Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập chuyên ngành 1 tại tổng công ty bia rượu nước giải khát sài gòn...

Tài liệu Báo cáo thực tập chuyên ngành 1 tại tổng công ty bia rượu nước giải khát sài gòn

.PDF
28
1
133

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: NGUYỄN NGỌC BẢO UYÊN MSSV: 162000448 BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH 1 NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Đồng Nai, Tháng 09/2021 1 LỜI CẢM ƠN Kính gửi: Quý thầy cô Trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai Cô Huỳnh Thị Mộng Cầm Em xin chân thành cảm ơn thầy cô Trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai đã xây dựng những kiến thức cần thiết để chúng em có thể thực hiện tốt bài báo cáo thực tập lần này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô Huỳnh Thị Mộng Cầm, người trực tiếp chỉ dẫn, truyền đạt kiến thức cung cấp những tài liệu, đóng góp ý kiến cho chúng em trong suốt quá trình hoàn thành bài báo cáo. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên em làm một bài báo cáo, do đang trong tình hình dịch bệnh không thể đến doanh nghiệp để tiếp xúc trực tiếp, kiến thức và thời gian có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự thông cảm và góp ý của quý thầy cô để em có thể củng cố kiến thức và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Em xin chân thành cảm ơn ! 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đồng Nai, ngày……tháng ….. năm 20….. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Họ tên sinh viên:.................................................................................................. Về đề tài: ............................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Họ và tên giảng viên nhận xét :.......................................................................... 1. Về nội dung 1.1. Những ưu điểm ................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 1.2. Những nhược điểm .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 2. Về thái độ, tinh thần thực hiện việc trong quá trình thực hiện thực tập tốt nghiệp .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 3. Điểm số:……. điểm. NGƯỜI HƯỚNG DẪN (ký và ghi rõ họ tên) 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN A: GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP LỰA CHỌN......... 1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy.................................. 2. Cơ cấu bộ máy doanh nghiệp............................................................. 3. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh…………………………….…......... 4. Đánh giá, phân tích năng lực cốt lõi…………………………………... 4.1 Nguồn lực công ty……………………………………………….. 4.1.1 Nguồn lực tài chính………………………………………… 4.1.2 Nguồn lực nhân sự………………………………………….. 4.2 Vị trí địa lý……………………………………………………….. 4.3 Thế mạnh và hạn chế của doanh nghiệp………………………… 4.3.1 Thế mạnh của doanh nghiệp………………………………… 4.3.2 Hạn chế của doanh nghiệp………………………………….. 5. Triết lí kinh doanh, định hướng kinh doanh của chủ doanh nghiệp… 5.1 Sứ mệnh của doanh nghiệp……………………………………... 5.2 Triết lý kinh doanh………………………………………………. 5.3 Định hướng kinh doanh…………………………………………. PHẦN B: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀNG..................................... 1. Khảo sát hành vi tiêu dùng của khách hàng về sản phẩm Bia Sài Gòn của SABECO…………………………………….…….................... 1.1 Độ tuổi………………………………………………………… 1.2 Giới tính……………………………………………………….. 1.3 Tỉnh thành……………………………………………………… 2. Nhu cầu về sản phẩm………………................................................. 3. Phân khúc thị trường khách hàng của sản phẩm………..................... 4. Định vị sản phẩm……………………………………………............ PHẦN C: NGHIÊN CỨU ĐỐI THỦ CẠNH TRANH…………………………..... 1. Đối thủ cạnh tranh cơ bản và trọng yếu................................................. 2. Thị phần của đối thủ cạnh tranh............................................................. 3. Khách hàng mục tiêu của đối thủ cạnh tranh…………………………. 4. Phân khúc thị trường mà đối thủ hướng tới…………………………… 5. Định hướng trong tương lai của đối thủ………………………………. PHẦN D: NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC XÚC TIẾN BÁN HÀNG................. PHẦN E: KHẢO SÁT SƠ LƯỢC CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA HÀNG CỦA KHÁCH HÀNG…………………………………………….. PHẦN F: VẼ SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP……… PHẦN G: GIẢI PHÁP 4 LỜI MỞ ĐẦU Bia là một trong những thức uống lâu đời nhất mà loài người đã tạo ra, có niên đại ít nhất là từ thiên niên kỷ thứ V trước Công Nguyên, được ghi chép lại trong các thư tịch cổ đại của Ai cập và Lưỡng Hà. Nói một cách tổng thế Bia là thức uống có cồn được sản xuất bằng quá trình lên men Đường lơ lửng trong môi trường lỏng và không được chưng cất sau quá trình lên men. Dung dịch Đường không bị lên men thu được từ quá trình ngâm gọi là Hèm của Bia hoặc nước ủ Bia. Hạt Ngũ Cốc thông thường là Lúa Mạch được ủ thành Mạch Nha. Các đồ uống có cồn được lên men từ sự lên men đường có trong các nguồn không phải là ngũ cốc ví dụ như nước hoa quả hoặc mật ong…. không được gọi là bia mặc dù cùng được sản xuất từ một loại men Bia dựa trên các phản ứng hoá sinh học. Quá trình sản xuất bia được gọi là Nấu Bia. Do các thành phần sử dụng để sản xuất Bia có sự khác biệt tuỳ theo khu vực nên đặc trưng về hương vị và màu sắc của Bia ở từng nơi cũng thay đổi khác nhau và do đó có khái niệm Loại Bia hoặc sự phân loại khác. Ngày nay Bia đã trở thành một loại thức uông không chỉ được sử dụng trong các buổi tiệc cưới, tiệc họp mặt đoàn viên xum vầy trong những ngày Lễ Tết mà nó còn được xem như một thức uống để giải khát cho mọi người.. Bia là thức uống được đánh giá là có lợi cho sức khoẻ nếu biết sử dụng đúng cách, không lạm dụng. Vì bản chất Bia là thức uống chứa độ cồn thấp chứa nhiều Enzyme Amylaza có lợi cho tiêu hoá và sự tuần hoàn của máu lên não. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều các thương hiệu Bia nổi tiếng như Bia Đại Việt, Bia Sài Gòn, Bia 333… 5 A. Giới thiệu và phân tích doanh nghiệp lựa chọn. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp: - Năm 1875, tiền thân của Bia Sài Gòn là một xưởng bia nhỏ do ông Victor Larue một người Pháp lập ra tại Sài Gòn. Năm 1977, Nhà máy Bia Sài Gòn chính thức được thành lập Tháng 10/1985, Nhà máy Bia Sài Gòn lắp đặt hệ thống chiết lon đầu tiên ở Việt Nam và cho ra mắt bia lon Saigon Export với thương hiệu Saigon Prenium Export cùng dung tích 330 ml. Năm 1989, Bia lon 333 Export chính thức ra mắt. Tháng 2/1992, Bia chai Saigon Lager chính thức ra mắt. Năm 1993, Nhà máy Bia Sài Gòn trở thành Công ty Bia Sài Gòn. Năm 1996, Bia chai Saigon Export chính thức ra mắt bán với dung tích 335 ml. Năm 2000, Bia chai Saigon Special chính thức ra mắt, được sản xuất với chai bia thủy tinh màu xanh lá cây đặc trưng cùng dung tích 330 ml. Năm 2003, Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn được thành lập. Năm 2008, chuyển đổi mô hình hoạt động qua quá trình cổ phần hoá, Tổng Công Ty Cổ Phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn được thành lập. Năm 2010, SABECO đạt mức tiêu thụ 1 tỷ lít bia/năm. Năm 2016, niêm yết cổ phiếu trên HOSE. Năm 2017, Bia lon Saigon Gold chính thức ra mắt với dung tích 330 ml – 5% độ cồ, đây là sản phẩm cao cấp nhất của SABECO và được sản xuất với phiên bản giới hạn. Năm 2018, thay đổi cấu trúc quản lí của SABECO, thành lập Ban kiểm toán để thay thế Ban kiểm soát. Năm 2019, tái ra mắt thương hiệu Bia Saigon và 333. 6 2. Cơ cấu bộ máy doanh nghiệp: 3. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh: - Sản xuất, kinh doanh bia, rượu, nước giải khát. Kinh doanh vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng có liên quan đến ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát,.. - Xuất, nhập khẩu bia, rượu, nước giải khát, các loại hương liệu, nước cốt để sản xuất bia, rượu. - Cung cấp các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư, sữa chữa bảo trì về ngành bia, rượu, nước giải khát. - Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch, triển lãm,… - Đầu tư kinh doanh khu công nghiệp, khu dân cư, kinh doanh bất động sản, nhà ở, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, dịch vụ. - Đầu tư kinh doanh tài chính, ngân hàng chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm. Hương vị tuyệt hảo của bia SABECO được tạo nên bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa các nguyên liệu được chọn lọc nghiêm ngặt, men bia đặt tuyển, kĩ thuật tiên tiến, công nghệ đặc trưng cùng với hệ thống kiểm soát chất lượng khắt khe trong tất cả các công đoạn. Sản phẩm của công ty sản xuất bao gồm: + Bia: Bia Saigon Gold, Bia Saigon Special, Bia Saigon Export, Bia Saigon Lager, 333 + Rượu: Rượu Đế, Ngọc Lương Tửu, John Saigon Whisky,… + Nước giải khát: Sá xị, Nha đam, Cam, Soda,… 7 4. Đánh giá, phân tích năng lực cốt lõi: 4.1 Nguồn lực công ty: 4.1.1 Nguồn lực tài chính: Chỉ số tài chính nổi bật năm 2019: Doanh thu thuần 45 40 34.19 35 38.87 37.9 KH 2019 2019 35.95 30.47 30 Tỷ đồng 25 20 15 10 5 0 2016 2017 2018 => Tăng 5,4% so với năm 2018. Giảm 2,5% so với kế hoạch 2019. Lợi nhuận sau thuế 6 5.37 5 4.95 4.52 4.72 4.4 Tỷ đồng 4 3 2 1 0 2016 2017 2018 KH 2019 2019 => Tăng 22% so với năm 2018. Tăng 13,8% so với kế hoạch năm 2019. 8 tổng tài sản 30 26.96 25 Tỷ đồng 20 22.01 22.37 2017 2018 19.2 15 10 5 0 2016 2019 => Tại ngày 31/12/2019, do ảnh hưởng của việc hợp nhất Công ty Cổ Phần Bia Sài Gòn – Lâm Đồng, tổng tài sản ghi nhận là 26.962 tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm 2018. VỐN CHỦ SỞ HỮU 25 20.08 20 16.11 14.42 Tỷ đồng 15 12.3 10 5 0 2016 2017 2018 2019 => Tăng 24,6% so với năm 2018. 4.1.2 Nguồn lực nhân sự: 9 Tổng số lao động: 8.017 nhân viên. Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019, trong đó 790 nhân viên thuộc Tổng Công ty. Giới tính giưới tính 28; 28% 72; 72% ĐỘ TUỔI 1; 1%12; 12% 35; 35% 29; 29% 23; 23% Độ tuổi Dưới 30 30 đến 39 40 đến 49 50 đến 59 Trên 50 TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN 5% 6% Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học Khác 39% 44% 6% 10 4.2 Vị trí địa lý: Tổng Công ty Cổ Phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn gồm: 26 Công ty con. 18 Công ty liên doanh và liên kết. Trụ sở chính: Số 187 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh. 4.3 Thế mạnh và hạn chế của doanh nghiệp: 4.3.1 Thế mạnh của SABECO: - Là doanh nghiệp có thị phần lớn, chiếm khoảng 50-60% thị phần bia – rượu – nước giải khát Việt Nam. - Đối với sản phẩm bia, SABECO đã thành công trong việc tạo bản sắc riêng, vì khi khách quốc tế đến Việt Nam, họ biết hương vị bia riêng là Sài Gòn, 333,… Thương hiệu SABECO thực sự trở thành thương hiệu truyền thống được người tiêu dùng yêu thích và là niềm tự hào của Việt Nam. - SABECO luôn cải tiến đầu vào, sao cho nguyên vật liệu đầu vào tốt nhất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà giá thành không tăng. Sản phẩm đến được tay người tiêu dùng với thời gian nhanh nhất, vừa để quay nhanh vòng vốn vừa không tồn đọng hàng trong kho (giảm chi phí). Với ngành giải khát, thời gian quay vòng càng nhanh, sản phẩm đến với khách hàng càng tươi, mới. Nên SABECO áp dụng chiến lược sản xuất ở đâu tiêu thụ ngay ở đó. Với tình hình giá cả nguyên vật liệu, chi phí sản xuất tăng như hiện nay, giá thành phẩm của SABECO hầu như không tăng bao nhiêu, vòng quay một dòng sản phẩm của SABECO chỉ khoảng 3 tháng, có sản phẩm chỉ 1 tháng, 1 tuần. - Các Công ty con của SABECO luôn gắn quyền lợi và trách nhiệm với Tổng Công ty, phát triển thị trường theo chiều sâu, tránh chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau, đồng thời mở rộng sự tham gia trực tiếp của khách hàng vào công tác phân phối sản phẩm. Sau cổ phần hóa, SABECO hoạt động theo mô hình Công ty mẹcon. Mô hình này tạo nên những lực đẩy mới, trong đó Công ty mẹ SABECO chủ động về công nghệ, nhất là “bí mật” công nghệ sản xuất bia, để tạo khẩu vị và chất lượng đồng nhất trong toàn hệ thống sản xuất. Quá trình này cũng mở ra thêm nhiều kênh phân phối, hình thành thêm các kênh phân phối trực tiếp phù hợp với yêu cầu mới. - Công nghệ sản xuất tiên tiến, đội ngũ cán bộ nhân viên có nhiều kinh nghiệm marketing được tuyển dụng, hệ thống phân phối được cấu trúc lại dựa trên cơ sở nghiên cứu mô hình thành công của những tập đoàn bia hàng đầu thế giới. Tám Công ty cổ phần vừa được chuyển đổi tạo thành bộ khung để hình thành lên mạng lưới phân phối rộng phủ kín toàn quốc, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường nội địa cho sản phẩm của Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn và cũng là tiền đề cho việc phát triển thương hiệu SABECO trên toàn thế giới… 11 4.3.2 Hạn chế của SABECO: - Tốc độ phát triển chưa đồng đều ở các ngành sản xuất. - Chi phí sản xuất cao, chưa cung cấp được những thiết bị có chất lượng cao theo yêu cầu. - Lượng lớn nguyên liệu chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm. Với ngành bia nói riêng, nước ta chưa có vùng nguyên liệu do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu chưa phù hợp cũng như chưa được đầu tư đúng mức. Mặc dù trước đây Viện nghiên cứu Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam đã có dự án trồng Đại mạnh thử nghiệm tại Cao Bằng, kết quả khá khả quan, nhưng chưa được thực hiện trên diện rộng mà chỉ ở dạng thí điểm. Do đó, hiện tại 60-70% lượng nguyên liệu phải nhập khẩu. Đây là điểm hạn chế của ngành bia nói chung và trên cả SABECO nói riêng. - Sản phẩm được sản xuất tại nhiều nhà máy nên gặp khó khăn trong việc quản lý đồng bộ chất lượng sản phẩm. Việc liên kết, mua lại các doanh nghiệp dưới hình thức liên doanh hoặc mô hình Công ty mẹ-con tại từng địa phương tạo thuận lợi trong khâu sản xuất, phân phối, tiết kiệm chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, nhược điểm của vấn đề này là sản phẩm sản xuất tại từng vùng có thể bị “địa phương hóa”. Đơn cử như công nghệ kỹ thuật, quy trình quản lý… ở từng nhà máy nhận gia công cho SABECO theo từng vùng là khác nhau, dẫn đến thiếu thống nhất và đồng bộ. Mặt khác, như chúng ta biết khoảng 90% lượng bia được tạo thành từ nước, như vậy nguồn nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên đặc trưng của bia, trong khi nguồn nước ở từng vùng là hoàn toàn khác nhau, do đó sản phẩm bia của SABECO nếu không được kiểm duyệt chặt chẽ, sản phẩm SABECO dễ mất đi bản sắc của nó. - Hệ thống phân phối chưa mạnh ở miền Bắc. 5. Triết lý, định hướng kinh doanh của chủ doanh nghiệp: 5.1 Sứ mệnh của doanh nghiệp: - Góp phần phát triển ngành Đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới. - Đề cao văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. - Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cung cấp các sản phẩm đồ uống chất lượng cao, an toàn và bổ dưỡng. - Mang lại lợi ích thiết thực cho cổ đông, khách hàng, đối tác, người lao động và xã hội. - Thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu đồ uống theo chuẩn mực an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế “ An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường”. - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước trên cơ sở minh bạch trong kinh doanh. - Tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng. - Đảm bảo phát triển theo hướng hội nhập quốc tế. 12 5.2 Triết lý kinh doanh: - Không ngừng tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đa dạng và khó tính của khách hàng – với chất lượng tốt nhất: với mặt hàng chủ lực là bia, rượu thì yêu cầu này phải đảm bảo thường xuyên. Tạo ra các sản phẩm mới chính là phục vụ cho lợi ích tốt nhất của khách, vì nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng, tạo ra các sản phẩm khơi gợi nhu cầu tiềm ẩn. Ở một doanh nghiệp nào cũng vậy, muốn tồn tại được khách hàng tín nhiệm và ủng hộ thì phải luôn sáng tạo, đổi mới xem khách hàng làm vị trí trọng tâm. Đó là triết lý sống còn mà các doanh nghiệp luôn theo đuổi. - “ Với chất lượng tốt nhất”, đây là một triết lý đúng đắn đánh vào tâm lý sử dụng của người tiêu dùng. Đó là điểm nhấn quan trọng nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng, bởi lẽ trong tâm lý của họ những ai mang lại lợi ích cao nhất cho nhu cầu thì sẽ được chấp nhận. Mức sống càng cao đòi hỏi sản phẩm phục vụ cho họ phải chất lượng, đảm bảo sức khỏe… 5.3 Định hướng kinh doanh của SABECO: SABECO tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hướng tới sự phát triển hiệu quả và bền vững để khẳng định vị trí dẫn đầu thị trường. Để thực hiện được mục tiêu đề ra SABECO đã có những định hướng các nhiệm vụ như sau: - Tập trung nguồn lực xây dựng thương hiệu và các hoạt động phát triển thị trường, bao gồm xây dựng chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phân phối, tiêu thụ phù hợp với xu hướng tiêu dùng, song song với việc cấu trúc toàn diện hệ thống phân phối theo hướng chuyên nghiệp, gia tăng hiệu quả và hỗ trợ hiệu quả cho việc kiểm soát theo kênh và phân khúc sản phẩm. - Tăng trưởng thị phần ở quốc nội và đẩy mạnh xuất khẩu tại các thị trường trọng yếu. - Đẩy mạnh công tắc nghiên cứu, phát triển nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và cho ra đời các dòng sản phẩm mới. - Tập trung cải cách để tăng hiệu quả đầu tư và giảm chi phí hoạt động nhằm tăng năng suất. - Cam kết phát triển bền vững xoay quanh bốn mục tiêu chính: Consumption (Tiêu thụ), Conservation (Bảo tồn), Country (Đất nước) và Culture (Văn hóa), bao gồm các hoạt động xã hội, hỗ trợ cộng đồng và bảo vệ môi trường. - Tiếp tục phát huy các thế mạnh của các chuyên gia trong nước và quốc tế để bảo tồn các giá trị của SABECO và các thương hiệu của các dòng sản phẩm Bia Sài Gòn, đồng thời nỗ lực thích ứng với thị trường và môi trường kinh doanh đang phát triển. 13 B. Nghiên cứu thị trường khách hàng. 1. Khảo sát hành vi tiêu dùng của khách hàng về sản phẩm Bia Sài Gòn: 1.1 Độ tuổi: Độ tuổi 5% 12% 35% 49% Độ tuổi Từ 25 đến 34 tuổi Dưới 18 tuổi Từ 35 tuổi trở lên Từ 20 đến 24 tuổi Kết quả khảo sát cho thấy rằng nhóm tuổi có hành vi tiêu dùng bia thấp nhất là nhóm tuổi dưới 18 tuổi, và ba nhóm tuổi còn lại từ 20 đến 24 tuổi, từ 25 đến 34 tuổi, và từ 35 tuổi trở lên có hành vi tiêu dùng bia khá cao và tương đương nhau. Mức độ tiêu dùng bia này phản ánh rằng: bên cạnh việc độ tuổi 18 trở lên là độ tuổi được phép sử dụng đồ uống có cồn, đây thường là độ tuổi sinh viên, mới ra trường làm việc và đã có việc làm ổn định, do đặc thù công việc là công nhân viên chức nên đòi hỏi mật độ giao tiếp cao hơn nhóm tuổi dưới 20. Ngoài ra, vì đã có nguồn thu nhập ổn định nên tần suất ăn uống ở các nhà hàng, quán ăn và sử dụng các thức uống có cồn cũng cao hơn nhóm tuổi còn lại. 1.2 Giới tính: Giới tính 34; 34% 66; 66% Nam Nữ 14 Theo khảo sát thì hành vi tiêu dùng bia ở nam chiếm 66%, và ở nữ chiếm 34%. Dựa vào kết quả khảo sát, khách hàng mà SABECO hướng tới chủ yếu là nam giới. 1.3 Tỉnh thành: Tỉnh thành 22% 12% 66% 66% Tỉnh thành TP.HCM Hà Nội Tỉnh thành khác Đối với 3 nhóm tỉnh thành khảo sát khác nhau là TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh thành khác, Hà Nội là thành phố có mức độ tiêu dùng bia ít hơn 2 nhóm tỉnh thành còn lại. Và TP.HCM là thị trường tiêu dùng trọng điểm của Bia Sài Gòn. 2. Nhu cầu về sản phẩm: - Nhu cầu về Bia Sài Gòn ở nước ta đang tăng lên do được đông đảo người tiêu dùng yêu thích, ưa chuộng và ủng hộ. - Đến nay, chất lượng cuả Bia Sài Gòn được khẳng định bằng hệ thống quản lí chất lượng – an toàn thực phẩm – môi trường do tổ chức quốc tế Bureau Veritas Certification công nhận. Hiện mục tiêu tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân trên năm trong giai đoạn 2011-2015 đã đạt gần 16% và sản lượng bia tăng 11-13% mỗi năm… Tổng Công ty Cổ Phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn đã có 28 đơn vị thành viên là các Công ty con, đơn vị trực thuộc và Công ty liên kết với địa bàn hoạt động trải rộng trên khắp các vùng miền của Việt Nam. 3. Phân khúc thị trường khách hàng: a. Theo khu vực địa lý: 15 Bia Sài Gòn đã góp mặt tại 24 nhà máy sản xuất hiện đại và đồng bộ trên toàn quốc. - Vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng Bằng Sông Hồng tiêu thụ rất ít, thậm chí vùng Tây Bắc hầu như tiêu thụ không đáng kể. - Bắc Trung Bộ tiêu thụ sản phẩm của SABECO ít do vùng này đã có Công ty Bia Huda Huế chiếm lĩnh. - Vùng có khí hậu lạnh, rét như Sapa cũng tiêu thụ bia của SABECO với số lượng thấp. - Về thị trường trong nước: thì miền Nam là một thị trường tiềm năng rất lớn, còn thị trường miền Bắc và miền Trung đã có những Công ty khác chiếm lĩnh như HABECO, Huda Huế, Halida Y nhưng nếu xâm nhập thành công thì sẽ nâng cao doanh thu đáng kể. - Về thị trường ngoài nước: đây là một thị trường béo bở nhưng cũng nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, gặp nhiều rủi ro. => SABECO chủ yếu tập trung xây dựng nhà máy và phân phối sản phẩm của mình ở thị trường miền Nam và miền Trung. Có thể kể đến dự án nhà máy Bia Sài Gòn-Kiên Giang (vốn đầu tư 600 tỷ đồng), Sài Gòn-Ninh Thuận (vốn đầu tư 450 tỷ đồng), điển hình là Nhà máy Bia Sài Gòn-Củ Chi hiện đại bậc nhất Đông Nam Á, nâng cao năng lực sản xuất của Tổng Công ty khoảng 2 tỷ lít/năm vào năm 2015. b. Theo dân số xã hội học: - Dân số Việt Nam là dân số trẻ với 85% dưới độ tuổi 40, chịu ảnh hưởng lớn của xu hướng “Tây Âu hóa” lối sống sẽ tạo ra một thị trường tiêu thụ lớn đối với sản phẩm bia. - Đánh giá các khúc thị trường: + Ở nhóm I (15-22 tuổi): khoảng 14.2% dân số, đây là độ tuổi tập trung ở những người đi học, mới bắt đầu uống nên sẽ không được nhiều. + Nhóm II (22-29 tuổi): chiếm 13.8% dân số, là độ tuổi tập trung ở những người mới ra trường và bắt đầu đi làm, thu nhập bắt đầu ổn định. + Nhóm III (30-39 tuổi): chiếm 21.25% dân số, đây là thời kì thiết lập các mối quan hệ xã hội, thu nhập ổn định nên tần suất uống của họ nhiều hơn. + Nhóm IV (40-49 tuổi): khoảng 9% dân số, đây là giai đoạn khẳng định vị trí của mình trong xã hội cũng như trong công việc, số lần giao lưu, tiếp khách ngày càng tăng nên tần suất uống của họ ngày càng nhiều. + Nhóm V (50-59 tuổi): khoảng 6% dân số, đây là giai đoạn đã bão hòa với các cuộc giao lưu, nhậu nhẹt nên tần suất uống giảm đi. + Nhóm VI (từ 59 tuổi trở đi): khoảng 4% dân số, sức khỏe đã giảm nên uống hay không uống không còn quan trọng đối với độ tuổi này. 16 - Trong 6 nhóm kể trên SABECO sẽ tập trung vào nhóm II, III, IV. Bởi lẽ đây là một sản phẩm phục vụ cho những đối tượng có thu nhập chưa cao (trung bình, khá) và nó mang tính chất trang trọng, lịch sự. Đây là những nhóm tuổi phần lớn tập trung nhu cầu thị trường nên hứa hẹn một thị trường hấp dẫn với doanh số cao cho SABECO. c. Theo tâm lý khách hàng: - Cá tính: những người trong độ tuổi 20-30 khi sử dụng sản phẩm có tính cách sôi nổi, năng động phục vụ cho nhu cầu giải khát, tiệc tùng, hội hè của mọi người. Mức giá cả cũng phải chăng không quá mắc khiến việc sử dụng sản phẩm cũng mang cho khách hàng tâm trạng thoải mái. - Lối sống: người miền Nam khá phóng khoáng hay tiệc tùng và trong mỗi bữa tiệc đều có bia. Vì thế khách hàng sẽ luôn lựa chọn loại bia ngon mà giá rẻ. Họ uống bia cho các cuộc vui, công việc mà họ thật sự yêu thích và tâm huyết cũng như mong muốn được mở rộng, phát triển mối quan hệ. d. Theo hành vi: - Lợi ích mà khách hàng tìm kiếm ở sản phẩm: + Giá cả bình dân. + Thương hiệu quen thuộc. + Chất lượng bia tốt. + Khách hàng và các đại lý được hưởng các chế độ hậu đãi tốt. - Bia là loại nước giải khát có truyền thống lâu đời, có giá trị dinh dưỡng cao và có độ cồn thấp, mùi vị thơm, ngon và bổ dưỡng. Uống bia với một lượng thích hợp không những có lợi cho sức khỏe, ăn cơm ngon, dễ tiêu hóa mà còn giảm được sự mệt mỏi sau những ngày làm việc căng thẳng. - Chất lượng ổn định với giá cả phù hợp, chế độ hậu đãi tốt. Đặc biệt, Bia Sài Gòn của SABECO không gây háo nước và nhức đầu sau khi uống mang lại cảm giác sảng khoái cho người sử dụng. - Trạng thái trung thành của khách hàng đối với sản phẩm: khách hàng ưa thích hương vị đặc trưng của Bia Sài Gòn. Đối với khách hàng bình dân, SABECO là lựa chọn hàng đầu và cũng có một lượng khách hàng trung thành dựa vào uy tín của chính Công ty. - Mức độ sử dụng: sử dụng nhiều ở các thành phố lớn, tập trung đông dân cư như TP.HCM do cơ cấu dân số trẻ. Bên cạnh đó, giá cả rẻ và phù hợp với mọi tầng lớp nên được sự ưa chuộng của đa số người dân, 17 4. Định vị sản phẩm: Nếu chỉ xây dựng hình ảnh cụ thể cho sản phẩm, thương hiệu thì không thể đứng vững và lâu dài. Cần tạo cho mình một vị thế trên thị trường mục tiêu. Đó là việc định vị sản phẩm, giá cả sản phẩm,… so với sản phẩm cạnh tranh. Bia Sài Gòn tạo cho mình một hương vị mới đặc sắc so với sản phẩm cạnh tranh khác. Sản phẩm Bia Sài Gòn luôn đa dạng từ hình thức đến chất lượng. Công ty luôn cải tiến mẫu mã, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông cùng với các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng để tạo lòng tin với mọi người đã tin dùng sản phẩm. Với nhiều hình thức như lon, chai,… giúp cho mọi người sử dụng dễ dàng ở nhiều nơi. Cùng với đó là một hương vị đậm đà chất phóng khoáng của người Nam Bộ tạo cho người uống một cảm giác khó quên. Bia Sài Gòn với đa dạng sản phẩm chiếm sản lượng lớn nhất của SABECO phải kể đến là Bia chai Saigon Lager, Saigon Export, Saigon Speacial được người tiêu dùng đánh giá rất cao vì chất lượng ổn định với giá cả phù hợp, chế độ hậu đãi tốt. Đảm bảo chất lượng ổn định của các sản phẩm Bia Sài Gòn thông qua thắt chặt, đẩy mạnh việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất lượng. Tiếp tục triển khai dự án áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008. 18 C. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. 1. Đối thủ cạnh tranh cơ bản và trọng yếu: Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Bia Sài Gòn là Heineken. 2. Thị phần của đối thủ cạnh tranh: Heineken chỉ chiếm 19,7% thị phần bia Việt Nam vào năm 2010. Chênh lệch giữa Heineken và Habeco – doanh nghiệp đứng thứ 3 là dưới 5%. Tuy nhiên, Heineken đã và đang gia tăng dần thị phần, qua đó đạt mức cao mới 33,5% vào năm 2019. Trong khi đó, Habeco chỉ còn nắm giữ 10,9% thị phần. 19 Dù là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về quy mô nhưng nếu nhắc tới hiệu quả kinh doanh, Sabeco không phải là doanh nghiệp bia thành công nhất Việt Nam, khi mà Heineken, dù có thị phần thấp hơn, nhưng lợi nhuận các năm qua đều cao hơn đáng kể. Những nỗ lực mở rộng thị trường giúp Heineken rút ngắn khoảng cách thị phần với Sabeco xuống còn 6,1% tới cuối năm 2019. Nhưng nếu muốn soán ngôi đầu của Sabeco, chặng đường Heineken phải đi còn rất xa. Hơn 6% thị phần tại một thị trường tiêu thụ gần 5 tỷ lít bia không phải là con số nhỏ. Thêm vào đó, Sabeco đang chuyển mình rõ rệt sau khi về tay ThaiBev. Có thể thấy chỉ số ROS của Sabeco sau khi tạo đáy năm 2018, đã tăng liên tục trong 3 năm qua, trong khi chỉ số này với Heineken dù vẫn ở mức cao, song giảm đều trong giai đoạn 2016-2019. 3. Khách hàng mục tiêu của Heineken: Ở trên thị trường thế giới nói chung, thị trường Việt Nam nói riêng, khách hàng mà Heineken nhắm tới là những người có thu nhập cao so với bề mặt chung của xã hội, họ là doanh nhân, là những người giàu có, thành đạt và có sự nghiệp, đa số đều ở những khu đô thị, thành phố là chủ yếu. Kể từ những ngày đầu tiên, quảng cáo của Heineken vẫn nhắm vào nhóm thành đạt, có điều lợi ích của nhãn hiệu có thay đổi cho phù hợp với sự dịch chuyển nhu cầu của người uống bia. Sau đó cảm thấy nhu cầu uống bia của lớp thành đạt đã có dịch chuyển từ quan hệ làm ăn sang hưởng thụ cuộc sống. Và cơ sở để Heineken có thể thuyết phục thành công chính là loại bia số một thế giới. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan