Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ 16762...

Tài liệu 16762

.DOC
139
122
110

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Huyện Hương thủy có 32.325,33 ha đất Lâm nghiệp chiếm gần 70,68 % diện tích tự nhiên của huyện, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 14.289,7 ha và rừng trồng là 12.756,69 ha với quy mô như vậy, rừng huyện hương thủy có vai trò quan trọng đối với huyện Hương Thủy nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, rừng kết hợp với sông, đồng ruộng tạo ra bức tranh màu xanh phong phú vá hữu ích, là hàng rào bảo vệ cho huyện trước những tác động bất lợi của thiên nhiên. Dưới góc độ kinh tế thì diện tích rừng trồng thương mại là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghệ chế biến nguyên liệu giấy, hàng mộc dân dụng thay cho gỗ rừng tự nhiên, là đối tượng để phát triển kinh tế trang trại Lâm nghiệp, giải quyết việc làm tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Trong những năm qua, nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện dựa trên lợi thế của vùng. Chính quyền, nhân dân huyện Hương Thủy chỉ đạo phát triển Lâm nghiệp theo hướng tăng cường công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng đã có, đầu tư tập trung trồng rừng mới ở những nơi đất trồng đồi núi trọc. Kết quả bước đầu đã tạo ra sự thay đổi cơ bản trong một số lĩnh vực kinh tế xã hội của người dân, lợi ích kinh tế từ phát triển đồi rừng đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân, vốn rừng được duy trì, bảo vệ và phát triển, thu nhập đời sống nhân dân được nâng lên, sản phẩm thu hoạch từ rừng ngày càng giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu thu nhập của người dân. Người dân đã thấy được lợi ích to lớn từ rừng đem lại, họ ngày càng gắn bó và tâm huyết với rừng hơn. Bên cạnh đó sản phẩm rừng trồng đã có chỗ đứng trên thị trường, đã mang lại cho người dân và các tổ chức Lâm nghiệp một nguồn thu đáng kể. Sản phẩm rừng trồng tạo nên nguồn nguyên liệu đầu vào 1 cho ngành chế biến lâm sản, cung cấp nguyên liệu gỗ cho thị trường trong nước và xuất khẩu mang lại nguồn ngọai tệ lớn, góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện và các vùng lân cận. Tuy nhiên, vấn đề phát triển rừng trồng, khai thác hiệu qủa kinh tế từ rừng trong những năm qua ở Hương Thuỷ vẫn còn một số hạn chế. Diện tích rừng trồng đặc biệt là rừng trồng thương mại nói chung phát triển chưa đồng đều, nhiều diện tích rừng trồng năng suất thấp, chất lượng hiệu quả và độ bền vững của rừng chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng. Nguyên nhân chính là do nhận thức của người dân còn thấp, chưa thấy hết được giá trị kinh tế từ phát triển đồi rừng mang lại, chưa coi trọng hiệu quả, giá trị của việc trồng rừng nên tỷ lệ cây trồng sống không cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chưa dám đầu tư nhiều cho việc phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại… Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển trồng rừng tại một số cơ sở còn yếu. Cơ sở phục vụ cho sản xuất Lâm nghiệp còn nhiều khó khăn. Đây cũng là vấn đề bức xúc đang đặt ra hiện nay không những đối với huyện huơng thủy, một huyện có diện tích đất Lâm nghiệp chiếm 70,68 phần trăm. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế" làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sỹ khoa học kinh tế. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại tại huyện Hương Thủy, đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh doanh rừng trồng, đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh 2 doanh rừng trồng thương mại, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận và cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại. - Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện Hương Thủy nhằm tìm ra mô hình kinh doanh rừng trồng có hiệu quả cao và phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của vùng. - Tìm hiểu một số nhân tố tác động chính đến việc phát triển rừng trồng thương mại trên địa bàn huyện Hương Thủy: Chính sách, thị trường và điều kiện tự nhiên. - Nghiên cứu đề xuất mô hình rừng trồng thương mại hiệu quả và có tính khả thi cao để nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, tập trung các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh doanh rừng trồng của các hộ gia đình trồng rừng ở huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế. + Phạm vi thời gian: Để xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh của các hộ gia đình kinh doanh trồng rừng thương mại, luận văn tập trung chủ yếu trong giai đoạn 2000 đến 2007 ngoài ra còn tham khảo giai đoạn trồng rừng từ 2000 trở về trước. 3 + Phạm vi không gian: Do điều kiện thời gian có hạn, nguồn số liệu chưa nhiều nên việc phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng thương mại chỉ được thực hiện ở mức độ nhất định. Luận văn nghiên cứu phạm vi thị trường của huyện và tỉnh, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các hộ gia đình thuộc 3 xã Phú sơn, Dương Hoà, Thủy Phù nơi có diện tích đất Lâm nghiệp và diện tích rừng trồng lớn nhất của huyện Hương Thủy. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại của các hộ gia đình ở huyện Hương Thủy. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH RỪNG TRỒNG 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH 1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả Mặc dù còn rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh song có thể khẳng định trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay mọi đơn vị sản xuất kinh doanh hay một chủ thể nhất định đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này mọi tổ chức phải xác định chiến lược kinh doanh trong giai đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh; phải phân bổ và quản trị có hiệu quả các nguồn lực và luôn kiểm tra quá trình diễn ra có hiệu quả hay không. Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh ở phạm vi ở từng bộ phận của nó. Có thể nói rằng dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của mọi đơn vị sản xuất hay một chủ thể nhất định song lại khó tìm thấy sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh. Trong bối cảnh mọi nguồn lực của thế giới bị hạn chế và có hạn, đòi hỏi người sản xuất phải khai thác có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra một lượng hàng hoá có giá trị sử dụng cao, với hao phí lao động xã hội thấp nhất. Bàn về khái niệm hiệu quả kinh tế các nhà kinh tế ở nhiều nước, nhiều lĩnh vực có quan điểm khác nhau, có thể tóm tắt thành ba loại quan điểm sau: 5 Quan điểm thứ nhất cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân lực, tài, vật lực, tiền vốn ...) để đạt được kết quả đó. H= Trong đó: K C H: Hiệu quả kinh doanh K: Kết quả đạt được C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó Với quan điểm này thì phạm trù hiệu quả có thể thống nhất với phạm trù lợi nhuận. Hiệu quả kinh tế cao hay thấp tuỳ thuộc vào trình độ sản xuất và cách tổ chức quản lý. Đây là quan điểm khá phổ biến được nhiều người thừa nhận, quan điểm này gắn chặt kết quả với chi phí, coi hiệu quả kinh tế là sự phản ánh trình độ quản lý sử dụng các chi phí bỏ ra trong sản xuất. Tuy nhiên quan điểm này chưa biểu hiện tương quan về lượng và chất, chưa phản ánh hết mức độ chặt chẽ của mối quan hệ này. Quan điểm thứ hai cho rằng hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả sản xuất = Kết quả sản xuất - Chi phí sản xuất Quan điểm thứ ba xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. Theo quan điểm này, Hiệu quả kinh tế biểu hiện ở quan hệ tỷ số giũa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Một sô ý kiến chú ý đến quan hệ tỷ lệ giữa mức độ tăng trưởng kết quả sản xuất với mức độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội. 6 HQKD = K C  K: là phần tăng thêm của kết quả sản xuất  C: là phần tăng thêm của chi phí sản xuất Nếu chỉ đánh giá hiệu quả kinh tế ở khía cạnh lợi nhuận thuần túy (kết quả sản xuất trừ chi phí thì chưa xác định được năng xuất lao động xã hội và so sánh khả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội của những cơ sở sản xuất có hiệu số giữa kết quả sản xuất và chi phí sản xuất như nhau. Tuy nhiên nếu chỉ tập trung vào các chỉ tiêu tỷ số giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra thì lại chưa toàn diện, bởi lẽ chỉ tiêu này chưa phân tích được sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực tự nhiên (đất đai, khí hậu, thời tiết...) Hai cơ sở sản xuất đạt được tỷ số trên như nhau, nhưng ở những không gian và thời gian khác nhau thì tác động của nguồn lực tự nhiên là khác nhau và như vậy hiệu quả kinh tế cũng sẽ không giống nhau. Với quan điểm coi hiệu quả kinh tế chỉ ở phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung thì cũng chưa đầy đủ. Trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của các chi phí có sắn (chi phí nền) cộng chi phí bổ sung. Ở các mức chi phí nền khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung cũng sẽ khác nhau. Một quan niệm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thoả mãn về vấn đề tiết kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích xã hội và phải bảo vệ môi trường. Như vậy khái niệm về hiệu quả kinh tế cần được bổ sung và mở rộng. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả và chi phí. Mối tương quan ấy có thể là phép trừ, phép chia của các yếu tố đại diện cho kết quả và chi phí. Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý. 7 Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế chính là việc thực hiện hàng loạt các giải pháp có hệ thống tổ chức, có tính đồng bộ và có tính liên tục nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của quá trình kinh doanh đó là hiệu quả cao nhất cần đạt được. Từ quan niệm trên có thể hiểu bản chất của hiệu quả kinh tế như sau: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực sắn có trong hoạt động kinh tế. đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Như vậy do yêu cầu của công tác quản ký kinh tế cần thiết phải đánh giá nhằm nâng cao chất lượng các hạot động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Mục tiêu của các các nhà sản xuất và quản lý là với một lượng dự trữ tài nguyên nhất định muốn tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất. Điều đó cho thấy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào (input) và đầu ra (output) là sự biểu hiện kết quả của các mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả của sản xuất. Hiệu quả kinh tế là vấn đề trung tâm nhất của mọi quá trình kinh tế, có liên quan đến tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất, tức làm giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. 8 Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả. Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Các đơn vị hiện vật cụ thể được sử dụng tùy thuộc vào đặc trưng của sản phẩm mà quá trình kinh doanh tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m 2, m3, lít... các đơn vị giá trị có thể là đồng, triệu đồng, ngoại tệ... Kết quả cũng có thể phản ánh mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh hoàn toàn định tính như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm... Kết quả định tính và kết quả định lượng của một thời kỳ kinh doanh nào đó thường là rất khó xác định bởi nhiều lý do như kết quả không chỉ là sản phẩm hoàn chỉnh mà còn là sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,... Hầu hết quá trình sản xuất kinh doanh lại tách rời quá trình tiêu thụ nên ngay cả khi sản phẩm đã được sản xuất ở một thời kỳ nào đó cũng chưa thể khẳng định được liệu sản phẩm đó có tiêu thụ được không và bao giờ thì tiêu thụ được và thu được tiền về... Trong khi đó hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được phản ánh bằng số tương đối: tỉ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là phương tiện để có thể đạt được các mục tiêu đó. 1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh Phân loại hiệu quả kinh doanh là việc làm hết sức thiết thực, nó là phương cách để các tổ chức xem xét đánh giá kết quả mà mình đạt được và là 9 cơ sở để thành lập các chính sách, chiến lược, kế hoạch hoạt động của tổ chức. Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng được thể hiện những đặc trưng và ý nghĩa cụ thể của nó. Việc phân loại hiệu quả kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thực trong việc điều hành tổ chức quản lý và hoạt động của tổ chức. 1.1.2.1. Hiệu quả cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân Hiệu quả cá biệt là hiệu quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, với biểu hiện trực tiếp là lợi nhuận kinh doanh và chất lượng thực hiện những yêu cầu mà xã hội đặt ra cho nó. Hiệu quả kinh tế quốc dân được tính cho toàn bộ nền kinh tế, về cơ bản nó là sản phẩm thặng dư, thu nhập quốc dân hay tổng sản phẩm xã hội mà đất nước thu được trong mỗi thời kỳ so với lượng vốn sản xuất, lao động xã hội và tài nguyên đã hao phí. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, không những cần tính toán và đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, mà còn phải đạt hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mức hiệu quả kinh tế quốc dân lại phụ thuộc vào mức hiệu quả cá biệt. Nghĩa là phụ thuộc vào sự cố gắng của mỗi người lao động và mỗi doanh nghiệp. Đồng thời thông qua hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước cũng có tác động trực tiếp đến hiệu quả cá biệt. Một cơ chế quản lý đúng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh hiệu quả cá biệt, ngược lại một chính sách lạc hậu, sai lầm lại trở thành lực cản kìm hảm hiệu quả cá biệt. 1.1.2.2. Hiệu quả tổng hợp và hiệu quả bộ phận Hiệu quả chi phí tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh. Hiệu quả chi phí bộ phận lại thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí từng yếu tố cần thiết để thực hiện nhiệm vụ ấy (như lao động, thiết bị, nguyên vật liệu). 10 Việc tính toán chỉ tiêu chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả chung của doanh nghiệp. Việc tính toán chỉ tiêu chi phí bộ phận cho thấy sự tác động của các yếu tố nội bộ hoạt động kinh doanh đến hiệu quả kinh tế chung. Về nguyên tắc hiệu quả chi phí tổng hợp phụ thuộc vào hiệu quả chi phí bộ phận. 1.1.2.3. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh Trong hoạt động kinh doanh, việc xác định và phân tích hiệu quả nhằm hai mục đích: Một là: Phân tính đánh giá trình độ quản lý và sử dụng các loại chi phí trong kinh doanh Hai là: Phân tích luận chứng về kinh tế - xã hội các phương án khác nhau trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó để: Hiệu quả tuyệt đối được tính toán cho từng phương án bằng cách xác định mối tương quan giũa kết quả thu được với chi phí bỏ ra khi thực hiện mục tiêu. Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối hoặc so sánh tương quan các đại lượng thể hiện chi phí hoặc kết quả của các phương án với nhau. Cách phân loại này, được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trong việc thẩm định các dự án mới đầu tư, với các doanh nghiệp đi vào hoạt động thì chỉ tiêu hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối trong hai mốc thời gian khác nhau. 1.1.2.4. Các quan điểm trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh Trong thực tế không phải ai cũng hiểu hết và quan điểm giống nhau về hiệu quả kinh doanh, những điều này làm triệt tiêu những cố gắng nỗ lực của họ mặc dù họ cũng muốn làm tăng hiệu quả. Như vậy, khi đề cập đến hiệu 11 quả kinh doanh chúng ta phải xem xét một cách toàn diện cả về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả đó bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. a. Về mặt thời gian Sự toàn diện của hiệu quả đạt được trong từng giai đoạn không làm giảm hiệu quả khi xem xét trong dài hạn hoặc hiệu quả của chu kỳ sản xuất trước không được làm hạ thấp hiệu quả của chu kỳ sau. Trong thực tế không ít trường hợp khi thấy lợi ích trước mắt, thiếu xem xét toàn diện lâu dài. Vấn đề này tồn tại ở khá nhiều tổ chức và trong cả đội ngũ quản lý. Nghiên cứu và xem xét việc nâng cao hiệu quả kinh doanh về mặt thời gian là việc không thể thiếu để tổ chức tồn tại và phát triển. b. Về mặt không gian Có hiệu quả kinh doanh không còn phụ thuộc vào chỗ hiệu quả của hoạt động cụ thể nào đó, có ảnh hưởng tăng giảm như thế này đối với cả hệ thống mà nó liên quan tức là giữa ngành kinh tế này đối với ngành kinh tế khác, giữa từng bộ phận với toàn bộ hệ thống. c. Về mặt định lượng Hiệu quả kinh doanh phải được thể hiện trong mối tương quan giữa thu và chi theo hướng tăng giảm thu chi. Điều đó có nghĩa là tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh mà thực chất là hao phí lao động (lao động sống và lao động vật hóa) để tạo ra một đơn vị có ích d. Về mặt định tính Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, khi đánh giá hiệu quả của hoạt động ấy không chỉ dừng lại ở việc đánh giá két quả đạt được, mà cần đánh giá chất lượng của hoạt động ấy với kết quả ấy. Có như vậy thì hiệu quả kinh doanh mới được toàn diện. 12 Kết quả đạt được trong sản xuất mới đảm bảo được yêu cầu tiêu dùng của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Nhưng kết quả tạo ra ở mức nào, với giá trị nào, đó chính là vấn đề cần xem xét, vì nó là chất lượng của hoạt động tạo ra kết quả. Vì thế đánh giá hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả mà còn đánh giá chất lượng của hoạt động ấy. 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát để đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội, sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài nguyên. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả kinh doanh trong những điều kiện cụ thể ở một giai đọan nhất định. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ, còn tiêu chuẩn là lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đọan, mỗi thời kỳ phát triển kinh tế xã hội khác nhau. Mặt khác tùy theo nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế xí nghiệp. có thể coi thu nhập tối đa trên một đơn vị chi phí là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay, Trong các biện pháp phát triển sản xuất thì biện pháp áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới có nội dung hết sức quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong phạm vi cả không gian và thời gian. Mục tiêu của biện pháp áp dụng tiến bộ nhằm tăng năng suất lao động xã hội để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về mọi mặt của con người trên cơ sở tiết kiệm lớn nhất các loại chi phí. Như vậy có thể coi tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế của các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất Lâm nghiệp là mức tăng thêm kết quả sản xuất và mức tiết kiệm về chi phí lao động xã hội. 13 Trong Lâm nghiệp hiệu quả kinh tế bao gồm hai mặt hiệu quả sinh học và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả sinh học thường gắn với hoạt động của các quá trình sinh học, được diễn đạt bằng tỷ số giữa đầu ra và đầu vào, quá trình sinh học diễn ra ở những quá trình khác nhau nên việc cải tiến chúng hết sức tốn kém và phức tạp. Vì vậy sự phù hợp giữa quá trình sinh học và môi trường là điều rất cần thiết. Hiệu quả kinh tế trong Lâm nghiệp chủ yếu do hai qui luật chi phối là: Quy luật cung cầu và qui luật hiệu quả giảm dần. Hiệu quả sinh học của sản xuất Lâm nghiệp không phụ thuộc vào việc người ta có thích hay có mua sản phẩm đó hay không, còn hiệu quả kinh tế Lâm nghiệp thì lại bị khống chế bởi những vấn đề này, nếu sản phẩm sản xuất ra không có người mua thì không có thu nhập và sản xuất Lâm nghiệp bị ngưng trệ do đó tiêu thụ sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của kinh tế Lâm nghiệp. Trong kinh tế vĩ mô, khi mà tổng cung vượt quá tổng cầu về một sản phẩm nào đó thì tất yếu giá cả sẽ hạ xuống, Như vậy quan điểm khác nhau giữa quan điểm sinh học và quan điểm kinh tế thường bắt nguồn từ vấn đề xã hội và vấn đề cần giải quyết là làm sao để sản xuất ra nhiều sản phẩm cho những ai yêu cầu trong khuôn khổ xã hội và kinh tế nhất định. Nhu cầu không phải đơn giản là nhu cầu chung mà nhu cầu có khả năng thanh tóan. Hơn nữa nhu cầu còn gắn liền với những thói quen và sở thích của người tiêu dùng. Sự lựa chọn của người tiêu dùng dẫn đến cạnh tranh trong quá trình sản xuất, các nhà sản xuất tập trung đầu tư vào loại sản phẩm có nhu cầu cao, dẫn đến dư thừa và giá sẽ hạ, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế . Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng còn tuân theo qui luật hiệu suất giảm dần, tức là sự phản ứng của năng suất cây trồng với mức đầu tư sẽ bị giảm dần kể từ một điểm nào đó, điểm đó gọi là điểm tối ưu sinh học. Kể từ điểm này thì một đơn vị đầu vào tăng lên dẫn đến năng suất cây trồng tăng ít hơn so với trước đó, nếu tiếp tục tăng mức đầu tư hiệu quả sẽ giảm dần.[7] 14 Ngoài ra hiệu quả còn được xem xét cả về mặt thời gian và không gian. về mặt thời gian, hiệu quả đạt được phải đảm bảo lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài: tức là hiệu quả trong từng thời kỳ không được ảnh hưởng đến kết quả của chu kỳ tiếp theo. Về mặt không gian hiệu quả chỉ có thể coi đạt được một cách toàn diện khi hoạt động của các ngành các doanh nghiệp đều mang lại hiệu quả và không làm ảnh hưởng chung đến nền kinh tế quốc dân. Như vậy đánh giá hiệu quả phải được xem xét một cách toàn diện cả về mặt không gian và thời gian, trong mối liên hệ chung của toàn bộ nền kinh tế. Hiệu quả đó bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, chúng có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất, không tách rời nhau. Đứng trên góc độ toàn nền kinh tế xét về các mặt thì hiệu quả của các doanh nghiệp, hộ gia đình phải gắn với hiệu quả chung toàn xã hội. Mặt khác trong sản xuất Lâm nghiệp, kinh doanh trồng rừng khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một hệ thống cây trồng phải xét đến khả năng sản xuất hàng hóa, hòa nhập với thị trường trong nước và quốc tế, thực hiện cạnh tranh, phát huy hết lợi thế so sánh từng vùng góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Một tiêu chuẩn nữa để đánh giá hiệu quả kinh tế là vấn đề chuyên môn hóa và hiện đại hóa sản phẩm, sử dụng đầy đủ hợp lý nguồn lao động tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. Hiệu quả kinh tế là một vấn đề rất phức tạp, ở mỗi khía cạnh nghiên cứu khác nhau có hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế khác nhau. Chỉ tiêu tổng quát hiệu quả kinh doanh: Do tính phức tạp của vấn đề hiệu quả trong Lâm nghiệp nói chung trồng rừng nói riêng nên khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một hiện tượng kinh tế, một quá trình sản xuất, kinh doanh hay một tiến bộ khoa học, kỹ thuật 15 được ứng dụng đòi hỏi phải có một hệ thống chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được bắt nguồn từ bản chất hiệu quả. Đó là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra hay giữa chi phí và kết quả thu được từ chi phí đó. Kết quả thu được Hiệu quả = Chi phí bỏ ra Hệ thống chỉ tiêu của hiệu quả kinh tế được thể hiện trên cơ sở định lượng như sau: Q Hiệu quả = max K Trong đó: H: là hiệu quả Q: Là lượng kết quả K: Là lượng chi phí Ở đây chi phí có thể là toàn bộ vốn sản xuất (vốn lưu động và vốn cố định), toàn bộ chi phí sản xuất hay giá thành sản phẩm, toàn bộ chi phí sản xuất hay giá thành sản phẩm. Nội dung chi phí cũng có thể là các yếu tố riêng biệt như chi phí về lao động sống hoặc một số yếu tố về vật chất nào đó như phân bón, cây giống, nguyên liệu, nhiên liệu v.v... tùy thuộc vào nội dung và phạm vi nghiên cứu mà sử dụng chi phí cho phù hợp. Các chỉ tiêu về lợi nhuận Lợi nhuận: Hiểu một cách chung nhất là phần còn lại sau khi lấy phần thu do bán sản phẩm trừ đi tất cả các chi phí sản xuất. Như vậy lợi nhuận là phần thu nhập ròng trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy nhiều mặt hoạt động kinh tế, là nguồn vốn đảm bảo tái sản xuất mở rộng và cải thiện đời sống cho công nhân 16 viên chức trong doanh nghiệp, là thước đo trình độ quản lý kinh doanh, là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh. Vì vậy phạm trù lợi nhuận trở thành phạm trù cơ bản nhất, chi phối mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế. Lãi gộp: là phần còn lại sau khi lấy giá trị gia tăng trừ đi thuế và khấu hao tài sản cố định thực hiện bằng công thức Lãi gộp = VA – (thuế sản xuất + Khấu hao tài sản cố định) Lãi gộp còn gọi là thu nhập hỗn hợp hay thu nhập thuần tuý. Lãi thực (lãi ròng): Là phần còn lại sau khi lấy lãi gộp trừ đi chi phí lao động sống. Được thể hiện bằng công thức: Lãi thực = Lãi gộp – Chi phí lao động sống Lãi thực còn gọi là lợi nhuận hay lãi ròng Lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh[7] 1.2. RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Rừng trồng thương mại 1.2.1.1. Khái niệm về rừng Rừng là một quần xã sinh vật, trong đó cây rừng (gỗ hoặc tre nứa) chiếm ưu thế. Quần xã sinh vật phải có một diện tích đủ lớn và có mật độ cây nhất định để giữa quần xã sinh vật với môi trường, giữa các thành phần của quần xã sinh vật có mối quan hệ hữu cơ hình thành nên một hệ sinh thái. [36] Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành: - Rừng tự nhiên: Là rừng có nguồn gốc tự nhiên bao gồm các loại rừng nguyên thủy, rừng thứ sinh (hệ quả của rừng nguyên sinh bị tác động), rừng thứ sinh được làm giàu bằng tái sinh tự nhiên hay nhân tạo. 17 - Rừng trồng: là rừng do con người tạo nên bằng cách trồng mới trên đất chưa có rừng hoặc trồng lại rừng trên đất trước đây đã có rừng. Căn cứ vào mục đích sử dụng của rừng, có thể phân ra 3 loại: - Rừng phòng hộ: Là những khu rừng có chức năng chính là phòng hộ, nhằm duy trì sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ các ngành sản xuất khác. Căn cứ vào các đặc tính phòng hộ có rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sống, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. Căn cứ vào mức độ quan trọng của rừng phòng hộ có rừng phòng hộ rất xung yếu, xung yếu vừa và rừng phòng hộ ít xung yếu. - Rừng đặc dụng: Là những khu rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi du lịch. Rừng đặc dụng được phân thành các loại: Vườn quốc gia; khu rừng bảo tồn thiên nhiên; khu rừng văn hóa xã hội, nghiên cứu thí nghiệm. [34] Trồng rừng: là giải pháp kỹ thuật lâm sinh xây dựng rừng nhân tạo trên đất không có tính chất đất rừng và đất còn tính chất đất rừng để xây dựng rừng nhân tạo bao gồm cả các công đoạn từ chuẩn bị đất, tạo giống và cây con, trồng và chăm sóc đến nuôi dưỡng và bảo vệ rừng trồng nhằm đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, bảo vệ đất và môi trường sinh thái. - Trồng rừng thuần loại: trên cùng một diện tích chỉ trồng một loài cây; - Trồng rừng hỗn loài: trên cùng một diện tích trồng từ 2 loài cây trở lên; - Trồng rừng thay thế: là giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm thay thế lớp cây rừng tự nhiên hay cây rừng nhân tạo không đạt yêu cầu bằng một lớp cây mục đích khác để tạo ra rừng mới có tổ thành, cấu trúc theo định hướng cho năng suất chất lượng cao hơn. 18 - Trồng lại rừng: là giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trên đất rừng sau khi khác thác trắng nhằm tạo ra thế hệ rừng trồng mới thay thế rừng trồng cũ vừa mới khai thác. - Trồng rừng thâm canh: là trồng rừng được áp dụng các biện pháp đầu tư theo chiều sâu thông qua cải thiện giống, biện pháp làm đất, bỏ phân, nông lâm kết hợp nhằm làm cho rừng trồng sinh trưởng nhanh, sớm đạt mục tiêu đề ra và đạt hiệu quả cao hơn. Đầu tư theo chiều sâu không chỉ giới hạn đầu tư tiền vốn, vật tư, lao động mà còn nhằm phát huy hết tiềm năng có sẵn của tự nhiên và xã hội để mang lại hiệu quả cao. - Trồng xen: là hình thức trồng kết hợp ứng dụng trong trồng rừng, trong đó cây ngắn ngày được trồng theo các hàng hoặc băng xen giữa các hàng hoặc băng cây Lâm nghiệp để tận dụng đất và các điều kiện sinh thái khác nhằm thu được sản phẩm nhiều hơn, bảo vệ đất và môi trường sinh thái. Căn cứ vào mục đích xây dựng và phát triển các loại rừng (Sản xuất, phòng hộ và đặc dụng) và mục tiêu kinh doanh mà có các nội dung hoạt động trồng rừng như sau: - Trồng rừng sản xuất (hay còn gọi là trồng rừng kinh tế): Là giải pháp kỹ thuật lâm sinh để trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy, nguyên liệu ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ, nguyên liệu gỗ gia dụng, gỗ xây dựng, cây lâm đặc sản, cây công nghiệp… nhằm đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. - Trồng rừng phòng hộ: là giải pháp kỹ thuật lâm sinh để trồng các loại rừng phòng hộ theo các mục đích sau: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió hại, chống cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển, rừng phòng hộ môi trường sinh thái, cảnh quan. - Trồng rừng đặc dụng: là khôi phục hệ sinh thái trong các khu rừng đặc dụng với biện pháp chủ yếu là khoanh nuôi và tái sinh tự nhiên, hạn chế trồng lại rừng. 19 Với mục tiêu, nội dung và phương pháp nêu trên và với những hạn chế về mặt thời gian và nhân lực, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu hiệu quả kinh doanh rừng trồng với mục đích thương mại (rừng sản xuất) trên địa bàn huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Rừng trồng thương mại trong nghiên cứu này là: Rừng trồng với quy trình sản xuất được đầu tư, chăm sóc, kinh doanh và khai thác đúng quy trình kỹ thuật trồng rừng với mục tiêu thương mại. 1.2.1.2. Biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng thương mại Đất đai là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái, là nguồn cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho hệ thống cây trồng. Điều kiện đất đai là một trong những căn cứ quan trọng sau điều kiện khí hậu để bố trí cơ cấu cây trồng. Tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình, độ dốc, chế độ nước ngầm, thành phần cơ giới của đất... để bố trí cây trồng cho phù hợp. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất chủ yếu quyết định đến năng suất cây trồng hơn là tính thích ứng. Tuy vậy, trong cây trồng có cây đòi hỏi phải trồng ở đất tốt, có cây chịu đất xấu. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất có thể khắc phục bằng cách bón thêm phân. Phần nhiều các loại đất tốt được trồng các loại cây có phản ứng mạnh với độ màu mỡ của đất và có giá trị kinh tế cao. Đất không có rừng hoặc hiện tại chưa thành rừng còn gọi là đất trống được chia thành 3 loại: Loại Ia: đặc trưng bởi thực bì cỏ, lau lách hoặc chuối rừng Loại Ib: đặc trưng bởi thực bì cây bụi, cũng có thể có một số ít cây gỗ, tre mọc rải rác Loại Ic: đặc trưng bởi cây gỗ rải rác và các cây thân gỗ tái sinh. Đối với rừng phòng hộ việc trồng rừng chủ yếu được tiến hành trên đất loại Ia, phần lớn diện tích Loại Ib và phần nhỏ loại Ic. Còn phần lớn diện tích loại Ic đưa vào khoanh nuôi. Đối với rừng sản xuất hay rừng thương mại việc trồng rừng được tiến hành trên cả ba đối tượng trên. Để có thể chọn loài cây trồng, phương thức trồng và các biện pháp kỹ thụât phù hợp, đất còn được phân chia theo các dạng lập địa với các nhân tố chính sau: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng