ra, Viện còn tổ chức giới thiệu PTNTĐCNG cho học viên cao học và sinh viên của các trường đại học từ Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An… 16  Đặc biệt, với cơ sở trang thiết bị của PTNTĐCNG, Viện đã và đang phối hợp đào tạo nghiên cứu sinh với các nước Đức, Pháp, Thụy Điển, Canada… 4. Trung tâm phát triển Nông – Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng a. Thời gian, địa điểm - Thời gian: 9h00 – thứ 2 – ngày 27 tháng 04 năm 2009. Địa điểm thực tập: Trung tâm phát triển Nông – Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng. b. Nội dung của buổi thực tập giáo trình tại Trung tâm phát triển Nông – Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng STT 01 Thời gian 8h00 – 9h00 02 9h00 03 04 05 9h00 – 9h10 9h10 – 9h20 9h20 – 10h00 06 10h00 – 11h00 Nội dung thực tập Tham quan vườn ươm Chiến Thắng Tập trung tại Trung tâm phát triển Nông – Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng Tham quan khu nuôi cấy mô tế bào Tham quan khu trồng cây, ươm giống Tham quan khu trồng dưa chuột công nghệ nhà kính Sawtooth Hội thảo giới thiệu về Trung tâm phát triển Nông – Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng c. Tổng quát về Trung tâm phát triển Nông – Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng - Địa điểm: Xã Mỹ Đức – An Lão – TP. Hải Phòng. - Thành lập 1998 lấy tên là trung tâm phát triển lâm nghiệp - Năm 2004, trung tâm đổi tên chính thức thành trung tâm phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao Hải phòng. d. Những đặc điểm cơ bản của trung tâm phát triển Nông – Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng - Khu nông - lâm nghiệp công nghệ cao là cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo, nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất một số giống cây trồng chất lượng cao; xây dựng và chuyển giao các mô hình ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến về sản xuất rau, quả an toàn, chất lượng cao, hoa, cây sinh vật cảnh, cây xanh đô thị; đồng thời Trung tâm sẽ là nơi đào tạo, thăm quan học tập kỹ thuật công nghệ cao về nông, lâm nghiệp của Thành phố. 17 - Dự án được xây dựng tại Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hải Phòng, xã Mỹ Đức, huyện An Lão. Đến ngày 11/5/2005 khánh thành hạng mục Nhà kính.  Chủ đầu tư: Trung tâm Phát triển lâm nghiệp.  Tổng mức đầu tư: 22.538 triệu đồng.  Diện tích sử dụng: 73.341m2. - Khu nông - lâm nghiệp công nghệ cao sẽ được xây dựng các khu chức năng như:  Khu bảo tồn cây ăn quả đầu dòng và ươm cây giống.  Khu sản xuất giá thể.  Khu nhà nuôi cấy mô tế bào và đào tạo kỹ thuật  Khu nhà kính.  Khu nhà lưới sản xuất hoa chất lượng cao, sản xuất rau an toàn chất lượng cao, sản xuất cây sinh vật cảnh.  Khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm... - Khu nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên của Hải Phòng sẽ ứng dụng các công nghệ sinh học tiên tiến như sản xuất cây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào; sản xuất cây giống bằng phương pháp vi ghép; sản xuất rau đặc sản, hoa Phong lannnn trong nhà kính theo công nghệ của Israel; sản xuất rau an toàn, trồng hoa hồng trong nhà lưới... Khu nuôi cấy mô tế bào thuộc trung tâm phát triển Nông – Lâm nghiệp CNC Hải Phòng Xưởng sơ chế sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao - Một số thành tựu đáng chú ý trong sản xuất:  Được nhiều ban lãnh đạo đến thăm quan, có cả Đại sứ quán Isarel đến thăm.  Trong nhà lưới ứng dụng sản xuất thành công: Cà chua, dưa chuột, Hoa ly sạch. - Nhân sự của trung tâm:  Bùi Cảnh Đức – Phó giám đốc, Chủ tịch công đoàn trung tâm. - Phương hướng trong những năm tới của trung tâm: 18  Về cơ sở vật chất thì sẽ mở rộng diện tích sản xuất, nâng cao trang thiết bị chế biến tại chỗ, làm thêm nhà lạnh, về giống cây sản xuất thì nghiên cứu và nhập các giống có chất lượng và năng suất cao. Về thị trường tiêu thụ thì hướng tới siêu thị, trường mầm non, và than Quảng Ninh. - Phương trâm sản xuất của trung tâm:  “ Làm thế nào để mang mang sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng, vì sức khoẻ cộng đồng.” e. Khu chuyển giao công nghệ nhà kính Sawtooth theo công nghệ Isarel - - - Diện tích nhà kính: 7728 m2  Nhà kính số 1:1696 m2  trồng cà chua.  Nhà kính số 2: 2016 m2  trồng hoa.  Nhà kính số 3: 4016 m2  trồng dưa chuột Khu sản xuất ngoài trời: 2 ha Trung tâm có hệ thống sử lý nước riêng đảm bảo cung cấp nước sạch cho hệ thống tưới tiêu:  Hệ thống tưới tiêu tự động và đồng đều trên cả khu trồng Có xưởng sơ chế sản phẩm 100 khối. Khu nhà lạnh 150 khối Cùng các thiết bị tưới nhỏ giọt và hệ điều hành hiện đại nhất hiện nay. Giới thiệu quy trình sản xuất cà chua trong nhà lưới, nhà kính Sawtooth theo công nghệ Isarel:  Tưới nhỏ giọt đồng bộ.  Nước sông được xử lý sơ bộ qua máy trộn cùng với phân bón, dinh dưỡng chưa ở bể lọc.  Sau đố bơm vào nhà kính, nhà lưới có van tự động.  Có 4 khu tưới chia làm 2 thể loại:  Vòi tưới phun mưa 70 l/1ha để cách mạt đất 30 cm  Tưới nhỏ giọt bù áp 8 l/ha khoảng cách giữa lỗ này và lỗ khác là 8 cm.  Ngày tưới 2 lần: sáng khoảng 8h, chiều khoảng 5 h.  Nhiệt độ: có hệ thống đo lượng gió, lượng mưa.  Có hệ thống làm mát bằng nước hoặc bằng quạt lưu. Mùa hè nóng có thể phun liên tục nước.  Giá thể: sơ dừa, tro núi lửa… 19  Thống xử lý vô trùng: chủ yếu dùng foocmôn.  Sử dụng hệ thống dây treo.  Bảo quản bằng nhà lạnh.  Năng suất: 1ha thu được 250 – 300 tấn cà chua. Cà chua chính vụ có thể thu trong 6 tháng. Cà chua tháng 7, tháng 8 có thể bán được 12.000 đồng/kg. giá thường ổn định.  Giống cà chua chủ yếu nhập từ Isarel: Cà chua chịu nhiệt, chịu rét….có thể sản xuất chính vụ và trái vụ. - Giới thiệu quy trình sản xuất cây Dưa chuột trong nhà kính, nhà lưới Sawtooth công nghệ Isarel:  Hệ thống trồng tương tự như cà chua.  Nhưng trồng được khoảng 3 tháng thì làm dây leo để dưa có thể bám vào đó tiết kiệm diện tích.  Giống F1 của Isarel. Năng suất: 250 tấn/ha. Dưa chuột chính vụ có thể thu trong 3 tháng - Giới thiệu nguyên tắc trồng hoa lily:  Cuối năm 2005 trồng hoa li ly ở tronmg nhà lưới, nhà kính.  Ngnuyên tắc trồng: Bán thuỷ canh, tưới nhỏ giọt, phân bón, dinh dưỡng đồng đều, giá thể: tro núi lửa, sơ dừa.  Sản xuất bầu riêng biệt. - Giới thiệu trồng cây ăn quả ngoài vườn tại trung tâm:  Ví dụ: Xoài, khế, nhãn, Hồng Xiêm ….Diện tích trồng 1.5ha vườn ươm.  Có hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây bố mẹ đầu dòng. Tưới phun mưa: 70 lit/h. Thời gian tưới 8h – 11h. Tưới 3 khu vực có 3 hệ thống van 1, 2, 3 một van tưới 1 giờ.  Phục vụ trồng cây phân tán của cây ăn quả, cải tạo cây bố mẹ Khu nuôi trồng rau sạch công nghệ Isarel theo mô hình nhà kính Sawtooth Khu vực trồng dưa chuột công nghệ cao 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng