Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 7.chỉ dẫn kĩ thuật

.DOCX
108
334
129

Mô tả:

CHI DÂÂN KYÂ THUÂÂT Giơi thiêêu chung I. Giới thiệu về chỉ dẫn kỹ thuật 1.Khái niệm Một chỉ dẫn kỹ thuật là một chuỗi các dữ liệu được thiếp lập từ các mức giá trong quá khứ. Dữ liệu về giá bao gồm giá mở cửa, đóng cửa, cao, thấp, khối lượng giao dịch… Thông thường, các chỉ dẫn kỹ thuật được tính toán dựa trên giá đóng cửa. 2. Chức năng -Cảnh báo: Việc nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giá sớm giúp NĐT sớm có hành động mua/bán kịp thời. -Xác nhận: xu thế của giá -Dự đoán: xu hướng giá trong tương lai 3. Phân loại -Chỉ báo nhanh:  Cho biết xu hướng giá trong ngắn hạn  Thường được sử dụng trong thị trường không xác định rõ xu hướng  Ví dụ: RSI, Stochastic, CCI, Parabolic SAR, William %R,… 1  Ưu điểm:  Nhận biết tín hiệu mua/bán sớm  Tạo ra nhiều tín hiệu và thời cơ để đầu tư  Đem lại lợi nhuận khổng lồ  Dễ sử dụng.  Nhược điểm:  Rủi ro thực tế lớn hơn  Nhiều tín hiệu là các tín hiệu sai và các tín hiệu giả. -Chỉ báo chậm:  Báo hiệu xu hướng dài hạn của giá.  Thường dùng để xác nhận xu hướng giá một cách chắn chắn hơn.  Làm việc tốt nhất khi thị trường có xu hướng phát triển mạnh mẽ.  Ví dụ: MA, MACD, MFI, ADX, Bolinger Band,…  Ưu điểm:  Có khả năng xác định xu hướng trong dài hạn.  Dễ sử dụng.  Nhược điểm:  Thường cho tín hiệu trễ. 2 Nhom chi dâân nhanh 1. Chỉ sốố sức mạnh tương đốối (Relative Strength Index_RSI) Được phát triển bởi J. Welles Wilder và được giới thiệu trong cuốn sách của ông vào năm 1978. 1. Khái niệm RSI là một chỉ báo dao động xung lực, đo lường tốc độ và sự thay đổi của sự dịch chuyển giá. Là chỉ số phản ánh tương quan sức mạnh sự tăng giá và giảm giá trong một thời kỳ. 2. Mục đích -Nhận biết các trạng thái mua vượt (overbought) và bán vượt (oversold) trong thị trường. -Cho tín hiệu mua, bán. -Xác định sự hình thành xu hướng. -Cảnh báo khả năng đảo chiều thông qua dấu hiệu phân kỳ (divergences). 3.Công thức tính RSI dao động giữa 0 và 100 RSI 100− Trong đó: RS  100 1 RS Mức tăng trung bìnhtrong n giai đ o ạ n Mức giảm trung bìnhtrong n giai đ o ạ n -Theo J. Willes Wilder nên lấy n = 14 (ngày, tuần, tháng). Tuy nhiên, phụ thuộc vào mục đích sử dụng, giá trị n có thể thay đổi: 3 +n càng ngắn: biên độ lớn và dao động càng nhạy cảm. +n càng dài: độ sai lệch ít, dao động bằng phẳng hơn với biên độ hẹp hơn nhưng có thể gây nên một độ trễ nhất định so với đỉnh và đáy của thị trường. -Hai khoảng thời gian khác cũng được sử dụng phổ biến là 9 ngày và 25 ngày VD: Giá Chứng khoán trong 5 phiên đến ngày 18/05/2007 của Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai – Mã Chứng khoán Doanh nghiệp Ngày Giá 18/05 76.000 17/05 74.000 16/05 72.000 Thay đổi %thay đổi 2.000 2,70% 2.000 2,78% -3.500 -4,64% Khối lượng 56.350 36.190 43.350 15/05 75.500 3.500 4,86% 30.550 14/05 72.000 3.000 4,35% 52.750 (Nguồn SSI) Trung bình sự thay đổi giá các phiên tăng trong 5 phiên AIn = (2.000 + 2.000 + 3.500 + 3.000) / 5 = 2.100 Trung bình sự thay đổi giá các phiên giảm trong 5 phiên ADn= (3.500) / 5 = 700 RSI = 100 – 100/ (1 + 2100/700) = 75 4. Biểu đồ RSI 4 Giá trị của RSI di chuyển giữa khoảng có giới hạn trên là 100 và giới hạn dưới là 0, với mức 70 là vị trí quá mua và mức 30 là vị trí quá bán. Một số trader, với những phần mềm dễ sử dụng ngày nay, có thể điều chỉnh lại giới hạn quá mua, quá bán của chỉ số thành 80-20 thay vì 70-30. Biểu đồ RSI có các đường chính đáng chú ý sau: -Đường trung bình (RSI=50): +Nếu đường RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu giá có kỳ vọng tăng giá. +Nếu đường RSI giảm xuống dưới đường này, đó là dấu hiệu có kỳ vọng giảm giá. -Đường 70 là ngưỡng mua vượt (overbought) khi RSI vượt qua mức 70, đây là thời điểm mà giá đang gần chạm đỉnh -Đường 30 ở dưới là ngưỡng bán vượt (oversold) khi RSI xuống dưới mức 30, đây là thời điểm mà giá đang gần chạm đáy MỘT SỐ KHÁI NIỆM: A. Hội tụ & Phân kì: 5 - Hội tụ: Đường giá tăng/giảm cùng chiều với đường RSI. - Phân kỳ: Đường giá tăng/giảm ngược chiều với đường RSI. Phân kỳ là dấu hiệu mạnh để nhận biết hiện tượng đảo chiều của xu hướng giá trên thị trường. Phân kỳ gồm: + Phân kỳ tăng (phân kỳ dương): đường giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, trong khi RSI tạo đáy sau cao hơn đáy trước, hay nói cách khác đường giá có xu hướng giảm và dường RSI có xu hướng tăng. + Phân kỳ giảm (phân kỳ âm): đường giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, trong khi RSI tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, hay nói cách khác đường giá có xu hướng tăng và dường RSI có xu hướng giảm. B. Dao động thất bại (Failure Swing) Failure Swing là một dấu hiệu mạnh cảnh báo sắp xảy ra sự đảo chiều. Cũng tương tự như hiện tượng phân kỳ, nhưng khác ở chỗ Failure swing 6 được xem xét độc lập với hành động giá, chỉ tập trung vào tín hiệu của RSI. Còn phân kỳ thì xem xét cả hai yếu tố là hành động giá và tín hiệu RSI. +Ở hình bên trái, trường hợp dao động thất bại ở đỉnh: đỉnh thứ nhất có giá trị vượt ngưỡng 70 và sau đó rớt xuống tạo đáy, tại điểm đáy này gọi là điểm thất bại (fail point). Khi tăng lên lại tạo thành đỉnh thứ hai thấp hơn đỉnh thứ nhất và nằm dưới ngưỡng -> ta có Failure Swing. Khi giá trị RSI xuống tới điểm thất bại một lần nữa, ở lần này còn gọi là điểm Failure Swing (Failure Swing Point) thì đó chính là lúc quyết định bán. +Còn với hình bên phải, trường hợp dao động thất bại ở đáy: đáy thứ nhất có giá trị rớt xuống ngưỡng 30 và sau đó tăng lên tạo đỉnh, tại đỉnh này gọi là điểm thất bại (fail point). Khi giá giảm xuống tạo thành đáy thứ hai cao hơn đáy thứ nhất và nằm ngưỡng 30 -> ta có Failure Swing. Khi giá trị RSI lên tới điểm thất bại một lần nữa, ở lần này còn gọi là điểm Failure Swing (Failure Swing Point) thì đó chính là lúc quyết định mua. 5. Cách sử dụng Quy tắc 1: Sử dụng đường trung bình (RSI=50) - Mua: Khi RSI >50 7 - Bán: Khi RSI <50 Quy tắc 2: • Mua: Khi RSI <30 sau đó đi lên vượt mức này. • Bán: Khi RSI >70 sau đó đi xuống dưới mức này. 8 A, B nên mua C điểm bán Quy tắc 3: Sử dụng hiện tượng hội tụ và phân kỳ a) Hội tụ : • Mua: Đường giá và RSI tăng, với điều kiện RSI cắt và nằm trên 50. • Bán: Đường giá và RSI giảm, với điều kiện RSI cắt và nằm dưới 50. 9 b) Phân kỳ: • Mua: khi đường giá giảm nhưng đường RSI tăng (phân kỳ tăng or dương). 10 11 • Bán: khi đường giá tăng nhưng RSI giảm (phân kỳ giảm or âm). 6. Ưu nhược điểm Ưu điểm : -Là 1 chỉ báo sớm -RSI là một công cụ rất tốt để dựa vào đó bạn có thể xác nhận tín hiệu mở giao dịch của bất kỳ hệ thống giao dịch đơn giản hay phức tạp. Nhược điểm : -RSI vẫn có tín hiệu nhiễu khi thị trường đi ngang hoặc xu hướng giảm quá mạnh. 12 2. Chỉ báo Dao động ngẫẫu nhiên (STOCHASTIC OSCILLATOR) I.GIỚI THIỆU - Stochastic Oscillator, được George Lane giới thiệu vào những năm 1950, trên cơ bản là sự so sánh giá đóng cửa hiện tại với biên độ giá cao nhất – thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định -Chỉ báo Stochastic là những đường chỉ sự dao động của giá dựa trên cơ sơ quan sát sau: + Khi giá tăng, giá đóng cửa có khuynh hướng tiến gần đến biên trên của một khung giá (price range). + Khi giá giảm, giá đóng cửa có khuynh hướng tiến gần đến biên dưới của một khung giá (price range). - Tác dụng: Dự đoán thời điểm đảo chiều và cung cấp các loại tín hiệu giao dịch phù hợp. - Chỉ số stochastich được giới hạn từ 0 đến 100, nhưng phần lớn nó nằm quanh vị trí 20-80, nó phản ảnh các vùng quá bán (oversold) và vùng quá mua (oversbought). Đôi khi nó nằm ở những vùng 25-75 là những vùng hết sức nguy hiểm để thực hiện mua và bán vì ở tại những vùng này thường không có nhiều thông tin hỗ trợ 13 II. CÁCH TÍNH -Thường được cấu tạo bởi 2 đường: + Đường % K là đường cơ bản, so sánh giá đóng cửa gần nhất với biên độ giao dịch gần đây. + Đường %D là đường tín hiệu được tính bằng giá trị %K mượt (smooth) - Công thức tính %K là: ví dụ: giả định rằng trong 10 ngày mức giá cao nhất là 46 và mức giá thấp nhất là 38 - khoảng giá là 8 điểm. Nếu giá đóng cửa ngày hôm nay là 41, %K được tính là: 37.5% trong ví dụ cho biết rằng giá đóng cửa ngày hôm nay ở mức 37.5% trong khoảng giao dịch của chứng khoán trong 10 ngày. Nếu giá đóng cửa hôm nay là 42, chỉ báo Stochastic sẽ là 50%.Điều này có nghĩa là chứng khoán đóng cửa hôm nay ở 50% hoặc là điểm giữa của khoảng giao dịch 10 ngày - Công thức tính %D: %D = (%K x + %K x-1 + %K x-2) / 3 Là trung bình 3 phiên của %K (SMA3), trong đó x là số phiên hiện hành. 14 III. ỨNG DỤNG a. Xác định vùng quá mua (overbought) hay vùng quá bán (oversold) Nếu đường Stochastic vượt trên đường 80 có nghĩa là mức giá đang nằm trong vùng mua nhiều và khi đó nhà đầu tư nên cân nhắc thận trọng có nên mua bằng mọi giá hay không? Ngược lại, nếu đường Stochastic nằm dưới đường 20 có nghĩa là mức giá đang nằm trong vùng bán nhiều và nhà đầu tư cân nhắc có nên bán bằng mọi giá hay không? 15 b. Phát hiện các tn hiệu mua/bán Khi chỉ báo Stochastic nằm trên vùng 80, đường %K cắt đường %D từ trên xuống và xuống dưới vùng 80 sẽ cho ta dấu hiệu bán ra. Ngược lại, khi chỉ báo Stochastic nằm dưới vùng 20 và đường %K cắt đường %D từ dưới lên và lên trên vùng 20 sẽ cho ta dấu hiệu mua vào. c. Chỉ ra sự phân kỳ tăng và giảm giá 16 Sự phân kỳ giá tăng (Bullish Divergence) xảy ra khi đường giá tạo ra những đáy thấp hơn trong khi đường Stochastic lại hình thành những đáy cao hơn. Ngược lại, sự phân kỳ giá giảm (Bearish Divergence) xảy ra khi đường giá tạo ra những đỉnh cao hơn trong khi Stochastic lại hình thành những đỉnh thấp hơn. Một tín hiệu mạnh xảy ra khi cả 3 tín hiệu trên đều cho ra 1 tín hiệu mua hay bán. Đôi khi tại những lúc thị trường đạt đỉnh thì stochastic cũng nằm ở vị trí cao nhất và khi thị trường ở đáy thì stochastic cũng ở vị trí thấp nhất. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết để thóat ra hay nhảy vào của những nhà đầu tư. 17 IV. ƯU –NHƯỢC ĐIỀM Ưu điềm: +cho bạn nguyên tắc vào và đóng lệnh, rất dễ sử dụng. + Giúp bạn nhận ra khi nào niềm tin của nhà đầu tư phản ứng trước các sự thay đổi của cặp đồng tiền + Giúp bạn xác nhận độ mạnh yếu của xu hướng hiện tại. 1. Khuyết điểm : + Hệ thống đường cắt nhau của Stachostic có thể tạo nhiều tín hiệu sai. Bạn nên thay đổi nguyên tắc cài đặt thông số sao cho phù hợp với cặp tiền để hạn chế tín hiệu sai. Hệ thống đường Stochastic cắt nhau hoạt động tốt khi kết hợp với các công cụ khác + Đường Stochastic chỉ báo hiệu quả trong thị trường không rõ ràng xu hướng. Còn đối với thị trường có xu hướng nên sử dụng các công cụ theo xu hướng thị trường sẽ hiệu quả hơn. + Chỉ báo này không được hữu dụng nhiều trong trường hợp thị trường đang trong tình trạng dao động tích lũy trong một biên độ hẹp vì thế hai đường %K và %D có thể cắt nhau nhiều lần và dấu hiệu đưa ra không rõ ràng. V. SỬ DỤNG PHỐI HỢP VỚI ADX • Mua: o Khi DI + > DI – o Khi % K vượt % D từ dưới lên. • Bán: 18 o Khi DI + < DI – o Khi % K vượt % D từ trên xuống. 19 3. Williams %R 1. Giới thiê êu -Chỉ báo Williams %R được phát triển bởi Larry Williams -Williams %R là một chỉ số về xung lượng có tác dụng thông báo sự biêên động giá, dùng để đo lường các mức quá mua( overbought/ quá bán( oversold) -Chỉ số này có khả năng cảnh báo được xu hướng tương lai với độ chính xác khá cao. 2. Công thức: -Bước đầu tiên là xác định số kỳ (kỳ %R) được dùng khi tính toán. Số kỳ có thể nằm giữa 5 và 21 tùy theo khung thời gian phân tích. -Tính %R, bằng cách so sánh giá đóng cửa gần nhất với biên độ dao động qua kỳ đã chọn: HC = Giá cao nhất (High) cao nhất trong kỳ %R – Giá đóng cửa (Close) hôm nay HL = Giá cao nhất (High) cao nhất trong kỳ %R - Giá thấp nhất (Low) thấp nhất trong kỳ %R %R = HC / HL * -100 - Ýnghĩa: 2. Nếu giá đóng cửa gần đây nhất càng gần với mức giá cao nhất của khoảng giá trong quá khứ thì đường Williams %R sẽ càng gần với cực trên của khoảng dao động. 3. Ngược lại, nếu giá đóng cửa gần đây nhất gần đáy của khoảng giá trong quá khứ, đường Williams %R sẽ gần đáy của khoảng giao động. 3. Cách sử dụng a. Cấu tạo: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan